Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhật bản (1)...

Tài liệu Nhật bản (1)

.DOCX
33
373
54

Mô tả:

Nhật Bản
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ---------***-------- TIỂU LUẬN Kinh doanh quốc tế TÌM HIỂU VĂN HÓA VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÀM PHÁN VỚI ĐỐI TÁC NHẬT BẢN NHÓM : PHẤT Lớp: DC52KTDN19 Khóa: K52 Giảng viên: Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2016 DANH SÁCH TÊN NHÓM STT 1 2 3 TÊN Nguyễn Thị Như Quỳnh ( Nhóm trưởng) Nguyễn Thị Kim Thủy Lê Thị Mỹ Thương MSSV 1301017184 1301017228 1301015503 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN......................................2 1.1. Tổng quan về Nhật Bản.........................................................................................2 1.1.1. Đất nước Nhật Bản.............................................................................................3 1.1.2. Kinh tế.................................................................................................................3 1.2. Văn hóa..................................................................................................................3 CHƯƠNG 2: ĐÀM PHÁN VỚI ĐỐI TÁC NHẬT BẢN...........................................8 2.1. Phong cách và những nguyên tắc làm việc của Nhật Bản....................................8 2.2. Những chú ý khi đàm phán với người Nhật..........................................................8 2.2.1 Phong cách đàm phán của người Nhật Bản .........................................9 2.2.2. Cách thức đàm phán với người Nhật..............................................................10 2.3. Liên hệ Việt Nam.................................................................................................12 2.3.1. Sự khác biệt giữa người Việt Nam và người Nhật...........................................12 2.3.2. Bí quyết đàm phán với đối tác Nhật Bản cho các doanh nghiệp Việt Nam. 13 KẾT LUẬN DANH MỤC THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Nằm cong cong trên bán đảo phía đông Thái Bình Dương, nơi hàng năm xảy ra bao nhiêu thảm họa của nhân loại nào động đất, song thần,…và không được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho tài nguyên thiên nhiên. Nhưng mỗi khi nhắc tới Nhật Bản-đất nước mặt trời mọc, xứ sở hoa anh đòa với những con người thông minh, cần cù, chịu thương, chịu khó và đặc bệt cóý thức trách nhiệm cao và tinh thần làm việc tuyệt vời. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỷ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về khoa học và công nghệ. Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, Nhật Bnả là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa cũng như đứng thứ 3 theo sức mua tương đương chỉ sau Hoa KÌ và Trung Quốc và đất nước đứng thứ 5trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu avf đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức Liên hợp quốc, G8,G4 và APEC. Vậy các bạn có thắc mắc tại sao một nước gặp nhiều khó khan như Nhật Bản, lại chẳng được thiên nhiên ưu ái cho gì nhưng cường quốc này vẫn nổi tiếng về mọi mặt từ kinh tế cho tới xã hội. Là nước luôn đứng top đầu trong xếp hạng các quốc gia trên thế giới, con người nơi đây nổi tiếng với sự thông minh, đức tính cần cù và biết khắc phục những khó khan với tinh thần đoàn kết cao, ý thức cộng đồng mà cả thế giới đều phải ngươngc mộ. Muoốn hiểu rõ và sâu sắc hơn về những khái quát ở trên chúng ta cùng tìm hiểu về nền văn hóa Nật Bản cũng như các quy tắc đàm phán với người Nhật để hiểu them về đất nước này. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng và tìm kiếm, chọn lọc tài liệu nhưng không thể tránh khỏi những sai sót mong được sự góp ý và chỉ bảo của cô để bài làm được hoàn thiện hơn. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN 1.1 Tổng quan về Nhật Bản 1.1.1 Đất nước Nhật Bản Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một cường quốc có sự phát triển đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ trong khi đó dân số Nhật Bản là một nước có dân số già, nguồn tài nguyên khan hiếm vậy tại sao Nhật Bản lại có một nền kinh tế vững mạnh như vậy? Về điều kiện tự nhiên, thì Nhật Bản là một quần đảo trên 3000 đảo phía ngoài lục địa châu Á Diện tích la: 377.834km² Dân số 1268 triệu người Thủ đô Tokyo Các thành phố chính: Osaka, Nagôya, Sappôrô, Kôbe Tôn giáo chủ yếu đạo Phật . Đất nước này nằm ở phía Đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.với 4 mùa rõ rệt, Nhật Bản tự hàolà một đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp được đánh giá là 1 trong 10nước đẹp nhất thế giới. Mùa xuân vào tháng 4 với hoa Sakura, nở rộ làm ngây ngất lòng người, mùa thu với bức tranh đổi màu của lá –Momiji, mùa đông với thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lâu năm, Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh đến học tập và làm việc. 1.1.2 Kinh tế Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền kinh tế này theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. Trải qua nhiều biến động trong suốt lịch sử, cuối cùng, kinh tế Nhật Bản đã và đang tăng trưởng, nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề. Vào thế kỉ 16 - 17, kinh tế Nhật Bản chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt cá. Công nghiệp bắt đầu phát triển sau cuộc Phục hưng Minh Trị vào giữa thế kỉ 19 (năm 1868). Bước sang thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật Bản đã phát triển rõ rệt. Trong suốt đầu thế kỉ 20, các ngành công nghiệp được ưa chuộng và phát triển nhất là sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất xe cộ. Nhờ các ngành này mà quân đội Nhật Bản bành trướng ra ngoài. Trong số những vùng mà Nhật chiếm được, đáng chú ý nhất là Mãn Châu Lý của Trung Hoa và Triều Tiên. Mặc dù ưu thế ban đầu nghiêng về Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 1945, nước này nằm trong tầm ném bom của đối phương. Máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá nhiều thành phố. Đáng chú ý nhất là vụ ném bom nguyên tử Hiroshima vàNagasaki đã gây ra sức tàn phá lớn trên quy mô rộng. Sau vụ ném bom, các thành phố và nhà máy bắt đầu tái thiết lại. Vận mệnh của Nhật thay đổi sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950. Mỹ muốn Nhật sản xuất vũ khí để cung cấp cho lực lượng ủng hộ Nam Triều Tiên. Sản lượng công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực như sắt thép và đóng tàu, tăng nhanh chóng. Nhờ sự hỗ trợ tài chính của Mỹ và quyết tâm khôi phục lại đất nước, đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được xây dựng. Sau sự bùng nổ kinh tế, các hãng điện tử hàng đầu thế giới đã xuất hiện như Sony, Panasonic hay Honda. Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển chưa được bao lâu thì bỗng nhiên suy thoái. Trong những năm gần đây, rất nhiều công ty bị phá sản - hơn 17.000 công ty. Đây cũng là điều dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng. So với các nước phương Tây thì tỉ lệ thất nghiệp của Nhật ít hơn nhiều, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì con số đó lại cao - 5,2% vào năm 2003. Trong số những người bị thất nghiệp, rất nhiều người đã phải ngủ ngoài đường vì không có nhà, hay thậm chí là tự tử. Trước tình hình đó, Nhật Bản đang cố khắc phục để xây dựng lại nền kinh tế tốt hơn.  Thành tựu, xếp hạng Tuy là một quốc gia rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng mà Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nhệ và đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hợp quốc . Hơn nữa Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới Nhật Bản là một trong những nước có những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ôtô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ôtô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu Nhật luôn khẳng định được mình qua các lần đoạt giải Nobel. Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì tiểu học, trung và đại học được ápdụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản ápdụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT, khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục họclên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác . Giáodục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học,điển hình là các kì thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto.Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới. Con người Về con người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ luôn tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình. Chính tinh thần hiếu kỳ óc cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy họ trở thành một nước tiên tiến đứng thứ 2 thế giới. Ý thức tập thể cao, trong côngviệc người Nhật thường gạt cái tôi ra đề cao cái chung, họ có thể cạnh tranh với nhau, song cũng có lúc họ bắt tay với nhau để đạt được mục đích chung để đánh bại đối thủ nước ngoài. Người Nhật Bản rất tôn trọng thứ bậc và địa vị, đâylà tập tục có từ lâu đời của người Nhật, người Nhật có óc thẩm mỹ rất cao, họ biết sắp xếp công việc và cách trang trí nhà cửa, xếp đồ đạc hay cách bài trí bữa cơm. Họ không chỉ biểu hiện bên ngoài mà còn cả lối sống, suy nghĩ và cung cách làm việc của họ, người Nhật có tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ, lòng trung thành của họ được khẳng định. Họ tăng cường sức mạnh của mình bằng cách nuôi dưỡng tình cảm trung thành của các công nhân bằng cách đào tạo có chế độ đãi ngộ rất tốt đẻ thu hút nguồn nhân lực . Xã hội Nhật Bản là một xã hội có sự cạnh tranh quyết liệt nhưng không tạo sự cạnh tranh giữa các cá nhân mà các cá nhân phải làm việc quên mình cho sự cạnh tranh của nhóm. Người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, tôn trọng thứ bậc trong xã hội, cần cù và có tính trách nhiệm cao, yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ, tinh tế , khiêm nhường và luôn luôn giữ chư tín. Nói tóm lại đất nước Nhật Bản là một đất nước đầy tiềm năng để chúng ta hướng tới . 1.2 Văn hóa Nhật Bản-Đất nước của nền văn hóa lâu đời, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, những giá trị văn hóa đã tạo nên một đất nước được cả thế giới thán phục như ngày hôm nay  Một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại. Có nhiều cách giải thích khác nhau về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật. Có người cho rằng, do quần đảo Nhật Bản ở xa khơi, đất nước Nhật chưa hề bị một đạo quân xâm lược nào chiếm đóng, kể từ trước 1945. Những điều kiện tự nhiên và xã hội đó dễ tạo cho dân tộc phát triển thuần nhất, phẩm chất của dân tộc thấm sâu và tạo thành truyền thống lâu bền, phong tục tập quán thành nếp sống bền vững, sở thích trong cuộc sống trở thành thị hiếu thẩm mỹ. Lại có ý kiến cho rằng, chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thơ mộng là một thử thách lớn lao và nguồn nuôi dưỡng vô tận cho sức sống của dân tộc Nhật Bản. Đất trồng trọt nghèo nàn chiếm 13% diện tích, còn lại là rừng núi hiểm trở hoang dại. Dân tộc Nhật Bản phải tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống, thực tế gay gắt ấy tạo cho con người ở nơi đây sự cần cù, bền bỉ. Sự phân chia quyền lực trong hàng chục thế kỷ của các shogun, tinh thần võ sĩ đạo thể hiện như một lý tưởng, một lối sống đã mài sắc ý chí chiến đấu của nhiều lớp thanh niên. Giáo lý của đạo võ sĩ có tám đức tính căn bản nhất mà người võ sĩ phải rèn luyện: Đức ngay thẳng: giúp cho con người quyết định công việc một cách nhanh chóng, thẳng thắn, hợp với lẽ phải, không trái với lương tâm. Đức dũng cảm: nếu chỉ là dám xông vào nơi nguy hiểm, ác liệt nhất của trận chiến và hy sinh thân mình, đó là nhiệm vụ của con nhà võ. Còn thực chất của đức dũng cảm là biết sống khi cần phải sống, biết chết khi nào cần thiết. Thấy việc nghĩa không làm, không phải là dũng cảm. Đức tính này phải được rèn luyện từ nhỏ. Con trai của người võ sĩ cần được luyện tập, chịu đói khát, khổ sở để khôn lớn, xông pha vào cuộc đời để khỏi bỡ ngỡ. Luyện tập được tính dũng cảm, bình tĩnh thì lúc gặp nguy nan vẫn sáng suốt. Đức nhân từ: là tình thương rộng lượng, nhân ái, là đức tính cao cả nhất của người võ sĩ. Nếu như tính ngay thẳng, công bằng và dũng cảm là những đức tính nam nhi thì lòng nhân từ có cái mềm mại làm nên sức mạnh nữ giới. Nhưng cái nhân từ của người võ sĩ cũng không giống như đức nhân từ của người phụ nữ. Nếu ngay thẳng quá đáng thì trở thành thô bạo, nếu nhân từ quá mức sẽ trở nên nhu nhược. Vì vậy những người dũng cảm nhất là những người dịu dàng nhất và những người giàu tình thương chính là những người dám chiến đấu dũng cảm. Đức lễ phép: có nghĩa là làm sao cho người khác thật tình vui vẻ trước những cử chỉ lịch sự của mình. Những cử chỉ lịch sự đó phải thể hiện một cách đứng đắn, thể hiện đức từ bi, bác ái tự đáy lòng mình mà ra. Biết tự kiểm soát mình: là biết tự kiềm chế, làm cho mình có dũng khí khác thường, làm cho xã hội vui tươi, đời sống có ý vị hơn. Những ai không tự chủ được mình để cho những điều lo lắng bên trong bộc lộ ra ngoài thì không phải là hạng người có dũng khí. Không hề tỏ ra một dấu hiệu vui mừng hay giận dỗi, đó là câu nói cửa miệng của các võ sĩ. Chân thực: nếu không chân thực thì lễ phép chỉ là giả tạo và trò cười. Người võ sĩ phải có đức tính chân thực cao hơn các tầng lớp xã hội khác. Lời nói của người võ sĩ có trọng lượng như một lời hứa chắc chắn không cần văn tự, bởi vì danh dự của người võ sĩ còn cao hơn giá trị của văn tự nhiều. Trung thành: lòng trung thành rất quan trọng trong mối quan hệ chủ tớ ngày xưa. Theo đạo võ sĩ thì quyền lợi giữa gia đình và những người trong gia đình đều đồng nhất, không tách rời nhau. Song giữa gia đình và Thiên hoàng, nếu phải hy sinh một bên thì người võ sĩ không ngần ngại hy sinh gia đình của mình để phụng sự Thiên hoàng. Khi người võ sĩ không đồng ý kiến với chủ soái, việc làm trung thành của anh ta là tìm mọi cách để chủ soái thấy được sai lầm của mình. Người võ sĩ có thể kêu gọi lương tâm của chủ soái và bày tỏ lòng trung thành của mình bằng cả sự hy sinh những giọt máu cuối cùng. Trọng danh dự: là ý thức mạnh mẽ, sâu sắc về giá trị và thanh danh của người võ sĩ. Khi người khác nói xấu mình, đừng trả thù họ mà nên suy nghĩ mình đã làm tròn bổn phận chưa. Phải biết hổ thẹn khi phạm đến điều gì tổn hại đến danh dự. Biết hổ thẹn là một trong những đức tính cần được giáo dục cho tuổi trẻ. Xã hội Nhật Bản có ba tầng lớp chính là quý tộc, võ sĩ và nông dân, thợ thủ công. Có thể nói cách sống của tầng lớp võ sĩ có ảnh hưởng đến xã hội Nhật trong lối sống nhiều nhất. Tầng lớp võ sĩ chuộng sự đơn giản nhưng sâu lắng do ảnh hưởng của thiền, họ luôn tìm thấy cái đẹp trong sự đơn giản khiết bạch. Chính tinh thần thượng võ của giới võ sĩ đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Nhật Bản, nên nhờ vậy mà nước Nhật điêu tàn sau chiến tranh trở nên một nước hùng mạnh nhất nhì thế giới, và cũng nhờ đó mà nước Nhật tiến bộ hơn hầu hết các nước châu Á khác trước chiến tranh thế giới thứ hai. Nhật Bản là một dân tộc có ý thức về thế giới tinh thần, rèn luyện để tạo nên sức mạnh về tinh thần. Điều này thể hiện rõ ở lĩnh vực tôn giáo. Ở Nhật, nhiều tôn giáo cùng tồn tại: đạo Shinto (Thần đạo), đạo Phật, đạo Thiên chúa và nhiều tôn giáo khác. Trong đó, rất nhiều người Nhật theo cả hai tôn giáo: đạo Phật và Thần đạo. Thần đạo không phải là một tôn giáo theo nghĩa thông thường vì không có kinh bổn và đối tượng thờ cúng duy nhất. Thần đạo thờ các vị thần linh thiêng trong trời đất, thờ tổ tiên, thờ hồn người chết, đặc biệt là thờ các anh hùng dân tộc có công lao với đất nước. Do vậy, Thần đạo gắn liền với dân tộc. Thần đạo và Phật giáo ở Nhật Bản ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành tính cách con người nơi đây. Thần đạo mài sắc ý chí và đem lại sức mạnh tinh thần. Còn Phật giáo giúp vào sự rèn luyện thân thể. Thần đạo không ngừng thúc đẩy con người vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống thì đạo Phật lại giúp con người loại bỏ và hạn chế dục vọng để giữ gìn sự bền bỉ, kiên trì cho những mục đích của mình. Hai tôn giáo hòa quyện với nhau, tạo nên một con người Nhật luôn biết chủ động, tĩnh tâm, không vô tâm nhưng cũng không bị lôi cuốn vào vòng sắc dục. Trong văn hóa, tôn giáo dễ được xem là những yếu tố thuộc phạm vi tâm linh không dễ đóng góp vào sự phát triển xã hội, nhưng chính Nhật Bản đã biết khai thác mặt tích cực của Thần đạo, Nho giáo và Phật giáo như một trong những động lực của sự phát triển xã hội. Các tôn giáo không đẩy tâm linh vào chỗ mê tín, dị đoan, mà ngược lại góp phần xác định sức mạnh và quyền lực của những giá trị tinh thần, của tâm linh để phục vụ cho cuộc sống. Người Nhật như ấp ủ, nung nấu trong tâm linh, trong thế giới tinh thần những dự kiến, những tâm thức cho sáng tạo và hành động. Vì vậy, có nhiều người cho rằng, tâm hồn người Nhật có một cái gì đó thần bí, bí ẩn. Thực ra cái gọi là bí ẩn chỉ là sự kiên trì nỗ lực, nuôi dưỡng ý chí cho một mục đích đang và sẽ thực hiện, ở những thời điểm thích hợp, trước những yêu cầu của xã hội, của đất nước, sức mạnh ấy bùng lên, tỏa ra thành một lực lượng vật chất và tinh thần vĩ đại, và lịch sử đã chứng minh cho điều đó, chứng minh cho sự vươn lên thần kỳ của đất nước này. Văn hóa Nhật Bản trong hàng ngàn năm đã tạo nên những nghi lễ, những tập quán trong văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống. Người Nhật quý khách nhưng không quá vồ vập tay bắt mặt mừng mà vẫn giữ nghi lễ trong cách cúi chào, trong lời mời mọc. Từ người dân trong đời sống hàng ngày đến vị nguyên thủ quốc gia trong cuộc họp lớn của nhà nước vẫn cúi mình đáp lễ như phong tục tập quán không thể khác đi của dân tộc. Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối TK XII. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ hòa, kính, thanh, tịch. Hòa là hòa bình, kính là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu, thanh tức là thanh tịnh, thanh khiết, còn tịch là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn. Bên cạnh đó, y phục thời trang cũng là một nét sinh hoạt văn hóa của người Nhật, đặc biệt là đối với người con gái. Cách búi tóc của các cô gái Nhật rất cầu kỳ, mái tóc trước được dựng cao làm cho khuôn mặt có vẻ riêng, còn những món tóc được uốn lượn cầu kỳ là một nét thẩm mỹ đoan trang và duyên dáng. Trang phục truyền thống của người Nhật là kimono, một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình. Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn. Kimono cho phụ nữ thường có các họa tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ biến hơn nam giới, phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo. Những phong tục và nghi lễ của Nhật Bản đã góp phần tạo nên cuộc sống nền nếp, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tạo nên một nền văn hóa Nhật mang đậm yếu tố nội sinh. Giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc của người Nhật là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao Nhật Bản không diễn ra tình trạng cướp bóc hay tư lợi trong thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, và có nhiều người Nhật đang trở thành đội quân cảm tử, bất chấp mạng sống của mình trong các nhà máy điện hạt nhân. Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không bảo thủ đóng kín mà nhạy cảm tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, người Nhật luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật.  Sự phong phú của một nền văn hóa đa dạng, đa chủng loại Văn hóa Nhật Bản tiêu biểu cho một nền văn hóa cân đối, phát triển về nhiều mặt: văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, văn hóa đô thị và văn hóa làng quê, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, văn hóa đa chủng loại của dân tộc. Nhật Bản đã tìm được sự kết hợp hài hòa không phải ở mức liên kết mềm yếu giữa các yếu tố mà là sự liên kết giữa các đỉnh cao và trạng thái cực đoan của các yếu tố. Đó là sự kết hợp giữa núi cao, rừng sâu với biển xanh dịu dàng, giữa cơn bão tuyết với từng cánh hoa mong manh, giữa thanh kiếm sắc của các shogun với hoa anh đào mùa xuân... Trong đời sống xã hội, đó là sự kết hợp giữa Thần đạo đầy sức mạnh và linh thiêng với nét từ bi nhân ái của đạo Phật, giữa những yếu tố tâm linh vừa đè nặng vừa khơi dậy sức sống tinh thần, giàu bản sắc dân tộc với tính nhiều màu vẻ của thời đại. Có thể nói không có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến đổi của thế giới, đánh giá cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật Bản. Khi xác định được trào lưu đang thắng thế, họ sẵn sàng chấp nhận, nghiên cứu và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó, không để mất thời cơ. Sự phong phú của một nền văn hóa đa dạng, đa chủng loại trong văn hóa Nhật Bản thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, tạo nên nhân tố nội sinh đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Nhật Bản hiện đại. Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Nhật Bản qua nhiều thời kỳ lịch sử. Cần cù học tập để thêm hiểu biết và vận dụng kiến thức phục vụ xã hội. Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định về mặt chính trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Nhà nước, bằng mọi cách suốt hàng thế kỷ qua, đã tạo lập ra hệ thống có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa. Ở cấp độ cá nhân, người Nhật ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập. Hơn nữa, sự theo đuổi học tập không phải để thỏa mãn nhu cầu tức thời nào đó mà đơn giản họ tin tưởng sâu sắc giáo dục phải là sự cố gắng suốt đời. Phần lớn người Nhật muốn hoàn thiện mình hơn và học hỏi là cách tốt nhất để đạt mục đích. Chế độ xã hội Nhật Bản tạo cho người dân Nhật niềm tin rằng: số phận, cơ may của họ được định đoạt bởi sự chăm chỉ học hành và điều quan trọng là họ tin rằng ngay từ đầu họ đều có cơ hội bình đẳng như nhau. Do vậy, ý niệm về sự bình đẳng là một đặc điểm quan trọng của hệ thống giáo dục. Phần lớn người Nhật tin rằng họ đang sống trong một môi trường xã hội công bằng, trong đó nguồn gốc xuất thân, tài sản thừa kế không quan trọng bằng sự cố gắng bản thân. Như vậy, nhờ giáo dục, nền văn hóa Nhật Bản phát triển trên cơ sở quần chúng nhân dân có trình độ văn hóa đồng đều, tạo điều kiện cho những giá trị nhân văn phát triển. Học tập những thiết chế xã hội và đạo lý gia đình của Khổng tử, người Nhật có ý thức xây dựng đời sống gia đình, là tổ ấm làm nguôi quên những bất bình và bực dọc với xã hội. Gia đình là đơn vị mà con người gắn bó với nhau bằng huyết thống và quan hệ tình nghĩa. Chính vì vậy mà ở Nhật, việc giáo dục gia đình được đặc biệt chú ý. Gia đình trực tiếp giáo dục con cái thành người. Mở rộng ra, ở các xí nghiệp, nhà máy, người Nhật cũng có xu hướng vận dụng quan hệ gia đình để quản lý và người thợ nhiều khi gắn bó suốt đời với nhà máy như chính với gia đình mình. Điều này cũng lý giải tại sao người Nhật rất đoàn kết trong các tổ chức tập thể. Chính tất cả những yếu tố trên góp phần làm cho văn hóa Nhật Bản giàu tính nhân văn. => Tóm lại, văn hóa Nhật Bản là một mô hình mẫu mực của văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Nền văn hóa đó đã tạo động lực cho sự phát triển chung của xã hội về vật chất cũng như tinh thần. Chương 2: ĐÀM PHÁN VỚI ĐỐI TÁC NHẬT BẢN 2.1 Phong cách và những nguyên tắc làm việc của Nhật Bản Khi nhắc tới Nhật Bản, là lại đề cập đến vấn đề tính kỉ luật thép, một tinh thần trách nhiệm tối đa, một con người hội tụ cả tình yêu và lí trí với công việc. Vấn đề đó đã được hình tượng hóa rõ nét qua hình ảnh Samurai trong lịch sử. Những biểu hiện của Tính kỉ luật được biểu hiện như sau: Không nói từ “không” dù không thích Nếu như trong văn hóa phương tây thì việc chúng ta thường từ chối thẳng thừng những điều bản thân không thích là điều thường được khuyến khích thì ở phương Đông, điều đó sẽ dễ làm phật lòng đối tác. Người Nhật không làm vậy, cho dù không thích họ sẽ tìm cách nói giảm, nói tránh, không đi thẳng vào vấn đề. Nếu không thể nói nhẹ nhàng, bóng gió họ sẽ nói rõ ràng hơn nhưng rất thận trọng để không làm đối tác phật ý. Điều đó thể hiện sự tôn trọng người khác và chứng tỏ rằng họ đã lắng nghe người khác rất cẩn thận trước khi quyết định nói ra. Luôn luôn đúng giờ Trong các cuộc hẹn, họp hay kể cả gặp gỡ thân mật, người Nhật thường đến sớm vài phút vì không muốn để người khác phải chờ mình. Việc đến sớm hay đến đúng giờ thể hiện sự tôn trọng đối với đối tác hay bạn bè. Nếu bạn nghĩ đơn giản rằng đến muộn một chút cũng không sao, điều đó thậm chí còn làm tăng giá trị bản thân thì thật sự sai lầm. Hãy đặt bản thân vào người đối diện: Bạn có thật sự thoải mái khi phải chờ người khác hay không? Luôn giữ “ấm” cho mọi mối quan hệ Chúng ta thường chỉ liên lạc với nhau khi có việc cần nhờ giúp đỡ, còn những lúc bình thường thì không hề quan tâm. Người Nhật Bản không như vậy, họ coi trọng những mối quan hệ vì vậy họ luôn biết cách giữ “ấm” cho các mối quan hệ này bằng cách thường xuyên gọi điện thoại, gửi thư, fax, email, hẹn gặp trực tiếp nếu có thời gian… Việc làm này được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng. Vì vậy, hãy học cách của người Nhật, đừng bỏ quên các mối quan hệ quá lâu, sẽ có một ngày chúng ta cần tới sự giúp đỡ của họ. Tôn trọng danh thiếp Khi một ai đó đưa danh thiếp của họ cho bạn cũng giống như họ đang giới thiệu bản thân họ với bạn vì vậy đừng hờ hững đưa một tay ra nhận và mắt nhìn đi chỗ khác, hãy nhận danh thiếp bằng hai tay và mỉm cười với họ điều đó thể hiện rằng bạn tôn trọng. Đối với người Nhật, khi nhận danh thiếp từ một người khác họ sẽ nhận bằng cả hai tay và cuối người thấp xuống tỏ vẻ sự tôn trọng và đọc danh thiếp một cách cẩn thận. Tiếp đến họ sẽ bỏ danh thiếp vào một cái hộp hoặc đặt trước mặt và luôn giữ cho danh thiếp được sạch sẽ. Tôn kính và coi trọng thứ bậc Truyền thống của người Nhật là cúi đầu trước người khác, nhất là đối với người lớn tuổi và có địa vị cao họ thường cúi thấp hơn để thể hiện sự tôn kính. Họ có thói quen học hỏi từ người đi trước, do vậy khi nêu ra một vấn đề gì đó với cấp trên hoặc những người lớn tuổi thường là mang tính chất xin được tư vấn chứ không phải để chất vấn hay đánh đố. Việc cúi đầu chào cũng không phải do mình nhỏ bé, thấp kém mà đó là thái độ khiêm nhường. Hãy luôn tôn trọng tất cả mọi người xung quanh bạn, nhất là những người lớn tuổi, bởi họ là những người có thâm niên lâu năm. Khi gặp một vấn đề khó khăn bạn hãy xin ý kiến của họ, sẽ có những lời khuyên hay và thiết thực dành cho bạn. Không thể hiện tình cảm ra ngoài Nơi làm việc không phải là nơi để chúng ta thể hiện tình cảm cá nhân. Ở các công ty Nhật bạn sẽ luôn bắt gặp những khuôn mặt lạnh lùng, đặc biệt là trong các cuộc họp. Chuyện thể hiện cảm xúc như ôm vai, bá cổ không bao giờ xuất hiện ở nơi làm việc của họ. Họ nói chuyện với âm điệu thấp, chừng mực và một khi muốn chú ý tới người đối diện, người ta thường nhắm mắt chứ không phải vì chán nản như nhiều người nhầm Không để công việc chiếm lĩnh cuộc sống riêng Làm việc nghiêm túc là vậy, nhưng người Nhật luôn ý thức được tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi, thư giãn. Sau những giờ căng thẳng họ sẵn sàng kéo nhau đến những điểm vui chơi, giải trí và chơi hết mình, không để những bực bội trong công việc xen vào cuộc vui. Đây là một điểm mà không phải ai cũng làm được. Thường nếu công việc áp lực hoặc gặp chuyện gì khiến bực tức trong công việc chúng ta sẽ không thể vui vẻ được ngược lại đầu óc luôn căng như dây đàn. Điều này quả thật không nên, cho dù công việc có bận rộn tới đâu, mệt mỏi tới đâu cũng hãy dành cho mình những khoảng thời gian riêng, đừng để công việc chiếm lĩnh cuộc sống riêng của bạn Luôn là “chúng tôi” thay vì “tôi” Người Nhật luôn tôn trọng những quyết định của cả tập thể, họ không bao giờ áp đặt suy nghĩ cá nhân vào trong công việc. Đây là một cách làm việc khoa học và mang đến thành công cho họ. Đối với chúng ta cũng vậy, hãy luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên hết nếu muốn doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và pháp triển. Bởi khi quá chú tâm đến lợi ích cá nhân chắc chắn bạn sẽ phải luôn nghĩ cách làm thế nào để khẳng định mình, khi đó vô tình quên đi lợi ích chung của doanh nghiệp, hãy biết cách tạo nên sự hài hòa giữa hai mối quan hệ này. Yêu cầu công việc rất cao Người Nhật nổi tiếng là khá khó tính và họ luôn chăm chút, tỉ mỉ với sản phẩm. Công việc do bản thân tạo ra, không đợi người khác giao cho. Làm việc một cách chủ động, chứ không bị động. Nếu có thể giải quyết những việc lớn rồi thì những việc nhỏ làm bản thân trở nên nhỏ bé. Nhắm vào những việc khó và tiến bộ nhờ hoàn thành những thử thách đó. Bất chấp khó khăn và trở ngại, kiên trì thực hiện cho đến khi đạt được mục tiêu. Luôn di tiên phong và trở thành hình mẫu lí tưởng cho đồng nghiệp của mình. Lập kế hoạch để tạo cho mình nổ lực và hy vọng. Tự tin, nếu không có tự tin sẽ không có sức lực và sự bền bỉ. Luôn quan sát xung quanh, không được lơ là dù chỉ một phút. Đó chính là cách làm dịch vụ. Không ngại va chạm, va chạm giúp bản thân thêm tiến bộ và tích cực. Không làm được điều này sẽ tụt lùi về phía sau Người nước ngoài khi nhìn người Nhật làm việc tại các công ty thường cảm nhận nặng nề vì cường độ làm việc quá cao hay áp lực công việc lớn, lại có sự phân cấp, làm theo mệnh lệnh, vâng lời và rập khuông. Nhưng nếu chỉ nhìn nhận vấn đề tới đây, thì họ không thể hiểu được những thành tựu mới mỗi ngày được sáng tạo bởi nhân viên thuộc các công ty Nhật Bản. Đối với người Nhật, chăm chỉ làm việc và làm hết khả năng của mình vì sự phát triển của công ty được xem như là chuẩn mực, Trong chuyên môn của mình, họ được tạo môi trường để có thể sáng tạo tốt nhất trong khả năng của mình. Đôi khi không phải là cái mới nhất nhưng đã làm ra cái tốt hơn trước đây. Bên cạnh đó, người Nhật còn cố gắng đưa vào các sản phẩm của mình yếu tố nghệ thuật đẩ tăng thêm nguồn cảm xúc và tính mỹ cảm cho người sử dụng. Chiến lược phát triển kinh tế của Nhật nói chung và nghệ thuật Marketing Nhật Bản nói riêng đã đi theo những cách thức mới lạ và được cả thế giới ngả mũ kính phục vì tính hiệu quả vượt trội. Gắn liền với sự phát triển là hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và nhân sự phát triển. Khi làn sóng đầu tư Nhật Bản tràn vào các nước láng giềng, người Nhật mang theo qui trình và công nghệ bậc cao và thuê nhân công nước sở tại làm việc. Trong sản xuất,hay gia công phần mềm, người Nhật đặt hàng và yêu cầu nhận được sản phảm đúng chất lượng theo những quy cách chuẩn. Có lẽ chính vì lẽ đó, nhân viên có cảm giác làm việc như một cái máy và mất đi tính sáng tạo. Tuy nhiên, các sếp người Nhật rất cổ vũ cho những sáng tạo, sáng kiến trong công việc. Bạn làm ở công ty Nhật, chắc bạn đã nghe từ Kaizen, tạm hiểu là sáng tạo. Ghé thử công ty Fujitsu, KCN Biên Hòa Việt Nam, họ có một nhóm Kaizen, chuyên ghi nhận những sáng kiến làm việc của nhân viên và có mức thưởng xứng đáng cho những sáng kiến đó. Và cho đến nay, dù với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, công nghệ,... nhưng Tính kỉ luật trong người Nhật vẫn được các thế hệ sau này học hỏi và áp dụng triệt để. Đó cũng chính là yếu tố tạo nên Nhật Bản ngày hôm nay. 2.2 Những chú ý khi đàm phán với người Nhật 2.2.1 Phong cách đàm phán của người Nhật Bản Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, không giống như người phương Tây, người Nhật tỏ ra khá lo lắng khi gặp gỡ những người mới. Ở Nhật Bản, những nhà lãnh đạo sẽ biết cách cư xử phù hợp khi biết rõ về đối tượng và cấp bậc của họ. Nếu ai đó không giới thiệu về họ một cách rõ ràng thì người Nhật có thể rất khó khăn để xác định họ đang ở vị trí nào. Người phương Tây luôn trao đổi quan điểm với nhau ngay buổi gặp gỡ đầu tiên, điều này đối với người Nhật lại là khá nguy hiểm. Khi gặp gỡ như vậy, người Nhật luôn đại điện cho một nhóm người, vì vậy họ không thể thông báo hay trò chuyện bất cứ điều gì nếu như chưa tham khảo ý kiến. Việc trao đổi card visit là việc khá quen thuộc trong các buổi gặp mặt ở Nhật, nhưng không phải tất cả thông tin đều nằm ở đó nếu bạn không tìm hiểu về họ trước. Mỗi người phương Tây chỉ là một cá nhân riêng biệt nhưng người Nhật thì khác, mỗi người trong số họ lại đại diện cho tập thể, cho đất nước Nhật Bản. Người phương Tây thường phàn nàn rằng trong 6 lần tới một công ty, họ sẽ phải gặp những 18 nhân viên khác nhau cứ mỗi lần là tốp 3 người, tương đương 6 lần gặp như vậy. Điều này thật tốn thời gian. Nhưng đối với người Nhật họ muốn tất cả các nhân viên trong nhóm đều phải được làm quen với khách hàng. Sau thử thách này những khách hàng phương Tây sẽ ra quyết định thật nhanh chóng. Nếu họ bị giới hạn bởi thời gian thì người Nhật từ bỏ một cách im lặng. Người Nhật Bản không đàm phán một cách thẳng thắn như cách của người Ả rập. Sự lịch thiệp và tươi tắn luôn phải duy trì mọi lúc mọi nơi. Việc miễn cưỡng nói “không” của người Nhật dường như không được biết đến. Nếu người Nhật không muốn tham gia hợp tác với một đối tác nước ngoài họ sẽ không đưa ra câu trả lời có tính tiêu cực. Tuy nhiên bạn sẽ không thể nào liên lạc được với họ sau đó với những lí do cá nhân của họ. Người Nhật thường đàm phán với một đội, mỗi thành viên trong đội có một sự khác biệt riêng. Những thành viên trong đội có thể thay đổi hoặc tăng lên, bởi họ nghĩ nhiều nhân viên trong công ty của họ có khả năng hiểu bạn tốt hơn. Sẽ có một thành viên trong nhóm là nhân viên cấp cao, người này sẽ đề ra những chiến lược những hiếm khi đó lại là người phát ngôn cho đội. Mỗi thành viên sẽ hỏi một câu hỏi về lĩnh vực mà họ đảm nhận bằng việc sử dụng từ ngữ thể hiện tốt nhất qua người phiên dịch.Câu hỏi của họ chỉ bao gồm những thông tin thu thập được chứ họ không đưa ra quyết định dựa vào câu trả lời của bạn. Tuy họ có một tinh thần đồng đội tốt nhưng họ vẫn phải phản hồi công việc lại với cấp trên, vì vậy sẽ không có quyết định nào được đưa ra trong một, hai buổi gặp đầu. Cuộc gặp mặt thứ hai sẽ có xu hướng giống lần đầu nhưng những câu hỏi sẽ đi sâu hơn và được đưa ra từ đội khác. Những người đàm phán người Nhật sẽ đề cập tới vị trị của công ty mình khi đàm phán với một chút quyền lực của mình để thay đổi vị trí hiện tại. Vì vậy vị trí của họ có ít sự linh hoạt. Sự linh hoạt được bộc lộ rõ hơn trong các cuộc họp khi họ kiểm chứng với trụ sở công ty họ. Người Nhật luôn sẵn sàng kiểm tra một thông tin nhiều lần để tránh khỏi những hiểu lầm sau này và giúp họ hiểu được rõ ràng hơn. Họ rất thận trọng, họ cũng có kĩ năng trong việc trì hoãn, chính vì vậy họ không bao giờ nóng vội. Khi một công ty Nhật đưa ra quyết định, đội đàm phán sẽ rất mong đợi kế hoạch sẽ được thực hiện nhanh chóng, họ sẽ chỉ trích bên đối tác nếu có sự trì hoãn. Họ sẽ từ bỏ đàm phán nếu bên kia tỏ ra thiếu kiên nhẫn, bảo thủ hay không chấp nhận các điều kiện. Họ sẽ duy trì sự hài hòa một cách cao nhất có thể trong suốt cuộc đầm phán, để khiến hai bên gần với nhau hơn và thể hiện sự tôn trọng nhau hơn. Họ sẽ hoãn cuộc họp nếu họ nghĩ rằng các điều kiện được đưa ra đã thay đổi. Đôi khi những nhân vật đi đàm phán có thể ở vị trí rất cao như cựu bộ trưởng, việc này khiến bạn thấy phải tỏ ra tôn trọng hơn. Phong cách đàm phán không được mang tính cá nhân, có tính khách quan, việc bày tỏ cảm xúc cũng khá quan trọng, nhưng tất cả chỉ là bề ngoài. Cái bạn cần thể hiện đó là những lập luận logic, thông minh không gây ảnh hưởng tới đất nước họ. Họ sẽ thực sự thích và tin tưởng bạn dù cho đàm phán có không thành. Sự thành công của các công ty Nhật nằm ở tinh thần hòa hợp và cộng tác rất ăn ý với nhau. Trong khi người Mỹ và châu Âu lại phát huy tinh thần cá nhân hơn. Ở Nhật, họ sẽ thảo luận cùng nhau cho tới khi tất cả đều đi tới thống nhất ý kiến. Việc thảo luận như vậy thường đưa đến những quyết định chậm hơn nhưng họ nghĩ rằng đạt được tinh thần đoàn kết mới là giá trị thực của công việc. Thái độ của người Nhật đối với người nước ngoài thậm chí người được giáo dục hay doanh nhân cấp cao cũng rất rõ ràng: Bạn luôn là người ngoài cuộc. Bạn rất may mắn nếu theo học tiếng Nhật bởi một số người già ở Nhật không nói được tiếng Anh, vì vậy phiên dịch tiếng Nhật đang rất được ưa chuộng ở đó. 2.2.2 Cách thức đàm phán với người Nhật Mỗi quốc gia đều có những phong tục, tập quán và thói quen riêng biệt. Người Nhật cũng vậy, xuất phát từ lịch sử sâu xa với những đặc điểm nguồn gốc dân tộc, vị trí địa lý, hoàn cảnh khách quan... Từ xưa người Nhật lúc nào cũng phải sẵn sàng đối phó với các cuộc xâm lăng, nội chiến giữa các thế lực phong kiến vì vậy, khi giao tiếp với người bên ngoài họ có thái độ khá khác biệt và chúng ta cần lưu ý trong quá trình giao lưu, hợp tác với họ. Cử chỉ điệu bộ: Đối tác người Nhật có thói quen ăn nói nhỏ nhẹ, thái độ chững chạc. Đây không phải là biểu hiện của một cá tính yếu đuối mà vì họ xem đó như là biểu hiện của sự khôn ngoan, kinh nghiệm và tuổi tác. Vì vậy, cần phải có thái độ ôn hoà, mềm mỏng khi làm việc với người Nhật, tránh tỏ thái độ bực dọc, nóng nảy. Điều này có thể mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Trong khi đàm phán, người trẻ tuổi nên ngồi với tay đặt lên đùi, đầu và vai hơi nghiêng về phía trước để tỏ sự tôn kính với người lớn tuổi hơn. Cách giao tiếp, ứng xử: Mọi người thường thể hiện sự tự tin, năng lực của cá nhân hay công ty mình bằng những hợp đồng với những khách hàng lớn, đôi khi là lời giới thiệu hơi chút bóng bẩy. Giả dụ, công ty A giới thiệu đã từng tham gia xây dựng công trình Tòa Nhà Quốc Hội Việt Nam. Nhưng thực chất chất họ chỉ đảm nhiệm phần rất nhỏ như quét sơn… chẳng hạn. Nói chậm, nói đúng sự thật sẽ được đánh giá cao hơn. Học im lặng và cách chấp nhận sự im lặng trong hơn 30 giây hoặc lâu hơn. Đây là thời điểm then chốt để người Nhật đưa ra quyết định. Người Nhật nghiền ngẫm những gì bạn nói và đưa ra các câu hỏi. Bạn cũng không nên bối rối trước những giây phút im lặng trong đàm thoại của họ như vây.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan