Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhat ban su ket tinh cua cac nen van hoa p3...

Tài liệu Nhat ban su ket tinh cua cac nen van hoa p3

.PDF
10
69
107

Mô tả:

NHẬT BẢN - SỰ KẾT TINH CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA 5. Những nét tinh túy trong văn hóa ẩm thực của người Nhật Nhắc đến Nhật Bản thì chúng ta không thể không nhắc đến văn hóa ẩm thực của người Nhật Bản. Mang trong mình sự tinh túy của văn hóa Nhật, ẩm thực của người Nhật không chú ý đến số lượng nhiều mà chú trọng, cầu kỳ từ hình thức tới hương vị. Những món ăn nhỏ nhắn, thanh tao, với hương vị nhẹ nhàng sẽ để lại một cảm giác lưu luyến cho người thưởng thức. Trong các món ăn truyền thống chính của người Nhật Bản ta không thể không nhắc đến hai món chính đó là Sushi và Sashimi. Hãy tưởng tượng, ta đang ngồi trong không khí yên bình, ấm áp của một nhà hàng Nhật, thưởng thức hương vị thơm, cay, nồng của từng món ăn, kèm theo một bình Sake truyền thống nữa, còn gì tuyệt hơn. Ẩm thực Nhật Bản được bạn bè thế giới biết đến bởi những món nhẹ nhàng, thanh tao nhưng thể hiện vẻ đẹp tinh túy và sự cầu kì từ hình thức đến hương vị. Bức tranh văn hóa ẩm thực Nhật Bản ngày nay là kết quả của sự hội tụ, sự giao thoa của nhiều luồng văn hóa ẩm thực thế giới. Nhưng điều đặc biệt là người Nhật đã biết vận dụng sáng tạo những nét đặc sắc của những nền văn hóa bên ngoài và biến đổi tài tình để phù hợp với khẩu vị, quan niệm thẩm mỹ… của người Nhật. Nhìn vào món ăn người ta hiểu được đặc điểm từng địa phương; ảnh hưởng lịch sử qua sự lựa chọn món ăn, kỹ thuật trưng bày… Người Nhật có thói quen ăn một vài món ăn trong một thời điểm nhất định trong năm và món ăn được thay đổi theo các mùa. Đặc trưng cơ bản nhất trong các món ăn của xứ sở Phù Tang là không đề cao đến số lượng nhưng lại đặc biệt chú trọng đến cách trang trí, phối màu nguyên liệu để tạo nên những món ăn hấp dẫn, có màu sắc bắt mắt và hương vị thơm ngon. Tuy những món ăn khá giản dị nhưng người Nhật gửi vào đó cả tấm lòng và thể hiện được sự tinh tế trong tâm hồn khiến chúng trở thành những kiệt tác nghệ thuật ẩm thực độc đáo có 1 không 2. Đó chính là điều làm nên sự tinh tế và riêng biệt của ẩm thực đất nước mặt trời mọc: món ăn tao nhã, màu sắc bắt mắt, hài hòa cả màu sắc lẫn hương vị, với hương thơm nhẹ nhàng, tinh khiết đã để lại dư vị mạnh mẽ trong lòng người thưởng thức. Hơn thế nữa, ẩm thực Nhật Bản thể hiện sự tinh tế trong tâm hồn người Nhật cũng như mang trong mình những triết lý cao đẹp, sâu sắc về cuộc sống: Sự thanh tao, nhẹ nhàng trong thẳm sâu mỗi người, sự gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và con người… Qua món ăn, người Nhật muốn gửi gắm trong nó truyền thống ẩm thực lâu đời, khát vọng giao hòa, làm chủ thiên nhiên. Người ta bảo ẩm thực Nhật được thưởng thức bằng mắt quả không quá chút nào. Chỉ cần nhìn vào cách bài trí tinh tế, khéo léo người ta đã biết được ngay đó là những món ăn của đất nước mặt trời mọc. Người Nhật luôn sáng tạo để tìm ra cách trưng bày món ăn một cách tỉ mỉ, chú ý đến từng chi tiết màu sắc, hình dáng của món ăn và các loại chén đĩa trên bàn ăn. Trong đó, người Nhật có những quan niệm đặc trưng về ẩm thực như quan niệm “tam ngũ”: ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp. Cụ thể: Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp có: sống, ninh, nướng, chiên và hấp. Chính vì vậy, món ăn Nhật mang một vẻ đẹp toát lên từ đường nét cho đến cách phối màu. Chỉ cần nhìn màu sắc hài hòa, tươi tắn ấy chúng ta có thể cảm nhận được vị thanh thanh, tinh khiết bên trong. Những món ăn được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn, hương vị thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng đậm. Tuy vậy chúng lại có khả năng đánh thức giác quan người thưởng thức bởi tính thẩm mỹ cùng hương vị thơm ngon. Không chỉ đẹp mắt, ngon miệng, món ăn Nhật còn đáp ứng được nhu cầu về sức khoẻ: ít béo, ít ngọt, và sử dụng nhiều các loại rau đậu và do đó chúng đang ngày càng được phổ biến khắp thế giới. Mùi vị các món ăn Nhật đơn giản hơn so với các món ăn của phương Tây, người Nhật muốn giữ lại nhiều nhất hương vị, màu sắc của thiên nhiên trong món ăn. Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng bởi các món ăn truyền thống rất độc đáo khó có thể tìm thấy ở các quốc gia khác. Trong các món ăn truyền thống chính của người Nhật Bản ta không thể không nhắc đến hai món chính đó là Sushi và Sashimi. Đây không chỉ đơn thuần là hai món ăn mà nó còn chứa đựng cả một phần văn hóa Nhật Bản, vì vậy người ta coi sushi, sashimi… như là biểu tượng của ẩm thực xứ sở Phù Tang. Đây được xem như những món đem lại may mắn, hạnh phúc cho người thưởng thức. Đặc biệt, những ngày lễ truyền thống, Sushi xuất hiện trên bàn tiệc với đủ màu sắc, mùi vị. Có tới hàng trăm món Sushi khác nhau với hàng trăm cách thức chế biến cầu kì và phức tạp. Sushi chính là món ăn giúp bạn có thể thưởng thức đầy đủ nhất sự tinh tế của nền văn hóa xứ Phù Tang. Xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nên trong mỗi bữa ăn của người Nhật thì cơm được coi là thành phần chính. Bữa cơm người Nhật chủ yếu là cơm, cá, rau và có rất ít thịt trong thành phần ăn. Mỗi người bao giờ cũng có một bát cơm kèm với rau bina, củ cải hoặc dưa góp, rong biển sấy được dùng để cuộn cơm hoặc ăn không. Có thể ăn mì Udon và Soba để thay thế cơm hay Sushi. Món khai vị là sashimi và kết thúc bữa ăn là một tách trà xanh nóng hổi. Trước khi ăn người Nhật thường nói: "Itadakimasu" - một câu nói lịch sự, nghĩa là "xin mời" nhằm nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa "Gochiso sama deshita" - cảm ơn vì bữa ăn ngon. Không chỉ đơn thuần là món ăn, ẩm thực Nhật Bản mang những nét đẹp của văn hóa, tâm lý dân tộc, ước muốn gửi gắm trong đó truyền thống ẩm thực lâu đời, khát vọng giao hòa, làm chủ thiên nhiên… Chính những điều này đã để lại dư vị mạnh mẽ, ấn tượng trong lòng người thưởng thức. Là biểu tượng của ẩm thực Nhật, sushi không chỉ là một món ăn mà nó còn chứa cả một phần văn hóa Nhật Bản trong đó. Món sushi đầu tiên xuất hiện cách đây 1.300 năm và đến ngày nay thì họ hàng sushi đã có tới hàng trăm món khác nhau với hàng trăm cách thức chế biến cầu kì và phức tạp. Cách thưởng thức món sushi cũng vậy, ví dụ như bạn nên thưởng thức ngay khi món ăn được dọn ra, nên ăn cả miếng sushi, không chấm đầu có cơm vào nước tương vì dễ bị mặn … Hiện nay sushi không chỉ là một món ăn độc đáo tại Nhật mà còn phổ biến và nổi tiếng tại nhiều quốc gia trên thế giới. 6. Thể thao Nhật bản Về truyền thống, Sumo được coi là môn thể thao quốc gia của Nhật Bản và là một trong những môn thể thao có lượng người xem lớn nhất tại Nhật. Các môn võ như judo, karate và kendō cũng phổ biến và được tập luyện rộng rãi khắp đất nước. Sau thời kỳ Minh Trị, rất nhiều môn thể thao phương Tây đã du nhập vào Nhật và lan truyền nhanh chóng trong hệ thống giáo dục. Giải Bóng chày Nhật Bản được thành lập năm 1936. Ngày nay, bóng chày là môn thể thao có lượng người xem lớn nhất tại quốc gia này. Một trong những cầu thủ bóng chày nổi tiếng nhất của Nhật là Ichiro Suzuki, người đã từng dành danh hiệu cầu thủ đáng giá nhất Nhật Bản các năm 1994, 1995, 1996 và hiện đang chơi cho giải bóng chày Bắc Mỹ. Từ khi có sự thành lập Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản năm 1992, môn thể thao này cũng đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Nhật Bản là nước tổ chức Cúp bóng đá liên lục địa từ năm 1981 tới 2004 và là nước đồng chủ nhà World Cup 2002 với Hàn Quốc. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản là một trong những đội bóng thành công nhất ở châu Á với ba lần dành chức vô địch cúp bóng đá châu Á. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên ở châu Á tổ chức một kỳ Thế vận hội, đó là Thế vận hội Mùa hè 1964 tổ chức tại Tokyo. Golf, đua ô tô, giải đua ô tô Super GT và Formula Nippon cũng là những môn thể thao nổi tiếng ở Nhật. Đường đua Twin Ring Motegi được Honda hoàn thành xây dựng năm 1997 để đưa môn đua công thức 1 tới Nhật. Trượt Băng Nghệ Thuật cũng là một trong các môn thể thao phổ biến tại Nhật Bản; đặc biệt với sự cạnh tranh giữa Mao Asada và Kim Yuna gần đây đã nổi lên như một hiện tượng và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của công chúng Nhật Bản. 7. Những di sản văn hóa, thắng cảnh nổi tiếng Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, được đánh giá là 1 trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm 2010) và cũng là đại diện châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương. Du lịch Nhật Bản đã thu hút 8.300.000 du khách nước ngoài trong năm 2008, nhỉnh hơn Singapore và Ireland. Nhật Bản có 14 di sản thế giới, bao gồm thành Himeji, cố đô Kyoto (Kyoto, Uji và thành phố Otsu). Du khách nước ngoài cũng ghé thăm Tokyo và Nara, núi Phú Sĩ, khu trượt tuyết như Niseko ở Hokkaido, Okinawa, đi tàu cao tốc shinkansen và tận dụng lợi thế của khách sạn Nhật Bản và mạng lưới các onsen. Các điểm du lịch là các di sản văn hóa thế giới của Nhật Bản  Chùa Hōryū (法隆寺 Hōryū-ji, Pháp Long tự) là một ngôi chùa ở Ikaruga, huyện Nara. Tên đầy đủ là Pháp Long Học Vấn Tự (法隆学問寺 Hōryū Gakumonj), được biết đến với tên như vậy do đây là nơi vừa như một trường dòng, vừa là một tu viện. Ngôi chùa được biết đến như một trong các kiến trúc bằng gỗ có tuổi thọ cao nhất thế giới và là một nơi linh thiêng nổi tiếng ở Nhật Bản. Vào năm 1993, được ghi tên vào "Các thắng cảnh di sản thế giới được UNESCO công nhận" và được chính phủ xếp loại di sản quốc gia.  Ngôi chùa Horyuji ở Nhật Bản Gusuku là từ của người Okinawa nghĩa là "lâu đài" hay "pháo đài". Viết bằng Kanji theo nghĩa "lâu đài", 城, phát âm là shiro. Có nhiều Gusuku và các di sản văn hóa ở Ryukyu đã được UNESCO tặng danh hiệu Di sản văn hóa thế giới. Gusuku  Thành Himeji (姫路城 Himeji-jō?) là một khu phức hợp gồm 83 tòa nhà bằng gỗ tọa lạc trên một khu vực đồi núi bằng phẳng ở huyện Hyogo. Thường được biết đến với tên Hakurojo hay Shirasagijo (Lâu đài hạc trắng) do được sơn phủ một lớp màu trắng tinh xảo bên ngoài. Được vinh dự là kì quan đầu tiên được UNESCO công nhận và là Di sản văn hóa Nhật Bản đầu tiên (tháng 12/1993). Một trong ba lâu đài đón khách viếng đông nhất ở Nhật cùng với tòa lâu đài Matsumoto và Kumamoto.  Thành Himeji Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima thường được gọi là Mái vòm nguyên từ (原爆ドーム Genbaku Dome), ở Hiroshima, là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Vào năm 1996 được UNESCO công nhận di sản thế giới.  Các công trình kiến trúc lịch sử cố đô Kyoto nằm rải rác 17 địa điểm trong đó ba công trình ở Kyoto, Ujin thuộc phủ Kyoto và Otsu ở huyện Shiga. Gồm có 3 chùa phật giáo, 3 đền Thần đạo và một lâu đài. Riêng 38 cơ sở kiến trúc được chính phủ liệt vào danh sách Di sản quốc gia, 160 kiến trúc khác vào danh sách Các công trình văn hóa quan trọng. Tám khu vườn thắng cảnh đặc biệt và bốn với Thắng cảnh đẹp. Công nhận năm 1994.  Các công trình lịch sử Nara cổ. Nara là thủ đô của Nhật Bản, Heijo-kyo, được thành lập vào năm 710. Thành phố này đẹp và nổi tiếng nhất Nhật Bản trong thời kỳ trưóc năm 784, khi thủ đô của Nhật được chuyển đến nơi khác. Lịch sử Nhật Bản gọi thời này là thời kỳ Nara. Tên chính thức của thủ đô thời đó được gọi là Heijō Kyō, được xây dựng theo mô hình của Trường An, Nhà Đường, Trung Quốc, nay là Tây An. Theo sách cổ của Nhật Bản Nihon Shoki, tên gọi "Nara" có nguồn gốc từ narashita nghĩa là "làm phẳng". Vào thời Nara, đạo Phật được chính quyền ủng hộ mạnh mẽ. Chính vì vậy, nhiều ngôi chùa lớn đã được xây dựng tại Nara và vẫn còn lại cho đến tận ngày nay. Hồi đó, việc xây dựng những ngôi chùa lớn thờ Phật được nghĩ rằng sẽ bảo vệ vua và nước Nhật. Vào thời gian này, Nhật có quan hệ rất tốt với Trung Quốc, lúc đó là thời nhà Đường đã phát triển cực thịnh, và Nara đã là nơi tiếp thu những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của thời Đường. Những công trình xây dựng, nghệ thuật, điêu khắc... thời đó vẫn còn lại đến này nay và được xếp vào tài sản quốc gia của đất nước hoa anh đào. Năm 2010, thành phố Nara tổ chức lễ kỷ niệm 1300 năm thủ đô cổ Nhật Bản. Tháng 12 năm 1998, Ủy ban Di sản thế giới đã chọn riêng một số khu vực và những kiến trúc lịch sử của Nara, gồm cả di tích của các cung điện, rừng cây, chùa chiền... đã được xây dựng vào khoảng 1300 năm trước đây, hồi mà Nara đã là thủ đô của Nhật Bản, là di sản văn hóa thế giới. Các bộ phận của di sản văn hóa cố đô Nara gồm: Chùa Todai, Kho báu Hoàng gia Shoso, Chùa Kofuku, Đền Kasuga, Chùa Gango, Chùa Yakushi, Chùa Toshodai, Di tích Cung điện Heijo, Rừng nguyên sinh Kasugayama. Trước đó, vào năm 1993, quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji cũng ở Nara đã được chọn là di sản thế giới.  Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama trên thung lũng sông Shogawa trải dài từ ranh giới huyện Gifu và Toyama phía Bắc Nhật Bản. Shirakawa-go (白川郷, "Sông ánh bạc") tọa lạc ở khu làng Shirakawa huyện Gifu. Năm ngọn núi Gokayama (五箇山) bị chia cắt giữa khu làng cũ Kamitaira và Taira ở Nanto, tỉnh Toyama.  Làng cổ Shirakawa-go Thần xã Itsukushima (厳島神社, Itsukushima Jinja) là một ngôi đền Shinto trên đảo Itsukushima (tên cũ là Miyajima) ở thành phố Hatsukaichi, huyện Hiroshima. Một vài công trình tại đây cũng được chính phủ cho vào danh sách "Di sản quốc gia".  Mỏ bạc Iwami Ginzan (石見銀山 Iwami Ginzan?) là một khu vực khoáng sản tại thành phố Oda, huyện Shimane, thuộc đảo Honshu. Được UNESCO ghi tên năm 2007.  Dãy núi Kii hay bán đảo Kii (紀伊半島 Kii Hantō?) - một trong các bán đảo lớn nhất ở Honshu.  Vùng núi Shirakami (白神山地 Shirakami-Sanchi?) (Địa hạt của thần) nằm ở bắc Honshu. Các ngọn núi này trải dài vững chắc theo các khu rừng nguyên thủy từ huyện Akita đến Aomori. Tổng cộng 1. 300 km² trong đó 169,7 km² được vào danh sách UNESCO.  Vườn quốc gia Shiretoko (知床国立公園 Shiretoko Kokuritsu Kōen?) chiếm phần lớn bán đảo Shiretoko ở tận cùng đông bắc đảo Hokkaido[82], theo người Ainu nghĩa là "Nơi tận cùng Trái Đất". Một trong các cơ sở tôn giáo hẻo lánh nhất của Nhật. Công viên cũng là nơi cư ngụ của loài gấu lớn nhất Nhật Bản, có thể trông thấy khu đảo tranh chấp Kunashiri từ đây. Ngoài ra công viên còn có thác nước nóng Kamuiwakka-no-taki. Theo người Ainu đây là dòng nước của các vị thần. Được công nhận vào năm 2005 cùng với một phần đảo Kuril do Nga kiểm soát.  Vườn quốc gia Shiretoko Nikko (日光市 Nikkō-shi?, "ánh nắng") là một thành phố nằm trên vùng đồi núi thuộc huyện Tochigi. Cách Tokyo 140 km về phía bắc và gần 35 km về phía tây của Utsunomiya, thủ phủ của Tochigi, nơi quàng lăng tẩm của Tướng quân Tokugawa Ieyasu (Nikko Tosho-gu) và người cháu trai Iemitsu (Iemitsu-byo Taiyu-in) cùng khu đền Futarasan. Shodo Shonin lập đền Rinno vào 782, theo sau không lâu là Đền Chuzen-ji năm 784, bao quanh là làng Đền chùa Nikkō. Đền của Nikko Tosho-gu được hoàn tất vào 1617 là một trong các nơi đón khách hành lễ đông nhất thời Edo. Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và Rinno-ji hiện cũng là Di sản được UNESCO công nhận.  Yakushima (屋久島 Yakushima?) là một đảo diện tích 500 km² và gần 15.000 cư dân, nằm về phía nam của Kyushu ở huyện Kagoshima, bị chia cắt khỏi Tanegashima bởi eo biển Vincennes với ngọn núi cao nhất của đảo Myanoura 1.935 m. Được vây quanh bởi rừng rậm dày đặc, đặc trưng với cây thông liễu (ở Nhật gọi là Sugi) và nhiều họ cây đỗ quyên.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan