Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguyên tắc áp dụng biện pháp kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án d...

Tài liệu Nguyên tắc áp dụng biện pháp kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án dân sự 9đ

.DOCX
11
499
59

Mô tả:

BÀI HỌC KỲ THADS 9đ
MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................2 NỘI DUNG.........................................................................................................................2 1. NGUYÊN TẮC CHUNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ....2 2. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KÊ BIÊN, XỬ LÍ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN DÂN SỰ.............................................................................................................2 2.1. Khái niệm kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án dân sự.............3 2.2. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lí tài sản.......................3 2.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án dân sự............................................................................................................3 3. Ý NGHĨA CỦA QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KÊ BIÊN, XỬ LÍ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN...............................................................................9 KẾT LUẬN......................................................................................................................10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................11 1 MỞ ĐẦU Trong thi hành án dân sự để đảm bảo việc thi hành án được thực thi cần có những biện pháp mang tính cưỡng chế. Pháp luật về thi hành án dân sự quy định khá nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Điều tất yếu phải có trong những quy định này đó là nguyên tắc cưỡng chế thi hành án dân sự. Có nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự và phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung trong thi hành án dân sự, tuy nhiên có một biện pháp mang tính nghiêm khắc nhất đó là biện pháp kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án. Để tìm hiểu kỹ hơn nguyên tắc khi áp dụng biện pháp này em xin chọn đề bài số 08: “Nguyên tắc áp dụng biện pháp kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án dân sự”. NỘI DUNG 1. Nguyên tắc chung áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là sử dụng quyền lực của nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện bản án, quyết định của tòa án nên không thể tùy tiện, thiếu thống nhất mà ngược lại phải tuân thủ các nguyên tắc do pháp luật thi hành án dân sự quy định. Heo quy định tại Điều 45, Điều 46 và Điều 71 LTHADS thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau: Thứ nhất, chỉ chấp hành viên mới có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Thứ hai, chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự do pháp luật quy định. Thứ ba, không được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong thời gian mà pháp luật quy định không được cưỡng chế thi hành án dân sự. Thứ tư, chấp hành viên có quyền áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nhưng phải tương ứng với nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án có nghĩa vụ phải thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án. 2 2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án dân sự. 2.1. Khái niệm kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án dân sự Kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành. 2.2. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lí tài sản Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được áp dụng khi có các điều kiện sau: + Theo bản án, quyết định của tòa án, người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án. + Người phải thi hành án có tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án. Tài sản bị kê biên phải thuộc sở hữu của người phải thi hành án, bao gồm tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án và tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác. Những tài sản này có thể đang do người phải thi hành án hoặc người thứ ba quản lí, sử dụng. + Đã hết thời gian tự nguyện do chấp hành viên ấn định nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng cần ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản. 2.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án dân sự Để bảo đảm việc thi hành án có hiệu quả và đúng pháp luật, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên phải tuân theo những quy tắc quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 89, Điều 95 của Luật thi hành án dân sự và Điều 24 Nghị định Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015. Theo các quy định này, khi áp dụng biện pháp kê biên, xử lí tài sản của 3 người phải thi hành án, ngoài việc phải tuân theo các nguyên tắc chung của việc cưỡng chế thi hành án còn phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: + Mọi tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên để thi hành án trừ những tài sản không được kê biên theo quy định của pháp luật, bao gồm tài sản thuộc sở hữu riêng, tài sản thuộc sở hữu chung với người khác, kể cả quyền sử dụng đất hoặc tài sản đang do người khác giữ. + Người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với người được thi hành án về tài sản được kê biên để đảm bảo thi hành án. Nếu hai bên không thỏa thuận được, người phải thi hành án có quyền yêu cầu chấp hành viên kê biên tài sản nào trước và chấp hành viên phải chấp nhận đề nghị đó nếu xét thấy việc đề nghị đó không cản trở việc thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án, các chi phí liên quan thì chấp hành viên lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lí tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án. Người phải thi hành án bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án. Nếu người phải thi hành án không đề nghị kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án được kê biên trước. Nếu người phải thi hành án không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành án thì chấp hành viên mới được kê biên phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung với người khác. Điều 24 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 cũng đã có những hướng dẫn về kê biên tài sản như sau: + Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lí vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lí hoặc đang do người thứ ba 4 giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác. + Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên, xử lí đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để thi hành án hoặc khi có đề nghị của đương sự. Trường hợp người phải thi hành án có chung tài sản với người khác mà đã xác định được phần tài sản, quyền tài sản của từng người thì chấp hành viên kê biên phần tài sản, quyền tài sản của người phải thi hành án để thi hành án theo phương thức sau đây: Đối với tài sản chung có thể chia được thì chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án, Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị ài sản thì chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán cho chủ sở hữu chung phần còn lại giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, quyền quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của LTHADS hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu tòa án giải quyết thì châp hành viên thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu tìa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu tòa án giải quyết thì chấp hành viên yêu cầu tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Chấp hành viên xử lí tài sản theo quyết định của tòa án. 5 Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết. Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình không đồng ý với việc xác định của chấp hành viên thì có quyền yêu cầu tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lí tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của họ. + Chấp hành viên chỉ được kê biên tài sản của người phải thi hành án đủ để thi hành án và thanh toán các chi phí thi hành án. Trong trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn mức phải thi hành án mà không thể phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị tài sản thì chấp hành viên vẫn có quyền kê biên tài sản đó để thi hành án. + Đối với tài sản của người phải thi hành án đang được thế chấp, cầm cố hợp pháp, nếu người phải thi hành án không còn tài sản nào khác mà tài sản cầm cố, thế chấp có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm theo hợp đồng thế chấp, cầm cố cộng với chi phí cho việc kê biên, bán đấu giá tài sản thì chấp hành viên vẫn kê biên tài sản để thi hành án mặc dù hợp đồng cầm cố, thế chấp chưa đến hạn. Tuy vậy, trước khi kê biên tài sản chấp hành viên phải thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết về việc kê biên tài sản và khi xử lí tài sản kê biên, người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán (Điều 90 LTHADS). 6 Đối với tài sản đã dược cầm cố, thế chấp hợp pháp mà kết quả xác minh tại thời điểm thi hành án cho thấy tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng nghĩa vụ phải thanh toán theo hợp đồng cầm cố, thế chấp thì chấp hành viên phải thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người phải thi hành án và yêu cầu khi thanh toán hết nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc khi xử lí tài sản cầm cố, thế chấp phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết. Cơ quan thi hành án dân sự kê biên tài sản khi đã được giải chấp hoặc thu phần tiền còn lại sau khi xử lí tài sản để thanh toán hợp đồng đã kí, nếu có. Nếu người nhận cầm cố, thế chấp không thông báo hoặc chậm thông báo mà gây thiệt hại cho người được thi hành án thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP). + Trường hợp có tranh chấp về tài sản kê biên thì chấp hành viên vẫn tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện ra tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chấp hành viên xử lí tài sản đã kê biên theo quyết định của tòa án, cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chấp hành viên yêu cầu mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện ra tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì tài sản được xử lí để thi hành án (Điều 75 LTHADS). + Đối với tài sản kê biên thuộc diện phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc đăng kí giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật thì khi kê biên, xử lí tài sản đã kê biên chấp hành viên phải thông báo cho các cơ quan liên quan biết (Điều 89 LTHADS). - Với mục đích nhân đạo, để bảo đảm cuộc sống bình thường của người phải thi hành án và người họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, Điều 87 LTHADS quy định một số tài sản của người phải thi hành án không được kê biên. Theo quy định này tài sản của người phải thi hành án không được kê biên có ba trường hợp. Thứ nhất, đối với trường hợp người phải thi hành án là các nhân thì không được kê biên những tài sản sau đây: 7 + Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình; vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm. + Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình. Đó là công cụ lao động được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình như cày, bừa, cuốc, xẻng, xe đạp thồ, xích lô,.. có giá trị không lớn. Những công cụ lao động có giá trị lớn hơn như xe máy, ô tô, tàu thuyền, máy cày,… thì chấp hành viên vẫn kê biên để thi hành án nhưng có trích lại một khoản tiền để nguwoif phải thi hành án có thể thay thế bằng công cụ lao động khác có giá trị thấp hơn. + Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình. Đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết ở đây được xác định dựa trên việc xem xét mức sống tối thiểu ở từng địa phương, như xoong, nồi, bát, đĩa, giường, tủ, bàn, ghế, quần áo… có giá trị không lớn. Những đồ dùng hoặc tư trang có giá trị lớn như tivi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt, máy tính, nhẫn vàng, giường tủ… có giá trị thì chấp hành viên vẫn kê biên theo thủ tục chung để đảm bảo thi hành án. + Đồ thờ cũng thông thường theo tập quán địa phương. Đồ thờ cũng này được hiểu chỉ là đồ thờ cúng được sử dụng dùng vào mục đích thờ cũng theo tập quán ở địa phương. Nếu người phải thi hành án có đồ thờ cúng có giá trị lớn thì chấp hành viên vẫn kê biên để đảm bảo thi hành án. Thứ hai, đối với trường hợp người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế, chấp hành viên không được kê biên các tài sản sau đây: 8 + Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động. + Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh. + Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường. Thứ ba, Chấp hành viên không được kê biên tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích cộng đồng. Đối với các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thì cơ quan thi hành án dân sự không kê biên các tài sản do ngân sách nhà nước trực tiếp cấp mà yêu cầu cơ quan tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tài chính để thi hành án. Trường hợp cơ quan, tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu nhập hợp pháp khác thì cơ quan thi hành án dân sự có quyền kê biên các tài sản có được từ các hoặt động đó, trừ những tài sản là thuốc men chữa bệnh, phương tiện, công cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế của tổ chức kinh tế và nhà trẻ, trường học, các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này. Đối với việc kê biên quyền sở hữu trí tuệ, trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của nhà nước, xã hội quy định tại Luật sở hữu trí tuệ mà nhà nước quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì chấp hành viên không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thì hành án trong thời gian bắt buộc phải chuyển giao (Khoản 3 Điều 84 LTHADS). 3. Ý nghĩa của quy định nguyên tắc áp dụng biện pháp kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án 9 Thứ nhất, việc quy định nguyên tắc áp biện pháp kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án với ý nghĩa là đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án và người được thi hành án, Do vậy, chủ thể tiến hành biện pháp này cần phải tuân theo những nguyên tắc mà pháp luật thi hành án dân sự quy định. Thứ hai, việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án là nhằm đảm bảo thi hành nghĩa vụ của người phải thi hành án nhưng cũng rất dễ xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của họ và những người liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án. Do vậy, có nguyên tắc sẽ tránh được sự lạm quyền của các chủ thể được trao quyền trong việc cưỡng chế thi hành án, đồng thời, bảo vệ những người yếu thế liên quan đến thi hành án dân sự. Thứ ba, quy định nguyên tắc áp dụng biện pháp kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án bảo đảm việc thi hành án có hiệu quả và đúng pháp luật. KẾT LUẬN Như vậy, khi áp dụng nguyên tắc kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án luôn cần phải tuân theo những nguyên tắc do pháp luật quy định để đảm bảo quyền và lợi ích của người phải thi hành án và cả người được thi hành án. Đồng thời, hơn nữa là hướng đến một xã hội văn minh, pháp luật về thi hành án ngày càng được hoàn thiện. 10 1. 2. 3. 4. 5. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thi hành án dân sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2018. Luật THADS năm 2008. Luật sửa đổi, bổ sung LTHADS năm 2014. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LTHADS. Nguyễn Công Bình (chủ biên), Luật thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. CAND, Hà Nội, 2012 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan