Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Nhân học ở việt nam một số vấn đề lịch sử,nghiên cứu và đào tạo...

Tài liệu Nhân học ở việt nam một số vấn đề lịch sử,nghiên cứu và đào tạo

.PDF
450
345
112

Mô tả:

Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Văn Huy, Lâm Bá Nam, Virong Xuân Tình (Đồng chủ biên) NHÂN HỌC Ở VIỆTNÃ m Một SỐ Vấn đề lịch sử, nghiên cứu và đào tạo Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Văn Huy, Lâm Bá Nam, Vương Xuân Tình (Đồng chủ biên) VNu /- ừ A § Bỏ MÔN NHẢN HOC t ]) HỌC NHÂN HỌC ở VIỆT NAM ■ ■ M ột số vấn đẻ lịch sử, nghiên cúu và đào tạo NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC NHÂN HỌC Ở VIỆT NAM I I Nguyễn Vãn Sửu, Nguyễn Văn Huy, Lâm Bá Nam, Vương Xuân Tình (Đồng chủ biên) © 2016 ông Nguyễn Vãn Sửu và các tác giả. Nhà xuất bản xuất bản theo giấy chấp nhận xuất bản của ông Nguyễn Văn Sửu và các tác giả. Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phân phối dưới dạng in ấn hoặc vãn bản điện tử mà không có sự cho phép của N XB Tri thức là vi phạm luật pháp. MỤC LỤC Lời cảm ơn 9 Lương Văn Hy Nhân học: Lịch sử, nghiên cứu về Việt Nam, và đào tạo 11 Phần I Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Đức Từ Chỉ trong nhân học Việt Nam Phạm Khiêm ích Góp phần nghiên cứu nhân học ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế 37 Olivier Tessier Những bước đi đầu tiên của dân tộc học ở Việt Nam: Vai trò thúc đẩy của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp trong nửa đầu thế kỷ 2 0 51 Ngô Đức Thịnh Nguyễn Văn Huyên và nghiên cứu văn hóa Việt Nam 73 Đỗ Lai Thúy Nhân học văn hóa - Nhìn lại Nguyễn Văn Huyên và từ Nguyễn Văn Huyên nhìn lại 81 Đinh Hồng Hải Tri thức bác học của Nguyên Văn Huyên: D ấn liệu từ Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam 89 5 NHẢN HỌC Ớ VIỆT NAM Nguyễn Phương Ngọc Nguyễn Văn Huyên với việc tổ chức nghiên cứu 101 và đào tạo nhân học (1 9 3 8 -1 9 4 5 ) Nguyễn Mạnh nến Trí thức Việt Nam đầu thế kỷ 20: Trường hợp Nguyễn Văn Huyên 123 đối diện với sự kiện H át đ ối đáp Bùi Xuân Đính Từ Chi và nghiên cứu về làng xã - Những điều ông dạy học trò 143 Nguyễn Duy Thiệu Từ Chi vói trường phái dân tộc học đề cao nghiên cứu thực địa 155 Lê Hồng Lý Nhà dân tộc học Từ Chi và cách ông dạy học trò 173 Trần Hữu Sơn Cá tính Từ Chi trong ứng xử với nghề dân tộc học 183 Phạm Văn Dương Tiếp cận nhân học trong trưng bày "Từ Chi - Nhà Dân tộc học" tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 195 Phần II Một SỔ Vấn đé nghiên cứu Kato Atsufumi Những đặc điểm của nhân học về Việt Nam ở Nhật Bản 211 Nguyễn Thu Hương Nhồn học về giới ồ Việt Nam từ khi Đổi mới 227 Phan Phương Anh Nhân học chữ viết: Lịch sử, cách tiếp cận và triển vọng ở Việt Nam 243 Nguyễn Cống Thảo Nhân học sinh thái ở Việt Nam: Hai giai đoạn, một con đường 6 263 Nhân học: Lịch sử, nghiên cứu về Việt Nam, và đào tạo Lý Hành Sơn Nhân học về người Dao ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra 285 Nguyễn Ngọc Thanh Quy ước sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Dao ở Việt Nam 303 Sarah Turner vầ Jean M ichaud Sinh kế nơi biên cương: Sự thích ứng của người Hmông ở vùng biên giói Việt - Trung 315 Nguyễn Thị Thanh Bình Một số vấn đề trong nghiên cứu hôn nhân xuyên biên giới ở Việt Nam 335 Đinh Thị Thanh Huyền Sáng tạo lại truyền thống và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam: Trường hợp Quan họ Bắc Ninh 357 Phạm Văn Lợi Một số vấn đề trong nghiên cứu về nhà ở của các tộc người ở Việt Nam 375 Phần III Đầo tạo vầ giảng dạy nhân học: Thực tiẻn vầ gợi mở Vưong Xuân Tình Một số đổi mới theo hướng ngành nhân học ở Viện Dân tộc học (2 0 0 0 - 2015) 385 Nguyễn Văn Sửu Vấn đề tộc người trong định hướng phát triển của Khoa Nhân học ở Đại học Quốc gia Hà Nội 397 Huỳnh Ngọc Thu Một số vấn đề về đào tạo đại học ngành nhân học ở Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 409 7 Nguyễn Trường Giang, Thạch Mai Hoầng, Lương Thị Minh Ngọc Một số gợi ý giảng dạy học phần Nhân học đại cương 419 Nguyễn Vãn Tiệp Nhân học ứng dụng và việc giảng dạy, nghiên cứu nhân học ứng dụng ở Việt Nam 431 Ngố Thị Phương Lan Hội nhập quốc tế và tính địa phương trong giảng dạy Nhân học kinh tế ở Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 8 443 LỜI CẢM ƠN Trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, trên nền tảng của chuyên ngành dân tộc học có bề dày truyền thống nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng chính sách, một ngành nhân học ở Việt Nam đã thành hình và đang không ngừng phát triển, thể hiện rõ là một ngành khoa học nhân học mang bản sắc Việt Nam song cũng chia sẻ nhiều nét tương đồng với các truyền thống nhân học ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, đóng góp và vận hội mới, nền nhân học đương đại ở Việt Nam còn đối diện một số thách thức ữong thực tiễn nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng, đòi hỏi có sự nỗ lực và cộng tác của toàn ngành để tìm ra các giải pháp hiệu quả đưa ngành nhân học tiếp tục phát triển và có đóng góp hiệu quả hơn cho xã hội và đất nước. Trong khuôn khổ một dự án tài trợ của Quỹ Wenner-Gren của Hoa Kỳ, tháng 9 năm 2015, Khoa Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, Viện Dân tộc học, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Nhân học ở Việt Nam: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng. Trong không khí chào mừng sự ra đời của Khoa Nhân học ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, hội thảo này đã đón nhận sự tham gia có hiệu quả của đông đảo các nhà khoa học từ các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và thực hành nhân học, dân tộc học và các ngành khoa học xã hội khác ở Nhật Bản, Canada, Pháp và Việt Nam. Hội thảo tập trung vào ba nội dung then chốt của nhân học ở Việt Nam: (i) xác định rõ vị trí, vai ữò và những đóng góp của Nguyễn Văn 9 NHÂN HỌC Ớ VIỆT NAM Huyên và Nguyễn Đức Từ Chi, hai nhà nhân học lỗi lạc, đầu đàn, đầu ngành đối với nhân học Việt Nam; (ii) đánh giá hiện trạng và chia sẻ kết quả nghiên cứu; và (iii) trao đổi về công tác đào tạo và giảng dạy nhân học, qua đó nhận diện các khó khăn và thách thức, bàn thảo các giải pháp quảng bá, nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Từ kết quả hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, PGS.TS. Lâm Bá Nam, PGS.TS. Vương Xuân Tình và PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu thẩm định các báo cáo để lựa chọn, biên tập, xuất bản thành cuốn sách các bạn đang cầm tay. Thẩm định, lựa chọn và biên tập các bài viết cho cuốn sách này là một công việc đầy thách thức, khi từ hơn 50 bài viết được chọn trong tổng số 95 báo cáo hội thảo, chúng tôi chỉ có thể in những bài phù hợp và đáp ứng tốt nhất mục tiêu của cuốn sách, vì thế có một số bài viết chưa được in ữong cuốn sách này bởi những lý do khác nhau. Nhân dịp cuốn sách này ra mắt bạn đọc, thay mặt cho Khoa Nhân học, tôi xin cảm ơn các cơ quan, các nhà khoa học và đồng nghiệp đã cổ vũ, khích lệ, đóng góp và đồng hành cùng chúng tôi để cuốn sách này có thể đến tay bạn đọc. Cảm ơn Wenner-Gren Foundation đã hỗ trợ, giúp chúng tôi biến ý tưởng thành hiện thực. Cuốn sách này không chỉ là sản phẩm của một hội thảo, mà quan trọng hơn, đó là sự kết tinh của tình thần nhân học, sự cộng tác của các đơn vị và cá nhân các nhà khoa học nhân học ở Việt Nam với sự ủng hộ của đồng nghiệp và bạn bè quốc tế vì một ngành nhân học đang lên ở Việt Nam. Xin ữân ừọng cảm ơn! Nguyễn Văn Sửu 10 Nhân học: Lịch sử, • • 7 nghiên cứu về Việt Nam, và đào tạo Lương Văn Hy Đại học Toronto, Canada Lịch sử • Những bài trong phần 1 của tuyển tập này đã làm rõ bối cảnh ra đời của dân tộc học Việt Nam dưới ảnh hưởng của dân tộc học Pháp. Như Olivier Tessier đã trình bày (bài trong tuyển tập này), những nghiên cứu của Trường Viễn Đông bác cổ (École Francaise cTExtrêmeOrient) từ đầu thế kỷ 20 đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho sự hình thành của ngành dân học học và nhân học ở Việt Nam và về Việt Nam. Những nghiên cứu này không chỉ về văn hóa và phong tục tập quán, mà còn về ngôn ngữ, khảo cổ, lịch sử, và thể dạng con người. Một số bài ở phần 1 trong tuyển tập này cũng đã làm rõ những nghiên cứu khoa học rất phong phú của GS. Nguyễn Văn Huyên đã đóng góp quan trọng như thế nào trong việc xây dựng bước đầu cho m ột nền dân tộc học của các học giả Việt Nam tại Việt Nam. Nền dân tộc học chịu ảnh hưởng của Pháp này được tiếp nối sau khi chế độ Pháp thuộc đã cáo chung, cả ở miền Nam trong thời kỳ 1954-1975, cũng như qua những công trình nghiên cứu và hoạt động đào tạo của PGS. Từ Chi và môn sinh, ở miền Bắc trong giai đoạn này và ở một nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975. Ảnh hưởng của dân tộc học Pháp rất nặng trong thời kỳ từ 1954 đến 1975 tại miền 11 NHÂN HỌC Ở VIỆT NAM Nam vì các nhà dân tộc học Việt Nam ở miền Nam đều được đào tạo ở Pháp. Tuy vài nhà nhân học Mỹ như Gerald Hickey, John D onoghue, có đi thực địa tại miền Nam và xuất bản một số công trình khảo tả vẫn được tham khảo cho tới ngày nay (nhất là những sách của Hickey, Hickey 1964, 1982, 1993), nhưng nhân học Mỹ không có ảnh hưởng gì đến dân tộc học tại miền Nam vào thời kỳ này. Còn ở miền Bắc, như một số học giả đã nhận xét, PGS. Từ Chi đã sử dụng phương pháp quan sát tham dự rất bài bản nhờ nắm vững được ngôn ngữ của cộng đồng mình nghiên cứu (tiếng Mường), và có những công trình nghiên cứu sâu, có giá trị lâu dài về người Mường. Cùng với một số m ôn sinh, ông cũng đã nghiên cứu tương quan giữa môi trường và tổ chức xã hội nông thôn ở Bắc Bộ. N hưng PGS. Từ Chi, dưới ảnh hưởng của dân tộc học Pháp, ở ngoại vi của dân tộc học ở miền Bắc trong giai đoạn 19541975 và ở một nước Việt Nam thống nhất (Trương Huyền Chi 2014, Trần Hữu Sơn trong tuyển tập này) vì dân tộc học ở miền Bắc và ở một nước Việt Nam thống nhất chịu ảnh hưởng nặng của dân tộc học Liên Xô, với lý thuyết tiến hóa, với quan tâm về những vấn đề như phân định các dân tộc và cách phân định, quan hệ dân tộc, và chính sách dân tộc. Tuyển tập này không tập trung phân tích một cách có hệ thống truyền thống nghiên cứu của dân tộc học Việt Nam dưới ảnh hưởng của dân tộc học Liên Xô, dù rằng chúng ta có thoáng thấy đâu đó dấu vết của truyền thống này ữong một số bài ở phần 2. Sự thiếu vắng này có thể là vì gần đây đã có một số bài tổng luận về nghiên cứu dân tộc học Việt Nam về chủ đề tộc người được đăng ở nơi khác (Vương Xuân Tình 2013 và 2014, so sánh với Evans 1985, Keyes 2002, và Taylor 2011). Tôi nghĩ là chúng ta cần nhìn sự ra đời và phát triển của dân tộc học Việt Nam trong thế kỷ 20 dưới ảnh hưởng của dân tộc học Pháp và dân tộc học Liên Xô trong bối cảnh của ngành dân tộc học và nhân học thế giới nói chung. Từ góc độ lịch sử học thuật, ở Pháp, mãi đến 1925 dân tộc học mới được thể chế hóa ở Pháp khi Institut cTEthnologie được thành lập tại Đại 12 Nhân học: Lịch sử, nghiên cứu về Việt Nam, và đào tạo học Paris.1 Nhưng trong môi trường học thuật Anh ngữ, dân tộc học/nhân học đã được thể chế hóa và phát triển sớm hơn khá nhiều, và cụm từ "nhân học" được sử dụng phổ biến từ sớm để đề cập đến những nghiên cứu về văn hóa xã hội và hành vi của con người. Trong môi trường học thuật Anh ngữ, lý thuyết và phương pháp dân tộc học và nhân học không chỉ có một số nét tương đồng, nhưng củng có một số khác biệt không nhỏ, với dân tộc học Pháp hay Liên Xô. Tại Anh quốc, Hội Dân tộc học London (Ethnological Sodety of London) ra đời vào năm 1844. Trong thập kỷ 1860, tổ chức này tồn tại song song với Hội Nhân học (Anthropological Society), và năm 1871, cả hai tổ chức sáp nhập thành Anthropological Institute of Great Britain and Ireland. Nhà nhân học Edvvard Tylor, nổi tiếng với những nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng, được bổ nhiệm làm giảng viên nhân học ở Đại học Oxíord từ năm 1884 và Giáo sư nhân học ở đây vào năm 1896 (xem thêm Stocking 1971 và Stocking 1987, Barth 2005: 4-10). Tại Mỹ, Hội Dân tộc học Mỹ (American Ethnological Society) được thành lập vào năm 1842. 1 Trong thế kỷ 19, ở Pháp, nhân học (anthropologie) được thể chế hóa, nhưng đây là nhân học hình thể, gắn liền với sinh học. Cụ thể hơn, Paul Broca, m ột giáo sư y học và nhân học hình thể nổi tiếng qua những công trình về não của ông, thành lập hội Société cTAnthropologie de Paris vào năm 1859, ra đời tạp chí La revue d'anthropologie vào năm 1872, và đồng sáng lập trường N hân học Paris (École cTanthropologie de Paris) vào năm 1875. GS. Broca sáng lập trường N hân học Paris cùng với Jean Louis A rm and de Q uatreíages, Giáo sư nhân học và dân tộc chí (ethnographie) tại Bảo tàn g quốc gia lịch sử tự nhiên (Muséum national d'histoừe naturelle) ờ Paris. Tuy chứ c vụ của Armand de Q uatreíages có cụm từ dân tộc chí, nhưng ông chỉ nghiên cứu về khía cạnh sinh học của con người. Ở Pháp, ữ o n g thế kỷ 19, củng có Bảo tàng dân tộc học (Musée d'Ethnographie) được thành lập năm 1878 ở Paris, nhưng bảo tàn g này tập trung thời kỳ đầu vào những hiện vật khảo cổ. Trong bối cảnh này, việc thành lập Institut d'Ethnologie ở Đại học Paris vào năm 1925 là m ột dấu m ốc quan trọng của tiến trình thể chế hóa ngành dân tộc học ở Pháp (Parkin 2005). Có lẽ vì cách tổ chức hệ thống đại học ở Việt N am củng như ảnh hưởng của học thuật Pháp, nên đến đầu thế kỷ 21, ở các đại học ở Việt N am , nhân học hình thể vẫn được d ạy ở Đại học Y, và phân ngành dân tộc học hay n h ân học văn hóa-xã hội được dạy chính là ở Đại học Khoa học xã hội và nhân vãn. 13 NHÂN HỌC Ở VIỆT NAM Cục Dân tộc học [bản địa] Mỹ (Bureau of American Ethnology), một cơ quan của chính phủ Mỹ, được thành lập năm 1879, cùng thời điểm với Hiệp hội Nhân học YVashington (Anthropological Society of YVashington).2 Hội Nhân học YVashington xuất bản tạp chí American Anthropologist vào năm 1889 (Silverman 2005: 260). Tạp chí này trở thành tạp chí của Hội Nhân học Mỹ (American Anthropological Association) thành lập năm 1902 và là tạp chí uy tín nhất của nhân học Mỹ cho đến ngày nay. Đại học Chicago thành lập Khoa Xã hội học và Nhân học (Department of Sociology and Anthropology) từ năm 1892. Đại học Columbia đã mời Franz Boas về giảng dạy vào năm 1896, và tạo điều kiện để ông xây dựng chương trình đào tạo bậc tiến sĩ về nhân học độc lập với các khoa học xã hội khác ngay vào thời điểm đó. Nhà nhân học Mỹ nổi tiếng Alíred Kroeber nhận bằng tiến sĩ nhân học ở Đại học Columbia vào năm 1901. Các Khoa Nhân học (Departments of Anthropology) được thành lập ở không ít đại học lớn ở Bắc Mỹ trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Với những nhà nhân học ngày càng nhiều, Hội Nhân học Mỹ được thành lập vào năm 1902, cùng tồn tại song song với Hội Dân tộc học Mỹ. Sự khác biệt giữa hai hội này là Hội Nhân học Mỹ là một tổ chức cho một ngành nhân học phạm vi rộng, cố gắng tổng hợp, dưới ảnh hưởng của Boas, nhân học hình thể (physical anthropology), khảo cổ học, nhân học ngôn ngữ, cũng như nhân học văn hóa. Trong học thuật Bắc Mỹ, từ Ethnology (dân tộc học) phản ảnh tình hình của thế kỷ 19, được thay dần bằng cụm từ nhân học văn hóa (cultural anthropology), và ngày nay còn được sót lại như là một di sản lịch sử.3 Trong bối cảnh này, thì trong học thuật Mỹ nói riêng và trong học thuật quốc tế nói chung, dân tộc học/nhân học như là m ột ngành học đi vào thể chế văn hóa xã hội và 2 Năm 1965, Cục này được sáp nhập vào Bảo tàng Smithsonian. 3 Hiện nay, Hội Dân tộc học M ỹ là m ột hội thành viên của Hội N hân học M ỹ. Ở Mỹ vẫn còn hai tạp chí có từ "ethnology/ethnologist" trong tên gọi, American Ethnoỉogist (tạp chí của Hội Dân tộc học M ỹ, bắt đầu năm 1972) và Eihnoỉogy (bắt đầu năm 1962), nhưng đây chi là hai tro n g số lượng lớn tạp chí trong p h ân ngành nhân học văn hóa tại Mỹ. 14 Nhân học: Lịch sử, nghiên cứu về Việt Nam, và đào tạo hanh vi của con người đã được thể chế hóa từ thế kỷ 19, và chúng ta không thể nói là nhân học ra đời sau xã hội học. Franz Boas đã đặt nền tảng cho sự ra đời của văn hóa tương đối luận trong nhân học Mỹ nói riêng và nhân học Tây phương nói chung trong nửa đầu thế kỷ 20. Cách tiếp cận này là một phản ứng lại với lý thuyết tiến hóa thế kỷ 19. Cách tiếp cận này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đặt những nét văn hóa cụ thể trong tổng thể của nền văn hóa ấy, cần nhìn văn hóa qua cái nhìn chủ thể và khi đi nghiên cứu, phải biết ngôn ngữ bản địa để có thể hiểu được cặn kẽ hơn cái nhìn chủ thể, cần tôn trọng những nền văn hóa khác và xem khác biệt vãn hóa chỉ là khác biệt chứ không đánh giá là văn minh hay mông muội.4 Văn hóa tương đối luận trở nên rất đậm nét trong những công trình của Margaret Mead từ thập kỷ 1920, trong sách Patterns of Culture của Ruth Benedict xuất bản năm 1934. Cách tiếp cận này thể hiện rõ ữong nghiên cứu về giới của Mead (trong sách Sex and Temperament in Primitive Societies xuất bản năm 1935), trong những nghiên cứu về ngôn ngữ của Edward Sapir và Benjamin Whorf (dưới dạng ngôn ngữ tương đối luận), cũng như trong nhiều lãnh vực nghiên cứu của nhân học Mỹ. Luận điểm của Mead về giới được kiến tạo qua văn hóa chưa được những nhà nghiên cứu trẻ sau này về giới ghi nhận đầy đủ. Sang đến nửa sau của thế kỷ 20, tuy văn hóa tương đối luận bị phê phán là không quan tâm đầy đủ đến chiều kích quyền lực và bất bình đẳng quyền lực trong một nền văn hóa cũng như trong những tương tác xuyên văn hóa xã hội, theo thiển ý của tôi, ảnh hưởng của văn hóa tương đối luận như là một phương pháp luận cho đến nay vẫn không hề suy giảm trong nhân học Bắc Mỹ. 4 Điểm nhấn này song hành với sự hình thành sớm của phân ngành nhân học ngôn ngữ trong nhân học ở M ỹ, với mối quan tâm về tương quan giữa ngôn ngữ, ngôn từ với văn hóa-xã hội. Ba phân ngành còn lại là nhân học văn hóa, khảo cổ học, và nhân học sinh thể (biological anthropology). N hân học sinh thể không chi quan tâm đến hình thể, chủng tộc, và tiến hóa, vốn là mối quan tâm chính của thế kỷ 19, mà còn về tác động của gen, môi trường, dinh dưỡng đến hành vi và sức khỏe trong thời hiện đại. 15 NHÂN HỌC Ở VIỆT NAM về mặt phương pháp, từ đầu thế kỷ 20, nhân học trong khối Anh ngữ nhấn mạnh đến phương pháp quan sát tham dự (participant observation) như là một phương pháp nền tảng, và về điểm này thì có tương đồng với dân tộc học Pháp. Tuy nhiên, cách thu thập dữ liệu định lượng cũng như phân tích định lượng không hề thiếu vắng trong nhân học trong khối Anh ngữ, ngay từ những ngày đầu. Nhà nhân học Edward Tylor của thế kỷ 19 đã có bài về sử dụng thống kê trong nhân học (Tylor 1889). Những nhà nhân học nổi tiếng người Mỹ như Alíred Kroeber, Julian Steward đã dùng phân tích định lượng trong một số nghiên cứu của mình ữong nửa đầu thế kỷ 20. Sau đó, George Peter Murdock cũng như John Whitìng và Beatrice Whiting cùng một số môn đệ của họ tiếp tục phân tích định lượng không ít ữong nghiên cứu của mình (Murdock 1937, VVhiting and YVhiting 1975). Truyền thống này, dù không phải là chủ đạo trong nhân học hiện nay, vẫn tiếp tục trong nhân học, nhất là ở những chuyên ngành như nhân học tri nhận, sinh thái, hay kinh tế. Ngay cả khi quan sát tham dự, tôi muốn lập luận là một nhà nghiên cứu lễ nghi hay lễ hội mà không đếm số người tham gia, và tỷ lệ nam nữ nói chung cũng như ở các vị trí khác nhau trong sự kiện này, nói cách khác là không thu thập thông tin định lượng ữong những trường hợp này, là chưa tận dụng hết cái mạnh của phương pháp quan sát tham dự. Một mặt khác, trong xã hội học Bắc Mỹ, có nhiều công trình quan trọng chỉ sử dụng phương pháp quan sát tham dự. Nhà xã hội học nổi tiếng người Canada Erving Goffman xây dựng sự nghiệp của mình ở Bắc Mỹ qua quan sát tham dự và không hề có con số nào ừong những công trình kinh điển nổi tiếng của ông.5 Trong gần như tất cả các Khoa Xã hội học hàng đầu ở Bắc Mỹ đều có lớp về phương pháp thu thập dữ liệu định tính. Gần với chúng ta hơn, công trình nghiên cứu của nhà xã hội 5 Tuy là người Canada, nhưng sau khi tốt nghiệp ở Đại học Toronto, Goffman nhận bằng tiến sĩ ở Mỹ, là Giáo su Xã hội học tại Đại học Caliíorrúa ở Berkeley và Đại học Pennsylvania ở Mỹ, và đã từng ở vị bí chủ tịch Hội Xã hội học Mỹ. Ô ng là m ột trong những nhà xã hội học u y tín nhất của Bắc M ỹ và của thế giới trong thế kỷ 20, nhưng chi dùng phương pháp quan sát tham dự ữ o n g nhữ ng nghiên cứu của mình. 16 s ' V Nu Nhân h ọ c: l ị ờ ) sử, nghiên cứu về Việt N am , và đ à o tạ o học Kimberly Hoang về th ế ệ BO MÒN NHẬN J-ỊÍ)C lì giới mãi dâm đương đại - Xem thêm -