Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhân vật thánh mẫu trong văn học và trong tín ngưỡng, lễ hội dân gian việt nam...

Tài liệu Nhân vật thánh mẫu trong văn học và trong tín ngưỡng, lễ hội dân gian việt nam

.PDF
117
21
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG TUYẾT NHUNG NHÂN VẬT THÁNH MẪU TRONG VĂN HỌC VÀ TRONG TÍN NGƯỠNG, LỄ HỘI DÂN GIAN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Văn học Dân gian Hà Nội - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG TUYẾT NHUNG NHÂN VẬT THÁNH MẪU TRONG VĂN HỌC VÀ TRONG TÍN NGƯỠNG, LỄ HỘI DÂN GIAN VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Dân gian Mã số: 60.22.36 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nguyệt Hà Nội - 2009 1 Lời cảm ơn Hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Nguyệt, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ sở đào tạo và toàn thể thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình góp ý, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, dẫu còn nhiều thiếu sót, tôi mong bản luận văn này sẽ được xem như một lời cảm ơn gửi tới gia đình và những người thân yêu, đặc biệt là người bạn đời của tôi đã luôn là chỗ dựa và là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần để tôi hoàn thành luận văn này. Hoàng Tuyết Nhung 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Lịch sử vấn đề 7 2.1. Tình hình nghiên cứu Đạo Mẫu ở nước ta 7 2.2. Tình hình nghiên cứu nhân vật Thánh Mẫu từ góc độ văn hóa – văn học 10 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 11 3.1. Mục đích nghiên cứu 11 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 11 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12 4.1. Đối tượng nghiên cứu 12 4.2. Phạm vi nghiên cứu 12 5. Phương pháp nghiên cứu 12 6. Những đóng góp của luận văn 12 7. Kết cấu của luận văn 12 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO MẪU 13 1.1. Cơ sở cho sự ra đời Đạo Mẫu ở Việt Nam 13 1.1.1. Việt Nam ở vào cái nôi của văn hóa trọng Mẫu 13 1.1.2. Tinh thần trọng Mẫu thể hiện trong mọi mặt của đời sống xã hội 16 Việt Nam 1.2. Các tôn giáo lớn du nhập vào Việt Nam không thay thế được Đạo Mẫu 20 1.2.1. Mối tương quan của Đạo Mẫu với Phật giáo, Thiên Chúa giáo 20 1.2.2. Địa vị của Đạo Mẫu trong tâm thức nhân dân 23 1.3. Phân loại các Nữ thần, Mẫu thần 25 1.3.1. Khái niệm Nữ thần 25 1.3.2. Khái niệm Thánh Mẫu 25 1.4. Đạo Mẫu: Điện thờ, truyền thuyết, nghi lễ và lễ hội 28 1.4.1. Điện thờ Đạo Mẫu 28 3 1.4.2. Truyền thuyết Đạo Mẫu 29 1.4.3. Đạo Mẫu: Nghi thức và lễ hội 32 Tiểu kết chương 1 35 Chương 2: HÌNH TƯỢNG THÁNH MẪU LIỄU HẠNH, THIÊN Y A NA 36 THÁNH MẪU, LINH SƠN THÁNH MẪU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN 2.1. Hình tượng Thánh Mẫu trong kiểu truyện Thánh Mẫu 36 2.1.1. Xác lập kiểu truyện dân gian về Thánh Mẫu 36 2.1.2. Hình tượng Thánh Mẫu qua khảo sát kết cấu và nội dung 39 của kiểu truyện Thánh Mẫu 2.2. Hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Linh 43 Sơn Thánh Mẫu qua khảo sát các motif chính xây dựng nên kiểu truyện 2.2.1. Bảng kê văn bản truyện kể dân gian về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, 43 Thiên Y A Na Thánh Mẫu và Linh Sơn Thánh Mẫu 2.2.2. Các motif chính của kiểu truyện Thánh Mẫu 49 2.2.2.1. Motif giáng trần – kết hôn cùng người trần 49 2.2.2.2. Motif quyền phép oai linh 54 2.2.2.3. Motif hiển linh âm phù 59 Tiểu kết chương 2 60 Chương 3: THÁNH MẪU LIỄU HẠNH, THIÊN Y A NA THÁNH MẪU, 62 LINH SƠN THÁNH MẪU TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, LỄ HỘI DÂN GIAN 3.1. Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Linh Sơn 62 Thánh Mẫu trong đời sống tín ngưỡng dân gian 3.1.1. Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống tín ngưỡng dân gian 62 3.1.2. Thiên Y A Na Thánh Mẫu trong đời sống tín ngưỡng dân gian 69 3.1.3. Linh Sơn Thánh Mẫu trong đời sống tín ngưỡng dân gian 78 3.2. Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Linh Sơn 82 Thánh Mẫu trong lễ hội dân gian 3.2.1. Các lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh 4 83 3.2.2. Các lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu 88 3.2.2.1. Lễ hội Điện Hòn Chén Huế 88 3.2.2.2. Lễ hội Tháp Bà Nha Trang 92 3.2.3. Lễ hội Linh Sơn Thánh Mẫu 94 3.3. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và tín ngưỡng, lễ hội dân gian qua 95 khảo sát nhân vật Thánh Mẫu Tiểu kết chương 3 100 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 108 5 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn hóa dân gian là dòng chảy mạnh mẽ và vô tận trong đời sống nhân loại. Đến với văn hóa dân gian không phải chỉ là về nguồn mà còn là “đến hiện đại từ truyền thống” (chữ dùng của Trần Đình Hượu). Chúng tôi đặc biệt có hứng thú với hình tượng Thánh Mẫu trong văn hóa dân gian. Lý do thứ nhất, Đạo Mẫu là Đạo của dân gian, Đạo của dân tộc ta, được ươm mầm và đâm chồi nảy lộc trên chính mảnh đất này. Các tôn giáo, tín ngưỡng được “bứng trồng” vào Việt Nam đều được “bản xứ hóa” sao cho hợp với “cái tạng” của người Việt Nam nhưng dù sao cái căn bản của tôn giáo, tín ngưỡng ấy thì được bảo tồn vì thế nó luôn gợi nhớ nhiều hơn đến cội gốc của nó. Cho nên Đạo Mẫu thể hiện rõ ràng, đầy đủ bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc ta. Đồng thời cho thấy sự pha trộn, giao thoa tôn giáo, tín ngưỡng phức tạp mà vô cùng độc đáo, lý thú ở văn hóa dân gian Việt Nam. Lý do thứ hai, hình tượng Thánh Mẫu là hình tượng tiêu biểu và tối cao của hệ thống Nữ thần Việt Nam. Ở đó quy tụ sự tiếp nối và các bước phát triển của tín ngưỡng tôn thờ Nữ thần. Cho nên khảo sát các Thánh Mẫu tiêu biểu ở cả ba miền (Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở miền Bắc, Thiên Y A Na Thánh Mẫu ở miền Trung và Linh Sơn Thánh Mẫu ở miền Nam) chúng ta vừa có cái nhìn chung nhất về một loại tín ngưỡng phổ biến của nhân loại – tôn thờ Nữ thần, vừa phát hiện và quy luật hóa, bản chất hóa về một tín ngưỡng thuần Việt – Đạo Mẫu. Thêm nữa, chúng tôi nhận thấy hình tượng Thánh Mẫu quy tụ các giá trị văn hóa – nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và định lượng ở một mức độ nào đó thì có thể thấy là giàu có. Và nhận định sau đây của Giáo sư Ngô Đức Thịnh là gợi ý quý báu để chúng tôi quyết định chọn làm đề tài này: “Trong các loại hình văn hóa của con người có một dạng thức văn hóa khá đặc thù, đó là “văn hóa tôn giáo” (…) Đối với một số tín ngưỡng hay tôn giáo sơ khai, chúng ta cũng có thể dõi thấy những dạng thức văn hóa, những quá trình tích hợp văn hóa – nghệ thuật như vậy, trong đó Đạo Mẫu (…) là một thí dụ khá tiêu biểu.” [57; 70]. Xuất phát từ lý do hình tượng Thánh Mẫu là sự tích hợp các giá trị văn hóa – nghệ thuật, chúng tôi khảo sát nhân vật Thánh Mẫu ở cả ba phương diện: văn học, tín 6 ngưỡng và lễ hội dân gian. Đây là hướng nghiên cứu đồng thuận trong xu hướng đặt văn học dân gian trong tổng thể văn hóa dân gian. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Tình hình nghiên cứu Đạo Mẫu ở nước ta Chúng tôi nhận thấy tư liệu nghiên cứu về Đạo Mẫu rất phong phú nhưng với một đối tượng phức tạp, bộn bề là Đạo Mẫu, có rất nhiều cách lý giải, nhìn nhận khác nhau. Tuy vậy, tựu chung chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu đều khẳng định Đạo Mẫu là một tín ngưỡng bản địa, chứa đựng bản sắc của dân tộc Việt Nam, cần được bảo tồn và phát huy, đồng thời cũng cần gạt bỏ dần những yếu tố mê tín, dị đoan và vun đắp tinh thần nhân bản vốn là gốc rễ của Đạo Mẫu. Các tác giả Đinh Gia Khánh, Trần Quốc Vượng, Vũ Ngọc Khánh, Văn Đình Hy, Ngô Đức Thịnh, Trần Lâm Biền, Đặng Văn Lung, Nguyễn Minh San, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Đăng Duy, Sakaya ... là những nhà nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa dân gian nói chung và Đạo Mẫu nói riêng. Chúng tôi nhận thấy tư liệu nghiên cứu về Đạo Mẫu gồm ba nhóm như sau: - Nhóm các bài nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu: Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam (Đinh Gia Khánh) [23], Đạo Mẫu, từ nhận thức tới thực tiễn [58]; Nhận thức về Đạo Mẫu và một số hình thức shaman của các dân tộc nước ta [59] (Ngô Đức Thịnh), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở xứ Lạng (Thùy Linh) [33], Tục thờ Po Nagar của người Chăm tương quan với tín ngưỡng thờ Nữ thần tại Việt Nam (Nguyễn Đức Toàn) [65], Bước đầu tìm hiểu đặc trưng của điện thờ Mẫu (Nguyễn Minh San) [48], Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức loài người nói chung, người Việt Nam nói riêng và lễ hội Phủ Giầy (Trịnh Quang Khanh) [22]. Đây là tư liệu quan trọng giúp chúng tôi soi sáng nhân vật phụng thờ trong đời sống tín ngưỡng dân gian. - Nhóm các bài nghiên cứu về lễ hội nói chung và lễ hội Mẫu nói riêng: Lễ hội: Một cái nhìn tổng thể (Trần Quốc Vượng) [73], Thử tìm hiểu quan hệ giữa lễ hội với các tín ngưỡng dân gian (Nguyễn Quang Lê) [32], Lễ hội và tâm linh người Việt (Chu Quang Trứ) [67], Tiếp cận lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ (Nguyễn Phương Thảo) [52], Lễ hội Phủ Giầy và việc quản lí lễ hội trên địa bàn 7 tỉnh Nam Định (Nguyễn Văn Xuyên) [74], Bức tranh văn hóa dân gian: Lễ hội Phủ Giầy (Thang Ngọc Pho) [40]. Đặc biệt, hai công trình dày dặn Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (nhiều tác giả) [39] và Lễ hội Việt Nam do Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý đồng chủ biên [72] là pho từ điển về lễ hội Việt Nam với hơn 300 lễ hội cổ truyền và được sắp xếp theo các địa phương của ba miền Bắc – Trung – Nam. - Nhóm các bài nghiên cứu bàn về các hiện tượng đáng chú ý trong nghi thức thờ Mẫu: Hát văn và nghi thức hầu bóng là hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể [55]; Lên đồng – hành trình của thần linh và thân phận [61] (Ngô Đức Thịnh), Lên đồng, một sinh hoạt tâm linh mang tính trị liệu? (Nguyễn Kim Hiền) [15], Hiện tượng giáng bút ở Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh) [27]... Đây là các bài nghiên cứu nhằm vén bức màn thần bí trong các nghi thức thờ Mẫu. Công việc này đòi hỏi sự hợp tác của nhiều ngành khoa học và cả lĩnh vực tôn giáo, tâm linh mới mong tìm được lời giải đáp sáng rõ hơn. Các công trình nghiên cứu tổng thể tín ngưỡng, văn hóa dân gian cũng dành những trang đáng kể cho Đạo Mẫu, như: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam [54], Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền [60]… Trong đó cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của GS. TSKH Trần Ngọc Thêm phân tích khá sâu và khoa học về tinh thần trọng Mẫu của văn hóa Việt Nam. Cũng có những bài nghiên cứu đi vào các Thánh Mẫu cụ thể. Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Mẫu Thiên Y A Na và Linh Sơn Thánh Mẫu xuất hiện nhiều lần trong tư cách là đối tượng chính của các bài nghiên cứu. Nhưng nhân vật Thánh Mẫu được các tác giả dành nhiều giấy mực thể hiện hơn cả là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cho biết nhân vật Thánh Mẫu mà ông trăn trở nhất chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ông đã viết hầu hết các vấn đề xung quanh tín ngưỡng Mẫu Liễu nhưng bản thân nhân vật Liễu Hạnh vẫn là một thách thức đối với ông. Cũng có khá nhiều nhà nghiên cứu miệt mài giấy mực cho Mẫu Liễu và những vấn đề xung quanh tín ngưỡng Mẫu Liễu: Tục thờ Mẫu Liễu Hạnh – một sinh hoạt tín ngưỡng – văn hóa cộng đồng (Ngô Đức Thịnh) [56], Theo bước chân của Vân Cát Thần Nữ (Phạm Quỳnh Phương) [42], Mẫu Liễu – Phủ Giầy trong bối cảnh các trung tâm thờ Mẫu ở nước ta (Nguyễn Minh 8 San) [49], Từ Phật Mẫu Man Nương đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Nguyễn Thị Huế) [18], Tục thờ Liễu Hạnh trong hệ thống thờ Nữ thần của người Việt (Qua một số đền chùa ở Hà Nội) (Lê Sỹ Giáo – Phạm Quỳnh Phương) [12], Xung quanh tín ngưỡng dân dã: Mẫu Liễu và điện thờ (Trần Lâm Biền) [2], Phủ Dầy một trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam (Vũ Huy Toàn) [66], Tìm hiểu mối quan hệ tín ngưỡng trong quần thể di tích Phủ Giầy (Phạm Quỳnh Phương) [41]. Vũ Ngọc Khánh cũng là một trong những nhà nghiên cứu dành nhiều tâm sức cho văn hóa Thánh Mẫu. Ông dành nhiều trang viết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong công trình nghiên cứu về Tứ bất tử. Những công trình tiếp theo của Vũ Ngọc Khánh như: Vân Cát thần nữ, Công chúa liễu Hạnh, Chúa Liễu qua nguồn thư tịch, Đề tài chúa Liễu qua folklore xứ Lạng ... đã phân tích những truyện kể, sự tích về Bà Chúa Liễu để đưa ra những nhận xét có giá trị về vai trò của Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống dân gian. Thiên Y A Na Thánh Mẫu cũng được các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đặc biệt để tâm. Các bài nghiên cứu về nhân vật này có: Quá trình chuyển hóa từ Pô I – nư Nư – ga (Chàm) đến Thiên Y A Na (Việt) (Văn Đình Hy) [20]; Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung do Nguyễn Hữu Thông chủ biên [62], Tháp Bà Thiên Y A Na – Hành trình của một Nữ thần của Ngô Văn Doanh [5]… Cuốn Tháp Bà Thiên Y A Na – Hành trình của một Nữ thần của Ngô Văn Doanh phục dựng đầy đủ và thuyết phục về tiến trình từ Mẹ xứ sở Chăm (Nữ thần bản địa) đến Nữ thần Bhagavati (Nữ thần Ấn giáo) đến Nữ thần Pô Inư Nagar (Chăm hóa Nữ thần Ấn giáo) rồi đến Nữ thần Thiên Y A Na (Việt hóa Nữ thần Chăm). Cuốn Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung là một công trình khảo cứu về “các lớp áo văn hóa” của Nữ thần Thiên Y A Na. Ngoài ra, trong các cuốn sách về Đạo Mẫu, về văn hóa dân gian thường có những chương, mục, phần bàn về các Thánh Mẫu cụ thể. Riêng Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn góp mặt trong tứ bất tử của Việt Nam nên trong cuốn Tứ bất tử (Bốn vị Thánh bất tử) của Vũ Ngọc Khánh – Ngô Đức Thịnh [24], các vấn đề xung quanh Thánh Mẫu Liễu Hạnh được trình bày khá toàn diện, bao gồm: sự tích, huyền thoại, sinh hoạt văn hóa xung quanh chúa Liễu và một số tư liệu về Thánh 9 Mẫu Liễu Hạnh. Vũ Ngọc Khánh quan niệm Việt Nam có Đạo Thánh, các Thánh Mẫu là một hệ thống các Thánh trong Đạo Thánh, trong cuốn Đạo Thánh ở Việt Nam [28], chúng ta tìm được một số tư liệu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu và Linh Sơn Thánh Mẫu. Như vậy có thể thấy các công trình nghiên cứu về Đạo Mẫu khá phong phú và đạt được những kết quả nghiên cứu rất đáng ghi nhận. 2.2. Tình hình nghiên cứu nhân vật Thánh Mẫu từ góc độ văn hóa – văn học Nhân vật Thánh Mẫu vừa là đối tượng nghiên cứu của văn hóa học vừa là đối tượng nghiên cứu của khoa học ngữ văn. Kiểu truyện Thánh Mẫu cũng đã được nghiên cứu với những bài phân tích cụ thể về các motif trong truyền thuyết về Mẫu Liễu. Với Linh Sơn Thánh Mẫu thì hiện chưa có bài viết nào tìm hiểu các motif chính xây dựng nên nhân vật. Những bài nghiên cứu tìm hiểu hình tượng Mẫu Liễu từ góc độ văn học có: Những yếu tố cấu thành hình ảnh “Địa Tiên Thánh Mẫu” của Phan Đăng Nhật [38], đặc biệt, bài viết Sự vận động của truyền thuyết về Mẫu qua những truyện kể về Liễu Hạnh và truyền thuyết về Nữ thần Chăm của Trần Thị An [1] là đọc truyện kể về Liễu Hạnh và Thiên Y A Na bằng type và motif. Những bài nghiên cứu tìm hiểu Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ góc độ văn học – văn hóa học có: Đề tài chúa Liễu qua folklore xứ Lạng (Vũ Ngọc Khánh) [25], Mẫu Liễu và Quan Âm Thị Kính qua cảm quan sáng tạo dân gian (Hoàng Văn Trụ)[64], Liễu Hạnh trong “Vân Cát Thần Nữ” và Liễu Hạnh trong tâm thức dân gian (Lã Duy Lan)[31], Thử tìm hiểu cách xây dựng linh tượng Mẫu Liễu (Đặng Văn Lung)[34] ... Nhưng các bài nghiên cứu triển khai theo hướng ở góc độ văn học (tìm hiểu nhân vật bằng type và motif) và ở góc độ văn hóa (soi sáng nhân vật trong tín ngưỡng và lễ hội) thì chưa thấy nhiều. Đề tài cấp Đại học quốc gia Khảo sát một số kiểu truyện tiêu biểu về các nhân vật “Tứ bất tử” trong truyện kể dân gian Việt Nam của Tiến sĩ Nguyễn Thị Nguyệt [37] là gợi ý trực tiếp nhất cho luận văn này. Đề tài gồm có ba chương. Chương 1 và chương 2 là hai chương đọc truyện kể dân gian bằng type và motif, chương 3 là Các nhân vật “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng, lễ hội dân gian. Trong 10 chương 3 tác giả luôn gắn nhân vật phụng thờ với các yếu tố, nghi thức trong tín ngưỡng và lễ hội. Cùng với công tác nghiên cứu thì công tác sưu tầm, biên soạn văn học dân gian ở nước ta đạt được nhiều thành tựu và vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Nguồn văn bản truyện kể về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu: Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam [70], Các Nữ thần Việt Nam [14], Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam [28], Truyện kể Nam Bộ [16], Vân Cát thần nữ [26], Tứ bất tử [24], Văn hóa dân gian Khánh Hòa [30], Đạo Thánh ở Việt Nam [28]… Các Nữ thần Việt Nam của Đỗ Thị Hảo – Mai Thị Ngọc Chúc xuất bản năm 1993 chỉ có 75 truyện về Nữ thần thì 9 năm sau, cuốn Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh bổ sung thêm rất nhiều truyện, tăng lên thành 116 truyện. Cuốn Văn hóa dân gian Khánh Hòa của Trần Việt Kỉnh có nguồn bản kể phong phú về Thiên Y A Na Thánh Mẫu, cuốn Vân Cát thần nữ của Vũ Ngọc Khánh thu thập được nhiều nguồn tư liệu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát nhân vật Thánh Mẫu tiêu biểu, chúng tôi muốn soi sáng nhân vật từ góc độ văn học và góc độ văn hóa. Ở góc độ văn học, chúng tôi làm rõ ý nghĩa của kiểu truyện Thánh Mẫu và các motif xây dựng nên kiểu truyện này. Ở góc độ văn hóa, chúng tôi tìm hiểu các vấn đề xung quanh các nhân vật, làm rõ ý nghĩa của các lớp văn hóa bao quanh hình tượng Thánh Mẫu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giới thiệu tổng quan về Đạo Mẫu, làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu hình tượng Thánh Mẫu trong truyện kể, tín ngưỡng và lễ hội dân gian. - Xác định nội dung kiểu truyện Thánh Mẫu. Qua những motif chính xây dựng nên kiểu truyện, chỉ ra đặc điểm, ý nghĩa hình tượng và nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Khảo sát các nhân vật Thánh Mẫu trong tín ngưỡng và lễ hội dân gian Việt Nam; Nhân vật trung tâm là Thánh Mẫu thể hiện như thế nào trong mối quan hệ qua lại giữa truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội. 11 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân vật Thánh Mẫu, bao gồm Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu thể hiện trong văn học và trong văn hóa dân gian, cụ thể là thể hiện trong truyện kể dân gian và trong tín ngưỡng, lễ hội dân gian Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Truyện kể dân gian Việt Nam nằm trong type truyện Thánh Mẫu, trong đó tập trung vào những bản kể về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu và Linh Sơn Thánh Mẫu. - Tín ngưỡng dân gian xung quanh việc thờ Thánh Mẫu và những lễ hội Thánh Mẫu; Mối quan hệ giữa truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội dân gian xung quanh hình tượng Thánh Mẫu. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn của chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp cấu trúc – loại hình, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp liên ngành. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Về mặt tư liệu: tập hợp một nguồn tư liệu tương đối về Thánh Mẫu. - Về nội dung nghiên cứu: góp phần xây dựng ý nghĩa hình tượng Thánh Mẫu trong tâm thức dân gian, giải mã phần nào các vấn đề xung quanh tín ngưỡng, lễ hội Thánh Mẫu và xác lập kiểu truyện về Thánh Mẫu. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm ba phần lớn: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Phần nội dung gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về Đạo Mẫu Chương 2: Hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu trong truyện kể dân gian Chương 3: Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu trong đời sống tín ngưỡng, lễ hội dân gian. 12 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẠO MẪU 1.1. Cơ sở cho sự ra đời Đạo Mẫu ở Việt Nam 1.1.1. Việt Nam ở vào cái nôi của văn hóa trọng Mẫu Việt Nam thuộc hệ văn minh nông nghiệp lúa nước, sẽ có nhiều khác biệt với văn minh nông nghiệp khô và càng khác biệt với văn minh du mục. Khởi thủy của nhân loại là chế độ Mẫu hệ nhưng vai trò, vị trí của người phụ nữ ở các nền văn minh khác nhau là không ngang bằng nhau. Hẳn là vai trò, vị trí của người phụ nữ trong văn minh nông nghiệp lúa nước cao hơn nhiều so với vị trí, vai trò của người phụ nữ trong văn minh du mục. Trong một nền văn minh, yếu tố nào cần yếu hơn cả đương nhiên sẽ được đề cao. Sức vóc của người đàn ông sẽ là quan trọng trong văn minh du mục nhưng sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ sẽ được đề cao trong văn minh lúa nước. Tuy nhiên, dù là nền văn minh nào thì ở vào khởi thủy của nó, người phụ nữ đều được tôn trọng, thậm chí là tôn thờ. Cái chu kỳ mọc lặn của các thiên thể, chu kỳ luân chuyển giữa các mùa với chúng ta là bình thường thì với người nguyên thủy lại vô cùng bí ẩn. Người phụ nữ với những vòng kinh nguyệt đều đặn hẳn là kỳ bí vô cùng đối với nam giới. Người phụ nữ là người sinh con đẻ cái, nuôi con bằng dòng sữa chảy ra từ hai bầu ngực. Hẳn người nguyên thủy thấy ở đó những quyền năng lạ thường. Thật dễ hiểu khi người nguyên thủy bằng mối liên tưởng tương đồng sẽ suy ra thế lực sinh ra vũ trụ và vạn vật cũng là một vị Nữ thần, và sản vật mà họ lấy được từ thiên nhiên cũng tựa như dòng sữa chảy ra từ bầu ngực của bà Mẹ lớn thiêng liêng đó. Nhưng khi đi vào thời đại đồ sắt, người nam giới càng ngày càng ý thức được vai trò quan trọng của mình trong sinh tồn của cộng đồng. Người phụ nữ từ người làm chủ dần dần bị hạ thấp (nam giới ô uế hóa hiện tượng kinh nguyệt ở người phụ nữ, thậm chí người chồng sẽ giết người vợ nếu trong ngày thấy tháng mà vợ nằm lên tấm chăn của anh ta [21; 343]) và ở vào bước cực đoan nhất của tiến trình này, người phụ nữ trở thành sở hữu của nam giới. 13 Trong tín ngưỡng điều này thể hiện rất rõ, ban đầu, Thượng đế là Thượng đế nữ, pháp sư, người phân phát ân huệ từ Thượng đế cho con người cũng do nữ giới đảm nhận. Trong các câu chuyện về Nữ thần, đàn ông bị coi thường thậm chí bị hạ nhục, chỉ là thú tiêu khiển của các Nữ thần và các Nữ thần thay người tình như thay áo vậy. Dần dần, trên thế giới, tục thờ sinh thực khí không phải là cặp linga – yoli mà chỉ là sinh thực khí nam mà thôi. Nam thần dần thay thế Nữ thần, ở Hy Lạp và phương Tây người ta không còn tìm thấy Nữ thần nữa. Khi các tôn giáo độc thần ra đời, tín ngưỡng thờ Nữ thần mất hẳn ở nhiều nơi trên thế giới. Các tôn giáo độc thần đều coi trọng nam giới hơn nữ giới, nhưng cực đoan nhất là Hồi giáo, độc tôn nam giới, hạ giáng nữ giới xuống sát đất. Kinh Thánh rao giảng đàn bà là cánh cửa dẫn tới địa ngục; Kinh Koran quan niệm: “Đàn bà chỉ là quần áo của đàn ông”, “đàn bà là thửa ruộng để khai khẩn”, “đàn ông cao hơn đàn bà về nguồn gốc” [13]; phụ nữ không được bước vào Thánh đường để cầu nguyện. Ngay từ ban đầu, Việt Nam đã ở vào hệ văn minh coi trọng người phụ nữ nhất. Điều kiện sản xuất gắn liền với cây lúa và nước, đặc biệt thích ứng với sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ, vì thế, người Việt cổ tôn thờ nước, lúa, và người phụ nữ, trọng tính âm hơn tính dương. Quan niệm âm dương là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp lâu đời, nó bắt nguồn từ dân tộc Nam Á – Bách Việt cổ đại chứ không phải xuất phát từ Trung Quốc như nhiều người nhầm tưởng: “âm, dương trong tiếng Việt ngày nay là những từ vốn được phiên theo lối Hán Việt từ các từ yin, yang của tiếng Hoa. Song chính tiếng Hoa lại đã vay mượn từ yang (dương) nghĩa là “trời, thần” và từ yin (âm) nghĩa là “mẹ” của các ngôn ngữ phương Nam. Điều này rất rõ nếu so sánh yang (Hoa) với giàng (trong tiếng Mường) và yang trong hàng loạt ngôn ngữ Tây Nguyên (yang Sri “thần lúa”, yang Đak “thần nước”, yang Lon “thần đất”…) so sánh yin với các từ chỉ “mẹ” trong các ngôn ngữ Đông Nam Á: yana (tiếng Chăm cổ), ina (tiếng Chàm hiện đại), inang (tiếng Inđônêxia) …)” [54; 100]. Thời xa xưa, từ “cái” vốn có nghĩa là “mẹ” (“Con dại cái mang”, Bố cái Đại vương). Về sau từ “cái” chuyển sang nghĩa “lớn, quan trọng, chủ yếu” như: 14 đường cái, ngón cái, chữ cái, cột cái, máy cái…Người Việt ghi nhớ công cha nghĩa mẹ nhưng cha thì kính mà mẹ thì thờ, trong tâm thức dân gian thì vị trí, vai trò của người mẹ quan trọng hơn cả: “Con dại cái mang”, “Cha sinh không tày mẹ dưỡng”, “Phúc đức tại Mẫu”. Điều đó cho thấy vị trí, vai trò không thể thay thế của người mẹ đồng thời cho thấy lòng kính ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc của tâm thức dân tộc ta dành cho người Mẹ. Người Việt thờ Mẫu trước hết là thờ người mang nặng đẻ đau, ôm ấp chăm bẵm và đến hết đời vẫn còn lo lắng cho con cái của mình, rộng ra là thờ người Mẹ của xứ sở, bảo hộ, bảo trợ cho con người. Trong suốt 100 năm Bắc thuộc, quá trình đề kháng văn hóa dai dẳng và quyết liệt truyền đời của dân tộc ta đã khiến mưu đồ Hán hóa của Trung Quốc bị thất bại; sự mềm dẻo linh hoạt của một nền văn hóa mang thiên tính nữ đã gây ảnh hưởng trở lại đối với kẻ đi chinh phục. Chúng ta chịu sức ép của mưu đồ Hán hóa nhưng cái gien văn hóa Hán gieo vào nước ta cũng bị Việt hóa. Ban đầu là nền văn hóa thuần tính nữ thì giờ đây là nền văn hóa mang tính trội của yếu tố nữ. Văn hóa phụ hệ không phải là tiến trình phát triển tự nhiên của người Việt cổ nên khi ghép vào văn hóa Việt không ăn được vào tầng sâu mặc dù nó chi phối đời sống chính trị xã hội và cả tư tưởng người dân. Nhưng nhìn ở bình diện tiềm thức và vô thức, nó chỉ như lớp váng nổi lên trên bề mặt. Nền văn hóa mang thiên tính nữ và về sau trở thành nguyên lý tính Mẫu được bảo lưu và trở thành căn cốt trong sự tiếp biến văn hóa, nó chọn và bỏ, nó nhào nặn yếu tố văn hóa mới theo lối bản địa hóa văn hóa ngoại lai. Cực đoan như Hồi giáo mà khi vào Việt Nam thay đổi đáng ngạc nhiên địa vị Thánh nam, Thánh nữ, vai trò của tín đồ nam, nữ. Thánh Môhamét ngang hàng với các tiên nữ, Mecca là thiên đàng của các Nữ thần, nữ giới được đến Thánh đường như nam giới và còn có những biểu hiện trong nghi thức cho thấy nữ giới được ưu tiên hơn cả nam giới [13]. Thêm nữa, nước ta do sớm bị lệ thuộc nên không có được các bước phát triển tự thân. Trung Quốc cổ đại có thời kỳ “Bách gia tranh minh”, tư tưởng, học thuyết nở rộ như nấm mọc sau mưa nhưng Việt Nam thì bị thủ tiêu mọi điều kiện cho học thuật phát triển. Có lẽ vì thế mà nền tảng ban đầu, những gì mang tính 15 uyên nguyên, khởi thủy không bị phủ định, người Việt cổ và cả về sau này nữa sống với những gì đã có, việc tiếp thu văn hóa nước ngoài hay bị áp đặt thì tất cả đều trải qua sự tiếp biến sao cho phù hợp với căn cốt của người Việt Nam, với cái “tạng” văn hóa đã định hình từ lâu trong quá khứ. Văn hóa nguyên thủy là nền văn hóa sơ khai là sản phẩm của thời kỳ kém phát triển nhất trong lịch sử nhân loại nhưng so với thời kỳ đầu của chế độ phụ hệ, nam giới đang ra sức khẳng định sức mạnh của mình, đang công cụ hóa người phụ nữ bằng cách trần tục hóa, thậm chí ô uế hóa hình ảnh nữ giới vốn được bao bọc trong ánh sáng thiêng liêng và huyền bí trong suốt trường kỳ lịch sử và hạ bệ các Nữ thần trên các điện thờ thì hóa ra văn hóa của thời kỳ man dã hơn lại nhân văn hơn rất nhiều. Trong tâm thức người Việt khi ấy vẫn hướng trọn về người Mẹ lớn linh thiêng của vũ trụ và muôn loài, của giống nòi và xứ sở. Tâm thức ấy tồn tại xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trở thành yếu tố bản chất trong tâm linh dân tộc. Đồng thời bước chuyển từ chế độ Mẫu hệ sang phụ hệ vốn là bước chuyển tất yếu của nhân loại ban đầu là cưỡng bức ở dân tộc ta nhưng dần dần nó được chuyển hóa theo hướng nhân văn nhất. Trên điện thờ (tức là ở bình diện tâm thức), Nữ thần không những không bị hạ bệ mà qua mỗi thời kỳ lại được bổ sung thêm những gương mặt mới. Việc thờ Nam thần Nữ thần cân bằng nhau và Nữ thần làm chủ giới siêu nhiên; vai trò nam giới được coi trọng đồng thời vai trò của nữ giới không hề bị hạ thấp có căn nguyên là do sức mạnh của người đàn ông, vai trò trụ cột của họ ở dân tộc ta, trước khi người Trung Quốc xâm chiếm không khẳng định bằng áp chế mà khẳng định tự thân trong cuộc đấu tranh chống thiên tai địch họa, là chỗ dựa vững chắc của nữ giới đồng thời một cách tự nhiên, họ rất cần sự chăm sóc, yên ủi của người vợ, người mẹ. Hình ảnh quấn quýt của cây cau không cành mọc thẳng và cây dây leo mềm mại tượng trưng cho sự hòa hợp nương tựa lẫn nhau của hai nửa thế giới. 1.1.2. Tinh thần trọng Mẫu thể hiện trong mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam Tinh thần trọng Mẫu vẫn được vun đắp trong suốt chiều dài lịch sử. Các cuộc khởi nghĩa sớm thời Bắc thuộc chủ tướng lại chính là các bà chứ không 16 phải là các ông. Tinh thần Mẫu quyền còn in đậm trong nhân dân đến mức nức lòng về tụ nghĩa dưới trướng tướng bà chứ không hưởng ứng tướng ông. Và trong suốt thời phong kiến tự chủ, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp chậm phát triển, trong hàng nghìn năm đó sức vóc của người đàn ông chưa bao giờ là điều kiện tiên quyết cho sản xuất. Vì thế vai trò của hai giới chưa bao giờ phân ra thành đối cực, thậm chí với hoàn cảnh chiến tranh liên miên, vai trò duy trì gia đình và sản xuất nuôi sống xã hội lại đặt lên đôi vai của nữ giới. Cho nên khi đã chuyển sang chế độ phụ quyền, người phụ nữ vẫn là nội tướng trong gia đình. Những câu tục ngữ “lệnh ông không bằng cồng bà”, “nhất vợ nhì giời” phản ánh tâm thức nữ quyền, Mẫu quyền đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Công tích của người phụ nữ được ghi ở mọi lĩnh vực, không thua kém gì công tích của nam giới: tổ tiên nòi giống, tổ nghề, anh hùng chống giặc ngoại xâm, anh hùng lao động anh hùng văn hóa…, trên điện thần, Nữ thần được thờ ngang bằng với Nam thần. Trong xã hội, quan hệ của người phụ nữ được xác lập tương đối song hành với người đàn ông, theo kiểu “của chồng công vợ”, “đàn ông làm nhà, đàn bà bán lợn”. Người đàn ông lo việc ngoài làng ngoài nước, người phụ nữ là “tay hòm chìa khóa”, là nội tướng trong gia đình. Tư tưởng nam tôn nữ ty của chế độ phụ quyền khi áp vào nước ta đã bị nhân dân phản ứng kịch liệt: “Ba đồng một mớ đàn ông Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha; Ba trăm một mụ đàn bà, Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi.” Đối chọi với quan niệm cực đoan “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là tiếng nói khẳng khái của nhân dân: “ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”. Tư tưởng trọng Mẫu của nhân dân đã tác động đến mọi lĩnh vực trong xã hội. Bộ luật Hồng Đức (1478), bộ luật của nhà nước phong kiến phụ quyền, độc tôn Nho giáo đã không thể cứng nhắc và độc đoán bảo vệ quyền lợi một chiều cho nam giới. Các quyền của nữ giới nhìn chung được bảo đảm: Về quyền kết hôn: hôn lễ chỉ được diễn ra khi người nữ cũng đồng ý. Quyền ly hôn: người vợ 17 được quyền ly hôn nếu người chồng đối xử tệ bạc. Về quyền thừa kế tài sản: con gái có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ. Người phụ nữ không tránh khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến khắt khe nhưng rõ ràng là “dễ thở” hơn so với ở Trung Quốc. Phải có một sự cởi mở, một không khí dân chủ nhất định thì mới có tương truyền về những vụ án vừa hài hước vừa rất nhân văn. Ông huyện đi vắng, Bà huyện Thanh Quan thay chồng ra công đường nhận đơn từ. Người đưa đơn là cô Nguyễn Thị Đào, xin được ly dị chồng rượu chè, đối xử tệ bạc với vợ con. Đọc qua đơn, cảm thương cho số phận người phụ nữ, không cần xét hỏi gì thêm, bà liền cầm bút phê: “Phó cho con Nguyễn Thị Đào Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai Chữ rằng: xuân tái bất lai Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già”. Người phụ nữ Việt Nam ý thức rất rõ phẩm hạnh, giá trị của mình. Hơn ai hết họ hiểu mình xứng đáng có được hạnh phúc ở đời. Họ cám cảnh khi lấy phải người chồng không tương xứng: “Con gái khôn lấy thằng chồng dại Như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu” Họ khuyên nhau “chồng một thì lấy chồng chung thì đừng”, họ sẵn sàng đòi sự giải thoát: “Đất xấu vắt chẳng được nồi Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng”. Và họ có những suy nghĩ táo bạo: “Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian sự thường.” Quyền được làm mẹ phải rất lâu sau mới được quy định trong bộ luật của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhưng từ rất sớm dân gian ta đã ủng hộ quyền được làm mẹ rồi. Trong xã hội phụ quyền, người phụ nữ phải chịu bó buộc bởi rất nhiều lễ giáo bất cận nhân tình, nhưng trong dân gian, những lễ hội mang tính phồn thực cho phép trai gái được tự do yêu đương và những đứa con sinh ra 18 trong dịp những lễ hội như thế được coi là con trời con Phật và được làng xóm yêu thương, đùm bọc. Đó là sự bù đắp đáng kể cho người phụ nữ trong xã hội “cạo đầu bôi vôi” những người sinh con ngoài giá thú. Và không phải ở vào một thời đại nào khác mà ở vào chính thời cực thịnh của Nho giáo, Mẫu Liễu bước lên đài cao uy nghiêm của điện thờ. Sự thắng thế của tín ngưỡng thờ Mẫu đã khẳng định chiến thắng tinh thần tuyệt đối của tinh thần trọng Mẫu Việt Nam, một tinh thần giàu tính nhân bản, nhân đạo và nhân văn. Càng đi về phương Nam điều này càng thể hiện đậm nét. Ở miền Bắc, Nho giáo gây ảnh hưởng nặng nề hơn, nhiều yếu tố văn hóa nguyên thủy mất đi hoặc chìm lấp khó nhận ra. Còn miền Nam, vừa là miền đất mới, vừa xa xôi, triều đình không đủ sức vươn dài sự áp chế của mình; vừa là vùng đất ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Mẫu hệ Chăm lâu đời đồng thời lại ở vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến phụ quyền nên văn hóa mang tính Mẫu được cộng hưởng và đậm nét lên nhiều lần. Hiển nhiên là văn hóa Việt Nam đậm tính Mẫu, nơi nhạt của ta vẫn là đậm so với thế giới và nơi đậm của ta thì “đặc” văn hóa Mẫu (Chẳng thế mà phương Tây gọi Đông Nam Á là “xứ sở Mẫu hệ”). Tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu định hình thành Đạo Tam Phủ và kiện toàn hơn khi trở thành Đạo Tứ Phủ. Tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu tất yếu trở thành Đạo Mẫu khi nhân dân ta “một mực” quan niệm cai quản bốn cõi (Trời, Rừng núi, Sông nước, Nhân gian) là các Thánh Mẫu. Họ xác lập thần chủ, kiện toàn điện thờ (dù chưa thống nhất trong cả nước) và tạo nên các nghi lễ đặc trưng (hầu đồng, hát văn, múa bóng) để hầu các Thánh Mẫu của họ. Từ tín ngưỡng thờ Nữ thần phát triển thành tín ngưỡng thờ Mẫu và “lên khuôn” thành Đạo Mẫu là một con đường khác hẳn so với con đường từ thờ Nữ thần đến Nam thần và tôn giáo độc thần nam. Nhìn ngược trở lại, có thể thấy dân tộc ta tránh được cái xâm lấn đầy bản năng của nam tính đồng thời phát triển lên cao độ tính nhân văn của văn hóa trọng Mẫu. Người Việt Nam yêu Mẹ nước, yêu Mẹ của dân tộc, yêu người Mẹ sinh thành ra mình, chính là yêu nước vậy. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất