Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận diện quản trị rủi ro tại công ty tnhh tín nghĩa luận văn thạc sĩ...

Tài liệu Nhận diện quản trị rủi ro tại công ty tnhh tín nghĩa luận văn thạc sĩ

.PDF
104
188
114

Mô tả:

            BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH YUZ       NGUYỄN MẠNH TÙNG       NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG   ĐẾN RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH   TẬP ĐOÀN KINH TẾ TÍN NGHĨA               LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ                 TP. Hồ Chí Minh - Năm 2009           BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH YUZ     NGUYỄN MẠNH TÙNG       NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG   ĐẾN RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ TÍN NGHĨA Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2009 i LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƯƠG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬ VỀ RỦI RO VÀ QUẢ TRN RỦI RO ................. 2 1.1 Rủi ro đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ......................... 2 1.1.1 Khái niệm về rủi ro ................................................................................. 2 1.1.2 Phân loại rủi ro ........................................................................................ 3 1.1.2.1 Rủi ro kinh doanh.............................................................................. 3 1.1.2.2 Rủi ro tài chính ................................................................................. 4 1.2 Quản trị rủi ro kiệt giá tài chính................................................................ 8 1.2.1 Sự cần thiết của quản trị rủi ro ................................................................. 8 1.2.2 Quản trị rủi ro.......................................................................................... 9 1.2.3 Đo lường rủi ro kiệt giá tài chính bằng các chỉ số trong báo cáo tài chính 9 1.2.3.1 Các chỉ số trong bảng cân đối kế toán ............................................. 10 1.2.3.2 Các chỉ số trong báo cáo thu nhập hợp nhất..................................... 12 1.2.3.3 Các chỉ số trong báo cáo dòng tiền .................................................. 14 1.3 Chương trình quản trị rủi ro ................................................................... 14 1.3.1 Bước 1: Nhận diện rủi ro ....................................................................... 14 1.3.2 Bước 2: Phân biệt giữa quản trị rủi ro và đầu cơ .................................... 14 1.3.3 Bước 3: Đánh giá chi phí của hoạt động quản trị rủi ro trên phương diện chi phí phát sinh do không thực hiện hoạt động quản trị rủi ro .............. 15 1.3.4 Bước 4: Sử dụng phương thức đánh giá đúng đắn để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro ................................................................. 15 1.3.5 Bước 5: Chương trình quản trị rủi ro không nên dựa vào quan điểm thị trường của nhà quản trị ......................................................................... 15 1.3.6 Bước 6: Nắm rõ các công cụ quản trị rủi ro ........................................... 15 1.3.7 Bước 7: Thiết lập hệ thống kiểm soát .................................................... 15 1.4 Chương trình quản trị rủi ro kiệt giá tài chính....................................... 16 1.4.1 Công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro ..................................................... 16 1.4.2 Chiến lược phòng ngừa rủi ro kiệt giá tài chính ..................................... 17 KẾT LUẬ CHƯƠG 1 ...................................................................................... 17 ii Chương 2: HẬ DIỆ RỦI RO VÀ THỰC TRẠG QUẢ TRN RỦI RO TẠI CÔG TY TÍ GHĨA ........................................................................................ 19 2.1 Giới thiệu chung về công ty Tín 2ghĩa .................................................... 19 2.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................. 19 2.1.2 Quy mô hoạt động ................................................................................. 19 2.1.3 Ngành nghề hoạt động ........................................................................... 20 2.1.4 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 21 2.2 Đo lường rủi ro kiệt giá tài chính ............................................................ 21 2.2.1 Đo lường rủi ro bằng bảng cân đối kế toán ............................................ 21 2.2.1.1 Tính thanh khoản ............................................................................ 21 2.2.1.2 Đòn bNy tài chính ............................................................................ 22 2.2.1.3 Đo lường độ nhạy cảm rủi ro tỷ giá ................................................. 25 2.2.1.4 Độ nhạy cảm lãi suất ....................................................................... 28 2.2.1.5 Độ nhạy cảm với biến động giá hàng hóa ........................................ 29 2.2.2 Đo lường rủi ro bằng báo cáo thu nhập hợp nhất ................................... 29 2.2.2.1 Tình hình thị trường của sản phNm chủ yếu của công ty .................. 29 2.2.2.2 Biến động của chi phí...................................................................... 31 2.2.2.3 Khả năng chịu đựng nợ đến mức nào .............................................. 32 2.2.3 Đo lường rủi ro bằng báo cáo dòng tiền ................................................. 32 2.2.3.1 Chất lượng thu nhập của công ty ..................................................... 32 2.2.3.2 Các khoản phải thu:......................................................................... 32 2.2.3.3 Tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn ........................................... 33 2.3 2hận diện rủi ro cho từng lĩnh vực, ngành nghề hoạt động .................... 33 2.3.1 Đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN : ...................................................... 33 2.3.1.1 Đặc điểm ngành nghề: ..................................................................... 33 2.3.1.2 Yếu tố tác động ............................................................................... 35 2.3.1.3 N hận diện rủi ro .............................................................................. 39 iii 2.3.2 Kinh doanh xăng dầu: ........................................................................... 40 2.3.2.1 Đặc điểm ngành nghề ...................................................................... 40 2.3.2.2 Yếu tố tác động ............................................................................... 41 2.3.2.3 N hận diện rủi ro .............................................................................. 47 2.3.3 Kinh doanh dịch vụ khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, trạm dừng chân ........ 48 2.3.3.1 Đặc điểm ngành nghề ...................................................................... 48 2.3.3.2 Yếu tố tác động ............................................................................... 49 2.3.3.3 N hận diện rủi ro .............................................................................. 52 2.3.4 Dịch vụ vận tải, thông quan nội địa ....................................................... 52 2.3.4.1 Đặc điểm ngành nghề ...................................................................... 52 2.3.4.2 Yếu tố tác động ............................................................................... 53 2.3.4.3 N hận diện rủi ro .............................................................................. 55 2.3.5 Sản xuất vật liệu xây dựng: ................................................................... 56 2.3.5.1 Đặc điểm ngành nghề ...................................................................... 56 2.3.5.2 Yếu tố tác động ............................................................................... 56 2.3.5.3 N hận diện rủi ro .............................................................................. 58 2.3.6 Kinh doanh bất động sản: ...................................................................... 58 2.3.6.1 Đặc điểm ngành nghề ...................................................................... 58 2.3.6.2 Yếu tố tác động ............................................................................... 59 2.3.6.3 N hận diện rủi ro .............................................................................. 64 2.3.7 Đầu tư tài chính: .................................................................................... 64 2.3.7.1 Đặc điểm ngành nghề ...................................................................... 64 2.3.7.2 Yếu tố tác động ............................................................................... 67 2.3.7.3 N hận diện rủi ro .............................................................................. 68 2.3.8 Chế biến và xuất khNu nông sản (cà phê nhân, cà phê rang xay) ............ 68 iv 2.3.8.1 Đặc điểm ngành nghề ...................................................................... 68 2.4 Thực trạng quản trị rủi ro của công ty Tín 2ghĩa .................................. 76 2.4.1 N hận thức về quản trị rủi ro của công ty Tín N ghĩa ............................... 76 2.4.2 Công ty Tín N ghĩa đã thực hiện những biện pháp phòng ngừa nào ........ 76 2.4.3 Kết quả đạt được từ hoạt động thực tế ................................................... 76 2.5 Đánh giá chung về rủi ro của công ty Tín 2ghĩa .................................... 77 2.5.1 N hững rủi ro công ty phải đối diện ........................................................ 77 2.5.2 Xu hướng và nguyên nhân rủi ro (tăng/ giảm) theo thời gian ................. 77 Kết luận chương 2 ................................................................................................ 77 Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢ TRN RỦI RO TẠI CÔG TY THH TÍ GHĨA.......................................................................................................... 79 3.1 2hóm giải pháp chung ............................................................................. 79 3.1.1 Hình thành nhận thức về quản trị rủi ro từ bộ máy quản lý .................... 79 3.1.1.1 Cần quan tâm đến quản trị rủi ro từ cấp lãnh đạo............................. 79 3.1.1.2 Xác định quản trị rủi ro là công tác bảo hiểm, không phải là hoạt động kinh doanh hay đầu cơ .......................................................... 80 3.1.1.3 Loại bỏ tâm lý sợ trách nhiệm ......................................................... 80 3.1.2 Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................. 80 3.1.2.1 Tuyển dụng, đào tạo nhân viên am hiểu về các công cụ quản trị rủi ro cho các phòng ban chuyên trách ..................................................... 80 3.1.2.2 Tuyển dụng, sắp xếp nhân viên có năng lực vào bộ phận lập kế hoạch và thNm định dự án ......................................................................... 80 3.1.2.3 Điều chỉnh và bổ sung cơ cấu tổ chức công ty ................................. 81 3.1.3 Giải pháp về chính sách đầu tư .............................................................. 82 3.1.3.1 Xác định ngành nghề, sản phNm dịch vụ chủ lực của công ty .......... 82 3.1.3.2 Tránh đầu tư dàn trải ....................................................................... 82 3.1.3.3 Chuyển nhượng một phần hoặc từ bỏ những dự án, ngành nghề, sản phNm và dịch vụ không phải là thế mạnh ........................................ 82 v 3.2 Giải pháp về quản trị rủi ro kiệt giá tài chính và sử dụng đòn bDy ........ 83 3.2.1 Quản trị rủi ro tỷ giá .............................................................................. 83 3.2.2 Quản trị rủi ro lãi suất ........................................................................... 83 3.2.3 Quản trị rủi ro giá bán hàng hóa ............................................................ 84 3.2.4 Quản trị rủi ro trong sử dụng đòn bNy .................................................... 84 3.3 2hóm giải pháp chi tiết cho từng lĩnh vực, ngành nghề ......................... 85 3.3.1 Đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN : ...................................................... 85 3.3.2 Kinh doanh xăng dầu: ........................................................................... 86 3.3.3 Kinh doanh dịch vụ (khu nghỉ dưỡng, khu du lịch) ................................ 86 3.3.4 Dịch vụ vận tải, thông quan nội địa ....................................................... 87 3.3.5 Sản xuất vật liệu xây dựng: ................................................................... 88 3.3.6 Kinh doanh bất động sản ....................................................................... 89 3.3.7 Đầu tư tài chính: .................................................................................... 90 3.3.8 Chế biến và xuất khNu nông sản (cà phê nhân, cà phê rang xay) ............ 91 Kết luận chương 3 ................................................................................................ 91 TỔG KẾT LUẬ VĂ ...................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 95 vi DA2H MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. EBIT: Earnings Before Interest and Tax – Thu nhập trước thuế và lãi vay 2. EIU: Cơ quan thông tin kinh tế Economist Intelligence Unit 3. EPS: Earnings Per Share - Tỉ suất thu nhập trên cổ phần 4. ICD: Inland Container Deport – Cảng nội địa 5. KCN : Khu công nghiệp 6. LIFFE: London International Financial Futures and Options Exchange - Sàn giao dịch hàng hóa giao sau London 7. N PV: N et Present Value – Hiện giá 8. N YMEX: N ew York Mercantile Exchange - Sàn Giao dịch hàng hóa N ew York 9. TN HH: Trách nhiệm hữu hạn 10. TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 11. USD: Đô-la Mỹ 12. VN D: Đồng Việt N am vii DA2H MỤC CÁC BẢ2G BIỂU Bảng 2.1: Quy mô hoạt động của công ty Tín N ghĩa ........................................... 19 Bảng 2.2: Các hạng mục đầu tư của công ty Tín N ghĩa........................................ 19 Bảng 2.3: Lãi suất cơ bản bằng tiền Đồng Việt N am giai đoạn 2006 – 2008 ........ 23 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khNu của công ty Tín N ghĩa ............................... 25 Bảng 2.5: Dự báo dòng tiền vào, ra thuần hàng năm tính bằng USD .................... 27 Bảng 2.6: Tăng trưởng doanh thu năm 2008 ........................................................ 30 Bảng 2.7: Tổng hợp chi phí hoạt động ................................................................. 31 Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh xăng dầu của công ty Tín N ghĩa ........................... 41 Bảng 2.9: Tình hình kinh doanh xăng dầu của công ty Tín N ghĩa ........................ 44 Bảng 2.10: N hập khNu xăng dầu vào Việt N am năm 2006 ................................... 46 Bảng 2.11: Kết quả kinh doanh ngành vận tải và thông quan nội địa của công ty Tín N ghĩa giai đoạn 2006 – 2008 ...................................................... 53 Bảng 2.12: Danh mục đầu tư tài chính của công ty Tín N ghĩa ............................. 65 Bảng 2.13: Số lượng xuất khNu cà phê nhân của công ty Tín N ghĩa ..................... 69 PHỤ LỤC Tóm tắt bảng cân đối kế toán tổng hợp của công ty Tín N ghĩa............................. 95 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu nghiên cứu Công ty TN HH Một Thành Viên Tín N ghĩa (từ đây gọi là công ty Tín N ghĩa) là một doanh nghiệp lớn của tỉnh Đồng N ai, hoạt động trên nhiều lĩnh vực ngành nghề, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Đặc biệt, công ty có thành tích nổi bật trong hoạt động xuất khNu cà phê đã gián tiếp tạo việc làm cho nhiều hộ nông dân, góp phần thúc đNy sản xuất nông nghiệp phát triển. Quy mô hoạt động của công ty đang ngày càng mở rộng. Đi kèm theo đó là những rủi ro tiềm Nn đe dọa sự tồn tại và phát triển của công ty, ảnh hưởng đến rất nhiều người lao động. Việc nhận thức và sự quan tâm đúng mực của doanh nghiệp về rủi ro vì vậy là rất cần thiết phải được đề cao, từ đó giúp nhận diện rủi ro và đưa ra những giải pháp phù hợp để áp dụng phòng ngừa rủi ro tại công ty Tín N ghĩa. Đây là lí do tôi chọn đề tài “2hận diện và quản trị rủi ro tại Công ty T2HH Tín 2ghĩa”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là những đặc điểm cùng những rủi ro có khả năng xảy ra với các lĩnh vực ngành nghề mà công ty Tín N ghĩa tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty thông qua báo cáo tài chính tổng hợp từ đó nhận diện rủi ro một cách có hệ thống. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối rộng, trải đều trên 8 lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Mỗi lĩnh vực có đặc thù riêng biệt, vì vậy trong phạm vi đề tài này không thể phân tích đánh giá chi tiết cho từng lĩnh vực đơn lẻ, mà chỉ đề cập đến những vấn đề cốt yếu nhất. Bên cạnh những giải pháp quản trị rủi ro “truyền thống” của các doanh nghiệp Việt N am, đề tài còn đề xuất sử dụng công cụ phái sinh nhằm mục đích bảo hiểm giá và quản trị rủi ro kiệt giá tài chính. 3. Phương pháp nghiên cứu Bằng phương pháp phân tích, nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu, sách báo, thông tin trên Internet có liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro, những thông tin liên quan đến các lĩnh vực ngành nghề mà công ty Tín N ghĩa tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính toán, so sánh các chỉ tiêu tài chính để khái quát và đo lường những rủi ro mà công ty có thể phải đối diện. Từ đó đề xuất những giải pháp tương ứng để ph.ng ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài đã hệ thống hóa những khái niệm và phương pháp đo lường rủi ro phổ biến, dễ áp dụng trong thực tế. Nhận diện rủi ro theo kiến thức về quản trị rủi ro mà các nhà quản lý và các doanh nghiệp ở các nước phát triển đang áp dụng. Bên cạnh đó, đề tài đã đề xuất một số giải pháp ph.ng ngừa rủi ro kinh doanh và rủi ro kiệt giá tài chính, trong đó có sử dụng công cụ phái sinh nhưng không đi sâu nghiên cứu các công cụ này. 5. Kết cấu của đề tài Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro Chương 2: Nhận diện rủi ro và thực trạng quản trị rủi ro tại công ty Tín Nghĩa Chương 3: Đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tại công ty Tín Nghĩa Kết luận 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO 1.1 Rủi ro đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về rủi ro Rủi ro là tình huống mà tại đó xảy ra những biến cố dẫn đến việc thu nhập của công ty bị sai lệch so với kỳ vọng, hoặc công ty bị thua lỗ hay thậm chí rơi vào tình trạng phá sản. Công ty luôn tìm cách né tránh rủi ro hay giảm rủi ro đến mức tối thiểu có thể trong mọi hoạt động kinh doanh của mình. 1.1.2 Phân loại rủi ro Ở đây chúng ta phân rủi ro thành hai loại chính, đó là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống là một dạng rủi ro thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định, ngành nghề nào cũng có rủi ro kinh doanh thuộc về bản chất, hầu hết rủi ro kinh doanh không thể ph.ng ngừa được do “không thể mua đi bán lại được”. Rủi ro hệ thống là những rủi ro từ bên ngoài của một ngành công nghiệp hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn như chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế và chính trị... Đa dạng hóa đầu tư cũng không thể loại bỏ loại rủi ro này. Những công ty chịu ảnh hưởng cao của rủi ro hệ thống là những công ty mà doanh số, lợi nhuận và giá chứng khoán thường theo sát các diễn biến kinh tế và những diễn biến trên thị trường chứng khoán. Phần lớn các công ty trong những ngành công nghiệp cơ bản và khai khoáng, những ngành có định phí lớn chịu ảnh hưởng rất cao của rủi ro hệ thống, ví dụ ngành thép, cao su, xi măng. Trong phạm vi luận văn này tôi không tập trung nghiên cứu phần rủi ro hệ thống mà chủ yếu đi sâu vào rủi ro phi hệ thống. Rủi ro phi hệ thống là một phần rủi ro đầu tư mà nhà đầu tư có thể loại bỏ được. Loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc không kiểm soát được chỉ ảnh hưởng đến một công ty hoặc một ngành công nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ. Rủi ro phi hệ thống được chia làm hai loại chính là rủi ro kinh doanh và rủi ro kiệt giá tài chính. 1.1.2.1 Rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro liên quan đến những bất lợi của thị trường làm doanh thu giảm, hậu quả là lợi nhuận trước thuế giảm hay thậm chí bị lỗ. Rủi ro do bản chất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro kinh doanh liên quan đến bản chất ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đó là dạng rủi ro bản chất gắn liền với từng ngành nghề kinh doanh như bản chất của 3 4 doanh số bất ổn theo chu kỳ kinh doanh, bản chất bất ổn trong giá bán, bản chất bất ổn trong chi phí và cạnh tranh trên thương trường. Rủi ro hoạt động: Rủi ro phát sinh từ các giao dịch trong kinh doanh xuất phát từ các đối tác hay những rủi ro phát sinh từ chính nội bộ doanh nghiệp, những thay đổi liên quan đến nhân sự, cơ cấu tổ chức hay quy trình sản xuất kinh doanh như rủi ro hoạt động, rủi ro thanh toán, rủi ro pháp lý, rủi ro về thuế và các rủi ro hệ thống khác: Rủi ro hoạt động: là rủi ro do thất bại trong hoạt động nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh hoặc hệ thống quản trị rủi ro. Rủi ro này có thể bao gồm năng lực yếu kém của nhà quản lý, gặp sự cố vi tính hay lỗi phần mềm, hạn chế của ban giám đốc khi không phát hiện ra những nguy cơ tiềm Nn, những gian lận của người giao dịch hay của ban giám đốc. Tầm quan trọng của rủi ro hoạt động nằm ở hệ thống kiểm soát nội bộ. Tiến trình kiểm soát phải thực hiện tốt để đảm bảo là các thành viên tham gia tuân thủ những chính sách ban hành. Rủi ro thanh toán: rủi ro do các bên không có khả năng thanh toán Rủi ro pháp lý và quy định: rủi ro do hệ thống pháp lý không còn bảo đảm việc thực hiện hợp đồng hay các điều kiện hay quy định thay đổi ngoài dự kiến. Rủi ro về thuế: là rủi ro mà luật thuế hoặc các văn bản hướng dẫn luật thuế thay đổi ngoài dự kiến. Thuế tác động đáng kể đến lợi nhuận ròng của công ty. Rủi ro do bản chất ngành nghề: Hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro kinh doanh liên quan đến bản chất ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đó là dạng rủi ro bản chất gắn liền với từng ngành nghề kinh doanh như: bản chất của doanh số bất ổn theo chu kỳ kinh doanh, bản chất bất ổn trong chi phí cạnh tranh trên thương trường. 1.1.2.2 Rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là những rủi ro liên quan đến sự biến động của các yếu tố tỷ giá, lãi suất, giá bán hàng hóa, sử dụng các khoản nợ vay làm ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, rủi ro tài chính bao gồm rủi ro kiệt giá tài chính và rủi ro do sử dụng đòn bNy tài chính. 5 Rủi ro kiệt giá tài chính: Độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán tác động đến thu nhập của doanh nghiệp được gọi là rủi ro kiệt giá tài chính. Ở các quốc gia phát triển, hầu hết tình trạng rủi ro kiệt giá tài chính là có thể phòng ngừa được vì có sự tồn tại của nhiều thị trường lớn và một thị trường hiệu quả mà thông qua đó những rủi ro này có thể được trao đổi lẫn nhau. Độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá Độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá bàn đến những trường hợp một công ty kinh doanh bị rủi ro tổn thất tỷ giá, nó nói lên mức độ mà công ty bị tác động như thế nào do những thay đổi trong tỷ giá đem lại. Vì vậy, thuật ngữ độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá còn được gọi là “bị rủi ro tổn thất tỷ giá”. Việc dự báo chính xác tỷ giá là rất khó khăn, nếu không nói là không thể thực hiện được. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đo lường được độ nhạy cảm đối với các dao động tỷ giá. N ếu công ty chịu sự tác động cao của các thay đổi trong tỷ giá, họ có thể sử dụng các công cụ khác nhau để phòng ngừa, hạn chế rủi ro này. Độ nhạy cảm đối với các dao động tỷ giá thể hiện dưới 3 hình thức sau:  Độ nhạy cảm giao dịch đối với các rủi ro tỷ giá.  Độ nhạy cảm kinh tế đối với các rủi ro tỷ giá.  Độ nhạy cảm chuyển đổi đối với các rủi ro tỷ giá. Độ nhạy cảm giao dịch đối với các rủi ro tỷ giá Giá trị của dòng tiền vào và ra của một công ty bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau sẽ bị tác động bởi những thay đổi trong tỷ giá. Mức độ mà giá trị của các giao dịch bằng tiền mặt trong tương lai chịu sự tác động của những dao động trong tỷ giá được gọi là độ nhạy cảm giao dịch đối với các rủi ro tỷ giá, nó nói lên những phát sinh do có sự thay đổi giá trị trong các hợp đồng có doanh thu bằng ngoại tệ. Giả dụ như khi một công ty bán hàng ra thị trường nước ngoài và ghi hóa đơn cho khách hàng bằng đồng tiền của quốc gia khách hàng và đồng ý để cho khách hàng trả chậm trong vòng 60 ngày, như vậy công ty đã tự chấp nhận đặt mình theo những biến đổi tỷ giá trong thời gian 60 ngày cho khoản nợ. Điều này đã làm cho 6 khoản nợ có khả năng tăng lên hoặc giảm đi tùy theo biến động tỷ giá có lợi cho công ty hay không. Đo lường độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá gồm hai bước: (1) xác định dòng tiền vào và ra dự kiến bằng ngoại tệ, (2) xác định rủi ro tổng thể của độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá của các dòng tiền này. Dưới đây là diễn giải cách thức thực hiện hai bước như sau: Bước 1: Xác định dòng tiền vào và ra dự kiến bằng ngoại tệ Các công ty đa quốc gia có doanh thu bằng ngoại tệ có xu hướng tập trung độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá cho một kỳ ngắn hạn sắp đến (tháng, quý) để họ có thể dự đoán chính xác dòng tiền bằng ngoại tệ. Đo lường độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá yêu cầu phải dự kiến dòng tiền vào và ra hợp nhất cho tất cả các công ty con phân theo từng loại ngoại tệ. Chúng ta có thể triển khai dòng tiền dự kiến cho các thời kỳ khác nhau như tuần, tháng, quý hoặc cho suốt nhiều thời kỳ. Tuy nhiên, tương lai càng xa thì việc đo lường độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá sẽ ít chính xác hơn do tính không chắc chắn lớn hơn về dòng tiền vào và ra của mỗi loại ngoại tệ và tính không chắc chắn của dự báo tỷ giá trong tương lai xa. Độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá của tổng thể công ty chỉ có thể được đánh giá sau khi xem xét tính biến động và mối tương quan của các loại ngoại tệ. Bước 2: Xác định tỷ giá hối đoái trong tương lai. Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá dựa trên tính biến động tiền tệ. Mỗi công ty có phương pháp riêng trong việc dự đoán tỷ giá, việc dự đoán chính xác tỷ giá của các ngoại tệ trong tương lai rất khó thực hiện, nhưng công ty có thể sử dụng dữ kiện lịch sử để dự kiến được phần nào mức độ tiềm Nn của những chuyển biến cho mỗi loại ngoại tệ. Độ nhạy cảm kinh tế đối với các rủi ro tỷ giá Độ nhạy cảm kinh tế đối với các rủi ro tỷ giá xuất hiện khi có những thay đổi trong tỷ giá hối đoái làm xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như khi đồng nội tệ lên giá, một công ty thuần túy kinh doanh trong nước cũng sẽ chịu ảnh hưởng 7 vì hàng nhập khNu cùng loại sẽ trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng trong nước. N hư vậy đã xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và thu nhập của công ty trong nước. Độ nhạy cảm chuyển đổi đối với các rủi ro tỷ giá Độ nhạy cảm chuyển đổi đối với các rủi ro tỷ giá phản ánh những thay đổi trong giá trị công ty khi tài sản ở nước ngoài được chuyển đổi sang nội tệ. Hầu hết các công ty trên thế giới thường không chú ý đến công tác quản lý rủi ro này. Rủi ro do sử dụng đòn bDy Đòn bNy tài chính có tác dụng tích cực trong việc tăng EPS do sử dụng lá chắn thuế khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận và đầu tư góp phần cải thiện dịch vụ. Tuy nhiên, nó cũng đưa đến các rủi ro sau: N ếu EBIT nợ < EBIT hòa vốn thì EPS sẽ giảm. N ếu công ty không phát triển hơn sau khi vay nợ, doanh thu không chắc chắn do việc sử dụng vốn vay mang lại rủi ro mất khả năng thanh toán lãi vay và nợ gốc. Công ty hoạt động trong ngành có nhiều cạnh tranh thì doanh thu và lợi nhuận dễ bị biến động và vì vậy vay nợ nhiều trong trường hợp này cũng không tốt vì không đảm bảo lợi nhuận. Đòn bNy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay. Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. Một tỷ lệ đòn bNy hoạt động cao có nghĩa là doanh nghiệp đang tạo ra ít doanh thu nhưng có lợi nhuận biên tế trên mỗi đơn vị sản phNm cao. Điều này tiềm Nn rủi ro cho việc dự báo chính xác doanh thu trong tương lai. Chỉ cần một sự sai lệch nhỏ trong dự báo doanh thu so với thực tế diễn ra thì nó đã có thể tạo ra một khoảng cách sai lệch đáng kể giữa dòng tiền thực tế và dòng tiền theo dự toán. Điều này rất quan trọng, nó có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của công ty trong 8 tương lai. Rủi ro doanh nghiệp gặp phải sẽ tăng lên cực đại khi tỷ lệ đòn bNy hoạt động cao kết hợp thêm với tỷ lệ đòn bNy tài chính cao trong khi tỷ suất sinh lợi trên tài sản không cao hơn mức lãi suất vay nợ. Từ đó có thể làm giảm tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2 Quản trị rủi ro kiệt giá tài chính Do tính bất ổn của thị trường liên quan đến các yếu tố tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá cả hàng hóa và rủi ro có thể xảy ra với việc sử dụng đòn bNy tài chính của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản trị rủi ro kiệt giá tài chính vì vậy là một hoạt động không thể thiếu trong công tác quản trị doanh nghiệp hiện nay. 1.2.1 Sự cần thiết của quản trị rủi ro Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế, giảm chi phí phá sản và trong một vài trường hợp làm giảm thiểu rủi ro tài sản của các nhà quản trị công ty. Cuối cùng, quản trị rủi ro chuyển tải một tín hiệu đến các trái chủ tiềm năng rằng công ty đang thực hiện những nỗ lực phối hợp để bảo vệ giá trị tài sản cơ sở và chúng sẽ làm cho các điều kiện tín dụng được nới lỏng hơn, ít tốn chi phí hơn cũng như các điều khoản bảo vệ được nghiêm ngặt hơn. Trong các lý thuyết tài chính doanh nghiệp hiện đại, lập luận của Modigliani - Miller cho rằng công ty không cần quản trị rủi ro vì các cổ đông có thể tự quản lý bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. Lập luận của Modigliani - Miller đã bỏ qua một sự thật là công ty có thể thực hiện quản trị rủi ro hiệu quả với chi phí thấp hơn so với chính bản thân cổ đông do lợi thế quy mô và những rủi ro chỉ có công ty mới nhận diện và phòng ngừa chính xác được. Quản trị rủi ro làm giảm xác suất phá sản cho doanh nghiệp – một tiến trình rất tốn kém mà trong đó chi phí pháp lý là một thành phần đáng kể tác động đến giá trị công ty. Các giám đốc tích cực quản trị rủi ro vì trách nhiệm, danh dự và quyền lợi của họ. Đối với công ty lâm vào tình trạng sắp phá sản, công ty ít có động cơ đầu tư vào các dự án mới cho dù các dự án này có N PV dương cao đến mức nào vì chúng làm tăng cơ hội để thanh toán cho chủ nợ. Quản trị rủi ro giúp tránh tình 9 trạng đầu tư lệch lạc và gia tăng cơ hội cho công ty trong việc đầu tư vào các dự án hấp dẫn mà những dự án này có ích cho xã hội và nền kinh tế. Quản trị rủi ro cho phép công ty tạo ra dòng tiền cần thiết để thực hiện các dự án đầu tư của mình. Họ có thể chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài. N hưng việc phòng ngừa rủi ro lại tùy thuộc vào thái độ đối với rủi ro của Hội đồng quản trị. Để phòng ngừa rủi ro, ngoài chi phí cho việc mua các sản phNm phái sinh – công cụ chính yếu để thực hiện phòng ngừa rủi ro, doanh nghiệp cũng phải chấp nhận một rủi ro là có khi thị trường lại đảo chiều không như dự đoán của nhà quản trị, và doanh nghiệp phải chịu mất đi khoản phí khi mua sản phNm phái sinh. 1.2.2 Quản trị rủi ro Bất kỳ một doanh nghiệp nào, từ khi bắt đầu khởi sự kinh doanh đã chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. Quản trị rủi ro là hoạt động xác định mức độ rủi ro mà công ty mong muốn, nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức độ rủi ro mong muốn. Quản trị rủi ro đã tạo ra một cuộc cách mạng trong dịch vụ tư vấn và phát triển các phần mềm phục vụ cho nhu cầu né tránh những rủi ro từ các yếu tố ngoại sinh ngoại tác của doanh nghiệp. Trên thực tế, quản trị rủi ro đã phát triển thành một ngành công nghiệp ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, N hật Bản, … mặc dù vẫn có những ngờ vực về tính hiệu quả của việc sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro. N hưng qua thời gian, các công cụ này đã dần được thừa nhận là công cụ tốt nhất để phòng ngừa rủi ro và những bất ổn ngày càng gia tăng, phức tạp. Quản trị rủi ro ngày nay không đơn thuần tập trung vào các công cụ phái sinh mà là một quá trình được gọi là quản trị rủi ro kiệt giá tài chính. 1.2.3 Đo lường rủi ro kiệt giá tài chính bằng các chỉ số trong báo cáo tài chính Có nhiều phương pháp được sử dụng để đo lường rủi ro thị trường như vòng đời, giá trị có rủi ro (VAR), kiểm định giới hạn/kịch bản và một số phương pháp khác. Do tính đơn giản dễ áp dụng nên hầu hết các công ty phi tài chính thường sử dụng phương pháp nhận diện và đo lường độ nhạy cảm đối với rủi ro kiệt giá tài 10 chính. Tài liệu đầu tiên để nghiên cứu ảnh hưởng của những biến động thất thường trong lãi suất, tỷ giá và giá hàng hóa đối với công ty chính là trong các báo cáo tài chính thông qua phân tích các số liệu phản ánh trong bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập hợp nhất và báo cáo dòng tiền của công ty. 1.2.3.1 Các chỉ số trong bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán cùng các ghi chú đính kèm giúp chúng ta hiểu sâu hơn các vấn đề về tính thanh khoản, mức độ sử dụng đòn bNy, độ nhạy cảm chuyển đổi đối với tỷ giá, độ nhạy cảm giao dịch đối với tỷ giá, độ nhạy cảm dài hạn đối với tỷ giá của công ty. Hạn chế của bản cân đối kế toán: nó chỉ cho thấy tình hình tài chính ở một thời điểm, nó không cho thấy sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đang ở trong tình trạng nào khi so sánh với những thời điểm khác nhau: tình trạng có cải thiện hơn không? Có tốt hơn không? Hay xấu đi? Tính thanh khoản của công ty: N ăng lực thanh toán là khả năng trả được các khoản nợ đến kỳ đáo hạn. N ó là tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. N ếu khả năng thanh toán thấp, doanh nghiệp không những bị căng thẳng về vốn, không đủ tiền mặt để chi cho các hoạt động kinh doanh hàng ngày mà còn chứng tỏ vốn không quay vòng đủ nhanh để trả các khoản nợ đến hạn, thậm chí doanh nghiệp còn đứng trên bờ vực phá sản. Một số chỉ số về tính thanh khoản đo lường khả năng công ty thanh toán các hóa đơn và các khoản nợ đến hạn, bao gồm: Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành đo lường khả năng công ty thanh toán các hóa đơn của mình trong vòng một năm. N ói chung chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào tài sản lưu động quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ợ ngắn hạn 11 Tỷ số thanh toán nhanh đo lường khả năng công ty thanh toán các hóa đơn của mình ngay lập tức. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Công ty sử dụng đòn bDy cao đến mức nào? Tỷ số đòn bNy tài chính đánh giá mức độ một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Chi phí lãi vay luôn phải được ưu tiên trả trước so với cổ tức và các khoản thu nhập khác của cổ đông nên nợ vay được xem như là tạo ra đòn bNy về tài chính. Tỷ số đòn bNy tài chính giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý cho công ty mình. Qua tỷ số đòn bNy tài chính nhà quản lý và nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể xác định nợ của công ty là bao nhiêu, tỷ lệ nợ so với lãi suất cố định, tỷ lệ nợ so với lãi suất thả nổi, khả năng chuyển đổi. Chúng ta cần lưu ý có một số công ty có tỷ lệ đòn bNy tài chính khá lớn ngoài bản cân đối kế toán thông qua các hoạt động thuê mua tài chính thường được chú thích cuối trang trong các báo cáo tài chính. Các tỷ số đòn bNy thông thường là: Tỷ số nợ trên tổng tài sản. Tỷ số này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Tỷ số nợ trên tổng tài sản lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và do đó làm cho công ty trở nên rủi ro hơn. Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ/Tổng tài sản Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cho biết công ty đã tài trợ bằng tiền vay nợ bằng bao nhiêu phần trăm so với vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu Công ty có độ nhạy cảm chuyển đổi đối với tỷ giá không? Dấu hiệu để nhận biết công ty có độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá, chúng ta chỉ cần xem xét công ty đó có sự đầu tư hay hoạt động của các chi nhánh ở nước ngoài hay không. Công ty có độ nhạy cảm giao dịch đối với tỷ giá không?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng