Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt...

Tài liệu Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt

.PDF
99
304
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- LÊ THỊ OANH NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI CHĂM SÓC VỀ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- LÊ THỊ OANH NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI CHĂM SÓC VỀ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Thị Oanh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy (cô) trong Khoa Tâm lý học - Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn cao học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc, người đã tận tình dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn cao học này. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo bệnh viện Tâm thần kinh Hưng yên và tập thể những người chăm sóc của bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện. Đó là những người đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu thực tiễn, giúp tôi có được những số liệu quý báu để góp phần vào việc hoàn thành luận văn cao học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn và người thân trong gia đình tôi, những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần, giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý giá của các Thầy (cô) giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 2 năm 2018 Học viên Lê Thị Oanh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Điểm trung bình ĐTB Độ lệch chuẩn ĐLC Số thứ tự STT Nông dân ND Công nhân CN Công nhân viên chức Tiểu học CNVC TH Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thong THPT Trung cấp-Cao Đẳng-Đại học TC-CĐ-ĐH Điểm trung bình chung ĐTBC Nhà xuất bản NXB DSM-5: Tài liệu hướng dẫn thống kê và chẩn đoán của Hoa Kỳ; DSM-5 lần thứ 5 (Diagnostic and statistical manual of Mental disorders – 5 th Edition) Bảng phân loại quốc tế về bệnh và các vấn đề sức khỏe, lần thứ ICD-10 10 (International statistical classification of diseases and related health 10th revision) Rối loạn stress sau sang chấn PTSD (Post Traumatic Stress Disorder) Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) WHO DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu............................................................39 Bảng 2.2: Kết quả đánh giá đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi nghiên cứu ........43 Bảng 3.1: Thực trạng tìm hiểu thông tin về bệnh tâm thần phân liệt của ngƣời chăm sóc ....................................................................................................................46 Bảng 3.2 : Nhận thức của ngƣời chăm sóc về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt..............................................................................................................................50 Bảng 3.3: Nhận thức của ngƣời chăm sóc về các yếu tố liên quan đến sự khởi phát và phát triển bệnh tâm thần phân liệt ..........................................................52 Bảng 3.4: Nhận thức của ngƣời chăm sóc về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt ..............................................................................................................................55 Bảng 3.5: Nhận thức của ngƣời chăm sóc về sự cần thiết về các nội dung trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt ...............................................................65 Bảng 3.6: Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà .............68 Bảng 3.7: Mối tƣơng quan giữatuổi của ngƣời chăm sóc và nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt ...................................................................................................70 Bảng 3.8: So sánh sự khác nhau trong nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt giữa các nhóm nghề nghiệp ....................................................................................71 Bảng 3.9: Mối tƣơng quan giữa trình độ học vấn của ngƣời chăm sóc và nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt ............................................................................72 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Nhận thức của ngƣời chăm sóc về đối tƣợng mắc bệnh tâm thần phân liệt ....................................................................................................................48 Biểu đồ 3.2: Nhận thức của ngƣời chăm sóc về độ tuổi khởi phát bệnh tâm thần phân liệt ....................................................................................................................49 Biểu đồ 3.3: Nhận thức của ngƣời chăm sóc về vấn đề điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt ...................................................................................................59 Biểu đồ 3.4: Nhận thức của ngƣời chăm sóc về các phƣơng pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt……………………………………………...…….60 Biểu đồ 3.5: Thực trạng sử dụng các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt ....................................................................................................................62 Biểu đồ 3.6: Nhận thức của ngƣời chăm sóc về thời gian điều trị củng cố đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt ..........................................................................64 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................... 5 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề ..........................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................................5 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ..............................................................................7 1.2. Một số vấn đề lý luận nhận thức về tâm thần phân liệt .....................................10 1.2.1. Lý luận về nhận thức .......................................................................................10 1.2.1.1. Khái niệm nhận thức ....................................................................................10 1.2.1.2. Bản chất của nhận thức ................................................................................11 1.2.1.3. Các mức độ của nhận thức ...........................................................................12 1.2.1.4. Tiêu chí đánh giá nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc ...................................................................................................................................15 1.2.2. Lý luận về bệnh tâm thần phân liệt .................................................................16 1.2.2.1. Khái niệm bệnh tâm thần phân liệt ..............................................................16 1.2.2.2. Độ tuổi khởi phát và tỉ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt. ..............................17 1.2.2.3. Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt ...................................................................................................................................18 1.2.2.4. Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt .....................................................24 1.2.2.5. Điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt ..........................................................28 1.2.2.6. Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt ......................................................32 1.3. Những khái niệm cơ bản ....................................................................................34 1.3.1. Khái niệm người chăm sóc ..............................................................................34 1.3.2. Khái niệm nhận thức về sức khỏe tâm thần ....................................................34 1.3.3. Khái niệm nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt ..........35 1.4. Các yếu tố liên quan đến nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc..............................................................................................................................35 Tiểu kết chƣơng 1: ........................................................................................... 37 Chƣơng 2.TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 38 2.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................38 2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ...................................................38 2.1.2. Tiến trình nghiên cứu ......................................................................................40 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................41 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................................41 2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .............................................................41 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu...........................................................................42 2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.........................................43 Tiểu kết chƣơng 2: ........................................................................................... 45 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 46 3.1. Thực trạng tìm hiểu thông tin của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt .....46 3.2. Thực trạng nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc tại bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên ....................................................47 3.2.1. Nhận thức về tỉ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt theo giới tính .......................47 3.2.2. Nhận thức về độ tuổi khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt .........................48 3.2.3. Nhận thức về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt .......................................50 3.2.4. Nhận thức về các yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tái phát của bệnh tâm thần phân liệt .....................................................................................................................52 3.2.5. Nhận thức về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt ..................................55 3.2.6. Nhận thức về việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt ........................................58 3.2.6.1. Quan điểm về vấn đề điều trị bệnh tâm thần phân liệt.................................58 3.2.6.2. Nhận thức về các phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt .................60 3.2.6.3.Thực trạng sử dụng các phương pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt ...................................................................................................................................62 3.2.6.4. Quan điểm về thời gian điều trị củng cố đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt64 3.2.7. Thực trạng nhận thức về cách chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt ...............65 3.2.7.1. Nhận thức của người chăm sóc về vấn đề chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt .....................................................................................................................65 3.2.7.2. Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà .........................67 3. 3. Các yếu tố liên quan đến nhận thức của ngƣời chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt ...........................................................................................................69 3.3.1.Yếu tố tuổi đời. .................................................................................................69 3.3.2. Yếu tố nghề nghiệp. .........................................................................................71 3.3.3.Yếu tố trình độ học vấn ....................................................................................72 Tiểu kết chƣơng 3: ........................................................................................... 74 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 78 PHỤ LỤC........................................................................................................81 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tâm thầ n phân liê ̣t là b ệnh loạn thần nặng chưa rõ nguyên nhân, có khuynh hướng tiến triển mãn tính, dần dần gây sa sút các mặt hoạt động tâm thần làm cho người bệnh không thể hoà nhập với cuộc sống gia đình cũng như xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ 0,7-1% dân số và ước tính toàn cầu có ít nhất 26 triệu người đang sống chung với tâm thần phân liệt và con số này vẫn có thể gia tăng (2014)[26].Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách liên quan đến vấn đề chăm sóc cho người bệnh tâm thần như: Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 115/2012/TTLT-BTC-BLDTBXH, trong đó Quyết định số 1215/QĐ-TTG năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong vấn đề chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần. Chủ đề của ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới (10/10/2014) được Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới chọn là “Sống chung với tâm thần phân liệt”, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của việc nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt và vấn đề chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà[27].Nhưng trên thực tế, người nhà thường đưa bệnh nhân đi “thầy cúng” để chữa trị trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện, hoặc sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của gia đình nên che giấu hoặc nhốt người bệnh lại. Có nhiều trường hợp người nhà chưa nhận thức rõ về bệnh tâm thần phân liệt và tầm quan trọng của việc chămsóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà dẫn đến một thực tế là bệnh nhân không được chăm sóc cẩn thận, bỏ thuốc, bỏ nhà đi lang thang. Điều này là một mối nguy hiểm cho bản thân người bệnh tâm thần phân liệt, người nhà và xã hội vì những người bệnh tâm thần phân liệt khi không được chăm sóc, giám sát thường xuyên có thể sẽ có những hành vi gây nguy hại cho bản thân và người khác. Việc nghiên cứu về nhận thức của người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt (chúng tôi gọi tắt là người chăm sóc)về bệnh tâm thần phân liệt sẽ chỉ ra được những mặt kiến thức còn thiếu của người chăm sóc, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp để nâng cao nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt cũng 1 như cách chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà. Vì yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt là bệnh nhân được trở về hòa nhập với gia đình,với cộng đồng. Bản thân những người chăm sóc cũng có những kiến thức khác nhau. Khi người thân của mình được chẩn đoán là tâm thần phân liệt, nhiều người tìm cách cúng lễ để trị bệnh và khi cúng lễ vẫn không làm giảm tình trạng của bệnh người nhà mới tìm tới các cơ sở y tế để mong được giúp đỡ. Điều này chứng tỏ nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt vẫn còn hạn chế. Sự hạn chế này cũng do nhiều khó khăn gây ra, đó là tài liệu về các bệnh tâm thần chưa được phổ biến tới người dân. Tài liệu Tiếng Việt chỉ nằm lác đác trong một số báo cáo, nghiên cứu khoa học của các bác sĩ, các luận văn, luận án…nhưng những tài liệu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thái độ của người chăm sóc; những tổn thương mà người chăm sóc gặp phải; thực trạng chăm sóc, những đề tài tìm hiểu nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt vẫn còn hạn chế. Có thể kể ra ở đây như nghiên cứu “Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà” của Lê Hoàng Nhân (9/2015); đề tài “Nghiên cứu khảo sát kiến thức thái độ và hành vi của người thân đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt” của BS Phạm Thanh Hải, Nguyễn Văn Thu (2010); đề tài “Khảo sát nhận thức của bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân về bệnh tâm thần phân liệt” của Bệnh viện quân y 103 (2015) do nhóm tác giả Phạm Xuân Trưởng, Nguyễn Văn Doanh, Đỗ Văn Hạnh thực hiện, hay đề tài “ Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà trên địa bàn tỉnh Nam Đinh” của Nguyễn Thị Dung (2014) [1]. Chính từ việc yêu cầu của xã hội ngày một gia tăng và những tồn tại trên. Chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “ Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt” nhằm đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao nhận thức cho người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại gia đình. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng nhận thức của người chăm sóc của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt; Phân tích các yếu tố liên quan đến nhận thức của người 2 chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt. Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt 3. Đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Biểu hiện nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt - Các yếu tố liên quan đến nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt 3.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên 106 khách thể là người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt đang được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm Thần Kinh Hưng Yên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận -Hệ thống hóa các nghiên cứu về tâm thần phân liệt, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài - Xác định, thao tác hóa các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài: Khái niệm nhận thức;khái niệm bệnh tâm thần phân liệt; khái niệm người chăm sóc; khái niệm nhận thức về sức khỏe tâm thần; khái niệm nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt. - Lựa chọn cách tiếp cận chỉ dẫn cho việc xây dựng bộ công cụ nghiên cứu. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn -Khảo sát thực trạng nhận của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt trên các mặt: (1) bản chất của bệnh tâm thần phân liệt; (2)các yếu tố liên quan đến sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt; (3) triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt; (4) điều trị; (5) chăm sóc bệnh tâm thần phân liệt - Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố trình độ học vấn; tuổi đời; nghề nghiệp của người chăm sóc đến nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt - Đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao nhận thức cuả người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt 3 5. Phạm vị nghiên cứu 5.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt trên các mặt sau: - Nhận thức của người chăm sóc về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt - Nhận thức của người chăm sóc về các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt; - Nhận thức về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt; - Nhận thức về các biện pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt; - Nhận thức về cách chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt; 5.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu Một bệnh nhân tâm thần có thể có nhiều người chăm sóc, chúng tôi chỉ tiến hành thu thập thông tin từ người thường xuyên chăm sóc bệnh nhân nhất (vợ-chồng, bố-mẹ đối với con cái) 6. Giải thuyết nghiên cứu - Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt còn hạn chế, cụ thể: người chăm sóc chưa có hiểu biết đầy đủ về các nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và cách thức chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt. - Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi đời; trình độ học vấn; nghề nghiệp của người chăm sóc. - Người chăm sóc đánh giá cao hiệu quả của liệu pháp điều trị hóa dược hơn là các liệu pháp phục hồi chức năng; Nhiều người chăm sóc vẫn nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cúng điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài: -Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp điều tra bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp phân tić h số liê ̣u bằng thống kê toán học 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Nhận thức về sức khỏe tâm thần nói chung và tâm thần phân liệt nói riêng là một trong những vấn đề ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới vì sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, đến chất lượng cuộc sống của con người. Theo WHO, những ảnh hưởng về kinh tế do rối loạn sức khỏe tâm thần là rộng khắp, lâu dài và rất lớn. Nó gây nên chi phí lớn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Theo báo cáo y tế thế giới (2001), những rối loạn tâm thần và hành vi chiếm khoảng 12% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [15]. Chính vì vậy, sức khỏe tâm thần cũng như rối loạn tâm thần ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Về sức khỏe tâm thần đã có những nghiên cứu sâu rộng về nhận thức và thái độ của người dân đối với vấn đế này. Như nghiên cứu vào năm 2007 của một tổ chức ở Ireland về “Nhận thức và thái độ của người dân Ireland đối với vấn đề Sức khỏe tâm thần [19]. Nghiên cứu được tiến hành trên 1000 người dân nhằm thông báo cho sự phát triển nhận thức về vấn đề sức khỏe tâm thần của người dân Ireland hướng đến việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về sức khỏe tâm thần của người dân. Những người thực hiện nghiên cứu này cũng có mong muốn phát triển khả năng ứng phó của người dân Ireland đối với những rối loạn sức khỏe tâm thần. Ngoài ra có thể kể đến nghiên cứu của tổ chức Y tế ở Ireland về “Thái độ và nhận thức của người dân Bắc Ireland đối với vấn đề Sức khỏe tâm thần” [18]. Những người thực hiện nghiên cứu này cho rằng đây là nghiên cứu cần thiết để giúp thông tin cho cộng đồng các vấn đề sức khỏe tâm thần, đồng thời đây là một cách tiếp cận toàn dân đề hiểu và giải quyết các nguy cơ gặp phải rối loạn sức khỏe tâm thần cũng như các yếu tố bảo vệ giúp người dân phòng ngừa và chữa trị khi gặp phải rối loạn sức khỏe tâm thần. Và kết quả của 2 nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng nhận thức của người dân về các vấn đề sức khỏe tâm thần còn hạn chế. Trên đây là các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần nói chung còn đối với tâm thần phân liệt, đặc biệt là đối tượng người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt 5 cũng thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả.Trong bài báo “Làm thế nào để người Thái Lan chăm sóc, quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà”của Tiến sĩ Phyllis và Jintana Yunibhand (2009) đã chỉ ra ở Thái Lan có khoảng 343,680 bệnh nhân tâm thần phân liệt được chăm sóc tại nhà bởi người thân và hầu hết họ đều có ít kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt, kết quả thu được bằng cách phỏng vấn sâu và quan sát 170 người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phần liệt [24]. Một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến nhận thức của người chăm sóc về những gánh nặng mà họ phải trải qua khi chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt, bởi bệnh tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người bị ảnh hưởng mà cả gia đình của họ. Khi bệnh tâm thần phân liệt có xu hướng trở nên mãn tính, sự suy giảm chức năng dẫn đến mất chức năng xã hội, thay đổi mô hình truyền thông trong gia đình, dẫn đến những khó khăn nghề nghiệp và gây gánh nặng cho gia đình. Các phản ứng của gia đình đối với một thành viên trong gia đình bị tâm thần phân liệt bao gồm gánh nặng chăm sóc, sợ hãi và bối rối về các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tật, sự không chắc chắn về bệnh, thiếu sự hỗ trợ của xã hội và kỳ thị. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại hai bệnh viện tư nhân của Malaysia và Ấn độ trên 50 bệnh nhân tâm thần phân liệt và người chăm sóc bệnh nhân do Thara và cộng sự (2010) thực hiện đã chỉ ra những gánh nặng mà người chăm sóc ở cả hai nước gặp phải như: gánh nặng tài chính; sự kỳ thị của những người xung quanh; sự cải thiện của bệnh nhân. Mặc dù không có sự khác nhau nhiều về mặt văn hóa nhưng có sự khác nhau về nhận thức giữa người chăm sóc của hai quốc gia. Nhận thức về gánh nặng của người chăm sóc ở Malaysia cao hơn ở Ấn Độ. Và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến người chăm sóc ở Malaysia là tuổi của bệnh nhân; các hỗ trợ từ gia đình; quan hệ hôn nhân giữa người chăm sóc và bệnh nhân; các dịch vụ y tế hỗ trợ. Còn ở Ấn độ, tình hình tài chính; sự kỳ thị của những người xung quanh; mức độ cải thiện của bệnh là những yếu tố tác động trực tiếp đến người chăm sóc [25]. Cũng nhằm mục đích đánh giá gánh nặng trong một mẫu bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú ở Brazin, Caqueo-Urízar và cộng sự (2013) đã thực 6 hiện nghiên cứu “ Gánh nặng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú ở Braxin”, bằng việc nghiên cứu trên 23 người chăm sóc của các bệnh nhân đã được chẩn đoán là tâm thần phân liệt theo DSM-5, ở cả hai giới tính, trong độ tuổi từ 18-50 và có thời gian chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt ít nhất 30 giờ/ tuần. Gánh nặng gia đình được đánh giá bằng cách sử sụng bản FBIS-BR của Brazil và phỏng vấn bán cấu trúc những người chăm sóc. Gánh nặng được chia thành các phần như: hỗ trợ bệnh nhân trong cuộc sống hằng ngày; giám sát các hành vi có vấn đề của bệnh nhân; gánh nặng tài chính; các ảnh hưởng đến thói quen của gia đình; lo lắng về cuộc sống hiện tại và tương lai của bệnh nhân. Gánh nặng được đánh giá theo thang Likert (1=không bao giờ đến 5=mỗi ngày). Qua nghiên cứu, tác giả giả đã chỉ ra gánh nặng về việc hỗ trợ cho bệnh nhân trong cuộc sống hằng ngày là 3,32 ± 0,77; giám sát hành vi có vấn đề của bệnh nhân là 1,86± 0,53; gánh nặng tài chính là 2,78 ± 1,47; ảnh hưởng đến thói quen gia đình là 1,89 ± 0,81 và lo lắng về cuộc sống hiện tại và tương lai của bệnh nhân là 3,72 ± 0,61. Như vậy những gánh nặng của người chăm sóc tập trung vào các vấn đề như hỗ trợ bệnh nhân trong cuộc sống hằng ngày, gánh nặng tài chính và tương lai của bệnh nhân [31]. Có thể nói những gánh nặng mà người chăm sóc gặp phải trong khi chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt bởi họ không có nhiều thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu những kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt Như vậy có thể nói, các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nhận thức về sức khỏe tâm thần; nhận thức của người chăm sóc về những gánh nặng mà họ gặp phải, những nghiên cứu tập trung vào nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt còn chưa phổ biến. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Các nghiên cứu về người chăm sóc của bệnh nhân tâm thần phân liệt được các tác giả Việt Nam nghiên cứu cũng khá nhiều. Bằng việc phỏng vấn toàn bộ 100 người chăm sóc chính bệnh nhân tâm thần phân liệt; phỏng vấn sâu 3 cán bộ y tế phụ trách chương trình chăm sóc sức khỏe 7 tâm thần cộng động và 3 cuộc thảo luận nhóm với 18 người chăm sóc chính của bệnh nhân tâm thần phân liệt, nghiên cứu về “ Kiến thức - thái độ - thực hành của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà và một số yếu tố liên quan ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc” của Đinh Quốc Khánh (2010) đã cho thấy nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt chỉ ở mức độ trung bình. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường nâng cao công tác chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà ở 3 xã, thị trấn huyện Bình Xuyên [9]. Cũng nghiên cứu về người chăm sóc, một số tác giả lại có xu hướng tìm hiểu thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt, bằng phương pháp điều tra bảng hỏi trên 100 người đang chăm sóc kết hợp với phỏng vấn sâu, nghiên cứu “Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà” của Lê Hoàng Nhân (2015) đã chỉ ra người chăm sóc hiểu biết về bệnh tâm thần phân liệt vẫn còn hạn chế dẫn đến thái độ của người chăm sóc đối với bệnh tâm thần phân liệt đa số là trung lập, có 14% có những suy nghĩ tiêu cực về bệnh tâm thần phân liệt, 17% có thái độ tích cực và 69% có thái độ trung lập với bệnh tâm thần phân liệt. Nghiên cứu cũng chỉ ra thái độ của người chăm sóc ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Học vấn, nơi sống, hình thức chăm sóc, số năm chăm sóc, nhu cầu thỏa mãn các chức năng của người chăm sóc [11] Nghiên cứu của Tôn Thất Hưng (2010) về vấn đề “Nghiên cứu tổn hại tâm lý xã hội do bệnh tâm thần phân liệt gây ra cho gia đình tại bảy phường ở thành phố Huế” lại tập trung vào những tổn hại tâm lý của người nhà có người thân là bệnh nhân tâm thần phân liệt. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 144 người nhà của bệnh nhân tâm thần phân liệt trước và sau quản lý theo Dự án bảo vệ sưc khoẻ tâm thần cộng đồng và người giám hộ tại bảy phường thành phố Huế (Phú Hội, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Phú Thuận, Thuận Lộc, Thuận Hoà, Phú Bình). Những vấn đề tâm lý mà người nhà gặp phải trước quản lý, nhiều nhất: gia đình thường xuyên có mặc cảm (45,1%); thường xuyên căng thẳng (53,5%); đôi khi lo sợ (45,5%); không chịu sự kỳ thị (44,4%). Sau khi bệnh nhân tâm thần phân liệt 8 được quản lý, những vấn đề về tâm lý mà người nhà gặp phải như: gia đình đôi khi có mặc cảm (45,1%); đôi khi căng thẳng (51,4%); không lo sợ (52,8%); không chịu sự kỳ thị (64,6%). Nguyên nhân của vấn đề này cũng được nghiên cứu chỉ ra là do kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc còn hạn chế dẫn đến người chăm sóc vẫn còn sự lo sợ, mặc cảm về người bệnh tâm thần phân liệt. Nghiên cứu cũng kết luận rằng, bệnh tâm thần phân liệt ra gây một số tổn hại tâm lý xã hội cho gia đình, vì vậy, cần tăng cường giáo dục sức khỏe tâm thần, giúp họ có thái độ đúng đắn đối với người bệnh, xóa bỏ sự kỳ thị, mặc cảm, lo sợ đối với người bệnh[30]. Có tác giả lại tập trung vào vấn đề chăm sóc bệnh nhân như nghiên cứu “Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tại nhà trên địa bàn tỉnh Nam Định” của Nguyễn Thị Dung (2014) chỉ ra điểm trung bình chăm sóc người bệnh đạt mức 7,17+/-1,12 (tính theo thang điểm 10) trong đó điểm trung bình về việc cho người bệnh dùng thuốc chỉ đạt 5,46+/- 3,33, khám bệnh định kì đạt 3,88 +/- 0,6 đều ở mức độ trung bình và mức thấp. Việc chăm sóc người bệnh tại nhà ảnh hưởng bởi các yếu tố: Trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng, tiếp cận thông tin hướng dẫn chăm sóc người bệnh của người chăm sóc [1]. Có một số ít nghiên cứu về nhận thức của người nhà về bệnh tâm thần phân liệt như nghiên cứu của nhóm tác giảPhạm Xuân Trưởng, Nguyễn Văn Doanh, Đỗ Văn Hạnh của Bệnh viên quân y 103 (2015): “Khảo sát nhận thức của bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân về bệnh tâm thần phân liệt”, qua khảo sát 67 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 47 người chăm sóc trực tiếp bệnh nhân nghiên cứu chỉ ra đa số bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân nhận thức sai rằng tâm thần phân liệt là bệnh thần kinh (55,88% và 55,32%). Chỉ 35,29% số bệnh nhân và 25,53% số người chăm sóc nhận thức đúng rằng tâm thần phân liệt là bệnh tiến triển suốt đời. Chỉ có 45,59% số bệnh nhân và 40,43% số người chăm sóc nhận thức đúng rằng bệnh tâm thần phân liệt phải điều trị củng cố suốt đời [29] Có thể nói mặc dù những nghiên cứu về người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt đã được thực hiện khá nhiều cả ở trên thế giới và Việt nam, tuy nhiên 9 những nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt còn rất hạn chế, các tác giả chủ yếu tập trung vào những gánh nặng mà người chăm sóc gặp phải; những tổn hại mà người bệnh tâm thần phân liệt đem đến cho người chăm sóc v.v. Một số ít nghiên cứu đi tìm hiểu kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc vẫn còn mang tính chung chung, hoặc chỉ đi tập trung vào một số vấn đề như nhận thức về kiến thức chăm sóc v.v. Đó là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài này làm trọng tâm nghiên cứu. 1.2. Một số vấn đề lý luận nhận thức về tâm thần phân liệt 1.2.1. Lý luận về nhận thức 1.2.1.1. Khái niệm nhận thức Nhận thức là một hoạt động đặc trưng của con người. Trong quá trình sống và hoạt động con người nhận thức được hiện thực xung quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động với thế giới xung quanh và đối với chính bản thân mình. Tác giả Nguyễn Khắc Viện, trong cuốn từ điển Tâm lý học, NXB Thế giới, 2001 đưa ra cách hiểu về nhận thức như sau: Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, nhận biết và hiểu biết thế giới khách [16].Quá trình ấy diễn ra ở các mức độ: -Kinh nghiệm hằng ngày về sự vật, hiện tượng và người khác, mang tính tự phát, thường hỗn hợp và tình cảm, thành kiến, thiếu hệ thống. - Khoa học, các khái niệm được kiến tạo một cách chặt chẽ, có hệ thống, với ý thức về phương pháp và những bước đi của tư duy để chứng nghiệm đúng, sai. Trong cuốn từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng chủ biên, nhận thức là hiểu được một điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức về điều nào đó, hiểu biết được những quy luật về những hiện tượng quá trình nào đó [2]. Tác giả Phạm Minh Hạc xem nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người, hai mặt còn lại là tình cảm và hành động. Trong khi hoạt động để tồn tại trong thế giới tự nhiên và môi trường xã hội, con người phải nhận thức, phản ánh hiện thực xung quanh quanh và cả hiện thực của bản thân mình, để 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan