Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức luận trong duy thức học...

Tài liệu Nhận thức luận trong duy thức học

.PDF
166
57
77

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẮNG NHẬN THỨC LUẬN TRONG DUY THỨC HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI – 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẮNG NHẬN THỨC LUẬN TRONG DUY THỨC HỌC Ngành: Triết học Mã số: 9.22.90.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH NGỌC HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu và số liệu trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của luận án ..................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................... 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ........................ 3 5. Đóng góp mới của luận án .................................................................... 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................... 4 7. Kết cấu của luận án ............................................................................... 4 Chƣơng 1: T NG QUAN T NH H NH NGHI N CỨU LI N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 5 1.1. Lƣợc khảo những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án................. 5 1.1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến nhận thức luận Phật giáo ................................................................................................... 5 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến Duy thức học ............................. 8 1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến nhận thức luận trong Duy thức học ................................................................................................... 14 1.1.4. Những nghiên cứu đánh giá ý nghĩa và vận dụng Duy thức học.. 19 1.2. Những kết quả được kế thừa và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ...................................................................................................... 23 Chƣơng 2: NHẬN THỨC LUẬN, NHẬN THỨC LUẬN PHẬT GIÁO VÀ DUY THỨC HỌC....................................................................... 26 2.1. Nhận thức luận ....................................................................................... 26 2.2. Nhận thức luận Phật giáo ...................................................................... 33 2.2.1. Hoàn cảnh ra đời triết học Phật giáo và nhận thức luận trong triết học Phật giáo ................................................................................... 33 2.2.2. Nhận thức luận Phật giáo qua các thời kỳ .................................... 37 2.3. Duy thức học và nhận thức luận trong Duy thức học ........................ 59 2.3.1. Khái quát về tác giả và kinh điển của Duy thức học .................... 59 2.3.2. Nhận thức luận trong Duy thức học .............................................. 63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 69 Chƣơng 3: NHẬN THỨC LUẬN TRONG DUY THỨC HỌC - MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN .............................................................................. 70 3.1. Thuyết Tám thức của Duy thức học ..................................................... 70 3.2. Bản chất nhận thức trong Duy thức học .............................................. 76 3.3. Đối tƣợng nhận thức trong Duy thức học ............................................ 78 3.4. Con đƣờng và phƣơng pháp nhận thức trong Duy thức học ............. 84 3.5. Tiến trình nhận thức trong Duy thức học............................................ 96 3.6. Mục đích của nhận thức và vấn đề Chân lý ...................................... 103 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................ 106 Chƣơng 4: NHẬN THỨC LUẬN TRONG DUY THỨC HỌC - GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA .................................................................. 108 4.1. Giá trị của nhận thức luận trong Duy thức học ................................ 109 4.1.1. Giá trị của nhận thức luận trong Duy thức học đối với lịch sử triết học Phật giáo ................................................................................. 109 4.1.2. Lý luận nhận thức trong Duy thức học chứa đựng những yếu tố riêng và biện chứng ............................................................................... 119 4.1.3. Lý luận nhận thức của Duy thức học góp phần nhận thức một cách đầy đủ hơn về lý luận nhận thức của triết học Mác – Lênin và Tâm lý học S. Freud .............................................................................. 127 4.2. Hạn chế của nhận thức luận trong Duy thức học ............................. 130 4.3. Ý nghĩa của nhận thức luận trong Duy thức học đối với đời sống xã hội .................................................................................................................. 136 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TR NH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LI N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 161 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Lý luận nhận thức là học thuyết về bản chất và khả năng nhận thức của con người, về nguồn gốc xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, cấp độ nhận thức và phương pháp nhận thức..., đây là một bộ phận căn bản của triết học. Nhận thức luận còn là hệ thống quan niệm về ý thức, về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất và không tách rời tưởng triết học về con người. Trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng triết học Phật giáo, đến thế kỷ thứ IV sau công nguyên, một trường phái mới thuộc giai đoạn Phật giáo Đại thừa ra đời – Duy thức học. Với chủ trương: “vạn pháp duy thức” – tức xuất phát từ “thức” để tiếp tục lý giải những nội dung tư tưởng của triết học Phật giáo giai đoạn Nguyên thủy và Bộ phái, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lý luận nhận thức, nhận thức luận của Duy thức học đã đưa đến cho con người một nhận thức mới về sự giác ngộ qua hành trình tìm hiểu về Tâm. Con đường này dường như không hề giống với lịch sử nhận thức của các trào lưu triết học Ấn Độ, cũng như của phương Tây đương thời, trước đó, và cho đến hiện nay. Những bổ sung của Duy thức học về lý luận nhận thức có vai trò không chỉ hoàn thiện hệ thống tư tưởng triết học về lý luận nhận thức một cách nhất quán với Bản thể luận (Duyên Khởi, Tính Không, Vô Ngã) độc đáo của riêng Phật giáo, mà còn bổ sung thêm hướng tiếp cận đa dạng cho lý luận nhận thức trong triết học nói chung. Điểm mới của Duy thức học là trình bày lý luận nhận thức qua học thuyết Bát thức (tám thức). Duy thức học đã phân tích và hệ thống hóa một cách chi tiết các vấn của lý luận nhận thức như: đối tượng của nhận thức, các hình thái của nhận thức, cấp độ của nhận thức cũng như tiến trình nhận thức, con đường nhận thức, khả năng nhận thức (chân lý). “Duy thức học đã phân tích tâm lý con người một cách có hệ thống và rất chi tiết, mối quan hệ giữa năm giác quan con người (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân) và sự vật (sắc, thanh, hương, vị, 1 xúc) cùng với tâm thể (nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức). Ngoài ra, còn có giác quan thứ sáu (Ý), khi tiếp xúc với Pháp trần tạo ra Ý thức. Nó có công năng nhận thức sự vật này hay sự vật khác và làm chủ cuộc sống của chúng ta. Ngoài Thức thứ sáu còn có Thức thứ bảy (Mạt na thức: khát vọng sinh tồn) và Thức thứ tám (A lại da thức: chứa đựng chủng tử). Bao gồm những yếu tố này là hoạt động sự sống tồn tại của một con người” [81, tr.9]. Ngày nay, nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI với những bước tiến vượt bậc của khoa học – kỹ thuật, nhận thức của con người vì thế cũng phát triển không ngừng. Tuy đã đoạn tuyệt dần với những xiềng xích của lễ giáo hà khắc, con người trở nên tự do hơn, nhưng vẫn đang bị chi phối bởi nhiều yếu tố như kinh tế, là suy nghĩ phải tìm kiếm lợi ích vật chất bằng mọi giá…Vì thế, những vấn đề như phẩm chất đạo đức, hay ý nghĩa đích thực của đời sống, nhân sinh… đang được đặt ra và cần thiết phải có câu trả lời đúng đắn. Dẫu biết rằng lý luận nhận thức Duy thức học xây dựng chưa phải đã là một phương pháp nhận thức tối ưu, tuy nhiên, xét ở một góc độ nhất định, nó vẫn chứa đựng những giá trị và ý nghĩa đối với đời sống con người hiện nay. Việc nghiên cứu nhận thức luận của Duy thức học sẽ giúp chúng ta nhìn nhận đúng hơn những giá trị tích cực cũng như hạn chế của triết học Phật giáo, từ đó có thể phát huy mặt mạnh và điều chỉnh mặt hạn chế của nó trong lý luận nhận thức của nhân loại. Vì thế, bàn về nhận thức luận của Duy Thức học là rất cần thiết đối với công tác nghiên cứu, giảng dạy triết học, đặc biệt là triết học Phật giáo. Do đó, tác giả chọn: “Nhận thức luận trong Duy thức học” làm đề tài luận án Tiến sĩ Triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những nội dung chủ yếu của vấn đề nhận thức trong Duy thức học Phật giáo, tìm hiểu giá trị, hạn chế và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của Phật giáo nói riêng, lý luận nhận thức nói chung và đối với đời sống xã hội. 2 Trên cơ sở mục đích đó, người nghiên cứu đặt ra nhiệm vụ là: + Khái quát những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. + Khái quát chung về nhận thức luận và nhận thức luận Phật giáo. + Khái quát sự ra đời của Duy thức học Phật giáo. + Phân tích nội dung lý luận nhận thức của Duy thức học. + Đánh giá giá trị và hạn chế của nhận thức luận Duy Thức học đối với triết học Phật giáo và đối với nhận thức luận của nhân loại (so sánh). + Đánh giá ý nghĩa của nhận thức luận Duy Thức học đối với đời sống xã hội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án it ng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những nội dung chủ yếu của nhận thức luận Phật giáo, đặc biệt là những nội dung của nhận thức luận trong Duy thức học. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung nhận thức luận của Duy Thức học qua những tác phẩm kinh điển và những tài liệu có liên quan đến hệ thống triết học Phật giáo. Đặc biệt là hai trước tác Duy Thức Tam Thập Tụng (của Thế Thân) và Bát Thức Quy Củ Tụng (của Huyền Trang), cùng một số tài liệu gốc và thứ cấp đã được biên soạn hoặc biên dịch bằng tiếng Việt. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở lý luận của luận án là thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về khai thác các giá trị văn hóa tư tưởng tích cực của tôn giáo. Ph ơng pháp nghiên cứu của luận án là phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin. Bên cạnh đó, luận án vận dụng nghiên cứu liên ngành triết học với sử học, văn bản học, chú giải học... Để giải quyết các nhiệm vụ của luận án, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp chung của khoa học xã hội như phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp đối chiếu - so sánh và chú giải các tài liệu… 3 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, Luận án phân tích và hệ thống hóa quá trình hình thành nhận thức luận Phật giáo và Duy thức học. Thứ hai, làm rõ những nội dung chủ yếu của nhận thức luận trong Duy thức học Phật giáo. Thứ ba, đánh giá và làm rõ những giá trị cơ bản, những đóng góp chủ yếu cũng như hạn chế và ý nghĩa của nhận thức luận trong Duy thức học đối với lý luận nhận thức và đối với đời sống xã hội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần bổ túc tri thức về triết học Phật giáo, về Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là những luận giải về Duy thức học và nhận thức luận của Duy thức học Ý nghĩa thực tiễn: Luận án là tài liệu để nghiên cứu về triết học Phật giáo nói chung và Duy thức học Phật giáo nói riêng. Luận án có thể dùng làm tài liệu trong nghiên cứu và giảng dạy ở các trường Phật học, trong những nghiên cứu về triết học Phật giáo và lịch sử triết học ở các trường đại học. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục các công trình đã công bố liên quan đề tài luận án và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có 4 chương, 14 tiết. 4 Chƣơng 1 T NG QUAN T NH H NH NGHI N CỨU LI N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Duy thức và Trung quán là hai trường phái lớn của Phật giáo Đại thừa tập trung phát triển hệ thống lý luận về nhận thức trong triết học Phật giáo. Sự ra đời của Duy Thức được xem là tiếp tục mở rộng và phát triển triết lý Đại thừa đến trình độ cao hơn. Đóng góp được xem là quan trọng nhất của trường phái triết học này là xây dựng một nhận thức mới về sự giác ngộ qua hành trình tìm hiểu về Tâm với giáo lý Tám thức, và rồi Duy Thức học đã thiết lập một con đường thực hành, tạo nên một triết thuyết, đưa nội dung của tư tưởng Đại thừa tiếp tục có những bước phát triển mới trong lịch sử triết học Phật giáo. Với ý nghĩa ấy, Duy thức học là chủ đề được các nhà nghiên cứu trong và ngoài Phật giáo quan tâm, bàn luận với nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Tùy vào tính chất, mục tiêu, mục đích, phạm vi nghiên cứu và góc độ tiếp cận mà nội dung của chủ đề này có nhiều cách lý giải. Việc phân tích, tổng hợp, đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan sẽ giúp cho luận án tránh được sự trùng lặp và tạo ra tính mới ở nội dung nghiên cứu. 1.1. Lƣợc khảo những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến nhận thức luận Phật giáo Trong Tìm hiểu nguồn gốc Duy Thức học [107], Ấn Thuận cho rằng: “Duy Thức học là môn Tâm lý học Phật giáo, tuy nó đã được xác lập vào khoảng thế kỷ thứ tư sau Tây lịch, nhưng nếu căn cứ theo lịch sử để khảo cứu nguồn gốc và sự diễn biến qua quá trình phát triển của tư tưởng này, vấn đề tất yếu là chúng ta phải nghiên cứu về tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy” [107, tr.11]. T.R.V.Murti trong Tánh không - cốt tủy triết học Phật giáo [68] đưa ra một cách nhìn về lập trường nhận thức chủ quan của triết học Phật giáo có từ nguyên thủy: “Triết học Phật giáo có khuynh hướng cho rằng mọi sự nhận 5 thức đều mang tính chủ quan; ngay từ thời nguyên thủy nó đã phủ nhận thực tại tính khách quan của mọi thực thể được xem là thực hữu...và quy kết các hình tướng đó thành vọng tưởng phân biệt. Nghĩa là xem chúng chỉ thuần là lý tưởng.” [68, tr.149-150]. Tuy không đi vào bàn luận trực tiếp về Duy Thức học, song những tác phẩm như: Tổng quan Phật giáo [84], Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận [92], Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận [93], Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận [94], đã cho chúng tôi những cách nhìn mới về sự vận hành tư tưởng Phật giáo Ấn Độ từ thời Nguyên thủy qua Tiểu thừa rồi đến Đại thừa. Trong Lịch sử triết học Ấn Độ [30], Thích Mãn Giác tập trung phân tích sự ra đời của Duy thức học không chỉ trong hệ thống triết học Phật giáo mà đặt trong bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội Ấn Độ đương thời và sự tác động của các trường phái tôn giáo ngoài Phật giáo như: Samkhya, Yoga, Mimamsa, hay Vaisésika đến sự vận hành của tư tưởng Phật giáo. Theo ông, chỉ đến khi Duy thức học ra đời, tư tưởng Trung đạo của Phật giáo mới phát triển đến đỉnh cao về luận giải tư tưởng. Trong Tìm hiểu trung luận – Nhận thức và không tánh [33], Hồng Dương Nguyễn Văn Hai nhận định: “nhận thức luận Phật giáo chú trọng khảo sát những tác dụng và hành động phát hiện trong mối quan hệ giữa nhận thức và đối tượng nhận thức [33, tr.90]. Tác giả đã bàn luận lời Đức Phật để giải thích và làm rõ các quan năng của nhận thức theo quan điểm của triết học Phật giáo “nhận thức là tác dụng tâm lý lấy năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) làm điểm tựa để phân tích và quán sát sự thật” [33, tr.93]. Kinh Kim Cương [51] xác nhận những tri giác đa tạp về thế giới bên ngoài chỉ xảy đến trong tâm thức con người khi có sự tiếp xúc giữa “căn” và “trần”, tức có sự tương tác giữa các giác quan với những khách thể tương ứng. Chính sự tiếp xúc này là cơ sở để nảy sinh cảm giác, và cảm giác chỉ xuất hiện khi có sự hiện diện của thức. 6 Nghiên cứu vấn đề này, trong Luận giải Trung luận – Tánh khởi và duyên khởi [34] và Luận Phật tính [32] đã đề cập đến vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức, chúng đã có trong những lời thuyết giảng của Đức Phật: “Đức Phật đã có lần nêu rõ cái gọi là thế giới chẳng qua chỉ thành lập trên quan hệ nhận thức tương đãi và tương thành giữa sáu căn và sáu trần” [34, tr.447], “Hết thảy thế giới tuy được thành lập trên quan hệ nhận thức sáu căn, sáu cảnh, nhưng trong đó phương diện nhận thức trực tiếp nhất không phải là khách quan, mà là phương diện chủ quan. Nghĩa là phải dựa vào yếu tố chủ quan thời yếu tố khách quan mới được thành khách quan” [34, tr.447-448]. Tác giả Thích Tâm Phương trong tác phẩm Tìm hiểu lộ trình tâm qua luận pháp thắng tập yếu [78] nhận xét rằng, Đức Phật đặt nặng sự chú ý vào tâm và những hiện tượng tâm linh, vì đời sống nội tâm đóng một vai trò rất lớn làm phát khởi hành động của con người. An lạc hay khổ tâm đều ở nơi tâm. Tâm lý học Phật giáo hướng dẫn hành giả vào đường lối phân biệt và khảo sát nhằm khuyến khích mỗi người tự phát triển năng lực nhận thức và phẩm chất nội tâm. Bàn về Thức trong Phật giáo thời kỳ nguyên thủy, Thích Chơn Thiện, trong Lý thuyết nhân tính qua kinh tạng Pali [103] đã bàn luận lời của Đức Phật: “Thế nào là thức? - Đức Phật dạy: “Có sáu nhóm thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức”. Thức được giải thích rằng: “Này các Tỷ kheo, tại sao gọi là Thức? - Rõ biết, này các Tỷ kheo, nên gọi là Thức. Rõ biết gì? - Rõ biết chua, đắng, cay, ngọt, rõ biết chất kiềm...không phải chất kiềm, rõ biết mặn, không phải mặn. Rõ biết này các Tỷ kheo, nên gọi là Thức”, “Bàn về sáu trần, như Đức Phật xác định, là suối nguồn của kiến thức, lòng đắm trước và khổ đau của con người. Nó làm khởi sinh danh sắc và các phần tố khác của Duyên khởi, nó là chủ thể của nhận thức, đối tượng của nhận thức, và là nội dung của nhận thức. Nó có mặt trong thân hành, khẩu hành và ý hành” [103, tr.67-68]. 7 Tổng quan những nghiên cứu trên đã giúp tác giả bước đầu nhìn nhận được bối cảnh ra đời, lịch sử phát triển và các tác phẩm chủ yếu của nhận thức luận Phật giáo, từ đó có một cái nhìn tương đối hệ thống về trường phái triết học này, đặc biệt là bối cảnh xuất hiện Phật giáo Đại thừa và Duy thức học. 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến Duy thức học Duy thức và Trung quán là hai trường phái lớn của Phật giáo Đại thừa tập trung phát triển hệ thống lý luận nhận thức trong triết học Phật giáo. Sự ra đời của Duy Thức được xem là tiếp tục phát triển triết lý Đại thừa đến trình độ cao hơn. Với vai trò quan trọng ấy, Duy Thức học là một chủ đề được nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài giới Phật học. Những tác phẩm viết về Duy Thức học đầu tiên phải kể đến: Tác phẩm Tìm hiểu nguồn gốc Duy Thức học [107] của Ấn Thuận là một công trình nghiên cứu rất tỉ mỉ về tư tưởng Phật giáo qua các thời kỳ. Đặc biệt, tác giả đã dày công tìm hiểu tất cả hệ thống giáo lý của từng thời kỳ Phật giáo có liên quan đến sự hình thành Duy Thức học: “Trước hết là tìm hiểu tư tưởng Duy Thức trong Phật giáo nguyên thủy, rồi bước qua giai đoạn Phật giáo Bộ phái, cuối cùng là Phật giáo Đại thừa, hay còn gọi là Phật giáo thời Duy tâm luận” [107, Lời tựa]. Đoàn Trung Còn trong Lịch sử nhà Phật [13], khi đánh giá vai trò của Vô Trước và Thế Thân trong việc xây dựng Duy thức học và Đại thừa đã thấy được Phật giáo Đại Thừa phát triển từ nội bộ Phật giáo Nguyên thủy: “Phật giáo thịnh hành đến cực điểm vào khoảng hai thế kỷ thứ năm và thứ sáu Tây lịch; bấy giờ nhiều nhà thông thái, nhiều bậc văn nhân ra đời làm cho thời kỳ ấy hóa ra thời kỳ vẻ vang hơn hết về Phật học” [13, tr.116], “Ngài huynh trưởng Vô Trước còn ở bên Tiểu thừa, sau thọ giới theo Đại Thừa...Ngài soạn được kinh sách mà các nhà cao học đều kính phục và hoan nghênh”[13, tr.116], “Em của ngài, đức Thiên Thân1...tổ sư thứ 21 cũng không kém. Từng làm một đại sư cao học bên phái tả thực Tiểu thừa, ngài kích bác Đại thừa dữ 1 Thiên Thân – còn gọi là Thế Thân 8 dội lắm. Nhưng sau nhờ có huynh trưởng làm cho ngài cảm giáo lý cao siêu Đại thừa phái Du - già, ngài bèn bỏ Tiểu thừa...được đức Di - Lặc giúp sức cho ngài dọn xong bộ Duy thức luận” [13, tr.117]. Đại ý của Duy thức luận của ngài Thiên Thân là: “Duy có cái thức, cái tư tưởng là thật mà thôi. Nó chứa tất cả vào trong nó. Vạn vật mà ta nhận thấy đều là sự phát hiện của cái thức, cho nên đều là mộng ảo cả” [13, tr.117]. Với Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ [42], Nghiêm Xuân Hồng đã cố gắng phác lược những nét cơ bản về bối cảnh chính trị - xã hội của Ấn Độ cho sự ra đời của Duy thức học: “Khoảng thế kỷ thứ IV sau Tây lịch, trong số tăng lữ, lại thấy xuất hiện hai tay kiệt hiệt nữa: Vô Trước và Thế Thân” [42, tr.153], “Theo Vô Trước và Thế Thân, vấn đề cần đặt ra là nhận thức luận, để tìm chỗ quan hệ giữa chủ quan nhận thức của con người và ngoại giới khách quan” [42, tr.154]. Khi đi tìm cách trả lời cho câu hỏi: làm thế nào để đưa thức giác con người tới chỗ thể nhập Chân không, Vô Trước và Thế Thân đã đến với Duy thức luận. Các ông cho rằng: “Chân không hoặc Tâm thể đều hàm chứa trong tiềm năng của mình tất cả ba ngàn thế giới. Song sự phát hiện của ba ngàn thế giới đó...đều là do Thức, hay thức cảm giác của con người và chúng sinh tạo nên”, “Các hiện tượng, các pháp, các thế giới, các cảm giác, các cảnh giới nội tâm, cũng như cái giả tướng về Ta của mọi chúng sinh, đều do Thức mà có. Nếu không có Thức, thì không thể có sự phân biệt thành chủ quan khách quan, thành Ta và không Ta...Vì thế kinh Phật có câu: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”” [42, tr.154-155]. Theo dòng lịch sử phát triển của Phật giáo thì Duy thức là giai đoạn thứ 3 của sự phát triển Phật giáo tại Ấn Độ. Khi giải thích về lý do Pháp Tướng Tông ra đời, Thế Thân, trong Pháp tướng tông Duy thức Tam thập tụng [99] nhận định: “Từ Hữu, Vô đến chấp chặt và làm lệch ý nghĩa đích thực của Có và Không theo tinh thần trung đạo của Phật giáo. Do đó, xuất hiện một phát triển từ kho tàng giáo lý đã có là hiển nhiên” [99, tr.5]. Luận điểm trung tâm 9 trong hệ thống lý thuyết của Tông Pháp Tướng hay Tông Duy thức chính là Duy Thức Tam Thập Tụng của Thế Thân: “Nội dung luận điểm Tam Thập Tụng quan trọng đến độ có đến mười hai luận sư giải thích…Những ai muốn nghiên cứu Tông Pháp Tướng không thể bỏ qua luận điểm này…Bởi thiếu kiến thức Duy thức thì khó lý giải Đại thừa Phật giáo” [99, tr.6]. Trong Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận [94], Kimura Taiken đã sử dụng phương pháp lịch sử để khảo nghiệm về lịch sử tư tưởng Phật giáo, tác giả nhận định: “Phật giáo thời đại Long Thọ đã phá Tiểu thừa để phát huy Đại thừa, nhưng đến thời đại Vô Trước và Thế Thân thì, về một phương diện nào đó, Tiểu thừa và Đại thừa đã được thông hợp làm một. Vô Trước và Thế Thân lấy giáo lý Tiểu thừa làm nền tảng để đứng và đó là cái đặc sắc của Phật giáo thời kỳ này” [94, tr.136]. Sự kế thừa và phát triển này không chỉ đã giải quyết được những mâu thuẫn của xã hội đương thời, mà còn góp phần đưa Phật giáo thành khối thống nhất. Thái Hư, trong [47] - Tân Duy thức luận với thể văn bạch thoại đã diễn đạt ý nghĩa Duy thức một cách sinh động với nhiều thuật ngữ mới, dễ hiểu: “Duy thức học là một môn học nhận biết, phân biệt mọi sự vật hiện tượng trong đời sống con người. Trong vũ trụ có muôn vàn hình thái diễn ra… đều từ thức mà có. Hay nói khác đi, nếu không có thức, thì tất cả mọi vật không thể nào nhận biết được. Chính nhờ thức mà ta phân biệt được mọi vật, sản sinh ra muôn vật” [47, tr.9]. Trong Tâm lý học Phật giáo [104], Thích Tâm Thiện tập trung luận giải về ý nghĩa của khái niệm duy thức Duy thức và hệ thống giáo lý Tám thức trong quá trình nhận thức. Tác giả phân tích: “Duy có nghĩa là chỉ. Vijnanavada hay Vijnanamatra có nghĩa là Duy thức, hay nói đầy đủ là: “Chỉ có thức – biểu hiện”. Như thế, sự biểu hiện của thức bao giờ cũng đầy đủ cả hai phần: chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức” [104, tr.39]. 10 Nhất Hạnh với những trước tác quan trọng về Duy thức như “ Giảng luận Duy biểu học” [38] hay “Vấn đề nhận thức trong Duy thức” [39], trong [39], tác giả viết: “Duy thức học trước hết là một công trình khảo sát vạn pháp trên phương diện hiện tượng” [39, tr.13]; “Duy thức học là một cánh cửa hiện tượng luận mở nhìn vào vấn đề thực tại tuyệt đối, tức là vấn đề chân như [39, tr.9]. Đường Đại Viên trong Phương pháp khoa học của Duy thức [121] đã vẽ nên một bức tranh lịch sử truyền thừa Duy Thức tông qua 9 vị tổ sư… và cho người đọc một cái nhìn rõ ràng về khái niệm thức: “Thức cũng chính là Tâm, nhưng theo tinh thần của kinh, nhấn mạnh nghĩa tập khởi, tạo tác, nên gọi là Duy tâm; theo tinh thần của luận, nhấn mạnh nghĩa hiểu biết phân biệt, nên gọi là Duy thức” [121, tr.12]. Chân Đế trong Duy thức triết học [26] đã lý giải về Tâm vương và vai trò của Tâm thức trong quá trình nhận thức của Duy thức học: “Chỗ gọi là Tâm vương, gồm có 8 thức, nếu không có 8 thức Tâm vương này, thì tâm sở và các sắc pháp, đều không thể tồn tại, đây là điểm trọng yếu của các pháp, chính là trở về với nghĩa Duy thức [26, tr.12]. Trong Luận thành Duy thức [109], Huyền Trang đã làm rõ những vấn đề về sự khác biệt giữa tâm, ý và thức, “Thể của tâm, ý, thức là một. Tuy nhiên trong đó cũng có sự phân biệt: nó tích lũy nên gọi là tâm. Nó tư duy nên gọi là ý. Nó nhận thức khu biệt, nên gọi là thức” [109, tr.29]. Thích Thiện Hoa trong tác phẩm "Duy Thức học" [41] tập trung nghiên cứu Duy thức và xem nó như là phương tiện đàm, giải thích vì sao gọi là Duy thức, và đi sâu vào giáo lý Tám thức… Tác giả viết: “Tất cả sự vật trong vũ trụ này đều không thật, duy có Thức mà thôi, cho nên gọi là Duy thức. Nói chữ “Duy” nghĩa là ngoài Thức ra không có vật gì khác nữa [41, tr. 85]. Trong Luận thành duy thức [87], Thích Thiện Siêu đã trình bày lý thuyết của Duy thức theo lôgic học Phật giáo với những từ ngữ mới lạ, giản ước, trong đó chú trọng đến phạm trù Tâm. Các bộ phái Phật giáo đều tập trung triển khai 11 và hệ thống hóa các Tâm ấy: “Rõ nét nhất là phái Hữu bộ hệ thống hóa thành 75 pháp, trong đó tâm là chủ yếu. Đến Du già Sư Địa Luận hệ thống hóa thành 200 pháp, đến Duy thức tông thì rút lại còn 100 pháp, gom vào 5 vị, trong đó tâm thức là chủ” [87, tr.15]. Bàn về Duy thức học, đặc biệt là vấn đề nhận thức luận Duy thức học, các nhà nghiên cứu thường sử dụng hai tác phẩm Duy thức Tam Thập Tụng của Thế Thân và Bát Thức Quy Củ Tụng của Huyền Trang. Khi giải thích vì sao chọn Duy thức Tam Thập Tụng và Bát Thức Quy Củ Tụng làm cơ sở để nghiên cứu Duy thức học, Thượng Tọa Quảng Liên trong Duy Thức học [62] viết: “Sở dĩ chúng tôi chọn Duy thức Tam Thập tụng của Ngài Thế Thân trong cuốn Duy Thức học này là vì chúng tôi nhận thấy tác phẩm Duy Thức Tam Thập tụng được coi là một trong những bộ luận chính yếu, có giá trị nhất. Tài khéo léo của Thế Thân Bồ Tát cô đọng yếu lý Duy Thức gọn gàng nằm trong 30 bài tụng, xúc tích đầy đủ ba yếu điểm cảnh, hạnh và quả là đối tượng nghiên cứu của Duy Thức học, lại gồm đầy đủ tướng Duy Thức và tánh Duy Thức, hiện tượng các pháp và bản thể của các pháp. Thiên Thân2 hướng dẫn hành giả nhận thức từ hiện tượng các pháp và hiện tượng tâm lý dần dần đưa đến một ý niệm về bản thể đến cứu cánh Duy thức” [62, tr.73]. “Duy thức Tam Thập Tụng của Thế Thân và Bát Thức Quy Củ Tụng của Huyền Trang là hai tác phẩm được xem là phổ thông nhất trong lĩnh vực sưu tầm Duy thức học của học giả Việt Nam” [62, tr.73]. Cũng trong Duy thức học, Thích Thiện Hoa bàn luận: « Khoảng 900 năm, sau khi Phật diệt độ, có ngài Bồ-Tát Thiên Thân, y theo các Kinh, viết ra quyển « Duy Thức Tam Thập tụng »..., Đến đời Đường, ở Trung Hoa có ngài Tam tạng Pháp sư Huyền Trang...rất thông về Duy Thức tông... phiên dịch rất nhiều kinh sách, mà quyển Duy Thức Tam Thập Tụng của Bồ-Tát Thiên Thân là một » [41, tr.264]. 2 Thiên Thân – tên gọi khác của Thế Thân 12 Để làm rõ cho người đọc biết vì sao tác giả chọn Duy thức Tam Thập Tụng của Thế Thân và Bát Thức Quy Củ Tụng của Huyền Trang làm căn cứ chính trong khi nghiên cứu vấn đề nhận thức, trong Vấn đề nhận thức trong Duy thức học, Nhất Hạnh chỉ rõ : « Tác phẩm Duy Thức Tam Thập Tụng quả là một tác phẩm căn bản nhất của phái Duy Thức. Không như tác phẩm Nhị Thập Tụng chú trọng nhiều tới khía cạnh phá đỗ lý luận ngoại thuyết, tác phẩm Tam Thập Tụng diễn bày một cách tích cực hệ thống lý thuyết Duy thức. Gọi là Tam Thập Tụng bởi vì nó gồm ba mươi bài tụng tiếng Phạn...Ba mươi bài tụng này rất cô đọng, bao hàm tất cả yếu nghĩa của Duy thức học » [39, tr.15] ; « Tác phẩm Bát Thức Quy Củ Tụng cô đọng những nhận thức của Huyền Trang về Duy thức học - Tác phẩm này chia làm bốn đoạn, mỗi đoạn chỉ có vỏn vẹn mười hai câu, và như thế toàn bộ tác phẩm chỉ có bốn mươi tám câu. Duy thức trong Bát Thức Quy Củ Tụng mang nặng tính chất luận lý học và đó là điểm khác biệt giữa hai tác phẩm và cũng là điểm khác biệt giữa Duy thức tiền - Trần Na và hậu - Trần Na » [39, tr.15-16]. Phật điển hành tư với Nghiên cứu Phật học qua lăng kính Tây phương [116] đã nhận định rằng: « Thế Thân nổi tiếng qua hai quyển luận ngắn, luận thuyết rằng tất cả đều chỉ Duy thức (Duy thức Nhị thập tụng và Duy thức Tam thập tụng » [116, tr.403 - 404]. Quan điểm chủ đạo của Thế Thân trong Duy thức Nhị Thập tụng và Tam Thập tụng là: «Tất cả mọi hiện tượng đều là sự biến hiện của thức trong hành vi và hoạt động nội tại của chúng; những nhận thức của chúng ta không phải do từ đối tượng ngoại tại tạo thành, những đối tượng mà ta tưởng là hiện hữu bên ngoài và tạo thành ý nghĩ của chúng ta » [116, tr.407]. Nghiên cứu những thuật ngữ trong Duy thức học là một điều không dễ dàng vì “Khó với danh tướng, phiền toái danh từ, ý nghĩa khó khăn, ngoằn ngoèo, một chữ có ngàn cách giải thích, một từ bao hàm vạn hình trạng” [2, tr.5]. Vì vậy, Từ điển Pháp tướng tông [2] của Vu Lăng Ba, Thuật ngữ Duy thức học 13 [65] của Giải Minh và Từ điển minh triết phương Đông [119] đã giúp tác giả phần nào dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các nội dung về nhận thức trong quá trình nghiên cứu Duy thức học như là một bộ phận quan trọng của triết học Phật giáo. Tổng quan những nghiên cứu trên đã giúp tác giả thấy được bối cảnh ra đời, lịch sử phát triển và tác phẩm chủ yếu của Duy Thức học, từ đó có một cái nhìn tương đối hệ thống về trường phái triết học này trong lịch sử triết học Phật giáo ở giai đoạn Đại Thừa. 1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến nhận thức luận trong Duy thức học Khi bàn về lý luận nhận thức, những nghiên cứu của Duy Thức học đã tập trung giải quyết những vấn đề đối tượng nhận thức, hình thái nhận thức, cấp độ nhận thức và quá trình nhận thức. Điểm mới của Duy thức học so với lý luận nhận thức Phật giáo Nguyên thủy và Bộ phái là đưa ra lý thuyết Tâm gồm 8 thức và tập trung luận giải cơ chế vận hành của các thức này. Với Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ [42], khi bàn về thức giác, Nghiêm Xuân Hồng cho rằng trường phái Duy thức chủ trương có 8 thứ thức gồm: “Sáu thức đầu tiên là: nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý. Sáu thức này đều thông thường và tương đối. Tiến lên một thức nữa là thức giác thứ bảy, gọi là Mạt na thức. Mạt na có nghĩa là cầm bắt lấy chỗ thấy biết, thức giác được chỗ thức giác. Nhưng Mạt na thức vẫn còn là một thức giác thấp kém, vì tương tự như mặt gương trong sáng, nhưng còn vướng tí chút bụi nhơ. Bụi nhơ đó là vọng chấp vào Ta của con người nhận thức. Vượt qua khỏi được vọng chấp về Ta, thức giác con người mới đạt tới thức giác thứ tám hay Alaida thức, hay vô cấu thức. Vô cấu có nghĩa là không có bụi nhơ. Alaida có nghĩa là chứa đựng, tức là thức này chứa đựng hết thẩy các mầm móng của các pháp” [42, tr.156]. ED Conze trong Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ [14] đã đề cập đến vai trò của thức thứ 8 trong Duy thức: “Tàng thức là một ví dụ điển hình cho việc 14 chơi cả hai phe đối nghịch…”, “Thức này cung cấp nền tảng cơ sở cho các hoạt động của dòng tương tục trong một thời gian khá dài, và làm người chuyển tải tính di truyền tâm thức”, “Nó còn là kho chứa mọi chủng tử sẽ thành quả báo trong tương lai…, thức này còn được gọi là thức hạt giống căn bản, là nơi tàng trữ các chủng tử thiện lẫn ác để sinh ra các chủng tử mới trong chuỗi tâm thức” [14, tr.214-215]. Trong cơ cấu nhận thức của Duy thức học, Tàng thức luôn giữ một vai trò quan trọng, đánh giá vai trò của Thức này, Edward. Conze trong [15] Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật và TS. Lâm Như Tạng trong Thức thứ tám [91] viết: “Khái niệm của Duy Thức tông về “tàng thức” đáng chú ý không phải vì giá trị đích thực của nó mà vì những động cơ ẩn sau nó. Asanga3 ý định một ý thức vượt cá thể tính, nền tảng của mọi hoạt động của thức. Những ấn tượng của toàn thể kinh nghiệm quá khứ được tàng chứa ở đó, mọi hành động và kết quả của những hành động ấy” [15, tr.269]. Thức thứ tám còn gọi là tâm vương, ông vua của tâm, là thức có quyền năng nhất đối với bảy thức còn lại. Trong Siêu lý học [101], bàn về Tâm, tác giả nhận định: “Tâm là sự biết cảnh, nhận thức được đối tượng (biết cảnh gọi là tâm, bị tâm biết gọi là cảnh). Tâm, bản thể chỉ có một là sự biết, nhưng phân ra nhiều loại là vì căn cứ vào căn mà đặt tên riêng cho tâm [101, tr.15]. Trong Giảng luận Duy biểu học [38], Nhất Hạnh đã trình bày một cách cô đọng về lý thuyết Duy thức: “thức nó biểu hiện ra làm hai phần: phân biệt và bị phân biệt… Thức biểu hiện ra làm hai phần: chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức. Thị chư thức chuyển biến, phân biệt sở phân biệt. Và vì vậy cho nên cả phần phân biệt và phần bị phân biệt đều từ thức mà ra cả. Vì vậy cho nên mới có câu “chỉ có thức: Duy thức” là vậy” [38, tr.7-8]. 3 Asanga - Vô Trước 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan