Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhà nước kiến tạo phát triển tại việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện...

Tài liệu Nhà nước kiến tạo phát triển tại việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện

.PDF
61
2909
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2013 Tên công trình: NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN. Nhóm ngành: Kinh doanh và Quản lý 3 (KD3) Hà Nội, tháng 5 năm 2013 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN.........4 1.1. Khái niệm nhà nươc kiến tạo phát triển ...................................................... 4 1.1.1.Định nghĩa ...................................................................................................4 1.1.2.Đặc điểm ......................................................................................................4 1.2. Vai trò của nhà nước kiến tạo phát triển .................................................... 6 1.3. Điều kiện áp dụng nhà nước kiến tạo phát triển ........................................ 8 1.4. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước và nhà nước kiến tạo phát triển ........................................................................................................................ 9 1.4.1.Khái niệm doanh nghiệp nhà nước ..............................................................9 1.4.2. Vai trò, chức năng của doanh nghiệp nhà nước .......................................10 1.4.3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước và nhà nước kiến tạo phát triển ............................................................................................................................12 1.5. Kinh nghiệm của các nước trong xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển13 1.5.1.Các nước thành công .................................................................................13 1.5.1.1.Nhật Bản ...............................................................................................13 1.5.1.2. Hàn Quốc ...........................................................................................15 1.5.2.Nước thất bại .............................................................................................16 1.5.3.Bài học rút ra .............................................................................................17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM ..............................................................................................................19 2.1. Đánh giá hai mươi năm đổi mới tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (1990-2010) ................................................................................................. 19 2. 1.1. Qúa trình đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước ............19 2.1.1.1. Giai đoạn 1990-1993...........................................................................19 2.1.1.2. Giai đoạn 1994-1997...........................................................................20 2.1.1.3.Giai đoạn 1998-2001............................................................................21 2.1.1.4.Giai đoạn 2002-2010............................................................................22 2.1.2. Các thành quả và hạn chế khi xây dựng doanh nghiệp nhà nước ............23 2 2.1.2.1. Các kết quả đạt được từ khi đổi mới đến nay......................................23 2.1.2.2. Các hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp nhà nước ..................................................................................................................23 2.1.2.3.Nguyên nhân và hậu quả gây ra các tổn thất lớn cho nền kinh tế .......28 2.2. Giai đoạn từ 2011 cho đến nay ................................................................... 32 2.2.1. Quá trình tiếp tục đổi mới và từng bước tiến hành tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước .................................................................................................33 2.2.2. Các kết quả đạt được và các hạn chế cần khắc phục ................................35 2.2.2.1. Các kết quả đạt được ...........................................................................35 2.2.2.2. Các hạn chế cần khắc phục .................................................................36 2.2.3. Nguyên nhân .............................................................................................37 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM .........................................................................................38 3.1 Dự báo kinh tế xã hội Việt Nam và định hướng phát triển của chính phủ 38 3.1.1. Thuận lợi ...................................................................................................38 3.1.2. Khó khăn...................................................................................................38 3.1.3. Định hướng phát triển ...............................................................................39 3.2 Quan điểm về các giải pháp cho doanh nghiệp nhà nước và nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam của chính phủ ................................................. 39 3.3 Giải pháp cho doanh nghiệp nhà nước và nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam .............................................................................................................. 40 3.3.1. Giải pháp về mặt ngắn hạn. ......................................................................40 3.3.1.1. Phân loại, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước ...................................40 3.3.1.2. Cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% sở hữu ................................................................................42 3.3.1.3. Áp đặt đầy đủ kỷ cương nhà nước và kỷ luật thị trường đối với doanh nghiệp nhà nước ...............................................................................................46 3.3.2. Giải pháp về mặt dài hạn ..........................................................................46 3.3.2.1. Cải cách cơ chế quản lý ......................................................................47 3.3.2.2: Cải cách quản trị nguồn nhân lực ......................................................48 3 KẾT LUẬN ..............................................................................................................54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............... Error! Bookmark not defined. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước kiến tạo phát triển nắm vai trò quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Nhà nước kiến tạo phát triển đảm bảo cân bằng giữa sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế và quá trình tự vận động của nền kinh tế thị trường. Đối với các nước công nghiệp hóa muộn như Việt Nam, việc xây dựng một nhà nước kiến tạo phát triển sẽ rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước. Gần đây, những sai phạm trong điều hành và quản lý các doanh nghiệp nhà nước lớn như Vinashin, Vinalines…đã làm thất thoát nhiều tỷ đồng, gây mất lòng tin của nhân dân, cùng với nhiều hậu quả nghiêm trọng khác về kinh tế xã hội. Sự sai lầm trong định hướng phát triển đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn đã đặt ra vấn đề cần xác định lại vai trò kiến tạo phát triển của nhà nước. Trong bài viết xác định nhiệm vụtrọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định: “Phải chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển” như một cách thay đổi tư duy về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh trong bài viết của mình rằng trong nhà nước kiến tạo phát triển, chức năng của nhà nước là xây dựng quy hoạch phát triển theo một chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đúng đắn, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống. Có thể thấy, việc cải cách bộ máy của chính phủ để đủ sức vận hành nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu là một yêu cầu cấp bách. Vì những lí do trên, nhóm tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Doanh nghiệp nhà nước nói chung và mô hình nhà nước kiến tạo phát triển nói riêng không phải là một vấn đề mới. Thực tế đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề này như đề tài “Nhìn nhận lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn phát triển mới” của TS.Trần Du Lịch. Các nhà nghiên cứu đã viết các bài báo về điều kiện để áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo 1 phát triển, sự thành công hay thất bại của các quốc gia khác nhau, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm phù hợp với tình thực tế của nước ta. Tuy nhiên, những công trình trước đó mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước và kinh nghiệm của các nước, chứ chưa nghiên cứu đầy đủ về vấn đề nhà nước kiến tạo phát triển. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được chọn nghiên cứu với mục tiêu tìm ra những giải pháp hoàn thiện nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nhà nước kiến tạo phát triển với trọng tâm đặt vào một biểu hiện chính của nhà nước kiến tạo phát triển là doanh nghiệp nhà nước, bởi vì doanh nghiệp nhà nước thể hiện rõ mức độ hiệu quả của nhà nước kiến tạo phát triển. Từ đó khái quát được những đặc điểm và sự phát triển của nhà nước kiến tạo phát triển. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam, trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển tại nước ta, tức là từ năm 1990 đến nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên mục tiêu của đề tài là rút ra giải pháp, các phương pháp được sử dụng chủ yếu là tổng hợp, so sánh, phân tích trong quá trình nghiên cứu.Từ tổng hợp các nguồn thông tin, sau đó các tác giả tiến hành phân tích để tìm ra nguyên nhân thực trạng nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam và đi đến đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam. 7. Kết cấu của công trình nghiên cứu Ngoài lời mở đầu và kết luận, công trình nghiên cứu gồm có 3 chương là: Chương I. Tổng quan về nhà nước kiến tạo phát triển Chương II. Thực trạng của nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam Chương III. Giải pháp hoàn thiện nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam. 2 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN 1.1. KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN 1.1.1.Định nghĩa Định nghĩa về nhà nước kiến tạo phát triển được đưa ra lần đầu bởi Chalmers Ashby Johnson (1982). Theo ông, nhà nước kiến tạo phát triển là một mô hình quản lý nhà nước, trong đó nhà nước đề ra các chính sách mang tính định hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. 1.1.2.Đặc điểm Nhiều nhà kinh tế học cho rằng nhà nước kiến tạo phát triển là mô hình phát triển kinh tế phù hợp nhất với các nước công nghiệp hóa muộn. Đây là một mô hình phát triển kinh tế phức tạp, với nhiều đặc điểm, trong đó có ba đặc điểm nổi bật như sau:  Nhà nước nắm vai trò trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế Rõ ràng rằng, một nhà nước kiến tạo phát triển phải là đưa ra được các chính sách vĩ mô đúng đắn, nắm vai trò chủ đạo trong định hướng nền kinh tế. Tuy nhiên, dù nắm vai trò chủ đạo nhưng nhà nước không hạn chế sự phát triển của các chủ thể khác của nền kinh tế mà giữ nhiệm vụ kiến tạo phát triển cho các chủ thể đó. Khi đi theo hướng kiến tạo phát triển, nhà nước chi phối về chiến lược đầu tư phát triển. Nhà nước kiến tạo phát triển phải hài hòa giữa các chính sách kinh tế và sự vận động tự nhiên của nền kinh tế, tức là định hướng chứ không áp đặt lên nền kinh tế.Để làm được điều đó, nhà nước kiến tạo phát triển cần có những công cụ và chính sách phát triển đặc thù.Trong đó có hai công cụ quan trọng nhất. Thứ nhất là công cụ tài chính: nhà nước phải sở hữu và chi phối hệ thống ngân hàng - thông qua các ngân hàng thương mại nhà nước, đồng thời chủ động quản lý ngân sách trung ương một cách tập trung (bao gồm cả ODA). Thứ hai là công cụ doanh nghiệp: nhà nước phải chi phối hoạt động của một số doanh nghiệp quy mô lớn trong các ngành kinh tế quốc dân quan trọng. Về chính sách phát triển thì quan trọng nhất là chính sách công nghiệp với định hướng tập trung mọi nguồn lực để ưu tiên phát triển bằng 4 được các ngành công nghiệp then chốt có tầm quan trọng chiến lược và lâu dài đối với đất nước.  Hệ thống nhân sự và tổ chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiệu quả dựa trên chế độ tuyển dụng nhân tài Nhà nước kiến tạo phát triển xây dựng một bộ máy công vụ theo hướng rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Chế độ tuyển dụng công chức và phân bổ nhân lực minh bạch, công khai, đúng người đúng việc.Hệ thống hành chính trong nhà nước kiến tạo phát triển được vận hành một cách hiệu quả, nhanh gọn, khoa học và linh động. Lý do là bởi sự thành bại của chính sách còn do yếu tố con người, còn do khả năng tiến hành nhanh gọn và chính xác các thủ tục hành chính trong khâu tổ chức thực hiện và việc triển khai hiệu quả đến đâu trong thực tế. Do vậy, một nhà nước kiến tạo phát triển phải là một nhà nước gần dân, hạn chế tối đa hiện tượng cán bộ nhũng nhiễu, lãnh đạm trước việc nước, việc dân; nhà nước kiến tạo và phục vụ cho lợi ích của nhân dân.  Nhà nước và doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ để thực hiện những chương trình phát triển chung trong chính sách công nghiệp Quá trình kiến tạo phát triển đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế, trong đó mũi nhọn là phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề chọn ngành công nghiệp nào để tập trung phát triển và phát triển như thế nào lại là một câu hỏi lớn. Đặc trưng quan trọng của nhà nước kiến tạo phát triển là tạo mối liên hệ chặt chẽ giữ doanh nghiệp, nhà nước và người lao động nhằm đạt được các mục tiêu phát triển vĩ mô, đảm bảo lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và người lao động đồng thời tối đa hóa phúc lợi xã hội. Muốn thực hiện được các mục tiêu ấy, nhà nước kiến tạo phát triển vừa làm công tác hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, vừa làm công tác định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, từ đó xây dựng mối liên hệ bền vững giũa các chủ thể trong nền kinh tế. Nhà nước sẽ chủ động sử dụng các tập đoàn kinh tế lớn để thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia. 5  Hệ thống chính sách và pháp luật hoàn chỉnh Đối với bất kỳ nhà nước nào, hệ thống chính sách và luật pháp cũng rất quan trọng. Đặc biệt với nhà nước kiến tạo phát triển, quá trình hoàn thiện thể chế và luật pháp rất cần thiết cho sự phát triển bền vững của một quốc gia, nhất là khi nhà nước có sự can thiệp sâu và quá rình phát triển của nền kinh tế. Nhà nước kiến tạo phát triển xây dựng một hệ thống chính sách sắc bén, hiệu quả và luật pháp cụ thể, rõ ràng và ổn định, thông qua các văn bản pháp luật, các quy định, nghị định… Hệ thống chính sách và luật pháp của nhà nước kiến tạo phải thường xuyên được phát triển, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển. Hệ thống pháp luật của nhà nước kiến tạo phát triển không chỉ là công cụ đàm bảo sự tuân thủ luật pháp, mà còn là sự hướng dẫn thực hiện đúng và tốt các vấn đề phức tạp của xã hội. Bên cạnh đó, nhà nước kiến tạo phát triển còn có những đặc trưng khác như đòi hỏi sự quyết tâm và kiên định của lãnh đạo nhà nước; năng lực của nhà nước trong điều tiết các thế lực và lợi ích tư nhân, nhập khẩu các chính sách định hướng, chú trọng sự phát triển đồng bộ giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, cũng như cân bằng tốc độ phát triển giữa thành thị và nông thôn……. 1.2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN Nhà nước kiến tạo phát triển nắm vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Bất cứ nền kinh tế nào trên thế giới cũng tồn tại bàn tay vô hình, tức quá trình tự vận động của nền kinh tế thị trường và bàn tay hữu hình, sự can thiệp, đinh hướng của nhà nước. Nhà nước kiến tạo phát triển sẽ cân bằng hai yếu tố bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình đó. Để hiểu rõ hơn vai trò của nhà nước kiến tạo phát triển đối với lĩnh vực kinh tế nói riêng, các lĩnh vực khác nói chung, nhiều nhà kinh tế đặt ra các giả định về sự có mặt của nhà nước trong hoạch định chính sách kinh tế. Gỉa định rằng không có sự can thiệp của bàn tay hữu hình, tức là loại bỏ sự tác động của các chính sách của nhà nước, chỉ còn sự vận động tự nhiên của nền kinh tế thị trường. Rõ ràng rằng, những biểu hiện tiêu cực như các cuộc khủng hoàng, suy thoái, mất công bằng xã hội… là những hệ quả tất yếu hệ quả tất yếu. Khi không có 6 bàn tay hữu hình của chính phủ, những cuốc khủng hoảng thường phục hồi rất chậm, khoảng cách giàu nghèo tăng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, nền kinh tế dễ rơi vào suy thoái vì không tìm được hướng đi đúng đắn. Không chỉ vậy, doanh nghiệp sẽ không được hưởng những ưu đãi mà nhà nước kiến tạọ phát triển mang lại, gây ra nhiều hậu quả kinh tế khó lường. Mặt khác, nếu chỉ có sự tồn tại của bàn tay hữu hình, kéo theo đó là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như nền kinh tế chậm phát triển, mối quan hệ cung cầu bị xem nhẹ, không thể phát triển các ngành kinh tế xã hội khác, phân bổ không hiệu quả các nguồn lực kinh tế…Các quan chức luôn tự đề ra các quy tắc cho thị trường và thay đổi chúng khi muốn có những kết quả khác.Hầu hết các quan chức trong chính phủ nghĩ rằng nghề của họ là “điều hành công việc” chứ không phải là cấu tạo thị trường. Chính phủ phải sử dụng các công cụ, lợi thế để tổ chức thị trường sao cho khuyến khích được hàng triệu doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân để họ đáp ứng được yêu cầu về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em, đào tạo nghề, cải thiện môi trường, bảo vệ an ninh trật tự xã hội…Bởi vậy, nhà nước kiến tạo phát triển, một biểu hiện cho sự kết hợp giữa bàn tay hữu hình và bán tay vô hình, sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói riêng và quốc gia nói chung. Một minh chứng rõ ràng cho sự cần thiết của nhà nước kiến tạo phát triển là sự phát triển thần kỳ của các quốc gia Đông Á, đứng đầu là hai nền kinh tế lớn thứ hai và thừ ba thế giới hiện này là Nhật Bản, Trung Quốc và nhóm các quốc gia mới nổi như Hàn Quốc. Nhờ có việc thực hiện nhà nước kiến tạo phát triển hiệu quả, các quốc gia này đã thay đổi bộ mặt nền đất nước trên mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội và vẫn đang trên đà phát triển.Nói tóm lại, vai trò của nhà nước kiến tạo phát triển là tạo nên sự phát triển bền vững cho một quốc gia, với trọng tâm là phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng hướng, nhà nước kiến tạo phát triển cũng có thể gây ra những hậu quả như làm trì trệ nền kinh tế, tạo điều kiện cho các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đất nước. 7 1.3.ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN Để có thể xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển, cần xem xét nhiều điều kiện, nhiều yếu tố khác nhau. Theo TS. Vũ Minh Khương (2012), có thể tóm lược những nhóm nhân tố ảnh hưởng cơ bản nhất lên việc định hướng xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển thành ba nhân tố khách quan như sau: đòi hỏi của người dân, hiểm họa an ninh quốc gia và khan hiếm tài nguyên thiên nhiên. Theo ông, một quốc gia có xu hướng buộc phải lựa chọn con đường xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” nếu hội đủ được ở mức cao cả ba yếu tố nói trên. Với yếu tố thứ nhất, người dân luôn có đòi hỏi gay gắt phải có tăng trưởng và phát triển. Điều kiện này này tổng hòa từ bức bách về cuộc sống, khát vọng vươn lên của dân tộc, và những trải nghiệm từ thất bại cay đắng trong quá khứ… Nói cách khác, đòi hỏi từ người dân chính là nhu cầu tất yếu của xã hội về sự phát triển, tăng trưởng của nền kinh tế. Với yếu tố thứ hai, sự đe doa nghiêm trọng về an ninh đặt đất nước vào tính thế nếu không mạnh mẽ vượt lên sẽ bị rơi vào vòng lệ thuộc và phải trả giá rất đắt cho vị thế thấp yếu của mình. Hiểu cách khác, yếu tố này chính là nhóm nguyên nhân khách quan gây sức ép trực tiếp lên đòi hỏi phát triển của một đất nước, có liên hệ chặt chẽ với yếu tố thứ nhất. Với yếu tố thứ ba, đất nước này không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, và do vậy quốc gia này chỉ có một con đường duy nhất là khơi dậy, khai thác, và không ngừng phát huy nguồn lực căn bản của mình là con người. Do vậy, nếu một quốc gia chưa hội đủ ba yếu tố này ở mức cao, trong khi vắng bóng những cá nhân lãnh đạo xuất chúng, họ rất khó vượt lên chính mình để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển. Tuy nhiên, ba yếu tố kể trên có thể xem như điều kiện cần để có thể xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển, để thực sự xây dựng thành công được mô hình, cần một nhóm các điều kiện đủ khác.Về phía nhà nước, phải có thể chế và hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, nhiệm vụ định hướng phát triển trong dài hạn của nhà nước được thực hiện tốt. Về phía xã hội, phải có đủ nhân lực có trình độ, cơ sở vật chất ở điều kiện cần thiết, tình hình chính trị ổn 8 định… Rõ ràng rằng, sức ép từ phía dân chúng, sự đe dọa bởi các quốc gia khác và sự khan hiếm các nguồn lực sẽ tác động trực tiếp đến việc một quốc gia lựa chọn xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển, nhưng xây dựng như thế nào, có đúng hướng hay không lại phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội khác, trông đó quan trọng nhất là sự hoạt động hiệu quả của nhà nước trong mọi lĩnh vực hành chính, luật pháp, văn hóa, xã hội. Chỉ khi được định hướng đúng đắn, nhà nước kiến tạo phát triển mới đi vào thực tiễn. 1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN 1.4.1.Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Điều 1 luật Doanh nghiệp nhà nước ban hành tháng 11/2003 và có hiệu lực từ tháng 7/2004 quy định như sau :”Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.” Trong Luật này, một số loại hình doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa như sau: 1. Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước. 2. Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 4. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 9 5. Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó. 6. Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống. 7. Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác là công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó. 1.4.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước Hiện nay trên thế giới, rất nhiều quốc gia vẫn còn duy trì loại hình doanh nghiệp nhà nước. Rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là với một nền kinh tế đang phát triển, cần có sự hỗ trợ, định hướng của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước có những vai trò như sau:  Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt trong sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp nhà nước, với những ưu đãi và thuận lợi được nhà nước trao cho, nắm giữ vai trò quan trọng trong một nền sản xuất chưa phát triển.Theo kinh tế chính trị, các hình thái kinh tế phát triển từ thấp đến cao, trong đó hình thái tư bản chủ nghĩa là bước đệm quan trọng để đi lên chủ nghĩa xã hội.Song nước ta đã rút ngắn bước này, chỉ chọn lọc ra những ưu điểm của chủ nghĩa tư bản để xây dựng nền kinh tế.Chính đặc điểm đó đã quyết định tầm quan trọng trong việc nhà nước tham gia vào các vấn đề kinh tế, thông qua công cụ là doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước đang là lực lượng chính trong việc sản xuất, xây dựng, tạo ra của cải, vật chất cho đất nước. Ví dụ như tại Việt Nam, tuy các doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm hơn 1% về số lượng song lại cung cấp hầu hết các sản phẩm, dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, góp phần bảo đảm các cân đối vĩ mô (ngân sách Nhà nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, cán cân thương mại…), đang là lực lượng sản xuất chủ chốt của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quan trọng như: Bảo đảm hơn 85% sản lượng điện, xăng dầu; thực hiện 98% sản lượng vận tải hàng không nội địa; hơn 90% hạ tầng viễn thông; 56% dịch vụ tài chính, tín dụng; 70% 10 lượng gạo xuất khẩu; hơn 80% phân hóa học… Các doanh nghiệp luôn tạo ra hơn 30% tổng thu ngân sách, chưa tính thu từ dầu thô qua Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; chiếm 33% tăng trưởng kinh tế. Trong số các doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2010 và năm 2011 thì doanh nghiệp nhà nước chiếm 16/20 vị trí hàng đầu, trong đó cả 10 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất đều là doanh nghiệp nhà nước.  Doanh nghiệp nhà nước góp phần chủ yếu làm đổi thay đất nước Với những quốc gia mà nền kinh tế vẫn cần có sự can thiệp, hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước nắm những ngành sản xuất kinh doanh cơ bản, thiết yếu. Do đó, việc phát triển doanh nghiệp nhà nước sẽ làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế khi mà lượng hàng hóa sản xuất ra có thể đáp ứng nhu cầu của người dân, thậm chí dư thừa. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước làm đa dạng hóa nền sản xuất kinh doanh, xúc tiến các hoạt động ngoại thương.Ví dụ nhưcách đây 10 năm, viễn thông và internet là những dịch vụ rất khó tiếp cận với đại bộ phận người dân Việt Nam. Khó tiếp cận bởi giá cước dịch vụ quá cao và dịch vụ viễn thông chủ yếu tập trung ở thành thị, dành cho người có thu nhập khá trở lên. Thế nhưng hiện nay, viễn thông và internet đã trở thành những dịch vụ bình dân, thiết yếu đối với tất cả mọi người, từ nông thôn, tới thành thị…Nhờ có các tập đoàn kinh tế nhà nước, 95% người sử dụng dịch vụ viễn thông là khách hàng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chủ yếu chỉ có dịch vụ viễn thông của hai doanh nghiệp nhà nước này.Không chỉ vậy, Viettel còn đang vươn lên rất nhanh thành một doanh nghiệp viễn thông tầm cỡ toàn cầu, khi đã đầu tư mạng lưới, kinh doanh viễn thông ở 7 quốc gia.  Doanh nghiệp nhà nước là công cụ để điều tiết kinh tế-xã hội Có thể nhận ra rằng, ở các quốc gia đang phát triển, khi mà nguồn lực vật chất còn rất hạn chế, thì những nguồn lực quý giá cần được tập trung thành những lực lượng mạnh, đủ sức đáp ứng những mục đích phát triển thiết yếu. Để thực hiện điều tiết, tránh các tác động bất bình đẳng trong đầu tư xã hội, Nhà nước cần phải có các công cụ kinh tế-tài chính, công cụ sản xuất đủ năng lực. Các công cụ ấy vừa sản 11 xuất ra của cải vật chất, cung cấp tài chính cho ngân quỹ quốc gia, vừa giúp Nhà nước có thể tác động trực tiếp vào nền kinh tế - xã hội nhằm mục đích điều tiết, hỗ trợ phát triển, nhân lên những tác động tốt, hạn chế những tác động xấu của cơ chế thị trường. Đối với những nhiệm vụ khó khăn nhất, trong những thời điểm nguy cấp nhất mà chẳng doanh nghiệp nào muốn làm, muốn nhận thì doanh nghiệp nhà nước sẽ là lực lượng gánh vác. Ví dụ như tại nước ta, từ 2008 đến nay, doanh nghiệp nhà nước là công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế đến nước ta. Doanh nghiệp nhà nước đã đi đầu trong việc thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư, chi tiêu, không tăng giá bán sản phẩm, dịch vụ thiết yếu. Ví dụ: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam bán than cho ngành điện với giá bằng 67% đến 70% giá thành và bằng 35% đến 40% giá xuất khẩu; bán cho các doanh nghiệp sắt thép, xi-măng, hóa chất, giấy… bằng 60% giá xuất khẩu. Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán điện với giá tương đương 70% giá thành... 1.4.3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước và nhà nước kiến tạo phát triển Nhà nước kiến tạo phát triển tác động lên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, nhưng trọng tâm dặt ở phát triển kinh tế. Muốn những đảm bảo thực hiện đúng các chính sách đề ra với mục đích kiến tạo phát triển đó, nhà nước phải sử dụng những doanh nghiệp lớn.Những doanh nghiệp này được rót một lượng vốn lớn, nắm giữ những ngành thiết yếu, có vai trò tạo động lực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế.Sự điều tiết của nhà nước thông qua những tập đoàn này sẽ góp phần tác động trực tiếp lên nền kinh tế.Những doanh nghiệp đó chính là những doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, có thể nói rằng doanh nghiệp nhà nước là biểu hiện chính của nhà nước kiến tạo phát triển. Nói cách khác, doanh nghiệp nhà nước là một công cụ quan trọng giúp nhà nước thực hiện kiến tạo phát triển. Qua theo dõi quá trình phát triển của loại hình doanh nghiệp nhà nước, có thể hình dung được hướng đi của nhà nước kiến tạo phát triển. 12 1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN 1.5.1.Các nước thành công Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 nước đã áp dụng thành công mô hình nhà nước kiến tạo phát triển và mang lại giai đoạn phát triển thần kỳ cho đất nước của mình.Đây cũng là hai nước tiêu biểu cho việc áp dụng mô hình doanh nghiệp nhà nước thành công cho nước mình, đưa đất nước tiến bộ vượt bậc trong khoảng thời gian ngắn. 1.5.1.1.Nhật Bản Trước khi áp dụng mô hình doanh nghiệp nhà nước, Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, đặc biệt là nền kinh tế bị thiệt hại bởi Chiến tranh. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là một nước bại trận phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá huỷ, sản xuất công nghiệp tháng 8 - 1945 tụt xuống còn vài phần trăm so với một vài năm trước đó, và chỉ bằng khoảng 10% mức trước chiến tranh(1934-1936), nước Nhật chìm trong khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt. Bên cạnh thiệt hại về người, toàn bộ của cải tích lũy trong 10 năm (1935 – 1945) bị tiêu hủy; hơn 13 triệu người thất nghiệp; lạm phát phi mã và nạn đói đe dọa,… Do chiến tranh, sản xuất bị gián đoạn, thất nghiệp gia tăng, tổng cầu vượt tổng cung khiến cho lạm phát tăng tốc nhanh chóng. 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá huỷ, sản xuất công nghiệp tháng 8 - 1945 tụt xuống còn vài phần trăm so với một vài năm trước đó, và chỉ bằng khoảng 10% mức trước chiến tranh(1934-1936), nước Nhật chìm trong khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt. Tuy nhiên, với các chính sách phù hợp và nỗ lực vượt bậc, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) và phát triển cao độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh ngạc. Thời kì phát triển kinh tế nhanh trên toàn thế giới rất hiếm có trong lịch sử kéo dài từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 cũng là một thời kì mà Nhật Bản đẵ có những biến đổi thần kì kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ 13 với nền kinh tế thế giới. Những biến đổi này có tính liên tục và tăng nhanh về lượng. “Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản”, đó là nhờ sự can thiệp sâu và mạnh mẽ của chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế, hay các mô hình kiến tạo nhà nước phát triển, chủ yếu là về công nghiệp. Được sự phát triển của công nghiệp kích thích, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế đều tăng trưởng nhanh, nhờ vậy tổng sản phẩm quốc dân, chỉ tiêu tổng quát cho mức hoạt động của nền kinh tế đã tăng mạnh. Hay nói cách khác, việc xây dựng các mô hình nhà nước kiến tạo phát triển chính là tiền đề cho sự vực dậy của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh.  Đặc trưng của các mô hình này là: Thứ nhất, Chính phủ vừa thực hiện chính sách tạo điều kiện cho tư nhân tư do kinh doanh thuận lợi; vừa loại bỏ những yếu tố không hoàn thiện của thị trường. Thứ hai, Chính phủ đảm trách chi phí đầu tư cho những ngành công nghiệp không có lãi nhưng rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế như: xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục… Thứ ba, sự hợp tác giữa Chính phủ và tư nhân trong phát triển kinh tế được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ. Thứ tư, Chính phủ coi trọng công cụ kế hoạch hóa gián tiếp trong điều tiết, quản lý nền kinh tế quốc dân. Các chính sách ổn định và phát triển kinh tế cùng với những cải cách về chính trị - xã hội những năm 1949-1950 đã đặt cơ sở cho sự trở lại thị trường thế giới của Nhật Bản. Từ nền tảng đó, Nhật Bản đã đạt được những thành tựu đáng kể như sau:  Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày càng cao: 1955-1960:8,5% 1960-1965: 9,8% 1965-1971: 11,2%  GNP năm 1970 đạt 199,8 tỷ USD tăng hơn 8,3 lần so với 23,9 tỷ USD của năm 1955.  Tổng kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần trong 20 năm (1950-70).  Dự trữ ngoại tệ từ 1,8 tỷ USD năm 1960 tăng lên 15 tỷ USD năm 1971. 14  Chính phủ duy trì được một ngân sách cân bằng cho đến giữa những năm 1960 với các chính sách thắt chặt tài chính và mở rộng tiền tệ.  Lao động chuyển dịch mạnh từ nông thôn vào các ngành công nghiệp chế tạo.  Năng suất lao động tăng nhanh: trung bình 11,5% trong khoảng 196373. Các doanh nghiệp tiêu biểu: Japan Post Group, Japan Railways Group (JR), Nippon Telegraph and Telephone (NTT) và Japan Tobacco (JT) 1.5.1.2. Hàn Quốc Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề và là nước nghèo nhất thế giới trong vòng hơn một thập kỉ. Năm 1960, GDP bình quân đầu người của nước này là 79 USD, thấp hơn phần lớn các nước Châu Mỹ Latin và một số nước Châu Phi cận Sahara. Là một nước có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, vậy mà sau chiến tranh, bức tranh nông nghiệp Hàn Quốc khá ảm đạm với những cánh đồng khô cằn, hiệu quả kinh tế thấp; tư duy canh tác của người nông dân vẫn manh mún, lạc hậu. Trước hoàn cảnh ấy, từ năm 1960, nhà nước Hàn Quốc bắt đầu áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển đối với các doanh nghiệp trong nước với sự can thiệp mạnh mẽ và sâu sắc của chính phủ với nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, sản xuất xe hơi, khai thác mỏ, xây dựng… Cụ thể là: Trong những năm 60, nhà nước đã tạo ra một bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển công nghiệp và từ đó tạo ra sự phát triển mang tính bùng nổ. Chính phủ đã nhận ra chiến lược thay thế nhập khẩu không phát huy được tác dụng và tự cung cấp cho thị trường nội địa bằng các sản phẩm do Hàn Quốc sản xuất để tránh phải nhập khẩu.Sự hỗ trợ của Chính phủ dưới dạng các khoản vay, đảm bảo và giãn thuế đã cho phép các Công ty tăng trưởng và gia nhập nhiều thị trường.Đây chính là công thức đã đưa Hàn Quốc ra khỏi nghèo đói. Những năm 70 diễn ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định thứ hai: Chính phủ quyết định đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất. Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ để biến một số Công ty lớn do gia đình quản lý 15 thành các tập đoàn kinh tế lớn. Các tập đoàn này phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu, trở thành động cơ đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc, tiêu biểu là Samsung, Hyundai, Daewoo... Nhờ những lợi thế sẵn có và các chính sách ưu đãi của Chính phủ, các tập đoàn này đã phát triển rất nhanh, chiếm lĩnh thị trường trong nước, áp đặt sự thống trị lên nền kinh tế, thậm chí có thể kiểm soát được cả khu vực tài chính. Sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn kinh tế này đã góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh, trở thành một trong những nước công nghiệp mới của châu Á. Nhờ đó mô hình của các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng trở thành hình mẫu cho một số quốc gia khác noi theo. Kết quả là, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giầu nhất.Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là "Huyền thoại sông Hàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Các doanh nghiệp tiêu biểu: các tập đoàn Hyundai , Samsung, Daewoo, STX 1.5.2.Nước thất bại Trái lại với Nhật Bản và Hàn Quốc, Ấn Độ cũng áp dụng loại mô hình này nhưng không mang lại thành công mà còn làm trì trệ nền kinh tế của đất nước. Cuối thời kỳ là thuộc địa của Anh, Ấn Độ thừa hưởng một nền kinh tế thuộc loại một trong những nước nghèo nhất thế giới đang phát triển,] với sự phát triển công nghiệp trì trệ, ngành nông nghiệp không thể nuôi dân số đang tăng trưởng, có tuổi thọ và tỷ lệ biết chữ thuộc loại thấp nhất thế giới. Sau khi độc lập, Ấn Độ tìm cách khôi phục lại nền kinh tế của mình.Chính sách kinh tế của Ấn Độ thời gian này bị ảnh hưởng bởi kinh nghiêm của thời kỳ thực dân, cụ thể là chủ nghĩa xã hội Fabia. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan