Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại việt nam và hàn quốc dưới góc nhìn so sánh...

Tài liệu Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại việt nam và hàn quốc dưới góc nhìn so sánh

.PDF
187
396
132

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KIM KIHYUN (Kim Kỳ Hiền) NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KỲ ẢO TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KIM KIHYUN (Kim Kỳ Hiền) NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KỲ ẢO TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 9 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1) PGS. TS Lê Văn Tấn 2) PGS. TS Vũ Thanh HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Lê Văn Tấn và PGS. TS. Vũ Thanh. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận án này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đó. Bản dịch 03 tập truyện kỳ ảo trung đại của Hàn Quốc sang tiếng Việt là do tôi tạm dịch từ bản tiếng Hàn Quốc (đính kèm ở Phụ lục 3 của Luận án) và những tập truyện này chưa từng được dịch ở Việt Nam. Các trích dẫn ý kiến của các nhà khoa học và nguồn tài liệu được thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng quy định chung. Nếu vi phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Kim KiHyun MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................... 9 1.1. Những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc ....................................................................................................................... 9 1.1.1. Những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam ................. 9 1.1.2. Những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc trong tương quan so sánh với truyện kỳ ảo Việt Nam ...................................................17 1.2. Những nghiên cứu về nhân vật trong thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc ................................................................................................20 1.2.1. Những nghiên cứu về nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam....20 1.2.2. Những nghiên cứu về nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc trong tương quan so sánh với nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam..23 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH THỂ LOẠI TRUYỆN KỲ ẢO TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC.......................................................................................27 2.1. Một số vấn đề lý thuyết liên quan .................................................................27 2.1.1. Cơ sở lý thuyết chung ................................................................................27 2.1.2. Quan niệm về cái kỳ ảo và thể loại truyện kỳ ảo .......................................30 2.2. Cơ sở hình thành thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc ...37 2.2.1. Cơ sở lịch sử, xã hội ...................................................................................37 2.2.2. Cơ sở văn hóa, văn học ..............................................................................42 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KỲ ẢO TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC ......................................59 3.1. Kiểu nhân vật kỳ ảo.......................................................................................60 3.1.1. Kiểu nhân vật kỳ ảo có mối liên hệ ít/ nhiều với trần thế ..........................62 3.1.2. Kiểu nhân vật kỳ ảo hầu như không liên hệ với trần thế ...........................78 3.2. Kiểu nhân vật đời thường ..............................................................................86 3.2.1. Nhân vật đời thường có tiếp xúc với thế giới kỳ ảo...................................88 3.2.2. Nhân vật đời thường không tiếp xúc với thế giới kỳ ảo ..........................100 Chương 4: SỰ THỂ HIỆN CÁC CHIỀU CẠNH VĂN HÓA QUA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KỲ ẢO TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC.....................................................................................106 4.1. Nhân vật và các chiều cạnh văn hóa Phật giáo ...........................................106 4.1.1. Nhân vật và quá trình du nhập Phật giáo, các tông phái và tiểu truyện các thiền sư .........................................................................................................107 4.1.2. Nhân vật với những đóng góp và ảnh hướng tích cực của các thiền sư/ của Phật giáo đối với quốc gia dân tộc...............................................................111 4.2. Nhân vật và các chiều cạnh văn hóa Lão - Trang .......................................115 4.2.1. Nhân vật và việc đề cao sự rèn luyện, dưỡng sinh, bảo tồn tâm tính, hướng đến cuộc sống ẩn dật ...............................................................................115 4.2.2. Nhân vật mang phép thuật, bùa chú .........................................................120 4.3. Nhân vật và các chiều cạnh văn hóa Nho giáo ...........................................125 4.3.1. Nhân vật và sự đề cao nho sinh, sĩ khí và khoa cử ..................................126 4.3.2. Nhân vật và việc đề cao các đấng minh quân, quan lại có công ..............129 4.3.3. Nhân vật và việc đề cao các gương liệt nữ và mẫu người phụ nữ đoan chính....................................................................................................................135 4.4. Nhân vật và các chiều cạnh văn hóa bản địa Việt - Hàn.............................139 4.4.1. Nhân vật và văn hóa bản địa trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam .....140 4.4.2. Nhân vật và văn hóa bản địa trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc .....144 KẾT LUẬN .......................................................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................152 DANH MỤC VIẾT TẮT TÊN CÁC TRUYỆN/ TẬP TRUYỆN TT Tên đầy đủ Viết tắt 1 Kim Ngao tân thoại KNTT 2 Lan Trì kiến văn lục LTKVL 3 Lĩnh Nam chích quái ngữ lục 4 Tang thương ngẫu lục TTNL 5 Thánh Tông di thảo TTDT 6 Thiền uyển tập anh ngữ lục 7 Truyền kỳ mạn lục TKML 8 Truyền kỳ tân phả TKTP 9 Việt điện u linh VĐUL LNCQNL TUTANL DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Sự xuất hiện của loại hình nhân vật kỳ ảo trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc ..........................................................................61 Bảng 3.2. Sự xuất hiện của loại hình nhân vật đời thường trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc ................................................................87 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Có thể khẳng định rằng, sự hình thành, phát triển cũng như thoái trào của bất kể một nền văn học nào trên thế giới đều có sự gắn bó mật thiết với các thể loại. Tư duy về thể loại từ lâu vốn đã trở thành điểm quen thuộc của người sáng tác cũng như của nhà nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học. Lịch sử văn học trung đại của Việt Nam và Hàn Quốc (ở đây khái niệm Hàn Quốc được chúng tôi sử dụng để bao hàm cả bán đảo Triều Tiên cũ, khi chưa có sự phân chia thành hai miền như hiện nay) cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Chính vì lẽ đó, đề tài Luận án chuyên ngành Văn học Việt Nam của chúng tôi: “Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc dưới góc nhìn so sánh” (베트남 및 한국의 중세시대 신비로운 문학 작품의 인물) là một sự lựa chọn hướng tiếp cận thể loại văn học trung đại từ một trong những vấn đề cốt lõi nhất của nó, đó là vấn đề về nhân vật. 1.2. Trong bức tranh thể loại văn học trung đại của Việt Nam và Hàn Quốc, truyện kỳ ảo giữ một vai trò quan trọng, có nhiều phức tạp song lại dung chứa ở đó nhiều nội dung tư tưởng cũng như những giá trị, những kinh nghiệm nghệ thuật đặc sắc. Trong lịch sử văn học trung đại của cả hai quốc gia, thể loại truyện kỳ ảo manh nha xuất hiện từ rất sớm trong các ghi chép lịch sử, thần tích, thần phả và cũng rất nhanh chóng, nó phát triển thành một thể loại quan trọng của loại hình tự sự trung đại. Cũng đồng thời, nhìn vào thể loại truyện kỳ ảo, chúng ta có thể thấy được ở đó sự hiện diện của những tác giả và tác phẩm đỉnh cao của cả giai đoạn cũng như của lịch sử văn học Việt - Hàn. Tuy thế, cho đến hôm nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu, duy danh định nghĩa khái niệm thể loại đến những vấn đề liên quan vẫn còn nhiều điều có thể tiếp tục, nhất là những nghiên cứu có yếu tố so sánh như đề tài nghiên cứu này của chúng tôi để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong tư duy thể loại, tư duy về việc xây dựng 1 nhân vật của các nhà truyền kỳ hai nước. Đây cũng là một lý do mang tính cấp thiết khiến cho chúng tôi quyết tâm theo đuổi nghiên cứu đề tài. 1.3. Xét về mặt nguồn gốc, thể loại truyện kỳ ảo trong văn học trung đại của hai nước Việt - Hàn đều có chung nguồn gốc ngoại lai (Trung Quốc) song khi được truyền nhập theo các con đường khác nhau, các tác giả hai nước đã có sự tiếp thu một cách linh hoạt và sáng tạo, đặc biệt trong đó có sự gắn bó chặt chẽ, mật thiết với hiện thực lịch sử và các phương diện vẻ đẹp con người dân tộc. Diện mạo và đặc điểm của thể loại truyện kỳ ảo cũng như việc xây dựng nhân vật trong thể loại này đã luôn có những thay đổi theo chiều hướng càng ngày càng hoàn thiện đến đỉnh cao, từ phạm vi, tính chất đến đề tài, chủ đề, cảm hứng tư tưởng, phương thức xây dựng kết cấu, cốt truyện, tư duy nghệ thuật, nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ/ ảo và yếu tố thực luôn có sự vận động, biến đổi không ngừng, ở từng giai đoạn phát triển đến từng tập truyện, thậm chí ở từng tác phẩm của từng tác giả. Sẽ có nhiều điểm tương đồng trong con đường tiếp thu thể loại, tiếp thu nghệ thuật xây dựng nhân vật của các nhà viết truyện Việt Nam và Hàn Quốc, song màu sắc dân tộc, phương thức tư duy, vẻ đẹp của đất nước và con người hai quốc gia qua thể loại, qua sự phản ánh, xây dựng nhân vật lại có nhiều khác biệt lý thú. Đây là điều còn bỏ ngỏ đối với giới nghiên cứu thể loại truyện kỳ ảo, nhất là những nghiên cứu có yếu tố so sánh. Vì vậy, thực hiện đề tài nghiên cứu về nhân vật trong truyện kỳ ảo Việt Nam và Hàn Quốc, chúng tôi mong muốn có thêm những đánh giá, nhận định rõ hơn, toàn diện hơn sự khác biệt trong những đóng góp của nhà văn trung đại hai nước đối với sự phát triển thể loại. 1.4. Xét từ phương thức tư duy nghệ thuật trung đại nói chung, phương thức tổ chức xây dựng thể loại truyện kỳ ảo nói riêng, việc xây dựng nhân vật là một trong những vấn đề mang ý nghĩa cốt tử. Nhân vật là vấn đề trung tâm, gắn với cái nhìn, quan niệm nghệ thuật về con người, dân tộc và sự dung chứa các yếu tố văn hóa truyền thống Việt Nam, Hàn Quốc. Bởi thế, tìm hiểu nhân vật 2 trong truyện kỳ ảo trung đại Việt - Hàn, đề tài của chúng tôi sẽ từ vấn đề nhân vật để khảo sát, đánh giá, luận giải một cách thấu đáo các vấn đề trên đây. 1.5. Bản thân là một người Hàn Quốc, tôi rất yêu mến đất nước và con người Việt Nam. Tôi đã có gần 10 năm sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam. Thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi hi vọng được đi sâu tìm hiểu về nền văn học Việt Nam nói chung, về lịch sử văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt là về thể loại truyện kỳ ảo trung đại nói riêng (từ phương diện nhân vật) trong cái nhìn so sánh với thể loại này tại Hàn Quốc. Những nghiên cứu của chúng tôi, ở một phương diện nào đó, như một thông điệp, một chiếc cầu nối cho tình hữu nghị bền vững giữa hai quốc gia trong lịch sử cũng như trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến việc làm rõ hơn một số vấn đề lý thuyết về nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại của hai nước Việt - Hàn, từ đó có những khảo sát, thống kê, phân loại đặc điểm loại hình một số kiểu nhân vật trong thể loại truyện kỳ ảo trung đại; mối quan hệ giữa nhân vật và sự thể hiện các yếu tố văn hóa truyền thống Việt - Hàn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: (1) Giới thiệu tổng quan các nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo nói chung và về nhân vật trong thể loại này nói riêng trong văn học trung đại của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc; (2) Khảo sát, thống kê, phân loại và mô tả một số kiểu nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc; (3) Phân tích và luận giải những phương diện văn hóa truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc nhìn từ các loại hình nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này là nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại của Việt Nam và Hàn Quốc dưới góc nhìn so sánh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một đề tài luận án tiến sĩ theo quy định, trên cơ sở giới thuyết về thể loại truyện kỳ ảo trong văn học trung đại Việt Nam và Hàn Quốc, chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu của luận án là: * Truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam trong các tập truyện sau đây: (1) Thiền uyển tập anh ngữ lục (khuyết danh), gồm 21 truyện kỳ ảo (viết tắt là: TUTANL); (2) Việt điện u linh tập (Lý Tế Xuyên), gồm 40 truyện kỳ ảo (viết tắt là VĐUL); (3) Lĩnh Nam chích quái ngữ lục (Vũ Quỳnh và Kiều Phú), gồm 36 truyện kỳ ảo (viết tắt là LNCQNL); (4) Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông), gồm 15 truyện kỳ ảo (viết tắt là: TTDT); (5) Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), gồm 20 truyện kỳ ảo (viết tắt là TKML); (6) Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh), gồm 38 truyện kỳ ảo (viết tắt là LTKVL); (7) Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), gồm 04 truyện kỳ ảo (viết tắt là TKTP); (8) Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án), gồm 41 truyện (viết tắt là: TTNL); (9) Thính văn dị lục (khuyết danh), gồm 15 truyện kỳ ảo. 4 Tổng số: 230 truyện kỳ ảo. * Truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc trong các tập truyện sau đây: (1) Tam quốc di sự (Nhất Nhiên), gồm 86 truyện kỳ ảo; (2) Dung Trai tùng thoại (Thành Hiện), gồm 12 truyện kỳ ảo; (3) Thù dị truyện (khuyết danh), gồm 27 truyện kỳ ảo; (4) Kim Ngao tân thoại (Kim Thời Tập), gồm 05 truyện kỳ ảo (viết tắt là: KNTT); (5) Xí Trai ký dị (Thân Quang Hán), gồm 04 truyện kỳ ảo; (6) Tam thuyết ký - hoa sử (khuyết danh) gồm 09 truyện kỳ ảo. Tổng số: 143 truyện kỳ ảo. Trên thực tế của bức tranh thể loại truyện kỳ ảo, ở Việt Nam còn có thể kể đến các truyện trong Tam tổ thực lục (khuyết danh), Nam Ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng), Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Sơn cư tạp thuật (Đan Sơn biên soạn), Hát Đông thư dị (Nguyễn Thượng Hiền), Vân nang tiểu sử (Phạm Đình Dục)… song do năng lực cũng như khuôn khổ của một luận án, chúng tôi không đưa vào đối tượng khảo sát. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chính sau đây: (1) Phương pháp loại hình học văn học và tiếp cận văn học theo thể loại: Loại hình học văn học hướng tới việc xác định và chỉ ra những đặc điểm chung mang tính loại hình trong thể loại nói chung, trong việc xây dựng nhân vật trong thể loại truyện kỳ ảo trung đại của Việt Nam và Hàn Quốc. Tuy nhiên, để tránh sơ lược hóa và khiên cưỡng vấn đề, trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi luôn dành sự quan tâm thỏa đáng đến tính đặc thù dân tộc cũng như sự khác biệt trong cá tính sáng tạo của từng tác giả truyện và tập truyện kỳ ảo trung 5 đại của hai nước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng luôn tuân thủ những định hướng mang tính phương pháp của việc nghiên cứu thể loại để có những nhìn nhận về các vấn đề của nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt - Hàn trong đặc trưng, nguyên tắc tổ chức của thể loại, có sự giao thoa, tiếp nhận kinh nghiệm nghệ thuật của các thể loại khác, nhất là những giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển. Phương pháp này đã giúp cho chúng tôi, từ những nghiên cứu sâu về nhân vật mà chỉ ra được những đặc trưng mang tính lịch sử trong sự phát triển của thể loại truyện kỳ ảo trong văn học trung đại Việt Nam và Hàn Quốc. (2) Phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa: Văn học là một thành tố đặc biệt của văn hóa. Phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa giúp chúng tôi có cái nhìn mang tính liên ngành, đặt văn học trong văn hóa dân tộc mỗi quốc gia để luận giải các nội dung nghiên cứu. Nhân vật là sự thể hiện của con người hay mang ý nghĩa con người nói chung và vì thế, qua con người chúng ta sẽ thấy những đặc điểm phức hợp của văn hóa. Chúng tôi cho rằng, qua nhân vật trong truyện ngắn trung đại Việt Nam và Hàn Quốc, các nhà văn đã thể hiện được nhiều phương diện của văn hóa truyền thống. (3) Phương pháp so sánh văn học: Đây là một phương pháp được sử dụng nhằm so sánh việc thể hiện các kiểu nhân vật cũng như sự thể hiện các yếu tố văn hóa truyền thống hai quốc gia qua việc thể hiện nhân vật, cũng như sự khác biệt trong một số phương thức nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt - Hàn. Phương pháp này cũng giúp cho chúng tôi, ở một số nội dung nhất định, chỉ ra những kế thừa, cách tân trong việc thể hiện nhân vật giữa các nhà văn theo tiến trình lịch sử phát triển thể loại ở hai đất nước. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi cũng sử dụng kết hợp các thao tác khác như: Pháp phân tích tác phẩm văn học Phương pháp thống kê - phân loại, Phương pháp cấu trúc - hệ thống… 6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Đề xuất khái niệm truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc với những tiêu chí để nhận diện tác phẩm trong bức tranh thể loại văn học trung đại của hai đất nước. 5.2. Khảo sát, thống kê danh mục 373 truyện kỳ ảo trung đại (Việt Nam: 230 truyện; Hàn Quốc: 143 truyện) từ các tập truyện của Việt Nam và Hàn Quốc, trong đó có 03 tập truyện kỳ ảo của Hàn Quốc chưa được dịch ra tiếng Việt và giới thiệu ở Việt Nam (tổng số truyện do chúng tôi dịch là 40 truyện, những tập truyện này do chúng tôi tạm dịch từ bản tiếng Hàn). 5.3. Luận án là công trình khoa học đầu tiên đặt ra và nghiên cứu một cách hệ thống về nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc dưới góc nhìn so sánh. Qua đó, các vấn đề quan niệm về thể loại, các kiểu nhân vật cơ bản, vấn đề nhân vật và sự thể hiện các yếu tố văn hóa truyền thống hai quốc gia trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc đã được luận giải hệ thống, toàn diện và thỏa đáng. Ngoài ra, công trình nghiên cứu của chúng tôi hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giới nghiên cứu, phê bình văn học, giảng dạy và dịch thuật văn học trung đại Việt Nam và Hàn Quốc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận giải một cách tương đối thỏa đáng về thể loại truyện kỳ ảo trung đại cũng như có những khái quát khá đầy đủ về vấn đề xây dựng nhân vật trong thể loại này, đặc biệt là mối quan hệ giữa việc thể hiện nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại với việc phản ánh các chiều cạnh văn hóa truyền thống của hai quốc gia, ít nhiều ở đó là phương thức tư duy văn học của các tác giả tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam và Hàn Quốc. - Ý nghĩa thực tiễn: Từ quan niệm về thể loại truyện kỳ ảo, đề tài nghiên cứu của luận án đã có những khảo sát, thống kê, phân tích và luận giải tương đối 7 thấu đáo về vấn đề nhân vật, sự thể hiện các kiểu nhân vật, mối quan hệ của nhân vật với sự biểu hiện các yếu tố văn hóa truyền thống hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận án được triển khai trên 4 chương sau đây: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài (18 tr, từ trang 9 đến trang 26); - Chương 2: Một số vấn đề lý thuyết liên quan và cơ sở hình thành thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc (33 trang, từ trang 27 đến trang 59); - Chương 3: Đặc điểm một số kiểu nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc (47 trang, từ trang 60 đến trang 106); - Chương 4: Sự thể hiện các chiều cạnh văn hóa qua hình tượng nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc (40 trang, từ trang 107 đến trang 146). 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trong phần này, chúng tôi khái thuật những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo trung đại của Việt Nam và Hàn Quốc trên hai nội dung căn bản là những nghiên cứu về thể loại nói chung và những nghiên cứu đi sâu về vấn đề nhân vật nói riêng. Do những hạn chế về nguồn tư liệu nên những thành tựu nghiên cứu sẽ được trình bày chủ yếu trên cơ sở tài liệu đã được xuất bản, dịch thuật ở Việt Nam là chủ yếu; phía Hàn Quốc, chúng tôi chỉ điểm một số công trình có giá trị và thực sự tiêu biểu, có những đề cập trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của luận án này. Vì thể loại truyện truyền kỳ là một bộ phận của loại hình truyện kỳ ảo trung đại nên trong trình bày này, những nghiên cứu về các phương diện của truyện truyền kỳ cũng sẽ được chúng tôi điểm đến. 1.1. Những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc 1.1.1. Những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam Truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam là một thể loại độc đáo, có lịch sử hình thành, vận động và phát triển lâu dài trong lịch sử văn học dân tộc. Vì thế, ngay từ khi xuất hiện, nó đã thu hút được sự quan tâm nhất định của các học giả đương thời. Bằng chứng là các lời đề tựa, bạt, bình phẩm… của các nhà nho ngay và sau khi tác phẩm xuất hiện. Tất nhiên, sự hình dung về truyện kỳ ảo như một thể loại văn học độc lập còn chưa được quan tâm thỏa đáng như chính sự đóng góp của nó vào bức tranh lịch sử văn học dân tộc. Một số học giả như Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Hà Thiện Hán, Ngô Thì Hoàng, Nguyễn Hành, Tín Như Thị, Trần Danh Lưu, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Nguyễn Thượng Hiền… vẫn mãi lưu lại tên tuổi của mình cùng với các tập truyện như Lĩnh Nam chích quái lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Lan Trì kiến văn lục, Nam Ông mộng lục, Công dư tiệp ký… Các bài tựa, bạt, giới thiệu của các nhà nho trên thực chất mới chỉ là những phẩm bình, những ngẫm ngợi mang tính sẻ chia của người 9 đương thời hoặc đời sau khi thấy tác phẩm những thú vị hay những ý nghĩa nhân sinh, xã hội nào đó mà họ tâm đắc. Dầu vậy, một số gợi dẫn của họ cũng có những giá trị định hình đầu tiên cho nhà nghiên cứu sau này khi tiếp cận tác phẩm. Khi khoa nghiên cứu văn học bắt đầu hình thành với tính chất chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu văn học dân gian và văn học cổ trung đại đã có sự quan tâm sâu hơn và cũng có những nghiên cứu, nhận định đánh giá bài bản hơn về một số tập truyện kỳ ảo tiêu biểu như Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Lan Trì kiến văn lục, Truyền kỳ tân phả… Hầu hết các công trình như Việt Nam văn học sử yếu [77], Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam [253], [254], [255], Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII [123], Văn học trung đại Việt Nam [167], [169], Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán (4 tập) [187], Truyện truyền kỳ Việt Nam [26], Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại [162], Giáo trình văn học trung đại Việt Nam [279], [280], Văn học trung đại Việt Nam những công trình nghiên cứu [343], Khảo và luận một số tác gia tác phẩm văn học trung đại Việt Nam [248], [250]… cho đến các bài viết, các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về truyện/ văn xuôi tự sự/ truyện truyền kỳ thì một số vấn đề về thể loại truyện kỳ ảo trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật đã được đề cập, tuy mức độ nông sâu có khác nhau. Ở phạm vi xem xét những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm và một tập truyện truyền kỳ, chúng ta có thể nhắc tới các bài viết như: “Cấu trúc phức của thời gian trần thuật trong Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Kim Châu [18], “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ” [106] và “Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục” [109] của Nguyễn Phạm Hùng, “Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kỳ mạn lục” của Kawamoto Kurive [119], “Chuyện người con gái Nam Xương (Ngữ văn 9, tập 1)” của Nguyễn Đăng Na [165], “Tìm hiểu truyện Hoa quốc kỳ duyên” [171] và “Cái bóng và những khoảng trống trong văn chương” [176] của Nguyễn Nam, “Truyền kỳ mạn lục và sự thể hiện tư tưởng ẩn dật của Nguyễn Dữ” [59] và “Thể nghiệm lối sống ẩn dật của Nguyễn Dữ qua 10 Truyện Từ Thức lấy vợ tiên” [260] của Lê Văn Tấn, “Đoàn Thị Điểm và Truyền kỳ tân phả” của Bùi Thị Thiên Thai [262]… Nhìn chung trong các nghiên cứu trên đây, truyện kỳ ảo đã được chú ý, được đánh giá cao từ các tiếp cận đa chiều như tiếp cận văn bản học, văn hóa học, thi pháp học, tự sự học… nhằm hướng đến đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện. Nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh khẳng định truyện kỳ ảo “đóng góp cho văn học những hình tượng nhân vật đẹp, những hình thức diễn đạt hay” khi nhắc đến Lĩnh Nam chích quái lục [123, tr.343]. Bùi Văn Nguyên khi đánh giá về TKML đã khẳng định tập truyện này giữ vai trò “tác phẩm xuất sắc, dẫn đầu trong loại văn truyền kỳ” [197, 132]. Golưigina K.I đánh giá TKML là “tập sách độc nhất vô nhị trong các truyện ngắn Việt Nam” [74, tr.20]. Còn Vũ Thanh khi đánh giá về Nam Ông mộng lục cũng cho rằng nó đã “góp phần tạo ra một cuộc cách tân mới trong sự phát triển nghệ thuật của truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam” [272, tr.70]… Ở phạm vi so sánh giữa hai tác phẩm trong một tập truyện hoặc so sánh giữa các tập truyện kỳ ảo với nhau, các nhà nghiên cứu truyện kỳ ảo đã đặt truyền kỳ Việt Nam trong không gian văn hóa, văn học dân tộc cũng như trong mối quan hệ với văn hóa, văn học nước ngoài (Trung Hoa). Đó là những nghiên cứu truyện kỳ ảo trong mối liên hệ với truyện kể dân gian. Nhiều sự tương đồng về cốt truyện, kết cấu, motip, nhân vật, sự kiện, tình tiết… cho đến thế giới quan, nhân sinh quan của truyện kể dân gian và truyện kỳ ảo đã được tiến hành so sánh một cách tương đối công phu. Thành tựu nghiên cứu theo hướng này khá nhiều và theo khảo sát của chúng tôi trong hầu hết các nghiên cứu trường hợp cũng như những nghiên cứu tổng quát, các nhà nghiên cứu đều đã đi đến thống nhất khẳng định rằng: truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam có sự gắn bó khăng khít với văn học dân gian, nhiều yếu tố, nhiều kinh nghiệm nghệ thuật của tác giả dân gian đã được các nhà truyền kỳ tiếp thu để tạo nên những tác phẩm đặc sắc. Ví như khi nghiên cứu truyện ngắn trung đại, Nguyễn Đăng Na đã cho rằng truyện ngắn ở các thế kỷ XV, XVI đã “vươn tới việc dựa vào các motip truyện dân gian tạo ra những câu chuyện mới, mang ý nghĩa thời sự - xã hội…” [167, tr.35]. Vũ 11 Thanh cũng khẳng định: “… Văn học dân gian sẽ tác động đến suốt quá trình hình thành và phát triển của thể loại, khiến cho nhà văn trong khi sáng tác khó mà thoát ra khỏi những tác động mọi mặt của nó (từ kết cấu, ngôn ngữ, hành động của nhân vật cho đến việc mô tả ngoại hình nhân vật…)” [270, tr.742]. Trong luận án tiến sĩ của mình, Nguyễn Thị Kim Ngân dành công phu khảo sát thống kê và đưa ra con số: “1/3 trong tổng số các motip của truyền kỳ được tìm thấy trong bảng danh mục các motip của văn học dân gian” [184]. Ngoài ra cũng có thể kể ra đây một số nghiên cứu có giá trị khác như: “Mối liên hệ giữa Truyền kỳ tân phả và lễ hội dân gian” [265], “Cái kỳ ảo từ Truyền kỳ mạn lục đến Lan Trì kiến văn lục” [209], “Truyện truyền kỳ Việt Nam: Sự kết hợp giữa văn hóa bác học và truyền thống dân gian” [196]… Về nghiên cứu so sánh truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam với văn hóa, văn học nước ngoài, chúng tôi điểm ở đây thành tựu của các nghiên cứu so sánh truyện kỳ ảo Việt Nam với Trung Hoa (với Hàn Quốc chúng tôi sẽ tách riêng để trình bày thành một tiểu mục khác). Về cơ bản, khi so sánh truyện kỳ ảo/ truyền kỳ của Việt Nam với Trung Hoa, hầu hết các nhà nghiên cứu đi đến khẳng định theo hai hướng: Một là, nhiều truyện/ tập truyện của Việt Nam là sự tiếp thu truyền thống chích quái, truyền kỳ, chí dị của Trung Hoa trên khá nhiều mặt; Hai là khẳng định những điểm sáng tạo của tác giả truyện kỳ ảo/ truyền kỳ Việt Nam khi đưa vào đó không gian, thời gian, văn hóa, núi sông, linh vật và các phương diện đặc điểm lịch sử, xã hội cũng như con người Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Thành tựu theo hướng này khá nhiều. Sớm nhất có thể kể đến Hà Thiện Hán khi viết tựa cho TKML của Nguyễn Dữ đã nêu ra rằng: “… xem văn từ thì không vượt ra ngoài phên giậu của Tông Cát” [115, tr.204]. Tiếp đó là các nghiên cứu của K.I.Golưgina trong “Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” [138], B.L.Riptin trong “Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc) với Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Hàn Quốc), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Việt Nam) và Cà tỳ tử của Asai Rey (Nhật Bản) [12], Kawamoto Kurive trong “Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kỳ mạn 12 lục” [119], Trần Ích Nguyên trong Nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Trung - Việt [201], Trần Nghĩa trong “Thử so sánh Truyền kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân thoại” [186], “Lược đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ các nước trong khu vực” [188], “Chỗ khác nhau giữa tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ các nước trong khu vực” [189], Nguyễn Nam trong “Quá trình truyền nhập và lưu hành Tiễn đăng tân thoại ở Việt Nam” [172], Phiên dịch học lịch sử - văn hóa, trường hợp “Truyền kỳ mạn lục” [174], Phạm Tú Châu trong “Về mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” [19], Nguyễn Đăng Na với “Truyền kỳ mạn lục dưới giác độ so sánh” [164]… Một số nhận định đáng chú ý như: “… Trái lại, chính tác phẩm của Cù Hựu, như ta đã thấy, là một gợi ý quan trọng về cách chọn đề tài và một kiểu mẫu hấp dẫn về cách vận dụng thể loại giúp Nguyễn Dữ làm nên kiệt tác của mình” [186], “Truyện của Cù Hựu là “tài liệu” đặc sắc đối với Nguyễn Dữ, từ đó ông tạo nên thế giới truyện ngắn huyền diệu của mình… Ông luôn đổi tên nhân vật, thời gian hành động và không gian địa lý, chuyển địa điểm hành động sang Việt Nam…” [138], “… Nguyễn Dữ là người Việt Nam đầu tiên dùng thuật ngữ truyền kỳ để đặt tên cho tác phẩm của mình. Có thể nói, ông là cha đẻ của thể loại truyền kỳ Việt Nam…” [164]… Một số công trình nghiên cứu khác thì đặt vấn đề ảnh hưởng nhiều mặt của văn hóa, văn học, các hệ tư tưởng, các triết thuyết tôn giáo Trung Hoa đến sáng tác truyện kỳ ảo Việt Nam. Đây là cách mà nhà nghiên cứu đặt truyện kỳ ảo trong bối cảnh không - thời gian văn hóa, tư tưởng xã hội chung của khu vực Đông Á. Đường hướng này cũng sẽ có những khai mở thú vị về việc xác định những phương diện giá trị nội dung cũng như nghệ thuật truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể tới như nghiên cứu của Trần Nghĩa, của Trần Đình Sử, Phạm Tú Châu, Trần Ích Nguyên, Trần Lê Bảo, Lê Thu Yến… Một số nhận xét đáng chú ý như: “Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với số tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam kể trên, nhất là loại tiểu thuyết truyền kỳ, chí quái chủ yếu thể hiện trên ba mặt: cấu trúc tác phẩm, xây dựng nhân vật, thiết 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan