Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh trung họ...

Tài liệu Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh trung học phổ thông tại quận cái răng, thành phố cần thơ

.PDF
107
57
66

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo của Học viện Khoa Học Xã Hội đã tận tình giúp đỡ tôi trong 2 năm học vừa qua; Quý thầy cô giảng dạy trong khoa Xã hội học đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại học viện; Quý thầy, cô trong hội đồng chấm luận văn, đã có nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện nghiên cứu này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Nguyên Anh, thầy đã tận tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi hoàn thiện luận văn. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, phụ huynh và các em học sinh Trƣờng Trung học phổ thông Nguyễn Việt Dũng, Trƣờng Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa và Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên; Ban Giám đốc Trung tâm y tế quận Cái Răng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thu thập thông tin thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin dành lòng biết ơn đến gia đình tôi, luôn động viên hỗ trợ trong suốt khóa học này. Vì điều kiện thời gian cũng nhƣ kinh nghiêm còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh đƣợc những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để hoàn chỉnh quyển luận văn. tác giả Trần Hoàng Anh Huy MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 12 4.Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .............................................. 13 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................... 13 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn .................................. 17 7. Cơ cấu luận văn ........................................................................................... 18 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................ 20 1.1Các khái niệm ............................................................................................. 20 1.2 Các lý thuyết đƣợc áp dụng trong đề tài ................................................... 22 1.3 Địa bàn nghiên cứu ................................................................................... 27 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐƢỜNG PHỐ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................................................................................... 35 2.1Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của học sinh trung học phổ thông .......... 35 2.2Tình hình sử dụng thực phẩm đƣờng phố của học sinh THPT .................. 42 2.3 Kiến thức về VSATTP đối với TPĐP của học sinh THPT....................... 44 2.4Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đƣờng phố....... 49 Chƣơng 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐƢỜNG PHỐCỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................ 57 3.1 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với nguồn tiếp cận thông tin về VSATTPĐP của học sinh THPT ................................................ 57 3.2 Một số yếu tố liên quan về kiến thức, thực hành VSATTPĐP của học sinhtrung học phổ thông .................................................................................. 61 3.3 Sự kết hợp hoạt động của nhà trƣờng với TTYT quận Cái Răngtrong hoạt động giáo dục kiến thức VSATTPĐP cho học sinh. ...................................... 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm TPĐP Thực phẩm đƣờng phố THPT Trung học phổ thông TTYT Trung tâm y tế VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WHO Tổ chức Y tế thế giới World Health Organization DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH Bảng 2.1 Phân bố số học sinh các trƣờng tham gia nghiên cứu……………..35 Bảng 2.2 Đặc điểm chung của học sinh tham gia nghiên cứu ………………36 Bảng 2.3 Phân bố trình độ học vấn của cha mẹ học sinh …………………...37 Bảng 2.4 Phân bố nghề nghiệp của cha mẹ học sinh………………………...38 Bảng 2.5 Nguồn tiếp cận thông tin VSATTP đối với TPĐP của học sinh…..40 Bảng 2.6 Ngƣờiphổ biến kiến thức TPĐP trong trƣờng cho học sinh……..40 Bảng 2.7Lý do sử dụng thức ăn đƣờng phố………………………………...42 Bảng 2.8 Sự phân bố các loại thực phẩm đƣờng phố thƣờng dùng………….43 Bảng 2.9 Tiền tiêu vặt đƣợc cho và tiền chi tiêu TPĐP của học sinh hàng tuần…………………………………………………………………………..44 Bảng 2.10 Kiến thức về điều kiện nơi bán thực phẩm đƣờng phố…………..45 Bảng 2.11 Kiến thức về ngƣời bán TPĐP…………………………………...46 Bảng 2.12 Kiến thức về thời gian sử dụngvà các loại bao bì gói TPĐP…………………………………………………………………….......47 Bảng 2.13 Kiến thức về ngộ độc thực phẩm………………………………...48 Bảng 2.14 Kiến thức chung về VSATTP về TPĐP của học sinh……………49 Bảng 2.15 Thực hành chọn nơi bán TPĐP…………………………………..49 Bảng 2.16Thực hành chọn ngƣời bán TPĐP……………………………….50 Bảng 2.17Thực hành tiêu chí chọn lựa TPĐP……………………………...51 Bảng 2.18 Thực hành VSATTP đối với TPĐP của học sinh……………….51 Bảng 2.19 Xử sự của học sinh khi nghi ngờ TPĐP không an toàn ………...52 Bảng 2.20 Chọn lựa TPĐP và ngƣời cùng sử dụng TPĐP………………….53 Bảng 2.21 Thực hành chung VSATTP đối với TPĐP của học sinh………...54 Bảng 2.22 Tỷ lệ học sinh đã từng bị ngộc độc thực phẩm và cách xử trí ….54 Bảng 3.1 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với nguồn tiếp cận thông tin về VSATTPĐP của học sinh THPT…………………………..57 Bảng 3.2 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với tiếp cận thông tin từ mạng Internet, tivi/loa phát thanh và tài liệu, báo chí………….58 Bảng 3.3 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với tiếp cận thông tin từ bạn bè…………………………………………………………...60 Bảng 3.4 Mối liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP của học sinh với trình độ học vấn của cha mẹ ………………………………………………………….61 Bảng 3.5 Mối liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP của học sinh với nghề nghiệp của cha mẹ …………………………………………………………..62 Bảng 3.6 Mối liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP với các đặc điểm chung của học sinh THPT…………………………………………………………..63 Bảng 3.7 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hànhVSATTPĐP của học sinh với sự giáo dục của cha mẹ, ngƣời thân trong việc lựa chọn TPĐP ………..64 Bảng 3.8 Mối liên giữa kiến thức và thực hành của học sinh về VSATTPĐP………………………………………………………………….66 Bảng 3.9 Mối liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP và đối tƣợng phổ biến kiến thức VSATTP trong trƣờng học………………………………………..66 Hình 1 Bản đồ quận Cái Răng……………………………………………….29 Hình 2Trƣờng THPT Nguyễn Việt Dũng…………………………………..30 Hình 3 Trƣờng THPT Trần Đại Nghĩa………………………………………31 Hình 4 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên quận Cái Răng……………………………………………………………….32 Hình 5 Cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ đang test nhanh thực phẩm đƣờng phố………………………………………………...34 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam hiện nay với sự phát triển của xã hội,quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với sự giao lƣu, hội nhập quốc tế, lối sống hiện đại gấp gáp đang dần thay thế cho nếp sống cũ. Từ đó, các dịch vụ tiện ích bắt đầu nở rộ để phục vụnhu cầu củacon ngƣời trong đời sống xã hội hiện đại. Khi thời gian dành cho các công việc, học tập, hoạt động, giao tiếp xã hội chiếm nhiều hơn thì việc nấu ăn chế biến trong mỗi gia đình bị thu hẹp, giảm dần; không ít các gia đình đã chọn thực phẩm đƣờng phố (TPĐP) với các món ăn nhanh, tiện lợi và chi phí íthơn so với cho một bữa ăn trong nhà hàng và tiết kiệm đƣợc thời gian nấu nƣớng. Theo số liệu điều tra của Trung tâm Dinh dƣỡng thành phố Hồ Chí Minh tại thành phố có đến 95,5% ngƣời dân sử dụng TPĐP, trong đó 51% dùng làm bữa ăn hàng ngày, 82% dùng làm bữa ăn sáng vì TPĐP vô cùng đa dạng và phong phú [25]. Kết quả này cho thấy, việc sử dụng loại hình dịch vụ TPĐP ngày càng trở nên phổ biến và là một nhu cầu của xã hội - nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Ngoài những lợi ích của TPĐP nhƣ: rẻ tiền, tiện lợi, phong phú đa dạng, có thể phục vụ cho nhiều đối tƣợng nhất là học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, ngƣời lao động có mức thu nhập thấp, TPĐP còntạo cơ hội công ăn việc làm,tăng thu nhập, giảm thất nghiệp cho ngƣời chế biến và cung cấp dịch vụ TPĐP (đặc biệt là lao động di cƣ). Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà TPĐP mang lại thì nó cũng đem đến những nguy cơ cho sức khỏe cá nhân con ngƣời nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. Các loại hình thức ăn đƣờng phố này đƣợc bày bánnơi công cộng, ngay trên vỉa hè, lề đƣờng, trƣớc cổng trƣờng, bệnh viện, rạp hát, cơ 1 quan, chợ, các bến tàu, bến xe, hội chợ… còn khách hàng thì vẫn ăn uống ngay trên vỉa hè mà không quan tâm hoặc chú ý gì đến vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) khi môi trƣờng bị ô nhiễm bởi bụi đƣờng, rác thải, khói tàu xe qua lại và nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ TPĐP là rất cao. Bộ Y tế Việt Nam đã liên tục cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ TPĐP, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ ngƣời dân vẫn chƣa quan tâm, nhận thức đƣợc vấn đề mặc cho sự phát triển quá nhanh của TPĐP, sự quản lý nhà nƣớc đối với vấn đề này còn chƣa sâu sát thậm chí buông lỏng. Theo thống kê ở Việt Nam có 94% TPĐP không thể quản lý giám sát đƣợc chất lƣợng [30] đồng thời việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm bẩn đang có những diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hƣởng xấu đến tâm lý chung cho toàn cộng đồng, trở thành tâm điểm nhức nhối của toàn xã hội. Theo một điều tracủa Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế về TPĐP các thực phẩm, thức ăn cho dù đã đƣợc nấu chín nhƣng qua kiểm tra vẫn còn nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hại, chỉ đơn thuần các mặt hàng bán tại các cổng trƣờng học cũng nhiễm tới 96% vi khuẩn gây bệnh cho đƣờng tiêu hóa [31]. Hậu quả là các vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam xảy ra luôn ở mức cao cụ thể là: Trong năm 2015 toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 ngƣời mắc [25], năm 2016, cả nƣớc xảy ra 129 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.139 ngƣời mắc [28], năm 2017, cả nƣớc ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 ngƣời mắc [26]. Cùng với xu hƣớng đó số trƣờng hợp mắc mới ung thƣ tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vƣợt qua 190.000 ca năm 2020. Mỗi năm có khoảng 115.000 ngƣời chết vì ung thƣ, tƣơng ứng 315 ngƣời/ngày. Theo số liệu này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam nằm trong 50 nƣớc thuộc tốp 2 của bản đồ ung thƣ (50 nƣớc cao nhất thuộc tốp 1). Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỷ lệ tử vong 110/100.000 ngƣời, ngang 2 với tỷ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan” [27]. Nhiều ngƣời Việt Nam đã giật mình với thực tế này, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh ung thƣ là do các hóa chất độc hại có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày. Theo Viện nghiên cứu của WHO, hiện nay có hơn 200 các bệnh lây truyền qua đƣờng thực phẩm mất an toàn, có hơn hàng triệu ngƣời trên thế giới bị nhiễm các bệnh do thực phẩm bẩn gây ra mỗi năm, đặc biệt là ở các nƣớc chậm phát triển và đang phát triển. Vấn đề mất VSATTP đang đƣợc rất quan tâm trong các chƣơng trình hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng không chỉ ở một quốc gia riêng lẻ mà còn diễn ra trên toàn thế giới. WHO xác định VSATTP là một nội dung chính của Ngày Y tế thế, bác sĩ Margaret Chan, Giám đốc Tổ chức y tế thế giới, nhấn mạnh: “Đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, một vấn đề địa phương có thể nhanh chóng trở thành một đe dọa quốc tế. Một cuộc điều tra về nguồn gốc dịch bệnh do thực phẩm có thể hết sức phức tạp, khi một món đồ ăn bao gồm những thành phần, có xuất xứ từ nhiều nước”, “chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm quá phức tạp” [18]. Có thể thấy rằng an toàn thực phẩm rất khó kiểm soát, các thực phẩm nhiều khi phải đi qua hàng trăm cây số, vƣợt qua nhiều quốc gia, ở lại trong nhiều kho chứa, trƣớc khi đến đƣợc với ngƣời sử dụng. Giới học sinh, sinh viên hiện nay sẽ là một trong những đối tƣợng tiêu thụ mạnhTPĐP, là chủ nhân và là nguồn nhân lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nƣớc, thể trạng sức khỏe của các em bị ảnh hƣởng nghiêm trọng với thói quen. Vì vậy, việc tìm hiểu nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn TPĐP cho học sinh là rất cần thiết. Cho đến nay tại thành phố Cần Thơ chƣa có cuộc điều tra, nghiên cứu xã hội học nào về các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn TPĐP của học sinh trƣờng trung học phổ thông. 3 Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ”. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở giúp cho các nhà quản lý có những giải pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về VSATTPĐP cho học sinh Trung học phổ thông (THPT) nói riêng và cho ngƣời tiêu dùng nói chung, góp phần tăng cƣờng bảo vệ sức khỏe cho bản thân họ và cho cộng đồng xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là một vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm không chỉ riêng lẻ của một quốc gia mà còn là vấn đề chung của toàn thế giới. Nhiều năm qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về VSATTP trong đó có VSATTPĐP của nhiều tác giả ở nhiều nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam.Sau đây là tổng quan tình hình nghiên cứu về vấnđề này trên thế giới vàở trong nƣớc. 2.1. Các nghiên cứu có liên quan đến VSATTPĐP trên thế giới Nghiên cứu “Knowledge and Practices of Food Safety among Senior Secondary School Student of International School, Obafeni Awolowo University, Ile – Ife, Nigeria” (2017) của tác giả Ilesanmi Oluwafemi Temitayo, khảo sát trên 380 đối tƣợng là học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức về VSATTP của học sinh ở mức bình quân thấp tiêu biểu nhƣ: có 45,4% học sinh biết rằng việc rửa tay bằng nƣớc lạnh trƣớc khi chạm vào thức ăn là không đủ loại trừ vi khuẩn ; 15,5% học sinh cho biết họ có quan tâm đến việc xem hạn sử dụng trên sữa hộp trƣớc khi sử dụng. Tác giả cho 4 rằng: “Cần đánh giá kiến thức và thực hành về VSATTP cho học sinh vì những hành vi không an toàn của họ trong việc sử dụng thực phẩm dẫn đến bị nhiễm bệnh bởi thực phẩm bẩn và ngộ độc thực phẩm, thông qua các cuộc đánh giá đó có thể xây dựng chính sách và chƣơng trình giáo dục sức khỏe về vấn đề an toàn thực phẩm[24]. Nghiên cứu của Mohammed Almansour và cộng sự về“Knowledge,attitudeandpractice(KAP)offoodhygieneamongschools students'inMajmaahcity,SaudiArabia” (2014) với mục đích xác định mức độ hiểu biết, thái độ và thực hành vệ sinh thực phẩm giữa các học sinh tiểu học, trung học cơ sở. Nghiên cứu thực hiện trên 377 học sinh nam, với câu hỏi điển hình nhƣ: Ngƣời xử lý thực phẩm có thể là một nguồn lây lan thực phẩm không? Kết quảcó 36,5% học sinh trả lời sai và 38,9% trả lời có đối việc dùng ngón tay nếm thức ăn khi đang nấu. Từ đó, nhóm tác giả đƣa ra đề xuất: “Nên đƣa tài liệu giáo dục vào chƣơng trình của các trƣờng học để nâng cao nhận thức của học sinh về vệ sinh thực phẩm; Các chiến dịch nâng cao nhận thức cần đƣợc tiến hành cho giáo viên, học sinh và công chúng nói chung; Và các ứng dụng truyền thông và mạng xã hội cần đƣợc sử dụng tích cực để nâng cao nhận thức của mọi ngƣời và sinh viên về vệ sinh thực phẩm” [17]. Trong bài báo khoa học “The knowledge and practice of food safety by young and adult consumers” của tác giả Nevin Sanlier, nghiên cứu tại thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ với tổng thể 646 thanh niên và 815 ngƣời dân, thông qua 2 cuộc điều tra thái độ và thực hành ATTP, trong kết luận tác giả đƣa ra thông điệp:“Một chƣơng trình giáo dục an toàn thực phẩm có hiệu quả và liên tục sẽ giúp ngƣời tiêu dùng (trẻ em, thanh niên, ngƣời lớn và ngƣời cao tuổi) học các phƣơng pháp để ngăn ngừa các vấn đề ATTP đe dọa sức khỏe và thay 5 đổi thói quen sai lầm của họ. Các chƣơng trình nên bao gồm các chủ đề sau đây bao gồm thông tin thực tế về vi sinh học của các bệnh do thực phẩm, vệ sinh cá nhân, các quy trình vệ sinh thích hợp, chuẩn bị thức ăn gia đình thích hợp, và ngăn ngừa sự ăn trộm và kiểm soát thực phẩm (Sammarco et al., 1997) Nhƣ một kết luận, cần đảm bảo rằng các thông điệp dự kiến sẽ đƣợc chuyển tải liên quan đến các chƣơng trình giáo dục an toàn thực phẩm đƣợc cung cấp cho ngƣời tiêu dùng ở bất kỳ lứa tuổi nào sẽ kéo dài; Giáo dục nên đƣợc lặp lại với những khoảng thời gian cụ thể để đảm bảo rằng thông tin học đƣợc chuyển thành thái độ và hành vi; Và các quy định và quy trình cần đƣợc kiểm soát thƣờng xuyên. Giáo dục nhƣ vậy nên đƣợc bắt đầu trong thời thơ ấu và nên tiếp cận với đông đảo quần chúng thông qua giáo dục chính quy và không chính thức và các phƣơng tiện thông tin đại chúng” [22]. Chuyên đề nghiên cứu về “Knowledge, Attiude, and Practice on Food Safety among Senior High School Student in Jatinangor” (2013) đƣợc thực hiện với 102 học sinh tại Indonesia của Hamizah Sabrina cùng cộng sự đƣa ra kết quả số học sinh có kiến thức về an toàn thực phẩm ở mức trung bình khá (60,78%), có thái độ ở mức tốt (85,29%) và thực hành hành đạt mức khá tốt (71,57%). Mặc dù kết quả tốt trong nghiên cứu khá cao nhƣng nhóm tác giả cũng đƣa ra khuyến nghị: “...chƣơng trình về ATTP cần phải hấp dẫn, không cứng nhắc, có sức trực quan mãnh liệt và phải có thực hành cụ thể bằng các kỹ thuật”, “...do đó, các phƣơng tiện giáo dục cần phải đƣợc cải tiến để giúp học sinh có một nền tảng cơ bản vững chắc và chia sẻ sự đánh giá cao về lý do tại sao ATTP là điều bắt buộc, vì vậy họ sẽ trở nên quan tâm và có thể thực hành việc xử lý thực phẩm an toàn theo ý của họ. Giá trị quan trọng của việc giáo dục ATTP cho học sinh không chỉ ở việc họ chuẩn bị thức ăn bây giờ ra sao mà còn giúp họ sẽ tăng sự nhận thức về chuẩn bị thực phẩm trong 6 tƣơng lai. Nó là một kiến thức hành trang tốt để cho học sinh bƣớc vào đời đồng thời họ cũng có thể giúp đỡ những ngƣời xung quanh khi cần”[21]. Nghiên cứu “Consumers perspective towards Safety of Street Food”của tập thể tác giả Parveen Pannu và cộng sự, thực hiện tại Ấn độ với cỡ mẫu là 500 ngƣời tiêu dùng. Mục tiêu của nghiên cứu đã đánh giá đƣợc kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh có trình độ học vấn cao ở Ấn độ nhƣ là những ngƣời tiêu dùng TPĐP. Kết quả đánh giá cho thấy ngƣời tiêu dùng có kiến thức tƣơng đối thấp về an toàn thức ăn đƣờng phố (26%), có kiến thức trung bình (45,8%), kiến thức ở mức kém (28%), và giữa kiến thức, thái độ và thực hành có mối liên quan với nhau, ngƣời có kiến thức tốt, thái độ tích cực sẽ thực hành tốt vềATTP. Nhóm tác giả đƣa ra kết luận: “Ngƣời tiêu dùng cần nhận thức thêm về hậu quả của những chất độc hại ảnh hƣởng đến sức khỏe do việc vệ sinh kém, thờ ơ về VSATTP. Cần tăng cƣờng nhận thức,thái độ và thực hiện an toàn thực phẩm cũng nhƣ tìm hiểu thêm nguyên nhân sự khác nhau giữa các yếu tố, cần một nghiên cứu chuyên sâu ở phổ rộng để đóng góp thêm đánh giá đối với vấn đề an toàn thức ăn đƣờng phố” [20]. Bài báo khoa học “Food safety knowledge, attitude and practices of street food vendors and consumers in Ho Chi Minh city, Vietnam 2014” của nhóm tác giả S. Samapundo, T.N Cam Thanh, R. Xhaferi và F. Devileghere. Qua nghiên cứu, nhóm tác giả chƣa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức vệ sinh an toàn thức ăn đƣờng phố và giới tính của ngƣời tiêu dùng (p>0,05), nhƣng lại tìm thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức vệ sinh thức ăn đƣờng phố với tuổi, trình độ học vấn, giáo dục VSATTP và địa điểm (p<0,05). Nhóm tác giả khuyến nghị rằng: “… cần cải thiện vệ sinh an toàn thức ăn đƣờng phố và nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng hơn nữa...” [23]. 7 Nghiên cứu“Assessment of food safety knowledge and Attitudes of street food consumers in the Kumasi Metropolis”của tác giả Acheampong Frank (Ba Hons). Kết quả nghiên cứu tìm thấy ngƣời tiêu dùng có kiến thức đúng về TPĐP là 61%, có thái độ đúng 64,5%. Phân tích đa biến cho thấy có mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu xã hội (trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế) và kiến thức ATVSTP (p<0,05).; không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, giới với kiến thức VSATTPĐP [19]. 2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam Nghiên cứu “Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” của tác giả Châu Trọng Phát và Lƣơng Thế Vinh đƣợc thực hiện trên 100 ngƣời dân với kết quả đƣa ra: 77% ngƣời dân không kể đƣợc bất cứ nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, 19% ngƣời biết cách chọn thực phẩm an toàn, 25% biết cách chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, các thông tin liên quan đến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm đƣợc biết chủ yếu qua tivi chiếm 93% [9]. Kết quả này cho thấy, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của ngƣời dân chƣa tốt. [13] Tác giả Nguyễn Thị Yến nghiên cứu trên 1400 ngƣời nội trợ tại 7 tỉnh thành về “Đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng tại một số tỉnh của Việt Nam năm 2011” đƣa ra kết quả: tỷ lệ ngƣời tiêu dùng hiểu biết đúng về biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm 61.5 2.6 %. Tỷ lệ ngƣời tiêu dùng có kiến thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm đạt mức 82.4 2,0% không có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị [16]. Tác giả Nguyễn Thị Yến Nhi “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm với thức ăn đường phố của người tiêu dùng tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ” (2015) ghi nhận tỷ lệ ngƣời 8 tiêu dùng có kiến thức đúng và thực hành đúng lần lƣợt là 65,7% và 51,3% [12]. Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh an toàn thức ăn đường phố của người tiêu dùng và cán bộ quản lý tại tỉnh An Giang năm 2008” của Lê Thành Tài và Từ Quốc Tuấn, kết quả tìm thấy các thức ăn đƣợc lựa chọn nhiều là bún, miến, phở, cháo, bánh mì, xôi, bánh bao, cơm bình dân (từ 57 đến 78%). Lý do mua TPĐP nhƣ tiện lợi, có sẵn (95%), phục vụ nhanh (51,7%), rẻ (46,7%), đa dạng dễ lựa chọn (44,1%) và ngon hấp dẫn (12%). Đối với sự quan tâm về dịch vụ TPĐP, ngƣời tiêu dùng quan tâm đến nơi bán hàng sach sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng (94%), kế đến là nơi bán xa cống rãnh, rác thải, ruồi kiến (62%), Ngƣời tiêu dùng lựa chọn ngƣời bán hàng dựa trên yếu tố sạch sẽ (86%), tiêu chí bên ngoài nhìn khỏe mạnh (69%). Tác giả cũng cho biết ngƣời tiêu dùng rất quan tâm đến việc che đậy các thức ăn (94%), có dụng cụ gắp thức ăn (70%) và nhận biết TPĐP an toàn qua cảm nhận không có mùi, màu,, vị lạ lần lƣợt là 88%, 79% và 66%. [14] Nghiên cứu khác của Lý Thành Minh và Cao Thanh Diễm Thúy về “Kiến thức -Thái độ- Thực hành về VSATTP của người bán và người mua thức ăn đường phố ở thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre năm 2007”cho kết quả độ tuổi trung bình của ngƣời sử dụng TPĐP là 32,4+10,4 tuổi (khoảng lứa tuổi 16 đến 69 tuổi) và có trình dộ học vấn cấp 3 trở lên chiếm 55,2%. Phần lớn ngƣời sử dụng TPĐP có kiến thức tƣơng đốitốt, trong đó 87,1% biết thức ăn bày bán gần nguồn ô nhiễm thì không đảm bảo vệ sinh, 74,1% ngƣời ăn chƣa thấy an tâm khi ăn TPĐP và 35,6% cho TPĐP là có hại; 95,7% biết thức ăn chin phải bày trong tủ kính, 81,8% biết dùng tay bốc thức ăn có thể lây truyền bệnh. Tuy thái độ nhƣ thế nhƣng có đến 96,2% đã từng ăn TPĐP, sử dụng TPĐP ít nhất là 1 lần trong tuần và nhiều nhất là sử dụng hàng ngày chiếm 23,6%. Thực hành về VSATTP của ngƣời sử dụng TPĐP thì ngƣời ăn quan 9 tâm hàng đầu là chọn nơi hàng quán phải sạch sẽ (47,9%), quán có đông khách (27,8%) và cách xa cống rãnh, bãi rác; ngƣời bán hàng phải sạch sẽ, gọn gàng (66,9%) và quan tâm nhất là thức ăn ngon, vệ sinh [ 10 ]. “Khảo sát Thái độ-Kiến thức – Hành vi về VSATTPTPĐP của người dân tại tỉnh Quảng Nam năm 2010”, tác giả Nguyễn Thị Liên tìm thấy bản thân ngƣời tiêu dùng cũng còn thiếu kiến thức về VSATTP và chƣa có thái độ, hành vi đảm bảo VSATTP. Chỉ có 1,9% ngƣời tiêu dùng biết đầy đủ các nguyên nhân gây ngộ độc, dƣới 5% ngƣời tiêu dùng biết chọn các loại thực phẩm bao gói sẵn đảm bảo VSATTP và 37,3% biết đủ cả 3 dấu hiệu của thực phẩm không nên dùng [ 7]. Đề tài nghiên cứu “Thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm của loại hình kinh doanh thức ăn đường phố và giải pháp quản lý nhà nước trên địa bàn xã Kiến Tường, Long An” (2016) của Chung Văn Kiều và cộng sự thực hiện tại 600 cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đƣờng phố với kết quả điều tra cho thấy chỉ có 16 cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm thức ăn đƣờng phố đạt điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếm tỷ lệ 5,5%. Đây là kết quả đáng báo động, ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân trong quá trình sử dụng các loại thực phẩm không an toàn [29]. Một nghiên cứu cắt ngang mô tả đƣợc thực hiện tại 150 cơ sở kinh doanh TPĐP và phỏng vấn 300 ngƣời chế biến, trực tiếp phục vụ TPĐP tại huyện Long Thành của Nguyễn Văn Cao và Phạm Thị Tâm về “Tình hình VSATTP tại cơ sở kinh doanh TPĐP tỉnh Đồng Nai, năm 2010”, kết quả tìm thấy tỷ lệ cơ sở TPĐP đạt điều kiện vệ sinh là 72,6%; tỷ lệ mẫu đạt tiêu chuẩn vi sinh là 78%; tỷ lệ nhân viên có kiến thức về VSATTP là 70% và thực hành đúng VSATTP là 62,3% [15]. 10 Một kết quả nghiên cứu khác củaNguyễn Trung Kiên và Nguyễn Văn Đông tại huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre năm 2012, thì tỷ lệ cơ sở VSATTPĐP không đạt điều kiện vệ sinh là 58,64%; Tỷ lệ chủ cơ sở kinh doanh TPĐP có trang bị bảo hộ lao động là 57,72%; có dụng cụ chuyên dùng và bao gói hợp vệ sinh đạt 85,80%; Kết quả trƣớc can thiệp, tỷ lệ chủ cơ sở TPĐP có kiến thức đúng là 55,86%, thực hành đúng là 74,38%. Bên cạnh đó, tác giả còn tìm thấy chủ cơ sở TPĐP có kiến thức đúng, thì cơ sở đạt điều kiện về VSATTP (p<0,001) và có thực hành đúng thì cơ sở thực hiện đạt điều kiện VSATTP (p<0,001) [ 5 ] [ 6 ]. Điểm qua các công trình nghiên cứu nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng vấn VSATTP nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm đƣờng phố nói riêng đã đƣợc quan tâm nghiên cứu tƣơng đối rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới và tại Việt Nam. Phần lớn các công trình nghiên cứu của các tác giả đều đƣợc tiếp cận dƣới góc độ Y học với các đối tƣợng nghiên cứu gồm học sinh, sinh viên, ngƣời tiêu dùng, ngƣời kinh doanh… Nội dung nghiên cứu chủ yếu là kiến thức, thái độ và thực hành của đối tƣợng về VSATTP. Từ kết quả của nghiên cứu, các tác giả đã đƣa ra các khuyến nghị nhằm góp phần tăng cƣờng nhận thức, sự hiểu biết của mọi ngƣời trong việc sử dụng thực phẩm một cách an toàn. Tuy nhiên, vấn đề VSATTP đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ Xã hội học với số lƣợng còn rất khiêm nhƣờng, đáng chú ý là về việc giáo dục cho học sinh về vấn đề trên thì chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào. Trƣớc sự diễn biến ngày các phức tạp của tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay trong xã hội thì rất cần có các cuộc nghiên cứu xã hội học về vấn đề nàynhằm góp phần đƣa ra những giải pháp giải quyết vấn đề về vệ sinh an toàn thức ăn đƣờng phố dƣới góc độ xã hội học. 11 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu nhận thức và thực hành VSATTPĐP của học sinh Trung học phổ thông (THPT) tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ và xác định các yếu tố xã hội ảnh hƣởng đến kiến thức và thực hành VSATTPĐP.Trên cơ sởđóđề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về VSSATTP để các em có thể tự bảo vệ sức khỏe cho mìnhvà cộng đồng. 3.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành về VSATTPĐP hiện có của học sinh THPT. - Phân tích một số yếu tố xã hội ảnh hƣởng đến kiến thức, thực hành VSATTPĐP cho học sinh. - Đề xuất các khuyến nghị đối với nhà trƣờng, gia đình, học sinh và các đoàn thể xã hội nhằm tăng cƣờng phối hợp giáo dục kiến thức về VSATTP cho học sinh đểcác em tự bảo vệ sức khỏe cho mình và cho cộng đồng xã hội. 3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích đƣợc đề ra trong đề tài nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc đặt ra cụ thể nhƣ sau: - Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề VSATTPĐP hiện nay. - Xây dựng cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu vấn đề. - Thu thập thông tin số liệu sơ cấp qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu. - Tiến hành xử lý các thông tin số liệu thu thập bằng phƣơng pháp định tính và định lƣợng. - Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hànhvà phân tích ảnh hƣởng tác động của các yếu tố: gia đình, nhà trƣờng, cơ sở y tế, truyền thông và quan hệ xã hội đến kiến thức VSATTPĐP cho học sinh. 12 4.Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài làkiến thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố hiện có của học sinh THPT và các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến. 4.2 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là Học sinh THPT trên địa bàn quận Cái Răng thuộc Thành phố Cần Thơ gồm các trƣờng: - Trƣờng Trung học phổ thông Nguyễn Việt Dũng. - Trƣờng Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa. - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên Quận Cái Răng. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phƣơng pháp luận 5.1.1 Câu hỏi nghiên cứu - Kiến thức và thực hành VSATTPĐP của học sinh trung học phổ thông hiện nay nhƣ thế nào? - Có mối liên quan giữa các yếu tố xã hội (gia đình, bạn bè, nhà trƣờng, cơ sở y tế, truyền thông) với kiến thức, thực hành VSATTPĐP của học sinh THPT hay không? - Sự phối hợp hành động giữa nhà trƣờng, cơ sở y tế nhƣ thế nào để có thể nâng cao nhận thứccho học sinhTHPT về VSATTPĐP? 5.1.2 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Kiến thức và thực hành VSATTP TPĐP của học sinh THPT hiện nay chỉ ở mức thấp. 13 Giả thuyết 2: Có mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP học sinh THPT và các yếu tố xã hội (gia đình, bạn bè, nhà trƣờng, cơ sở y tế, truyền thông). Giả thuyết 3: Sự phối hợp hành động giữa nhà trƣờng, trung tâm y tế trong việc giáo dục kiến thức vềVSATTPĐP cho học sinh còn hạn chế chƣa sâu sát, lỏng lẻo. 5.2Phƣơng pháp nghiên cứu 5.2.1 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu, cỡ mẫu định lƣợng là 350 trƣờng hợp và mẫu định tính là 13 trƣờng hợp, phƣơng pháp chọn mẫu nhƣ sau: - Cỡ mẫu, chọn mẫu định lượng + Cỡ mẫu:Thu thập thông tin số liệu bằng phƣơng pháp bảng hỏi với dung lƣợng mẫu đƣợc tính bằng công thức của Slovin: n= Qua tìm hiểu thông tin tiền trạm thì tổng số lớp và học sinh của ba trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn là 68 lớp với 2.587 học sinh gồm: THPT Nguyễn Việt Dũng 30 lớp với 1.214 học sinh, THPT Trần Đại Nghĩa 30 lớp với 1.094 học sinh, Trung tâm Giáo dục Thƣờng Xuyên 7 lớp với 279 học sinh. Áp dụng công thức tính dung lƣợng mẫu bảng hỏi với mức độ sai lệch 5% sẽ có: n= = = = 345 Vậy số lƣợng mẫu bảng hỏi cần thiết cho nghiên cứu đề tài là 345 mẫu. Thực tế tổng số mẫu có giá trị thu đƣợc là 350 sau khi kết thúc điền dã. + Cách chọn mẫu: Sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan