Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp l...

Tài liệu Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính từ thực tiễn tỉnh hải dương​

.PDF
113
26
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MẠC DUY PHU NGUY£N T¾C THÈM PH¸N Vµ HéI THÈM NH¢N D¢N XÐT Xö §éC LËP Vµ CHØ TU¢N THEO PH¸P LUËT TRONG Tè TôNG HµNH CHÝNH - Tõ THùC TIÔN TØNH H¶I D¦¥NG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MẠC DUY PHU NGUY£N T¾C THÈM PH¸N Vµ HéI THÈM NH¢N D¢N XÐT Xö §éC LËP Vµ CHØ TU¢N THEO PH¸P LUËT TRONG Tè TôNG HµNH CHÝNH - Tõ THùC TIÔN TØNH H¶I D¦¥NG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính Mã số: 8380101.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÀ HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN MẠC DUY PHU MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH..................................................................... 12 1.1. Một số khái niệm liên quan đến nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính......................................................... 12 1.1.1. Khái niệm Thẩm phán và các quy định có liên quan theo pháp luật Việt nam ..................................................................................... 12 1.1.2. Khái niệm Hội thẩm nhân dân và các quy định có liên quan theo pháp luật Việt nam..................................................................... 27 1.1.3. Khái niệm xét xử độc lập .................................................................. 35 1.1.4. Khái niệm xét xử chỉ tuân theo pháp luật.......................................... 36 1.1.5. Khái niệm tố tụng hành chính ........................................................... 37 1.1.6. Khái niệm Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính ............ 38 1.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính ............................................................................... 39 1.2.1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính từ Hiến pháp ............................................................................ 39 1.2.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính từ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ............................................. 41 1.2.3. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính từ Luật tố tụng hành chính....................................................... 42 1.3. Nội dung của nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính .............................................................................. 43 1.3.1. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập............................. 43 1.3.2. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chỉ tuân theo pháp luật ............... 46 1.3.3. Mối quan hệ giữa “xét xử độc lập” với “chỉ tuân theo pháp luật” trong tố tụng hành chính của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ..... 46 1.3.4. Ý nghĩa của nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật .................................................................. 47 1.4. Một số yêu cầu đảm bảo nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính ................................................................................ 48 1.4.1. Sự tuân thủ luật tố tụng hành chính và pháp luật hành chính ........... 48 1.4.2. Các tổ chức Đảng không được can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân .............................................. 51 1.4.3. Năng lực của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân .............................. 52 1.4.4. Sự không phụ thuộc về tổ chức, quản lý ........................................... 52 1.4.5. Những quy định loại trừ để đảm bảo tính khách quan vô tư khi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử các vụ án hành chính ...... 54 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 57 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƢƠNG ................58 2.1. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Hải Dƣơng ............ 58 2.2. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dƣơng....................... 62 2.2.1. Thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương .................................................................................. 62 2.2.2. Đánh giá việc tuân thủ nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương ....................................... 64 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 82 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƢƠNG ......................................................................... 83 3.1. Quan điểm chung đảm bảo thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dƣơng ................................................................................ 83 3.1.1. Tư pháp phải độc lập. Đó là tiền để để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật ..................................... 83 3.1.2. Cần cải cách về tổ chức của ngành Tòa án ....................................... 87 3.1.3. Cần có những tổ chức nghề nghiệp riêng của Thẩm phán ................ 89 3.1.4. Cần đảm bảo bí mật nghề nghiệp và quyền miễn trừ của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân ................................................................... 90 3.1.5. Cải cách tuyển chọn và đào tạo Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ...... 90 3.1.6. Cần cải cách điều kiện và nhiệm kỳ của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân............................................................................................. 92 3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dƣơng .... 93 3.2.1. Giải pháp chung................................................................................. 93 3.2.2. Giải pháp cho Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương trong việc thực hiện Nguyên tắc ................................................................................. 95 Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CHLB Cộng hòa liên bang CHND Cộng hòa nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân HĐXX Hội đồng xét xử HVHC Hành vi hành chính KSV Kiểm sát viên MTTQ Mặt trận tổ quốc NLTS Nông lâm thủy sản QĐHC Quyết định hành chính SX Sản xuất TAND Tòa án nhân dân TTHC Tố tụng hành chính UB Ủy ban UBND Ủy ban nhân dân VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VKSND Viện kiểm sát nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bộ máy của nhà nước ta, Tòa án nhân dân có vị trí vô cùng quan trọng. Điều 102 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp... có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định: “Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”. Đây là cơ sở pháp lý để xác định vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong hệ thống các cơ quan tư pháp, là một trong những cơ quan quan trọng trong bộ máy nhà nước có chức năng xét xử, là nơi biểu hiện tập trung nhất của quyền tư pháp trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước. Chức năng xét xử của Tòa án được thực hiện thông qua hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Theo đó, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xét xử. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, hệ thống Tòa án cần phải xây dựng cho mình những nguyên tắc nhất định và phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc đó. Trong lĩnh vực tố tụng hành chính, Tòa án nhân dân có rất nhiều nguyên tắc như: Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính, Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia, Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai, Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa… Mặc dù, Tòa án nhân dân đã trải qua rất nhiều cuộc cải cách không chỉ về mặt tổ chức, mà còn cả về phương thức hoạt động để đáp ứng 1 nhiệm vụ ngày càng nặng nề của nền tư pháp nhưng những nguyên tắc cơ bản dường như rất ít sự thay đổi. Trong các nguyên tắc đó thì nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong những nguyên tắc quan trọng. Chính vì sự quan trọng của nguyên tắc này từ khi chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán. Một trong những nội dung quan trọng đã được đề cập trong Sắc lệnh này đó là quy định về việc độc lập xét xử của những người tham gia giải quyết các vụ án. Điều 47 Sắc lệnh số 13/SL quy định: "Tòa án tư pháp sẽ độc lập đối với các cơ quan hành chính, các vị Thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật và công lý, các cơ quan khác không được can thiệp vào việc tư pháp”. Từ đó cho đến nay, ngành Tòa án luôn luôn thể hiện sự độc lập của mình trong hoạt động xét xử. Sau này, tính chất độc lập trong hoạt động xét xử được nâng cao hơn và được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật không chỉ được quy định trong Sắc lệnh số 13/SL mà còn quy định trong tất cả các bản Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được cụ thể hóa trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 được sửa đổi bổ sung năm 1985, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 1993 và năm 1995, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Trải qua chiều dài lịch sử như thế, Hiến pháp nước ta và Luật tổ chức Tòa án nhân dân luôn đề cao nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là: 2 Khi xét xử, các Toà án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, … để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn quy định… . Như vậy, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính cũng đã đề cập đến nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nhấn mạnh tính chất quan trọng của nguyên tắc này. Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước để giải quyết các tranh chấp trong xã hội. Phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhất là trong lĩnh vực tố tụng hành chính. Do đó, yêu cầu tối cao và cũng là cái mốc để đánh giá hiệu quả của công tác xét xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ. Muốn vậy, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính là một trong những nguyên tắc cơ bản để Tòa án thực hiện nhiệm vụ xét xử, thể hiện quan điểm của Nhà nước trong hoạt động xét xử. Thẩm phán và Hội thẩm có quyền đưa ra phán quyết trên cơ sở quy định của pháp luật để giải quyết vụ án một cách khách quan và chính xác không phải phụ thuộc vào bất cứ sự tác động nào khác. Mặc dù được quy định trong Hiến pháp và nhiều văn bản luật nhưng trên thực tế việc áp dụng nguyên tắc này còn nhiều bất cập, chưa thực sự đem lại hiệu quả thiết thực trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án hành chính. Đặc biệt theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02/06/2005 về chiến lược 3 cải cách tư pháp đến năm 2020 thì việc đi sâu nghiên cứu nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính là vấn đề có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho quá trình nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính Từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” làm đề tài viết luận văn cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đã được rất nhiều học giả nghiên cứu. Có rất nhiều những bài viết, những công trình nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này ở nhiều cấp độ và lĩnh vực khác nhau, không chỉ trong lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự mà còn cả trong lĩnh vực tố tụng hành chính. Nguyên tắc này có khi được nghiên cứu trong tổng thể những vấn đề chung về ngành Tòa án như: + Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” của GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên, NXB Khoa học xã hội Hà Nội năm 2002 nghiên cứu về hệ thống tư pháp, thực trạng việc cải cách tư pháp ở Việt nam; + Tư pháp trong nhà nước pháp quyền và những yêu cầu đặt ra đối với cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” của GS.TSKH. Lê Cảm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004 đã nghiên cứu các khái niệm về nhà nước pháp quyền, tư pháp, toà án và các yêu cầu đối với toà án trong nhà nước pháp quyền và những yêu cầu đặt ra đối với cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay; + “Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền” của PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung chủ biên, NXB Tư pháp Hà Nội năm 2004 đã nghiên cứu về thể chế tư pháp, vai trò của tư pháp trong nhà nước pháp quyền; 4 Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu độc lập, chuyên sâu về nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật như: + Tính độc lập của Tòa án - nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam” của TS. Tô Văn Hòa, NXB Lao động Hà Nội năm 2007 nghiên cứu tính độc lập của Tòa án dưới góc độ lý luận và thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp để vận dụng vào thực tiễn Việt nam; + “Độc lập xét xử trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” của LS.TS. Lưu Tiến Dũng, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội năm 2012 đã làm rõ được độc lập xét xử là một trong những yêu cầu đảm bảo cho nhà nước pháp quyền ở Việt Nam vận hành có hiệu quả; + “Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính” của GS.TSKH. Đào Trí Úc và PGS.TS. Vũ Công Giao, NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014 đã đề cập đến quan điểm về tư pháp và liêm chính tư pháp mà đặc biệt còn nêu lên mỗi quan hệ giữa độc lập tư pháp và liêm chính tư pháp, mối quan hệ giữa độc lập của thẩm phán và liêm chính tư pháp và các điều kiện để đảm bảo sự độc lập của thẩm phán nhằm bảo đảm nền tư pháp liêm chính.. + “Độc lập tư pháp ở Việt Nam và tiêu chí đánh giá” của GS.TS Lê Hồng Hạnh và TS. Đặng Công Cường, Nhà xuất bản Hồng Đức năm 2015, + Luận văn "Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự", của Trần Thị Nhung San, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 1995 đã làm rõ khái niệm, nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. 5 + Khóa luận tốt nghiệp: "Khi xét xử Thẩm phán, hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", của Hàn Mạnh Thắng, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 1997; + Luận án của tác giả Nguyễn Hải Ninh “Các yếu tố bảo đảm độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay”, bảo vệ tại Viện Nhà nước và Pháp luật năm 2012. + Luận án của tác giả Bùi Thị Huệ “Nâng cao vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân địa phương trong xét xử vụ án hình sự” bảo vệ tại khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015; + Luận án của tác giả Đặng Thị Thanh “Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính qua thực tiễn thành phố Hà Nội” bảo vệ tại khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016 đã đưa ra được những vấn đề lý luận về năng lực của Thẩm phán, các tiêu chí đánh giá năng lực Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính; đánh giá thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính thông qua việc đánh giá thực tiễn xét xử các vụ án hành chính ở thành phố Hà Nội; đưa ra những quan điểm và giải pháp bảo đảm năng lực của Thẩm phán trong xét xử hành chính. Ngoài ra, còn có một số bài viết được công bố trên các tạp chí, diễn đàn khoa học pháp lý liên quan đến nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đó là bài viết: + Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” của tác giả Nguyễn Ngọc Chí, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/2009; + “Tiếp tục bàn về sự độc lập của Thẩm phán” của tác giả Đinh Thế Hưng, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/2010; + “Sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp năm 1992 về các cơ quan tư pháp” của tác giả Trần Văn Độ, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 845 số 3/2013; + “Trao đổi ý kiến tổ chức Tòa án theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW 6 về cải cách tư pháp” của tác giả Nguyễn Tất Viễn bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử năm 2010; + "Bảo đảm nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", của Trần Văn Kiểm, đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 1 năm 2011; +"Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án" của tác giả Đỗ Thị Phương. + “Quan niệm khoa học về Độc lập xét xử” của tác giả Nguyễn Hải Ninh đăng trên Tạp chí Thanh tra số 10/2012. + “Sự hình thành và phát triển tư tưởng độc lập xét xử” của tác giả Nguyễn Hải Ninh, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10/2012. + “Nguyên tắc Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Thực tiễn thực hiện và kiến nghị” của tác giả Trần Thị Thu Hằng, Ban chỉ đạo cải cách Trung ương đăng trên tạp chí điện tử Tòa án nhân dân tối cao ngày 26/07/2018. + “Tăng cường tính độc lập của Thẩm phán trong hoạt động xét xử ở Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Ngọc Hà đăng trên trang điện tử Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh năm 2018; + “Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả TS Nguyễn Quang Hiền, TAND thành phố Hồ Chí Minh đăng trên trang điện tử Trường đại học kiểm sát Hà Nội năm 2018. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khác có liên quan đến nguyên tắc này. Các công trình nghiên cứu nói trên đã tiếp cận làm rõ được một số nội dung của nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp 7 luật dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng chủ yếu được nghiên cứu trong lĩnh vực tố tụng hình sự hoặc tố tụng dân sự, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện, chuyên sâu về nguyên tắc này trong tố tụng hành chính, kể từ khi Luật tố tụng hành chính năm 2015 được ban hành. Cùng với sự cởi mở hơn về dân chủ trong thể chế chính trị và nhận thức của người dân trong việc khởi kiện vụ án hành chính, cho nên các vụ án hành chính không chỉ tăng về số vụ, mà còn tăng về độ khó và tính chất phức tạp. Do đó, việc nghiên cứu nguyên tắc này trên cơ sở tiếp thu, tổng hợp những đề tài, bài viết đi trước cùng với sự nghiên cứu, tìm tòi của mình, tác giả luận văn đi sâu vào phân tích nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính - Từ thực tiễn tỉnh Hải Dương. Để thấy rằng, việc áp dụng nguyên tắc này cần phải được thống nhất cả về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng không chỉ trong lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự mà còn cả trong lĩnh vực tố tụng hành chính. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp luật về nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính. Đồng thời, nghiên cứu sự vận dụng nguyên tắc này vào thực tiễn áp dụng của tỉnh Hải Dương, để từ đó thấy được những hạn chế, bất cập để có hướng đề xuất những giải pháp cụ thể. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra được những khái niệm liên quan đến nguyên tắc; - Phân tích, làm rõ nội dung của nguyên tắc và những vấn đề có liên quan đến nội dung của nguyên tắc; 8 - Đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong thực tiễn xét xử các vụ án hành chính của tỉnh Hải Dương; - Đề xuất những giải pháp cụ thể để thực hiện tốt nguyên tắc này của tỉnh Hải Dương. 4. Đối tƣợng nghiên cứu - Dựa trên lý luận và pháp luật quy định về nguyên tắc. - Dựa trên thực tiễn áp dụng nguyên tắc này trong xét xử các vụ án hành chính của tỉnh Hải Dương. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương, không phải Tòa án 12 huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương. Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính từ khi Luật tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực cho đến năm 2018. 6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận - Thứ nhất: Xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và phân công quyền lực Nhà nước ở Việt Nam. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Thứ hai: Xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà Tòa án là cơ 9 quan thực hiện quyền Tư pháp, hoạt động nhân danh công lý và dựa vào công lý. Tòa án phải xét xử như một người đứng giữa, trung lập, không phụ thuộc vào bên nào. Chỉ xét xử độc lập và tuân theo pháp luật, Tòa án mới tồn tại đúng với bản chất của mình là một cơ quan bảo vệ công lý. - Thứ ba: Xuất phát từ chế độ dân chủ nhân nhân ở nước ta. Việc xét xử phải có Hội thẩm nhân dân tham gia. Nguyên tắc này đã được Hiến pháp và pháp luật qui định. Đó là một trong những nguyên tắc thể hiện rõ tư tưởng “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Hội thẩm nhân dân đại diện, thay mặt nhân dân tham gia xét xử, giám sát, chế ước, hạn chế tiêu cực trong hoạt động xét xử của Tòa án, bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Giúp cho việc xét xử của Tòa án được rõ ràng, chính xác, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân. 6.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chung: Dựa vào quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về nguyên tắc, - Phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê. 7. Tính mới của đề tài nghiên cứu Như đã phân tích ở phần tình hình nghiên cứu của đề tài thì các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước chủ yếu tập trung trong lĩnh vực tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, còn đây là công trình nghiên cứu mang tính chất toàn diện, chuyên sâu về nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về nguyên tắc này trên cơ sở thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương, đưa ra giải pháp cụ thể áp dụng cho Tòa án tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 10 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh sách các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1. Cơ sơ lý luận và pháp luật về nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính. Chương 2. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương. Chương 3. Quan điểm và giải pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương. 11 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 1.1. Một số khái niệm liên quan đến nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính 1.1.1. Khái niệm Thẩm phán và các quy định có liên quan theo pháp luật Việt nam 1.1.1.1. Khái niệm Thẩm phán Thẩm phán là người có vai trò quyết định trong việc thực hiện chức năng xét xử của Tòa án. Vậy Thẩm phán là những người như thế nào? Theo sổ tay Thuật ngữ pháp lý thông dụng do tác giả Nguyễn Duy Lâm (chủ biên), Nhà xuất bản giáo dục đưa ra khái niệm Thẩm phán như sau: Thẩm phán là một chức danh của Nhà nước trong Tòa án các cấp chỉ người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện việc xét xử các vụ án. Với định nghĩa như trên, cho chúng ta cách hiểu chung nhất, khái quát nhất về khái niệm Thẩm phán. Từ đó, chúng ta tham chiếu đến các quy định của pháp luật Việt nam và một số nước trên thế giới về khái niệm Thẩm phán để có cách hiểu chính xác nhất, toàn diện nhất. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử (khoản 1 Điều 65). Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định khái niệm Thẩm phán: Công dân Nga đủ 25 tuổi trở lên, có trình độ đại học Luật, có 05 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực pháp lý, đã thi đỗ kỳ thi tuyển chức danh 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan