Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhập siêu của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...

Tài liệu Nhập siêu của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

.PDF
121
213
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------------ NGUYỄN THỊ LÊ NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM THỊ THANH BÌNH Hà Nội - 2011 ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................ii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. i CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NHẬP SIÊU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .................................................... 5 1.1. Một số vấn đề lý luận chung của nhập siêu.................................................... 5 1.1.1. Khái niệm nhập siêu ............................................................................... 5 1.1.2. Quan điểm nhập siêu ............................................................................ 11 1.1.3. Tác động của hội nhập kinh tế đến phát triển thương mại của Việt Nam ... 12 1.2. Thực tế vấn đề nhập siêu của một số quốc gia ............................................. 18 1.2.1. Nhập siêu của Trung Quốc ................................................................... 18 1.2.2. Nhập siêu của Hàn Quốc ...................................................................... 26 1.2.3. Nhập siêu của Thái Lan ........................................................................ 31 1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc cải thiện cán cân thương mại ... 38 CHƯƠNG 2 CÁN CÂN THƯƠNG MẠI, NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM ................. 42 2.1. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1990-2009 ............................. 42 2.1.1. Hoạt động xuất khẩu ................................................................................ 42 2.1.2. Hoạt động nhập khẩu................................................................................ 51 2.2. Nguyên nhân nhập siêu của Việt Nam ......................................................... 54 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế cao và đầu tư nước ngoài tăng mạnh. .................... 54 2.2.2. Cơ cấu sản xuất, xuất khẩu chậm chuyển đổi; giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng .................................................... 55 2.2.3. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu. ............. 56 2.2.4. Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu ..... 57 2.2.5. Ngành công nghiệp phụ trợ còn non yếu. .............................................. 58 2.3. Một số chính sách liên quan đến nhập siêu của Việt Nam ........................... 59 2.3.1. Chính sách tỷ giá hối đoái ..................................................................... 59 2.3.2. Chính sách thương mại ......................................................................... 65 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM ... 72 3.1. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ .............................................................. 73 3.1.1. Cải thiện chính sách thương mại ........................................................... 73 3.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái cần được vận hành linh hoạt, phù hợp. ........ 80 3.1.3. Hoàn thiện chính sách tiền tệ ................................................................ 83 3.1.4. Hoàn thiện chính sách tài khoá ............................................................. 85 3.1.5. Hoàn thiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ................................... 90 3.1.6. Hoàn thiện chính sách đầu tư. ............................................................... 93 3.1.7. Phát triển công nghiệp phụ trợ ở trong nước góp phần kiềm chế nhập siêu..... 96 3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp ................................................................... 98 3.2.1.Tăng cường đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị. ... 98 3.2.2. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng, tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu . ............................................................................................... 99 3.2.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. ............................................... 100 3.2.4. Nâng cao năng lực quản trị tài chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu .. 100 3.2.5. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu. . 104 3.3. Một số kiến nghị đối với Việt Nam. .......................................................... 104 3.3.1. Đối với ngân hàng Nhà nước .............................................................. 104 3.3.2. Đối với Bộ Công thương..................................................................... 107 3.3.3. Đối với các Ngân hàng thương mại ..................................................... 108 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 114 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 VIẾT TIẾNG ANH TẮT Association of Southeast Hiệp hội các nước Đông Nam ASEAN Asian Nations 2 AFTA 3 CEPT 4 EC-25 TIẾNG VIỆT Á Asean Free trade area Khu vực mậu dịch tự do Common effective preferential Chương trình cắt giảm thuế tariff quan có hiệu lực chung European commission Ủy ban châu Âu Tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng 5 ICOR Incremental capital-output rate thêm 6 FDI Foreign direct invertment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại Thế giới 8 EU European Union Liên minh Châu Âu 9 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước 10 USD United States Dollar Đô la Mỹ 11 EUR European Đồng euro 12 JPY Japanese Yen Yên Nhật Bản 13 GBP Great Britain Pounds Đồng bảng Anh 14 AUD Australian Dollar Đô la Úc 15 KRW Korean won Won Hàn Quốc 16 APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn kinh tế Châu Á, Thái Cooperation Bình Dương iii DANH MỤC CÁC BẢNG TT 1 NỘI DUNG Bảng 1.1: Diễn biến tỷ giá và cán cân thương mại Trung Quốc TRANG 21 2002 - 2007 2 Bảng 1.2: Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc 24 3 Bảng 1.3: Mức độ phụ thuộc vào thương mại của một số quốc gia 29 trên GDP 4 Bảng 1.4: Cán cân thương mại của Thái Lan 2000 - 2007 33 5 Bảng 1.5: Diễn biến tỷ giá và các cán cân bộ phận của Thái Lan 37 1996 - 1999 6 Bảng 2.1: Đánh giá mức độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam 44 1990-2009 7 Bảng 2.2: Cán cân thương mại quốc tế Việt Nam giai đoạn 1990-2009 53 8 Bảng 2.3: Mức độ mở rộng biên độ tỷ giá chính thức từ 1997 – 1998 60 9 Bảng 2.4: Diễn biến tỷ giá 1999 - 2008 63 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhập siêu là một trong những lĩnh vực kinh tế được quan tâm hàng đầu của Chính Phủ Việt Nam. Trong những năm gần đây, cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam mặc dù đã có nhiều cải thiện đáng kể song nhập siêu vẫn ở mức cao và đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2007. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO tháng 11 năm 2006 thì việc kiềm chế nhập siêu trở thành một thách thức rất lớn. Để hạn chế lạm phát, kiềm chế nhập siêu, giữ vững tính ổn định của thị trường và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế vĩ mô đòi hỏi Chính phủ phải đổi mới cách thức quản lý, thay đổi cơ chế chính sách phù hợp quy định chung của WTO nhằm bình ổn giá, kích thích sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Với mong muốn nghiên cứu nhằm làm rõ vấn đề nhập siêu, thực trạng và nguyên nhân nhập siêu và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp kiềm chế tình trạng nhập siêu ở Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Ở trong nước: Những năm gần đây, đặc biệt từ khi Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nhập siêu được rất nhiều các chuyên gia kinh tế ở các viện nghiên cứu quan tâm. Đã có một số bài viết, bài báo cáo, tham luận được đăng trên báo Thời báo Kinh tế Việt Nam (Viet Nam Economic Times), các tạp chí của Viện kinh tế và chính trị Thế giới, Viện Kinh tế Việt Nam như : Tiến sỹ Nguyễn Trần Quế (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới) với bài viết: “Kiểm soát chặt nhập siêu để kiềm chế nhập siêu ở Việt Nam”; PGS.TS Nguyễn Văn Công, “Chính sách tỷ giá hối đoái và tiến trình 1 hội nhập kinh tế của Việt Nam”, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004; PGS, TS Nguyễn Văn Lịch với công trình “Cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ”, nhà xuất bản Lao động Hà Nội, năm 2004. Trong các công trình, bài viết, báo cáo của mình, các chuyên gia kinh tế đã đề cập và phân tích rõ được thực trạng và nguyên nhân của tình trạng nhập siêu ở Việt Nam, đó là do giá và lượng của một số mặt hàng nguyên nhiên liệu nhập khẩu tăng, do tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu, do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan,... Những phân tích của các chuyên gia kinh tế rất sâu sát với thực tiễn, phản ánh được tình hình và thực trạng về nhập siêu của Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (11/2006), tình trạng nhập siêu của Việt Nam càng trở nên trầm trọng. Đáng chú ý, trong năm 2007 Việt Nam nhập siêu tới 12,4 tỷ USD, năm 2008 là 18 tỷ USD và 10 tháng đầu năm 2009 đã nhập siêu 8,9 tỷ USD. Ở nước ngoài : Hầu như chưa có chuyên gia nước ngoài nào đi sâu nghiên cứu vấn đề nhập siêu của Việt Nam, ngoại trừ một số giáo sư người Úc, Philippines đã từng có công trình viết về kinh tế Việt Nam như Prof. Melanie Beresford (Wollongong University, Úc); Giáo sư Bruce McFarlane (Newcastle University, Úc); Giáo sư Rene.E.Ofreneo (School of Labour Industrial Relations SOLAIR, Philippines). Khi nghiên cứu kinh tế Việt Nam, các giáo sư chỉ đề cập đến thực trạng nhập siêu của Việt Nam, chứ không đi sâu phân tích nguyên nhân cũng như đề cập đến vấn đề nhập siêu một cách tổng thể, bao quát. Hơn nữa, các thông tin ít được cập nhật mới. Vì vậy, “Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” cần được nghiên cứu, xem xét một cách toàn diện và hệ thống lôgic hơn. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhập siêu và hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích thực trạng nhập siêu của Việt Nam trong thời gian qua, nguyên nhân nhập siêu nhằm đưa ra các giải pháp kiềm chế nhập siêu cho phù hợp với tình hình mới của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. b. Nhiệm vụ nghiên cứu : Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: - Làm rõ khái niệm nhập siêu, hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế đến cân bằng cán cân thương mại ở Việt Nam. - Kinh nghiệm kiềm nhập siêu của một số quốc gia. - Phân tích thực trạng nhập siêu của Việt Nam từ thập kỷ 90 đến nay. - Phân tích nguyên nhân của tình trạng nhập siêu và một số chính sách liên quan đến kiềm chế nhập siêu ở Việt Nam. - Đưa ra một số giải pháp kiềm chế nhập siêu trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng của đề tài là nghiên cứu thực trạng nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập siêu, từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm kiềm chế tình trạng nhập siêu trong thời gian tới. - Phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nhập siêu của Việt Nam từ thập kỷ 90 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp duy vật biện chứng (DVBC) và duy vật lịch sử (DVLS) của chủ nghĩa Mác - Lê Nin trên cơ sở vận dụng những quan 3 điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, thứ IX và thứ X. - Sưu tầm tài liệu, khảo sát thực tiễn, thống kê, phương pháp mô tả - khái quát, phương pháp diễn giải quy nạp, phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp đối chiếu so sánh. 6. Những đóng góp mới của luận văn Góp phần phân tích thực trạng nhập siêu của Việt Nam, chỉ rõ những thành tựu và hạn chế của xuất nhập khẩu ở Việt Nam, nguyên nhân nhập siêu, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp kiềm chế nhập siêu. Ngoài ra, luận văn đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn gồm 3 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nhập siêu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2: Cán cân thương mại, nguyên nhân nhập siêu và chính sách liên quan đến nhập siêu của Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NHẬP SIÊU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Một số vấn đề lý luận chung của nhập siêu 1.1.1. Khái niệm nhập siêu Để hiểu về nhập siêu, trước hết chúng ta tìm hiểu các khái niệm liên quan đến nhập siêu đó là xuất khẩu và nhập khẩu. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [17]. Để nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động xuất khẩu có những nhiệm vụ sau. Thứ nhất, xuất khẩu gia tăng thị phần hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế để nước ta có thể tham gia tác động vào cung của thị trường, nhờ đó tác động vào giá cả theo hướng có lợi. Thứ hai, xuất khẩu tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước: “đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực”. Thứ ba, đẩy mạnh xuất khẩu để tham gia làm lành mạnh tình hình tài chính quốc gia: đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh toán và cán cân buôn bán, giảm tình trạng nhập siêu. Thứ tư, xuất khẩu để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa đất nước và cuộc cách mạng kỹ thuật. Xuất khẩu có nhiệm vụ khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển, đồng thời góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế. Thứ năm, xuất khẩu nhằm 5 đẩy mạnh tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước, đồng thời cải thiện từng bước đời sống của nhân dân thông qua tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người lao động. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [17]. Nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam trên các mặt sau đây: Thứ nhất, nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh thương mại vì qua hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế 60% 100% nguyên nhiên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất. Trong điều kiện công nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước chưa phát triển, việc nhập khẩu những nguyên liệu cao cấp như sợi cho ngành dệt, vải cho ngành may, phân bón cho nông nghiệp, các linh kiện cho ngành lắp ráp xe máy, điện tử, xe hơi…hoạt động nhập khẩu đã và đang góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. Thứ hai, nhập khẩu tác động mạnh vào sự đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nhờ đó trình độ sản xuất nâng cao, năng suất lao động tăng. Thứ ba, nhập khẩu có vai trò nhất định trong việc cải thiện và nâng cao mức sống của một bộ phận nhân dân bởi thông qua nhập khẩu, sản xuất mới có đủ nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc hoạt động, nên công nhân mới có công ăn việc làm, có thu nhập. Mặt khác, nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhập khẩu sách báo khoa học kỹ thuật và văn hóa phẩm đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí tăng. Nhập siêu là việc mua hàng hóa của nước ngoài vào nhiều hơn là xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Hay nói cách khác nhập siêu là tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn so với xuất khẩu của một quốc gia. 6 Thực tiễn của hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam và kinh nghiệm một số nước, có thể nói nhập siêu không phải lúc nào cũng bất lợi. Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với sự tăng trưởng của sản xuất, đầu tư nước ngoài tăng mạnh dẫn tới nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu tăng theo. Nếu nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, với nhiều cơ hội đầu tư, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng tiết kiệm thì nhập siêu không là vấn đề nghiêm trọng bởi đó là cơ sở cho phát triển sản xuất và xuất khẩu. Ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nhập siêu gần như là không thể tránh khỏi, vấn đề là làm sao giữ cho nhập siêu ở một mức và với một cơ cấu hợp lý. Quá trình thực hiện các giải pháp kiềm chế nhập siêu ở Việt Nam cần thực hiện hài hòa, thống nhất với các công cụ bảo hộ. Bảo hộ sản xuất trong nước luôn là ý nghĩ thường trực và tự nhiên của bất kỳ quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế toàn cầu và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm trong nước còn chưa đủ mạnh. Bảo hộ nhằm tạo bà đỡ cho các doanh nghiệp và ngành kinh doanh mới còn nhiều non trẻ trong nước, tạo công ăn việc làm, duy trì động lực phát triển và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tạo thêm giá trị gia tăng và bền vững, cải thiện cơ cấu thương mại và tăng thu ngân sách nhà nước, cũng như để tìm kiếm chỗ đứng và vị thế cao hơn của nền kinh tế và doanh nghiệp đất nước trong tổng sắp chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài việc bảo hộ bằng các công cụ thuế, thủ tục hải quan, còn có thể và ngày càng cần tăng cường các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn địa phương khác phù hợp với quyền tự vệ, thông lệ và cam kết hội nhập quốc tế. Ở Việt Nam, một số ngành hàng (như dệt may, da giày, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ôtô, cơ khí chế tạo, và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ 7 cho công nghiệp công nghệ cao) được Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích phát triển thị trường, hạ tầng cơ sở, hỗ trợ khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ tài chính… cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư. Bảo hộ sẽ không có ý nghĩa kinh tế- xã hội nếu không thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, chuyển giao công nghệ và giảm giá thành vì quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích chung của đất nước. Bảo hộ sai sẽ khiến tạo ra những méo mó giá cả và thị trường, làm chậm quá trình tái cấu trúc kinh tế, giảm hiệu quả đầu tư xã hội, doanh nghiệp. Thậm chí, bảo hộ bằng mọi giá sẽ có thể gây những đổ vỡ cân đối vĩ mô và nhiều quy hoạch ngành khác nhau. Sức ép cạnh tranh thị trường đầy đủ và lành mạnh sẽ tạo ra giá cả hàng hóa rẻ hơn, hàng hóa phong phú và chất lượng hơn. Vì vậy, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, chủ đầu tư và người dân, phù hợp với các nguyên tắc kinh tế thị trường có quản lý và định hướng của Nhà nước, phù hợp các cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế là nguyên tắc quan trọng nhất trong lựa chọn bảo hộ hay không bảo hộ và bảo hộ bằng công cụ nào, bao lâu và như thế nào. Việc giảm thuế quan theo các cam kết đa phương, khu vực và song phương có mặt tích cực như giảm chi phí đầu vào cho nhiều sản phẩm trong nước, tạo sức thúc ép các doanh nghiệp phải đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh để giữ vững thị trường và hơn thế còn khai thác thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu (do cũng được các thành viên WTO giảm thuế và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đối với hàng hoá Việt Nam). Bởi vậy, giải pháp hàng đầu là nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở sản xuất, kinh doanh, quy mô thương mại trong nước và xuất khẩu đều phát triển mạnh thì mới có thể kiềm chế nhập siêu. 8 Những năm tới, tình trạng nhập siêu còn trầm trọng hơn do hậu quả của chính sách bảo hộ thời kỳ tiền gia nhập WTO. Trong điều kiện thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là chức năng bảo hộ của thuế nhập khẩu cần được điều chỉnh lại cho phù hợp. Trước mắt cần xây dựng Biểu thuế nhập khẩu cho phù hợp với định hướng bảo vệ có chọn lọc đối với ngành hàng kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các dòng thuế nhập khẩu cần điều chỉnh theo hướng bảo vệ, hỗ trợ những ngành sản xuất có khả năng cạnh tranh trong một điều kiện với một thời hạn và xuất khẩu trên thị trường khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển các ngành kinh tế phù hợp với mục tiêu đặt ra. Bảo hộ cũng cần có lộ trình giảm dần, có như vậy chính sách bảo hộ mới có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh mà vẫn không phải triệt tiêu sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Về lâu dài, việc điều hành chính sách thuế nhập khẩu nên dựa trên quan điểm coi đó là một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước chứ không phải là một nguồn thu quan trọng. Có như vậy, thuế suất thuế nhập khẩu mới đáp ứng được là một hàng rào hữu hiệu để hạn chế nhập siêu và bảo hộ sản xuất trong nước. Chính phủ cũng cần sử dụng các công cụ bảo hộ hữu hiệu phi thuế quan và cả thuế quan để bảo hộ các mặt hàng nông lâm nghiệp trong lộ trình gia nhập WTO mà Việt Nam đang còn được hưởng ưu đãi, nhằm giảm nhập siêu các sản phẩm nông sản có khả năng sản xuất trong nước, góp phần giảm nhập siêu chung của cả nước. Cho đến nay, dù đã thực hiện kiểm soát đầu tư công và thắt chặt tiền tệ, giá cả trong nền kinh tế vẫn bị đội lên, một phần do việc kiểm soát tài khóa chưa thật chặt chẽ, bên cạnh đó còn là do một số nhóm lợi ích kiểm soát các kênh phân phối của các mặt hàng nông sản, xăng dầu, điện, giáo dục, y tế... 9 Điều này dẫn đến mặt bằng giá cả bán lẻ hiện tại bị đội lên nhiều so với giá bán sỉ và mặt bằng chi phí chung trong xã hội ở mức cao, gây khó khăn cho việc kiềm chế nhập siêu. "Nhóm lợi ích là một tập đoàn có tổ chức của những người có cùng chung một số mục đích và họ muốn gây ảnh hưởng vào chính sách công. " (Theo R. Allen Hays- giám đốc của Chương trình Nghiên cứu sinh về Chính sách Công và là giáo sư khoa chính trị tại Đại học đường University of Northern Iowa- Mỹ) Có thể chia ra hai loại: nhóm lợi ích công, vận động cho lợi ích của một số đông hoặc toàn xã hội như bảo vệ môi trường, các công đoàn, hội nông dân v.v... và nhóm lợi ích tư, chỉ vận động cho lợi ích cục bộ của một số rất nhỏ các thành viên (như các doanh nghiệp trong một ngành đòi bảo hộ cho mình). Các nhóm lợi ích ở Việt Nam dễ thấy nhất là các hiệp hội nghề nghiệp, các tập đoàn, doanh nghiệp. Các nhóm này thường tác động vào những chính sách, quyết sách cụ thể. Đằng sau các chính sách của nhà nước, chẳng hạn, bảo hộ công nghiệp ô tô, luôn có những nhóm người hưởng lợi (các tập đoàn sản xuất ô tô trong nước) và những nhóm bị thiệt thòi (người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu). Các nhóm này có xu hướng liên kết lại thành các nhóm/tập đoàn lợi ích để cùng nhau gây ảnh hưởng lên chính sách theo hướng có lợi nhất cho mình. Nhóm lợi ích có khả năng tồn tại lâu dài, bắt rễ rất sâu và rộng vào bộ máy nhà nước nhằm hưởng các đặc lợi từ chính sách (thuế, trợ cấp, bảo hộ, quyền độc quyền v.v.), và sự ưu ái của các quan chức thực thi chính sách ( như các hợp đồng với nhà nước). Trong nền kinh tế tập trung ở Việt Nam trước đổi mới, không tồn tại các thế lực kinh tế độc lập, đủ lớn để chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách, và đủ mạnh để ảnh hưởng lên quyết định của Nhà nước. Nền kinh tế thị trường càng 10 lớn thì lợi ích thu được từ việc ảnh hưởng chính sách càng lớn. Bộ máy nhà nước cũng ngày càng phân hóa theo các lợi ích đa dạng (địa phương, ngành v.v.), trở thành người đại diện của các nhóm lợi ích khác nhau. Khi các tập đoàn nhà nước lớn tới mức đủ sức để tác động tới chính sách thì không loại trừ khả năng những chính sách đưa ra không phải vì lợi ích của nhân dân mà là vì lợi ích của các tập đoàn. Vì thế, cần phải tạo ra khuôn khổ pháp lý để các nhóm lợi ích hoạt động mang lại lợi ích quốc gia, trong đó có việc kiềm chế nhập siêu. Nhập siêu cao và kéo dài có thể làm mất cân bằng cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có. 1.1.2. Quan điểm nhập siêu Một số chuyên gia kinh tế cho rằng không nên quá quan trọng vấn đề nhập siêu. Theo họ, nhập siêu là tất yếu của nền kinh tế phát triển. Các chuyên gia thương mại nhận định, mức nhập khẩu và nhập siêu tăng cao chủ yếu do tăng nhập khẩu hàng máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ các công trình đầu tư và sản xuất, nên nhập siêu cơ bản là lành mạnh. Tuy nhiên, nếu nhập siêu tiếp tục tăng cao, cán cân thương mại chênh lệch quá lớn và kéo dài thì đó là vấn đề đáng lo ngại. Cho dù nhập siêu có thể là nhằm phát 11 triển, song không một nền kinh tế nào muốn có nhập siêu cao. Hơn nữa trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn. Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu là để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, song nhiều khi kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu lại cao hơn kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng đó. Ví dụ, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành may và da giày cao hơn kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này, kim ngạch nhập khẩu hóa chất và chất dẻo cũng cao hơn kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nhựa…Chính vì vậy, cần kiểm soát và dần giảm nhập siêu, tiến tới đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu trong nước để tăng được giá trị hàng hóa xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm hạn chế nhập siêu. 1.1.3. Tác động của hội nhập kinh tế đến phát triển thương mại của Việt Nam Hội nhập kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng hiện đại, xây dựng nền kinh tế có chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; giải phóng mọi sức sản xuất; từng bước tự do hóa các hoạt động kinh tế, tháo gỡ những trói buộc và cản trở đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; mở cửa thị trường; đẩy mạnh các hoạt động kinh tế - thương mại – tài chính giữa nước ta với các quốc gia trên thế giới. 1.1.3.1. Cơ hội trong hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; thu hút nguồn vốn bên ngoài; tiếp nhận những thành tựu và kinh nghiệm về quản lý sản xuất, kinh doanh, về điều hành các mặt của đời sống xã hội; góp phần hình thành cơ chế thị trường hiện đại, vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp trong nước buộc phải tham gia cuộc cạnh tranh quốc tế gay gắt ngay trong thị trường trong nước, tự vươn lên để tồn tại và phát triển. 12 Các nước thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giới. Trong đó nổi lên là các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,…- những quốc gia có vị thế và tầm ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế thế giới. Nằm trong khu vực năng động này, hoạt động thương mại của Việt Nam sẽ được hưởng những ngoại ứng tích cực. Hơn nữa, đây cũng là khu vực có các đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, điều đó cho thấy thị trường tiềm năng của hàng xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn. Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế phát triển và cùng với nó là sự đa dạng hóa của các nguồn đầu tư cũng như hướng đầu tư. Các thị trường mới nổi sẽ là những mục tiêu chủ yếu thu hút đầu tư toàn cầu và chính quốc gia này cũng trở thành những nguồn đầu tư chủ yếu ra thị trường quốc tế. Việt Nam có thể tranh thủ thời cơ này để tăng cường thu hút FDI, phục vụ cho mục tiêu phát triển xuất khẩu của mình. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam đi tắt, đón đầu để tiếp thu những tri thức và công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tham gia giao dịch trên thị trường thế giới một cách tiện lợi với chi phí thấp. Hội nhập kinh tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã đóng góp rất to lớn vào phát triển kinh tế, đặc biệt là mở rộng thị trường xuất khẩu. Do được hưởng những ưu đãi hơn về mặt thuế quan, các biện pháp phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới. Nếu như năm 1990, kim ngạch thương mại đạt 5,1 tỷ USD, thì tới năm 1996 khi tham gia AFTA được một năm, kim ngạch thương mại đã tăng hơn 13 3,6 lần, đạt 18,4 tỷ USD. Năm 1999, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEM, APEC, kim ngạch thương mại đã tăng lên 23,1 tỷ USD, tăng 23,1% so với năm 1998 và tăng hơn 4,5 lần so với năm 1990. Năm 2006, kim ngạch thương mại tăng kỷ lục, hơn 16 lần so với năm 1990. Cơ cấu hoạt động ngoại động ngoại thương cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực. Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn. Mặt hàng nhập khẩu đã được điều chỉnh hướng vào các vật tư thiết bị thiết yếu như máy móc, xăng dầu, nguyên vật liệu ngành may, phân bón, thuốc trừ sâu, … Từ chỗ kim ngạch buôn bán phần lớn được thực hiện với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng quan hệ với nhiều nước thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau theo nguyên tắc cùng có lợi và độc lập tự chủ. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó đã ký kết hiệp định thương mại với 91 quốc gia và vùng lãnh thổ theo chế độ đối xử tối huệ quốc và được các nước thành viên WTO quan tâm và đánh giá cao. 1.1.3.2. Thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường rộng lớn để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý; các khoản vay ưu đãi từ các nước… Đây là những nguồn lực to lớn góp phần đưa nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Những lợi ích của hội nhập kinh tế đã rõ ràng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi ấy, hội nhập kinh tế quốc tế là thách thức với mọi nền kinh tế, kể cả các nền kinh tế có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam. Thách thức này càng khắc nghiệt hơn khi nước ta là một nước đang phát triển đồng thời là nền kinh tế chuyển đổi, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, đó là: 14 Thứ nhất, xu hướng ký kết các hiệp định thương mại tự do, nhất là giữa các nước và các khu vực với nhau (FTA, RTA…), là một số thách thức lớn đối với các nước không tham gia Hiệp định. Và ngay trong số các nước tham gia hiệp định thì các nước thì các nền kinh tế kém phát triển hơn cũng phải chịu thiệt thòi nhiều hơn. Thứ hai, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp phải sức ép cạnh tranh khốc liệt đến từ các nước có cùng lợi thế như các nước ASEAN và Trung Quốc. Nhìn chung, cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam so với một số nước trong khu vực không khác nhau nhiều lắm, những lợi thế của Việt Nam như nguyên liệu, lao động thì các nước trong khu vực (Trung Quốc và các nước ASEAN) cũng có. Tuy nhiên, hiện tại hàng xuất khẩu của Việt Nam còn kém sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực bởi thua về giá thành sản xuất, chất lượng, chủng loại và cả số lượng. Đặc biệt, với xu thế hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của các nước, hàng hóa Việt Nam với trình độ khoa học công nghệ đi sau sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giành giật thị phần với các nước, đặc biệt là Trung Quốc. Thứ ba, dưới sức ép của toàn cầu hóa kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt và ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mại mới tinh vi hơn như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hay các biện pháp chống bán phá giá. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các nước mới gia nhập WTO như Việt Nam. Hơn thế, khi là thành viên của WTO, việc loại bỏ, cắt giảm hàng rào thuế quan theo các cam kết với hàng hóa nhập khẩu theo hạn định của WTO cũng làm gia tăng sức cạnh tranh đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung còn hạn chế. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng