Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “người việt nam ưu...

Tài liệu Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “người việt nam ưu tiên dùng hàng việt nam

.PDF
151
22
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- NGUYỄN THỊ HÀ GIANG NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN QUA CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” (Nghiên cứu trường hợp phường Ngã Tư Sở - quận Đống Đa và xã An Thượng - huyện Hoài Đức - Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- NGUYỄN THỊ HÀ GIANG NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN QUA CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” (Nghiên cứu trường hợp phường Ngã Tư Sở - quận Đống Đa và xã An Thượng - huyện Hoài Đức - Hà Nội) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 603130 LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Hào Quang Hà Nội - 2014 Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi nhận được sự giúp đỡ các thầy cô, bạn bè và người thân. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong và ngoài khoa Xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 3 năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Vũ Hào Quang, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin cảm thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Tác giả Nguyễn Thị Hà Giang 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... 6 DANH MỤC CÁC ẢNH ..................................................................................... 6 DANH MỤC CÁC BẢNG ĐỒ ........................................................................... 6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. 6 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 9 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 10 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................... 11 2.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................ 11 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 12 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 12 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 12 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. 12 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi, thời gian nghiên cứu ............................... 13 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 13 4.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................................. 13 4.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 13 4.4. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 13 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 13 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu .................................................................. 13 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................ 14 5.2.1. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi ................................................... 14 5.2.2. Phương pháp quan sát .............................................................................. 16 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu..................................................................... 16 5.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu ................................................................. 17 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 17 7. Khung phân tich ............................................................................................ 18 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 18 2 1.1.Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................... 19 1.1.1.Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý ................................................................ 19 1.1.2.Lý thuyết hành động xã hội ...................................................................... 20 1.1.3.Lý thuyết tương tác biểu trưng ................................................................. 23 1.1.4.Lý thuyết truyền thông .............................................................................. 23 1.2.Các khái niệm công cụ ................................................................................ 26 1.2Khái niệm “Nhận thức”................................................................................ 26 1.2.2Khái niệm “Thái độ” .................................................................................. 27 1.2.3Khái niệm “Hành vi” ................................................................................. 28 1.2.4Khái niệm “Hàng Việt Nam” .................................................................... 29 1.3.Các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ......................................................... 30 1.4.Tổng quan về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.......................................................................................................... 33 1.4.1.Khái quát chung về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” .................................................................................................. 33 1.4.2. Các hoạt động chính của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ........................................................................................ 34 1.4.3. Các hoạt động chính của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Hà Nội ...................................................................... 36 1.5.Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 37 1.6. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................... 42 1.6.1. Vài nét về phường xã An Thượng – Hoài Đức – Hà Nội ...................... 44 1.6.2. Vài nét về phường Ngã Tư Sở - quận Đống Đa – Hà Nội ..................... 44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN QUA CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” .................................................................. 46 3 2.1. Nhận thức của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ................................................................................ 46 2.1.1. Nhận thức của người dân về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ........................................................................................ 46 2.1.1.1. Nhận thức của người dân về thời gian, địa bàn, tổ chức phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ....................... 48 2.1.1.2. Nhận thức của người dân về ý nghĩa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” .................................................................. 53 2.1.2. Nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc dùng hàng Việt Nam ... 46 2.2. Thái độ của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ....................................................................................... 46 2.2.1. Thái độ của người dân về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ........................................................................................ 55 2.2.1.1. Mức độ quan tâm của người dân tới Cuộc vận động ............................ 55 2.2.1.2. Ảnh hưởng của Cuộc vận động tới quyết định mua hàng của người dân . …………………………………………………………………………… ... … 51 2.2.2. Thái độ của người dân đối với hàng Việt Nam ...................................... 46 2.2.2.1. Mức độ quan tâm của người dân tới các vấn đề của sản phẩm nói chung ................................................................................................................... 65 2.2.2.2. Mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng hàng Việt Nam ................ 65 2.3. Hành vi tiêu dùng của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” .......................................................................... 67 2.3.1. Xu hướng sử dụng hàng của người Việt Nam. ..................................... 67 2.3.2. Thói quen sử dụng sản phẩm hàng nước ngoài của người dân ........... 75 CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN QUA CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN SỬ DỤNG HÀNG VIỆT NAM” .............. 79 4 3.1. Tác động của các phương thức truyền thông đến nhận thức, thái độ, hành vi của người dân....................................................................................... 80 3.1.1. Tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đến nhận thức, thái độ, hành vi của người dân.......................................................................... 81 3.1.2. Tác động của bạn bè, người thân đến nhận thức, thái độ, hành vi của người dân ............................................................................................................ 83 3.1.3. Tác động của các hội chợ hàng hóa đến nhận thức, thái độ, hành vi của người dân ..................................................................................................... 83 3.1.4. Tác động của Hội, đoàn thể đến nhận thức, thái độ, hành vi của người dân ....................................................................................................................... 87 3.1.5. Tác động của băng rôn, khẩu hiệu đến nhận thức, thái độ, hành vi của người dân. .................................................................................................... 87 3.2. Tương quan giữa các yếu tố nhân khẩu xã hội tới nhận thức, thái độ, hành vi của người dân qua Cuộc vận động .................................................... 91 3.2.1. Tương quan của mức sống với thái độ, hành vi của người dân .......... 85 3.2.2. Tương quan giữa độ tuổi với nhận thức, thái độ, hành vi của người dân ...................................................................................................................... 91 3.2.3.Tương quan giữa nơi ở với nhận thức, thái độ, hành vi của người dân ....................................................................................................................... 99 3.3. Tương quan giữa thị trường hàng hóa với hành vi mua hàng của người dân ........................................................................................................ 105 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. ....110 1. Kết luận………………………………………………………………….... 107 2. Khuyến nghị………………………………………………………… .... …109 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 115 PHỤ LỤC 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CVĐ Cuộc vận động SP Sản phẩm VN Việt Nam SX Sản xuất PVS Phỏng vấn sâu DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh 1.1. Bản đồ xã An Thượng – huyện Hoài Đức – Hà Nội ........................ 42 Ảnh 1.2. Bản đồ phường Ngã Tư Sở - quận Đống Đa – Hà Nội.................... 44 Ảnh 2.1. Hình ảnh rau tại chợ ngoại thành Hà Nội ....................................... 74 Ảnh 3.1. Hàng may mặc của Việt Nam tại Hội chợ........................................ 85 Ảnh 3.2. Gian hàng nước ngoài tại Hội chợ hàng hóa ................................... 86 Ảnh 3.3. Hình ảnh băng rôn, khẩu hiệu ở khu vực nội thành – Hà Nội ...... 88 Ảnh 3.4. Băng rôn tuyên truyền Tuần lễ bán hàng khuyến mại qua số điện thoại 04.1081 ...................................................................................................... 89 Ảnh 3.5. Hình ảnh hàng hóa nước ngoài tại chợ .......................................... 100 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Người dân nghe đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ....................................................................................... 46 Bảng 2.2. Nguyên nhân người dân không biết cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ................................................................. 47 Bảng 2.3. Nhận thức của người dân về thời gian diễn ra cuộc vận động .... 48 Bảng 2.4. Nhận thức của người dân về địa bàn diễn ra cuộc vận động ....... 49 Bảng 2.5. Nhận thức của người dân về tổ chức phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ........................................... 50 Bảng 2.6. Nhận thức của người dân về ý nghĩa CVĐ ................................... .48 Bảng 2.7. Nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc dùng hàng Việt Nam .................................................................................................................... .49 Bảng 2.8. Mức độ quan tâm của người dân tới cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ................................................................. 55 Bảng 2.9. Ảnh hưởng của cuộc vận động tới quyết định mua hàng của người dân. .......................................................................................................... 57 Bảng 2.10. Tương quan giữa mức độ quan tâm tới CVĐ và mức độ ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người dân. ............................................ 59 Bảng 2.11. Mức độ quan tâm của người dân tới các vấn đề của sản phẩm khi mua hàng hóa .............................................................................................. 60 Bảng 2.12. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người dân .................................................................................................... 63 Bảng 2.13. Mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng hàng Việt Nam .... 64 Bảng 2.14. Sản phẩm, hàng hóa của các nước người dân hay mua ............. 68 Bảng 2.15. Lý do người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm Việt Nam qua bốn mặt hàng ............................................................................................................. 72 Bảng 2.16. Mức độ sử dụng hàng nước ngoài của người dân ....................... 75 7 Bảng 2.17. Tương quan giữa Ảnh hưởng của CVĐ tới quyết định mua hàng với Mức độ mua sản phẩm, hàng hóa của nước ngoài ......................... 76 Bảng 2.18. Lý do người dân lựa chọn sản phẩm, hàng hóa của nước ngoài 77 Bảng 2.19. Hiểu biết của người dân về chức năng của số điện thoại 04.108172 Bảng 3.1. Người dân biết dến CVĐ thông qua các kênh thông tin… ........ ..84 Bảng 3.2. Tương quan giữa mức sống của gia đình với mức độ quan tâm tới chất lượng của sản phẩm ............................................................................ 91 Bảng 3.3. Tương quan giữa mức sống của gia đình với mức độ quan tâm tới giá cả của sản phẩm ..................................................................................... 93 Bảng 3.4. Tương quan giữa mức sống với mức độ mua hàng hóa nước ngoài Bảng 3.5. Tương quan giữa độ tuổi của người dân với nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc dùng hàng VN ................................................ 96 Bảng 3.6. Tương quan giữa độ tuổi của người dân với mức độ quan tâm tới các mặt của sản phẩm ................................................................................. 96 Bảng 3.7. Tương quan giữa độ tuổi của người dân với mức độ mua hàng hóa nước ngoài của người dân ......................................................................... 96 Bảng 3.8. Tương quan giữa Hiểu biết của người dân về CVĐ qua các kênh thông tin với Nơi ở hiện tại ............................................................................... 99 Bảng 3.9. Tương quan giữa Nơi ở với vấn đề đi Hội chợ hàng hóa của người dân ........................................................................................................... 98 Bảng 3.10. Tương quan giữa Nơi ở với nhận thức của người dân về ý nghĩa CVĐ và ý nghĩa của việc dùng hàng VN ............................................ .99 Bảng 3.11. Tương quan giữa Nơi ở với mức độ sử dụng hàng VN của người dân hiện nay so với 3 năm về trước .................................................... 100 8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Người dân nghe đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ....................................................................................... 47 Biểu đồ 2.2. Mức độ quan tâm của người dân tới cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ......................................................... 56 Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng hàng Việt Nam .. 64 Biểu đồ 2.4. Sự thay đổi hành vi mua hàng Việt Nam của người dân qua bốn mặt hàng ba năm trước và hiện nay ........................................................ 71 Biểu đồ 3.1. Hiểu biết của người dân về chức năng của số điện thoại 04.1081 ................................................................................................................ 90 Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa mức độ tâm của người dân tới CVĐ với nơi ở hiện tại ..................................................................................................... .96 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường nội địa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi nền kinh tế. “Đối với những nền kinh tế phát triển, tỷ trọng giá trị hàng hóa sản xuất ra và được tiêu thụ trong nước chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP, tiêu dùng trong nước ở một số nền kinh tế phát triển chiếm tới 60%, tại Hoa Kì là trên 70% GDP. Tại Việt Nam, thị trường nội địa đang được đánh giá là đầy tiềm năng bởi hai yếu tố chính: dân số đông với tốc độ tăng dân số nhanh và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh kéo theo thu nhập theo bình quân theo đầu người khá”[4, tr. 10]. Hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu thế khách quan của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong quá trình hội nhập này, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định “...tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, giữ vững truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc...”[2] – đó chính là thể hiện lòng yêu nước, lòng tự tôn của dân tộc Việt Nam. Đất nước ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, cơ hội hợp tác, đầu tư. Tuy nhiên, tác động của nền kinh tế thế giới đến nước ta cũng nhanh và mạnh hơn; sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa đối với các sản phẩm hàng hóa Việt Nam cũng ngày một gay gắt hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang tác động tiêu cực vào nền kinh tế nước ta, xuất khẩu giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phải hạn chế sản xuất, số người thất nghiệp tăng cao… Đứng trước thách thức đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, phát triển nhanh, bền vững, giải quyết tốt an sinh xã hội, Bộ Chính trị đã phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vào ngày 31 10 tháng 7 năm 2009. “...Mục đích của cuộc vận động nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...”[3]. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã diễn ra trên địa bàn của cả nước được hơn bốn năm và đã đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa. Câu hỏi được đặt ra là: Hiện nay, những hiểu biết của người dân về cuộc vận động? Mức độ quan tâm của người dân tới cuộc vận động như thế nào? Những tác động của Cuộc vận động tới hành vi mua, bán hàng hóa của người dân ra sao? Những phương hướng đưa ra để nâng cao hiệu quả hoạt động của cuộc vận động?...Để trả lời cho những câu hỏi trên, tôi đã chọn đề tài: Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Nghiên cứu trường hợp phường Ngã Tư Sở - quận Đống Đa và xã An Thượng – huyện Hoài Đức – Hà Nội) cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận Thực hiện đề tài của luận văn sẽ vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trên cơ sở đó góp phần làm rõ thêm nội hàm các khái niệm nhận thức, thái độ và hành vi trong xã hội học, ứng dụng trong hoàn cảnh xã hội cụ thể là cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 11 2.2.Ý nghĩa thực tiễn - Qua những số liệu thực nghiệm, luận văn sẽ giải thích những nhận thức, thái độ, hành vi của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - Luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn đề ra giải pháp điều chỉnh một cách phù hợp để cuộc vận động đạt được kết quả như mục tiêu đề ra. - Thông qua luận văn này, tôi khuyến nghị các giải pháp để nâng cao nhận thức, sự ủng hộ của người dân với cuộc vận động này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của cuộc vận động này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu nhận thức; tìm hiểu thái độ; tìm hiểu hành vi mua hàng của người dân sau cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - So sánh mức độ mua hàng Việt Nam và hàng nước ngoài của người dân - Lý giải nhận thức của người dân với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - Lý giải thái độ và sự biến đổi thái độ của người dân sau khi nghe cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - Lý giải hành vi mua hàng và sự biến đổi hành vi mua hàng Việt Nam của người dân - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc vận động. 12 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi, thời gian nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân sau khi cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được thực hiện. 4.2. Khách thể nghiên cứu Người dân 4.3. Phạm vi nghiên cứu Tại phường Ngã Tư Sở - quận Đống Đa và xã An Thượng – huyện Hoài Đức – Hà Nội. 4.4. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 09 năm 2011 đến tháng 05 năm 2013 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mac và Anghen: - Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng mỗi sự vật, hiện tượng đều nằm trong một quá trình lịch sử cụ thể, vì vậy khi nghiên cứu bất kì một sự vật, hiện tượng nào cũng phải xem xét sự vật, hiện tượng đó trong một hoàn cảnh cụ thể. - Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng các sự vật, hiện tượng đều nằm trong một quá trình tương tác với nhau, có mối liên hệ, ảnh hưởng, ràng buộc nhau và không tách rời nhau. Đồng thời phương pháp biện chứng cũng nhìn nhận sự vật, hiện tượng luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng, nằm trong khuynh hướng chung là sự phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh giữa các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng. 13 Khi nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” phải nghiên cứu trong một bối cảnh cụ thể đó là: Đất nước ta - một nước đang phát triển - đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Với các doanh nghiệp sản xuất, quá trình này tạo ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội để học tập kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh; tiếp thu những tiến bộ khoa học mới; đưa các mặt hàng của Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới. Tuy nhiên, khó khăn thách thức không phải là ít, đó là sự cạnh tranh của các mặt hàng ngoại nhập với hàng của Việt Nam; đó là việc phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; lá vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.... Chính từ bối cảnh xã hội đó, các nhà doanh nghiệp phải có một cách nhìn nhận linh hoạt với thị trường, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường để sản xuất phát triển; các nhà quản lý thị trường cần có những biện pháp để quản lý tốt hơn nữa thị trường hàng hóa hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 5.2.1. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Đây là phương pháp điều tra dựa trên một bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Tác giả sẽ tiến hành điều tra 200 bảng hỏi về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 200 bảng hỏi này được lựa chọn dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích theo địa bàn nghiên cứu. Địa bàn nghiên cứu được chọn là Phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội – khu vực nội thành và xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội – khu vực ngoại thành. Mỗi điểm nghiên cứu tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo địa bàn. Tại khu vực phường Ngã Tư Sở, chọn mẫu ngẫu nhiên 100 người theo số cụm dân cư của Phường, cụ thể: 14 1. Cụm dân cư số 1 14 người 2. Cụm dân cư số 2 14 người 3. Cụm dân cư số 3 14 người 4. Cụm dân cư số 4 14 người 5. Cụm dân cư số 5 14 người 6. Cụm dân cư số 6 15 người 7. Cụm dân cư số 7 15 người Tại địa bàn xã An Thượng, chọn mẫu ngẫu nhiên 100 người theo số thôn của Xã, cụ thể: 1. Thôn An Hạ 20 người 2. Thôn Ngự Câu 20 người 3. Thôn Thanh Quang 20 người 4. Thôn Lại Dụ 20 người 5. Thôn Đào Nguyên 20 người Đặc điểm của mẫu nghiên cứu theo đặc điểm nhân khẩu như sau: (N = 200) STT Đặc điểm 1. Giới tính 2. Độ tuổi - Nam - Nữ Từ 15 – 25 tuổi Từ 26 – 35 tuổi Từ 36 – 45 tuổi Từ 46 – 55 tuổi Trên 56 tuổi - Học sinh PT, TH nghề 3. Nghề nghiệp Tần suất (người) 65 133 69 52 33 29 17 7 Tỷ lệ (%) 32,5 66,5 34,5 26,0 16,5 14,5 8,5 3,5 - Sinh viên 36 18,0 - Nông dân 19 9,5 - Công nhân 20 10,0 15 4. 5. 6. Tình trạng hôn nhân Điều kiện kinh tế Chỗ ở hiện nay - Công chức, viên chức 20 10,0 - Doanh nhân/ buôn bán 52 26,0 - Nội trợ/ làm việc nhà 17 8,5 - Nghề khác Có vợ/chồng Chưa có vợ/chồng Ly hôn Khác - Trung bình - Khá giả Nội thành Ngoại thành 29 120 62 8 10 140 60 100 100 14,5 60,0 31,1 4,0 5,0 70,0 30,0 50,0 50,0 5.2.2. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm tìm hiểu thực tế về các hội chợ, các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trên thị trường hiện nay, hành vi mua hàng nói chung và hàng Việt Nam nói riêng của người dân. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Đề tài nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu với 15 người dân, những dưới hình thức trò chuyện xoay quanh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong đó: - 09 bản phỏng vấn sâu với người dân ở phường Ngã tư sở - quậnThanh Xuân Hà Nội. - 06 bản phỏng vấn sâu với người dân ở xã An Thượng – huyện Hoài Đức – Hà Nội. Từ đó tìm hiểu sâu hơn về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng như xu hướng biến đổi thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động này. 16 5.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này áp dụng để phân tích, tổng hợp những thông tin từ các tài liệu (trên sách, tivi, báo mạng Internet, tạp chí) có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Văn bản, chỉ thị, báo cáo về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Đa số người dân đều có nhận thức đúng về nội dung, ý nghĩa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. - Đa số người dân có thái độ tích cực ủng hộ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. - Cuộc vận động này đã làm thay đổi thái độ và hành vi mua hàng của người dân theo xu hướng ưu tiên dùng hàng Việt Nam. 17 7. Khung phân tích Điều kiện kinh tế - xã hội Quan điểm, đường lối, chính sách Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng Ảnh hưởng của các yếu tố: - Các phương tiện truyền thông - Các đặc điểm nhân khẩu - Thị trường hàng hóa hàng Việt Nam” Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng VN” Nhận thức Thái độ Hành vi của người dân của người dân của người dân Về Về ý Với Với Với Với cuộc nghĩa cuộc hàng hàng hàng vận dùng vận Việt Việt nước động hàng động Nam Nam ngoài VN 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan