Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhân vật nữ trong truyện ngắn y ban (lv00938)...

Tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn y ban (lv00938)

.PDF
127
891
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ===***=== NGUYỄN THỊ HUYỀN NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN Y BAN Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Phùng Ngọc Kiếm HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS. TS Phùng Ngọc Kiếm - người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận văn học, cùng các thầy cô giáo phòng Sau Đại học trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình triển khai luận văn. Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Huyền LỜI CAM ĐOAN Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - PGS. TS Phùng Ngọc Kiếm. Tôi xin cam đoan: - Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi. - Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác. Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................... 15 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 15 5. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................ 16 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 16 7. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 17 NỘI DUNG .................................................................................................... 18 Chương 1. NHÂN VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THỂ LOẠI VÀ PHONG CÁCH TÁC GIẢ ............................................................................. 18 1.1. Hình tượng nhân vật văn học .............................................................. 18 1.1.1. Định nghĩa nhân vật văn học ....................................................... 18 1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học .............................. 18 1.1.3. Phân loại nhân vật văn học.......................................................... 20 1.2. Nhân vật trong thể loại truyện ngắn .................................................... 26 1.2.1. Truyện ngắn và khả năng thể hiện con người trong truyện ngắn 26 1.2.2. Nhân vật truyện ngắn ................................................................... 28 1.3. Nhân vật trong mối quan hệ với phong cách tác giả........................... 37 1.3.1. Phong cách tác giả ....................................................................... 37 1.3.2. Phong cách tác giả và nhân vật truyện ngắn ............................... 38 1.3.3. Nhân vật truyện ngắn và phong cách nữ ..................................... 41 Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN Y BAN............................................................................................................ 44 2.1. Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban .................................. 44 2.2. Đặc điểm một số kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban ............. 48 2.2.1. Con người với những trải nghiệm và khao khát hạnh phúc ........ 48 2.2.2. Những người phụ nữ cô đơn, sống trong sự dẫn dắt của vô thức69 2.2.3. Nhân vật tự nhận thức .................................................................. 77 Chương 3. NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN Y BAN ................................. 80 3.1 Nghệ thuật xây dựng tình huống và kết cấu truyện ............................. 80 3.1.1. Tình huống truyện ........................................................................ 80 3.1.2. Kết cấu truyện .............................................................................. 90 3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật ............................................................... 93 3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ..................................................... 93 ................................ 96 3.3. Nghệ thuật Trần thuật........................................................................ 102 3.3.1 Người kể chuyện .......................................................................... 102 3.3.2. Giọng điệu trần thuật ................................................................. 110 KẾT LUẬN .................................................................................................. 117 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 123 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi Việt Nam nói riêng, từ thời kì đổi mới đến nay đang thực sự có nhiều khởi sắc. Trong những yếu tố quan trọng tạo nên chiếc áo mới nhiều màu sắc của văn xuôi giai đoạn này phải kể đến những đóng góp của các cây bút nữ. Sự xuất hiện đông đảo, rầm rộ của các cây bút nữ như: Nguyễn Thị Ấm, Nguyễn thị Thu Huệ, Y Ban, Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh, Phong Điệp, Kiều Bích Hậu, Nguyễn Ngọc Tư, Di Li, Nguyễn Ngọc Trang,… đã mang đến cho văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng một luồng sinh khí mới. Bằng sự lỗ lực hết sức của bản thân, các cây bút nữ hôm nay vừa biết kế thừa các thế hệ đi trước, vừa học hỏi lẫn nhau để tự tìm cho mình những lối viết độc đáo. Trong những tên tuổi ấy, Y Ban là một gương mặt tiêu biểu để lại dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả. Với đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban”, chúng tôi mong muốn thấy được dấu ấn riêng và những đóng góp của Y Ban vào quá trình vận động của thể loại truyện ngắn trong thời kì đổi mới. Đây là đề tài có ý nghĩa lịch sử văn học nhất định. 1.2. Nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm, là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật là nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng nghệ thuật, là phương tiện để tác giả thể hiện tư tương của mình và hiện thực hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới hình thức biểu hiện tương ứng. Đồng thời thực hiện đề tài này sẽ giúp cho người viết hiểu sâu hơn những vấn đề lí luận văn học về nhân vật trong truyện ngắn nói riêng, đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam đương đại nói chung. 1.3. Khi nghiên cứu đề tài này, giúp người viết hiểu thêm nhiều kiến thức về nhân vật thể loại truyện ngắn và sự vận động của truyện ngắn 6 đương đại Việt Nam. Đồng thời rèn luyện cho một giáo viên có thêm kĩ năng, phương pháp khi phân tích nhân vật và cảm thụ truyện ngắn trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn đƣơng đại 2.1.1. Vai trò của truyện ngắn trong văn xuôi Việt Nam đương đại Truyện ngắn trở thành đối tượng được quan tâm hàng đầu của các nhà văn, của giới phê bình; là đối tượng tìm hiểu của một số chuyên luận, chuyên khảo như: Sổ tay người viết truyện ngắn (Vương Trí Nhàn sưu tầm, biên soạn, xuất bản nhiều lần); Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký (Tạ Duy Anh sưu tầm, biên soạn, NXB Thanh niên, 2000); Những vấn đề thi pháp của truyện (Nguyễn Thái Hòa, NXB Giáo Dục, 2000); Các nghiên cứu và sưu tầm của Bùi Việt Thắng in trong hai tập “Bình luận truyện ngắn” (NXB Văn Học, 2000) và “Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và vấn đề thực tiễn thể loại” (NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2002). Bên cạnh đó cũng có những cuốn sách mở rộng tìm hiểu từ nguồn văn học nước ngoài như “Truyện ngắn - lý luận tác gia tác phẩm” (Tập I, II Lê Huy Bắc biên soạn, NXB Giáo Dục, 2004). Có công trình mang tính tổng quan: “Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự” (Lê Thị Tuyết Hạnh, NXB ĐHSP HN,2002); “Văn học Việt Nam thời đại mới” (Nguyễn văn Long, NXB ĐHSP HN, 2003). Có những nghiên cứu trên đối tượng cụ thể chẳng hạn “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn đương đại qua hai tác phẩm Vũ điệu thân gầy và Truyện ngắn 8X” (Công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 2009). Không ít bài viết ghi nhận thành tựu của truyện ngắn trong quá trình đổi mới văn chương đương đại. Có thể kể tới: “Sức sống của một thể loại” (Lý Hoài Thu); “Đọc bình luận truyện ngắn” và “Truyện ngắn hôm nay” của Bùi Việt Thắng (Báo văn nghệ số 24/2000); “Một thoáng văn học 5 năm đầu 7 thế kỷ” (Trần Thanh Đạm, Báo văn nghệ số 4,5,6 tháng 11/2004); “Trò chơi trốn tìm của Nguyễn Vĩnh Nguyên” (Trần Hoài Nam, Báo Văn nghệ số 1/7/2000) .... Các bài viết đều tán đồng trong nhịp độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dưới sức ép của các phương tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy được ưu thế của mình một cách hiệu quả. Một số ý kiến xoay quanh vấn đề đặc trưng cơ bản của truyện ngắn đã cho rằng: Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, dung lượng không lớn, với chức năng chỉ để thể hiện một lát cắt của hiện thực, một khoảnh khắc của cuộc sống thường nhật nên truyện ngắn đã quy tụ được một đội ngũ tác giả khá đông đảo cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên; Trong cuộc sống gấp gáp hiện nay, đọc thưởng thức truyện ngắn dường như phù hợp hơn cả, bởi lẽ nó không bắt người đọc mất quá nhiều thời gian nên thể loại văn học này đã thu hút một lượng lớn độc giả cho mình. Sương Nguyệt Minh đã khái quát “Xét đến cùng chính yêu cầu cuộc sống đang cần truyện ngắn”; Nguyễn Hữu Quý cho rằng “truyện ngắn là một thể loại văn học huyễn hoặc, kỳ thú , vô cùng hấp dẫn. Truyện ngắn mời gọi lôi cuốn, quyến rũ người viết và khuất phục bạn đọc. Là người viết văn, dù là viết chuyên tiểu thuyết cũng ít nhất vài lần thử sức với truyện ngắn, khám phá, chinh phục truyện ngắn” (TC VNQĐ số 637/2007). 2.1.2. Về đội ngũ sáng tác Theo Hội nhà văn số lượng hội viên cả hai miền Nam, Bắc năm 1975 có khoảng 300 người, còn hiện nay là khoảng 832 người. Nếu kể thêm số lượng các Hội văn học nghệ thuật địa phương thì con số trên cả ngàn người thuộc các dân tộc ... đó là chưa kể các nhà văn nhà thơ ở hải đảo và trên các báo tạp chí của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Theo Bùi Việt Thắng “Thế hệ thứ ba (trên dưới bốn mươi) đang là lực lượng hùng hậu chiếm lĩnh văn đàn, đặc biệt có công xây đắp cho truyện ngắn trở thành một thể loại ngang hang với thơ và tiểu thuyết: Hồ Anh Thái, Y Ban, Nguyễn Thị Thu 8 Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Trầm Hương, Phan Triều Hải.... Thế hệ này được đào tạo căn bản, có nền văn hóa, tự do viết và có điều kiện tiếp xúc với tinh hoa văn học thế giới... Thế hệ thứ tư đa sắc như một vườn hoa mới ươm trồng: Trần Thanh Hà, Như Bình, Nguyễn Thị Phước, Phong Điệp,... Họ đều hăm hở viết như một thôi thúc nội tâm, cháy bỏng và không cưỡng lại được.Thậm chí họ viết như lên đồng” [54]. Đội ngũ nhà văn trẻ luôn được quan tâm và đánh giá cao. Họ khác với tất cả các thế hệ trước, gần như không phải chịu sức ép nào của truyền thống, của lịch sử, mà chịu một sức ép lớn nhất và duy nhất là thời đại, trong một cuộc hội nhập mà dân tộc gần như không thể tránh, nếu không muốn nói là phải dũng cảm đón nhận trong tư thế chủ động, để khỏi bị đẩy ra khỏi “đường ray của con tàu phát triển. Những người viết văn trẻ ngày càng đông đảo và khá tự tin, dù viết theo truyền thống hay hiện đại nhưng họ luôn có ý thức vượt ra khỏi cái bóng rậm rạp của thế hệ đàn anh để làm mới, làm khác các tác phẩm của mình. Sự ảnh hưởng của các cây bút hình như rất ít, tính độc lập của nhà văn thời hậu chiến rất cao. Có thể coi “mảnh đất ươm mầm” cho tài năng sáng tạo là các cuộc thi viết truyện ngắn liên tục được tổ chức trên các báo và tạp chí trong nhiều năm liền. Những cuộc thi truyện ngắn trên tạp chí Văn nghệ Quân đội đã thành truyền thống, Kiếm tìm được nhiều tác phẩm hay, sinh động, lành mạnh, qua đó góp phần làm giàu có đời sống tinh thần người lính và nhân dân. Phát hiện bồi dưỡng, theo dõi tiến trình sáng tác của rất nhiều các cây bút mới, mà đến nay phần lớn trong số họ đã trưởng thành, đang là lực lượng nòng cốt, sung sức của nền văn học nước nhà. Có thể kể đến: Nguyễn Thế Hùng chắc khỏe tươi rói, chuyên săn lùng chi tiết; Đỗ Tiến Thụy bắt đầu viết chắc tay rất có nghề; Phùng Văn Khai giàu nội lực đang từng bước bỏ cái bóng của mình ở đằng sau; Trung Phương bộn bề, ngổn ngang; Trần Hoài Văn từng trải nền tảng, vững chắc; Nguyễn Quỳnh Trang trăn trở, tìm tòi; 9 Nguyễn Anh Tuấn thao thức và luôn triết lý; Đặng Minh Sáng giàu cảm xúc, sâu sắc, tìm tòi, lạ hóa; Còn phải kể thêm Trần Ngọc Ninh, Huỳnh Mạnh Chi, Huệ Ninh... Nếu tìm một số gương mặt trẻ, mới, có tính đột phá có thể kể đến Nguyễn Ngọc Tư đằm thắm dịu ngọt, một Di Li đầy bản lĩnh biến hóa, một Y Ban gai góc, cá tính gây nhiều tranh cãi... Phạm Xuân Nguyên nhận xét cụ thể hơn về phương diện nghệ thuật: Họ, những cây bút trẻ này còn đẩy nhanh tốc độ vận động của truyện bằng nhịp câu, bằng sự lướt đi của các chi tiết, bằng chăm đua về đích. Là chính ở điểm cuối này bộc lộ điểm yếu của họ. Văn Giá phân tích: Hầu hết các cây bút trẻ chưa cật lực xác lập cho mình một quan điểm sâu sắc về đời sống cũng như nghệ thuật. Họ phơi bày một cách sốt sắng, nóng nảy. Họ cố thủ trong cảm hứng tự tôn thái quá. Họ lên tiếng chống thói a dua bầy đàn, nhưng kỳ thực họ không cắt rốn được khỏi nó. Họ chăm chú vào tìm kiếm cái khác lạ ở đề tài chứ chưa thực sự tìm kiếm cái khác lạ ở nghệ thuật tự sự, tức là cách kể, cấu trúc. Họ chưa đủ mạnh để đạt được tính dân chủ và đối thoại trong sáng tạo. Những nhận xét trên đây có lẽ rất quý báu để các nhà văn trẻ nhìn lại mình, vượt qua hạn chế, tiến tới có bản sắc, phong cách hơn. Những ý kiến vừa trình bày trên cho thấy truyện ngắn là một thể loại văn học phát triển năng động, phù hợp với nhu cầu tất yếu của thời đại mới. Truyện ngắn ngày càng dành được sự quan tâm đặc biệt của các nhà văn, của giới phê bình và độc giả yêu mến văn học. Đây là một trong những tiến đề để chúng tôi tiếp cận, đi sâu nghiên cứu truyện ngắn của các cây bút nữ đặc biệt là truyện ngắn của Y Ban. 2.2 Tình hình nghiên cứu truyện ngắn nữ đƣơng đại 2.2.1. Về vị thế và đặc điểm của truyện ngắn nữ đương đại Tiếp bước thành công của những năm 90 thế kỷ trước, bước sang thế kỷ XXI các nhà văn nữ càng thể hiện rõ ưu thế văn chương của mình, đặc biệt là truyện ngắn. Đông đảo các cây bút nữ tham gia các cuộc thi truyện 10 ngắn và đã không ít người dành được giải cao. Sự xuất hiện ồ ạt của các cây bút nữ, số lượng tác phẩm đáng nể của họ (Lê Minh Khuê hiện có 7 tập truyện ngắn, Nguyễn Thị Thu Huệ 6 tập, Võ Thị Hảo 9 tập, Y Ban 11 tập ...), nhất là chất lượng những tác phẩm mà họ sáng tạo ra, cho thấy đây là thời kì văn chương phái nữ chiếm ưu thế. Có nhà nghiên cứa đã nhận xét: Các nhà văn nữ đã vào cuộc thi là làm một cuộc chơi hoàn toàn ngang ngửa, hoàn toàn sát ván với các đấng mày râu ... Xét về toàn diện các cuộc thi truyện ngắn đã qua, các tác giả nữ vẫn trội hơn nam. Hay nếu tập hợp riêng truyện ngắn của nam và của nữ trong cuộc thi vừa qua in ra hai tập thì chắc tập của nữ sẽ bán chạy hơn. Đáng chú ý là bài viết của ba tác giả Bích Thu, Bùi Việt Thắng và Lê Hương Thúy về văn chương nữ giới. Vấn đề được các tác giả này đề cập và quan tâm là màu sắc riêng của phái nữ trong sáng tác nghệ thuật. Bích Thu nhận định “văn xuôi phái đẹp hiện nay sắc và sâu khi khai thác đề tài thế sự đời tư với nội dung thế thái nhân tình bằng lối viết ngọt ngào mà bén ngọt, diết dóng, mà đồng cảm sẻ chia với những thận phận, những con người sống quanh mình” [57]. Lê Hương Thúy với các bài viết Điểm qua sự vận động truyện ngắn của các cây bút nữ (TCVNQĐ T4/2005), Truyện ngắn nữ đương đại (TCVNQĐ T4/2010) đã có cái nhìn tổng quan về sự vận động và những đặc trưng cơ bản nhất của truyện ngắn nữ đương đại. Có thể nói trên đây là những bài viết khái quát nhất về đặc điểm, diện mạo của văn chương nữ giới. Sự thành công của một số cây bút nữ và hướng tiếp cận cuộc sống trong truyện ngắn của họ được Nguyễn Thị Thành Thắng làm rõ trong bài viết “phác thảo vài nét về diện mạo truyện ngắn đương đại và sự góp mặt của một số cây bút nữ”[54]. Bài viết “Truyện ngắn nữ và xu hướng trải ngiệm” (TCVN Công an số 10/2003) của Hoàng Thị Hồng Hà đã tìm hiểu xu hướng “tự nghiệm” trong truyện ngắn nữ. Tác giả đã chú ý đến mảng hiện thực của những “cái tôi đàn bà” phong phú mà phức tạp, sắc xảo mà đầy nữ tính từ đó 11 khám phá các cách biểu hiện xưng “Tôi” trong tác phẩm. Với kinh nghiệm cá nhân của một người viết nữ, Khảo sát tuyển tập 35 truyện ngắn nữ chọn lọc, trên cơ sở phân tích các hình thức biểu hiện của nhân vật nữ trong các sáng tác của Trầm Hương, Ngô Thị Kim Cúc, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Ngọc Liên, Lý Lan cho rằng: Đặc điểm những truyện ngắn của các tác giả trẻ là tập trung thể hiện những hiện thực xã hội đang thay đổi nhanh chóng quyết liệt và ảnh hưởng đến từng cuộc đời, ít nhiều làm vỡ những giấc mộng lớn, mộng con với thái độ chung là chấp nhận như một chuyển động tất yếu của thời đại. Như vậy qua các bài viết trên cho ta thấy rõ sự bổ sung về đội ngũ, về những phá cách và đặc trưng trong việc chiếm lĩnh hiện thực đã tạo nên những sắc màu, giọng điệu mới cho truyện ngắn nữ đương đại. 2.2.2. Vấn đề nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ đương đại Nhân vật trong truyện ngắn của các tác giả nữ thời kì này chủ yếu là các nhân vật nữ, với nhiều hoàn cảnh, số phận, chức nghiệp, lứa tuổi khác nhau. Điều này đã được làm rõ trong các bài viết của các nhà nghiên cứu như: Truyện ngắn hôm nay (TCNCVH số 4/2004) của Bùi Việt Thắng nêu cảm nhận “âm thịnh, dương suy” ở thế hệ các nhà văn trưởng thành sau 1975. Khi tìm hiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn của các cây bút nữ, ông nhận xét “họ là những người biết thuần hóa những nỗi đau, mất mát và xoa dịu những chấn thương tinh thần trong đời sống con người”, xây dựng hình tượng người phụ nữ cũng chính là “một sự dâng hiến cái đẹp cho con người”. Trong bài viết “Vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kì đổi mới” Tôn Phương Lan đã nhận thấy đây là “thời kì văn học con người được soi chiếu từ rất nhiều phía”, và “không phải ngẫu nhiên mà trong văn xuôi thời kì này nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm thường là các nhân vật nữ. Họ là những người phụ nữ đã đi qua chiến tranh mang nhiều nỗi cô đơn, thường 12 xuyên sống nơi giáp danh giữa địa ngục và trần gian. Họ luôn khao khát hy vọng tìm kiếm cho dù họ biết cái đã qua không bao giờ trở lại cũng như điều mơ ước chắc gì đã có được trong đời” [37]. Nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ ở góc độ nào đó vẫn phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh, song họ vẫn mang những vẻ đẹp mới, họ tự khẳng định mình và dám sống cho chính mình, họ vẫn giữ được thiên tính nữ là những con người nhẹ dạ cả tin, yếu đuối, đa cảm, đa đoan. Theo dòng khảo sát trong “Phụ Nữ là .... đàn bà”, Đào Đồng Điện nhận xét về nhân vật nữ trong văn học đương đại: “Không còn nhiều phụ nữ kiên cường nữa mà thay vào đó là những con người yếu đuối nhẹ dạ cả tin, đa cảm, đa đoan”.... “Gặp môi trường thích hợp với bản tính phụ nữ, như cá gặp nước người phụ nữ được dịp phô bày hết mình”[22], có thể những phô bày đó làm ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức như ngoại tình. Tuy nhiên tác giả đưa ra lý giải: cuộc sống đâu chỉ là hai bữa no đủ, cuộc sống còn là hẹn hò nhớ nhung nuối tiếc, còn là những éo le, âu sầu, ao ước và sự thỏa mãn những cảm giác mới lạ nữa chứ. Tác giả cho rằng chính đặc điểm này trở thành đặc điểm nổi bật về tính cách xã hội của người phụ nữ trong văn xuôi thời đại mới, nó phá vỡ quan niệm cũ về hạnh phúc gia đình cũng như tổ chức gia đình của người Việt Nam. Truyện ngắn nữ hôm nay với thế giới nhân vật nữ đa dạng và phong phú, đa dạng với những cuộc đời thân phận cụ thể. Người đọc có thể gặp bóng dáng cuộc đời của các nữ nhà văn trong nhân vật của họ, họ đau nỗi đau của nhân vật, buồn vui cùng với nhân vật. Đây là một hình thức kể chuyện rất quen thuộc trong truyện ngắn hôm nay. Qua những bài viết và các công trình nghiên cứu từ những góc độ khác nhau, chúng ta thấy các tác giả đã có sự nhận diện trên nhiều khía cạnh của truyện ngắn nói chung và truyện ngắn nữ nói riêng. Đặc biệt là số phận người phụ nữ hiện đại trong truyện 13 ngắn của họ, từ đó đưa ra những đánh giá sát đáng về đặc điểm nhân vật nữ trong sáng tác của các cây bút nữ. 2.2.3. Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Y Ban Cái tên Y Ban thực sự được biết đến và ngày càng nổi bật từ giải thưởng của tạp chí Văn nghệ Quân đội với truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (năm 1989). Với quan niệm sống hết mình và viết hết mình, đã có lần chị bộc bạch “Sinh tuổi trâu nên phải “cày như trâu”, nhưng được cái là cày trên thửa ruộng của mình” và kết quả cho sự nỗ lực ấy là hàng loạt các tập truyện ngắn được xuất bản, ra mắt bạn đọc. Và từ đó cái tên Y Ban đã trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn nữ đương đại. Tác phẩm của bà giàu có hình ảnh những người phụ nữ vất vả, lam lũ, bất hạnh nhưng cũng rất thương cảm. Khi tìm hiểu nhân vật nữ trong tuyện ngắn Y Ban, chúng ta có thể bắt gặp hàng loạt các bài báo, bài phỏng vấn trên các tạp chí viết cũng như điện tử. Y Ban viết về nỗi đau rất đàn bà của Dương Cầm trên http://hanoi.vnn đã viết: “Nhà văn Y Ban viết từ nỗi sâu thẳm trong tâm hồn những người đàn bà luôn khao khát một tình yêu tuyệt mỹ. Đôi khi cũng chống chếnh, chênh vênh giữa bổn phận của người vợ và một thế giới siêu thực nào đó, nhưng rồi lại thảng thốt giật mình quay về duy trì tổ ấm yên bình” [20]; Trên báo Văn nghệ số 25 ngày 5/7/2003 Xuân Cang đã nhận xét: “Y Ban là người viết văn rất nhạy cảm, chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người, thậm chí chị còn cảm nhận sự vật, sự việc bằng nhiều giác quan. Đây có lẽ là bản năng của một người phụ nữ, cũng vì vậy mà nhân vật nữ trong truyện ngắn của bà chủ yếu là những người phụ nữ luôn đau đáu nỗi niềm tâm trạng” [19]. Xoay quanh đề tài nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban còn có những bài viết như: Nhà văn Y Ban và đàn bà xấu, Y Ban: “Cái nhân tình không ai bán cả”, Y Ban chấp nhận dấn thân để sáng tạo, Nhà văn Y Ban: Phụ nữ ... đến cái tuổi này thì mọi cái đều dễ giải tỏa,... Ngay trong buổi ra mắt cuốn sách Hành trình của 14 tờ tiền giả, Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét: Đọc Y Ban ta luôn bắt gặp đời sống hôm nay. Tác phẩm của chị giàu có những hình ảnh lam lũ đàn bà, vất vả đàn bà nhưng cũng rất thương cảm đàn bà. Khi viết về người phụ nữ Y Ban luôn lựa chọn cho mình một cách thể hiện mới. Mặc dù viết về một mảng đề tài quen thuộc song truyện ngắn của bà luôn mang tính thời sự với những chi tiết, sự kiện mang hơi thở của cuộc sống hôm nay. Bùi Việt Thắng có bài Một giọng nữ trầm trong văn chương (Tạp chí văn hóa số 397/1997) đã khẳng định trong nhiều gương mặt nữ viết văn gần đây, người đọc vẫn dành cho Y Ban nhiều tình cảm đặc biệt. Tác giả đã chỉ ra những nét riêng biệt: Y Ban có một lối viết riêng của mình, chị chú ý thể hiện những tâm trạng điển hình của nhân vật trong những trạng huống tiêu biểu;.... Y ban đã lựa chọn những cốt truyện độc đáo để làm nổi bật nhân vật tâm trạng và nhân vật nhận thức. Không những thế bà còn lựa chọn sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu sao cho phù hợp và thể hiện được tính cách, phẩm chất, số phận của nhân vật truyện ngắn. Tất cả những điều đó đã tạo nên một Y Ban với phong cách riêng, độc đáo. Bên cạnh những bài báo, bài phỏng vấn trên còn có nhiều luận văn nghiên cứu chuyên sâu về truyện ngắn Y Ban: Nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả nữ Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ (tác giả Nguyễn Thị Hoa, luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn ĐHSP Hà Nội 2003); Hình tượng người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Tác giả Nguyễn Thị Hằng, luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn ĐHSP Hà Nội 2010). Những luận văn này đi sâu tìm hiểu số phận của người phụ nữ hiện đại được biểu hiện trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ đương đại, trong đó có Y Ban. Từ quan điểm nghệ thuật của các nhà văn nữ về con người và cuộc sống, người viết chỉ ra những kiểu nhân vật nữ cụ thể trong những sáng tác tiêu biểu của họ. Luận văn đi sâu khai thác khía cạnh nội dung và nghệ thuật biểu hiện nội dung về người phụ nữ trong dòng chảy văn học mà chưa chú ý 15 đến hình tượng nhân vật từ phương diện lí luận văn học. Hơn nữa luận văn vẫn ở tầm khái quát từ nhiều tác giả chứ chưa đi sâu vào một tác giả nào. Đối với cá nhân Y Ban, đã có nhiều khóa luận, luận văn, khảo cứu,… nghiên cứu về truyện ngắn của bà. Trong đó tiêu biểu là luận văn Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban của Đào Trang, bảo vệ tại trường ĐHKHXHNV năm 2008. Ở luận văn này, người viết đã sử dụng truyện ngắn Y Ban, đặc biệt là thế giới nhân vật để làm rõ những khái niệm lý luận về thế giới nghệ thuật truyện ngắn. Lựa chọn đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban”, chúng tôi hy vọng sẽ thấy được đặc điểm từng kiểu nhân vật gắn với phong cách riêng của Y Ban và gắn với thể lọai truyện ngắn. Đồng thời thấy được sự đóng góp của tác giả vào sự vận động của truyện ngắn nữ đương đại nói riêng và văn học đương đại nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn cần làm rõ đặc điểm nhân vật văn học gắn với thể loại truyện ngắn và gắn với phong cách tác giả đặc biệt là tác giả nữ. 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ lí thuyết lí luận về nhân vật văn học, thể loại truyện ngắn, phong cách tác giả tìm ra mối quan hệ giữa nhân vật trong thể loại truyện ngắn và với phong cách tác giả. Khảo sát truyện ngắn của Y Ban để làm rõ những vấn đề lí thuyết trên và thấy được đặc điểm nhân vật truyện ngắn gắn với phong cách tác giả nữ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát lịch sử vấn đề chúng tôi xác định đối tượng cuả luận văn hướng đến nghiên cứu là: Những vấn đề lý thuyết về nhân vật trong 16 thể loại truyện ngắn; nhân vật truyện ngắn gắn với phong cách tác giả đặc biệt là tác giả nữ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi không thể tìm hiểu toàn bộ sáng tác của Y Ban mà chỉ tập trung khảo sát nhân vật nữ trong các tập truyện ngắn sau: Ngƣời đàn bà có ma lực - Tập truyện ngắn, 1993. Ngƣời đàn bà sinh ra từ bóng đêm - Tập truyện ngắn, 1995. Truyện ngắn Y Ban - Tập truyện ngắn 1998. Cẩm cù - Tập truyện ngắn, 2001. Đàn bà xấu thì không có quà - Tập truyện ngắn, 2004. Thần cây đa và tôi - Tập truyện ngắn, 2005. Cƣới chợ - Tập truyện ngắn, 2005. I am đàn bà - Tập truyện ngắn,2006 5. Những đóng góp mới của luận văn Góp phần làm rõ lí thuyết liên quan đến nhân vật trong mối quan hệ với thể loại và phong cách tác giả. Cụ thể là: đặc điểm thể loại của nhân vật trong truyện ngắn; đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn của tác giả nữ. Làm rõ các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Y Ban. Đó cũng là cơ sở để nhận định, đánh giá sát đúng hơn những đóng góp của Y Ban vào sự vận động của truyện ngắn đương đại và văn xuôi Việt Nam thế kỷ XXI. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp hệ thống Hình tượng nhân vật nữ nói chung vừa là một chỉnh thể bao gồm nhiều yếu tố và cấp độ vừa là một phạm vi, một bộ phận của thế giới hình tượng trong tác phẩm. Sử dụng phương pháp hệ thống giúp người viết khám phá được cấu trúc nội tại của nhân vật; đồng thời nhân vật nữ được soi chiếu 17 trong thế giới nhân vật, để từ đó thấy được đặc điểm nhân vật nữ trong một truyện, trong một tập truyện và trong toàn bộ sáng tác của Y Ban. 6.2. Phƣơng pháp so sánh Vận dụng phương pháp so sánh giúp người viết nhận biết nhân vật nữ và các nhân vật khác trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Y Ban sâu sắc hơn; Thấy được những đặc điểm của thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn của tác giả nữ trong tương quan với tác giả nam; Hơn nữa còn thấy được sự khác biệt của nhân vật nữ trong truyện ngắn với nhân vật nữ trong tiểu thuyết. 6.3. Phƣơng pháp thống kê, phân tích tổng hợp Sử dụng phương pháp này để thấy được số lượng, cách thức sáng tạo các yếu tố, cấp độ các yếu tố được nhà văn sử dụng để miêu tả nhân vật như: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, diễn biến tâm lý, thế giới tâm hồn,... 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có ba chương: Chương 1. Nhân vật trong mối qua hệ với thể loại và phong cách tác giả. Chương 2. Thế giới nhân vật nữ truyện ngắn Y Ban. Chương 3. Nghệ thuật truyện ngắn Y Ban. 18 NỘI DUNG Chƣơng 1 NHÂN VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THỂ LOẠI VÀ PHONG CÁCH TÁC GIẢ 1.1. Hình tƣợng nhân vật văn học 1.1.1. Định nghĩa nhân vật văn học Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học, song ở cách nào thì nhân vật cũng được hiểu một cách thống nhất: Nhân vật trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc các loài cây, con vật, các sinh thể hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con người. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống với con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua quan niệm, biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhưng cũng không vì thế mà chúng kém đi tính chân thật. Đã là tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật. Nếu như không có các nhân vật: Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến,.. thì “Chí Phèo” của Nam Cao không thể trở thành một truyện ngắn tiêu biểu mà chỉ là những ghi chép về hiện thực nông thôn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 hay truyện ngắn “Đàn bà xấu thì không có quà” của Y Ban sẽ không còn là truyện ngắn nếu như không có Nàng Nấm nhân vật nữ chính trong truyện,... 1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học Nhân vật là yếu tố then chốt của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Với truyện ngắn cũng vậy, nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc truyện. Vai trò này đã được khái quát trong rất nhiều tài liệu như: 19 “Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học.... Văn học không thể thiếu nhân vật bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng “ [38; Tr. 277]. Phương tiện văn học là ngôn ngữ, là chi tiết, hình ảnh, là giọng điệu, là kết cấu, cốt truyện, là hư cấu, tưởng tượng,… Mỗi nhà văn đều có trong mình một cái vốn chung là kho từ vựng Tiếng Việt, và tùy vào tài năng của mỗi người họ sẽ sắp xếp những con chữ vô hồn ấy thành những câu văn có hồn để tái hiện những con người cụ thể, hay nói cách khác là tái hiện nhân vật trong tác phẩm văn học. Thông qua nhân vật ấy, nhà văn gửi gắm vào đó những quan điểm tư tưởng của mình về con người và cuộc đời. Nhân vật là yếu tố quyết định việc lựa chọn ngôi kể, kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu trong tác phẩm văn học nên không thể thiếu nhân vật. Nếu rút nhân vật ra khỏi chỉnh thể nghệ thuật ấy thì tác phẩm văn học không còn là tác phẩm văn học nữa. Nhân vật còn là nơi để tác giả thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình về cuộc sống và con người. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm của mình. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn khi nhắc đến nhân vật, nhất là nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc nhưng bạc mệnh trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và những ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí,... Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan