Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên việt nam hiện nay luận...

Tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên việt nam hiện nay luận văn ths. xã hội học

.PDF
131
1781
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ NGUYỄN THỊ THUY NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY (Nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và Trƣờng Đại học Giao thông vận tải Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ NGUYỄN THỊ THUY NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY (Nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và Trƣờng Đại học Giao thông vận tải Hà Nội) Chuyên ngành : Xã hội học Mã số : 60 31 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ của mình, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các thày cô giáo, cũng như sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân của tôi đối với những điều mà cô đã dành cho tôi. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô trong Khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Thuy LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Thị Thuy, học viên lớp Cao học Xã hội học, chuyên ngành Xã hội học, khoá 2009-2012. Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Học viên Nguyễn Thị Thuy MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG….. ...........................................................................…………4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ…..…………………………………………………………………..4 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................6 1.1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................6 1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.........................................................9 1.2.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................................9 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................9 1.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................10 1.3.1. Trên thế giới ..........................................................................................10 1.3.2. Trong nước............................................................................................12 1.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................16 1.4.1 Mục đích nghiên cứu .................................................................................16 1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................16 1.5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ...........................................17 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................17 1.5.2. Khách thể nghiên cứu ...............................................................................17 1.5.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................17 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................17 1.6.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến..................................................................17 1.6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ....................................................................18 1.6.3. Phương pháp phân tích tài liệu .................................................................19 1.7. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết ..............19 1.7.1. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................19 1.7.2. Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................19 1.7.3. Khung lý thuyết ........................................................................................20 1.8. Hạn chế của Luận văn .................................................................................21 1.9. Cấu trúc luận văn ........................................................................................21 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................22 1.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................22 1.1.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................22 1.1.2. Lý thuyết áp dụng .....................................................................................27 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................36 1.2.1. Tổng quan trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn ....................36 1.2.2. Tổng quan trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội ........................38 Chƣơng 2: NHẬN THỨC VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY .................................40 2.1. Sơ lƣợc nguồn gốc hình thành ngôn ngữ mạng ........................................40 2.2. Nhận thức của sinh viên về ngôn ngữ mạng .............................................42 2.2.1. Hiểu biết chung của sinh viên về ngôn ngữ mạng ...................................42 2.2.2. Đánh giá của sinh viên về ngôn ngữ mạng ..............................................48 2.3. Thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay ...................53 2.3.1. Mức độ và hình thức sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên ..................53 2.3.2. Việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong các hoạt động của sinh viên ............67 2.3.3. Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay ......................76 Chƣơng 3: NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY ................................................85 3.1. Nguyên nhân việc sử dụng ngôn ngữ mạng ..............................................85 3.1.1. Nguyên nhân khách quan .........................................................................85 3.1.2. Nguyên nhân chủ quan .............................................................................92 3.2. Những hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong tƣơng lai .........102 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................112 Kết luận ...............................................................................................................112 Khuyến nghị........................................................................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................117 PHỤ LỤC ..............................................................................................................119 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1: Số lượng sinh viên biết về các hình thức khác nhau của ngôn ngữ mạng ...................................................................................................................................43 Bảng 2-2: Đánh giá của sinh viên về ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %) ...............................48 Bảng 2-3: Số lượng sinh viên sử dụng ngôn ngữ mạng ............................................54 Bảng 2-4. Mức độ sử dụng các dạng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %) .........55 Bảng 2-5. Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên trong một số hoạt động (tỷ lệ %) ..........................................................................................................................68 Bảng 2-6: Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên.....................................76 Bảng 3-1: Mục đích sử dụng Internet của sinh viên .................................................93 Bảng 3-2: Tương quan giữa mức độ sử dụng Internet và việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong các hoạt động hàng ngày (Số lượng) (Mức độ sử dụng Internet: (1)Thường xuyên; (2)-Thỉnh thoảng; (3)-Hiếm khi) .....................................................96 Bảng 3-3: Những hệ quả dự báo của việc sử dụng ngôn ngữ mạng theo đánh giá của sinh viên ..................................................................................................................103 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2-1: Tương quan giữa nhóm trường và số người biết về các hình thức ngôn ngữ mạng (Số lượng) ................................................................................................ 44 Biểu đồ 2-2: Cách thức tiếp cận ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %) ................45 Biểu đồ 2-3: Đánh giá của sinh viên về mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng hiện nay (tỷ lệ %) .....................................................................................................................46 Biểu đồ 2-4: Đánh giá của sinh viên về mặt hạn chế của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %) 49 Biểu đồ 2-5: Đánh giá của sinh viên về mặt tích cực của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %) 51 Biểu đồ 2-6: Mức độ sử dụng hình thức biểu tượng của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %) .57 Biểu đồ 2-7: Mức độ sử dụng hình thức thay thế của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %) ......60 Biểu đồ 2-8: Mức độ sử dụng hình thức mã hóa của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %) .......66 Biểu đồ 2-9: Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng trong khi Chat và nhắn tin di động (tỷ lệ %) ..........................................................................................................................69 Biểu đồ 2-10: Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng trong giao tiếp hàng ngày (tỷ lệ %) ...................................................................................................................................72 Biểu đồ 2-11: Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng trong khi ghi chép bài vở và viết bài kiểm tra, tiểu luận, văn bản (tỷ lệ %) ........................................................................73 Biểu đồ 2-12: Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %) ...............78 Biểu đồ 2-13: Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %) ...............81 Biểu đồ 3-1: Nguyên nhân khách quan dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %) .....................................................................................................86 Biểu đồ 3-2: Mức độ sử dụng Internet của sinh viên (tỷ lệ %) .................................92 4 Biểu đồ 3-3: Nguyên nhân chủ quan dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %) .............................................................................................................98 Biểu đồ 3-4: Nguồn cung cấp thông tin về hoạt động bảo vệ và giữ gìn tiếng Việt (tỷ lệ %) ...................................................................................................................107 Biểu đồ 3-5: Đánh giá của sinh viên về hoạt động bảo vệ và giữ gìn tiếng Việt (tỷ lệ %) ............................................................................................................................108 Biểu đồ 3-6: Xu hướng lựa chọn sử dụng ngôn ngữ mạng trong tương lai (tỷ lệ %) .................................................................................................................................110 5 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, sự phát triể n mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin như điện thoại, internet đã tạo nhiều sự chuyển biến trong đời sống chung của cả nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới lối sống của thế hệ trẻ ở cả quan niệm tư tưởng, chuẩn mực và giá trị. Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đại chúng đã góp phần tạo điều kiện cho việc du nhập và phát triển ngày càng nhiều những nét văn hóa và lối sống mới. Thanh niên là mô ̣t nhóm xã hô ̣i đă ̣c thù, chiế m mô ̣t lực lươ ̣ng đông đảo đóng vai trò quan tro ̣ng đố i với sự phát triể n kinh tế xã hô ̣i của đấ t nước và cũng là lứa tuổ i năng đô ̣ng sáng ta ̣o , chịu nhiều ảnh hưởng của quá triǹ h phát triể n kinh tế cũng như biế n đổ i nhanh xã hô ̣i . Khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t , công nghê ̣ thông tin đã đem đế n cho con người những thành tựu, tiế n bô ̣ để học hỏi kinh nghi ệm, tăng tính chủ đô ̣ng trong hoa ̣t đô ̣ng kinh tế , giao tiếp tiện lợi như điện thoại, internet. Những loại giao tiếp càng hiện đại, càng phụ thuộc nhiều vào công nghệ thì lại càng mang tính khuyết danh cao, con người chủ yếu giao tiếp với nhau qua ngôn ngữ chữ viết. Một người có thể tâm sự, chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc sống một cách rất tự nhiên thoải mái với một người chưa từng gặp gỡ, chưa từng biết mặt, thậm chí không biết ngoài đời thực thì “nhân vật ảo” kia bao nhiêu tuổi, giới tính gì, quê quán ở đâu. Thanh niên Việt Nam – đặc biệt là sinh viên, là thế hệ trẻ, năng động và tiếp cận công nghệ thông tin một cách nhanh nhạy, những người sử dụng khá thành thạo internet đã sáng tạo ra một loại ngôn ngữ đặc thù cho giới mình để thể hiện sự khác biệt, độc đáo và bí mật. Loại ngôn ngữ này được ra đời và phát triển theo trào lưu internet và được gọi là “ngôn ngữ mạng” hay “ngôn ngữ 9x”, “ngôn ngữ @”, “ngôn ngữ chat”... Ngay từ khi ra đời và được sử dụng cho tới nay, ngôn ngữ mạng đã tạo ra một sự ảnh hưởng khá lớn, khi hàng năm có rất nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học tìm hiểu về việc sử dụng ngôn ngữ mạng. Như báo cáo khoa học “Nghiên cứu sự 6 tác động của ngôn ngữ @ lên tiếng mẹ đẻ” do nhóm sinh viên lớp: 05CNP02, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng thực hiện năm 2008; Đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp đại học do Nguyễn Thị Kim Anh thực hiện: “Thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng ở học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội hiện nay”; Đề tài nghiên cứu “Việc sử dụng ngôn ngữ chat của một bộ phận teen TP. Hồ Chí Minh” của một nhóm sinh viên TP.Hồ Chí Minh... Những báo cáo và nghiên cứu khoa học trên đều đi sâu tìm hiểu về thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng hay ngôn ngữ chat hiện nay. Kết quả đã đưa ra những con số cụ thể về việc ngôn ngữ mạng được sử dụng rất phổ biến trong giới trẻ, với tần suất cao, sử dụng trong nhiều hoạt động thường ngày như giao tiếp qua mạng, điện thoại, nói chuyện hay sử dụng trong cả ghi chép bài vở, bài văn, kiểm tra trên trường lớp... Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng không chỉ dừng lại ở việc nó được sử dụng phổ biến, mà đối với nhiều bạn trẻ, sử dụng ngôn ngữ mạng đã trở thành thói quen hết sức bình thường và cho rằ ng đó mới là sáng t ạo và có cá tính riêng. Thậm chí, ngôn ngữ mạng đã phát triển tới mức, có nhiều dạng ngôn ngữ mạng đặc biệt khó như Mật Mã (mã hóa), không phải ai cũng có thể hiểu và dịch được dạng ngôn ngữ này. Vì thế, một phần mềm giải mã ngôn ngữ mạng đã ra đời. 7 Đây là chương trình do Dương Đăng Trúc Khuyên – học sinh trường Trần Đại Nghĩa – viết phần mềm v2V để giúp giải mã ngôn ngữ mạng vào đầu năm lớp 8. v2V được giới thiệu là dịch chính xác khoảng 90% ngôn ngữ chat, được nâng cấp thành nhiều phiên bản. Ngoài ra, người dùng có thể bổ sung những định nghĩa tiếng lóng cho riêng mình (Xem ảnh minh họa). Ngoài những công trình nghiên cứu cụ thể như trên, còn có rất nhiều những bài báo, bài viết đã và đang bàn luận xung quanh vấn đề này. Phần lớn đều xoay quanh liệu ngôn ngữ mạng thực sự là một vấn đề đáng lo ngại hay là một phát triển tích cực của Tiếng Việt truyền thống? Sự tranh luận được đẩy lên tới đỉnh điểm khi GS. TS Nguyễn Đức Dân đề nghị đưa ngôn ngữ mạng vào từ điển Tiếng Việt. Điều này chứng tỏ cùng với sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ mạng, thái độ của xã hội đối với ngôn ngữ mạng cũng đã thay đổi, trở nên cởi mở và dễ cảm thông hơn. Tuy vậy, việc thay đổi thái độ và cách nhìn nhận như thế có thật sự đúng đắn? Nên chấp nhận ngôn ngữ mạng ở mức độ nào là đủ? Ngôn ngữ mạng có thể giành được một chỗ đứng trong tiếng Việt hay không? Một khi giới trẻ Việt Nam sử dụng loại ngôn ngữ biến thể này không chỉ với bạn bè cùng trang lứa mà còn áp dụng vào cả gia đình, với cộng đồng và cả nhà trường thì hệ quả xã hội gì sẽ xảy ra? Khi đó, ngôn ngữ mạng không chỉ còn là trò vui đùa, trải nghiệm sự sáng tạo của các bạn trẻ mà nó còn tấn công vào “sự trong sáng của tiếng Việt”, ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của một bộ phận xã hội, quan trọng hơn, khi ngôn ngữ mạng bị biến thể một cách không kiểm soát thì thế hệ trẻ đã tự cô lập mình, biến mình thành những “người nước ngoài” trong cộng đồng người Việt Nam. Sự phát triển ngôn ngữ mạng một cách không kiểm soát còn tiềm ẩn một nguy cơ để lại hậu quả khôn lường cho thế hệ tương lai và chữ viết đại diện của một dân tộc đó là, trong tương lai những sinh viên hiện tại, sẽ có rất nhiều người là nòng cốt, rường cột của xã hội, tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản pháp luật, đưa luật pháp vào cuộc sống… Sẽ như thế nào nếu loại ngôn ngữ này xuất hiện trên văn bản giấy tờ chính thống, được sử dụng công khai trong những phiên họp của nhà nước, của quốc hội? 8 Với mong muốn tìm hiểu sâu và kỹ hơn về việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay, tôi chọn đề tài “Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay” (Nghiên cứu tại trường ĐH KHXH&NV và trường ĐH Giao thông vận tải HN) làm hướng nghiên cứu trong Luận văn của mình. 1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1.2.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở vận dụng phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mac – Lênin, tiếp cận từ góc độ lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết tương tác biểu trưng để tìm hiểu về thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng trong sinh viên hiện nay. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giả có sử dụng một số khái niệm, thuật ngữ, lý thuyết của xã hội học, phương pháp nghiên cứu xã hội học để tìm hiểu và phân tích về vấn đề sử dụng ngôn ngữ mạng trong sinh viên hiện nay. Hơn nữa, tác giả hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ vào việc kiểm chứng phần thực tiễn của lý thuyết đã được sử dụng trong đề tài. 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu khoa học về những phong trào, lối sống mới của giới trẻ hiện nay. Đồng thời qua đề tài này chúng tôi có cơ hội áp dụng những kiến thức lý luận, những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học đã được học vào thực tế. Qua đó tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho chính các bạn sinh viên, gia đình và nhà trường có cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng ngôn ngữ của thanh niên hiện nay, từ đó có những cách thức nhằm định hướng việc sử dụng ngôn ngữ của thanh niên trong tương lai, góp phần vào mục tiêu phát triển con người trong thời kỳ hội nhập của nước ta hiện nay. 9 Ngoài ra, kết quả thực nghiệm của nghiên cứu sẽ góp một phần nhỏ vào việc cung cấp những thông tin cho các nhà quản lý và người hoạch định chính sách về thực trạng sử dụng ngôn ngữ của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh biến đổi Kinh tế xã hội hiện nay. Luận văn có thể sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ. 1.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.3.1. Trên thế giới Trong những năm gần đây, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì trong xã hội cũng có nhiều vấn đề nảy sinh. Một trong những vấn đề mà xã hội đang quan tâm gần đây chính là việc sử dụng ngôn ngữ ở giới trẻ. Ngôn ngữ mạng là một loại ngôn ngữ được hình thành dựa trên các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại như điện thoại, internet và có sự khác biệt rất lớn so với ngôn ngữ chính thống. Chính vì vậy, ngôn ngữ mạng không chỉ là vấn đề được quan tâm ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nói về ngôn ngữ mạng, dường như các nước phương Tây có cái nhìn khoan dung hơn so với các nước châu Á như Việt Nam hay Trung Quốc. Họ coi đây là một hiện tượng hiển nhiên của xã hội khi lưu hành mạng internet và trên thực tế, không ít các từ điển nổi tiếng như từ điển Oford đã giới thiệu cả ngôn ngữ mạng. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu ở Mĩ được đăng tải trên tạp chí American Speech, số mùa xuân 2008, dưới tiêu đề “Linguistic Ruin? LOL! Instant Messaging and Teen Language” (tạm dịch: Phá hỏng ngôn ngữ? Ha ha! Nhắn tin nhanh và ngôn ngữ tuổi Teen) đã có những kết luận ủng hộ cho ngôn ngữ chat: “…Tin nhắn IM không hề phá hỏng khả năng ngôn ngữ của thế hệ trẻ, mà là một mở rộng mới cho sự phục hưng ngôn ngữ.” [24] Tổng thống Nga Medvedev, khi trả lời đài phát thanh “Mayak” cũng cho rằng ngôn ngữ mạng nên được đối xử một cách bình tĩnh và chân thành: “Lúc đầu 10 nó có vẻ lạ, nhưng sau đó bạn nhận ra rằng nó là một phần của môi trường … rõ ràng rằng đây là một mật mã mới bằng lời nói mà không thể bỏ qua. Tôi tin rằng ngôn ngữ internet cần được đối xử một cách bình tĩnh, chân thành… chúng tôi hiểu rằng ngôn ngữ luôn phát triển không ngừng, và tôi chắc chắn rằng một số từ vựng internet bằng cách này hay cách khác đã trở thành nhu cầu hằng ngày của chúng ta.” [28] Cơ quan FBI của Mỹ cũng có tuyển một số bạn trẻ rành về ngôn ngữ chat text để theo dõi tội phạm nhắn tin nhau. Bởi có những tin nhắn (message) được viết theo ngôn ngữ chat text của lớp trẻ nên người lớn không đọc được. Trong các thư viện của Hoa Kỳ, những người quản thủ thư viện cũng lưu ý các cha mẹ về vấn đề Ngôn Ngữ Mạng khó hiểu này. Một số các Chat Room có bỏ phần Tự điển Chat Ngữ tiếng Anh ngay khi bạn vào phòng Chat để trò chuyện, nó giúp cho những người mới vào không bỡ ngỡ với thế giới mới toàn lối viết tốc ký bí hiểm [9] Trái lại với với các nước Âu Mĩ, các nước châu Á như Việt Nam và Trung Quốc lại tỏ ra thận trọng hơn khi đối mặt với ngôn ngữ mạng. Tại Trung Quốc, có rất nhiều luận điểm trái chiều về ngôn ngữ mạng. Trong khi, giáo sư tiếng Trung Lí Như Long cho rằng : “Ngôn ngữ internet đối với Hán ngữ là một loại ô nhiễm” [26], thì cũng có những ý kiến bảo vệ ngôn ngữ chat như giáo sư ngôn ngữ Vương Tân Minh: “Trong quá trình phát triển ngôn ngữ sẽ xuất hiện một ít từ ngữ mới, một số bộ phận có sức hút sẽ được giữ lại và một số bộ phận sẽ bị đào thải, một trong số các từ ngữ mới xuất hiện trong ngôn ngữ internet sẽ trở thành từ mới của Hán ngữ…Không cần quá ngạc nhiên trước sự xuất hiện của ngôn ngữ internet” [27] Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ mạng phổ biến trên thế giới từ cách đây khá lâu, và nó chỉ mới du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu. Những cuộc tranh luận về việc sử dụng ngôn ngữ mạng tại Hoa Kỳ hay thế giới toàn cầu dường như chưa có điểm dừng. Chính vì thế những cuộc nghiên cứu về vấn đề sử dụng ngôn 11 ngữ mạng của giới trẻ hiện nay luôn nhận được sự quan tâm từ phía các nhà quản lý, gia đình và nhà trường. 1.3.2. Trong nƣớc Tại Việt Nam hiện nay, vấn đề sử dụng ngôn ngữ mạng cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cá nhân, chuyên gia và tổ chức, có thể kể đến một số nghiên cứu cụ thể như sau: Báo cáo khoa học “Nghiên cứu sự tác động của ngôn ngữ @ lên tiếng mẹ đẻ” do nhóm sinh viên lớp: 05CNP02, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng thực hiện năm 2008 đã phân tích khá rõ về vấn đề này. Trong báo cáo, các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kết quả về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ @ và góp phần “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Kết quả báo cáo cho thấy, có 4 dạng thể hiện của ngôn ngữ 9x là: Phép cộng (thêm các ký tự nhằm gia tăng cảm xúc); Phép trừ (bỏ bớt ký tự nhằm tiết kiệm thời gian); phép thay thế (thay thế các ký tự hoặc cả chữ bằng 1 ký tự hoặc chữ khác); mã hóa (viết ghép số với chữ). Đây là 4 dạng ngôn ngữ @ phổ biến mà giới trẻ hiện đang sử dụng. Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra được những con số về việc sử dụng ngôn ngữ @ như có tới 79,3% số học sinh tham gia cuộc điều tra là biết phép trừ (bỏ bớt ký tự nhằm tiết kiệm thời gian) và 79% trong số đó là thường xuyên sử dụng để chat, viết blog… Có 65% người biết về cách thay thế các ký tự bằng ký tự khác, trong đó có 36,7% là thực hành cách viết này. Bên cạnh việc chỉ ra được thực trạng sử dụng ngôn ngữ @ của giới trẻ, báo cáo còn đưa ra một số nguyên nhân sử dụng loại ngôn ngữ này là do sự thích thú đối với một loại ngôn ngữ mới; để tiết kiệm thời gian; thể hiện theo “mốt” hay muốn bí mật với gia đình. Từ những thực trạng và nguyên nhân trên, báo cáo đã chỉ ra một số những ảnh hưởng hay hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ @, nhấn mạnh vào việc sử dụng quá nhiều và phổ biến sẽ ảnh hưởng tới hệ thống tiếng Việt, phá vỡ cấu trúc tiếng Việt và “mất sự trong sáng của tiếng Việt” 12 Đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp đại học do Nguyễn Thị Kim Anh thực hiện: “Thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng ở học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội hiện nay” đã phân tích khá kỹ về thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng ở học học sinh THPT như mức độ, tần suất sử dụng, mục đích sử dụng và đối tượng hướng đến sử dụng ngôn ngữ mạng của học sinh THPT, đồng thời nghiên cứu cũng tìm hiểu về tâm lý hay những đánh giá của chính những người sử dụng về ngôn ngữ mạng. Một số kết quả đáng chú ý mà tác giả đã nghiên cứu được là có 91,7% số người được hỏi đã từng sử dụng ngôn ngữ mạng. Ngôn ngữ mạng được sử dụng thường xuyên nhất trong các hoạt động như nhắn tin điện thoại (65%) và chat (64,2%). Điều đáng chú ý là ngôn ngữ mạng cũng đã được giới trẻ sử dụng trong việc ghi chép bài vở (7,5%), qua đây có thể thấy được mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ hiện nay là khá phổ biến. Đề tài nghiên cứu “Việc sử dụng ngôn ngữ chat của một bộ phận teen TP. Hồ Chí Minh” của một nhóm sinh viên tại một trường đại học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, thực hiện vào tháng 10/2011, đã có nhiều kết quả khá bất ngờ về thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng hiện nay. Cụ thể, khi khảo sát 100 người thì có tới 35 người trả lời sử dụng ngôn ngữ mạng ở mức độ bình thường, 32 người thường xuyên sử dụng và 17% sử dụng với tần suất rất nhiều. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra 75% số người được hỏi thường sử dụng ngôn ngữ chat trong khi giao tiếp qua mạng, nhắn tin yahoo và qua điện thoại, 10% sử dụng khi nói chuyện ở lớp và nơi công cộng, 8% sử dụng khi tham gia các diễn đàn, mạng xã hội, 5% dùng ngôn ngữ mạng trong bài vở, viết văn trên lớp. Ngoài việc nêu ra thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của một bộ phận teen trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện nay, thì nghiên cứu này còn chỉ ra một số những yếu tố tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ mạng như: Môi trường sống ngày càng hiện đại và phát triển về công nghệ; sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường đối với con em mình; sự hiếu thắng, tâm lý muốn thể hiện cá tính riêng, “bằng 13 bạn bằng bè” của giới trẻ… Ngoài ra, nghiên cứu còn nêu ra những tác động tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ mạng đối với thế hệ trẻ hiện nay. Sự xuất hiện của Internet đã tạo thành một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển nhân loại. Không ai có thể phủ nhận vai trò cũng như ảnh hưởng của internet đến đời sống của cá nhân và xã hội. Chính vì thế, việc nghiên cứu những tác động của internet với tư cách là một hiện tượng xã hội đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Một nghiên cứu có liên quan đến vấn đề sử dụng Internet của nhóm sinh viên K46 Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội: “Tìm hiểu về mục đích sử dụng Internet của Sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội hiện nay” , đã cho thấy được tỉ lệ sinh viên sử dụng Internet ngày càng cao. Trong 337 người được điều tra, thì có 220 người (chiếm 65,3%) sử dụng Internet. Trong số đó, có 2,7% số người tiếp cận Internet từ 5 năm trở lên, 15% tiếp cận từ 3 – 5 năm, 32,7% dưới 1 năm và chiếm nhiều nhất là những người tiếp cận Internet từ 1 – 2 năm (49,5%). Tỉ lệ sinh viên sử dụng Internet tùy thuộc vào đặc thù của các trường học. Trong số các trường được khảo sát, tỉ lệ sinh viên tiếp xúc với Internet ở trường Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội là ít nhất do trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng (58,3%), do trình độ tin học còn yếu (29,,2%), do chưa biết cách để khai thác thông tin (62,5%). Từ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Đề tài này đã cung cấp những số liệu phản ánh thực tế sử dụng Internet của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ ra được sự phân hóa trong việc sử dụng Interner của sinh viên giữa các trường, theo đó, những trường có thế mạnh về tin học và ngoại ngữ (Đại học Công nghệ, khoa Kinh tế, Đại học ngoại ngữ…) thì số sinh viên sử dụng Internet chiếm một tỉ lệ lớn. Thậm chí ngay trong một trường, tỉ lệ sinh viên sử dụng Internet cũng khác nhau phụ thuộc vào đặc thù của từng khoa. Theo đó, những khoa có đông sinh viên sử dụng Internet là: khoa Môi trường, khoa Công nghệ thông tin, khoa Anh, khoa Toán, khoa Du lịch… Đề tài cũng chỉ ra được những nguyên nhân, giải thích xu hướng tăng nhanh về số lượng sinh viên sử dụng Internet. Những lí do chính được nêu ra là: Internet là 14 công cụ hỗ trợ đắc lực cho học tập của sinh viên, chi phí thấp, tiếp cận nhiều nguồn tài liệu phong phú và chủ động. Internet cũng là công cụ giải trí hữu hiệu cho sinh viên sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Bên cạnh những nghiên cứu cụ thể trên còn có rất nhiều những nghiên cứu, bài viết khoa học khác về lối sống của thanh niên, giới trẻ hiện nay như bài viết “Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - Một số vấn đề lý thuyết và cách tiếp cận”; “Nghiên cứu về lối sống: Một số vấn đề khái niệm và cách tiếp cận” của PGS.TS Phạm Hồng Tung (Đại học Quốc gia Hà Nội); trong các bài viết này đã đi sâu phân tích về các đặc điểm của thanh niên, lối sống của thanh niên hiện nay. Đồng thời cũng cho ta một cái nhìn mới về văn hóa thanh niên Việt Nam hiện nay, qua đó làm sáng tỏ một số khái niệm và vấn đề liên quan đến lối sống của thanh niên và giới trẻ hiện nay. Qua những nghiên cứu và bài viết kể trên đây, có thể thấy rằng lối sống của giới trẻ hiện nay đang được xã hội đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các hoạt động hàng ngày như cách ăn mặc, giao tiếp, lao động và học tập. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ đã nhận được sự quan tâm của xã hội. Các nghiên cứu trên đã cung cấp về mặt lý luận và thực tiễn cho đề tài nghiên cứu, là những nét phác thảo về vấn đề sử dụng ngôn ngữ mạng (ngôn ngữ 9x, ngôn ngữ @) của thanh niên hiện nay. Trong nghiên cứu này, tôi lựa chọn vấn đề “Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay” (Nghiên cứu tại trường ĐH KHXH&NV và trường ĐH Giao thông vận tải HN) làm hướng nghiên cứu cho mình. Qua đó, tôi muốn tập trung hướng đến thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng thể hiện ở mức sộ, tần suất sử dụng, hình thức, trường hợp sử dụng và mục đích sử dụng. Bên cạnh đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số những dự báo về hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ mạng đối với thế hệ thanh niên trong tương lai. Qua nghiên cứu này, tôi hi vọng kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn về thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng hiện nay, từ đó giúp bản thân các bạn sinh viên, gia đình, nhà trường và cộng 15 đồng có cái nhìn thực tế về hiện tượng này, đồng thời từ kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung vào những kết quả nghiên cứu trước đó. 1.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.4.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu nhận thức và thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay. Đề tài tập trung vào phân tích nhận thức, mức độ, hình thức, mục đích, nguyên nhân của việc sử dụng ngôn ngữ mạng. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn lấy đó làm cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số khuyến nghị cụ thể góp phần định hướng việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. 1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về ngôn ngữ mạng thông qua các khía cạnh: - Hiểu biết chung của sinh viên về ngôn ngữ mạng - Đánh giá của sinh viên về ngôn ngữ mạng  Tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay thông qua các chỉ báo: - Mức độ và hình thức sử dụng ngôn ngữ mạng. - Việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong các hoạt động hàng ngày. - Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng  Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay: - Nguyên nhân khách quan. - Nguyên nhân chủ quan. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan