Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai trong trung và dà...

Tài liệu Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai trong trung và dài hạn trường hợp việt nam

.PDF
53
645
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012” TÊN CÔNG TRÌNH: NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TRONG TRUNG VÀ DÀ I HẠN TRƢỜNG HỢP VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012 DANH MỤC BẢNG VÀ HÌ NH Bảng 1: Cán cân vãng lai với tiết kiệm và đầu tư Bảng 2: Cán cân vãng lai với xuất nhập khẩu Bảng 3: Cán cân vãng lai với tài sản nước ngoài ròng Bảng 4: Cán cân vãng lai với sự thay đổi tài sản nước ngoài ròng Bảng 5: Cán cân vãng lai với bội chi ngân sách Bảng 6: Cán cân vãng lai với thu nhập bình quân đầu người Bảng 7: Cán cân vãng lai với tốc độ tăng trưởng Bảng 8: Cán cân vãng lai với dân số phụ thuộc Bảng 9: Cán cân vãng lai với giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán Bảng 10: Cán cân vãng lai với tổng giá trị cổ phiếu giao dịch Bảng 11: Cán cân vãng lai với độ sâu tài chính Bảng 12: Tiết kiêm với độ sâu tài chính Bảng 13: Đầu tư với độ sâu tài chính Bảng 14: Cán cân vãng lai với độ mở tài chính Bảng 15: Tiết kiệm với độ mở tài chính Bảng 16: Đầu tư với với độ mở tài chính Bảng 17: Mô hình đa biến 1 Bảng 18: Mô hình đa biến 1 có thêm biến khủng hoảng Bảng 19: Mô hình đa biến 2 Bảng 20: Mô hình đa biến 2 có thêm biến khủng hoảng Bảng 21: Tác động của các biến lên tiết kiệm và đầu tư Bảng 22: Dữ liệu cho mô hình Hình 1: Tài khoản vãng lai Việt Nam (% trên GDP) giai đoạn 1990-2010 Hình 2: Tài khoản vãng lai vàtài sản nước ngoài ròng Hình 3: Tài khoản vãng lai với thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng Hình 4: Tài khoản vãng lai với sự phát triển thị trường chứng khoán. Hình 5: Tài khoản vãng lai với độ mở thương mại, độ mở và độ sâu tài chính DANH MỤC BIẾN Biến NFA GOVBGDP Nguồn IMF Bộtàichính Giải thích Tỉ lệ tài sản nước ngoài ròng trên GDP Tỷ lệ cân đối ngân sách Chính phủ trên GDP Tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người trên GDP tính RELY IMF YGRAVG IMF RELDEPY World Bank Tỷ lệ thanh niên phụ thuộc RELDEPO World Bank Tỷ lệ người già phụ thuộc OPEN World Bank SMTV Standard & Poor Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch trên GDP SMTO Standard & Poor Tỷ lệ doanh thu thị trường chứng khoán SMKC Standard & Poor Giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán trên GDP ODAOAR FDEEP KAOPEN OECD IMF Chinn và Ito theo PPP Tốc độ tăng trưởng GDP Tỉ lệ xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trên GDP Viện trợ và tài trợ chính thức tỷ lệ so với GDP M2 trên GDP Độ mở tài chính Báo cáo Triển CRISIS vọng kinh tế Đông Nam Á 2010, OECD Đại diện khủnghoảng TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động, hiện trạng thâm hụt cán cân thương mại và tài khoản vãng lai lớn và kéo dài của Việt Nam đã gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế, từ đó làm dấy lên những quan ngại cho rằng việc nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là đáng lo ngại. Cán cân vãng lai là chỉ số quan trọng phản ánh môi trường kinh tế vĩ mô của một quốc gia, cụ thể là tình hình của khu vực kinh tế đối ngoại. Với một nước có tình trạng cán cân vãng lai thâm hụt lớn và kéo dài, những biến động của khu vực kinh tế đối ngoại sẽ tạo ra những tác động nhất định đối với khu vực tài chính tiền tệ. Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như lý thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài mà không có các biện pháp cần thiết (như tăng lãi suất, cắt giảm chi tiêu chính phủ) thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Theo IMF, trong năm 2008 thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam là gần 12% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), năm 2010 thâm hụt tài khoản vãng lai đã được cải thiện còn xấp xỉ 4,3 tỷ USD, tương đương 4,03% GDP. Với Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng cao, thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết sức bình thường, và thậm chí là cần thiết để có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nếu con số thâm hụt chỉ ở mức vừa phải (thông thường là dưới 5%), thì không đáng lo ngại nhưng khi thâm hụt tài khoản vãng lai vượt ngưỡng này sẽ gây ra rủi ro cho nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu biết rõ ràng về các yếu tố quyết định tài khoản vãng lai của một quốc gia. Tài khoản vãng lai được sử dụng như là một trong những chỉ số chính hàng đầu thể hiện sức khỏe của một nền kinh tế và là một phần trong quá trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách, tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động lên tài khoản vãng lai ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu “ Nhâ ̣n diê ̣n c ác nhân tố ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai trong trung và dài ha ̣n : Trường hơ ̣p Viê ̣t Nam ” mà chúng chúng chúng tôi thực hiê ̣n ở đây phầ n nào giúp làm rõ và giải t hích một số vấn đề còn gây nhiều tranh cãi về cán cân tài khoản vañ g lai đã đề câ ̣p phiá trên . 2. Xác định vấn đề nghiên cứu Với động cơ điều tra các yếu tố quyết định tài khoản vãng lai trong trung và dài hạn để làm rõ đâu là nguyên nhân sâu xa tác động đến trạng thái của cán cân vãng lai và từ đó đưa ra giải pháp cải thiện, chúng chúng tôi tập trung nghiên cứu cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2010 bằng cách sử dụng một mô hình hồi quy gồm 11 yếu tố mà theo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây là có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến cán cân tài khoản vãng lai ở các nước trên thế giới đặc biệt là khu vực các nước đang phát triển Châu Á. 3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu Qua nghiên cứu này, chúng chúng chúng tôi cung cấp một cuộc điều tra thực nghiệm về các yếu tố quyết định đến tài khoản vãng lai trong trung và dài hạn cho Việt Nam, sử dụng cách tiếp cận dựa trên việc nhấn mạnh các yếu tố kinh tế vĩ mô trong đó yếu tố tiết kiệm và đầu tư dài hạn đóng vai trò quyết định, đồng thời bài nghiên cứu cũng sử dụng một mô hình kiểm soátcác yếu tố liên quan đến sự phát triển thể chế và khủng hoảng tài chính. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS để mô tả sự biến đổi của tài khoản vãng lai theo thời gian (giai đoạn 1990-2010), chúng tôi thấy rằng tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam có liên quan với thâm hụt cán cân thương mại, chênh lệch tài sản ròng nước ngoài giảm, thu nhập đầu người và tốc độ tăng trưởng tăng, thị trường chứng khoán phát triển, tăng bội chi ngân sách chính phủ, độ sâu tài chính giảm, tăng độ mở tài chính và độ mở thương mại. Trong nghiên cứu này chúng tôi lần lượt trả lời những câu hỏi sau:  Nhân tố nào tác động lên cán cân tài khoản vãng lai trong trung ha ̣n , tác động với chiều hướng nào và mức độ bao nhiêu?  Nhân tố nào tác động lên cán cân tài khoản vãng lai trong dài ha ̣n , tác động với chiều hướng nào và mức độ bao nhiêu?  Chúng ta có những giải pháp nào để nào để duy trì tài khoản vãng lai ở mức an toàn? 4. Phương pháp nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp định tính, định lượng, thống kê và hồi quy phân tích để làm rõ những vấn đề nêu trên. Về mă ̣t định lượng bằng mô hình hồi quy OLS dựa trên phương pháp tiếp cận của Chinn và Prasad (2003) với bộ số liệu mới cho Việt Nam và bổ sung thêm các biến đại diện cho khủng hoảng và thể chế. Việc bổ sung thêm biến thể chế và đại diện khủng hoảng là dựa theo nghiên cứu của Chinn và Ito (2005) và Joseph W. Gruber và Steven B. Kamin (2005) bởi các biến này có tác động đến tài khoản vãng lai và làm tăng ý nghĩa giải thích của mô hình như chúng tôi đã trình bày ở phần các nghiên cứu trước đây. Mẫu của chúng tôi bao gồm các quan sát năm cho mỗi biến trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2010. Quan tâm chính là các yếu tố quyết định tài khoản vãng lai trong trung và dài hạn. Phương pháp phân tích chính là hồi quy OLS với tỷ lệ tài khoản vãng lai trên GDP là biến phụ thuộc. 5. Nội dung nghiên cứu Nô ̣i dung nghiên cứu chiń h trong bài nghiên cứu của chúng tôi đươ ̣c tóm tắ t như sau : Mở đầ u chúng tôi muố n đề câ ̣p đế n mô ̣t số nghiên cứu lý thuyế t và thực nghiê ̣m trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đế n cá n cân tài khoản vañ g lai , mức đô ̣ và chiề u hướng của tác đô ̣ng đó . Theo Bernanke (2007) cũng như lý thuyết kinh tế thì thâm hụt tài khoản vãng lai chính bằng sự chênh lệch giữa đầu tư trong nước và tiết kiệm trong nước. Như vậy, ở mức độ cơ bản nhất ta cần xem xét, hai vấn đề đó là đầu tư và tiết kiệm trong nước. Chúng ta sử dụng một đẳng thức cơ bản trong kinh tế học nói lên quan hệ giữa tài khoản vãng lai, mức tiết kiệm và đầu tư như sau: CA = S – I (1) Trong đó CA (current account) là mức thâm hụt hoặc thặng dư tài khoản vãng lai, S (domestic savings) là mức tiết kiệm trong nền kinh tế và I (investment) là đầu tư. Đẳng thức cơ bản này cho thấy rất rõ mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai với mức tiết kiệm và đầu tư trong nước. Lý thuyết vòng đời tiết kiệm của Franco Modigliani cho rằng các nước có tỷ lệ tăng trưởng dân số và tăng trưởng năng suất cao thì có tỷ lệ tiết kiệm cao, vì ở các quốc gia này tiết kiệm của các thế hệ trẻ tương đối lớn để dành dụm tiền tiêu xài lúc tuổi già. Cách tiếp cận của Chinn và Prasad (2003) cũng đi từ quan điểm cân bằng tiết kiệm - đầu tư dài hạn, với vai trò của các yếu tố quyết định tiết kiệm và đầu tư trung hạn được nhấn mạnh. Chinn và Prasad đã phát triển một cơ sở dữ liệu đa quốc gia lớn cho một khoảng thời gian tương đối dài và ước lượng một loạt các hồi quy liên quan tới các yếu tố quyết định bao gồm: thâm hụt ngân sách, tài sản ròng nước ngoài, thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng sản lượng, các biến nhân khẩu học, biến động thương mại, và độ mở thương mại. Kết quả thu được từ mô hình cho thấy cán cân tài khoản vãng lai tương quan dương (thuận chiều) với cân đối ngân sách chính phủ và tài sản ròng nước ngoài. Ở các nước phát triển, các thước đo độ sâu tài chính có tương quan dương trong khi chỉ số độ mở thương mại tương quan âm với tài khoản vãng lai.Ở các nước đang phát triển, độ sâu tài chính tương quan âm với cả tiết kiệm khu vực công và tư nhân, tuy nhiên, nó thậm chí còn tương quan âm mạnh mẽ hơn nữa với đầu tư, có lẽ bởi sự vắng mặt của các thị trường vốn phát triển tốt. Joseph W. Gruber và Steven B. Kamin (2005) cũng đã tìm thấy một mô hình gồm các biến giải thích tương tự - yếu tố quyết định tài khoản vãng lai dựa trên cách tiếp cận của Chinn & Prasad (2003). Việc tăng cường thêm một biến đại diện cho ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đã giải thích tốt sự thặng dư tài khoản vãng lai của các nước thị trường mới nổi châu Á và làm tăng đáng kể khả năng dự báo của mô hình. Cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển châu Á đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thặng dư, trực tiếp thông qua hạn chế chi tiêu trong nước, đặc biệt là đầu tư, và gián tiếp thông qua khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền giữ cho tỷ giá hối đoái cạnh tranh. Chinn and Hiro Ito (2005) sử dụng một mô hình kiểm soát các yếu tố liên quan đến sự phát triển thể chế, kết quả thực nghiệm cho thấy rằng lập luận các thị trường tài chính càng phát triển thì quốc gia đó càng ít tiết kiệm là không phù hợp mà mối quan hệ này chỉ đúng cho các nước có hệ thống pháp lý phát triển và độ mở tài chính cao. Đối với các nước kém phát triển và các nước thị trường mới nổi, ngược lại, sự phát triển tài chính cao hơn dẫn đến tiết kiệm cao hơn. Sự tập trung vào sự phát triển thị trường chứng khoán cũng được thúc đẩy bởi lập luận của Clarida (2005a). Và thị trường chứng khoán càng phát triển thì các nước càng có nhiều khả năng thâm hụt tài khoản vãng lai. Tác động của các yếu tố trên có thể được tóm tắt ngắn gọn trong bảng sau: Biến Tác động Giải thích Quan điểm1: Là 1 thành phần của CA NFA +/- Quan điểm2: dựa trên quan điểm của tiết kiệm và quan điểm của quốc gia con nợ. GOVBGDP - Bội chi S, I RELY + Kinh tế phát triển  xuất khẩu vốn Quan điểm1: Kinh tế phát triển  xuất khẩu vốn YGRAVG +/- Quan điểm2: Tiềm năng thu nhập trong tương lai làm S, I RELDEPO RELDEPY OPEN - SMTV SMTO - SMKC ODAOAR + FDEEP +/- KAOPEN +/- CRISIS Già: tiêu xài tiền tiết kiệm Trẻ: nhu cầu vốn và tiêu xài Hấp dẫn vốn nước ngoài Thị trường chứng khoán càng bùng nổ, càng nhiều khả năng đất nước trải qua sự suy giảm trong tài khoản vãng lai Cho phép quốc gia tài trợ cho thâm hụt lớn hơn Quan điểm1: Tiết kiệm nhiều hơn ở các nước mới nổi Quan điểm2: Giảm tiết kiệm cho phòng ngừa Quan điểm1: Tiết kiệm tăng Quan điểm2: Dòng vốn chảy vào Tăng ý nghĩa của mô hình Với Biến NFA GOVBGDP Nguồn IMF Bộtàichính Giải thích Tỉ lệ tài sản nước ngoài ròng trên GDP Tỷ lệ cân đối ngân sách Chính phủ trên GDP Tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người trên GDP tính RELY IMF YGRAVG IMF RELDEPY World Bank Tỷ lệ thanh niên phụ thuộc RELDEPO World Bank Tỷ lệ người già phụ thuộc OPEN World Bank SMTV Standard & Poor Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch trên GDP SMTO Standard & Poor Tỷ lệ doanh thu thị trường chứng khoán SMKC Standard & Poor Giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán trên GDP ODAOAR FDEEP KAOPEN OECD IMF Chinn và Ito theo PPP Tốc độ tăng trưởng GDP Tỉ lệ xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trên GDP Viện trợ và tài trợ chính thức tỷ lệ so với GDP M2trên GDP Độ mở tài chính Báo cáo Triển vọng CRISIS kinh tế Đông Nam Á Đại diện khủng hoảng 2010, OECD Dựa trên những bài nghiên cứu này, chúng chúng tôi sử dụng các biến cân bằng tiết kiệm và đầu tư, các nhân tố vĩ mô và thể chế như thâm hụt ngân sách, tài sản ròng nước ngoài, thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng sản lượng, các biến nhân khẩu học, độ mở thương mại, biến thể chế và khủng hoảng tài chính và phương pháp ước lượng là hồi quy OLS để hồi quy mô hình với số liệu của Việt Nam nhằm xem xét thực nghiệm các tác động của những biến này lên tài khoản vãng lai Việt Nam giai đoạn 1990-2010. Đầu tiên, chúng chúng tôi thực hiện kiểm định mô hình riêng cho từng biến để nhận diện và xem tác động cụ thể của chúng lên tài khoản vãng lai, sau đó một mô hình đa nhân tố tác động lên tài khoản vãng lai được xem xét trong hai trường hợp có và không có bổ sung biến đại diện khủng hoảng cho kế t quả với mô hình hồ i quy đơn biế n như sau : NSGDP NIGDP IMPO EXPO NFA NFA-NFA(1) GOVBGDP RELY YGRAVG CA CA 1.238351 RELDEPO 19.738480 (0.00000) (0.00880) -0.890841 RELDEPY -0.030727 (0.00000) (0.70640) -0.918944 OPEN -0.015532 (0.00000) (0.61557) 0.939291 SMTV -0.272689 (0.00000) (0.04150) 0.265383 SMTO 0.000185 (0.01470) (0.99507) 0.553790 SMKC -0.271363 (0.00350) (0.04220) 1.997820 ODAOAR 1.017639 (0.05580) (0.22675) -1.699861 FDEEP 0.103266 (0.00570) (0.08490) -1.920825 KAOPEN -0.044512 (0.00780) (0.05800) Kết quả hồi quy trong mô hình đa biến Mô hình 1 NFA-NFA(1) RELY OPEN ODAOAR FDEEP KAOPEN CA Mô hình 2 CA 0.671858 NFA-NFA(-1) 0.895899 (0.00040) (0.00030) -1.128720 RELY -1.102558 (0.00070) (0.00840) -0.136180 CRISIS 0.089528 (0.03440) (0.06040) 2.519916 ODAOAR 1.111798 (0.00050) (0.08950) 0.221931 FDEEP 0.046080 (0.00720) (0.09340) -0.065343 KAOPEN -0.105625 (0.00050) (0.00120) Như mô tả ở trên, mô hình được ước tính trên dữ liệu cho thời kì 1990-2010, đối với mỗi biến giải thích, hàng đầu tiên đại diện cho hệ số ước lượng và hàng thứ hai là giá trị pvalue, các hệ số khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy 90% được in đậm. Sau khi lần lượt loại bỏ bớt các yếu tố không có tác động ý nghĩa lên tài khoản vãng lai Việt Nam trong mô hình đa nhân tố, chúng chúng tôi thu được một mô hình đa nhân tố có ý nghĩa với R2 tương đối cao (mô hình 1). Các hệ số vẫn thể hiện mối tương quan như khi thực hiện mô hình hai nhân tố. Ngoài ra, thú vị hơn trong mô hình đa nhân tố này thì biến độ mở thương mại và biến thu nhập bình quân đầu người đã có tác động âm có ý nghĩa lên tài khoản vãng lai với hệ sốlần lượt là-0,13 và -1,13 trong khi chúng không thể hiện tác động có ý nghĩa này khi chỉ hồi quy đơn biến. Tuy nhiên, mô hình này lại xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa hai biến OPEN và FDEEP nên kết quả hồi quy có thể không còn chính xác, do đó để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến chúng chúng tôi thực hiện loại bỏ bớt biến. Với mô hình mới (mô hình 2) đã loại biến OPEN, mô hình đa nhân tố với tài khoản vãng lai là biến phụ thuộc đã khắc phục được đa cộng tuyến cũng như không xảy ra hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, các hệ số có ý nghĩa thống kê cao. Đồng thời, mô hình cũng đã xác nhận vai trò của việc xuất hiện thêm biến đại diện khủng hoảng làm tăng ý nghĩa cho mô hình, chúng tôi thực hiện hai kiểm định với mô hình không có và có biến CRISIS, kết quả R2 tăng từ 85% lên 90%. Thông qua bài nghiên cứu thực nghiệm này, chúng ta đã có cái nhìn rõ hơn về các nhân tố trực tiếp tác động đến cán cân tài khoản vãng lai trong giai đoạn những năm 1990-2010, các yếu tố không thể thiếu là xuất nhập khẩu, tỉ giá hối đoái, tiết kiệm và đầu tư trong nước, ngoài ra còn các biến vĩ mô khác như tài sản ròng nước ngoài, bội chi ngân sách, thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng, sự phát triển thị trường chứng khoán, độ sâu tài chính, độ mở tài chính và độ mở thương mại. Cụ thể hơn, tài khoản vãng lai thâm hụt có liên quan với thâm hụt cán cân thương mại, chênh lệch tài sản ròng nước ngoài giảm, thu nhập đầu người và tốc độ tăng trưởng tăng, thị trường chứng khoán phát triển, tăng bội chi ngân sách chính phủ, độ sâu tài chính giảm, tăng độ mở tài chính và độ mở thương mại. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấ p nhiề u bằ ng chứng ủng hô ̣ q uan điểm cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai có thể được gây ra bởi các hoạt động kinh tế mạnh và một môi trường thể chế thân thiện được hỗ trợ bởi chính phủ. Nghiên cứu này cũng xác định sự mất cân đối về kinh tế vĩ mô là yếu tố quyết định cơ bản dẫn đến tình hình cán cân thanh toán thâm hụt như hiện nay. Một trong những nguyên nhân khác mà chúng tôi chứng minh được đã gây ra thâm hụt tài khoản văng lai ở Việt Nam là do nhu cầu đầu tư tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, mua sắm công cụ sản xuất thì thâm hụt không phải là một vấn đề đáng lo ngại vì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn, sản xuất hàng hóa nhiều hơn làm tăng xuất khẩu và cân bằng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là đổ vào các khu vực phi sản xuất thì lại đáng lo ngại vì khu vực này thường không làm tăng năng suất cũng như tạo ra các sản phẩm xuất khẩu. Để giảm thâm hụt tài khoản vãng lai, chúng ta cần giảm nhu cầu đầu tư trong nước cho các lĩnh vực phi sản xuất, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi nền kinh tế phát triển quá nóng, trong dài hạn cần tăng hiệu quả đầu tư và chỉ số ICOR của nền kinh tế. Nguyên nhân chính yếu thứ hai gây ra hiện trạng thâm hụt cán cân thương mại là do năng lực sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam còn thấp so với khu vực, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với giá trị gia tăng thấp, nhu cầu nhập khẩu cho xây dựng cơ sở hạ tầng làm cho tăng trưởng nhập khẩu luôn vượt quá tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Để cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại, Việt Nam cần có nhiều biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, thay đổi cơ cấu chi tiêu từ hàng nhập khẩu sang hàng sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu và sử dụng các mặt hàng thay thế. Bên ca ̣nh đó , kế t quả hồ i quy còn cho thấ y có nhiề u nhân tố phu ̣ trơ ̣ khác có ảnh hưởng tới cân bằ ng cán cân tài khoản vañ g lai . Đầu tiên là v iệc thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng trong giai đoạn vừa qua với lượng vốn đầu tư lớn được huy động, rõ ràng là mức đầu tư của Việt Nam đã tăng lên rất nhiều, hệ quả tất yếu cũng là thâm hụt tài khoản vãng lai. Bội chi ngân sách cũng là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt là việc đầu tư công tràn lan không hiệu quả, để giảm thâm hụt cần thiết phải giảm bội chi ngân sách, biện pháp trong ngắn hạn là cắt giảm chi tiêu chính phủ ở cả chi thường xuyên và chi đầu tư cho các dự án không hiệu quả, tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Như kết quả hồi quy cho thấy, các nguồn vốn viện trợ và chuyển nhượng ròng góp phần giảm thâm hụt cán cân vãng lai do đó cần tăng cường thu hút các nguồn ODA trên cơ sở thận trọng và thu hút kiều hối. Như vâ ̣y, viê ̣c chin ́ h phủ q uan tâm đến độ sâu tài chính và mức độ mở cửa hiện nay cũng là điều cần thiết để đảm bảo thâm hụt tài khoản vãng lai nằm trong mức giới hạn an toàn. Chúng tôi trình bày nô ̣i dung nêu trên của bài nghiên cứu theo kết cấu sau: Phần 1: Giới thiệu tổng quan các nội dung chính của chuyên đề tốt nghiệp và các vấn đề nghiên cứu. Phần 2: Trình bày các nghiên cứu trước đây trên thế giới về lí thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai. Phần 3: Dựa trên các nghiên cứu, tập trung giải thích các biến được lựa chọn cho mô hình và lập mô hình hồi quy cho Việt Nam trong giai đoạn 1990-2010. Phần 4: Kết quả đạt được từ mô hình, từ đó giải thích sự mất cân bằng tài khoản vãng lai Việt Nam. Phần 5: Kết luận, tóm lại kết quả nghiên cứu, nêu các đề xuất, hạn chế của chuyên đề và hướng nghiên cứu tiếp theo. 6. Ý nghĩa khoa học của công trình Về mặt lý thuyết, bài nghiên cứu này đã hệ thống và phân tích được mối quan hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai và các biến vĩ mô, biến thể chế, thị trường chứng khoán xem xét trong mối tương tác với độ sâu và độ mở của thị trường tài chính. Bên cạnh đó chúng chúng chúng tôi cũng hệ thống lại chiều hướng tác động cụ thể của các nhân tố lên tài khoản vãng lai quốc gia thông qua tổng hợp một số nghiên cứu khoa học của các nhà kinh tế trên thế giới. Về mặt thực tiễn, chúng tôi đã đi sâu phân tích và hồi quy tác động của các nhân tố lên tài khoản vãng lai về chiều hướng và mức độ tác động. Từ đó, giúp các nhà hoạch định chính sách sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về tác động và con đường tác động để hoạch định một chính sách hợp lý giúp nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, cán cân vãng lai ổn định ở mức an toàn. 7. Hạn chế và hướng phát triển của đề tài Kế t quả bước đầ u của nghiên cứu đã đa ̣t đươ ̣c là nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai để từ đó đề ra một vài hàm ý chính sách, tuy nhiên không thể tránh khỏi vài hạn chế còn tồn đọng, đáng kể nhất là số liê ̣u thu thâ ̣p trong nghiên cứu chưa đủ dài với số quan sát không nhiều và không đầy đủ số liệu cho giai đoạn từ 1990-2010. Bên ca ̣nh đó, do khó khăn trong việc tổng hợp số liệu nên không thể đưa hết các biến vào mô hình đa biến để tìm ra mô hình tối ưu. Trong đinh ̣ hướng phát triể n nghiên cứu này trong tương lai gầ n nhấ t, chúng tôi tiến hành thu thập , xữ lý và đưa vào mô hì nh những biế n còn la ̣i mà chúng tôi đã đề câ ̣p trên phầ n cơ sở lý thuyế t mà chưa thực hiê ̣n đươ ̣c trong thi ̣trường Viê ̣t Nam để tăng độ chính xác và tin cậy của nghiên cứu này . NỘI DUNG NGHIÊN CƢ́U 1. GIỚI THIỆU Trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động, hiện trạng thâm hụt cán cân thương mại và tài khoản vãng lai lớn và kéo dài của Việt Nam đã gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế, từ đó làm dấy lên những quan ngại cho rằng việc nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là đáng lo ngại. Cán cân vãng lai là chỉ số quan trọng phản ánh môi trường kinh tế vĩ mô của một quốc gia, cụ thể là tình hình của khu vực kinh tế đối ngoại. Với một nước có tình trạng cán cân vãng lai thâm hụt lớn và kéo dài, những biến động của khu vực kinh tế đối ngoại sẽ tạo ra những tác động nhất định đối với khu vực tài chính tiền tệ. Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như lý thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài mà không có các biện pháp cần thiết (như tăng lãi suất, cắt giảm chi tiêu chính phủ) thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Theo IMF, trong năm 2008 thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam là gần 12% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), năm 2010 thâm hụt tài khoản vãng lai đã được cải thiện còn xấp xỉ 4,3 tỷ USD, tương đương 4,03% GDP. Với Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng cao, thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết sức bình thường, và thậm chí là cần thiết để có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nếu con số thâm hụt chỉ ở mức vừa phải (thông thường là dưới 5%), thì không đáng lo ngại nhưng khi thâm hụt tài khoản vãng lai vượt ngưỡng này sẽ gây ra rủi ro cho nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu biết rõ ràng về các yếu tố quyết định tài khoản vãng lai của một quốc gia. Tài khoản vãng lai được sử dụng như là một trong những chỉ số chính hàng đầu thể hiện sức khỏe của một nền kinh tế và là một phần trong quá trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách, tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động lên tài khoản vãng lai ở Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này và sau quá trình tìm hiểu chúng tôi đã thực hiê ̣n nghiên cứu “Nhâ ̣n diê ̣n c ác nhân tố ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai trong trung và dài ha ̣n : Trường hơ ̣p Viê ̣t Nam ” với mong muố n phầ n nào làm rõ những vấ n đề nóng cân tài khoản vañ g lai đã đề câ ̣p ở trên bỏng về cán . Với động cơ điều tra các yếu tố quyết định tài khoản vãng lai trong trung và dài hạn để làm rõ đâu là nguyên nhân sâu xa tác động đến trạng thái của cán cân vãng lai và từ đó đưa ra giải pháp cải thiện, chúng tôi tập trung nghiên cứu cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2010 bằng cách sử dụng một mô hình hồi quy gồm 11 yếu tố mà theo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây là có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến cán cân tài khoản vãng lai ở các nước trên thế giới đặc biệt là khu vực các nước đang phát triển Châu Á. Chúng tôi trình bày bài nghiên cứu theo kết cấu như sau: Phần 1: Giới thiệu tổng quan các nội dung chính của bài nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu. Phần 2: Trình bày các nghiên cứu trước đây trên thế giới về lí thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai. Phần 3: Dựa trên các nghiên cứu, tập trung giải thích các biến được lựa chọn cho mô hình và lập mô hình hồi quy cho Việt Nam trong giai đoạn 1990-2010, phương pháp tiếp cận của mô hình. Phần 4: Kết quả đạt được từ mô hình, từ đó giải thích sự mất cân bằng tài khoản vãng lai Việt Nam. Phần 5: Kết luận, tóm lại kết quả nghiên cứu, nêu các đề xuất, hạn chế của chuyên đề và hướng nghiên cứu tiếp theo. 1.1. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Các mô hình nghiên cứu về sự mất cân bằng tài khoản vãng lai toàn cầu được chú ý đáng kể trong những năm gần đây. Trong đó nổi bật nhất là thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đã tăng từ 125 tỷ USD vào năm 1995 đến 470,2 tỷ USD trong năm 2010, tương đương với từ 1,5% GDP đến 3,2% GDP và cán cân tài khoản vãng lai tổng hợp của các nước đang phát triển đã chuyển sang thặng dư từ năm 2000. Trong khi đó cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam lại liên tục thâm hụt. Các mô hình hiện tại về sự mất cân bằng tài khoản vãng lai trên thế giới mâu thuẫn với quan điểm rằng các nền kinh tế công nghiệp trưởng thành sẽ xuất khẩu vốn sang cho các nước đang phát triển nghèo. Bởi vì các nước đang phát triển có tỷ lệ lao động trên vốn cao hơn, nên về nguyên tắc năng suất biên của vốn cao hơn và thu hút vốn từ các nền kinh tế công nghiệp chảy vào (Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus).Do đó nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm đã cố gắng đánh giá các nhân tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai và giải thích sự mất cân bằng tài khoản vãng lai toàn cầu với những dự đoán khác nhau về các yếu tố quyết định và về mức độ của mối quan hệ giữa biến động tài khoản vãng lai và những yếu tố quyết định này. Theo Bernanke (2007) cũng như lý thuyết kinh tế thì thâm hụt tài khoản vãng lai chính bằng sự chênh lệch giữa đầu tư trong nước và tiết kiệm trong nước. Như vậy, ở mức độ cơ bản nhất ta cần xem xét, hai vấn đề đó là đầu tư và tiết kiệm trong nước. Chúng ta sử dụng một đẳng thức cơ bản trong kinh tế học nói lên quan hệ giữa tài khoản vãng lai, mức tiết kiệm và đầu tư như sau: CA = S – I (1) Trong đó CA (current account) là mức thâm hụt hoặc thặng dư tài khoản vãng lai, S (domestic savings) là mức tiết kiệm trong nền kinh tế và I (investment) là đầu tư. Đẳng thức cơ bản này cho thấy rất rõ mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai với mức tiết kiệm và đầu tư trong nước. Một tập hợp nhiều bài nghiên cứu đã khám phá những yếu tố quyết định của tiết kiệm cho cả hai nhóm nước đang phát triển và nhóm nước công nghiệp (Schmidt-Hebbel, Webb và Corsetti 1992; Edwards 1995; Masson, Bayoumi và Samiei, 1997) hay riêng ở các nước đang phát triển (Serven 1998). Nhiều bài trong số đó đã cố gắng để liên kết tiết kiệm khu vực công và tư nhân với các yếu tố quyết định tài khoản vãng lai bao gồm mức độ phát triển kinh tế, nhân khẩu học…. Ghosh (1995), Ghosh và Ostry (1995) ứng dụng những hiểu biết bắt nguồn từ các tài liệu về tiêu dùng để lập mô hình chotài khoản vãng lai. Tuy nhiên, những bài viết này tập trung chủ yếu vào các động lực trong ngắn hạn của tài khoản vãng lai. Razin (1995), Obstfeld và Rogoff (1998), đã cố gắng để mở rộng các mô hình tối ưu hóa với bối cảnh nền kinh tế mở. Lý thuyết vòng đời tiết kiệm của Franco Modigliani cho rằng các nước có tỷ lệ tăng trưởng dân số và tăng trưởng năng suất cao thì có tỷ lệ tiết kiệm cao, vì ở các quốc gia này tiết kiệm của các thế hệ trẻ tương đối lớn để dành dụm tiền tiêu xài lúc tuổi già.Jaume Ventura (2002) cũng đã xác định bất kể ước tính hồi quy bằng cách sử dụng dữ liệu giữa các nước hoặc trong một nước, một sự gia tăng trong việc tiết kiệm có liên quan với mức tăng trong tài khoản vãng lai, đầu tư và tài khoản vãng lai cũng có tương quan âm trong một nước. Cách tiếp cận của Chinn và Prasad (2003) cũng đi từ quan điểm cân bằng tiết kiệm - đầu tư dài hạn, với vai trò của các yếu tố quyết định tiết kiệm và đầu tư trung hạn được nhấn mạnh. Chinn và Prasad đã phát triển một cơ sở dữ liệu đa quốc gia lớn cho một khoảng thời gian tương đối dài và ước lượng một loạt các hồi quy liên quan tới các yếu tố quyết định bao gồm: thâm hụt ngân sách, tài sản ròng nước ngoài, thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng sản lượng, các biến nhân khẩu học, biến động thương mại, và độ mở thương mại. Kết quả thu được từ mô hình cho thấy cán cân tài khoản vãng lai tương quan dương (thuận chiều) với cân đối ngân sách chính phủ và tài sản ròng nước ngoài. Ở các nước phát triển, các thước đo độ sâu tài chính có tương quan dương trong khi chỉ số độ mở thương mại tương quan âm với tài khoản vãng lai.Ở các nước đang phát triển, độ sâu tài chính tương quan âm với cả tiết kiệm khu vực công và tư nhân, tuy nhiên, nó thậm chí còn tương quan âm mạnh mẽ hơn nữa với đầu tư, có lẽ bởi sự vắng mặt của các thị trường vốn phát triển tốt. Tác động mạnh mẽ và âm của độ sâu tài chính được tìm thấy bởi Blanchard và Giavazzi (2003) và Paolo Zanghieri (2004). Joseph W. Gruber và Steven B. Kamin (2005) cũng đã tìm thấy một mô hình gồm các biến giải thích tương tự - yếu tố quyết định tài khoản vãng lai dựa trên cách tiếp cận của Chinn & Prasad (2003). Việc tăng cường thêm một biến đại diện cho ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đã giải thích tốt sự thặng dư tài khoản vãng lai của các nước thị trường mới nổi châu Á và làm tăng đáng kể khả năng dự báo của mô hình. Cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển châu Á đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thặng dư, trực tiếp thông qua hạn chế chi tiêu trong nước, đặc biệt là đầu tư, và gián tiếp thông qua khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền giữ cho tỷ giá hối đoái cạnh tranh.Tài khoản vãng lai càng lớn tương ứng với thu nhập bình quân đầu người cao hơn, thay đổi thấp hơn trong tăng trưởng, tài sản ròng nước ngoài cao hơn, tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp hơn, và mức độ độ mở của nền kinh tế cao hơn. Kết quả này khác với Chinn & Prasad (2003).Joseph W. Gruber và Steven B. Kamin (2005)đã hỗ trợ cho giả thuyết về dư thừa tiết kiệm toàn cầu. Quan điểm thâm hụt tài khoản vãng lai có thể được gây ra bởi các hoạt động kinh tế phát triển mạnh và một môi trường thể chế thân thiện cũng được hỗ trợ bởi nghiên cứu này. Chinn and Hiro Ito (2005) sử dụng một mô hình kiểm soát các yếu tố liên quan đến sự phát triển thể chế. Sự phát triển thể chế là một yếu tố quyết định quan trọng đối với cán cân tài khoản vãng lai, nhưng chủ yếu là cho các nước có thu nhập cao. Thú vị hơn, kết quả thực nghiệm cho thấy rằng lập luận các thị trường tài chính càng phát triển thì quốc gia đó càng ít tiết kiệm là không phù hợp mà mối quan hệ này chỉ đúng cho các nước có hệ thống pháp lý phát triển và độ mở tài chính cao. Đối với các nước kém phát triển và các nước thị trường mới nổi, ngược lại, sự phát triển tài chính cao hơn dẫn đến tiết kiệm cao hơn. Chinn and Hiro Ito (2005) chú ý đặc biệt đến hiệu quả của sự phát triển tài chính, được thúc đẩy bởi lập luận “độ sâu tài chính” là một trong những yếu tố quyết định quan trọng của tiết kiệm (Edwards, 1996). Sự tập trung vào sự phát triển thị trường chứng khoán cũng được thúc đẩy bởi lập luận của Clarida (2005a). Và thị trường chứng khoán càng phát triển thì các nước càng có nhiều khả năng thâm hụt tài khoản vãng lai. Ahmed (1987) và Yi (1993) tìm thấy một số bằng chứng của một mối quan hệ nghịch biến giữa sự tăng tạm thời trong chi tiêu của chính phủ và cán cân thương mại. Sự gia tăng trong chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa cuối cùng tương ứng với 1% GDP sẽtác động suy giảm trong cán cân tài khoản vãng lai gần 0,5% GDP, như trong Baxter (1995). Calderon và cộng sự (2002) nhận ra rằng độ mở thương mại có xu hướng tạo ra thâm hụt lớn hơn, có lẽ do là khu vực giao dịch lớn hơn cho thấy một khả năng trả nợ tốt hơn. Freund (2000) thấy rằng tài khoản vãng lai của hầu hết các nước công nghiệp đã phản ứng với những thay đổi trong tăng trưởng GDP thực, thâm hụt thường mở rộng trong giai đoạn tăng trưởng của một chu kỳ kinh doanh và thặng dư khi tăng trưởng GDP thực giảm. Điều này xảy ra là do đầu tư và nhập khẩu tăng mạnh trong thời kì kinh tế bùng nổ. Tác động của sự thay đổi các nhân tố kinh tế lên tài khoản vãng lai có thể thay đổi tùy theo nguồn gốc, sự liên tục, và thời gian thay đổi của chúng. Đối với nguồn gốc, những cú sốc năng suất toàn cầu có tác động lên thâm hụt tài khoản vãng lai nhỏ hơn so với cú sốc tại các quốc gia cụ thể (Glick và Rogoff (1995), Razin (1995)). Tương tự như vậy, sự liên tục của các cú sốc, dù là tạm thời hoặc vĩnh viễn, có thể dẫn đến phản ứng khác nhau trong tài khoản vãng lai. Ví dụ, một cú sốc năng suất vĩnh viễn có thể mở rộng thâm hụt tài khoản vãng lai vì nó có thể tạo ra một sự đột biến trong đầu tư và suy giảm tiết kiệm. Mặt khác, các cú sốc năng suất tạm thời có thể chuyển tài khoản vãng lai thành thặng dư, không có phản ứng của đầu tư với một cú sốc tạm thời (Glick và Rogoff (1995), Obstfeld và Rogoff (1995)). Nhìn chung, những bài nghiên cứu trước đây dù xem xét các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai trong ngắn hạn hay trung và dài hạn đều khẳng định vai trò của việc cân bằngtiết kiệm và đầu tư đối với cán cân này, ngoài ra các nhân tố vĩ mô và thể chế như thâm hụt ngân sách, tài sản ròng nước ngoài, thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng sản lượng, các biến nhân khẩu học, độ mở thương mại, biến thể chế và khủng hoảng tài chính đã được xem xét trong nhiều mô hình cho các nước phát triển và đang phát triển, chúng đều cho thấy ảnh hưởng có ý nghĩa lên cán cân vãng lai. Dựa trên những bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các biến vừa nêu và phương pháp ước lượng để hồi quy mô hình với số liệu của Việt Nam nhằm xem xét thực nghiệm các tác động của những biến này lên tài khoản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan