Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố đà nẵng...

Tài liệu Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố đà nẵng

.DOC
86
26
65

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐÌNH TÀI NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐÌNH TÀI NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số : 8 38 01 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN TỈNH HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Lê Đình Tài MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỘI PHẠM HỌC VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY.................................................10 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nhân thân người phạm tội.............................. 10 1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội trong tội phạm học............17 1.3. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội.................................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2018 ................................................................................................................. 35 2.1. Thực tiễn nhận thức về nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng giai đoạn từ năm 2013 đến 2018 ..................................... 35 2.2. Thực tiễn các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng giai đoạn 2013 dến 2018 ........ 52 2.3. Thực tiễn các loại nhân thân người phạm tội về ma túy .......................... 58 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ KHÍA CẠNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI .................................................................................................... 61 3.1. Dự báo tình hình nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng .................................................................................................... 61 3.2. Hoàn thiện hệ thống các giải pháp phòng ngừa các tội phạm về ma túy từ khía cạnh nhân thân người phạm tội ............................................................... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT THTP : Tình hình tội phạm BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự TTHS : Tố tụng hình sự TPMT : Tội phạm ma túy CTTP : Cấu thành tội phạm TAND : Tòa án nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng 2.1 Tên bảng Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy đã xét xử tại địa bàn Thành phố Đà Trang 35 nẵng 2.2 Diễn biến của tình hình phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng được làm rõ bằng phương pháp so 36 sánh liên kế, so sánh định gốc với năm 2013 được sử dụng là gốc 2.3 Cơ cấu độ tuổi, giới tính của nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng giai đoạn 38 2013 - 2018 2.4 Thống kê nơi cư trú, hộ khẩu thường trú của các bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng tổng 40 hợp từ 100 bản án hình sự 2.5 Cơ cấu về trình độ học vấn của các bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng tổng hợp từ 100 41 bản án hình sự 2.6 Thống kê về nghề nghiệp của các bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng 43 2.7 Cơ cấu về tiền án, tiền sự của bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng 47 DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên bảng Trang 2.1 Cơ cấu về độ tuổi của bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng 38 2.2 Cơ cấu về giới tính của bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng 39 2.3 Cơ cấu về cư trú, hộ khẩu thường trú của bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng 40 2.4 Cơ cấu về trình độ học vấn của bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng 42 2.5 Cơ cấu về việc làm của bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng 44 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm trong vùng Trung Trung Bộ, Việt Nam, có phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Với vị trí địa lý thuận lợi về giao thông như: Nằm trên trục giao thông về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không của cả nước, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên, các nước Đông nam Á và các nước tiểu vùng sông Mê Kông. Đà Nẵng vừa có địa hình thành phố, đồng bằng, duyên hải, vừa có đồi núi; có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km 2 , được chia làm 8 quận huyện với dân số gần 1,1 triệu người, trong đó người kinh chiếm 99,4%, các dân tộc khác là 0,6% (chủ yếu là dân tộc Hoa, Cơ tu, …); có mật độ dân số 828 người/km2 , dân số thành thị chiếm 87,62%; người từ 15 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 53,35 % trong tổng dân số; có tỷ lệ người theo Đạo là 0,2% ? (Đà nẵng có 15 tổ chức tôn giáo đang hoạt động với gần 200.000 tín đồ, 185 cơ sở thờ tự, 1000 chức sắc, hơn 10.000 chức việc.). Trong những năm qua, Đà Nẵng có tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao nhất nước (tỉ lệ 8% - 9%); có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp mới được hình thành với số vốn đầu tư nước ngoài lớn, thu hút lao động từ các tỉnh khác về đây làm việc; đời sống nhân dân ngày một nâng cao, thu nhập bình quân đầu người là 2.980USD; tỉ lệ hộ nghèo chiếm 1,96% tổng dân số; tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm 3,97%. Đời sống tinh thần của người dân luôn được chính quyền quan tâm và ngày càng được nâng cao. Đến nay, toàn thành phố đã đạt 99,62% số người trong độ tuổi từ 15-60 biết chữ 100%. Bên cạnh những mặt tích cực, thành phố Đà nẵng cũng có những mặt 1 tiêu cực, trong đó phải nói đến tình hình tội phạm (THTP), đặc biệt là THTP về ma túy. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Thành phố Đà nẵng thì trong giai đoạn 2013 – 2018, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng diễn biến rất phức tạp, số vụ, số đối tượng liên quan tăng theo từng năm. Tính chất từng vụ việc ngày càng tinh vi, phức tạp. Năm 2013 có 148 đối tượng trên 99 vụ; năm 2014 có 170 đối tượng trên 117 vụ; năm 2015 có 166 đối tượng trên 115 vụ; năm 2016 có 196 đối tượng trên 145 vụ; năm 2017 có 231 đối tượng trên 165 vụ; năm 2018 có 251 đối tượng trên 196 vụ. Dù mức độ đó là không quá cao, nhưng các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ này so với THTP về ma túy trên phạm vi cả nước là chưa cao nhưng nó đang diễn ra theo xu hướng tăng, gây bức xúc và lo lắng trong xã hội. Trước tình hình đó, UBND thành phố Đà Nẵng đã phối hợp đồng bộ với các ban ngành, địa phương đẩy manh công tác phòng, chống ma túy và thực hiện nghiêm túc Luật phòng, chống ma túy, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy cua Chính phủ và đặc biệt là Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26-3-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”. Sự vào cuộc của các ban ngành cùng với nhân dân đấu tranh với tội phạm về ma túy rất tích cực, song tình hình tội phạm vẫn diễn ra phức tạp và nghiêm trọng. Thực tế này đặt ra nhu cầu tìm kiếm giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh với THTP về ma túy trên địa bàn thành phố, nơi đang có 12.253 người nghiệm ma túy (tính đến tháng 6/2018). Xét về mặt lý luận, trong đấu tranh với tội phạm, xu hướng phòng ngừa tội phạm vẫn được xem là xu hướng hứa hẹn hiệu quả hơn và nhân đạo hơn. Đặc biệt, việc phòng ngừa tội phạm ở nước ta hiện nay đã có lý luận dẫn dắt, tức là đã hiện hữu một khoa học về phòng ngừa tội phạm. Đó chính là Tội phạm học. Theo đó, phòng ngừa tội 2 phạm chỉ có thể đạt hiệu quả của nó khi đã làm rõ được hiện trạng của THTP, hiện trạng công tác phòng ngừa tội phạm, cũng như xác định được nguyên nhân, điều kiện của hiện tượng tiêu cực này. Thực tế nghiên cứu tội phạm học ở nước ta những năm qua cho thấy, trong số những vấn đề cơ bản vừa nêu, vấn đề nguyên nhân, điều kiện của THTP đang là thách thức lớn, cả về mặt lý luận, cả về mặt thực tế nghiên cứu, tức là đang đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu mà hạt nhân của nó cũng đã được xác định là vấn đề nhân thân người phạm tội. Nói cách khác, với tính cách là cái phản ánh tập trung nhất, cụ thể nhất về kết quả của sự tương tác giữa những đặc điểm của môi trường sống với con người (chủ thể hành vi) và là khái niệm bao trùm, tức là gồm cả “những dấu hiệu, đặc điểm không thuộc dấu hiệu pháp lý của khái niệm chủ thể tội phạm”, vấn đề nhân thân người phạm tội trong tội phạm học phải được quan tâm nghiên cứu sâu hơn nữa vì mục đích phòng ngừa tội phạm. Theo ý tưởng như vậy, đề tài “Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” đã được lựa chọn để nghiên cứu với mong muốn góp phần tạo sự bình yên hơn cho thành phố quê hương, đồng thời góp phần hiện thực hóa lý luận tội phạm học về nhân thân người phạm tội vào nghiên cứu thực tế tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng, đáp ứng mục đích hoàn thiện hệ thống phòng ngừa loại tội phạm này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với nhận thức rằng, để có thể thực hiện được đề tài đang nói ở đây, luận văn không chỉ tham khảo những công trình khoa học đã được công bố về các tội liên quan đến ma túy mà còn phải áp dụng được lý luận tội phạm học về các vấn đề cơ bản của khoa học này, trong đó có vấn đề nhân thân người phạm tội. Những công trình khoa học đã được tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài: 3 2.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận chung của tội phạm học Các công trình khoa học loại này đã được nghiên cứu gồm: - Bộ Luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13 và sửa đổi, bổ sung năm 2017 - “Tội phạm học Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, năm 2000; - Giáo trình “Tội phạm học” của GS.TS. Võ Khánh Vinh, Nxb. Công an nhân dân, H. 2003, tái bản năm 2013; - “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” - Sách chuyên khảo của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Nxb. Công an nhân dân, năm 2001. - Giáo trình Tội phạm học Việt Nam do GS.TS. Trần Đại Quang chỉ đạo biên soạn, Nxb. Công an nhân dân, năm 2013. - Giáo trình “Tội phạm học” của trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, 2004…2010; - Giáo trình “Tội phạm học” của Học viện Cảnh sát nhân dân, Nxb. Công an nhân dân, 2002, 2013; - “Một số vấn đề lý luận về THTP ở Việt Nam” của TS. Phạm Văn Tỉnh, Nxb. Công an nhân dân, 2007; - Đấu tranh với tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ ở nước ta hiện nay, một mô hình nghiên cứu tội phạm học chuyên ngành, Phạm Văn Tỉnh, Đào Bá Sơn, Nxb. CAND, 2010; - “Một số vấn đề tội phạm học Việt Nam” của Nguyễn Văn Cảnh và Phạm Văn Tỉnh, do Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an ấn hành năm 2013. - Các bài viết liên quan đến nhân thân người phạm tội, phòng ngừa tội phạm được đăng tải trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật , tạp chí Tòa án nhân dân và các tạp chí có liên quan trong giai đoạn 2013 - 2018. 2.2. Các công trình nghiên cứu tội phạm về ma túy 4 Những luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học mà tác giả đã nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn: - Nguyễn Đình Hoàng Anh (2016), “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn quận hai bà trưng, thành phố hà nội: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội; - Lâm Thị Thanh (2016) “Các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quan, tỉnh Tuyên Quang: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội; - Bùi Phương Tuấn (2017) “Nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội; Tóm lại, những công trình khoa học đã nêu giữ vai trò là tài liệu tham khảo nền tảng, có giá trị hướng dẫn lý luận và thực tế nghiên cứu cho việc triển khai thực hiện đề tài luận văn với đề tài đã nêu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy trong giai đoạn 2013 đến năm 2018 trên địa bàn thành phố Đà nẵng có mục đích xác định những cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng bằng cách làm rõ những đặc điểm nhân thân người phạm tội, xác định và phân tích các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội loại này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Các nhiệm vụ mà luận văn cần nghiên cứu để đạt được mục đích như đã nêu: Một là, nghiên cứu lý luận và pháp luật bao gồm: Thu thập và sàn lọc 5 các thông tin liên quan về tội phạm học, về pháp luật hình sự và những thôn tin khác phù hợp với đề tài luận văn làm cơ sở để nhận thức được sự hiện hữu của lý luận tội phạm học về nhân thân người phạm tội; để xác định được phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể cho phù hợp; Hai là, nghiên cứu thực tế, bao gồm ba hoạt động sau: - Tìm, thu thập, xử lý, phân tích, so sánh những số liệu thống kê thường xuyên của một số cơ quan tư pháp, đặc biệt là số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 2013 đến năm 2018 của Toàn án nhân dân thành phố Đà nẵng về các tội phạm về ma túy; - Tìm, thu thập các bản án xét xử sơ thẩm hình sự về các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2018 và xử lý, phân tích, so sánh theo các tiêu thức Tội phạm học cần thiết; - Tìm, thu thập và nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm của cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân thành phố Đà nẵng. Ba là, nghiên cứu sáng tạo, bao gồm: - Khái quát hóa và xác định rõ những vấn đề lý luận tội phạm học về nhân thân người phạm tội; - Áp dụng lý luận đó vào nghiên cứu thực tế nhân thân, cũng như các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội về ma túy ở thành phố Đà nẵng; - Kiến nghị hoàn thiện hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng từ kết quả nghiên cứu nhân thân người phạm tội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 6 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu làm tõ mối quan hệ giữa các vấn đề lý luận và thực tiễn làm rõ mối quan hệ giữa nhân thân người phạm tội về ma túy với các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội khác trên địa bàn thành phố Đà nẵng dựa trên các số liệu thống kê của các cơ quan pháp luật của Thành phố Đà nẵng giai đoạn 2013 – 2018 và qua nghiên cứu 100 bản án với 172 bị cáo liên quan đến tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng Đối tượng nghiên cứu của đề tài đã nêu thể hiện ở việc làm rõ mối quan hệ phụ thuộc giữa các đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy với các hiện tượng, quá trình kinh tế-xã hội khác trên địa bàn thành phố Đà nẵng, tức là làm rõ quy luật của sự phạm tội về ma túy dựa trên các đặc điểm nhân thân người phạm tội ở địa bàn nghiên cứu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu -Xét về mặt nội dung: Nội dung của đề tài nhân thân người phạm tội về ma túy được nghiên cứu ở khía cạnh tội phạm học thuộc chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Cụ thể hơn, do tên đề tài quy định, nên đề tài sẽ được thực hiện trong phạm vi lý luận tội phạm học về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, trong đó có lý luận về nhân thân người phạm tội, áp dụng cho các tội phạm về ma túy; - Xét về thời gian: đề tài sử dụng chất liệu nghiên cứu trong vòng 06 năm từ năm 2013 đến năm 2018 trên địa bàn thành phố Đà nẵng, bao gồm số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án đối với các tội phạm về ma túy và 100 bản án hình sự sơ thẩm các tội phạm loại này; - Xét về không gian: đề tài Luận văn được thực hiện trên phạm vi thành phố Đà nẵng; - Xét về tội danh: đề tài nghiên cứu các tội về ma túy theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, bao gồm các tội được quy định từ Điều 247 đến 7 Điều 259. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu trên dựa trên các quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Mingrwh, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng và các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành khoa học khác phù hợp với nội dung của luận văn. Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung và các phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù của chuyên ngành Tội phạm học, như: quy nạp, diễn dịch, thống kê tội phạm, phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu điều tra, phỏng vấn, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm từ đó có thể đưa ra những kết luận có tính lý luận và thực tiễn và đề xuất các kiến nghị liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng. Ngoài ra người viết cũng đã trực tiếp nghiên cứu một số bản án hình sự về tội phạm ma túy do Tòa án nhân dân Thành phố Đà nẵng xét xử giai đoạn từ 2013 - 2018. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận: Luận văn có giá trị kiểm nghiệm lý luận tội phạm học về các vấn đề cơ bản của nó, đặc biệt là tính thống nhất giữa các vấn đề như: Tình hình tội phạm; Nguyên nhân và điều kiện của THTP; Nhân thân người phạm tội; Phòng ngừa tội phạm. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm về ma túy trong phạm vi thành phố Đà nẵng. Đồng thời, nó cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong các cơ sở đào tạo luật trên phạm vi cả nước. 8 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận tội phạm học về nhân thân người phạm tội về ma túy Chương 2: Thực tiễn nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng giai đoạn 2013 - 2018 Chương 3: Hoàn thiện hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng từ khía cạnh nhân thân người phạm tội 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỘI PHẠM HỌC VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nhân thân người phạm tội 1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội trong tội phạm học Có thể hiểu, con người dù thực hiện hành vi tội phạm đến đâu đi nữa thì họ vẫn là con người của xã hội. Cho nên, khi đề cập đến nhân thân người phạm tội là bao gồm các đặc điểm của nhân thân của con người và những đặc điểm đặc trưng của nhân thân người phạm tội, chính những đặc điểm đặc trưng này thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của họ. “Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là con người phạm tội chứ không phải là con người nói chung. Người phạm tội là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm” [49, tr. 41]. Bản chất cùa con người không phải là cái gì có sẵn, cái bất biến mà được hình thành nên, được bộc lộ ra trong đời sống hiện thực của nó, bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhau ràng buộc, chi phối lẫn nhau. Với bất kỳ hình thái xã hội nào, thời đại nào xuất phát từ các mối quan hệ với nhau mà nhân thân của con người được hình thành. Con người luôn luôn tồn tại những mối quan giai cấp, quan hệ chính trị và nhiều các mối quan hệ khác. Và động lực để thúc đẩy một con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội thì phải có sự tác động của các điều kiện, hoàn cảnh và các tình huống cụ thể. Tóm lại, nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm sinh học, tâm lí và xã hội của người phạm tội và các đặc điểm này kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khách quan bên ngoài đã dẫn đến con người đó thực hiện hành vi phạm tội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa rất lớn như: từ nhân 10 thân người phạm tội ta có những cái nhìn toàn diện hơn về vụ án từ đó giúp góp phần giúp cho các cơ quan tư pháp áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự phù hợp, đồng thời đề ra các biện pháp cải tạo, giáo dục người phạm tội một cách hiệu quả, tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp dự báo và phòng ngừa tội phạm trong xã hội. Nhận ra tầm quan trọng đó, nên nhiều ngành khoa học pháp lý như tội phạm học, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, khoa học điều tra hình sự,… đã lấy nhân thân người phạm tội là đối tượng nghiên cứu của mình. Một số quan điểm về đặc điểm nhân thân người phạm tội dưới góc độ khoa học pháp lý: Theo GS. TSKH Lê Cảm: “Nhân thân người phạm tội theo Luật hính sự là hệ thống các thuộc tính có ý nghĩa xã hội của người đã thực hiện tội phạm, phản ánh khả năng cải tạo của người đó bằng các biện pháp và pháp lý hình sự” Theo GS, TS Kiều Đình Thụ: “ Nhân thân người phạm tội là tổng hợp tất cả những khía cạnh xã hội đặc trưng của người phạm tội tạo thành cá nhân, có ý nghĩa giải quyết đúng đắng các vấn đề trách nhiệm hình sự” . Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “Nhân thân người phạm tội tức là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm được hiểu là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó” [39, tr. 130]. Từ các quan điểm trên cho ta thấy các tác giả đã khẳng định, bản chất của con người trong các quan hệ xã hội là đặc điểm nhân thân người phạm tội. Nhân thân con người nói chung kết hợp dấu hiệu đặc trưng riêng của người phạm tội là hai yếu tố hình thành nên nhân người phạm tội. Thực hiện hành vi phạm tội và là chủ thể của tội phạm theo quy định trong Bộ luật hình sự là dấu hiệu đặc trưng trong nhân thân người phạm tội. Đặc điểm nhân thân là 11 những đặc điểm thuộc về người phạm tội được tích lũy hình thành trong suốt quá trình sống và nó phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội khi họ tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do đó, các đặc điểm xã hội của người phạm tội cùng với những yếu tố thuận lợi cho hành vi phạm tội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành hành vi của người thực hiện phạm tội. Khoa học luật hình sự nghiên cứu người phạm tội với tư cách họ là chủ thể thực hiện tội phạm và là người chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội. Góc đặc điểm nhân thân người phạm tội được nghiên cứu ở đây là xuất phát từ nhu cầu xác định và đánh giá hành vi phạm tội, trách nhiệm hình sự và quyết định biện pháp xử lí hình sự đối với người phạm tội theo luật hình sự. Tâm lí học tư pháp và tâm thần học cũng coi việc nghiên cứu người phạm tội là vấn đề trung tâm nhưng lại phục vụ cho mục đích xác định năng lực trách nhiệm hình sự và xử lí những người phạm tội là người mắc các bệnh về tâm lí, tậm thần. Trong khi đó, tội phạm học nghiên cứu người phạm tội hay nhân thân người phạm tội là vì mục đích xác định nguyên nhân của tội phạm, bao gồm không chỉ các nguyên nhân từ phía người phạm tội mà cả các nguyên nhân tử phía xã hội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học có thể xác định được những đặc điểm nhân thân nào của người phạm tội có tác động làm tăng nguy cơ phạm tội ở người phạm tội hay còn gọi là đặc điểm tiêu cực hay rủi ro phạm tội. Các đặc điểm này có thể íấ những đặc điểm từ chính người phạm tội, như các đặc điểm sinh học hay các đặc điểm tâm lí tiêu cực thuộc nhân cách hoặc ỉà các đặc điểm xã hội là kết quả hoặc phản ánh sự tác động của các yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội đối với người phạm tội. Tổng hợp những phân tích trên về nhân thân người phạm tội, dưới góc độ Tội phạm học có thể rút ra định nghĩa nhân thân người phạm tội về ma túy như sau: 12 Dưới góc độ tội phạm học, nhân thân người phạm tội về ma túy là tổng thể những đặc điểm về các mặt của cá nhân người phạm tội, những đặc điểm có giá trị nhận thức về hành trình dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội về ma túy của người đó. 1.1.2. Ý nghĩa tội phạm học của nhân thân người phạm tội Các ý nghĩa của luận văn trong việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về Ma túy trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng: Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội về ma túy, góp phần làm cho quá trình định tội, định khung và quyết định hình phạt được chính xác Các cơ quan tiến hành tố tụng muốn giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội phải nghiên cứu đầy đủ về nhân thân người phạm tội ở một số tội phạm, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc định tội cũng như định khung hình phạt. Do vậy, pháp luật về tố tụng hình sự đã quy định các cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập đầy đủ các đặc điểm nhân thân người phạm tội trong hồ sơ vụ án, nhân thân người phạm tội cũng phải được ghi rõ trong bản Kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, bản Cáo trạng của Viện kiểm sát và Bản án của Tòa án. Việc định tội và định khung hình phạt trong việc xét xử các vụ án về tội phạm ma túy cần phải chú ý các đặc điểm nhân thân của họ. Như động cơ và mục đích thu lợi bất chính là yếu tố định tội của Tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, mục đích cất giữ ma túy để thỏa mãn cơn nghiện của bản thân là yếu tố định tội của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy… theo quy định tại Chương XX của Bộ luật hình sự 2015; yếu tố “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là tình tiết định tội đối với Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 247); đặc điểm “tái phạm nguy hiểm” được quy định là yếu tố định khung một số đa số các tội 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan