Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhân vật tha hóa trong sáng tác của hồ anh thái luận văn ths. văn học...

Tài liệu Nhân vật tha hóa trong sáng tác của hồ anh thái luận văn ths. văn học

.PDF
119
182
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ VŨ ĐÌNH VỤ NHÂN VẬT THA HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ VŨ ĐÌNH VỤ NHÂN VẬT THA HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƢƠNG ĐĂNG DUNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trính nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trương Đăng Dung. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trìch dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trính, thời gian, địa điểm công bố. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Vũ Đình Vụ LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu cùng với sự tận tính chỉ bảo của PGS.TS Trương Đăng Dung, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn này. Qua luận văn, tôi xin gửi đến PGS.TS Trương Đăng Dung lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất. Trong suốt thời gian thực hiện, thầy đã luôn tận tính chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này. Qua luận văn, tôi cũng xin gửi lời biết ơn chân thành đến quý thầy cô trong khoa Văn học, các thầy cô phòng sau đại học, thầy cô trong thư viện trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi mong luận văn này như một lời cảm ơn để gửi tới bạn bè, gia đính và đặc biệt là người vợ thân yêu đã cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trính học tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Một lần nữa, xin chân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn VŨ ĐÌNH VỤ MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 3 1. Lì do chọn đề tài. ........................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề. .............................................................................................. 5 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................... 9 4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 9 5. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. ......................................................... 10 6. Cấu trúc luận văn. ....................................................................................... 10 B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 11 Chƣơng 1. VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI SAU ĐỔI MỚI 1986 VÀ HIỆN TƢỢNG HỒ ANH THÁI. ............................................................................ 11 1.1. Tính hính chình trị xã hội và tính hính văn học. ...................................... 11 1.1.1. Tính hính chình trị xã hội. ..................................................................... 11 1.1.2. Tính hính văn học.................................................................................. 12 1.2. Hồ Anh Thái – hiện tượng độc đáo của nền văn học đương đại. ........... 17 1.2.1. Vài nét về tác giả. .................................................................................. 17 1.2.2. Sự nghiệp văn chương........................................................................... 18 1.2.3. Quan niệm văn chương. ........................................................................ 19 Chƣơng 2. NHÂN VẬT THA HÓA VÀ MỘT SỐ KIỂU NHÂN VẬT THA HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI. ......................... 26 2.1. Nhân vật tha hóa trong tác phẩm văn học. ............................................... 26 2.1.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học.......................................................... 26 2.1.2. Kiểu nhân vật tha hóa trong văn học. ................................................... 28 2.2. Một số kiểu nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái. .............. 37 2.2.1. Nhân vật đam mê danh vọng, quyền lực. .............................................. 39 2.2.2. Nhân vật say sưa dục vọng.................................................................... 48 2.2.3. Nhân vật tham lam của cải, vật chất. .................................................... 55 2.2.4. Nhân vật sống sa đọa............................................................................. 58 1 2.2.5. Nhân vật sống nhẫn tâm, độc ác. .......................................................... 65 2.2.6. Nhân vật biến dạng................................................................................ 72 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THA HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI .............................................. 77 3.1. Nghệ thuật mờ hóa nhân vật. ................................................................... 79 3.1.1. Không lai lịch. ....................................................................................... 79 3.1.2. Không ngoại hính. ................................................................................. 81 3.1.3. Không đời sống nội tâm. ....................................................................... 83 3.2. Nghệ thuật đặt tên nhân vật...................................................................... 84 3.3. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật. ................................................... 89 3.4. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật. .................................................. 92 3.5. Giọng điệu giễu nhại. ............................................................................... 95 3.6. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bản năng. ................................................. 99 3.7. Nghệ thuật xây dựng nhân vật biến dạng. .............................................. 101 C. PHẦN KẾT LUẬN. ................................................................................ 104 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 107 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Con người luôn là chủ đề trung tâm của văn học từ văn học dân gian, văn học Trung đại đến văn học hiện đại và văn học hậu hiện đại. Với tư cách là sinh vật cao cấp nhất, là tinh hoa của muôn loài, con người luôn sống có ý thức và tự tạo nên "cái tôi" riêng biệt. Sự hính thành và phát triển của nhân cách là sự thống nhất của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội để xác lập "cái tôi" cá nhân. Sự biến đổi to lớn, sâu sắc của đời sống kinh tế – xã hội tác động mạnh mẽ đến con người cũng như sự hính thành nhân cách con người. Khi đất nước chuyển sang phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập, nước ta tiến một bước dài về kinh tế xã hội cũng như đời sống và quyền con người. Nhưng khi mà giá trị vật chất được con người đặt lên quá cao, khi mà đại đa số mọi người đều chạy theo lối sống thực dụng thí tính trạng tha hóa, biến chất về đạo đức của một số bộ phận con người trong xã hội lại càng nhiều và tốc độ càng nhanh chóng. Vấn đề đạo đức con người đã được những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, đạo diễn phim… đề cập đến. Nhưng những tác phẩm văn học, những bài báo, bộ phim hay công trính nghiên cứu của các nhà khoa học mới chỉ lột tả được phần nào trong lối sống và đạo đức của con người trong xã hội hiện nay. Nhà văn chình là những người nhanh nhạy nhất với vấn đề đạo đức của con người, đồng thời cũng là người đau đời nhất. Thiên chức của nhà văn là làm cho con người trở nên hoàn thiện, hoàn mỹ hơn ví trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt: tốt đẹp – tha hóa, thiện – ác, cao cả – thấp hèn, buồn, tiêu cục – tìch cực… Ở đó, con người đứng trên ranh giới nhỏ nhoi giữa hai bờ thiện ác, nếu không giữ được mính, con người sẽ bị tha hóa một cách nhanh chóng. Văn xuôi Việt Nam từ sau đổi mới 1986 có những bước tiến dài và ghi dấu ấn với nhiều tên tuổi như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Ma 3 Văn Kháng, Nguyễn Bính Phương, Phạm Thị Hoài, Phan Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu… Trong lớp những nhà văn kể trên không thể không kể đến Hồ Anh Thái – một gương mặt văn học có nhiều cá tình và kĩ thuật viết hậu hiện đại. Hồ Anh Thái là nhà văn có ý thức trách nhiệm trước đời sống nên anh nhanh chóng thấu hiểu bản chất thật của sự sống đang diễn ra trước mắt. Trước mắt anh là cuộc sống xô bồ ví xã hội ta bây giờ lắm loại người, nhiều kiểu sống. Ví thế, nhân vật tha hóa trở thành một tuyến nhân vật rất quan trọng trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Con người vốn rất phức tạp, cho nên Hồ Anh Thái đặc biệt quan tâm đến con người tự nhiên, bản năng. Theo anh, con người có những khao khát bản năng mang tình, nhân bản nhưng cũng có những bản năng lại nhấn chím con người trong hố đen của sự suy đồi. Bên cạnh con người bản năng, Hồ Anh Thái còn nhín thấy sự tha hóa ở con người đương đại. Với Hồ Anh Thái, xã hội càng phát triển thí con người càng trở nên tha hóa. Đằng sau sự tha hóa của con người là cả một xã hội nhố nhăng, ngổn ngang không gí cải biến được. Tác phẩm của Hồ Anh Thái luôn nhận được sự quan tâm của công chúng bởi phong cách viết trẻ trung và cách nhận thức đời sống sâu sắc. Sáng tác của Hồ Anh Thái có nhiều cách tân nghệ thuật, với cách viết và lối tư duy nghệ thuật mới mẻ theo hướng hội nhập với kĩ thuật viết hậu hiện đại so với các nhà văn cùng thời. Đặc biệt, cách xây dựng nhân vật của Hồ Anh Thái thường mang đến những bất ngờ cho độc giả, nhất là cách xây dựng nhân vật tha hóa. Tím hiểu con người tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái là góp phần tím hiểu thế giới nhân vật trong sáng tác của tác giả nói riêng và của các nhà văn hiện nay nói chung, đó là lì do chúng tôi chọn “Nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái” làm đề tài cho luận văn này. 4 2. Lịch sử vấn đề. Với lối viết trẻ trung cùng kĩ thuật viết hiện đại, sáng tác của Hồ Anh Thái luôn thu hút sự quan tâm của dư luận từ bạn đọc đến giới phê bính trong và ngoài nước. Dư luận về Hồ Anh Thái tập trung chủ yếu tập trung trong giới chuyên môn qua những công trính nghiên cứu, phê bính, đánh giá, giới thiệu sách, những khóa luận tốt nghiệp của sinh viên và luận văn của học viên trong các trường đại học. Những công trính nghiên cứu, đánh giá về sáng tác của Hồ Anh Thái là khá cô đọng, có giá trị định hướng và khơi gợi sự khám phá. Chúng tôi có thể lược ra những bài viết, phê bính, đánh giá tiêu biểu về nhà văn Hồ Anh Thái cũng như sáng tác của anh: Trong Giấc mơ lạ tặng cho người đọc, Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: “Trong tình hình bộn bề xuất bản hôm nay, lạ nhất là tiểu thuyết Hồ Anh Thái vẫn có chỗ đứng riêng trên thương trường sách văn học, vẫn được số lớn người có nhu cầu đọc, và nóng lòng chờ đợi; và chờ đợi theo cách riêng mà Hồ Anh Thái được quyền “ấn định”: cung cấp một giấc mơ tiểu thuyết thật mới” [80. tr. 469]. Những tác phẩm của Hồ Anh Thái ngay khi ra đời đã thu hút sự chú ý rộng rãi của bạn đọc cũng như giới phê bính bởi tình độc đáo của nó. Tình độc đáo trong văn phẩm Hồ Anh Thái có thể phân tìch từ nhiều góc độ như: cấu trúc tác phẩm, đề tài, ngôn ngữ và đặc biệt là giọng điệu tác phẩm không lẫn với bất cứ tác giả nào. Tác phẩm của Hồ Anh Thái mỗi lần xuất bản lên đến hàng nghín cuốn, cùng với đó là một số lượng lớn độc giả, giới phê bính đón đọc. Chình ví thế, Hồ Anh Thái là nhà văn “hốt” nhất trong nền văn chương đương đại nước nhà. Không chỉ nổi tiếng trong nước, các tác phẩm của Hồ Anh Thái còn được dịch ra hơn 10 thứ tiếng như Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Hàn Quốc, Đan Mạch, Ấn Độ… Không những vậy, tác phẩm của Hồ Anh Thái được sinh viên và các nhà nghiên cứu Mỹ sử dụng làm tư liệu nghiên cứu và giảng dạy. 5 Trong Hồ Anh Thái – người lúc nào cũng đang viết, Hoài Nam cũng khẳng định: “Nhà văn chuyên nghiệp là người phải biết tự ép mình vào một thứ kỉ luật viết. Và nhà văn chuyên nghiệp là người có đủ kỹ năng và nghệ thuật để khi ngồi vào bên bàn, có thể huy động cảm hứng đến. Hồ Anh Thái đã làm được điều ấy” [56]. Trong số những nhà văn Việt Nam hiện nay, Hồ Anh Thái là người viết khỏe nhất, viết đều đặn nhất, được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt nhất và anh sống khỏe bằng ngòi bút của mính. Hồ Anh Thái là một cây bút hết sức chuyên nghiệp trong sáng tạo nghệ thuật. Anh đều đặn viết hàng ngày và lao động viết một cách nghiêm túc chứ không viết theo kiểu “ngẫu hứng” như nhiều người. Với hơn 30 năm tím tòi, khám phá Hồ Anh Thái đã có khoảng 30 đầu sách đã xuất bản. Nếu nhín vào số liệu năm xuất bản, độc giả có thể thấy hầu như năm nào Hồ Anh Thái cũng cho ra đời một cuốn sách. Với những thành công vang dội cả trong và ngoài nước như vậy, năm 2000, Hồ Anh Thái được đông đảo các bạn viết tôn vinh và bầu giữ chức Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội. Trong Người luôn làm mới mình, Tôn Phương Lan nhận xét: “Dường như với anh, viết là một sự khai phá mới trên mảnh đất đã có chi chít dấu chân. Tạo ra một “thương hiệu” cho mình, chí ít là anh đã làm đa dạng gương mặt văn chương đất nước những năm đầu của thế kỉ mới” [77. tr. 267]. Đây là nhận xét hoàn toàn chình xác ví với sự hiểu biết có chiều sâu về lịch sử xã hội cùng với thiên chức của một nhà văn thực tài, anh viết về cuộc sống tươi nguyên đang cuồn cuộn chảy trước mắt. Có thể nói, anh là người chuẩn bị tương đối đầy đủ về mặt văn hóa, trong đó có cả những giá trị văn chương trong nước và của nhiều nước trên thế giới. Càng dấn thân trên con đường văn chương, nhà văn càng hiểu biết sâu hơn về văn hóa. Anh khám phá những vỉa sâu trong tâm hồn con người và viết về những vấn đề của nó. Lúc mới cầm bút viết văn Hồ Anh Thái đã vậy, sau này anh cũng vậy. 6 Trong Hồ Anh Thái và dấu ấn hậu hiện đại, Bùi Thanh Tuyền và Lê Biên Thùy trong khi khảo sát 31 truyện ngắn trong hai tập Sắp đặt và diễn; Tự sự 265 ngày đã chỉ rõ: “Hồ Anh Thái là một gương mặt tiêu biểu đã góp công cho sự tìm tòi, thể nghiệm, tạo dựng một thứ văn học mới có khả năng lật trở, soi chiếu nhiều phương diện của thực tại hôm nay” [109]. Đề tài trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái thường ghi đậm dấu ấn về sự khủng hoảng niềm tin của con người. Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường xoáy sâu vào câu chuyện về một thế giới vô nghĩa, phi lý và tương ứng với nó là hệ thống những nhân vật nghịch dị, quái đản. Trong khi xây dựng nhân vật, Hồ Anh Thái đã sử dụng thủ pháp dân gian hóa nhân vật ở phương thức đặt tên, lai lịch và diện mạo. Đồng thời không chịu đi vào một khuôn phép, chuẩn mực nào, Hồ Anh Thái đã xây dựng được những hính tượng nghệ thuật độc đáo. Hính thức giễu nhại là một trong những đặc trưng nổi bật của phong cách sáng tác hậu hiện đại, cũng được Hồ Anh Thái sử dụng triệt để. Nhà văn công khai bày tỏ thái độ của mính đối với sự phi lý và bất công trong cuộc sống. Anh đã tinh tường khi phát hiện ra cái nhố nhăng trong thực tại và bằng giễu nhại, anh lật tẩy những trò hề trong xã hội đương thời. Bên cạnh đó còn những bài viết, phê bính, nghiên cứu như: Ngọc Anh với Nhà văn Hồ Anh Thái, sáng tạo, bứt phá trên từng con chữ; Diệu Hường với Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái; Nguyễn Đăng Điệp với Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc; Thúy Liễu với Người thích đi chệch đường ray…?; Nguyễn Minh với Nhà văn Hồ Anh Thái: lấy sự ôn hòa mà đáp lại; Thiên Ý với Nhà văn Hồ Anh Thái: một mình qua đường; Mai Phương với Nhà văn Hồ Anh Thái: hành trình sáng tạo không mệt mỏi, Trần Thị Hải Vân với Một chiêm nghiệm cõi người, Vũ Bão với Vẫn là nỗi đau truyền kiếp, Vân Long với Cái ảo trên nền thực, Nguyễn Thị Minh Thái với Giọng tiểu thuyết đa thanh… 7 Những khóa luận, luận văn như: “Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của Phan Lan Anh; “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của Nguyễn Hữu Tâm; “Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái” của Nguyễn Bá Thạc; “Kết cấu tiểu thuyết hiện đại qua tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của Nguyễn Thị Ngọc Hà; “Hồ Anh Thái và nỗ lực cách tân tiểu thuyết” của Hoàng Thị Xuân; “Điểm nhìn trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái” của Hoàng Thu Thủy; “Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái” của Trần Thị Hoài Phương; “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của Nguyễn Thanh Tâm; “Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người” của Võ Anh Minh; “Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của Mai Thanh Hiền; “Hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của Lê Thị Kim Dung… Từ các công trính trên chúng ta có thể thấy sáng tác của Hồ Anh Thái luôn nhận được sự quan tâm từ công chúng. Điều đó chứng Hồ Anh Thái là một hiện tượng đặc biệt của nền văn học đương đại Việt Nam. Liên quan đến đề tài mà chúng tôi lựa chọn, công trính Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hoàng Thị Tố Nga đã đề cập đến vấn đề tha hóa và nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa trong tác phẩm và của con người trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, công trính nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, chưa khảo sát một cách đầy đủ sáng tác của Hồ Anh Thái nên con người tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái chưa được nhín nhận một cách sâu sắc, toàn diện và đầy đủ. Trong Hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái , Lê Thị Kim Dung cũng đã chỉ ra các nhân vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái dấn thân vào con đường băng hoại đạo đức nên tha hóa, đồng thời tác giả cũng đưa ra những biện pháp nghệ thuật mà Hồ Anh 8 Thái sử dụng để xây dựng nhân vật của mính. Nhưng tác giả luận văn mới phần nào đề cập đến con người tha hóa, chưa chỉ ra những biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật tha hóa của Hồ Anh Thái. Trong Nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của Điêu Thị Tú Uyên, tác giả mới chỉ đề cập đến nhân vật trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái, chưa đề cập đến nhân vật trong tiểu thuyết mà tiểu thuyết mới là “giấc mơ dài” nhà văn. Trên tinh thần tiếp thu từ những gợi mở của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi mong muốn đi sâu vào nghiên cứu và phân tìch nhân vật tha hóa và nghệ thuật xây dựng nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh một cách toàn diện và đầy đủ hơn. Điều đó không chỉ xác định giá trị của những đóng góp trong sáng tác của Hồ Anh Thái cho nền văn học mà còn khẳng định tài năng cũng như vị trì của nhà văn gốc Nghệ này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Luận văn có nhiệm vụ đi sâu tím hiểu nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái, qua đó thấy được giá trị của những sáng tác của tác giả trong đời sống văn chương, thấy được phần nào hiện thực cuộc sống trong xã hội hiện nay, đồng thời thấy được hồi chuông cảnh tỉnh về tính hính đạo đức, lối sống của con người hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn còn tím hiểu bút pháp nghệ thuật được Hồ Anh Thái sử dụng khi xây dựng nhân vật tha hóa. 4. Đối tƣợng nghiên cứu. Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là những nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái, đặc biệt là nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết, đồng thời chỉ ra các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật tha hóa của Hồ Anh Thái. Để hoàn thành tốt công việc, luận văn tím hiểu thêm một số tác phẩm văn học đương đại để có cái nhín toàn diện và sâu sắc hơn. 9 5. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu. 5.1 Phạm vi nghiên cứu. Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu bao gồm các tiểu thuyết: Người và xe chạy dưới ánh trăng (Nxb Tác phẩm mới, 1987), Cõi người rung chuông tận thế (Nxb Trẻ, 2013), Dấu về gió xóa (Nxb Trẻ, 2012), Đức Phật, nàng Savitri và tôi (Nxb Thanh niên, 2010), Người đàn bà trên đảo (Nxb Phụ nữ, 2003), Trong sương hồng hiện ra (Nxb Phụ nữ, 2003), SBC là săn bắt chuột (Nxb Trẻ, 2012), Mười lẻ một đêm (Nxb Lao động, 2009). Đồng thời, để có cái nhín sâu sắc và toàn diện hơn, người viết còn tham khảo các tập truyện ngắn của Hồ Anh Thái: Tự sự 265 ngày (Nxb Trẻ, 2014), Bốn lối vào nhà cười (Nxb Trẻ, 2014 ), Mảnh vỡ của đàn ông (Nxb Trẻ, 2014), Tiếng thở dài qua rừng kim tước (Nxb Trẻ, 2014). Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo một số tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu và một số tác giả khác để so sánh và đối chiếu, phương pháp tiếp cận thi pháp học. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Phương pháp chủ yếu được người viết sử dụng trong quá trính nghiên cứu là: phương pháp phân tìch – tổng hợp; phương pháp thống kê – phân loại; phương pháp so sánh – đối chiếu. 6. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và Thƣ mục tài liệu tham khảo, luận văn được trính bày trong 3 chương, bao gồm: Chương 1: Vài nét về văn xuôi sau đổi mới 1986 và hiện tượng Hồ Anh Thái. Chương 2: Nhân vật tha hóa và một số kiểu nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái. 10 B. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI SAU ĐỔI MỚI 1986 VÀ HIỆN TƢỢNG HỒ ANH THÁI. 1.1. Tình hình chính trị xã hội và tình hình văn học. 1.1.1. Tình hình chính trị xã hội. Chiến dịch Hồ Chì Minh kết thúc thắng lợi đã mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử nước nhà. Đất nước thoát khỏi cuộc chiến nhưng hậu quả của chiến tranh để lại hết sức nặng nề. Cùng với đó là cơ chế quan liêu bao cấp đã không còn phù hợp với tính hính thực tế của đất nước. Điều đó đòi hỏi một công cuộc cải cách toàn diện đất nước để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng đang ngày càng trầm trọng. Từ ngày 15 – 18/12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã diễn ra tại Hà Nội. Đại hội đổi mới của Đảng đã dám nhín thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật mà trước hết là chỉ ra những nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng. Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế – xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng – tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đưa ra đường lối phát triển đất nước trong tính hính mới. Về kinh tế, Đảng yêu cầu là xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, đồng thời đổi mới về cơ chế quản lì kinh tế. Về chình trị, cần đổi mới về phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới về quan hệ quốc tế. Về văn hóa, Đảng xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Gần 30 năm sau công cuộc đổi mới 1986, đất nước đã đạt được những thành tựu rực rỡ, đã làm thay đổi bộ mặt đời sống, kinh tế, chình trị xã hội của đất nước. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải 11 thiện và nâng cao. Về kinh tế, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh. Song song với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chình trị, xã hội, văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gín bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Khoa học – công nghệ cùng với giáo dục – đào tạo được Nhà nước hết sức chăm lo. Nhà nước coi chình sách phát triển khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, gần 30 năm qua việc xây dựng nền văn hoá mới và giải quyết các vấn đề xã hội, con người luôn luôn được quan tâm. Tăng trưởng kinh tế gắn chặt với phát triển văn hoá, xã hội và con người. Các quyền con người, đặc biệt là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, đã được bảo đảm đầy đủ hơn bất cứ thời kí lịch sử nào trước đây. 1.1.2. Tình hình văn học. Văn học phát triển thường vừa lệ thuộc vừa có tình độc lập với sự phát triển của xã hội. Mỗi biến cố lớn của lịch sử thường để lại những dấu ấn đậm nét trong văn học. Trong Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học, Trần Đăng Suyền khẳng định: “Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn. Nhưng mỗi nhà văn lại sống trong một thời đại cụ thể, chịu sự chi phối bởi một hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa cụ thể nào đó. Vì thế, xét đến cùng, tác phẩm văn học là con đẻ của thời đại và về một phương diện nào đó, nó mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra nó”[68. tr.12]. Chình ví thế, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12 năm 1986, cùng với sự đổi mới về kinh tế, chình trị thí văn học cũng có những bước chuyển mính mạnh mẽ để vươn lên những đỉnh cao mới. Yêu cầu đổi mới văn học đòi hỏi nhà văn phải nhín con người trong những mối quan hệ đời thường đầy đa đoan và phức tạp, khám phá con người ở khìa cạnh đời tư bằng cặp mắt nhiều chiều và bằng cách viết đa thanh. Quá trính đổi mới văn học ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và đa dạng trên các thể loại: văn xuôi, thơ, kịch, lý luận phê bính, văn 12 học dịch và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Các nhà văn đã dành tất cả tâm lực của mính cho một cuộc đổi mới toàn diện văn chương như đổi mới quan niệm, cách viết, đề tài… và đặc biệt nhất là đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người với nội dung dân chủ và nhân bản sâu sắc. Cuộc gặp gỡ giữa đồng chì Tổng Bì thư Nguyễn Văn Linh với gần 100 văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động văn hoá vào tháng 10 năm 1987 có ý nghĩa rất quan trọng về tư tưởng và tâm lì. Cuộc gặp gỡ đã thực sự “cởi trói” cho văn học, để văn học có “thêm dũng khí và hào hứng mà tự cứu mình” [22, tr. 134]. Từ việc chỉ ra đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng đến sự khuyến khìch văn nghệ sĩ tím tòi, sáng tạo, yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo, rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật và phát triển các loại hính, thể loại nghệ thuật và các hính thức biểu hiện. Sau cuộc gặp gỡ, đời sống văn học nghệ thuật diễn ra rất sôi nổi. Bên cạnh những cây bút gạo cội thí một loạt cây bút trẻ xuất hiện tiêu biểu cho khát vọng đổi mới nền văn học, nhất là về phương diện thể nghiệm và tím hướng đi mới. Chiến tranh kết thúc, con người phải đối diện với những vấn đề thế sự, nhân sinh và cả những chuyện rất riêng tư, văn học tất yếu phải đổi mới theo tinh thần thời đại. Sự đổi mới đầu tiên có lẽ bắt đầu từ việc mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực. Từ một hiện thực chủ yếu được giới hạn trong đời sống chình trị xã hội, tác phẩm văn chương đã tím đến một hiện thực rộng lớn hơn của đời sống nhân sinh thế sự. Nhiều cây bút đã đi vào khám phá và thể hiện “mọi khía cạnh của đời sống cá nhân với những quan hệ thế sự đan dệt nên cuộc sống đời thường phồn tạp mà vĩnh hằng” [50. tr. 12]. Đó là nền tảng cho sự mở rộng đề tài trong văn chương thời đổi mới, trong đó, đề tài đạo đức xã hội là một đề tài mới mẻ, là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn hướng đến. Từ đây, các nhà văn truy tím trong cơ chế thị trường những nguyên nhân làm nảy sinh tiêu cực. Nhà văn đã không ngần ngại đưa vào trang viết những hiện tượng tiêu cực của xã hội, thể hiện tình dự báo trong thời đổi mới: Con người 13 luôn phải cảnh giác và tránh xa cái ác, cái phi đạo đức, phi nhân tình, đồng thời lên án, phê phán những hiện tượng xấu xa, bỉ ổi, những việc làm tiêu cực, sai trái của con người hiện nay. Ngay trong và sau công cuộc đổi mới 1986, nhiều tác phẩm có giá trị xuất hiện đã gây chấn động dư luận như : Thời xa vắng của Lê Lựu; Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; Thiên sứ của Phạm Thị Hoài; Bến không chồng của Dương Hướng; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường; Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng; Những mảnh đời đen trắng của Nguyễn Quang Lập; Vòng tròn bội bạc; Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai; Góc tăm tối cuối cùng của Khuất Quang Thụy; Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh… Những tác phẩm xuất hiện gần đây như: Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh; Những mảnh hồn trần của Đặng Thân; Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ; Nhiệt đới gió mùa của Lê Minh Khuê; Cõi người rung chuông tận thế; Đức phật, nàng Sivitri và tôi; Mười lẻ một đêm; Tự sự 265 ngày của Hồ Anh Thái… Chưa bao giờ nền văn học nước nhà có một lực lượng hùng hậu tham gia vào hoạt động văn nghệ như thế, từ thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ đến các nhà văn trưởng thành sau công cuộc đổi mới 1986. Nếu Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… đã dũng cảm thay đổi mính để trở thành những cây bút tiên phong của văn học đổi mới thí sự xuất hiện của Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… đã đưa tiến trính đổi mới nền văn học trở nên sôi động và tạo bước ngoặt mới trong sự phát triển của văn học dân tộc. Khi Nguyễn Bính Phương, Hồ Anh Thái, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, … xuất hiện thí văn học đổi mới đạt thành tựu rực rỡ. Mỗi nhà văn một phong cách, góp thêm cho văn học 14 đổi mới những tiếng nói riêng, phong phú và đa dạng. Những năm trở lại đây, nền văn học nước nhà còn xuất hiện thêm những gương mặt mới làm rạng rỡ nền văn học dân tộc như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Đỗ Bìch Thúy, Nguyễn Đính Tú, Di Li, Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Cẩm… đưa nền văn học nước nhà tiến kịp với tiến trính của nền văn học thế giới. Tuy sự liệt kê đó chưa đủ nhưng từng đó cũng đủ cho chúng ta thấy đây là lực lượng rất hùng hậu, tạo nên sự sôi động trong đời sống văn chương sau công cuộc đổi mới và văn học thời kí đổi mới là một bức tranh phong phú, đa dạng, đậm sắc màu, thậm chì rất phức tạp. Mỗi người một dáng vẻ, một giọng điệu riêng nhưng tất cả đã góp phần hính thành diện mạo mới cho nền văn đương đại, đặc biệt là những nhà văn trẻ. Tất cả cho hiệu quả của công cuộc đổi mới của văn xuôi đương đại. Công chúng đón nhận và theo dõi văn học với sự thìch thú đáng ngạc nhiên. Nhiều cuộc tranh luận gay gắt diễn ra. Những tác phẩm từng gây xôn xao dư luận một thời như: Thời xa vắng của Lê Lựu; Thiên sứ của Phạm Thị Hoài; Tướng về hưu, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp; Bên kia bờ ảo vọng của Dương Thu Hương; Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu; Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư; Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái… Trong bối cảnh xã hội đổi mới, khi những cánh cửa được mở ra, những chân trời mới được vẫy gọi, cái mới lạ thường là đề tài dễ thu hút con người. Các hiện tượng văn học trên cũng thế, nghĩa là họ đã được quan tâm, chú ý bởi chình cái mới mẻ, lạ lẫm mà họ trính hiện trên văn đàn đổi mới. Khen chê là điều tất yếu trong cơ chế tiếp nhận của công chúng khi các giá trị không tím được tiếng nói đồng thuận. Con đường đi lên của văn học phải chấp nhận điều đó như một quy luật. 15 Cùng với sự sôi động của nền văn học, con người cá nhân từng bước chiếm vị trì trung tâm của văn học. Văn học hôm nay có vẻ như tàn nhẫn với con người. Nhưng, đằng sau sự tàn nhẫn đó bao giờ cũng có nỗi đau sâu sắc và thấm thìa về nhân tính của người cầm bút. Đó là niềm tin vào sức mạnh bất diệt của nhân tình, vào khả năng vươn tới cái thiện và đạo đức của con người. Văn học hôm nay không thờ ơ trước cái ác và bi kịch của cá nhân ví văn học là nơi để tác giả bộc lộ quan điểm của mính trước cái ác, các xấu, cái tha hóa của con người. Trên hành trính cách tân mạnh mẽ của văn học dân tộc nửa sau thập kỉ 80 của thế kỉ XX, văn đàn Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của một hiện tượng độc đáo, đó là hiện tượng Hồ Anh Thái. Nếu Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác lấy đời tư của con người để khám phá những quy luật vĩnh hằng của các giá trị nhân bản, Nguyễn Huy Thiệp tiêu biểu cho khuynh hướng lấy con người cá nhân để cân đo trạng thái nhân thế thí Hồ Anh Thái lấy cá nhân làm thước đo giá trị, chuẩn mực đạo đức con người. Chình ví lấy con người cá nhân làm thước đo giá trị đạo đức nên khi đọc Hồ Anh Thái, độc giả có thể nhín thấy một “cõi người” lẫn lộn giữa tốt đẹp – xấu xa, thật – giả, đen – trắng, cao thượng – thấp hèn... Thế giới ấy được thể hiện qua cái nhín rất thật và sâu sắc của nhà văn về con người, đồng thời nói lên được sứ mệnh cao cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con người. Đối tượng trong sáng tác của Hồ Anh Thái là cuộc sống và con người thời mở cửa, đó là giới công chức nhà nước, giới trì thức, sinh viên, giới trẻ… Sự xuống cấp trong nhân cách, lối sống, đạo lý, văn hóa của họ phần nào phản ánh sự xuống cấp của xã hội đương đại với nhiều phức tạp và bất ổn. Tất cả được nhà văn khám phá, mổ xẻ, lật tẩy bằng một chất giọng khách quan, lạnh lùng và đậm chất trào phúng, hài hước. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan