Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở hà nội...

Tài liệu Nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở hà nội

.PDF
150
64
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------- Hoàng Thúy Vi NHẬN THỨC VỀ TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- Hoàng Thúy Vi NHẬN THỨC VỀ TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Mộc Lan HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014 Học viên thực hiện Hoàng Thúy Vi LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lí học cùng toàn thể các thầy cô giáo, những người đã hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt 2 năm sau đại học và trong thời gian hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Mộc Lan, người đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu khoa học giá trị giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn những cụ ông, cụ bà ở hai quận Đống Đa và Hoàng Mai .đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu thực tế cho luận văn. Cuối cùng, tôi xin được dành lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ cùng những người thân trong gia đình tôi, những người đã luôn bên cạnh quan tâm, ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi về mọi mặt, cả tinh thần và vật chất để tôi có điều kiện hoàn thành luận văn. Do trình độ bản thân vẫn còn nhiều hạn chế cùng điều kiện hoàn cảnh, thời gian nghiên cứu không dài nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự quan tâm, đánh giá, góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè và những người quan tâm đến vấn đề này để tôi có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện tốt hơn. Xin kính chúc mọi người sức khỏe, an vui và hạnh phúc! Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014 Học viên thực hiện Hoàng Thúy Vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐTB Điểm trung bình CSSK Chăm sóc sức khỏe NCT Người cao tuổi SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) SK Sức khỏe TB Trung bình DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Người cao tuổi với bảo hiểm y tế Bảng 2.2: Mô tả mẫu nghiên cứu Bảng 3.1: Hiểu biết về các bệnh thường gặp tuổi già của NCT (%) Bảng 3.2: Nhận thức về tình trạng sức khỏe của NCT (%) Bảng 3.3: Nhận thức về khả năng tự chăm sóc sức khỏe (%) Bảng 3.4: Khả năng vận động thể chất của NCT (%) Bảng 3.5: Nhận thức về sự cần thiết của tự CSSK của NCT (%) Bảng 3.6: Nhận thức về khám chữa bệnh của NCT (%) Bảng 3.7: Tương quan giữa nhận thức về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe và nhận thức về sức khỏe của người cao tuổi (p < 0.05) Bảng 3.8: Tương quan giữa nhận thức về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe và nhận thức về sự cần thiết của tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi (p < 0.05) Bảng 3.9: Tương quan giữa nhận thức về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe và nhận thức về sức khỏe; nhận thức về trách nhiệm việc CSSK cho NCT và nhận thức về sự cần thiết của tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi Bảng 3.10: Nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe của NCT (%) Bảng 3.11: Tương quan giữa nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe và nhận thức về sức khỏe; nhận thức về trách nhiệm việc CSSK cho NCT; nhận thức về sự cần thiết của tự CSSK và nhận thức tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe của NCT Bảng 3.12: Ý thức CSSK trước giai đoạn tuổi già của NCT (%) Bảng 3.13: Tương quan giữa nhận thức của người cao tuổi về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe và yếu tố ý thức CSSK trước giai đoạn tuổi già (p < 0.05) Bảng 3.14: Tương quan giữa nhận thức của người cao tuổi về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe và yếu tố ý thức CSSK trước giai đoạn tuổi già (p < 0.05) Bảng 3.15: Sự tin tưởng vào bản thân của NCT (%) Bảng 3.16: Lòng tự trọng của NCT (%) Bảng 3.17: Tương quan giữa nhận thức của người cao tuổi về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe và yếu tố sự tin tưởng vào bản thân (p < 0.05) Bảng 3.18: Tương quan giữa nhận thức của người cao tuổi về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe và yếu tố sự tin tưởng vào bản thân (p < 0.05) Bảng 3.19: Sự tin tưởng vào tương lai và sự tin tưởng vào mối quan hệ với người khác của NCT (%) Bảng 3.20: Tương quan giữa nhận thức của người cao tuổi về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe và yếu tố sự tin tưởng vào tương lai và sự tin tưởng vào mối quan hệ với người khác (p < 0.05) Bảng 3.21: Tương quan giữa nhận thức của người cao tuổi về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe và yếu tố sự tin tưởng vào tương lai và sự tin tưởng vào mối quan hệ với người khác (p < 0.05) Phụ lục Bảng 1: Tương quan giữa nhận thức về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe và nhận thức về sức khỏe của người cao tuổi (p < 0.05) Bảng 2: Tương quan giữa nhận thức về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe và nhận thức về sự cần thiết của tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi (p < 0.05) Bảng 3: Tương quan giữa nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe và nhận thức về sức khỏe của người cao tuổi (p < 0.05) Bảng 4: Tương quan giữa nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe và nhận thức về sự cần thiết của tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi (p < 0.05) Bảng 5: Tương quan giữa nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe và nhận thức về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe của người cao tuổi (p < 0.05) Bảng 6: Tương quan giữa nhận thức của người cao tuổi về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe và yếu tố sự tin tưởng vào bản thân (p < 0.05) Bảng 7: Tương quan giữa nhận thức của người cao tuổi về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe và yếu tố sự tin tưởng vào bản thân (p < 0.05) Bảng 8: Tương quan giữa nhận thức của người cao tuổi về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe và yếu tố ý thức Bảng 9: Tương quan giữa nhận thức của người cao tuổi về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe và yếu tố ý thức CSSK trước giai đoạn tuổi già (p < 0.05) Bảng 10: Tương quan giữa nhận thức của người cao tuổi về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe và yếu tố sự tin tưởng vào tương lai và sự tin tưởng vào mối quan hệ với người khác (p < 0.05) Bảng 11: Tương quan giữa nhận thức của người cao tuổi về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe và yếu tố sự tin tưởng vào tương lai và sự tin tưởng vào mối quan hệ với người khác (p < 0.05) DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1: NCT thường tìm hiểu thông tin về CSSK Biểu đồ 3.2: Nguồn thông tin về tự CSSK của NCT Biểu đồ 3.3: Nhận thức về tình trạng sức khỏe hiện nay của NCT Biểu đồ 3.4: Nhận thức về khả năng tự CSSK của NCT Biểu đồ 3.5: Nhận thức về giai đoạn tuổi già của NCT Biểu đồ 3.6: Nhận thức về trách nhiệm việc CSSK cho NCT Biểu đồ 3.7: So sánh nhận thức về khám chữa bệnh theo giới tính Biểu đồ 3.8: So sánh nhận thức về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe theo độ tuổi Biểu đồ 3.9: So sánh nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe thông qua lao động và các hoạt động giải trí, tôn giáo, sinh hoạt cộng đồng theo giới tính Biểu đồ 3.10: So sánh nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe thông qua các mối liên hệ xã hội theo giới tính Biểu đồ 3.11: So sánh nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe thông qua cảm nhận về tinh thần theo giới tính Biểu đồ 3.12: So sánh nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe thông qua lao động và các hoạt động giải trí, tôn giáo, sinh hoạt cộng đồng theo độ tuổi Biểu đồ 3.13: So sánh nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe thông qua các mối liên hệ xã hội theo theo độ tuổi Biểu đồ 3.14: So sánh nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe thông qua cảm nhận về tinh thần theo theo độ tuổi Biểu đồ 3.15: Tình trạng hôn nhân của NCT Biểu đồ 3.16: Người giúp đỡ CSSK cho NCT Biểu đồ 3.17: Mức độ người khác giúp đỡ CSSK cho NCT Biểu đồ 3.18: Người giúp đỡ CSSK cho NCT lúc ốm đau Biểu đồ 3.19: Người giúp đỡ những công việc hàng ngày cho NCT Sơ đồ 3.1: Tương quan giữa các thành tố nhận thức về tự CSSK của NCT Sơ đồ 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức tự chăm sóc sức khỏe MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1 ................................................................................................................ 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN NHẬN THỨC VỀ TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ..................................................................................... 4 1.1. Tổng quan nghiên cứu về người cao tuổi và tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ..................................................................................................... 4 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước..................................................................... 4 1.1.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................... 12 1.2. Tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ............................................ 16 1.2.1. Khái niệm sức khỏe ......................................................................... 16 1.2.2. Khái niệm người cao tuổi và tuổi già .............................................. 16 1.2.3. Khái niệm tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi...................... 22 1.3. Nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ...................... 26 1.3.1. Khái niệm nhận thức....................................................................... 26 1.3.2. Khái niệm nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi 28 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ................................................................................................... 30 Chương 2 .............................................................................................................. 35 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 35 2.1. Nghiên cứu lí luận.................................................................................. 35 2.1.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................... 35 2.1.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 35 2.1.3. Vài nét về người cao tuổi ở Hà Nội ................................................ 35 2.1.4. Một số đặc điểm khách thể nghiên cứu........................................... 37 2.2. Nghiên cứu thực tiễn ............................................................................. 38 2.2.1. Giai đoạn thiết kế bảng hỏi ............................................................. 38 2.2.2. Giai đoạn điều tra............................................................................ 39 2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................... 40 2.3.4. Các phương pháp nghiên cứu khác ................................................ 41 Chương 3 .............................................................................................................. 42 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở HÀ NỘI.................................. 42 3.1. Nhận thức của người cao tuổi về sức khỏe ........................................... 42 3.1.1. Nhận thức về bệnh thường gặp của tuổi già ................................... 42 3.1.2. Nhận thức về sức khỏe của bản thân .............................................. 45 3.1.3. Nhận thức về khả năng tự chăm sóc sức khỏe của bản thân ......... 46 3.2. Nhận thức của người cao tuổi về giai đoạn tuổi già và sự cần thiết của tự chăm sóc sức khỏe ....................................................................................... 48 3.3. Nhận thức của người cao tuổi về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe .. 51 3.3.1. Nhận thức chung về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe ................. 51 3.3.2. So sánh nhận thức về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe theo giới tính 57 3.3.3. So sánh nhận thức về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe theo độ tuổi 59 3.4. Nhận thức của người cao tuổi về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe....... 61 3.4.1. Nhận thức chung về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe ..................... 61 3.4.2. So sánh nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe theo giới tính 69 3.4.3. So sánh nhận thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe theo độ tuổi73 3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ................................................................................................... 77 3.5.1. Ý thức CSSK trước giai đoạn tuổi già ............................................. 77 3.5.2. Sự tin tưởng vào bản thân............................................................... 83 3.5.3. Sự tin tưởng vào tương lai .............................................................. 88 3.5.4. Sự tin tưởng vào mối quan hệ với người khác ................................ 88 3.5.5. Gia đình và bạn bè .......................................................................... 92 3.5.6. Các yếu tố khác ............................................................................... 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 103 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây sự quan tâm đến các vấn đề của người cao tuổi được tăng lên rõ rệt trong nhận thức của con người. Chỉ trong khoảng thời gian đầu thế kỷ 21 trên thế giới đã công bố hàng nghìn công trình về người cao tuổi. Sự quan tâm mạnh mẽ như vậy không phải là ngẫu nhiên. Nó gắn liền với hiện tượng "lão hóa dân số" đặc trưng của giai đoạn hiện tại của lịch sử loài người. Nghiên cứu về người cao tuổi mang lại giá trị về mặt lý luận là tăng cường sự hiểu biết những đặc điểm của thời kỳ tuổi già, những thay đổi và động lực của nó, các cơ chế thích ứng và đền bù, ngày càng được xác minh, đồng thời về mặt thực tiễn là giúp người cao tuổi thực hiện điều chỉnh chúng khi cần thiết nhằm mục đích không chỉ kéo dài tuổi thọ, mà còn duy trì cuộc sống của người cao tuổi một cách đầy đủ giá trị và tích cực. Giai đoạn tuổi già là thời kỳ sống có một loạt những đặc điểm xã hội đặc trưng, trong đó bao gồm việc chấm dứt hoạt động lao động hoặc giảm cường độ, khối lượng của hoạt động lao động xuống và v.v…, và do đó dẫn đến sự dư thừa thời gian rỗi; thu hẹp phạm vi giao tiếp thông thường; mất vai trò chủ đạo trong gia đình; sự suy yếu hoặc thay đổi các chức năng giáo dục. Người cao tuổi cảm thấy bản thân trở nên thừa, bị bỏ rơi và cô đơn. Điều này cũng xảy ra ở những gia đình không chấp nhận việc chăm sóc cho người cao tuổi bị bệnh, những người mà có thể đang trải qua những thay đổi về thể chất cũng như tinh thần. Người cao tuổi đang phải đối mặt với rất nhiều những mất mát, cái chết của người bạn đời, bạn bè hoặc người thân, và việc con cái của họ rời khỏi gia đình. Những sự kiện này thường gây ra chứng mất trí, mê sảng, hoang tưởng, trầm cảm, tâm trạng buồn bã u uất v.v… Tập hợp chỉ những yếu tố kể trên chắc chắn gây ra sự khủng hoảng tâm lý, dẫn đến sự cần thiết phải thay đổi, thích ứng với những điều kiện bên ngoài mới. Rõ ràng là những người cao tuổi buộc phải thích ứng không chỉ với tình huống mới bên ngoài, mà còn phải thích ứng với những thay đổi trong chính bản thân. Nhận thức về tuổi già là quan trọng để người cao tuổi điều chỉnh hành vi của bản thân. Phân tích sự nhận thức thường được sử dụng như là phương tiện để làm rõ các vấn đề khác, ví dụ như cảm giác hạnh phúc hay mức độ hài lòng với cuộc sống ở tuổi già, mức độ hoạt động, tham gia vào các công tác xã hội, tình trạng kinh tế-xã hội, bề rộng và chất lượng của các mối quan hệ xã hội, sự định hướng cho tương lai. Trong nhiều công 1 trình các tác giả hoặc chỉ ra ở những người cao tuổi nhận thức về bản thân tích cực có xu hướng tự lạc quan cao hơn hoặc ngược lại nhận thức trở nên tiêu cực hơn thì lòng tự trọng giảm sút, đôi khi vô cùng mạnh mẽ và không hài lòng với cuộc sống của mình. Tuổi già kéo theo loạt các thay đổi sinh học, là tín hiệu, kết quả của sự thoái hoá theo lứa tuổi, bệnh tật. Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định bệnh tật không liên quan đến độ tuổi. Tuổi già là không tránh khỏi, bệnh tật thì tránh được, bệnh tật thường bất ngờ. Tuổi già không thể đảo ngược (không thể quay trở lại được) và tiến triển không ngừng, còn bệnh tật về cơ bản đảo ngược được. Do đó, phòng ngừa bệnh tuổi già và chăm sóc tăng cường sức khỏe của người cao tuổi trở thành một vấn đề luôn được quan tâm hơn. Nghiên cứu về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi đã được đề cập khá nhiều trong các tài liệu khoa học ở nước ngoài. Theo dự báo dân số 2009 - 2049 của Tổng cục Thống kê, Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ già hoá dân số. Chỉ số già hóa được tính bằng số người từ 60 tuổi trở lên trên 100 trẻ em dưới 15 tuổi - đã tăng từ 16,6 vào năm 1979 lên 35,5 vào năm 2009. Theo dự báo, chỉ số này sẽ tăng nhanh hơn trong vài thập kỷ tới và sẽ lên đến khoảng 100 khi mà cứ một trẻ em thì có một người cao tuổi vào khoảng năm 2035, và vào năm 2049 chỉ số này sẽ là 141 tức là cứ 100 trẻ em thì có 141 người cao tuổi. Ở Việt Nam Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về người cao tuổi cho thấy kính trọng, chăm sóc người cao tuổi là nghĩa vụ, là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội, là đạo lý, là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Song song với sự quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của gia đình và xã hội thì người cao tuổi cũng có nhu cầu và hành vi tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Đã có nhiều nghiên cứu y học, xã hội học về người cao tuổi, tuy nhiên vấn đề tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ tâm lý học. Để góp phần nâng cao hiểu biết về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Hà Nội” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Hà Nội, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: một số biểu hiện của nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. 2 - Khách thể nghiên cứu: 100 người cao tuổi từ 60 đến 80 tuổi ở Hà Nội 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - - - Xây dựng cơ sở lý luận nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe (tổng quan nghiên cứu, khái niệm, phân loại, và một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nhận thức tự chăm sóc sức khỏe của NCT) Làm rõ thực trạng nhận thức và biểu hiện của nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của NCT và một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức tự chăm sóc sức khỏe của NCT Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi 5. Giả thuyết khoa học Đa số NCT có nhận thức rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân và sự cần thiết của tự chăm sóc sức khỏe, nhận thức đúng đắn về tự nâng cao sức khỏe. Một số NCT nhận thức chủ quan về tự chăm sóc sức khỏe, thiếu kiến thức y tế về chăm sóc sức khỏe. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của NCT là sự tin tưởng vào bản thân, vào tương lai và ý thức chăm sóc sức khỏe. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Về nội dung: nghiên cứu biểu hiện nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của NCT được tập trung vào các nội dung: Nhận thức của người cao tuổi về tình trạng sức khỏe của bản thân, về sự cần thiết tự chăm sóc sức khỏe, về tự phòng ngừa suy giảm sức khỏe, về tự nâng cao sức khỏe và một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi (sự tin tưởng vào bản thân, vào tương lai và ý thức chăm sóc sức khỏe). - Về khách thể: nghiên cứu 100 NCT từ 60- 80 tuổi, có khả năng giao tiếp và trí nhớ bình thường. - Về địa bàn nghiên cứu: 2 quận Đống Đa và Hoàng Mai - Hà Nội Về thời gian nghiên cứu: trong 2 năm 2013 và 2014 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (ankét) Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phân tích chân dung tâm lí Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN NHẬN THỨC VỀ TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Tổng quan nghiên cứu về người cao tuổi và tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước  Nghiên cứu về người cao tuổi Những kiến thức khoa học về tâm lý NCT bắt nguồn từ thời Hy lạp cổ đại giới thiệu về lối sống, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ hợp lý như là những biện pháp phòng ngừa chống lại sự lão hoá sớm. Trong thời kỳ phát triển của tâm lý học (cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX) sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên tạo điều kiện cho các thực nghiệm khoa học và một số lý luận về tâm lý NCT được xây dựng. Các nghiên cứu của các nhà khoa học và xác định nguyên nhân ban đầu của sự lão hoá nhằm tìm kiếm cách thức chủ yếu nhất để khắc phục sự lão hoá, xây dựng các lý luận mới về sự lão hoá trên các khía cạnh tâm lý, xã hội và các chức năng của cơ thể đang lão hoá. Những biến đổi nhân khẩu và xã hội cơ bản trong xã hội hiện đại sau chiến tranh thế giới thứ hai đã làm xuất hiện lĩnh vực nghiên cứu mới về tâm lý của người cao tuổi và ra đời bộ môn tâm lý học NCT ở một loạt các nước Tây Âu và Mỹ. Lĩnh vực này không chỉ chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành khoa học xã hội, mà còn gắn liền với khía cạnh y - sinh học của sự lão hoá.  Lý thuyết mới về lão hóa Chúng tôi có thể khái quát thành 4 nhóm sau đây: - Lý thuyết hoạt động: Lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết ẩn của tuổi già, phát biểu rằng có một mối quan hệ tích cực giữa hoạt động và sự thỏa mãn cuộc sống. Các quan điểm của lý thuyết này là trong khi các cá nhân cao tuổi đối mặt với những thay đổi không thể tránh khỏi có liên quan đến sinh lý, giải phẫu và tình trạng sức khỏe, thì những nhu cầu tâm lý và xã hội vẫn cơ bản giống nhau. Những người chấp nhận quan điểm này nhận ra rằng thế giới xã hội có thể rút khỏi các cá nhân cao tuổi, khiến nó khó khăn hơn với họ để đáp ứng những nhu cầu này. Tuy nhiên, người cao tuổi mà già trong tình trạng tối ưu là một trong những người vẫn đang hoạt động và xoay sở để chống 4 lại sự rút khỏi thế giới xã hội (Havighurst, 1968). Theo lý thuyết này, cá nhân mà có thể duy trì các hoạt động của những năm trung niên càng lâu nhất có thể sẽ được điều chỉnh tốt và thỏa mãn với cuộc sống trong những năm tuổi già. Như một cá nhân sẽ tìm thấy một thú vui tiêu khiển thay thế cho công việc và sẽ thay thế những người bạn cũ và những người thân yêu đã mất bằng những người mới.Bản chất của tiếp cận này là: mọi người bằng những hành động của mình thay đổi môi trường xung quanh của bản thân, phát triển khả năng đối phó với những tình huống khó khăn, khai phá con đường sống của mình. Cuộc sống hoạt động là điều kiện cho sự phát triển nhân cách, là cơ sở cho việc bảo vệ và duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi. Thái độ tích cực có hiệu quả đối với cuộc sống có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát huy tính năng động của bản thân mình để tạo ra sự cân bằng về tâm lý, ứng phó với những thay đổi của tuổi già. Một lý thuyết của tuổi già mà có liên quan đến lý thuyết vai trò đã xuất hiện ngầm trong nhiều nghiên cứu lão khoa. Lý thuyết hoạt động thường được trình bày gần với lý thuyết buông bỏ của tuổi già. Trình bày như vậy dẫn đến sự so sánh của các lý thuyết và thường khiến các chúng ta dễ bỏ qua các vấn đề có thể là bản chất đối với lý thuyết. Đầu tiên, quan điểm hoạt động giả định rằng cá nhân có rất nhiều kiểm soát trong các tình huống xã hội của họ. Nó giả định rằng những người có khả năng tái tạo lại cuộc sống của họ bằng cách thay thế vai trò mới cho những cái đã mất. Rõ ràng, điều này có thể là trường hợp của tầng lớp trung lưu mà vùng kiểm soát của họ luôn nội tại và nguồn lực kinh tế và xã hội của họ cho phép xây dựng lại như vậy. Tuy nhiên, cá nhân đã nghỉ hưu mà chịu một suy giảm đáng kể trong thu nhập, hoặc góa phụ mà phải đối mặt với một sự suy giảm đáng kể như thế trong mối quan hệ xã hội của cô ta, có thể thấy nó khó khăn, ngay cả với động lực thúc đẩy đầy đủ, để thay thế một thú tiêu khiển cho công việc hoặc để thay thế những người bạn cũ và những người thân yêu đã mất.Thứ hai, quan điểm hoạt động nhấn mạnh sự ổn định của nhu cầu tâm lý và xã hội qua giai đoạn trưởng thành của chu kỳ cuộc sống. Điều này tạo ý nghĩa đáng kể nếu người ta nghĩ về những nhu cầu đó như phát triển trong một môi trường xã hội và thể chất ổn định. Cuối cùng, một vấn đề quan trọng trong lý thuyết hoạt động là kỳ vọng rằng các hoạt động của bất cứ loại nào cũng có thể thay thế cho sự tham gia đã mất trong công việc, hôn nhân nuôi dạy con cái, 5 v..v... Sự thay thế cho các mất mát khác nhau có thể bị chi phối bởi các đền bù khác nhau hoặc có thể là không thể ở tất cả. - Lý thuyết buông bỏ Lý thuyết buông bỏ, đưa ra bởi Cumming và Henry (1961), đại diện cho một số sự tương phản với lý thuyết vai trò và phương pháp tiếp cận lý thuyết hoạt động. Sử dụng dữ liệu dựa trên 275 người trả lời trong độ tuổi từ 50 đến 90, tất cả những người cư trú ở thành phố Kansas và có thể chất và tài chính độc lập, những tác giả này xem đặc điểm tương tác xã hội giảm sút mà họ quan sát đi kèm với tuổi già như là một rút khỏi nhau giữa cá nhân cao tuổi và những người khác trong một hệ thống xã hội mà họ thuộc về. Theo các điều kiện của lý thuyết buông bỏ, cá nhân cao tuổi được chấp nhận, có lẽ thậm chí là mơ ước, của sự tương tác giảm sút. Ngoài ra, lý thuyết lập luận rằng buông bỏ dần dần là chức năng xã hội, trừ khi phải đối mặt với sự gián đoạn do sự rút khỏi đột ngột của các thành viên của nó. Trình bày ban đầu này của lý thuyết Cumming và Henry lập luận rằng quá trình buông bỏ đồng thời là không thể tránh khỏi và toàn thể. Tất cả các hệ thống xã hội, nếu chúng duy trì trạng thái cân bằng thành công, thì sự buông bỏ là cần thiết từ người cao tuổi. Sự buông bỏ được coi là một điều kiện tiên quyết để ổn định xã hội. "Khi ở độ tuổi trung niên, người tham gia đầy đủ mất đi, ông ta để lại nhiều mối ràng buộc tan vỡ, và làm gián đoạn tình huống. Buông bỏ do đó giải phóng cái cũ đã chết mà không làm gián đoạn công việc quan trọng "(Cumming, 1963).Các lý thuyết triệt thoái đã tạo ra nhiều cuộc thảo luận quan trọng. Nhiều người đã tìm thấy ở lý thuyết sự thiếu sót và không thể biện hộ, nhưng những người khác bảo vệ nó khá kịch liệt. Qua các năm 1960 và 1970, hầu hết các nỗ lực nghiên cứu không thể cung cấp hỗ trợ thực nghiệm lý thuyết. Youmans (1967) tìm thấy một mẫu của người già ở nông thôn mà nói chung đã không trải nghiệm ở buông bỏ. Palmore (1968) đã phỏng vấn 127 cá nhân mà độ tuổi trung bình là 78. Ông đã ít thấy ủng hộ khái niệm mà sự buông bỏ phải tăng tất yếu theo tuổi tác. Các nghiên cứu của những người khác đã đề nghị có thể sửa đổi chủ đề buông bỏ. Ví dụ, Tallmer và Kutner (1970) đã chỉ ra rằng căng thẳng về thể chất và xã hội, hơn là sự lão hóa, thường tạo ra sự buông bỏ. Các nghiên cứu về sự yếu đuối, bản sắc và chất lượng của cuộc sống tuổi già. Trong xã hội phương Tây các định kiến tiêu cực về tuổi già là phổ biến. Những định kiến thường thấy là xem hầu hết những người cao tuổi là: rắc rối, cam chịu bệnh tật, mệt 6 mỏi, chậm chạp, phụ thuộc (Unsworth và cs. 2001). Các định kiến có xu hướng hạn chế và dẫn đường các quá trình tư duy của mọi người, và chính các nhà nghiên cứu cũng không thoát khỏi tư duy khuôn mẫu. Do đó, không ngạc nhiên rằng các luận thuyết nghiên cứu thống trị trong khoa bệnh tuổi già và ngành nghiên cứu tuổi già đã cố gắng vạch ra một sơ đồ về suy giảm trong cuộc sống tuổi già, và phân loại những người cao tuổi theo những vấn đề mà họ phải đối mặt. Những người già được mô tả bằng sự "suy giảm chức năng", "thực hiện chức năng” của họ, mức độ" phụ thuộc" hoặc "yếu đuối" của họ (Woodhouse và cs. 1988; Jarrett và cs. 1995;. Rockwood và cs. năm 1999). Đưa ra những điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến những hình dung về tuổi già, không ngạc nhiên rằng tuổi già, như một bản sắc, là điều gì đó mà người ta chống lại và nhận thức tiêu cực – thậm chí ngay ở chính những người cao tuổi. (Netz và Ben-Sira 1993). Nhận thức tuổi già như là một nguyên nhân gây ra khuyết tật thể chất có thể gây những hậu quả nghiêm trọng về tâm lý. "Tuổi già” là ổn định (nó không biến mất) và toàn thể (ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống), và do đó đủ tiêu chuẩn cho một yếu tố nguyên nhân mà phù hợp với một cách giải thích tuyệt vọng (Abramson và cs. 1989). Sự lão hóa liên quan đến một sự biến đổi của cá nhân từ một người tự coi chính anh ta hoặc cô ta là trẻ trung và có giá trị, thành một người mà thấy rằng bản thân mình yếu đuối và khuyết tật, một sự di chuyển từ cái tôi khao khát sang cái tôi không mong muốn (Markus và Nurius 1986). Như một đáp án trong một nghiên cứu của Fournier và Fine (1990: 340) phát biểu, "Già đi nghĩa là yếu hơn đi. Khi bạn già, bạn ghét để người ta nhìn thấy bạn trong một tình trạng suy yếu. Nó làm phiền lòng bạn". Thật thú vị, không có bằng chứng nào phù hợp cho thấy người ta không hài lòng với cơ thể của họ hơn khi họ già. Thật vậy, một số nghiên cứu đã cho thấy ngược lại - rằng người cao tuổi báo cáo sự hài lòng với cơ thể lớn hơn những người trẻ tuổi (ví dụ, Oberg và Tornstam 1999; Reboussin và cs. 2000). Nghiên cứu này cho thấy, tuy vậy, sự hài lòng về cơ thể một người cao tuổi cân đối với một người trẻ hơn liên quan đến chức năng cơ thể hơn là vẻ bề ngoài cơ thể, và đó chức năng cơ thể đó có liên quan đến sự hạnh phúc (Reboussin và cs. 2000). - Lý thuyết vai trò Các nhà lý thuyết vai trò đã tập trung nghiên cứu sự điều chỉnh để thay đổi vai trò trong những người cao tuổi.Những thay đổi cá nhân trải qua trong quá trình lão 7 hóa rơi vào hai loại: sự từ bỏ các mối quan hệ và vai trò xã hội đặc trưng của tuổi trưởng thành; và sự thay thế của chúng bằng hưu trí và sự chấp nhận các mối quan hệ xã hội điển hình của những năm tuổi già, chẳng hạn như sự phụ thuộc của con cái (Cavan, Burgess Havighurts và Goldhammer, 1949), quan điểm về ý nghĩa của tính chủ động cá nhân cho việc trải qua an toàn các giai đoạn của cuộc sống tuổi già. Những đại diện của lý luận này coi khả năng chống lại những khuôn mẫu tiêu cực của tuổi già phổ biến trong xã hội là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp hiện thực hoá những tiềm năng của con người. E. Erikson xem xét thời kỳ lão hóa của cá nhân trong bối cảnh cuộc sống toàn vẹn. Tính toàn vẹn bao gồm việc chấp nhận cuộc sống của cá nhân và thất vọng bao gồm thái độ cay đắng về quá khứ trước đây. Những người đạt đến tính toàn vẹn sẽ chấp nhận bản thân và tự khẳng định mình, họ xem cuộc đời của mình đáng giá và tốt đẹp (Erikson 1982). Người cao tuổi có những thay đổi cơ thể liên quan đến tuổi tác, có những mất mát cùng với với việc mắc bệnh nặng, và phải đương đầu với cái chết của bạn bè và những người thân yêu. Việc chấp nhận cuộc sống được xem có liên quan đến sự hòa hợp của cuộc sống quá khứ với những trải nghiệm sống hiện tại của một người (Levy và cs. 2002). Một trong những yếu tố chính góp phần vào việc tiếp tục sự phát triển tiến tới của cá nhân trong những năm tuổi già, là kiến thức sâu sắc, tính cách sáng tạo phương thức sống, nhận thức tính bất ngờ, tính không chắc chắn và tính đa trị của các hoàn cảnh sống như là những tác nhân kích thích cho sự phát triển và v.v… E. Erickson nói về tầm quan trọng của dạng hoạt động xây dựng quá trình sống của cá nhân, coi dạng hoạt động đó là đặc trưng hàng đầu của con người trong tuổi vị thành niên, khi những người trẻ tuổi bắt đầu thử nghiệm bản thân trong các vai trò xã hội khác nhau, việc thử nghiệm với các vai trò của cuộc sống có ý nghĩa đặc biệt để cá nhân trải qua thành công các thời kỳ của tuổi trưởng thành và của tuổi già. Khi bản thân tiếp nhận một vai trò nào đó, con người đang phát triển bắt đầu hành xử phù hợp với các yêu cầu của vai trò đó. Vai trò trong một thời gian nào đấy quy định phương thức sinh tồn của cá nhân. Có những cơ sở để cho rằng trong những năm tuổi già những nhân cách rời rạc này giúp cho chủ thể tìm được bản thân với phẩm chất mới và thay đổi có hiệu quả cuộc sống của mình. Phillips (1957) đã cho thấy mối quan hệ giữa mất vai trò và sự điều chỉnh đến tuổi già. Trong nghiên cứu gần 1.000 cá nhân độ tuổi từ 60 trở lên của ông - nghỉ hưu so 8 sánh với làm việc, góa bụa so sánh với người có gia đình, và những người trên 70 tuổi so sánh với những người ở độ tuổi 60 đến 69 - tất cả cho thấy sự thích nghi sai đáng kể ở tuổi già. Sự thích nghi sai được đo lường bằng sự tự báo cáo về lượng thời gian mơ mộng về quá khứ, nghĩ về cái chết, và đãng trí.Một biến số quan trọng khác mà Phillips sử dụng là dán nhãn "xác định như già". Nhãn này là một cách đo của hình ảnh tự thân và hỏi đơn giản, "Bạn nghĩ rằng mình đang độ tuổi nào - trung niên, cận già, già". Cá nhân mà nhận thức bản thân mình như là người cận già hoặc già có sự thích nghi sai hơn đáng kể so với những người nhận thức mình là trung niên. Ngoài ra, xác định độ tuổi có vẻ đảo ngược mối quan hệ giữa mất vai trò và sự thích nghi sai. Như vậy, ví dụ, những người mà vẫn được làm việc nhưng xác định mình già nhiều khả năng bị thích nghi sai hơn so với những người đã nghỉ hưu nhưng xác định với độ tuổi trung bình. Nó như thế nào và tại sao mà một số cá nhân cao tuổi, thậm chí cả những người mà bị mất vai trò, lại xác định mình độ tuổi trung niên vẫn còn để ngỏ cho điều tra thực nghiệm. - Lý thuyết chống lại sự yếu đuối Liệu có khả năng cho người cao tuổi chống lại những tác động tiêu cực của sự yếu đuối cho hạnh phúc cá nhân của họ? Trong những thập kỷ gần đây, đã có một sự lớn mạnh về mặt lý thuyết mà đặt sự lão hóa trong một bối cảnh tích cực. Mô hình sự lão hóa thành công của Rowe và Kahn (1987), và Baltes và mô hình sự lão hóa tối ưu của Baltes (1990) cùng khảo sát các yếu tố mà thúc đẩy kết quả tích cực trong cuộc sống tuổi già. Tuy nhiên, ngay cả trong các mô hình truyền thống hơn về sự lão hóa cuộc sống tuổi già, cũng có những dấu hiệu cho thấy mối liên hệ giữa sự yếu đuối và hạnh phúc có thể được tiết chế. Trong lý thuyết hoạt động, có một sự nhấn mạnh vào tính liên tục trong suốt cuộc đời, và một nguyên lý trung tâm là "những người mà có thể vẫn hoạt động xã hội sẽ có nhiều khả năng để đạt được một hình ảnh cái tôi tích cực, hòa nhập xã hội và hài lòng với cuộc sống” (Barrow 1992: 70). Tuy nhiên, một sự thừa nhận về lý thuyết rằng các hình thức hoạt động xã hội mà có thể được thực hiện sẽ làm thay đổi tuổi già. Thách thức là để người cao tuổi tìm thấy các hình thức hoạt động xã hội mà sẽ gia tăng sự hạnh phúc của họ, và sẽ không bị cản trở bởi sự yếu đuối (Brandtstadter và Renner 1990). Ví dụ, có bằng chứng tuyệt vời cho thấy sự hồi tưởng có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe tâm lý người cao tuổi (Brooker và Duce 2000; Cully và cs. 2001;. Hsieh và Wang 2003). 9 Hồi tưởng thường được coi như là một cái nhìn tổng quát lại những ngày đã qua, với một trong các định nghĩa được chấp nhận nhiều nhất được đề xuất bởi Woods và cs. (1992: 138): "Sự nhắc lại bằng lời hoặc không lời của các sự kiện trong cuộc đời của một người, hoặc một mình hoặc với một người khác hoặc với một nhóm người". Trong mô hình phát triển tuổi thọ của Erikson (Erikson và cs. 1986), hồi tưởng đóng một vai trò quan trọng ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, như là một chất xúc tác tiềm năng trong việc giải quyết về tâm lý các tiếc nuối gây hại, và giúp một người cao tuổi đạt được cái tôi toàn vẹn. Xem xét hồi tưởng từ bên trong một khung lý thuyết hoạt động, như là một người cao tuổi trở nên ngày càng yếu và khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội đòi hỏi về thể chất trở nên khắt khe, thì thay thế các hoạt động như vậy bằng những cái khác mà tạo ra một vài nhu cầu thể chất, chẳng hạn như sự hồi tưởng, có thể giúp người cao tuổi vẫn duy trì sự tham gia xã hội của họ, và cũng bảo vệ được mức độ hạnh phúc. Từ bên trong một khung tương tác biểu trưng, hồi tưởng có thể là trung tâm của sự tương tác mà sẽ tăng cường bản sắc và ý thức về cái tôi của một người cao tuổi.  Nghiên cứu về tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi Lý thuyết về tự chăm sóc của người cao tuổi sống tại nhà của Backman (2001). Nói đến tự chăm sóc của người cao tuổi không thể không nhắc tới lý thuyết về tự chăm sóc của người cao tuổi sống tại nhà của Backman. Các lý thuyết phát triển bởi Backman năm 2001 phát triển một mô hình để làm rõ các kiến thức hiện có liên quan đến việc tự chăm sóc người cao tuổi tại nhà sống ở Oulu, Phần Lan. Phương pháp lý thuyết nền tảng (Glaser và Strauss 1967, Glaser 1978, Glaser 1992) đã được sử dụng và kết quả thu được một mô hình dựa trên một phân tích quy nạp dữ liệu thực nghiệm. Mô hình thực hiện bao gồm bốn phương thức tự chăm sóc với các điều kiện khác nhau đối với hoạt động và ý nghĩa khác nhau: tự chăm sóc có trách nhiệm, tự chăm sóc có hướng dẫn (chính thức), tự chăm sóc độc lập và tự chăm sóc bỏ mặc (Backman & Hentinen 1999). Mỗi loại bao hàm một kiểu hành vi tự chăm sóc, những kinh nghiệm sống và định hướng tương lai cụ thể. Cùng với các loại cơ bản này, sáu phân nhóm nổi lên, với các kiểu/ phong cách tự chăm sóc giống như với các loại cơ bản, nhưng những kinh nghiệm trong quá khứ và/ hoặc định hướng tương lai khác so với thủa ban đầu. Lý thuyết cũng cho thấy mối liên hệ giữa khả năng chức năng và tự chăm sóc, sự hài lòng với cuộc sống và tự chăm sóc, và lòng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan