Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận diện kiểm soát rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp ở việt nam...

Tài liệu Nhận diện kiểm soát rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp ở việt nam

.PDF
116
933
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---- K --- HUỲNH ĐỨC THỊNH NHẬN DIỆN VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHÖÔNG 1 CÔ SÔÛ LYÙ LUAÄN VEÀ QUAÛN TRÒ RUÛI RO TAØI CHÍNH TRONG HOAÏT ÑOÄNG KINH DOANH CUÛA CAÙC DOANH NGHIEÄP ............................. 1 1.1 Tổng quan về quản trị rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam ......................... 2 1.1.1 Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp ................................................................. 2 1.1.2 Lợi ích của quản trị rủi ro .................................................................................. 4 1.1.3 Quản trị rủi ro tài chính 5 1.1.4 Sự cần thiết phải thực hiện quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam 7 1.2 Xác định chính sách và qui trình hiệu quả cho công tác quản trị rủi ro: ....... 8 1.2.1 Mục tiêu quản trị rủi ro .................................................................................... 8 1.2.2 Nhận dạng và định lượng độ nhạy cảm .......................................................... 9 1.2.3 Xác định triết lý quản trị rủi ro ....................................................................... 10 1.2.4 Đánh giá và kiểm soát ....................................................................................... 14 1.3 Phương pháp đo lường rủi ro ............................................................................. 15 1.3.1 Rủi ro tài chính được phản ánh trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp 15 1.3.1.1 Bảng cân đối kế toán ...................................................................................... 15 1.3.1.2 Báo cáo thu nhập hợp nhất và báo cáo dòng tiền ........................................ 17 1.3.1.3 Thư gửi cổ đông trong báo cáo thường niên ................................................ 18 1.3.2 Các biện pháp đo lường rủi ro tài chính ngoại sinh ...................................... 19 1.3.3 Biện pháp đo lường rủi ro tài chính nội sinh .................................................. 22 1.3.3.1 Phân tích thống kê doanh thu và chi phí ..................................................... 22 1.3.3.2 Phân tích mô phỏng – nhạy cảm dòng tiền .................................................. 22 1.3.4 Caùc coâng cuï quaûn trò ruûi ro ........................................................................... 24 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 26 CHÖÔNG 2 THÖÏC TRAÏNG VEÀ COÂNG TAÙC QUAÛN TRÒ RUÛI RO TAØI CHÍNH TAÏI CAÙC DOANH NGHIEÄP VIEÄT NAM ................................................ 27 2.1 Thị trường sản phẩm phái sinh ở Việt Nam....................................................... 28 2.1.1 Tổng quan về thị trường sản phẩm phái sinh ở Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2009............................................................................................................................... 28 2.1.2 Tình hình hoạt động của thị trường sản phẩm phái sinh............................... 33 2.2 Nhận diện các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam............................................................................................................................... 36 2.2.1 Bất ổn của tỷ giá ................................................................................................. 36 2.2.2 Bất ổn của lãi suất .............................................................................................. 39 2.2.3 Bất ổn của giá cả hàng hóa................................................................................ 41 2.2.4 Bất ổn trong chi phí và doanh số trong chu kỳ kinh doanh........................... 43 2.2.5 Cạnh tranh trên thương trường ....................................................................... 43 2.2.6 Đầu tư tích lũy của doanh nghiệp trong thời gian qua................................... 44 2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam.............. 45 ............................................................................................................................... 2. 3.1 Những kết quả đạt được của công tác quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp trong thời gian qua.................................................................................. 45 2.3.2 Một số hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp ............................................................................................................................... 48 2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế trong quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp.................................................................................................................... 50 Kết luận chương 2................................................................................................ 54 CHÖÔNG 3 NHẬN DIỆN VÀ KIỂM SOÁT RUÛI RO TAØI CHÍNH TRONG CAÙC DOANH NGHIEÄP VIEÄT NAM........................................................................55 3.1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp nhằm nâng cao nâng lực quản trị rủi ro và kiểm soát rủi ro tài chính.................................................................................... 56 3.1.1 Những yếu tố quan trọng khi xây dựng chương trình quản trị rủi ro .. 56 3.1.1.1.Nhận diện rủi ro....................................................................................... 56 3.1.1.2 Phân biệt giữa quản trị rủi ro và đầu cơ ............................................... 57 3.1.1.3 Đánh giá chi phí hoạt động của hoạt động quản trị rủi ro trên phương diện chi phí phát sinh do không thực hiện hoạt động quản trị rủi ro..................... 58 3.1.1.4 Sử dụng phương thức đánh giá đúng đắn để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro ............................................................................................. 58 3.1.1.5 Nắm rõ các công cụ quản trị rủi ro........................................................ 59 3.1.1.6 Thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro........................................................ 60 3.1.2 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro tài chính hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam .................................................................................................. 60 3.1.3 Một số giải pháp hổ trợ nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro và kiểm soát rủi ro hiệu qủa cho các doanh nghiệp Việt Nam .............................................. 67 3.2 Giải pháp vĩ mô.............................................................................................. 71 3.2.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tác động cơ chế tự do hóa lãi suất và phát triển thị trường tiền tệ......................................................................................... 71 3.2.2 Một số giải pháp phát triển thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam trong thời gian tới .......................................................................................................... 73 Kết luận chương 3................................................................................................ 77 KẾT LUẬN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CFO : Chief Financial Officer – Giám đốc tài chính CPI : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) FDI : Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ( Foreign Direct Investment) LIBOR : London Interbank Offered Rate - Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng London SIBOR : Singapore Interbank Offered Rate - Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Singapore WTO : World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới BIDV : Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam HĐQT : Hội Đồng Quản Trị NH : Ngân Hàng NHNN : Ngân Hàng Nhà Nước NHTM : Ngân Hàng Thương Mại NHTMCP : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần NHTMQD : Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh QTRR : Quản trị rủi ro TCTD : Tổ chức tín dụng TGĐ : Tổng giám đốc TSSL : Tỷ suất sinh lợi VN : Việt Nam DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU Hình 1.1 Mô hình những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ....4 Hình 1.2 Chu trình quản trị rủi ro............................................................................8 Hình 1.3: Tiến trình phát triển của quản trị rủi ro doanh nghiệp ..........................23 Hình 2.1 Minh họa biến động tỷ giá năm 2008 – 2009 ........................................37 Hình 2.2 Minh họa biến động lãi suất năm 2008 -2009 .......................................41 Hình 2.3 Minh họa biến động giá xăng dầu năm 2008 -2009 …….....................42 Hình 3.1 Mô hình quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp………............................65 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như : rủi ro thị trường, rủi ro tài chính, rủi ro kế toán, rủi ro pháp lý, rủi ro thuế … Trong tất cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro tài chính là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn và phức tạp nhất. Rủi ro tài chính xảy ra không chỉ gây nên những tổn thất về tài chính mà còn gây nên những thiệt hại to lớn về uy tín doanh nghiệp, làm giảm sút niềm tin của công chúng đối với doanh nghiệp. Do tính chất lây lan của nó, rủi ro tài chính có thể là đầu mối của những cuộc khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế- xã hội. Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua cho thấy: hiệu quả của việc quản trị rủi ro tài chính chưa cao, thể hiện ở việc các doanh nghiệp luôn bị biến động và bất ổn bởi các nhân tố giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá còn ở mức cao so với khu vực và thế giới, xu hướng phát triển không bền vững. Theo lộ trình hội nhập quốc tế, về cơ bản đến năm 2010 Việt Nam sẽ thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong một môi trường kinh doanh toàn cầu biến động khó lường. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam đang là vấn đề bức xúc cả trên mặt lý luận và thực tiễn. Rủi ro tài chính là loại rủi ro mà công ty gặp phải do phải đối mặt với những nhạy cảm từ các nhân tố thị trường như lãi su ất, tỷ giá, giá cả hàng hóa... tác động đến thu nhập của doanh nghiệp. Thuật ngữ rủi ro tài chính vừa hàm ý các trạng thái rủi ro kiệt giá tài chính và còn nói lên những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ( nguồn vốn vay trong kinh doanh). Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung vào giới thiệu liên quan đến rủi ro kiệt giá tài chính. Như vậy trong đề tài này, khái niệm rủi ro tài chính dùng để chỉ rủi ro của doanh nghiệp do biến động bất lợi của tỷ giá, lãi suất, giá hàng hóa gây ra. Là một người đang làm công tác tài chính của một doanh nghiệp Việt Nam, với mong muốn đóng góp cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nhận diện và kiểm soát rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam ” làm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế ngành Tài chính doanh nghiệp. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Hệ thống hóa lý thuyết về quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động doanh nghiệp và những yêu cầu mới đối với doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học đã học và tổng kết tình hình hoạt động thực tiễn. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động tài chính và quản lý rủi ro tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, những kết quả đạt được và những yếu kém, tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. - Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam, bảo đảm an toàn và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. Giải pháp về phát triển thị trường công cụ phái sinh ở Việt Nam. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nhận diện và quản lý rủi ro tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 - 2009 . 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với các phương pháp: thống kê, so sánh, phân tích, khái quát… nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thu nhập, xử lý số liệu: số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của các công ty, các cơ quan thống kê, báo, trang web, đề tài khoa nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ… và được xử lý trên máy tính. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: - Thông qua luận văn này, tác giả mong muốn đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu khoa học, tổng kết, đánh giá toàn diện và có hệ thống. - Đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp. 6. NÉT MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU : Đề tài giúp nhận diện các rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp quan trọng để kiểm soát hoặc chuyển giao rủi ro tài chính như sau: - Các chính sách vi mô: Xaây döïng chöông trình quaûn trò ruûi ro taøi chính hieäu quaû cho caùc doanh nghieäp Vieät Nam, hỗ trôï nhaèm naâng cao naêng löïc quaûn trò ruûi ro taøi chính hieäu quaû cho caùc doanh nghieäp Vieät Nam. - Các chính sách vĩ mô: kiến nghị moät soá giaûi phaùp naâng cao hieäu quaû taùc ñoäng cô cheá töï do hoaù laõi suaát, phaùt trieån thò tröôøng tieàn teä, phaùt trieån thò tröôøng taøi chính phaùi sinh ôû Vieät Nam trong thôøi gian tôùi. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN : Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam . Chương 3: Nhận diện và kiểm soát rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam. Trang 1/77 CHÖÔNG 1 CÔ SÔÛ LYÙ LUAÄN VEÀ QUAÛN TRÒ RUÛI RO TAØI CHÍNH TRONG HOAÏT ÑOÄNG KINH DOANH CUÛA CAÙC DOANH NGHIEÄP Trang 2/77 1.1 Tổng quan về quản trị rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam 1.1.1 Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp John Haynes (1895) John Haynes là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về rủi ro. Theo ông thì rủi ro là khả năng xảy ra những hư hỏng hoặc mất mát một cách tình cờ đối với đơn vị, sự kiện không chắc chắn được coi là rủi ro khi nó sẽ có những tác động xấu đến kết quả của đơn vị. Ông cũng khẳng định rằng, những nhà tư bản – người đầu tư tài sản của mình vào đơn vị – sẽ gánh chịu những rủi ro liên quan đến đơn vị. Frank H. Knight (1921) Theo Frank H. Knight thì rủi ro là sự kiện trong tương lai mà có thể đo lường được sự tác động còn sự kiện không chắc chắn là những sự kiện mà không thể đo lường được sự tác động. Mặt khác, ông cũng cho rằng : rủi ro liên quan đến tổn thất, và sự kiện không chắc chắn liên quan đến những lợi ích mà đơn vị sẽ gặp phải trong tương lai. Để xem xét khả năng xuất hiện của rủi ro và sự kiện không chắc chắn, ông sử dụng các khái niệm “xác suất khách quan” và “xác suất chủ quan”. Irving Pfeffer (1956) Pfeffer đã tiếp tục quan điểm của Knight, và theo ông thì: thì rủi ro là sự kết hợp của các nguy hại và được đo lường bởi xác suất xảy ra; còn sự kiện không chắc chắn được đo lường bởi mức độ của niềm tin. Rủi ro là trạng thái khách quan, sự kiện không chắc chắn là trạng thái chủ quan. Các quan điểm về rủi ro theo thời gian đã có một sự chuyển biến to lớn: từ chỗ coi rủi ro là việc xuất hiện tổn thất một cách tình cờ đến việc dự báo các rủi ro, từ chỗ coi rủi ro là những gì có thể đo lường được đến việc ý thức được những rủi ro không thể đo lường, từ chỉ xem xét đến tổn thất đến việc đánh giá lợi ích, từ xem xét các rủi ro riêng lẻ đến xem xét cùng lúc nhiều rủi ro,.. .Tuy nhiên, các quan điểm trên còn chứa đựng những bất cập: quan điểm về rủi ro chưa bao quát cho toàn đơn vị; rủi ro được xem xét cho từng sự kiện độc lập hoặc mới chỉ dừng lại xem xét Trang 3/77 sự tác động của nhiều sự kiện đến một mặt hoạt động của đơn vị. Do đó, ứng phó với rủi ro thường bị động vì không có một chiến lược bài bản. Trong hoạt động công ty rủi ro tài chính nói chung có thể chia làm ba loại : rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ gía, rủi ro lãi suất. Rủi ro tài chính xuất phát từ ba nguồn : sự thay đổi bên ngoài, hoạt động giao dịch với đối tác bên trong và từ chính nội bộ doanh nghiệp. Rủi ro tài chính bắt nguồn từ vô số các giao dịch liên quan trực tiếp đến tài chính như mua bán, đầu tư, vay nợ và một s ố hoạt động kinh doanh khác hoặc là hệ quả gián tiếp của các chính sách thay đổi trong quản lý, trong cạnh tranh, trong các quan hệ quốc tế và thậm chí có thể chỉ do sự thay đổi của thời tiết hay khí hậu. Nếu quan sát kỹ các biến động về tài chính, có thể nhận ra được 3 nguồn chính gây ra rủi ro về tài chính bao gồm: • Rủi ro phát sinh từ sự thay đổi bên ngoài về giá cả trên thị trường như lãi suất, tỷ giá hay giá của các loại hàng hoá khác. • Rủi ro phát sinh từ các hoạt động hay giao dịch với các đối tác trong kinh doanh như nhà cung cấp, khách hàng, các đối tác trong các giao dịch phát sinh hoặc trong các liên doanh góp vốn đầu tư. • Rủi ro phát sinh từ ngay chính nội bộ doanh nghiệp, những thay đổi từ bên trong liên quan đến nhân sự, cơ cấu tổ chức hoặc quy trình sản xuất kinh doanh. Rủi ro chính là các khả năng gây ra tổn thất hay thiệt hại. Thông thường, các rủi ro không đứng riêng lẻ một mình mà chúng tiềm tàng trong mối quan hệ có tính tương tác lẫn nhau khiến cho việc dự đoán rủi ro càng trở nên khó khăn hơn. Trang 4/77 Hình 1.1 Mô hình những rủi ro trong họat động kinh doanh của DN RỦI RO TÀI CHÍNH RỦI RO KINH TẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP DOANH NGHIỆP RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC RỦI RO KHÁC RỦI RO PHÁP LÝ 1.1.2 Lợi ích của quản trị rủi ro: - Tạo lập sự phù hợp giữa lựa chọn chiến lược và mức rủi ro có thể chấp nhận: đối với mỗi chiến lược được lựa chọn, đơn vị xem xét mức rủi ro có thể chấp nhận cho từng chiến lược, trên cơ sở đó đơn vị có căn cứ để xây dựng các mục tiêu cụ thể và xác định cách thức quản lý các rủi ro liên quan. Điều này tạo sự nhất quán trong việc quản lý và hướng các công việc hàng ngày theo theo mục tiêu ban đầu đã đề ra. - Làm tăng hiệu quả đối với việc phản ứng với rủi ro : QTRR cung cấp các kỹ thuật và phương pháp cụ thể trong việc nhận dạng và lựa chọn các phương thức phản ứng với rủi ro như né tránh rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chuyển giao rủi ro và chấp nhận rủi ro sẽ giúp các nhà quản lý phản ứng với rủi ro một cách hiệu quả. Trang 5/77 - Giảm thiểu tổn thất bất ngờ trong quá trình hoạt động: QTRR làm tăng khả năng của đơn vị về việc nhận dạng các sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, thiết lập cách thức phản ứng với rủi ro và do đó giảm thiểu những chi phí và tổn thất bất ngờ. - Nhận dạng và quản lý rủi ro xuyên suốt toàn đơn vị: mỗi đơn vị phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro tác động đến nhiều bộ phận khác nhau. Và QTRR đòi hỏi người quản lý không những quản lý các loại rủi ro riêng biệt mà còn phải hiểu được sự tác động lẫn nhau của các rủi ro đó. Từ đó giúp cho đơn vị có cái nhìn hệ thống đối với các loại rủi ro và phản ứng hiệu quả hơn đối với rủi ro, phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu tổng thể của đơn vị. - Giúp đơn vị nắm bắt những cơ hội trong kinh doanh: QTRR xem xét tất cả các sự kiện tiềm tàng liên quan đến đơn vị không chỉ có rủi ro và vì vậy giúp các nhà quản lý nhận dạng các sự kiện mang đến cơ hội từ đó đưa ra những phản ứng thích hợp để tận dụng những cơ hội đó. - Cải thiện sự phân bổ nguồn vốn của đơn vị: Có được đầy đủ thông tin về rủi ro giúp nhà quản lý đánh giá tổng quát nhu cầu về vốn và tối ưu hoá việc phân bổ vốn của đơn vị. Tóm lại, QTRR giúp nhà quản lý trong việc tạo lập giá trị cho đơn vị bằng cách: xử lý hữu hiệu đối với những sự kiện không chắc chắn trong tương lai và cung cấp các cách thức phản ứng nhằm đem lại hiệu qủa cao nhất cho đơn vị. 1.1.3 Quản trị rủi ro tài chính : QTRR tài chính là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài ch ính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mà mình mong muốn. Rủi ro tài chính nói chung có thể chia làm ba loại: ng hoá, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất. Trang 6/77 Bộ phận quản trị tài chính trong công ty sẽ kết hợp với các bộ phận nghiệp vụ để phát triển phương thức kiểm soát các loại rủi ro này một cách có hiệu quả với chi phí hợp lý, nhằm hạn chế rủi ro tiềm ẩn và giúp ổn định dòng tiền. Các chiến lược rủi ro cổ điển chỉ dựa trên những giải pháp về hoạt động kinh doanh và giải pháp trên bảng cân đối kế toán. Nhưng các chiến lược này thường tốn kém và tỏ ra không hiệu quả. Vì vậy, theo đánh giá của nhiều tổ chức tư vấn tài chính, doanh nghiệp nên sử dụng những giải pháp “ ngoài bảng cân đối kế toán”, như là các công cụ phái sinh trong QTRR tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp có một chiến lược QTRR linh hoạt hơn, nhanh hơn và chính xác hơn với chí phí giao dịch thấp hơn. Việc sử dụng ngày càng nhiều các công cụ phái sinh để quản lý rủi ro không xảy ra một cách đơn giản và thuần túy là chỉ do người ta ham thích chúng. Trên thực tế luôn có những ngờ vực lớn và những e ngại về các công cụ phái sinh. Mặc dù vậy, các công ty cũng đã bắt đầu thừa nhận rằng các công cụ phái sinh chính là công cụ tốt nhất để đối phó với những bất ổn ngày càng gia tăng trên thị trường. Các công ty quaûn trò rủi ro cũng có thể làm giảm xác suất phá sản, một tiến trình rất tốn kém mà trong đó chi phí pháp lý trở thành một phần đáng kể tác động lên giá trị của công ty. Các Giám đốc tiến hành QTRR còn là do quyền lợi của họ gắn liền với thành quả công ty, nói rõ hơn là họ quản lý rủi ro cho chính họ. QTRR làm gia tăng cơ hội đầu tư vào các dự án hấp dẫn và những dự án này tính trên tổng thể sẽ tốt cho xã hội và nền kinh tế. QTRR cũng cho phép các công ty tạo ra các dòng tiền cần thiết để thực hiện các dự án đầu tư. Các công ty QTRR để giảm thuế, giảm chi phí phá sản, bởi vì các nhà quản trị quan tâm đến tài sản của riêng họ, để tránh đầu tư lệch lạc, để thực hiện vị thế đầu cơ khi có dịp, để kiếm được lợi nhuận kinh doanh chênh lệch hoặc để giảm rủi ro tín dụng để từ đó đi giảm chi phí đi vay. Trang 7/77 1.1.4 Sự cần thiết phải thực hiện quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam ả kinh doanh sao . .N . . nhiều năm qua. C , . Trong hoạt động kinh tế, quản trị là rất cần thiết vì nó sẽ giúp gia tăng hiệu quả. Trong cùng một điều kiện như nhau, những người nào biết quản trị tốt hơn, khoa học hơn thì hiệu quả sẽ cao hơn. Trang 8/77 1.2 Xác định chính sách và qui trình hiệu quả cho công tác quản trị rủi ro: Mặc dù chính sách và qui trình QTRR hiệu quả có thể có nhiều dạng khác nhau. Chu trình hình 1.2đã được chứng minh là một cấu trúc tổ ch ức hữu dụng đối với nhiều công ty. Chu trình minh họa rằng, khi phối hợp các chính sách qui trình v ới nhau, công ty phải xem xét cẩn thận 4 vấn đề Hình 1.2 Chu trình quản trị rủi ro Mục tiêu của quản trị rủi ro Nhận dạng và định lượng độ nhạy cảm Đánh gía và kiểm soát Xác định triết lý quản trị rủi ro 1.2.1 Mục tiêu quản trị rủi ro Doanh nghiệp phải xác định cụ thể những mục tiêu của mình – những gì công ty dự định đạt với chương trình quản trị rủi ro. Mục tiêu quan trọng nhất của sử dụng sản phẩm phái sinh là để phòng ngừa rủi ro. Trong một số trường hợp, mục tiêu là nhằm tìm kiếm lợi nhuận phụ trội bằng cách kinh doanh các sản phẩm phái sinh. Nếu đây là mục tiêu công ty , công ty cần phải quyết định công ty mong muốn đặt bao nhiêu phần vốn trong nguồn vốn của công ty trước rủi ro và công ty đang nổ lực thu lợi nhuận lớn đến mức nào. Trong nhiều trường hợp, các công ty xác định mục tiêu cụ thể của chương trình QTRR là làm giảm một số dạng biến động không ổn định – ví dụ những biến động không ổn định Trang 9/77 của dòng tiền, của lợi nhuận hoặc sự không ổn định của giá trị thị trường công ty. Hầu hết các công ty sử dụng sản phẩm phái sinh đều gần như hướng tới làm giảm tính biến động thất thường của dòng tiền hoặc lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu mục tiêu là làm giảm tính biến động thất thường, các thành viên hội đồng quản trị và các giám đốc cần phải biết rõ tại sao họ lại làm như vậy: họ cần phải giải thích rõ ràng việc làm giảm tính biến động thất thường sẽ làm tăng giá trị công ty như thế nào. Gần đây trên thị trường tài chính quốc tế, người ta đã chứng kiến một số việc giống như là “ phán quy ết về đạo đức” được thực hiện về hai mục tiêu này. Vào đầu những năm 2000, nhân dịp NHNN VN cho phép các NHTM triển khai các sản phẩm phái sinh của tiền tệ hoặc vàng, mọi người thường nghe và xem một số những tranh luận trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta rằng, việc làm giảm tính biến động thất thường (gọi là phòng ngừa rủi ro – hedging) và kinh doanh để kiếm lợi nhuận ( gọi là đầu cơ – speculation) là “ xấu xa”. Tuy nhiên quan niệm trên là không đúng với hai lý do. Thứ nhất, ở mức độ lý luận, không có điều gì là “ xấu xa” trong kinh doanh để kiếm lợi nhuận. Tìm kiếm lợi nhuận phụ trội có thể là mục tiêu phù hợp đối với riêng một công ty nào đó; nhưng bởi vì nó là một mục tiêu hoàn toàn khác với việc làm giảm tính biến động thất thường, nó phải được quản lý theo cách khác. Thứ h ai, ở mức độ thực tế hơn, những bằng chứng thực nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy hầu hết các công ty hành động dựa trên cách nhìn của họ về xu hướng tương lai của giá, tỷ giá và lãi suất. 1.2.2 Nhận dạng và định lượng độ nhạy cảm Để quản trị rủi ro, công ty phải biết mình đương đầu với loại rủi ro nào và rủi ro đó lớn đến mức nào. Vì vậy công ty phải thực hiện một “ hệ thống” để đo lường rủi ro, điều cốt yếu là hệ thống này phải theo dõi được các rủi ro lớn đến mức nào trước và sau khi chương trình QTRR được thiết lập. Hiện tại VAR ( giá trị có rủi ro - Value at Risk) được đề cập nhiều , nhưng VAR không ph ải là các h đo lường rủi ro thị trường duy nhất. VAR thường được các nhà giao dịch sử dụng một cách rộng rãi, ngay cả trong những trường hợp mà các chương trình phòng ngừa rủi ro của họ gần Trang 10/77 như luôn làm cho họ có độ nhạy cảm rất bé đối với thị trường. Các nhà giao dịch mà còn cảm nhận rằng việc sử dụng VAR có tầm quan trọng đặc biệt như thế, thì huống hồ gì những người sử dụng cuối cùng. Trong thực tế các nghiên cứu cho thấy rằng, số lượng người sử dụng cuối cùng dùng VAR để QTRR ngày càng nhiều. 1.2.3 Xác định triết lý quản trị rủi ro Để quản trị hiệu quả rủi ro tài chính, công ty phải có một triết lý về QTRR và sau đó công ty phải đưa triết lý này vào kế hoạch hành động thông qua một số nguyên tắc thận trọng. QTRR “đơn nhất” hay “kết hợp”?. “ QTRR kết hợp” là một cụm từ thịnh hành trong giới tài chính – nhưng chính xác thì nó có ý n ghĩa gì ?. Trong thực tế, nó mang ý nghĩa khác nhau đối với các công ty khác nha u. Có ít nhất ba cách mà các công ty có thể nghĩ về việc thực hiện được mục tiêu kết hợp. Thứ nhất, kết hợp quản trị các rủi ro thị trường khác nhau. Các công ty đang cố gắng kết hợp việc QTRR lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa và giá cổ phần trong một danh mụ c. Một số công ty đã chấp nhận cách tiếp cận theo danh mục đầu tư để QTRR tài chính. Trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, rất nhiều công ty đã tạo ra “ các trung tâm thanh toán bù trừ” hay “các NH nội bộ” để thu được các độ nhạy cảm tài chính ròng, ví dụ như Asea Brow B overi, Hewlett-Packard, Intel và Valeo. Thứ hai, kết hợp QTRR thị trường và QTRR tài sản/tổn thất. Điều này liên quan đến các mối liên kết trong bộ phận quản lý vốn, kết hợp hai chức năng QTRR tài chính – bảo hiểm. Union Carbide đã thực hiện điều này và đã đưa thêm công việc QTRR tài chính vào danh mục công việc của trợ lý giám đốc vốn chịu trách nhiệm về bảo hiểm của công ty. Cả người sử dụng lẫn người cung cấp dịch vụ QTRR đều nhận ra sự phân biệt giữa bảo hiểm và QTRR tài chính không còn phù hợp nữa. Các nhà cung cấp bảo hiểm đã nhận ra rằng điều này một phần là do thị trường truyền thống đang thu hẹp lại; các công ty đang chuyển từ việc mua bảo hiểm sang tự bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm đang ký kết các hợp đồng bảo hiểm tương tự như các Trang 11/77 hợp đồng quyền chọn đối với các biến số giá hàng hóa, giá chứng khoán, lãi suất và tỷ giá. Thứ ba, kết hợp QTRR thị trường trong toàn công ty. Đây là điều mà gọi là QTRR mang tính chiến lược. Nó bao hàm việc liên kết bộ phận quản lý vốn với các hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty sản xuất và marketing. Các nhà sản xuất vàng ở Úc đã gia tăng hoạt động sản xuất bằng cách kết hợp tài chính với sản xuất và marketing. QTRR tài chính đem lại cho họ sự ổn định hơn về giá cả, cho phép họ tập trung vào định vị và khai thác vàng. Hai dạng kết hợp đầu tiên bao hàm những sự liên kết bên trong bộ phận quản lý vốn và do đó có thể được thực hiện mà không cần phải lo lắng về tổ chức của một công ty lớn hơn. Tuy nhiên, dạng thứ ba - kết hợp QTRR toàn công ty – yêu cầu chức năng của bộ phận quản lý vốn là một bộ phận không thể thiếu trong quản trị toàn công ty, thay vì chỉ đơn giản cung cấp tài chính khi quyết định đầu tư được đưa ra. Sản phẩm phái sinh và phòng ngừa rủi ro “ tự nhiên”. Nếu công ty quyết định QTRR tài chính, một trong những câu hỏi đầu tiên mà họ phải trả lời là bằng cách nào ?. Công ty có thể sử dụng các công cụ phá i sinh để chuyển đổi rủi ro sang cho đối tượng khác; hoặc công ty có thể thiết lập phòng ngừa rủi ro “ tự nhiên”. Ví dụ, bằng cách làm cho tương thích giữa các loại tiền tệ thể hiện chi phí và doanh thu. Định kỳ, thường thấy các bài báo kinh tế mô tả các công ty có hoạt động kinh doanh toàn cầu sẽ quản trị độ nhạy cảm về tiền tệ của mình phần nào bằng cách lựa chọn vị trí nguồn nguyên liệu hoặc nơi sản xuất. Các công ty khác thì sử dụng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn bán, quyền chọn mua và các sản phẩm phái sinh khác mỗi khi thấy rằng bản thân công ty dễ tổn thương đối với các biến động tiền tệ và nếu có một thị trường có tính thanh khoản đối với đồng tiền đó. Tuy nhiên, sẽ trở thành những kẻ tắc trách nếu nghĩ rằng tất cả các nhà quan sát thị trường đều đồng ý rằng QTRR bằng sản phẩm phái sinh và QTRR bằng cách làm tương thích các đồng tiền có thể thay thế lẫn nhau. Trang 12/77 QTRR thụ động và QTRR chủ động. Triết lý nên đưa quan điểm của công ty vào các thị trường, bao gồm cả niềm tin của công ty về tình trạng rủi ro kiệt giá tài chính có thể được dự đoán đến mức độ nào. Và quyết định liên quan đến QTRR “ chủ động” và “thụ động” nên được đưa ra trực tiếp từ niềm tin của công ty về tính hiệu quả của thị trường. Công cụ nào? Vì mục đích gì ? Bởi ai? Với số lượng bao nhiêu? Các nguyên tắc hoạt động nên xác đị nh cái nào có thể được sử dụng l à vì mục đích gì. Các công ty khác nhau sử dụng các tập hợp những công cụ tài chính khác nhau. Công ty cần phải làm sáng tỏ về việc công cụ nào được cho phép sử dụng về mục đích gì. Trong công ty, cần phải làm rõ ai được cho phép giao dịch các hợp đồng sản phẩm phái sinh và giới hạn giao dịch của họ là bao nhiêu. Đối tác : Ai? Rủi ro bao nhiêu?. Vì các hợp đồng sản phẩm phái sinh liên quan đến các cam kết về thực hiện trong tương lai, chúng là các công cụ dựa trên sự tín nhiệm; vì vậy công ty phải thiết lập một số tiêu chuẩn đối với các dealer mà họ sẵn sàng giao dịch, thường xuyên xem xét lại các tiêu chuẩn này và hạn chế độ nhạy cảm họ gánh chịu đối với từng nhà kinh doanh. Và công ty phải theo dõi độ nhạy cảm tín dụng của mình đối với các đối tác. Những người tham gia thị trường thường có xu hướng phân biệt giữa rủi ro tín dụng tồn tại trước khi ký kết hợp đồng – rủi ro trước khi thanh toán – và rủi ro tín dụng tồn tại khi hợp đồng đáo hạn hay đến ngày thanh toán và các bên đối tác phải chi trả cho nhau - rủi ro thanh toán. Những nghiên cứu đã ghi nhận rằng mức độ rủi ro tín dụng trước khi thanh toán là hàm số của ba nhân tố : 1. Độ nhạy cảm – lượng giá trị chịu rủi ro. 2. Mức độ bù đắp - lượng giá trị mà sẽ được bù đắp trong trường hợp không thể thanh toán. 3. Xác suất không thể thanh toán – khả năng xảy ra tổn thất. Vận dụng trong thực tiễn thị trường là xử lý các nhân tố này như các nhân tố độc lập, trong trường hợp này thì những khoản lỗ dự đoán do việc không thể thanh toán được diễn giải như sau : ( Độ nhạy cảm ròng của mức độ bù đắp ) x (Xác suất không thể thanh toán)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng