Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nhận thức về việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị th...

Tài liệu Nhận thức về việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên

.DOCX
57
427
55

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM 2015 Tên công trình NHẬN THỨC VỀ VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA NHỮNG BẬC CHA MẸ CÓ CON Ở ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ( điểm cứu tại 11, Đoàn Kết, P.Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh) Sinh viên thực hiện: Chủ nhiệm: Thành viên: LÊ THỊ THU HIỀN HUỲNH THỊ PHẤN YA POR YBON 1256150036 1256150072 1256150008 Người hướng dẫn: Ths. CAO VĂN QUANG – KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH tháng 10 năm 2014 MỤC LỤC TÓM TẮT CÔNG TRÌNH...............................................................................................1 MỞ ĐẦU...........................................................................................................................2 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................2 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu........................................................................5 3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:.............................................8 Lý do chọn đề tài:......................................................................................................8 Mục tiêu của đề tài:.................................................................................................10 Nhiệm vụ của đề tài:................................................................................................10 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:..........................................................11 4.1. Cơ sở lý luận của đề tài:..................................................................................11 4.2.Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................14 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài:......................................15 5.1.Đối tượng nghiên cứu........................................................................................15 5.2.Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................15 5.3.Khách thể nghiên cứu........................................................................................15 5.4. Giới hạn của đề tài...........................................................................................15 6. Đóng góp mới của đề tài:.....................................................................................15 7. Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn:.......................................................................16 7.1.Ý nghĩa lý luận...................................................................................................16 7.2.Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................16 8. Kết cấu của đề tài:................................................................................................17 CHƯƠNG I.....................................................................................................................18 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................18 1.1. Các khái niệm liên quan.......................................................................................18 1.1.1. Giáo dục giới tính..........................................................................................18 1.1.2. Nhận thức......................................................................................................18 1.1.3. Vị thành niên.................................................................................................20 1.2. Giả thiết nghiên cứu.............................................................................................21 1.3. Khung nghiên cứu................................................................................................22 CHƯƠNG II....................................................................................................................23 GIÁO DỤC GIỚI TÍNH LÀ THỰC SỰ CẦN THIẾT..................................................23 2.1. Những nhìn nhận về vấn đề giáo dục giới tính................................................23 2.2. Nội dung của vấn đề giáo dục giới tính............................................................25 2.3. Vai trò của giáo dục giới tính đối với trẻ vị thành niên....................................26 2.3.1.Trong gia đình................................................................................................26 2.3.2.Trong nhà trường............................................................................................28 2.3.3.Xã hội.............................................................................................................30 2.4. Những nguyên nhân và tác hại khi trẻ vị thành niên thiếu kiến thức về giáo dục giới tính.................................................................................................................30 2.4.1. Nguyên nhân..................................................................................................30 2.4.2 Tác hại...........................................................................................................32 2.5. Mẫu nghiên cứu................................................................................................33 CHƯƠNG III..................................................................................................................34 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA....................................................................................................34 3.1. Nhận thức của các bậc phụ huynh trong vấn đề giáo dục giới tính.................34 3.2. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của GDGT trong gia đình..............35 3.3. Những yếu tố tác động đến nhận thức của những bậc cha mẹ về vấn đề giáo dục giới tính ................................................................................................................39 KẾT LUẬN.....................................................................................................................42 KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................................45 Đối với nhà trường:.....................................................................................................45 Đối với gia đình...........................................................................................................46 Xã hội..........................................................................................................................48 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN......................................................................................49 DANH MỤC VIẾT TẮT GDGT.................................................................. Giáo dục giới tính HCM.................................................................... Hồ Chí Minh P........................................................................... Phường PGS/TS …........................................................... Phó giáo sư/ Tiến sĩ Q.......................................................................... Quận RHIYA …………………………………………. Sáng kiến sức khỏe thanh thiếu niên . Châu Á SKSS/TD …........................................................ Sức khỏe sinh sản/tình dục Tp......................................................................... Thành phố Ths ….................................................................. Thạc sĩ VN........................................................................ Việt Nam VTN..................................................................... Vị thành niên 1 TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Công trình nghiên cứu được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và khuyến nghị. Phần 1: Mở đầu, phần này nhóm tác giả nêu lên tính cấp thiết của đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ của đề tài, cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu, giới hạn của đề tài, đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Phần 2: Nhóm tác giả chia ra làm 3 chương. - Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài. Nhóm đã tìm hiểu những khái niệm từ nhiều nguồn khác nhau liên quan tới công trình để người đọc hiểu được những thuật ngữ khó từ đó hiểu sâu hơn về đề tài. Trình bày còn có - giả thiết nghiên cứu và khung nghiên cứu. Chương II: Nhóm đã chứng minh được việc giáo dục giới tính là cần thiết. Sự khác nhau về suy nghĩ cũng như cách thức giảng dạy, bày tỏ về vấn đề giới tính tình dục của các nước trên thế giới và nhất là ở Việt Nam. Những nội dung cơ bản cũng như vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội tới việc giáo dục giới tính cho trẻ ở tuổi vị thành niên là hết sức cần thiết. Nhóm tác giả cũng nêu ra được những nguyên nhân cũng như tác hại sẽ xảy ra nếu trẻ không được giáo dục về giới tính một cách đúng - đắn và logic. Chương III: Nhóm đã phát phiếu khảo sát tới các bậc phụ huynh ở Việt Nam mà địa bàn khảo sát là trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân tại phường Bình Thọ - Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề nhận thức về việc giáo dục giới tính của các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi Vị thành niên. Phân tích và xử lý số liệu một cách hoàn chỉnh và đúng phương pháp. Phần kết luận và khuyến nghị: nhóm tác giả đã đưa ra những kết luận sau khi nghiên cứu công trình và có một số khuyến nghị giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn toàn diện cũng như đúng đắn về việc giáo dục giới tính cho con cái một cách tốt nhất tránh nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. MỞ ĐẦẦU 2 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay, tỷ lệ giáo dục giới tính trong trường học tại Việt Nam rất thấp (chỉ có khoảng 0.3% trường Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh). Thiếu hụt kiến thức về giới tính và kỹ năng sống là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số lượng mang thai ở tuổi vị thành niên ngày càng tăng cao. Điều này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và khả năng học tập của thanh thiếu niên. Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi 15-19 trong đó 80-90% là học sinh, sinh viên cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới, và tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm. Việc mang thai ở tuổi vị thành niên để lại những hệ lụy và hậu quả nặng nề do các bà mẹ nhỏ tuổi còn quá trẻ, thể chất và tinh thần chưa phát triển để sẵn sàng làm mẹ. Giáo dục giới tính dường như vẫn là một khái niệm mới trong xã hội Việt Nam. Giáo dục giới tính, hiểu một cách đầy đủ là sự giáo dục về sinh lý cơ thể, vệ sinh thân thể, sức khỏe sinh sản và tình dục. Thế nhưng ở nhiều gia đình, các bà mẹ không giải thích được cho con những điều căn bản nhất về việc giáo dục giới tính cho con cái. Cha mẹ cũng chưa hiểu được rằng nhu cầu tìm hiểu về giới tính của con cái là điều tự nhiên, cần thiết và tất yếu nên họ không giáo dục cho con về vấn đề này, nhiều người hiểu vấn đề nhưng vì ngại nên không muốn nói ra. Ở nước ta, giáo dục giới tính không được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Gia đình Việt Nam ngày nay còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến và bởi vậy, việc giáo dục giới tính hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức. Hoạt động giáo dục giới tính phổ biến trong các gia đình chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì. Với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục tình dục hầu như chưa bao giờ được đặt ra. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp các em nam phạm tội hiếp dâm, các em nữ có thai ở tuổi vị thành niên. Nhiều trẻ ở lứa tuổi 14-15, còn cắp sách đến trường, chưa có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình nhưng đã phải làm cha mẹ do thiếu hiểu biết về tình dục. Đây là vấn đề làm đau đầu người lớn và người ta cho rằng nguyên nhân là do tác động từ kinh tế thị trường, sự du nhập của văn hóa ngoại lai, chạy theo lối sống ăn chơi, suy đồi về mặt đạo đức. Vì vậy “Giáo dục giới tính” là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, biện pháp tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha 3 mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng. Thế nhưng được biết trong một cuộc khảo sát gần 4700 thanh niên chỉ có 2,6% cho biết kiến thức về giới tính được bố mẹ giáo dục. Trung tâm nghiên cứu tâm lý và sự phát triển nhanh của thanh thiếu niên giải thích: “Các bậc phụ huynh luôn cho rằng những vấn đề liên quan tới giới tính rất tế nhị. Mặt khác, con mình còn quá nhỏ để tìm hiểu về những vấn đề ấy. Có khi chính phụ huynh cũng không nắm rõ kiến thức về giới tính để diễn đạt cho con mình hiểu”. Chính vì thế mà nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra như: Con mắc bệnh thủ dâm, quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành, biến đổi giới tính… Bố mẹ thường tránh né, ngại ngùng khi trẻ hỏi về chuyện tình dục. Chính vì các quan niệm sai lầm đó của các bậc phụ huynh mà không ít lần người lớn “đỏ mặt” trước các thắc mắc của trẻ. Một phụ huynh đã chia sẻ rằng: “Dạo này, cô con gái 5 tuổi của chị hay hỏi rất nhiều chuyện liên quan đến giới tính, sinh sản. Cháu hỏi tại sao gái đi tè phải ngồi, con trai lại đứng, con sinh ra ở đâu… làm chị phải lôi ngay chuyện khác để đánh lạc hướng con. Thế nhưng cháu vẫn đeo mẹ để hỏi bằng được “Con sinh ra ở đâu?”. Bí quá chị trả lời: “Con sinh ra ở bệnh viện Từ Dũ”.” Một phu huynh khác chia sẻ lâu nay, tôi vẫn vòng vo nói với cậu con trai 8 tuổi là cháu sinh ra từ nách, từ rốn mẹ. Lần đó, hai mẹ con đến dự một chương trình tư vấn giới tính, khi được chuyên gia hỏi: “Con biết mình được sinh ra từ đâu không?” tôi ngỡ ngàng khi cháu đáp: “Con sinh ra từ “cái ấy” của mẹ”. Hóa ra cháu biết nhiều hơn mình tưởng mà mình cứ né tránh. Về phía nhà trường hiện nay những trường hợp nữ học sinh trở thành mẹ hay những cái chết thương tâm bởi bản thân vướng vào con đường tình yêu, tình dục quá sớm… không còn xa lạ. Đó là hệ quả tất yếu từ việc “xem nhẹ” chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong trường học hiện nay. Chương trình giáo dục giới tính hay bị bố mẹ né tránh cho rằng giáo dục giới tính là việc của nhà trường. Nhưng thực tế hiện nay ở trường học, việc giáo dục giới tính chưa được thực hiện đến nơi đến chốn nên học trò đang phải tiếp cận kiến thức một cách “nửa vời”. Nếu như ở cấp tiểu học học sinh học về giới tính ở lớp 5 thì lên cấp Trung học cơ sở, phải đợi tới lớp 8, giáo dục giới tính mới trở lại, chủ yếu nằm ở môn sinh học như cơ quan sinh dục nam/nữ, thụ tinh/thụ thai và phát triển thụ thai, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Tới cấp Trung học phổ thông, học sinh đều đã bước vào tuổi trưởng thành thì giáo dục giới tính lại chỉ được dạy theo kiểu “lồng ghép” qua các môn giáo dục công dân, 4 văn học, địa lý, sinh học. Theo cô giáo Nguyễn Thị Phương, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, giáo dục giới tính bắt đầu được Bộ GD-ĐT đưa vào giảng dạy cho học sinh từ lớp 5. Cụ thể, trong sách Khoa học lớp 5, các em đã được học về “sinh sản", phân biệt giới tính "nam hay nữ", "Cơ thể chúng ta hình thành như thế nào?". Tuy nhiên, đúng là cách tiếp cận vấn đề giới tính hiện chưa hấp dẫn và vẫn mang nặng kiến thức khoa học nhiều hơn là tâm lý. Vì thế, học sinh càng học thì càng tò mò. Chẳng hạn sau khi cô giáo dạy “quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử", đa phần các em thắc mắc tiếp… “làm thế nào để tinh trùng gặp được trứng?”. Theo cô Phương, học sinh tiểu học cần kiến thức khoa học nhưng chỉ vừa phải. Quan trọng hơn là phải giúp các em sẵn sàng với biến đổi cơ thể, biết tôn trọng bạn khác giới, đặc biệt là có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. Tiếc rằng, những điều này sách giáo khoa không hề nhắc tới. Vì vậy cha mẹ phải quan tâm đến con cái ở lứa tuổi này để nhận biết đúng sự thay đổi của con cái để có sự uốn nắn kịp thời . Để cho các em ít hoang mang lo lắng trước sự thay đổi của bản thân, bởi vậy việc giáo dục giới tính cho các em là hết sức cần thiết, và các bậc cha mẹ cũng không nên hiểu rằng giáo dục giới tính là chỉ cho trẻ hiểu biết những cơ sở của lối sống tình dục. Giáo dục giới tính, như nhà nghiên cứu V.Vladi- D.CapuXtin trong cuốn Giáo dục giới tính tuổi thơ đã chỉ rõ: “Giáo dục giới tính là bộ phận không thể tách rời của giáo dục đạo đức, gắn liền với một loạt các vấn đề giáo dục học và y học. Nó giúp cho trẻ hiểu biết được vai trò của con trai hoặc con gái, của một thanh niên hoặc một phụ nữ, tiếp đó là phải hiểu vai trò của người đàn ông hoặc người đàn bà, cả vai trò của người chồng hoặc người vợ, người bố hoặc người mẹ cho phù hợp với các nguyên tắc đạo đức xã hội…” Cũng như giáo dục nói chung, giáo dục giới tính phải được tiến hành có phân hoá tuỳ theo từng lứa tuổi, có khối lượng và hình thức phù hợp để đứa trẻ có thể nhận thức được. Muốn giáo dục đúng thì các bậc cha mẹ phải nắm bắt được và biết tất cả các giai đoạn phát triển thông thường và những dấu hiệu không bình thường. Để cho đứa trẻ sớm có những hiểu biết về giới tính của mình thì ngay từ lúc đang còn nhỏ. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Liên quan đến đề tài, đã có những bài viết, công trình nghiên cứu sau: 5 Bài nghiên cứu '' Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên Việt Nam '' nằm trong chương trình điều tra ban đầu của RHIYA ( Sáng kiến sức khỏe thanh thiếu niên châu Á ) do PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng, ThS Lưu Bích Ngọc thực hiện, đã chỉ ra những sai lầm trong kiến thức về giới tính nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Đề tài được thực hiện vào năm 2006, với đối tượng là thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 15-20. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các kiến thức hợp về sức khỏe sinh sản-tình dục, tránh thai và các bệnh liên quan đến đường tình dục chỉ được xác định ở mức biết ban đầu, chỉ có 21% thanh thiếu niên được đánh giá là có kiến thức này. Trong đó, kiến thức về sinh sản và phòng tránh thai được đánh giá là kém nhất trong các kiến thức về sức khỏe sinh sản, chỉ có 46.7% thanh thiếu niên có kiến thức đúng về sinh sản. Kiến thức về bệnh liên quan đến đường tình dục là kém thứ hai chỉ có 1/3 thanh thiếu niên được hỏi nêu được tên ba loại bệnh trở lên, rất ít trong số đó biết được cách chữa trị và nơi chữa trị. Kiến thức về về sử dụng biện pháp tránh thai được đánh giá là kém thứ ba. Từ những kết quả nghiên cứu cứu này, đề tài đã cho chúng ta một bức tranh tổng quát về kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản. Bài viết “Tại sao cần giáo dục giới tính cho lứa tuổi Vị thành niên” của trang cẩm nang sức khỏe1 cũng đã có bài viết nêu rõ một số nguyên nhân để chứng minh rằng việc giáo dục kiến thức giới tính ở độ tuổi VTN là rất quan trọng. Trong bài viết này tác giả cũng đã đưa ra những con số cụ thể của việc trẻ không được GDGT như: “Việt Nam là nước đứng thứ 5 thế giới về tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Theo số liệu của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, tỷ lệ trẻ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010 là 2,9%, năm 2011 là 3,1% và đến năm 2012 là 3,2% tương ứng với tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% năm 2010, 2,4% năm 2011 và 2,3% năm 2012.” Những số liệu cụ thể cũng đã phần nào minh chứng cho việc giáo dục giới tính ở trẻ VTN là rất quan trọng và cần thiết.Giúp các em trong bị đầy đủ các kiến thức cơ bản nhất về vấn đề giới tính chính là một cách phòng tránh cho các em những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Bài viết “Người lớn là rào cản...khi giáo dục giới tính” 2 của tác giả Lê Hiền đăng trên báo Thanhnien online, bằng việc những số liệu nghiên cứu của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số tác giả đã chứng minh việc thiếu hụt kiến thức về giới 1 http://nhatkybe.vn/cam-nang/suc-khoe/tai-sao-can-giao-duc-gioi-tinh-cho-lua-tuoi-vi-thanh-nien.html 2 http://www.thanhnien.com.vn/giao-duc/nguoi-lon-la-rao-can-khi-giao-duc-gioi-tinh- 44839.html 6 tính ở độ tuổi vị thành niên là rất lớn, đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm trong quan niệm của cha mẹ và thầy cô trong việc giáo dục giới tính. Theo tác giả việc giáo dục giới tính trong nhà trường còn mang tính hàn lâm, khô cứng, không thiết thực, khiến cho nó trở nên nhàm chán không thu hút được sự quan tâm và hứng thú của học sinh. Vì thế, các em có xu hướng tự tìm hiểu, khám phá, đây chính là nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ và hành vi lệch lạc về giới tính. Bài viết cũng thể hiện những mong muốn của trẻ trong việc tiếp cận với những thông tin về giới, họ mong muốn người lớn coi chuyện tình yêu tình dục tuổi vị thành niên một cách nghiêm túc. Thông qua bài viết tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục về giới tính, mà vai trò của người lớn đối với vấn đề này. Trang vinaresearch.net đã có một khảo sát dựa trên nhóm đáp viên trực tuyến Vinaresearch về vấn đề “giáo dục giới tính cho trẻ” 3. Ở đây trang đã khảo sát trực tuyến các bậc cha mẹ độ tuổi từ độ tuổi 20 với 862 mẫu hợp lệ và cho ra các kết quả, số liệu cụ thể rõ ràng và chi tiết. Bài nghiên cứu với những câu hỏi thiết thực về vấn đề liên quan tới vấn đề cha mẹ giáo dục giới tính cho con cái mặt khác mẫu nghên cứu cũng đã cho thấy được rằng các bậc phụ huynh chỉ thỉnh thoảng hay lúc con cái thắc mắc về vấn đề giới tính mới bày tỏ, nói cho con hiểu nhưng mà vẫn không giải thích tỉ mỉ cho con cái, nhưng giải thích cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân. Hầu hết các bậc phụ huynh ủng hộ vấn đề GDGT trong trường học nhưng cũng có một bộ phận các phụ huynh không đồng ý vì sợ ảnh hưởng tới tâm lý trẻ nếu GDGT quá sớm. Bài khảo sát cũng đã cho ta thấy được cha mẹ cũng đã có nhiều xu hướng nhìn nhận tích cực về vấn đề GTGT cho trẻ, giúp trẻ nhận thức tốt về vấn đề giới tính. Thà vẽ cho hươu chạy đúng đường còn hơn là để hươu chạy sai đường. Một bài viết thuộc bản quyền của viện Xã hội học 4 của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên viết về vấn đề “giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình”. Tác giả đã đề cập đến nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em không được giáo dục giới tính từ cha mẹ, nhà trường do tâm lý ngại ngùng nên họ sẽ im lặng trước các câu hỏi liên quan tới giới tính mà các em thắc mắc thì các em sẽ tò mò mà tìm đếm các mạng xã hội, sách báo. .. để thỏa chí tò mò. Ngoài ra tác giả cũng đã nêu ra mục đích cuối cùng mà giáo dục giới tính mang lại cho các em đó chính là trang bị những kiến thức tâm lý đặc điểm của mỗi giới. Tác giả cũng đã có những số liệu cụ thể về tính cần thiết cũng như mức 3 4 https://www.vinaresearch.net/userfiles/file/Report_Year%202013/Report_Giao_duc_gioi_tinh_cho_tre.pdf bản quyền của viện Xã hội học số 1 (89), 2005- 85 của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên 7 độ hiểu biết về giới tính của các bậc cha mẹ trong đó thì phần lớn cha mẹ vẫn ý thức được tầm quan trọng của những cuộc nói chuyện trao đổi trực tiếp với con cái. Nhưng cũng có một số bộ phận cha mẹ còn chưa ý thức được tầm quan trọng của GDGT cho thấy họ vẫn còn có những tầm nhìn hạn hẹp, theo xu hướng truyền thống hơn là hiện đại. Thông điệp mà tác giả giửi đến đó là cha mẹ cần nghiêm túc, tế nhị trong giảng dạy về giới tính cho con trẻ và không được đánh trống lảng hay bỏ mặc trẻ trong những vấn đề nhạy cảm như giáo dục giới tính. ThS. Đào Thị Vân Anh thuộc trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông cũng đã có bài viết “Cha mẹ với việc giáo dục giới tính trong gia đình”5. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể cần thiết về việc GDGT cho trẻ, những nguyên nhân khách quan và chủ quan, hậu quả của việc GDGT không đúng cách. Tác giả cũng đã nói rằng: “Giáo dục tình dục thật ra có mục đích duy nhất là chuẩn bị cho con cái một tâm lý phù hợp nhất trong cuộc sống yêu đương để rồi có một đời sống tình dục thực sự hài lòng, thực sự hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng sau này.” Việc cha mẹ GDGT hay không GDGT cho con cái và giáo dục thế nào cho đúng và hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển tâm lý cũng như tình dục của trẻ bị sai lệch, hiểu sai về vấn đề giới tính thì sẽ rất dễ mắc phải những hậu quả khôn lường. Tác giả cũng đã kết luận rằng cần giáo dục giới tính cho trẻ tự nhiên, bình thường như các chương trình giáo dục khác và phải có sự nối kết chặt chẽ hai chiều giữa cha mẹ và con cái. Những phân tích cụ thể của Ths. Đào Thị Vân Anh đã cho ta thấy tầm quan trọng của cha mẹ về vấn đề giáo dục giới tính đã viết cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện hơn về việc định hướng và nhìn nhận, suy nghĩ đúng đắn của kến thức về giới. Bài viết “Giáo dục giới tính và thái độ của người lớn” 6 của TS Thụy Anh đăng trên wedsite Tuoitre.vn. Bài viết đã cho chúng ta thấy, ngay từ khi còn rất nhỏ trẻ đã có những thắc mắc, tò mò về vấn đề giới tính thông qua các câu được đặt ra cho bố mẹ. Đó chính là những tìm hiểu đầu tiên về giới tính chính đáng cần được bố mẹ giải đáp rõ ràng, khéo léo, dễ hiểu chứ không phải lảng tránh hoặc lờ đi. Bắt đầu từ những hỏi - đáp như thế, bố mẹ có thể giáo dục giới tính cho con rất nhẹ nhàng và tự nhiên. Nếu bố mẹ có thói quen bỏ qua không đối mặt với những câu hỏi hóc búa của con hoặc những câu hỏi liên quan đến các vấn đề tế nhị, không sớm thì muộn đứa trẻ sẽ 5 6 http://www.ier.edu.vn/content/view/544/174/ http://tuoitre.vn/tuoi-tre-cuoi-tuan/cuoc-song-muon-mau/520809/Giao-duc-gioi-tinh-va-thai-do-cuanguoilon.html 8 tiếp cận nguồn thông tin khác để thỏa mãn tò mò của mình. Vô hình chung, đây chính là bước đầu tiên cho việc chính các phụ huynh bị sốc sau này khi bé con khoe những kiến thức thu nhặt được bên ngoài, từ các nguồn đáng tin hoặc chưa được kiểm chứng. Cũng theo tác giả vai trò của bố mẹ hoặc giáo viên rất quan trọng. Họ phải vượt qua được cảm giác ngại ngùng khi bàn vấn đề này với trẻ và tỏ ra rất bình thản, đúng mực, không hoảng hốt. Thái độ đó khiến trẻ nhìn vấn đề một cách khoa học hơn và cũng không quá lo sợ khi nhìn ra thế giới. Thêm vào đó, người lớn phải có thái độ chấp nhận và đối mặt với bất kỳ vấn đề gì trẻ nêu ra, cũng lại một cách bình thản, để giữa trẻ và người lớn có thể có những thảo luận thật sự, chân thành, không e ngại, cũng không tự đánh lừa mình rằng “con/học trò của mình còn quá bé, chưa biết đến điều này đâu” Thái độ tôn trọng, bình tĩnh, tiếp nhận vấn đề và sẵn sàng cùng giải quyết bất kỳ vấn đề nào của trẻ là thái độ cần có trong giáo dục giới tính. Thông qua những bài viết, công trình nghiên cứu này. Đã cung cấp cho chúng tôi một số thông tin để phục vụ cho đề tài như là thực trạng việc giáo dục giới tính hiện nay, những sai lầm trong quan niệm của những bậc cha mẹ, đồng thời còn giúp chúng tôi giải thích được một số nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng nhiều trẻ những nhận thức sai lệch về giới tính. Từ đó, giúp đưa ra một số kiến nghị, giải pháp giúp các nhà lãnh đạo có những chiến lược phù làm giảm bớt tình trạng trên 3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: Lý do chọn đề tài: Theo báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm (2001-2006) đạt 7% . Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn năm 2001-2005, đạt 42.9% GDP. Mặc dù khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu nhưng thu hút vốn đấu tư nước ngoài sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá trị thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần năm 2000, GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế đều có bước phát triển khá. Xóa đói giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực. Trong 5 năm đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm 9,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%...Với những con số ấn tượng mà nước ta đã đạt được trong hơn một thập kỉ thì đây chính là 9 những thành tựu đáng kể về sự phát triển kinh tế xã hội trong kỷ nguyên mới… Tuy nhiên, chính sách hội nhập và mở cửa cũng làm phát sinh và gia tăng những thách thức mới về văn hóa xã hội như : tham nhũng, ma túy, mại dâm, lây nhiễm HIV… Điều này đã gây ra những tác động lớn đối với trật tự xã hội ở Việt Nam và ảnh hưởng mạnh mẽ tới lớp trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Dù bất cứ quốc gia nào thì vai trò của người trẻ luôn được khẳng định, họ là tiềm năng to lớn quyết định sự thịnh vượng của mỗi quốc gia, dân tộc, chính vậy mà họ luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của nhà nước và toàn xã hội trong việc chăm sóc, bảo vệ, đặc biệt là việc giáo dục. Ở đây việc giáo dục không chỉ dừng lại ở việc giáo dục nhân cách, nhận thức, hành vi, hay văn hóa. Mà việc giáo dục về giới tính cũng rất được coi trọng nhất là ở các nước phương Tây như: Ở Hà Lan7, hầu như mọi trường cấp II đều có các bài giảng về giáo dục giới tính một phần của môn sinh học, hơn một nửa trường tiểu học có thảo luận về tình dục và tránh thai. Truyền thông đã khuyến khích đối thoại công khai và chương trình chăm sóc sức khỏe đảm bảo một cách tiếp cận bí mật và không phán xét. Hà Lan có tỉ lệ mang thai vị thành niên ở hàng thấp nhất thế giới, và cách tiếp cận của Hà Lan thường được các nước khác coi là hình mẫu. Ở Thụy Điển8, giáo dục giới tính trở thành chương trình bắt buộc trong giáo dục học đường từ năm 1956. Môn học được bắt đầu từ tuổi lên 7-10 và tiếp tục ở những lớp cao hơn, có liên hệ chặt chẽ với những môn như sinh học và lịch sử. Ở Anh và Xứ Wales, giáo dục giới tính trong trường học không phải là môn bắt buộc do có nhiều bậc cha mẹ e ngại không muốn cho con tham gia. Chương trình nhắm vào việc giảng dạy hệ thống sinh sản, sự phát triển của bào thai và những thay đổi tâm sinh lý của tuổi thiếu niên. Còn ở nước ta, do đặc trưng văn hóa và nhận thức của người dân còn hạn chế, nên vấn đề giới tính được xem là tế nhị nên thường lảng tránh và không đề cập công khai. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc mỗi năm tại Việt Nam trung bình có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, tỉ lệ nạo phá thai cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và được xếp thứ 5 trên thế giới 9. Điều đáng buồn nhất là tỉ lệ nạo phá 7 8 http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_gi%E1%BB%9Bi_t%C3%ADnh http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_gi%E1%BB%9Bi_t%C3%ADnh 9 http://kienthucgioitinh.org/tinh-trang-nao-pha-thai-o-viet-nam-hien-nay.html 10 thai lại rơi chủ yếu vào lứa tuổi vị thành niên. Nếu chúng ta không thay đổi quan niệm và cách tiếp cận ngay bây giờ thì con số ấy sẽ còn ra tăng vào những năm tiếp theo. Nhận thấy tầm quan trọng và cần thiết của việc giáo dục giới tính hiện nay, nên nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài '' Nhận thức về việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên ( điểm cứu P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh )'' nhằm tìm hiểu về mức độ nhận thức của những bậc cha mẹ về vấn đề giới tính, những lý do gì khiến họ lảng tránh vấn nó. Từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp góp phần thay đổi cách suy nghĩ của họ một cách tích cực. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu nhận thức thực trạng về việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên. Mục tiêu cụ thể Với đề tài '' Nhận thức về việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên'' chúng tôi mong muốn đạt được những kết quả sau đây: Tìm hiểu nhận thức thực trạng việc giáo dục giới tính của những người làm cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên. Đánh giá mức độ coi trọng việc giáo dục về giới của những người làm cha mẹ Tìm hiểu những khó khăn trở ngại của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con cái của họ từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị. Giúp các cơ quan có cái nhìn tổng quát vế vấn đề giáo dục giới tính nhằm đưa ra những chiến lược kế hoạch can thiêp kịp thời. Nhiệm vụ của đề tài: Vì đề tài của chúng tôi là “ nhận thức về việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên” nên nhiệm vụ của đề tài chúng bao gồm như sau: Nhiệm vụ đầu tiên: Phải làm cho các bậc cha mẹ nhận thức tốt và rõ ràng hơn về việc giáo dục giới tính ở lứa tuổi vị thành niên. Bởi vì khi bậc cha mẹ càng hiểu rõ về việc giáo dục giới tính thì việc giáo dục giới tính mới mang tính hiệu quả thiết thực và xóa bỏ những suy nghĩ sai lệch về việc giáo dục giới tính. Nhiệm vụ thứ 2: Là đề tài phải nêu lên tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính không những ở trong gia đình mà còn ở trường học và trong xã hội cũng là những 11 môi trường để thực thi việc giáo dục giới tính. Như ta biết gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người, trong đó bố mẹ là nhân tố quan trọng nhất đến sự phát triển của con cái, cũng qua nghiên cứu chúng tôi cho thấy được tầm quan trọng của môi trường gia đình trong việc giáo dục giới tính (chiếm 45%). Ngoài ra không ít những bậc cha mẹ chọn môi trường trường học là nơi để giáo dục giới tính vì họ cho rằng trường học là nơi giáo dục tốt nhất (chiếm 51%), và đây là môi trường quan trọng và hiểu quả không kém so với gia đình. Gia đình và trường học nơi có điều kiện giáo dục tốt nhất, tuy nhiên các tổ chức xã hội cũng mang lại sự hỗ trợ không nhỏ cho qáu trình thay đổi nhận thức của mọi người về giáo dục giới tính theo phương thức thẩm thấu từ ngoài vào trong (chiếm 7%). Nhiệm vụ thứ 3: Nêu lên nguyên nhân và tác hại khi trẻ vị thành niên thiếu kiến thức về giáo dục giới tính. Khi xem về nhiêm vụ này của đề tài ta thấy khi các em không được giáo dục đầy đủ, kém hiểu biết về giới tính, không làm chủ được một số bản năng, thì sẽ dễ đưa các em sa vào các con đường sai trái. Chỉ ra được một số nguyên nhân chủ yếu như là thiếu hiểu biết về nguyên nhân, ảnh hưởng phim ảnh, không được gai đình quan tâm, các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, ảnh hưởng qua lối sống du nhập từ nước ngoài… 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 4.1. Cơ sở lý luận của đề tài: 4.1.1. ''Lý thuyết xã hội hóa”10. Xã hội hóa là quá trình học tập văn hóa của mọi người và phong cách sống trong nền văn hóa ấy. Đối với cá nhân, xã hội hóa mang lại những động lực cần thiết cho hoạt động và tham gia xã hội. Đối với cá nhân, xã hội hóa là những phương tiện để đạt được sự tương tác văn hóa của xã hội thông qua việc đưa các thành viên cá nhân vào các luật lệ, cách ứng xử, giá trị, động lực của xã hội. Đây chính là ý tưởng tập hợp của Clausen (1968). Từ nền tảng các lý thuyết xã hội hóa đã có từ Platon, Montaigne và Roussean, Clausen định nghĩa: ''Xã hội hóa là khiến con người có tính xã hội, thích hợp với xã hội''. Ely Chinoy (1961) xã hội hóa gồm 2 chức năng chủ yếu: 10 Trích:giáo trình công tác xã hội cá nhân, Lê Chí An, Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh 12 + Chuẩn bị cho cá nhân những vai trò mà người ấy sẽ thực hiện, cung cấp nội dung cấn thiết vế thói quen tín ngưỡng, các giá trị, mẫu thức về cách ứng dụng tình cảm, cách cảm nhận, các kỹ năng và kiến thức cơ bản. + Truyền thông những nội dung văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì sự bền vững và tương ứng về văn hóa. Từ điển American Heritage đã định nghĩa xã hội hóa một cách tổng quát. Xã hội hóa là '' Một quá trình tương tác, nhờ đó cá nhân đạt được sự nhận biết mình và các chuẩn tác, giá trị, cách ứng sử và các kỹ năng xã hội thích hợp với vị trí của mình. Một hành động hoặc một quá trình hành động tạo tính xã hội''. Xã hội hóa sẽ mang đến cho cá nhân những kỹ năng cần thiết mà xã hội đòi hỏi, nhờ các kỹ năng đó có đủ khả năng hòa nhập mà chính họ đang sống và làm việc. Quá trình xã hội hóa có thể đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều. Quá trình xã hội hóa diễn ra ở ba quá trình: giai đoạn gia đình, giai đoạn nhà trường, giai đoạn mà người ta thực sự bước vào đời. Đây là ba tác nhân giúp cá nhân hòa nhập vào xã hội. Trong quá trình xã hội hóa của một cá nhân chúng ta cần chú ý đến quá trình đứt đoạn xã hội hóa thì phải tái hòa nhập dù vậy ở đây xảy ra trường hợp nếu cá nhân đã bị đứt đoạn xã hội hóa quá lâu thì việc tái hòa nhập là một khó khăn. Lý thuyết này cho phép chúng ta tìm hiểu về đề tài nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục giới tính cho con của họ. Dưới góc độ tìm hiểu những yếu tố tác động và ảnh hưởng của văn hóa lên nhận thức của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con cái của họ chẳng hạn như trình độ học vấn, thu nhập, lối sống văn hóa... Từ đó hình thành nên những đặc điểm trong suy nghĩ của bậc cha mẹ về vấn đề giới tính. Có thể nói đa số những người làm cha mẹ ở Việt Nam đều đánh giá sai về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính, họ coi giới tính là một vấn đề tế nhị nên thường lảng trách khi con cái của họ đề cập đến nó. Theo Clausen quá trình xã hội hóa chia làm ba giai đoạn trong đó giai đoạn đầu là từ gia đình. Chính gia đình là nơi cung cấp những kiến thức đầu tiên cho cá nhân để hòa nhập vậy nên việc thay đổi suy nghĩ sai lệch về vấn đề giáo dục giới tính là rất cần thiết. 4.1.2. “Lý thuyết nhu cầu của Maslow”11 Theo thuyết nhu cầu của Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia 11 Trích: http://vi.wikippedia.org 13 thành các thang bậc khác nhau từ đáy lên tới đỉnh phản ánh mức độ cơ bản của nó với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Theo Maslow về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu căn bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu căn bản liên quan đến vấn đề thể lý của con người như mong muốn có thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ, tình cảm...Những nhu cầu cơ bản này đều là những nhu cầu không thể thiếu vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không thể tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để dành được và tồn tại trong cuộc sống hằng ngày. Các nhu cầu cao hơn các nhu cầu trên gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần sự đòi hỏi công bằng, an tâm vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng... Trong đó các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Chi tiết nội dung tháp nhu cầu này: Cấu trúc của tháp nhu cầu này gồm 5 tầng, trong đó thứ những nhu cầu con người được liệt theo một cấu trúc trật tự thứ bậc hình kim tự pháp. Những nhu cầu căn bản ở phía đáy tháp, phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu khác. Các nhu cầu bậc cao hơn sẽ nảy sinh và mong muốn và thỏa mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ. Năm tầng tháp trong nhu cầu của Maslow: + Tầng thứ nhất : Các nhu cầu căn bản nhất về '' thể lý'' đó là thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. + Tầng thứ hai : Nhu cầu an toàn, cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. + Tầng thứ ba : Nhu cầu giao lưu tình cảm và được trực thuộc, muốn được trong một cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. + Tầng thứ tư : Nhu cầu được quý trọng, kính mến, cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng. + Tầng thứ năm : Nhu cầu về tự thể hiện bản thân, muốn sáng tạo được thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành công. Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở... Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu bảo vệ. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ giữa người với người, quan hệ con người 14 với tổ chức với tự nhiên. Con người luôn có nhu cầu được yêu thương gắn bó, nhận được sự chú ý. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp đến cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ thỏa mãn khi nhu cầu cấp thiết hơn được đáp ứng. Đề tài sử dụng thuyết nhu cầu của Maslow để xem xét nhu cầu của trẻ vị thành niên. Trong đó nhu cầu tình dục trong tháp nhu cầu được xếp ở đáy. Chính vì thế, trẻ ở độ tuổi vị thành niên rất cần được trang bị những kiến thức liên quan về giới như quan hệ tình dục, kiến thức sinh sản... 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Nhằm mục đích tìm hiểu về nhận thức trong việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên, đang cư trú tại 11, Đoàn Kết, P.Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin sau đây: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội. Phương pháp nghiên cứu định lượng ( bảng hỏi ) là chính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính ( phỏng vấn sâu ) Xử lý thô bằng tay và tổng hợp những số liệu có sẵn được sử dụng theo mục tiêu của đề tài. Mẫu nghiên cứu : Tổng số mẫu là 100 ( bảng hỏi ) (dùng mẫu phi xác suất) và 5 trường hợp phỏng vấn sâu. Đối tượng phát bảng hỏi là những người có con ở độ tuổi vị thành niên đang sinh sống và làm việc tại 11, Đoàn Kết, P.Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh Cách tiếp cận lấy mẫu : phi xác suất. Khó khăn trong việc lấy mẫu. Do không có nhiều thời gian tiếp cận với đối tượng được lựa chọn và thông tin trong đề tài nghiên cứu này dựa vào những thông tin có được do các đối tượng cung cấp nhưng thông tin có thể không đầy đủ như mong muốn vì nhiều lý do tế nhị và nhiều trở ngại trong việc trao đổi thông tin nên nhóm gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành thu thâp thông tin... Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng để tận dụng và xử lý những thông tin thu thập được. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài: 5.1. Đối tượng nghiên cứu. 15 Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là nhận thức của những bậc làm cha làm mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên trong việc giáo dục giới tính. 5.2. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên đang sinh sống và làm việc tại 11, Đoàn Kết, P.Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. 5.3. Khách thể nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu trong đề tài là những những bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên đang sinh sống, làm việc tại 11, Đoàn Kết, P.Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. 5.4. Giới hạn của đề tài. Đề tài xoay quanh về đối tượng là cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên. Chúng tôi chỉ nghiên cứu ở một địa điểm nhỏ nên khó có thể có cái nhìn toàn diện về vấn đề này, cũng như việc không thể nghiên cứu sâu vào các vấn đề nhỏ của đề tài. Trong quá trình làm bài nhóm cũng gặp nhiều khó khăn nên không thể tránh khỏi việc đề tài còn nhiều sai sót. Nhưng cũng mong đề tài sẽ là một trong những nền tảng cho các nghiên cứu sau này. 6. Đóng góp mới của đề tài: Qua những nhiệm vụ được chúng tôi đề ra, chúng tôi cũng đã có một số đóng góp thông qua đề tài đó là: Nói lên được tầm quan trọng của bậc cha mẹ trong việc giáo dục giới tính đối với trường học, gia đình và xã hội. Mỗi môi trường đều góp phần vào công cuộc giáo dục giới tính, vấn đề quan tâm ở đây là những môi trường đó sẽ tác động theo chiều hướng nào mà thôi. Bậc cha mẹ là rất quan trọng trong việc giáo dục giới tính nhưng nếu bậc cha mẹ không nhận thức và nhận thức sai lệch về vấn đề giới tính thì hậu quả sẽ rất tai hại. Qua đề tài chúng tôi đã cho thấy được nhiều bộ phận các bậc cha mẹ vẫn chưa nhận thức đúng về việc giáo dục giới tính họ coi vấn đề giới tính là một vấn đề tế nhị và ít khi đề cập đến. Ngoài ra chúng ta còn thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến nhận thức của những bậc cha mẹ về việc giáo dục giới tính, chủ yếu họ hầu hết chỉ đọc qua sách báo, các phương tiện truyền thông (chiếm 54%), 16 điều này cho thấy sự tác động rất lớn của phương tiện truyền thông đến nhận thức của họ. Có quá nhiều thông tin thì họ lại không biết chọn lọc các thông tin. Một số bộ phận nhỏ bậc cha mẹ lại chịu ảnh hưởng văn hóa, tâm lý của phương đông từ bao thế hệ nay và không dạy cho trẻ biết tường tận về vấn đề giới tính, trong đầu lúc nào cũng mang suy nghĩ “vẽ đường cho nai” nên tỉ lệ trẻ làm mẹ sớm ngày càng tăng. Nhìn chung thì các bậc cha mẹ đều có nhận thức đúng về nội dung giáo dục giới tính dù bên cạnh đó vẫn còn 25% chưa nhận thức được hoặc chưa đầy đủ về nội dung của vấn đề giáo dục giới tính. Dù là ở môi trường nào “gia đình, trường học, các tổ chúc xã hội thì vai trò của bậc cha mẹ vẫn rất quan trọng trong việc giáo dục con cái ở đây là giáo dục giới tính. 7. Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn: 7.1. Ý nghĩa lý luận Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính. Từ đó góp phần làm phong phú hệ thống lý luận, lý thuyết về vấn đề này. Học được phương pháp nghiên cứu, cách nêu vấn đề và cách giải quyết vấn đề. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc nghiên cứu đề tài là một cơ hội tốt để nhóm được thực tập và hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội. Đồng thời đề tài cũng cho thấy thái độ của những bậc cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con mình. Cung cấp những thông tin và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của họ về vấn đề giáo dục giới tính. Thông qua đề tài, chúng tôi cũng hi vọng những nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, sẽ có những chính sách, chương trình phù hợp để giúp đỡ các bậc cha mẹ trong việc thay đổi nhận thức và thấy được tầm quan trọng trong việc giáo dục giới tính. Và quan trọng nhất, là thông qua đề tài nhóm có thể học thêm đươc nhiều kinh nghiệm cho mình để thực hiện các đề tài nghiên cứu khác. 8. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục đề tài liệu tham khảo, đề tài chúng tôi chia làm 3 chương: + Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan