Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức luận trong duy thức họctt...

Tài liệu Nhận thức luận trong duy thức họctt

.PDF
27
15
89

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẮNG NHẬN THỨC LUẬN TRONG DUY THỨC HỌC Ngành: Triết học Mã số: 9 22 90 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2021 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc Phản biện 1: GS.TS. Trần Phúc Thăng Phản biện 2: GS.TS. Đỗ Quang Hưng Phản biện 3: TS. Phạm Quỳnh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội Vào hồi……..giờ..…..phút, ngày…….tháng……năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học Xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Lý luận nhận thức là học thuyết về bản chất và khả năng nhận thức của con người, về nguồn gốc xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, cấp độ nhận thức và phương pháp nhận thức..., đây là một bộ phận căn bản của triết học. Nhận thức luận còn là hệ thống quan niệm về ý thức, về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất và không tách rời tưởng triết học về con người. Trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng triết học Phật giáo, đến thế kỷ thứ IV sau công nguyên, một trường phái mới thuộc giai đoạn Phật giáo Đại thừa ra đời – Duy thức học. Với chủ trương: “vạn pháp duy thức” – tức xuất phát từ “thức” để tiếp tục lý giải những nội dung tư tưởng của triết học Phật giáo giai đoạn Nguyên thủy và Bộ phái, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lý luận nhận thức, nhận thức luận của Duy thức học đã đưa đến cho con người một nhận thức mới về sự giác ngộ qua hành trình tìm hiểu về Tâm. Con đường này dường như không hề giống với lịch sử nhận thức của các trào lưu triết học Ấn Độ, cũng như của phương Tây đương thời, trước đó, và cho đến hiện nay. Những bổ sung của Duy thức học về lý luận nhận thức có vai trò không chỉ hoàn thiện hệ thống tư tưởng triết học về lý luận nhận thức một cách nhất quán với Bản thể luận (Duyên Khởi, Tính Không, Vô Ngã) độc đáo của riêng Phật giáo, mà còn bổ sung thêm hướng tiếp cận đa dạng cho lý luận nhận thức trong triết học nói chung. Điểm mới của Duy thức học là trình bày lý luận nhận thức qua học thuyết Bát thức (tám thức). Duy thức học đã phân tích và hệ thống hóa một cách chi tiết các vấn của lý luận nhận thức như: đối tượng của nhận thức, các hình thái của nhận thức, cấp độ của nhận thức cũng như tiến trình nhận thức, con đường nhận thức, khả năng nhận thức (chân lý)… “Duy thức học đã phân tích tâm lý con người một cách có hệ thống và rất chi tiết, mối quan hệ giữa năm giác quan con người (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân) và sự vật (sắc, thanh, hương, vị, xúc) cùng với tâm thể (nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức). Ngoài ra, còn có giác quan thứ sáu (Ý), khi tiếp xúc với Pháp trần tạo ra Ý thức. Nó có công năng nhận thức sự vật này hay sự vật 1 khác và làm chủ cuộc sống của chúng ta. Ngoài Thức thứ sáu còn có Thức thứ bảy (Mạt na thức: khát vọng sinh tồn) và Thức thứ tám (A lại da thức: chứa đựng chủng tử). Bao gồm những yếu tố này là hoạt động sự sống tồn tại của một con người” [81, tr.9]. Ngày nay, nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI với những bước tiến vượt bậc của khoa học – kỹ thuật, nhận thức của con người vì thế cũng phát triển không ngừng. Tuy đã đoạn tuyệt dần với những xiềng xích của lễ giáo hà khắc, con người trở nên tự do hơn, nhưng vẫn đang bị chi phối bởi nhiều yếu tố như kinh tế, là suy nghĩ phải tìm kiếm lợi ích vật chất bằng mọi giá… Vì thế, những vấn đề như phẩm chất đạo đức, hay ý nghĩa đích thực của đời sống, nhân sinh… đang được đặt ra và cần thiết phải có câu trả lời đúng đắn. Dẫu biết rằng lý luận nhận thức Duy thức học xây dựng chưa phải đã là một phương pháp nhận thức tối ưu, tuy nhiên, xét ở một góc độ nhất định, nó vẫn chứa đựng những giá trị và ý nghĩa đối với đời sống con người hiện nay. Việc nghiên cứu nhận thức luận của Duy thức học sẽ giúp chúng ta nhìn nhận đúng hơn những giá trị tích cực cũng như hạn chế của triết học Phật giáo, từ đó có thể phát huy mặt mạnh và điều chỉnh mặt hạn chế của nó trong lý luận nhận thức của nhân loại. Vì thế, bàn về nhận thức luận của Duy Thức học là rất cần thiết đối với công tác nghiên cứu, giảng dạy triết học, đặc biệt là triết học Phật giáo. Do đó, tác giả chọn: “Nhận thức luận trong Duy thức học” làm đề tài luận án Tiến sĩ Triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những nội dung chủ yếu của vấn đề nhận thức trong Duy thức học Phật giáo, tìm hiểu giá trị, hạn chế và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của Phật giáo nói riêng, lý luận nhận thức nói chung và đối với đời sống xã hội. Trên cơ sở mục đích đó, người nghiên cứu đặt ra nhiệm vụ là: + Khái quát những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. + Khái quát chung về nhận thức luận và nhận thức luận Phật giáo. + Khái quát sự ra đời của Duy thức học Phật giáo. + Phân tích nội dung lý luận nhận thức của Duy thức học. 2 + Đánh giá giá trị và hạn chế của nhận thức luận Duy Thức học đối với triết học Phật giáo và đối với nhận thức luận của nhân loại (so sánh). + Đánh giá ý nghĩa của nhận thức luận Duy Thức học đối với đời sống xã hội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những nội dung chủ yếu của nhận thức luận Phật giáo, đặc biệt là những nội dung của nhận thức luận trong Duy thức học. Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu nội dung nhận thức luận của Duy thức học qua những tác phẩm kinh điển và những tài liệu có liên quan đến hệ thống triết học Phật giáo. Đặc biệt là hai trước tác Duy Thức Tam Thập Tụng (của Thế Thân) và Bát Thức Quy Củ Tụng (của Huyền Trang), cùng một số tài liệu gốc và thứ cấp đã được biên soạn hoặc biên dịch bằng tiếng Việt. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở lý luận của luận án là thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về khai thác các giá trị văn hóa tư tưởng tích cực của tôn giáo. Phương pháp nghiên cứu của luận án là phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin. Bên cạnh đó, luận án vận dụng nghiên cứu liên ngành triết học với sử học, chú giải học... Để giải quyết nhiệm vụ của luận án, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp chung của khoa học xã hội như phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp đối chiếu so sánh và chú giải các tài liệu… 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, Luận án phân tích và hệ thống hóa quá trình hình thành nhận thức luận Phật giáo và Duy thức học. Thứ hai, làm rõ những nội dung chủ yếu của nhận thức luận trong Duy thức học Phật giáo 3 Thứ ba, đánh giá và làm rõ những giá trị cơ bản, những đóng góp chủ yếu cũng như hạn chế và ý nghĩa của nhận thức luận trong Duy thức học đối với lý luận nhận thức và đối với đời sống xã hội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần bổ túc tri thức về triết học Phật giáo, về Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là những luận giải về Duy thức học và nhận thức luận của Duy thức học Ý nghĩa thực tiễn: Luận án là tài liệu để nghiên cứu về triết học Phật giáo nói chung và Duy thức học Phật giáo nói riêng. Luận án có thể dùng làm tài liệu trong nghiên cứu và giảng dạy ở các trường Phật học, trong những nghiên cứu về triết học Phật giáo và lịch sử triết học ở các trường đại học. 7. Kết cấu của luận án: Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục các công trình đã công bố liên quan đề tài luận án và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có 4 chương, 14 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Duy thức và Trung quán là hai trường phái lớn của Phật giáo Đại thừa tập trung phát triển hệ thống lý luận về nhận thức trong triết học Phật giáo. Sự ra đời của Duy Thức được xem là tiếp tục mở rộng và phát triển triết lý Đại thừa đến trình độ cao hơn. Vì vậy, đây là một chủ đề được các học giả chú trong nghiên cứu. 1.1. Lược khảo những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến nhận thức luận Phật giáo Vấn đề nhận thức luận Phật giáo được đề cập chủ yếu trong các tác phẩm: “Tánh không - cốt tủy triết học Phật giáo”, “Tổng quan Phật giáo”, “Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận”, “Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận”, “Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận”, “Tìm hiểu trung luận – Nhận thức và không tánh”, “Luận giải Trung luận – Tánh khởi và duyên khởi”,” Luận Phật tính”… 4 Tổng quan những nghiên cứu trên đã giúp tác giả bước đầu nhìn nhận được bối cảnh ra đời, lịch sử phát triển và các tác phẩm chủ yếu của nhận thức luận Phật giáo, từ đó có một cái nhìn tương đối hệ thống về trường phái triết học này, đặc biệt là bối cảnh xuất hiện Phật giáo Đại thừa và Duy thức học. 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến Duy thức học Những tác phẩm viết về Duy Thức học đầu tiên phải kể đến: “Tìm hiểu nguồn gốc Duy Thức học”, “Lịch sử nhà Phật”, “Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ”, “Pháp tướng tông Duy thức Tam thập tụng”, “Tân Duy thức luận”, “Tâm lý học Phật giáo”, “Giảng luận Duy biểu học”, “Vấn đề nhận thức trong Duy thức”, “Phương pháp khoa học của Duy thức”, “Duy thức triết học”, “Luận thành Duy thức”, “Duy Thức học”, “Nghiên cứu Phật học qua lăng kính Tây phương”, “Thuật ngữ Duy thức học”, … Tổng quan những nghiên cứu trên đã giúp tác giả thấy được bối cảnh ra đời, lịch sử phát triển và tác phẩm chủ yếu của Duy Thức học, từ đó có một cái nhìn tương đối hệ thống về trường phái triết học này trong triết học Phật giáo ở giai đoạn Đại Thừa. 1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến nhận thức luận trong Duy thức học Khi bàn về lý luận nhận thức, những nghiên cứu của Duy Thức học đã tập trung giải quyết những vấn đề đối tượng nhận thức, hình thái nhận thức, cấp độ nhận thức và quá trình nhận thức… Các tác phẩm được tập trung bàn luận là: “Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ”, “Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ”, “Thức thứ tám”, “Siêu lý học”, “Giảng luận Duy biểu học”, “Khảo sát lịch sử tư tưởng nhân minh luận Phật giáo”, “Triết học Thế Thân”, “Luận Thành Duy Thức”, “Lôgic học Phật giáo”, “Luận Phật tính”, … Tổng quan những nghiên cứu này giúp tác giả có một cái nhìn sâu hơn về triết học Phật giáo, đặc biệt là nhận thức luận trong Duy thức học, để lấy đó làm cơ sở trong việc nhìn nhận, phân tích và đánh giá về nhận thức luận của Duy thức học. 1.1.4. Những nghiên cứu đánh giá ý nghĩa và vận dụng Duy thức học Các tác phẩm “Tâm lý học Phật giáo”, “Tư tưởng Phật giáo trong 5 triết học của Gilles Deleuze”, “Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật”, “Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa”, “Biện chứng giải thoát trong giáo lý Trung Hoa”, “Bản đồ tâm hồn con người của Jung”, “Thăm dò tiềm thức”, “Nhân bản và nhân bản Phật giáo”, “Hiểu về trái tim”, … Những công trình nghiên cứu đã tổng quan trên - là tài liệu tham khảo quý giá, có nhiều gợi ý giúp tác giả nhìn thấy những giá trị và ý nghĩa của nhận thức luận trong Duy thức học đối với lý luận nhận thức nói chung và đối với đời sống xã hội. 1.2. Những kết quả được kế thừa và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan những nghiên cứu liên quan đến vấn đề Duy thức học và nhận thức luận trong Duy thức học, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau: Thứ nhất, sự ra đời của Duy thức học được xem là tiếp thu và phát huy triết lý Đại thừa, đưa tư tưởng Phật giáo có bước tiến mới trong dòng chảy của bản thân nền triết học này. Thứ hai, Duy thức học ra đời nhằm giải quyết những mâu thuẫn của xã hội đương thời. Đứng trước những xung đột trong tư tưởng của hai trường phái Tiểu thừa và Đại thừa, Vô Trước và Thế Thân đã lấy giáo lý của Tiểu thừa, đứng trên nền tảng ấy xây dựng giáo lý Đại thừa. Sự kế thừa và phát triển này không chỉ giải quyết được những mâu thuẫn của xã hội đương thời, mà còn góp phần đưa Phật giáo thành khối thống nhất. Thứ ba, Những nghiên cứu về nhận thức luận trong Duy thức học đã tập trung vào việc chỉ đối tượng nhận thức, các cấp độ nhận thức, hình thái của nhận thức, vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức hay mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng nhận thức...Những kết luận, nhận định rút ra từ những nghiên cứu này dường như rất mới, rất riêng và đứng trên lập trường tư tưởng của triết học Phật giáo. Thứ tư, khi bàn đến các hình thái nhận thức, các công trình trên đã có những phân tích rất mới về đối tượng nhận thức, hình thái nhận thức và các cấp độ của nhận thức…Dường như đây là một cách nhìn và giải quyết rất riêng về nhận thức luận trên lập trường của Duy thức, gợi mở cho người 6 nghiên cứu một cách thức nhìn mới về trường phái triết học này; Đặc biệt, xây dựng thức Mạt na và thức Alạida, bổ sung vào hệ thống sáu thức của Phật giáo Nguyên thủy thành Tám thức. Thứ năm, mặc dù số lượng các công trình nghiên cứu về Duy thức học, nhận thức luận trong Duy thức học và hai tác phẩm Duy Thức Tam Thập Tụng, Bát Thức Quy Củ Tụng rất nhiều, nhưng nhìn chung, các công trình trên đều chủ yếu tập trung vào phân tích và giảng giải các nội dung cụ thể mà ít chỉ ra những tư tưởng triết học trong nó, ít tập trung phân tích và luận giải những vấn đề nhận thức luận bên trong nó. Vì vậy, vấn đề đặt ra là, cần nhìn nhận, phân tích và đánh giá nhận thức luận của Duy thức học một cách có hệ thống trên lập trường triết học. Việc tổng quan những công trình nghiên cứu trên, đã góp phần gợi mở cho chúng tôi những cách tiếp cận và hướng đi mới trong quá trình làm luận án. Chương 2 NHẬN THỨC LUẬN, NHẬN THỨC LUẬN PHẬT GIÁO VÀ DUY THỨC HỌC 2.1. Nhận thức luận Nhận thức luận là khuynh hướng triết học nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc và phạm vi của quá trình nhận thức. Trong triết học, đây là một nội dung đóng vai trò tiên quyết, bởi sự phát triển của lý luận nhận thức có vai trò trong việc lý giải tư tưởng và xác lập tính hệ thống cho mỗi trường phái triết học. Bàn về lý luận nhận thức, các trường phái triết học trong lịch sử thường tập trung luận giải các vấn đề chủ yếu sau: bản chất của nhận thức, chủ thể và khách thể của quá trình nhận thức, con đường nhận thức, vấn đề chân lý… Triết học Phật giáo ra đời ở phương Đông cổ đại (Ấn Độ), ngay từ khi mới xuất hiện, triết học Phật giáo không có khái niệm nhận thức luận, nhưng nội hàm về lý luận nhận thức có đầy đủ và thậm chí rất sớm, so với triết học phương Tây. Tuy nhiên, do đặc trưng riêng của Phật giáo - bất phân và mờ - nên ngay từ đầu nhận thức luận không được định hình như 7 một bộ phận độc lập, mà ẩn trong các thuyết về Vô Ngã, Khổ, Giải thoát. Chỉ đến khi Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân – những đại học giả của Bà La Môn khi cải đạo sang Phật giáo Đại thừa - đã tiên phong tách vấn đề nhận thức luận ra thành nội dung tương đối độc lập để giải thích giáo lý một cách nhất quán và hệ thống tất cả các thuyết Vô Ngã, Vô thường, Duyên Khởi, Tính Không của Phật giáo Nguyên thủy - đây là những vấn đề mà các Bộ phái Tiểu thừa đang tranh luận không dứt. Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân đã tiếp thu rất nhiều từ lý luận nhận thức của trường phái Nyaya cổ và phát triển thành thuyết Bát Thức, và sau này đặt tên thành Vijñāptimātratā, còn gọi là Yogācārin hoặc Cittamātravādin (dịch qua nhiều thứ tiếng, sang tiếng Việt thành ra Duy Thức), có nghĩa là một học thuyết chuyên bàn về Tâm, về Thức. Hầu hết các tôn giáo ở Ấn Độ cổ đều vận dụng thuyết của Nyaya, nhưng để bảo vệ quan điểm riêng của giáo mình, và Phật giáo thì có Vijñāptimātratā (Duy Thức). 2.2. Nhận thức luận Phật giáo 2.2.1. Hoàn cảnh ra đời triết học Phật giáo và nhận thức luận trong triết học Phật giáo Cách Duy thức tông 1000 năm, người Ấn Độ cổ đại đã chứng kiến sự ra đời của một hệ tư tưởng, sau này, đó là Phật giáo. Đức Phật xuất hiện giữa lúc giai cấp bị trị của Ấn Độ bị áp đặt bởi sự cai trị nghiệt ngã. Ngài đã cố gắng xây dựng một học thuyết giúp con người nhận thức sự bình đẳng, quay vào nhìn sâu trong Tâm thức để hiểu thấu những gì đang diễn ra xung quanh mình và dùng tâm thức ấy điều chỉnh cuộc sống cho mình và người khác. Nội dung bao trùm và cơ bản trong triết học Phật giáo là những vấn đề về nhân sinh, về đạo đức, về con người và đời người. Để giải quyết những vấn đề này, triết học Phật giáo đã dựa trên cơ sở của lý luận nào, vấn đề nhận thức luận được giải quyết như thế nào để tạo ra tính thống nhất cho toàn bộ nền triết học ấy? Mặt khác, mục đích của Đức Phật là giác ngộ, là giải thoát con người khỏi sự đau khổ. Vì vậy, bản chất của nhận thức luận Phật giáo là nhận ra bản thể, chân tâm của chính mình để đạt đến sự giác ngộ. Phương pháp nhận thức ấy là phù hợp với mục đích của đạo: giải thoát 8 những đau khổ tinh thần nơi trần thế cho con người. Quá trình phát triển của triết học Phật giáo thường được chia thành ba thời kỳ chính. Tác giả dựa trên sự phân chia của ba giai đoạn này để tiến hành khái quát tư tưởng về nhận thức luận Phật giáo qua các thời kỳ phát triển. 2.2.2. Nhận thức luận Phật giáo qua các thời kỳ 2.2.2.1. Nhận thức luận Phật giáo Nguyên thủy Trong lý thuyết về bản thể luận và nhân sinh quan, khi bàn về “thức, danh sắc, lục căn, xúc, thọ…”, Phật giáo Nguyên thủy đã quan tâm đến những vấn đề của lý luận nhận thức, với mục đích kết nối các nội dung tư tưởng của triết học Phật giáo thành một hệ thống. Đức Phật dùng phương pháp quan sát cuộc sống hiện tại, với những cái diễn ra hằng ngày trong cuộc sống, nói rõ hơn là quan sát hoạt động của những giác quan khi tiếp xúc với các đối tượng của chúng. Đức Phật muốn xét, thấu hiểu và lý giải quá trình nhận thức từ những việc đời thường nhất như khi con mắt thấy một vật nào đó, thì việc gì xảy ra. Đức Phật nói: “Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại....” [20, tr.460-461]. Đây là lập ngôn chính thức của Đức Phật về tiến trình nhận thức, và là một điểm sáng quan trọng trong nhận thức luận Phật giáo thời kỳ Nguyên thủy. Như vậy, vấn đề quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhận thức đã được Phật giáo luận bàn trong lịch sử, ở đó quá trình nhận thức là sự kết hợp của chủ quan (lục thức), khách quan (lục cảnh) và những cơ quan cảm giác (lục căn) mà thành, nếu thiếu một trong ba yếu tố ấy thì không thể có nhận thức. Như vậy, sáu căn, sáu trần đối nhau sinh ra sáu thức - đây là nền tảng và là nét đặc sắc trong nhận thức luận của Phật giáo thời kỳ Nguyên thủy. 2.2.2.2. Nhận thức luận Phật giáo giai đoạn Bộ phái Giai đoạn Phật giáo Bộ phái là cuộc tranh luận giữa hai lập trường 9 khác nhau, một bên là Đại chúng bộ với một lập trường đổi mới để ứng lại với tư duy bảo thủ của Thượng tọa bộ. Thượng tọa bộ trong quá trình luận giải luôn căn cứ trên Khế Kinh, thừa nhận đó là giáo lý của Phật, yêu cầu các môn đồ của Đức Phật luôn phải tuân thủ. Phương pháp khảo sát của Thượng tọa bộ tuy có tính cách phân tích tỉ mỉ, nhưng lại không có được sự tổng hợp như thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy. Đối lại với chủ nghĩa khách quan của Thượng tọa bộ, Đại chúng bộ lấy chủ nghĩa chủ quan làm lập trường tư tưởng đặc thù của mình. Trên tinh thần của Phật tổ, các luận sư thỏa sức bàn luận nhưng dưới quan điểm của từng bộ phái, từng cá nhân. Vì vậy, trong khi luận giải các vấn đề liên quan đến nhận thức luận, sự tranh luận diễn ra rất sôi nỗi, phong phú và quan điểm vì vậy có nhiều điểm bất đồng. Mặt khác, tư tưởng của Đại chúng bộ thiếu hoàn bị, cho nên những luận giải của Bộ này chỉ thấy truyền lại những thuyết rời rạc. 2.2.2.3. Nhận thức luận Phật giáo giai đoạn Đại thừa Phật giáo giai đoạn Đại thừa với kinh Bát Nhã, Trung luận, Kinh Giải Thâm Mật và Kinh Lăng Già,… nhiều vấn đề của bản thể luận và nhận thức luận đã được các luận sư tập trung nghiên cứu và bàn luận. Đặc biệt, Long Thọ với tư tưởng Trung luận đã đưa Đại thừa tiến thêm một bước mới, nhưng sau khi ông qua đời, những người kế tục ông đã không còn giữ được lý trung đạo theo tinh thần ban đầu. Các khuynh hướng nhận thức lúc ấy đều không đưa đến một con đường nhận thức xác đáng, từ đó dẫn đến sự phân hóa, bất đồng về mặt tư tưởng trong nội bộ Phật giáo. Mặt khác, những Kinh điển trong thời gian này tuy đã đề cập đến một số nội dung của Duy thức học sau này, nhưng chưa được xây dựng với tư cách là một hệ thống. Những luận bàn của Long Thọ tuy đã đề cập đến vấn đề nhận thức, tuy nhiên, tư tưởng của ông vẫn nghiêng nhiều về khía cạnh bản thể luận. Cùng thời với Long Thọ, có Mã Minh, theo ông cần phải xây dựng một lý luận nhận thức hợp lý để tách vấn đề nhận thức luận ra thành nội dung tương đối độc lập, từ đó giải thích giáo lý một cách nhất quán và hệ thống 10 tất cả các thuyết Vô Ngã, Vô thường, Duyên Khởi, Tính Không của Phật giáo nguyên thủy. Do đó, đến đây, tư tưởng Đại thừa đã tiếp tục vận động để thành lập nên cái gọi là Duy thức, vì vậy giai đoạn này nhận thức luận Phật giáo được triển khai qua tư tưởng của Duy thức. 2.3. Duy thức học và nhận thức luận trong Duy thức học 2.3.1. Khái quát về tác giả và kinh điển của Duy thức học Khoảng 900 năm sau thời kỳ Đức Phật, Phật giáo xuất hiện hai nhà tư tưởng là Vô Trước và Thế Thân. Hai ông đã lập ra Duy thức học, trở thành một trong những tông phái lớn của Phật giáo Đại thừa. Theo Duy thức, tất cả vạn pháp và con người đều do thức biến, mọi cảm nhận của con người đối với hoàn cảnh bên ngoài chỉ là do Tâm tạo tác, vốn là không thực có. Những gì mà con người nhận thức về thế giới khách quan không gì khác hơn là sự phóng chiếu của Tâm thức. Con người thường nhầm lẫn sự nhận biết về thế giới với chính bản thân thế giới. Từ đó ông đề nghị con người cần phải giác ngộ, tránh khỏi những phóng chiếu sai lầm của Thức. Sau khi Thế Thân mất, từ cuối thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VI (khoảng 200 năm), tư tưởng của Duy thức được nhiều triết gia và Phật học chú trọng và bắt tay vào nghiên cứu để phát triển. Những kinh luận chủ yếu mà Duy thức học lấy làm căn cứ trực tiếp trong quá trình thành lập trường phái này bao gồm sáu kinh và mười một luận. Căn cứ vào lý thuyết Tâm thức được trình bày trong Kinh và luận trên, Vô Trước và Thế Thân đã dùng tài biện luận của mình để tạo nên những tác phẩm rất quan trọng của Duy thức. Hai ông đã triết học hóa tư tưởng Duy thức qua sự trình bày các vấn đề về tâm pháp, tâm sở, chủ thể, khách thể… mà cụ thể từ góc độ “Thức” để bàn về thế giới, con người và nhận thức của con người thông qua giáo lý Bát thức. 2.3.2. Nhận thức luận trong Duy thức học “Duy thức nguyên gốc tiến Phạn là Vijnãpti – màtratà. Dịch Hán là Duy thức. Thức là bản thể của tâm, ngoài sự biến hiện của thức không có bất cứ vật gì thực sự tồn tại nên gọi là Duy thức” [28, tr.1350]. Duy thức 11 học thường đề cập luận điểm: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” tức “ba cõi do tâm, muôn pháp do thức”. Tam giới duy tâm – ý nói các pháp trong tam giới nằm trọn vẹn trong Tâm, mà đặc tính của Tâm là vô phân biệt, bình đẳng. Chỉ khi nào Tâm bị vô minh chi phối, khi ấy Tâm vô phân biệt hiện khởi tác dụng phân biệt thức (nhận thức phân biệt), vì vậy “vạn pháp Duy thức”. Theo Duy thức học, con người có khả năng nhận thức thế giới, và hoạt động nhận thức này gắn liền với hai yếu tố: chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức. Vì vậy, Duy thức học đã cố công tìm ra mối quan hệ nhận thức phức tạp giữa con người và thế giới ngoại cảnh, ngang qua những luận điểm rất đặc trưng của Phật giáo như: căn, trần và thức, cũng như các loại Tâm. Duy Thức Học sử dụng phương pháp phân tích tâm (hay thức), và xây dựng lý thuyết Bát thức, còn gọi là tám thức tâm vương gồm: Alạida thức, Mạt na thức, Ý thức, Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỵ thức, Thiệt thức và Thân thức. Có rất nhiều tác phẩm bàn về Duy thức và nhận thức luận trong Duy thức học, tuy nhiên, hai tác phẩm “Duy thức Tam Thập Tụng” của Thế Thân và “Bát thức quy củ tụng” của Huyền Trang được xem là hai tác phẩm quan trọng. Kết luận chương 2 Phần trình bày khái quát về sự hình thành và phát triển của nhận thức luận Phật giáo, đã mang lại cái nhìn rõ hơn về bức tranh Phật giáo Ấn Độ từ khi Đức Phật xuất hiện đến giai đoạn Phật giáo Đại thừa sơ kỳ với sự ra đời của Duy thức học. Bức tranh này được biểu hiện sinh động gắn liền với những biến đổi trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước Ấn Độ. Phật giáo là hệ tư tưởng, do đó vận động để thích ứng là một yêu cầu tất yếu. Nắm bắt tinh thần cốt lõi ấy, Duy thức học đã mở ra một đường lối nghiên cứu mới, tìm hiểu tư tưởng của các bậc tiền bối nhưng trên tinh thần bổ sung để Phật giáo Đại thừa trở nên thích ứng với thời đại. Sự ra đời của Duy thức học vì vậy không phải là phát triển một triết lý mới, mà là để khai sáng một nhận thức mới về sự giác ngộ qua hành trình tìm hiểu Tâm, từ đó thiết lập con đường thực hành, tạo nên một triết thuyết đưa nội dung tư tưởng Đại thừa đến chỗ toàn vẹn. 12 Chương 3 NHẬN THỨC LUẬN TRONG DUY THỨC HỌC – MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN Vấn đề nhận thức luận được xem là một nội dung tối quan trọng trong quá trình luận giải các tư tưởng của Duy thức học, đây cũng chính là nhiệm vụ đặt ra để giải quyết trong chương này. Những nội dung cơ bản của nhận thức luận trong Duy thức học là đối tượng nhận thức, các cấp độ nhận thức, quá trình nhận thức, hay vấn đề chân lý…. 3.1. Thuyết Tám thức của Duy thức học Con người qua sự khảo sát của Duy thức học là một trong những hiện tượng bao gồm hai yếu tố kết hợp với nhau để tạo thành hình tướng: phần vật chất và phần tâm thức. Thân thể con người thuộc về vật chất. Tâm thức gồm Tám thức: Alạida thức, Mạt na thức, Ý thức, Thân thức, Thiệt thức, Tỵ thức, Nhĩ thức, Nhãn thức. Trong tám thức, Duy thức học chia thành ba phần: Tâm, Ý và thức. Trong đó, Tâm  Alạida thức  Căn bản thức Ý  Mạtna thức 7 chuyển thức Thức gồm 6 thức (Ý thức, Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỵ thức, Thiệt Thức và Thân thức) Sáu thức đầu thường được các luận sư Duy thức ghép chung với nhau để chủ thể nhận thức các cảnh vật của thế giới bên ngoài, từ đó chuyển những cảm nhận, cái biết này vào thế giới bên trong. Nhưng Ý thức khác với các thức còn lại ở chỗ, nó lấy Mạt na thức làm cơ sở thẩm định những tri thức tiếp nhận bên ngoài vào. Ý thức lấy chấp ngã ở Mạt na để phân biệt, đánh giá, yêu ghét,…Mạt na thức là ý thức nhầm lẫn về cái tôi, cho rằng cái tôi là thật. Nếu Mạt na thức là ý thức của con người về cái tôi thì thức thứ sáu là Ý thức của con người về thế giới xung quanh. Trong tám thức, Alạida thức được xem là thức căn bản nhất và là cội nguồn của các thức còn lại. Thức này được xem như là cái kho chứa đựng các hạt giống của dòng tâm thức. Các thức khi tiến hành quá trình nhận thức sẽ kết hợp các hạt giống này để kiểm tra, đối chiếu và so sánh. Đi vào nhận thức, các thức không thay thế 13 được chức năng và nhiệm vụ của nhau, song với hoạt động tâm thức, các thức kết hợp nhau cùng nhận thức về đối tượng. 3.2. Bản chất nhận thức trong Duy thức học Luận điểm quan trọng nhất của Duy thức học là: “vạn pháp duy thức”, hết thảy tồn tại - bao gồm thế giới tự nhiên và ngay cả chính con người đều do Thức biến, ngoài Thức ra không một vật nào tồn tại, đây được xem là bản chất của vấn đề nhận thức luận trong Duy thức học, là cơ sở quan trọng để thiết lập toàn bộ lý luận nhận thức của hệ thống triết học này. Theo Duy thức học, trong quá trình tiếp xúc với đối tượng, do Thức vô minh nên tin vào những gì mà nó tiếp xúc đều là thật, nhưng thực chất, đó là do nó phóng chiếu ra. Sự vật hiện tượng mà con người nhận thức được trên thực tế chỉ là cấu trúc của Tâm thức. Thức do vô minh nên đã tự tách làm đôi: chủ thể nhận thức và khách thể bị nhận thức. Dưới sự điều khiển của Tâm thức, sự vật hiện tượng được nhận thức không còn như chính nó nữa. Nếu sự phân biệt nhị nguyên này được nhận diện, tức là khi Thức chuyển thành Trí, chủ thể dùng trí tuệ sáng suốt để có một cái nhìn đúng về đối tượng, đúng với sự tồn tại và bản chất chân thực của nó, khi ấy nhận thức sai lầm của chủ thể sẽ chấm dứt, chủ thể đạt đến giác ngộ. 3.3. Đối tượng nhận thức trong Duy thức học Trong Duy thức học, đối tượng nhận thức được chia thành ba nhóm, gọi là Tam cảnh, gồm: “Tánh cảnh , Đới chất cảnh và Độc ảnh cảnh” [65, tr. 306]. Ba cảnh này được gọi là Tướng phần (khách thể nhận thức), trong tương quan với Kiến phần (chủ thể nhận thức). Loại thực tại thứ nhất là thực tại trực tiếp – Tánh cảnh, là thực tại tự thân, nó trung thực nhất, không thể nhận thức bằng con đường suy diễn hay luận đoán. Loại thực tại thứ hai là thực tại gián tiếp - Đới chất cảnh. Ở đây, Ý thức bị Mạt na thức chi phối dẫn đến nhận thức chưa đúng về sự vật, tự tánh của đối tượng bị che lấp. Ý thức tiến hành suy luận, so lường, phân biệt rồi kiến tạo nên thế giới Đới chất cảnh. Đới chất cảnh là sản phẩm của thực tại nhưng không phải là thực tại tự thân, đây là thực tại theo quan niệm của chủ thể nhận thức; thực tại có sự tham gia của tưởng tượng, của tư duy kiến tạo, 14 tức là có phần tham dự và chi phối của ý thức chủ thể, là thực tại gián tiếp hóa. Cảnh thứ ba là Độc ảnh cảnh. Đây là những hình ảnh, biểu tượng, khái niệm, ngôn từ không bị chi phối trực tiếp của hiện thực khách quan, là thực tại do con người tạo dựng nên, là sản phẩm thuần túy của tư duy kiến tạo. 3.4. Con đường và phương pháp nhận thức trong Duy thức học Thức đã căn cứ vào sự trình diện để nhận biết nhị nguyên về chủ thể và đối tượng, từ đó dẫn đến sai lầm trong quá trình nhận thức ở thế giới hiện tượng (Tục đế). Để phân biệt nhị nguyên này được nhận diện và xóa bỏ, Duy thức học xây dựng lý thuyết về Tam lượng, Tam tự tính, Tam vô tính và Duy thức tính. Trong đó, Tam lượng bao gồm Hiện lượng, Tỷ lượng và Phi lượng, nhằm đề cập đến các phương pháp nhận thức trực tiếp và gián tiếp, đúng và sai… Tam tự tính và Tam vô tính và Duy thức tính chính là con đường thực hiện tiến trình giải thoát hay giác ngộ của chủ thể. Các cấp độ của nhận thức được các nhà Duy thức bàn một cách tương ứng với các lớp nghĩa tồn tại khác nhau của đối tượng và của các hình thái nhận thức… Đó cũng là tiến trình giác ngộ của chủ thể đi từ vô minh, không nhận rõ chân tướng của sự vật và tiến dần đến tuệ giác. Trong tiến trình ấy, chủ thể đã từng bước gạt bỏ đi chấp ngã và pháp trong Biến kế sở chấp, nhìn thấy mối tương quan nhân duyên sinh thành của vạn vật ở Y tha khởi, từ đó thực hiện sự Chuyển Y, chuyển Thức thành Trí để đạt đến giải thoát, tức nhận thức được tự tính tồn tại của vạn pháp trong Viên thành thật, nhìn thấy Duy thức tính của vạn pháp. 3.5. Tiến trình nhận thức trong Duy thức học Cơ cấu của Tâm thức như đã trình bày bao gồm tầng ngoài là năm thức: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức và Thân thức. Chức năng của năm thức giác quan là nhận biết những dấu hiệu từ năm lĩnh vực tồn tại của đối tượng, sản phẩm của hoạt động nhận thức này là hình ảnh thuần túy về đối tượng chứ chưa có sự nhận xét về tính chất, giá trị, nếu năm thức không cùng hoạt động với ý thức. 15 Tiếp theo là tầng trung gian của Ý thức và Mạt na thức. Năm thức đầu tuy có nhận biết được ngoại cảnh nhưng không có tác dụng suy luận nên chỉ có thể đóng vai trò trợ lực cho ý thức thực hiện hành vi nhận thức. Trong hệ thống Tám thức, Ý thức là thức năng động và tinh xảo nhất. Cơ chế hoạt động của ý thức trong mối quan hệ với Mạt na thức là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những sai lầm trong nhận thức. Bởi thức Mạt na lại chuyên về chấp ngã, chấp pháp, vì thế, những sai lầm của nhận thức con người là do thức thứ bảy này. Nhưng với tính chất tinh xảo, năng động và phạm vi hoạt động rộng, Ý thức sẽ là động lực chính để điều chỉnh những sai lầm trong nhận thức do Mạt na thức mang lại, làm nền tảng cho sự giải thoát hoàn toàn cho chủ thể. Tầng trong cùng gọi là Alạida thức và vai trò nhận thức của nó là duy trì mối quan hệ tồn tại của thân, tâm và thế giới; Thức này chuyên về chứa nhóm, tức nó có đủ các hạt giống của tất cả các sự vật. Các hạt giống này do Huân tập mà được gieo vào và phát triển cùng với quá trình nhận thức. 3.6. Mục đích của nhận thức và vấn đề Chân lý Qua việc phân tích bản chất và con đường của nhận thức, có thể nhận định rằng, mục đích của nhận thức luận Duy thức học là: Thứ nhất, dùng chánh kiến (tri thức đúng) để nhìn và hiểu sự vật trong thế giới, từ đó thấy rõ tính Duyên khởi của chúng. Thứ hai, khi chủ thể thấy rõ sự vật được tạo thành từ Duyên khởi  không còn nhận thức sai lầm, không còn chấp thủ, chấp ngã  chuyển Thức thành Trí  nhận thức đúng về con người và thế giới thực tại khách quan  không còn khổ đau, giải thoát, đạt đến thế giới Chân như. Như vậy, cũng như tất cả các tông phái khác của Phật giáo, đích mà Duy thức học hướng đến là nhận thức đúng về thế giới Chân như hay thế giới thực tại khách quan. Ở đó, tri thức được xem là đúng một khi không còn có sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể, đối tượng được tri nhận như là chính nó, hay tri thức phải phù hợp hoàn toàn với thực tại khách quan. Như vậy, việc nhận biết sự vật đúng như thật được Duy thức học xem là sự nhận biết cao nhất và nhận biết này chỉ diễn ra ở thế giới Chân như. Tri thức dù đúng trong thế giới Tục đế vẫn chỉ dừng lại ở chân lý tương đối, khi 16 nhận thức của chủ thể tiếp cận với thế giới Chân đế, tri thức sẽ tồn tại dưới hình thức Chân lý tuyệt đối. Chân lý tuyệt đối trong Duy thức học là Chân như, hay chính là Duy thức tính = Duyên khởi tính = Phật tính. Kết luận chương 3 Hệ thống nhận thức luận của Duy thức học như đã trình bày đưa lại một cách nhìn mới về nhận thức. Các vấn đề được tập trung bàn luận là đối tượng nhận thức, các hình thái nhận thức và năng lực nhận thức, con đường nhận thức cũng như mục đích của nhận thức. Con người được Duy thức học xem là chủ thể nhận thức, nhưng cái đảm nhiệm vai trò nhận thức lại chính là Tâm, và hoạt động nhận thức của tâm là Tâm thức. Thế giới Tâm thức được trình bày trong lý thuyết Tám thức. Trong đó, Duy thức học đặt nặng vào việc bàn luận thức thứ sáu, bảy và tám. Điều quan trọng trong lý luận nhận thức của Duy thức học là đề cập đến tiến trình xóa bỏ nhận thức sai lầm của chủ thể. Tiến trình này được đề cập trong thuyết Tam tự tính, Tam vô tính và Duy thức tính (Chân như tính). Chương 4 NHẬN THỨC LUẬN TRONG DUY THỨC HỌC – GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA 4.1. Giá trị của nhận thức luận trong Duy thức học 4.1.1. Giá trị của nhận thức luận trong Duy thức học đối với lịch sử triết học Phật giáo Nếu nhìn lại toàn bộ lịch sử tồn tại và phát triển của triết học Phật giáo, chúng ta không thể tìm ra một trường phái nào có thể giải quyết những vấn đề của nhận thức luận một cách chi tiết và đầy đủ như Duy thức học. Với Tam cảnh (Tính cảnh, Đới chất cảnh và Độc ảnh cảnh), Tam lượng (Hiện lượng, Tỷ lượng và Phi lượng), Tam tự tính (Biến kế sở, Y tha khởi và Viên thành thật), Tam vô tính (Tướng vô tính, Tự nhiên tính, Thắng nghĩa vô tính – Chân tính – Duy thức tính)… dường như các vấn đề của lý luận nhận thức từ thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy đến Phật giáo Bộ phái, đặc biệt là Trung quán luận đã được Duy thức học đề cập và giải quyết gần như triệt để, 17 nhưng vẫn trên tinh thần sử dụng giáo lý của Đức Phật với các vấn đề Tâm, Vô thường, Vô ngã, Nhân duyên…Đặc biệt, Duy thức học đã bảo vệ được lý thuyết Trung đạo của Long Thọ; Đồng thời với lý thuyết Tam tự tính, hệ thống triết học này đã phát triển lý thuyết Trung đạo trên nền tảng vận hành của Thức. Vì vậy, tác giả Kimura Taiken trong Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận nhận định: “Phật giáo đến đây gần như hoàn bị” [94, tr160]. Với việc xây dựng một lý thuyết nhận thức chắc chắn, lôgic và phù hợp với tư tưởng Nguyên thủy Phật giáo, Duy thức học càng xác lập vị trí tồn tại của Phật giáo trong thế giới đương đại, thu hút sự tham gia nghiên cứu không chỉ đối với các luận sư Phật giáo mà còn đối với các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học. 4.1.2. Lý luận nhận thức trong Duy thức học chứa đựng những yếu tố riêng và biện chứng Nếu triết học Mác – Lênin xem nhận thức là quá trình phản ánh thế giới hiện thực khách quan thì nhận thức luận Duy thức học chọn phương pháp dùng tâm tĩnh để nhận thức thế giới động. Con đường nhận thức của Duy thức học độc đáo ở chỗ điều chỉnh Tâm thức hướng vào trong để thực hiện quá trình nhận thức và điều chỉnh nhận thức, buông bỏ dần thế giới khái niệm, ngôn từ… những công cụ được sử dụng để tìm hiểu về thế giới động Tục đế. Nguyên lý Duyên sinh là một trong những nội dung vô cùng quan trọng trong giáo lý của Duy thức, đây cũng là cơ sở để Duy thức học thiết lập cơ chế hoạt động biện chứng cho Alạida thức và thuyết Tam tự tính, từ đó tiếp tục phát triển tư duy biện chứng của nền triết học Phật giáo. Nhận thức luận của Duy thức học đã vẽ ra mối quan hệ biện chứng giữa chủng tử và hiện hành để lý giải sự vận hành của thế giới: “Chủng tử sinh chủng tử/ Chủng tử sinh hiện hành/ Hiện hành sinh chủng tử/ Hiện hành sinh hiện hành” [39, tr.71]. 4.1.3. Lý luận nhận thức của Duy thức học góp phần nhận thức một cách đầy đủ hơn về lý luận nhận thức của triết học Mác – Lênin và Tâm lý học S. Freud 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan