Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguyên lý bảo vệ máy biến áp...

Tài liệu Nguyên lý bảo vệ máy biến áp

.DOC
19
2543
128

Mô tả:

NGUYÊN LÝ BẢO VỆ MÁY BIẾN ÁP 1.Bảo Vệ So Lệch 87T Cho Máy Biến Áp Sự cố ở ngoài vùng bảo vệ Sự cố nằm trong vùng bảo vệ Ii2 Ii2 87T 87T Ii3 Ii1 Ii3 Ii1 +Kh (I2 +I5)  Bảo vệ so lệch 87T đóng vai trò là bảo vệ chính cho trường hợp ngắn mạch nhiều pha giữa các cuộn dây bên trong máy biến áp. Khi bảo vệ này tác động sẽ tức thời đưa tín hiệu mở tất cả các máy cắt của các nhánh nối với máy biến áp.  Khóa sóng hài bậc 2 và bậc 5 : Khi đóng không tải máy biến áp, dòng điện xung sơ cấp rất lớn trong khi không có dòng ở phía thứ cấp. Điều này có thể làm bảo vệ hiểu nhầm là ngắn mạch trong máy biến áp nên đưa tín hiệu mở máy cắt. Thành phần hài bậc 2 và bậc 5 trong dòng điện xung kích rất lớn có thể làm cho bảo vệ so lệch MBA tác động. Để tránh bảo vệ tác động không mong muốn như trên, trong rơ le lọc các thành phần hài bậc 2, 5 và đưa vào thành phần hãm do vậy ngăn ngừa bảo vệ tác động do thành phần hài trong dòng xung kích.  Bù góc lệch pha của dòng điện do tổ đấu dây của máy biến áp làm sai lệch  Bù tỉ số CT để đảm bảo dòng thứ cấp CT ở 2 đầu MBA cân bằng nhau.  Ikđ =0.2-0.3 Itap 2.BẢO VỆ SO LỆCH 87N CHO MÁY BIẾN ÁP Bảo vệ so lệch 87N là bảo vệ chính cho các trường hợp sự cố ngắn mạch không đối xứng với đất phía cuộn dây cao máy biến áp. Do trung tính nối đất trực tiếp nên chạm đất 1 pha chính là ngắn mạch 1 pha, gây ra dòng sự cố lớn. Bảo vệ 87N đảm bảo tác động chắc chắn, có tính chọn lọc và độ nhạy cao ngay cả khi dòng ngắn mạch chạm đất từ 10-:- 30% dòng định mức. Đặc tính bảo vệ 87 N tương tự như 87 T 3.BẢO VỆ QUÁ DÒNG CẮT 50/51 PHÍA 220 kV  Bảo vệ 50/51 dùng để bảo vệ chống ngắn mạch một hoặc nhiều pha.  Bảo vệ 50/51 làm bảo vệ dự phòng cho các bảo vệ nội bộ MBA.  Bảo vệ quá dòng 50/51 làm bảo vệ dự phòng cho MBA khi xảy ra ngắn mạch trên các phần tử lân cận MBA mà bảo vệ các phần tử đó không tác động.  Đặc tính bảo vệ 50/51 có thể chọn lựa theo các tiêu chuẩn sau: 4.BẢO VỆ 50/51N ĐẶT Ở TRUNG TÍNH MÁY BIẾN ÁP  Bảo vệ 50/51N dùng để bảo vệ cho các trường hợp ngắn mạch không đối xứng pha-đất phía 230kV của máy biến áp.  Bảo vệ 50/51N đảm bảo tác động chắc chắn, có tính chọn lọc và độ nhạy cao ngay cả khi dòng ngắn mạch chạm đất từ 10-:- 30% dòng định mức.  Vùng bảo vệ 50/51 N là từ cuộn dây 230kV MBA đi ra ngoài.  Đặc tính bảo vệ 50/51N của MBA tương tự như đặc tính của bảo vệ 50/51T 4.BẢO VỆ QUÁ TẢI MÁY BIẾN ÁP (49)  Bảo vệ 49 dùng để bảo vệ cho các trường hợp máy biến áp biến áp bị quá tải tránh sự quá nhiệt MBA.  Tín hiệu sử dụng cho chức năng quá tải là dòng qua MBA, lấy qua CT đưa vào rơ le.  Đặc tính bảo vệ 49 có dạng giống như bảo vệ quá dòng phụ thuộc, thời gian tác động có dạng như sau: K1 t Td ( I n )  K2 Iset Trong đó: K1, K2 là các hệ số n là số nguyên (n=1, 2, 3 . . .) I là dòng điện đo lường lấy từ CT I set là dòng khởi động của chức năng bảo vệ quá tải Td là hằng số thời gian quá tải (cài đặt theo yêu cầu sử dụng)  Giá trị khởi động của 49 thông thường từ In đến 1,1In (In là dòng định mức của MBA) và sẽ tác động với thời gian tùy thuộc vào mức quá tải. Khi xảy ra ngắn mạch thông thường 49 tác động sau 50/51 ( do chọn lựa đường đặc tính bảo vệ) 5.BẢO VỆ CHẠM ĐẤT PHÍA 10.5KV MÁY BIẾN ÁP (59N)  Bảo vệ 59N dùng để bảo vệ cho các trường hợp máy biến áp bị sự cố chạm đất phía 10.5KV khi MBA chính cấp tự dùng.  Bảo vệ 59N làm bảo vệ dự phòng cho bảo vệ chạm đất 95% của stator khi tổ máy online.  Bảo vệ 59N sử dụng thành phần điện áp thứ tự không (Vg =3U0) lấy qua VT ba pha nối theo sơ đồ tam giác hở và thông thường có đặt tính thời gian độc lập. 3U0 5 9 BẢO VỆ MBA CHÍNH ĐN2 Thông số MBA chính 1T (2T): - Loại: 3pha, hai cuộn dây ngâm trong dầu, làm việc ngoài trời. - Tần số : 50 Hz. - Công suất định mức : 42000KVA - Điện áp cuộn cao : 230  2  2,5 % - Điện áp cuộn hạ : 10.5 KV - Dòng điện hạ áp/cao áp (nấc 3) :2309.4/105.4 A - Tổ đấu dây : Yn /  - 11 - Số pha :3 - Điện áp ngắn mạch : 11.62% (tại nấc 3) - Tổn thất : Ngắn mạch = 141,022 KW : Không tải 30,277 KW - Kiểu làm mát : ONAN/ONAF (70%/100%) - Trọng lượng dầu MBA : 16782 Kg - Tổng trọng lượng MBA : 64100 Kg - Độ tăng nhiệt độ lớp dầu trên cùng :0C - Độ tăng nhiệt độ cuộn dây :0C Phần I XỬ LÝ MÁY BIẾN ÁP VẬN HÀNH KHÔNG BÌNH THƯỜNG VÀ SỰ CỐ 1. Vân hành vượt thông số định mức 1) MBA có thể được vận hành với điện áp cao hơn định mức của nấc biến áp đang vận hành. a) Lâu dài 5% khi phụ tải không quá phụ tải định mức và 10% khi phụ tải không quá 0,25 phụ tải định mức; b) Ngắn hạn 10% (dưới 6 giờ một ngày) với phụ tải không quá định mức; c) Khi MBA vận hành với điện áp cao hơn đinh mức phải lưu ý đến điện áp hệ thống tự dùng của tổ máy. Nếu điện áp hệ thống tự dùng vượt quá 10% phải điều chỉnh điện áp máy phát hoặc thông qua Điều độ miền để điều chỉnh các nguồn phát vô công lân cận đảm bảo điện áp tự dùng trong giới hạn cho phép. 2. Mất nguồn làm mát 1) Khi mất nguồn cung cấp cho hệ thống làm mát nhân viên vận hành phải nhanh chóng khôi phục lại nguồn cung cấp. Phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ dầu và cuộn dây MBA. 2) Trong thời gian khắc phục nếu nhiệt độ MBA tăng lên, có thể cho giảm bớt công suất (P, Q) tổ máy. 3) Nếu trong thời gian khắc phục, đã xử lý như trên mà nhiệt độ dầu MBA tăng nhanh hoặc tăng gần đến giới hạn cho phép phải xin A0 cho dừng máy để xử lý hư hỏng ở hệ thống làm mát. 3. Trục trặc mạch điều khiển làm mát Khi nhiệt độ dầu trong MBA tăng đến đến mức tác động chạy bộ làm mát (theo mức cài đặt nhiệt độ và dòng tải) mà bộ làm mát không tự động làm việc thì nhân viện vận hành phải chạy bằng tay các bộ làm mát. Trong trường hợp tất cả các quạt làm mát bị hư hỏng hoặc mất nguồn toàn bộ thì phải hạn chế phụ tải MBA theo chế làm mát ONAN, đồng thời phải khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất. 4. Kiểm tra khi rơ le gaz báo tín hiệu 1) Khi rơle gaz báo tín hiệu phải xem xét bên ngoài MBA đồng thời báo PXSC đến phối hợp xử lý. 2) Nếu rơle gaz báo tín hiệu do có khí ở trong rơle thì phải lấy mẫu khí ở rơle gaz để kiểm tra, phân tích: a) Nếu khí cháy được hoặc trong khí có chứa những sản phẩm do phân huỷ chất cách điện như: có màu vàng (chất gỗ bị cháy), màu tro nhạt, mùi hôi (giấy cách điện cháy) màu đỏ hay đen (dầu bị phóng điện) phải nhanh chóng báo điều độ xin dừng máy và án động MBA để kiểm tra. b) Nếu khí là do không khí bên ngoài lọt vào thì phải xả hết khí trong rơle gaz, tiếp tục theo dõi MBA vận hành. Trường hợp xả nhiều lần không hết thì cho phép chuyển rơle gaz sang vị trí báo tín hiệu và báo cáo xin ý kiến của Phó giám đốc kỹ thuật xem có tiếp tục cho MBA vận hành hay tách MBA ra để kiểm tra. 5. Lấy mẫu khí ở rơle gaz 1) Lấy mẫu khí ở rơle gaz để kiểm tra trong lúc MBA đang vận hành phải do nhân viên PXSC có kinh nghiệm thực hiện dưới sự giám sát của Nhân viên Vận hành. 2) Khi lấy mẫu khí ở rơle gaz để kiểm tra trong lúc MBA đang vận hành phải thận trọng, đầu người lấy mẫu không được cao hơn rơle gaz. 3) Phải sử dụng túi chuyên dụng để lấy khí và sau đó kiểm tra tính chất cháy của khí tại phòng thí nghiệm. 6. Tình trạng không bình thường Trong vận hành, nếu kiểm tra mà thấy có hiện tượng bất thường như rỉ dầu, máy bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát nóng cục bộ ở đầu cốt…nhân viên vận hành phải nhanh chóng kiểm tra để tìm nguyên nhân và xử lý. Nếu trong thời gian ngắn mà khắc phục không được, hiện tượng có chiều hướng tăng nặng phải báo cáo A0 xin dừng máy phát và cô lập MBA để kiểm tra, xử lý. 7. Hư hỏng bảo vệ MBA 1) Khi bảo vệ chính của MBA chính hư hỏng phải nhanh chóng báo với A0 xin dừng máy và cô lập MBA để kiểm tra, xử lý. 2) Khi bảo vệ dự phòng của MBA chính hư hỏng phải tạm thời tách mạch tác động đầu ra để kiểm ra, xủ lý. Đồng thời cần phải xem xét đánh giá cụ thể cho từng trường hợp về việc cho phép MBA tiếp tục vận hành hay không. 8. Mức dầu MBA giảm thấp 1) Khi mức dầu hạ thấp dưới mức qui định thì phải báo Điều độ xin cô lập MBA để nạp bổ sung dầu. 2) Việc thay thế, bổ sung dầu phải cùng loại. Nếu dùng dầu khác thay thế phải thực hiện việc súc rửa máy bằng loại dầu mới sạch, phải kiểm tra kỹ về độ Hoá -Lý và độ ổn định của dầu 3) Trước khi nạp bổ sung dầu phải sửa chữa những chỗ rò rỉ dầu. 9. Tách MBA khẩn cấp MBA phải được đưa ra khỏi vận hành ngay trong các trường hợp sau: 1) Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện bên cạnh máy. 2) Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm mát bình thường, phụ tải định mức. 3) Dầu tràn ra ngoài qua bình dầu phụ hoặc van an toàn tác động. 4) Mức dầu hạ thấp và còn tiếp tục hạ. 5) Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột. 6) Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, đầu cốt bị nóng đỏ, các mối nối từ MBA lên trạm phân phối 220kV bị nóng đỏ. 7) Khi kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn của nhà chế tạo, hoặc khi độ chớp cháy giảm quá 5°C so với lần thí nghiệm trước. Phần II XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY BIẾN ÁP CHÍNH Mục 1 Nguyên tắc xử lý sự cố 1) Khi xảy ra sự cố, phải áp dụng biện pháp phù hợp để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn ngừa sự cố phát triển lan rộng. 2) Nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị đã được tách ra khi sự cố, phân tích các hiện tượng sự cố, dự đoán thời gian khôi phục, đồng thời báo cáo tình hình thiết bị cho điều độ và những cá nhân, lãnh đạo các đơn vị liên quan trong công ty. 3) Lệnh chỉ huy xử lý sự cố bằng lời nói phải do trưởng ca truyền đạt trực tiếp đến nhân viên vận hành thông qua hệ thống thông tin liên lạc. Lệnh phải chính xác, ngắn gọn, rõ ràng. Trưởng ca phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về lệnh của mình trong quá trình xử lý sự cố. 4) Trong khi xử lý sự cố, Trưởng ca vận hành có quyền yêu cầu bất kỳ nhân viên nào trong nhà máy hỗ trợ nếu xét thấy cần thiết cho việc xử lý nhanh chóng sự cố. Mọi thao tác xử lý phải thông qua ý kiến Trưởng ca. 5) Trong quá trình xử lý sự cố nhân viên vận hành phải tuân thủ các quy định của quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát-máy biến áp, các quy chuẩn, quy phạm, quy trình, quy định chuyên ngành và những tiêu chuẩn an toàn do Nhà chế tạo đã quy định. 6) Đối với các sự cố có cháy, ca vận hành ngoài việc xử lý an toàn cho con người và thiết bị còn phải thực hiện theo “Phương án Phòng cháy chữa cháy” của Công ty đã được phê duyệt. 7) Sau khi xảy ra sự cố ca vận hành phải ghi chép lại đầy đủ, rõ ràng, chính xác thời gian, trình tự diễn biến sự cố, các cờ hiệu, các tín hiệu sự cố đồng thời ghi nhận lại theo trình tự thời gian các thao tác xử lý vào sổ nhật ký vận hành. Mục2 BẢO VỆ KHÔÍ, MÁY BIẾN ÁP 1. Bảo vệ so lệch dọc MBA chính 87T1(T2) tác động - Khi bảo vệ 87T1 tác động các MC 271, 212, 901, 941 tự động cắt - Trên rơ le bảo vệ, hệ thống điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu rơ le so lệch 87T1 tác động. a) Nguyên nhân: a) Ngắn mạch một hoặc nhiều pha của MBA. b) Ngắn mạch một hoặc nhiều pha các thiết bị liên quan nằm trong vùng của bảo vệ so lệch. c) Đứt mạch dòng nhị thứ hay chạm chập ngõ vào làm bảo vệ tác động nhầm. b) Xử lý: - Nếu tự dùng không tự động chuyển thì nhanh chóng tái lập tự dùng từ máy biến áp tự dùng AxT2 và dừng an toàn tổ máy. - Nếu xảy ra cháy MBA thì tiến hành chữa cháy theo qui định hiện hành. - Báo cáo điều độ tình hình sự cố. - Án động MBA chính. - Kiểm tra MBA và các thiết bị nằm trong vùng bảo vệ. - Kiểm tra mạch nhị thứ, kiểm tra Rơle gaz xem có bọt khí hay không để làm rỏ nguyên nhân. - Nếu sự cố do bảo vệ tác động nhầm thì sau khi tìm được nguyên nhân và khắc phục hư hỏng, giải trừ tín hiệu, Báo cáo Điều độ xin đóng xung kích và đưa MBA vào vận hành. - Ngoài ra chỉ được phép đưa MBA vào vận hành sau khi đã thí nghiệm, kiểm tra thí nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu và khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện đảm bảo MBA đủ tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành. 2. Bảo vệ Rơle hơi MBA chính báo tín hiệu (phao trên tác động) - Khi rơ le hơi tác động chỉ báo tín hiệu cảnh báo qua các giao diện vận hành tại phòng điều khiển trung tâm và LCU. - Tại rơ le hơi quan sát thấy xuất hiện khí a) Nguyên nhân: - Có hiện tượng sinh khí trong máy biến áp do phóng điện ở bên trong MBA. Bộ đổi nấc tiếp xúc không tốt gây phóng điện. Dầu bị rò rỉ qua các mặt bích, ống, van hay bộ làm mát làm mức dầu giảm thấp. Do máy biến áp không kín gây lọt khí trời vào bên trong. Có thể do rơ le hoạt động không tốt hay tiếp điểm phụ của rơ le hư hỏng gây tác động nhầm. b) Xử lý: - - - Kiểm tra tại rơ le hơi, mức dầu thùng dầu phụ, nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ dầu, nếu có khí thật sự trong rơ le hơi thì lấy mẫu khí để thử tính chất cháy, nếu khí cháy được lập tức cô lập máy biến áp. Nếu do rò rỉ dầu, tìm cách xử lý cô lập điểm rò rỉ, nếu không khắc phục được thì báo Điều độ cô lập MBA. Nếu quan sát tại rơle, MBA mà không phát hiện gì bất thường, đồng thời không có sự gia tăng đáng kể nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây, mực dầu thùng dầu phụ và dòng điện 3 pha qua MBA không dao động thì vẫn cho phép tiếp tục vận hành nhưng phải theo dõi liên tục tình trạng của MBA. Nếu xác định do bị lọt khí trời vào thì cho phép xả khí tiếp tục vận hành nếu được cho phép của lãnh đạo. 3. Bảo vệ Rơle dòng dầu MBA chính tác động - Khi rơ le dòng dầu tác động các MC 271, 212, 901, 941 tự động cắt - Trên hệ thống điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu rơ le dòng dầu của MBA chính tác động. 1) Nguyên nhân: - Ngắn mạch giữa các pha hay ngắn mạch do các pha chạm vỏ bên trong MBA. - Ngắn mạch hay phóng điện trên sứ trong vùng đặt bảo vệ. - Đứt mạch dòng nhị thứ hay chạm chập ngõ vào làm bảo vệ tác động nhầm. 2) Xử lý: - - Tái lập nguồn tự dùng cho tổ máy từ các MBA tự dùng khác nếu mạch chuyển đổi tự động không làm việc và ngừng tổ máy. Kiểm tra tình trạng máy biến áp chính (quan sát hiện tượng tại rơle hơi, đồng hồ nhiệt độ, đồng hồ mực dầu, đồng hồ áp lực dầu đầu sứ, van giải tỏa áp lực, …) để có thể khoá van nước chữa cháy cho MBA. Kiểm tra MBA: + Nếu phát hiện cháy MBA phải xác nhận MBA đã được cô lập về điện hoàn toàn; + Cắt nguồn cấp cho các bộ làm mát MBA và tiến hành chữa cháy theo “Quy trình chữa cháy”. a) Báo cáo điều độ tình hình sự cố. b) Án động MBA chính. c) Kiểm tra Rơ le gaz. d) Báo PXSC kiểm tra, xử lý. e) Nếu sự cố do bảo vệ tác động nhầm (do chạm chập mạch tín hiệu) thì sau khi tìm được nguyên nhân và khắc phục hư hỏng, giải trừ tín hiệu có thể đưa MBA vào vận hành. - Nếu sự cố do hư hỏng bên trong MBA, chỉ được phép đưa MBA vào vận hành sau khi đã thí nghiệm, kiểm tra thí nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu và khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện đảm bảo MBA đủ tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành. 4. Bảo vệ so lệch khối (87G -T) tác động - Khi rơ le 87G-T1 tác động các MC 271, 212, 901, 941 tự động cắt - Trên rơ le bảo vệ, hệ thống điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu rơ le so lệch 87G-T1 tác động. 1) Nguyên nhân: a) Do ngắn mạch trong vùng của bảo vệ so lệch máy phát hoặc MBA mà các bảo vệ so lệch ở đó không làm việc. b) Đứt mạch dòng nhị thứ hay chạm chập ngõ vào làm bảo vệ tác động nhầm. 2) Xử lý: a) Theo dõi quá trình dừng máy an toàn, kiểm tra các bước thực hiện theo tiến trình dừng bình thường. Nếu chưa thực hiện được thì thao tác hổ trợ bằng tay: phanh tổ máy, reset phanh, ngắt hệ thống nước kỹ thuật, đưa khí vào đệm dừng. b) Chuyển đổi tự dùng (nếu mạch tự động không làm việc). c) Án động máy phát, MBA khối. d) Kiểm tra MBA và các thiết bị nằm trong vùng bảo vệ. e) Kiểm tra mạch nhị thứ, kiểm tra Rơle gaz xem có bọt khí hay không để làm rỏ nguyên nhân. f) Nếu sự cố do bảo vệ tác động nhầm thì sau khi tìm được nguyên nhân và khắc phục hư hỏng, giải trừ tín hiệu có thể đưa MBA vào vận hành. g) Nếu sự cố do hư hỏng bên trong máy phát, MBA; chỉ được phép đưa MBA vào vận hành sau khi đã thí nghiệm, kiểm tra thí nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu và khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện đảm bảo các thiết bị (Máy phát và MBA chính) đủ tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành. 5. Bảo vệ quá dòng chạm đất 51N MBA T1 tác động. - Khi rơ le 51N tác động các MC 271, 212 và các MC 901, 941 tự động cắt - Trên rơ le bảo vệ, hệ thống điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu rơ le 51N tác động. a) Nguyên nhân: Do sự cố phía đường dây nhưng bảo vệ ở đó không làm việc. b) Xử lý: - Kiểm tra và theo dõi tổ máy chạy cấp điện tự dùng. - Báo cáo điều độ sự cố tại nhà máy và nắm tình hình lưới. - Liên lạc với Trạm 500kV Di Linh để tìm hiểu nguyên nhân. - Ghi nhận và giải trừ tín hiệu sự cố. - Nếu sự cố 51N do sự cố bên ngoài, sau khi cô lập điểm sự cố cho phép đóng điện trở lại MBA đưa vào vận hành. 7. Bảo vệ quá tải nhiệt (49T) MBA T1 cấp 1- báo tín hiệu. - Khi rơ le quá tải 49T-1 tác động chỉ báo tín hiệu cảnh báo qua các giao diện vận hành tại phòng điều khiển trung tâm và LCU. - Báo hiệu chức năng 49T-1 tác động trên rơ le bảo vệ. 1) Nguyên nhân: a) Do sự cố mất nguồn ngoài hệ thống hay ngắn mạch xa mà bảo vệ hệ thống không tác gây quá tải MBA trong thời gian dài (kèm theo quá tải máy phát). b) Do quá tải công suất phản kháng. 2) Xử lý: a) Kiểm tra và theo dõi máy phát, MBA chạy vận hành trong chế độ quá tải theo quy định của nhà chế tạo, tăng cường theo dõi nhiêt độ máy phát, MBA. b) Báo điều độ tình hình sự cố để có biện pháp xử lý. c) Liên lạc với Trạm 500kV Đức Linh để tìm hiểu nguyên nhân. d) Nếu do quá tải, điều chỉnh P, Q của máy phát tránh nhiệt độ MBA tăng cao e) Nếu nguyên nhân do sự cố ngoài lưới, nhanh chóng báo A0 xin tách máy phát ra khỏi lưới. 8. Bảo vệ quá tải nhiệt (49T) MBA T1 cấp 2- tác động trip. - Khi rơ le quá tải 49T-2 tác động chỉ báo tín hiệu cảnh báo qua các giao diện vận hành tại phòng điều khiển trung tâm và LCU. - Báo hiệu chức năng 49T-2 tác động trên rơ le bảo vệ. - Mở các MC 271, 212, 901, 941 1) Nguyên nhân: - Do sự cố mất nguồn ngoài hệ thống hay ngắn mạch xa mà bảo vệ hệ thống không tác gây quá tải MBA trong thời gian dài (kèm theo quá tải máy phát). - Do quá tải công suất phản kháng. 2) Xử lý: - Theo dõi quá trình dừng máy an toàn, kiểm tra các bước thực hiện theo tiến trình dừng bình thường. Nếu chưa thực hiện được thì thao tác hổ trợ bằng tay: phanh tổ máy, reset phanh, ngắt hệ thống nước kỹ thuật, đưa khí vào đệm dừng. - Báo điều độ tình hình sự cố. - Liên lạc với Trạm 500kV Di Linh để tìm hiểu nguyên nhân. - Ghi nhận tín hiệu sự cố. - Kiểm tra tình trạng máy phát, MBA Sau khi sự cố được giải trừ và nhiêt độ máy phát, MBA giảm xuống giá trị cho phép báo cáo A0, A3 tình hình nhà máy. 9. Bảo vệ chạm đất 59N-MBA T1 - Khi rơ le 59N tác động các MC 271, 212, 901, 941 tự động cắt - Trên rơ le bảo vệ, hệ thống điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu bảo vệ 59N của MBA chính T1 tác động. a) Nguyên nhân: - Do chạm đất phía đầu ra 10.5 kV của MBA (khi MBA cấp điện cho tự dùng hoặc trước đó bảo vệ 64S của máy phát đã tác động mà vẫn còn tồn tại sự cố. - Hư hỏng biến điện áp VT1.3. b) Xử lý: - Theo dõi quá trình dừng máy an toàn, kiểm tra các bước thực hiện theo tiến trình dừng bình thường. Nếu chưa thực hiện được thì thao tác hổ trợ bằng tay: phanh tổ máy, reset phanh, ngắt hệ thống nước kỹ thuật, đưa khí vào đệm dừng. - Báo điều độ tình hình sự cố. - Ghi nhận tín hiệu sự cố. - Kiểm tra tình trạng bên ngoài mạng 10.5 kV MBA, biến điện áp VT1.3 để xác định nguyên nhân - Án động MBA và kiểm tra cách điện MBA 10. Bảo vệ quá 50/51T MBA tác động. - Khi rơ le 50/51T tác động các MC 271, 212, 901, 941 tự động cắt - Trên rơ le bảo vệ, hệ thống điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu bảo vệ 50/51T của MBA chính T1 tác động. a) Nguyên nhân: Do sự cố ngắn mạch giữa các pha phía 10.5KV hoặc máy phát hoặc ngắn mạch đoạn đường dây từ cuộn cao áp MBA đến thanh cái 230kV hoặc sự cố ở ngoài đường dây nhưng bảo vệ ở đó không làm việc. b) Xử lý: - Theo dõi quá trình dừng máy an toàn, kiểm tra các bước thực hiện theo tiến trình dừng bình thường. Nếu chưa thực hiện được thì thao tác hổ trợ bằng tay: phanh tổ máy, reset phanh, ngắt hệ thống nước kỹ thuật, đưa khí vào đệm dừng. - Báo cáo điều độ tình hình sự cố. - Liên lạc với trạm 500kV Di Linh để biết thông tin sự cố. - Kiểm tra đoạn đường dây từ đầu ra cuộn cao áp MBA đến thanh cái 230kV, Kiểm tra MBA và bảo vệ các đường dây để xác địh nguyên nhân. - Nếu phát hiện hư hỏng thì báo cáo điều độ và tiến hành án động phần tử hư hỏng; - Ghi nhận và giải trừ tín hiệu sự cố. - Nếu sự cố bên ngoài, cho phép đóng điện trở lại đưa vào vận hành 12. Nhiệt độ dầu MBA chính tăng cao báo tín hiệu (26O-1) - Khi rơ le 26O-1 tác động chỉ gửi tín hiệu cảnh báo, không đi cắt các máy cắt 271, 212, 901, 941. - Trên rơ le bảo vệ, hệ thống điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu nhiệt độ dầu của MBA chính tăng cao. a) Nguyên nhân Hệ thống làm mát MBA chính bị sự cố do: + Mạch tự động điều khiển các bộ làm mát không làm việc. + Sự cố quạt làm mát MBA. + Mất nguồn cấp cho hệ thống làm mát. Hiệu suất bộ làm mát thấp do bị bẩn hoặc nhiệt độ môi trường tăng cao. Máy biến áp làm việc quá tải trong thời gian dài. b) Xử lý - Kiểm tra sự làm việc của các bộ làm mát, nguồn cung cấp và mạch điều khiển các quạt. - Nếu các quạt ngừng hoạt động do quá tải động cơ ( rơ le nhiệt 49 động cơ tác động) cho phép reset sự cố và chạy lại quạt. Nếu MCCB-Q(1-4) bị trip chỉ được phép ON trở lại sau khi kiểm tra không có dấu hiệu sự cố chạp chập hay ngắn mạch. - Trường hợp sự cố gây ngừng một vài quạt hoặc ngừng toàn bộ quạt làm mát. Phải nhanh chóng giảm công suất tổ máy để đưa MBA về chế độ ONAN tránh sự gia tăng nhiệt độ quá trị số cho phép ( thời gian tối đa cho phép MBA vận hành ở tải định mức khi ngừng toàn bộ các quạt làm mát tối đa là 20 phút) - Nếu do nguyên nhân hiệu suất bộ làm mát thấp do bị bẩn hoặc nhiệt độ môi trường tăng cao, tiến hành giảm bớt công suất vô công tổ máy. - Nếu do nguyên nhân Máy biến áp làm việc quá tải trong thời gian dài, đưa công suất MBA về định mức. 13. Nhiệt độ cuộn dây MBA chính tăng cao mức báo tín hiệu (26W-1) - Khi rơ le 26W-1 tác động chỉ gửi tín hiệu cảnh báo, không đi cắt các máy cắt 271, 212, 901, 941. - Trên rơ le bảo vệ, hệ thống điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu nhiệt độ cuộn dây của MBA chính tăng cao. a) Nguyên nhân + + + - Hệ thống làm mát MBA chính bị sự cố do: Mạch tự động điều khiển các bộ làm mát không làm việc. Sự cố quạt làm mát MBA. Mất nguồn cấp cho hệ thống làm mát. Hiệu suất bộ làm mát thấp do bị bẩn hoặc nhiệt độ môi trường tăng cao. Máy biến áp làm việc quá tải trong thời gian dài. b) Xử lý - Kiểm tra sự làm việc của các bộ làm mát, nguồn cung cấp và mạch điều khiển các quạt. - Nếu các quạt ngừng hoạt động do quá tải động cơ ( rơ le nhiệt 49 động cơ tác động) cho phép reset sự cố và chạy lại quạt. Nếu MCCB-Q(1-4) bị trip chỉ được phép ON trở lại sau khi kiểm tra không có dấu hiệu sự cố chạp chập hay ngắn mạch. - Trường hợp sự cố gây ngừng một vài quạt hoặc ngừng toàn bộ quạt làm mát. Phải nhanh chóng giảm công suất tổ máy để đưa MBA về chế độ ONAN tránh sự gia tăng nhiệt độ quá trị số cho phép ( thời gian tối đa cho phép MBA vận hành ở tải định mức khi ngừng toàn bộ các quạt làm mát tối đa là 20 phút) - Nếu do nguyên nhân hiệu suất bộ làm mát thấp do bị bẩn hoặc nhiệt độ môi trường tăng cao, tiến hành giảm bớt công suất vô công tổ máy. - Nếu do nguyên nhân Máy biến áp làm việc quá tải trong thời gian dài, đưa công suất MBA về định mức. 14. Nhiệt độ dầu MBA chính tăng cao cấp 2 (26O-2) - Khi rơ le 26O-2 tác động các MC 271, 212, 901, 941 tự động cắt - Trên hệ thống điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu MBA bị sự cố quá nhiệt dầu MBA cấp 2. a) Nguyên nhân + + + b) Xử lý - - Hệ thống làm mát MBA chính bị sự cố do: Mạch tự động điều khiển các bộ làm mát không làm việc. Sự cố quạt hoặc bơm dầu làm mát MBA. Mất nguồn cấp cho hệ thống làm mát. Hiệu suất bộ làm mát thấp do bị bẩn hoặc nhiệt độ môi trường tăng cao. Máy biến áp làm việc quá tải trong thời gian dài. Do các sự cố trong nội bộ MBA gây quá nhiệt Theo dõi trình tự tác động sự cố và hổ trợ bằng tay nếu như quá trình tự động không làm việc tốt. Kiểm tra hệ thống làm mát máy biến áp và nhiệt độ cuộn dây và nhiệt độ dầu của MBA ở đồng hồ tại chỗ. Nếu sự cố các bộ làm mát chuyển đổi sang chế độ vận hành bằng tay, nếu không được thì cho MBA vận hành ở mức tải ONAN. Nếu quạt làm mát bị “Trip” rơ le nhiệt tiến hành kiểm tra, giải trừ sự cố, chạy lại để kiểm tra. Nếu MCCB của động cơ quạt bị “Trip” được phép “ON” trở lại một lần sau khi kiểm tra không có dấu hiệu chạp chập hoặc ngắn mạch sau MCCB. Trong các trường hợp trên, cho phép đóng điện đưa MBA vào làm việc trở lại và báo A0 để tiến hành hoà tổ máy vào lưới, theo dõi sự làm việc - của các bộ làm mát cũng như nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ dầu, nhiệt độ lõi từ MBA để giới hạn công suất. Ngoài ra, dừng tổ máy và cô lập MBA để kiểm tra và thử nghiệm MBA. 15. Nhiệt độ cuộn dây MBA chính tăng cao cấp 2 (26W-2) - Khi rơ le 26W-2 tác động các MC 271, 212, 901, 941 tự động cắt - Trên hệ thống điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu MBA bị sự cố quá nhiệt cuộn dây MBA cấp 2. a) Nguyên nhân + + + b) Xử lý - - - Hệ thống làm mát MBA chính bị sự cố do: Mạch tự động điều khiển các bộ làm mát không làm việc. Sự cố quạt hoặc bơm dầu làm mát MBA. Mất nguồn cấp cho hệ thống làm mát. Hiệu suất bộ làm mát thấp do bị bẩn hoặc nhiệt độ môi trường tăng cao. Máy biến áp làm việc quá tải trong thời gian dài. Do các sự cố trong nội bộ MBA gây quá nhiệt Theo dõi trình tự tác động sự cố và hổ trợ bằng tay nếu như quá trình tự động không làm việc tốt. Kiểm tra hệ thống làm mát máy biến áp và nhiệt độ cuộn dây và nhiệt độ dầu của MBA ở đồng hồ tại chỗ. Nếu sự cố các bộ làm mát chuyển đổi sang chế độ vận hành bằng tay, nếu không được thì cho MBA vận hành ở mức tải ONAN. Nếu quạt làm mát bị “Trip” rơ le nhiệt tiến hành kiểm tra, giải trừ sự cố, chạy lại để kiểm tra. Nếu MCCB của động cơ quạt bị “Trip” được phép “ON” trở lại một lần sau khi kiểm tra không có dấu hiệu chạp chập hoặc ngắn mạch sau MCCB. Trong các trường hợp trên, cho phép đóng điện đưa MBA vào làm việc trở lại và báo A0 để tiến hành hoà tổ máy vào lưới, theo dõi sự làm việc của các bộ làm mát cũng như nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ dầu, nhiệt độ lõi từ MBA để giới hạn công suất. Ngoài ra, dừng tổ máy và cô lập MBA để kiểm tra và thử nghiệm MBA. 16. Mức dầu MBA T1(T2) giảm thấp báo tín hiệu (71) - Khi rơ le 71 mức thấp tác động, không đi cắt các MC 271, 212, 901, 941 mà chỉ gửi tín hiệu cảnh báo - Trên hệ thống điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu MBA bị sự cố mức dầu MBA giảm thấp . a) Nguyên nhân - Do rò rỉ dầu của MBA ra bên ngoài qua các van tay, các khớp nối của hệ thống ống dẫn và các bộ làm mát. Hư hỏng đồng hồ mức dầu. b) Xử lý Kiểm tra mức dầu thực tế tại MBA. Nếu không có hiện tượng rỉ dầu thì cho phép tiếp tục vận hành bình thường. Nếu có hiện tượng chảy dầu qua hệ thống ống van phải tìm cách xử lý và nhanh chóng cô lập vị trí chảy dầu. Nếu không thể khắc phục được thì phải báo Điều độ bố trí dừng tổ máy trong thời gian sớm nhất có thể và cô lập MBA chính. 17. Mức dầu MBA T1(T2) tăng cao báo tín hiệu - Khi rơ le 71 mức cao tác động, không đi cắt các MC 271, 212, 901, 941 mà chỉ gửi tín hiệu cảnh báo - Trên hệ thống điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu MBA bị sự cố mức dầu MBA cao . a) Nguyên nhân: - Do nạp dầu vào bình dầu phụ quá cao. - Do sự cố nội bộ MBA gây nhiệt độ dầu quá cao hoặc trào dầu từ thùng MBA chính lên bình dầu phụ. - Tín hiệu báo sai b) Xử lý: - Tiến hành kiểm tra tại chổ MBA (mức dầu, nhiệt độ dầu, tình trạng MBA…) - Nếu do nạp dầu cao hơn so với mức chuẩn thì điều chỉnh lại mức dầu bằng cách rút bớt dầu ra khỏi MBA để đưa về mức chuẩn và cho MBA tiếp tục vận hành. - Nếu do tín hiệu báo sai ( chập mạch tín hiệu, kẹt phao dầu-cơ cấu chỉ thị mức) thì tìm cách khắc phục và cho MBA tiếp tục vận hành.. - Nếu do nguyên nhân sự cố nội bộ MBA thì tiến hành xử lý nguyên nhân của sự cố cụ thể gây mức dầu cao. 18. Áp suất dầu MBA tăng cao - Khi rơ le áp suất dầu MBA tăng cao tác động, các MC 271, 212, 901, 941 tự động cắt. - Trên hệ thống bảo vệ, điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu MBA bị sự cố áp lực dầu tăng cao . a) Nguyên nhân: - Ngắn mạch ngoài hay ngắn mạch bên trong MBA gây xung động gây gia áp lực dầu MBA - Do bảo vệ quá áp lực MBA tác động sai. b) Xử lý: - Theo dõi quá trình dừng máy an toàn và hổ trợ bằng tay nếu quá trình làm việc tự động đúng theo chương trình. - Kiểm tra MBA, nếu có cháy thì tiến hành chữa cháy theo Quy trình chữa cháy của nhà máy. - Nếu do nguyên nhân sự cố nội bộ MBA thì xử lý sự cố theo sự cố nội bộ đã xảy ra và cô lập MBA. - Nếu do bảo vệ áp lực MBA tác động sai, sau khi khắc phục các hư hỏng được phát hiện thì cho phép đưa MBA vào vận hành trở lại. 19. Van an toàn MBA chính tác động - Khi rơ le áp suất dầu MBA tăng cao tác động, các MC 271, 212, 901, 941 tự động cắt. - Trên hệ thống bảo vệ, điều khiển, giám sát tại phòng điều khiển trung tâm và LCU báo hiệu MBA bị sự cố áp lực dầu tăng cao . a) Nguyên nhân - Do hiện tượng phóng điện trong trong máy biến áp. - Có sự xung động mạnh ở thùng dầu MBA. - Rơ le tác động nhầm. b) Xử lý - Kiểm tra tất cả các thông số vận hành và tình trạng MBA. - Quan sát van giải tỏa áp lực, rơle hơi, nhiệt độ, mức dầu và các hiện tượng bên ngoài máy biến áp. Nếu bình thường cho phép giải trừ sự cố, hoà lưới lại tổ máy. - Ngoài ra dừng tổ máy, cô lập MBA.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145