Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Nguyen huynh the tin d15lstg mot so ton giao lon tren the gioi de cuong...

Tài liệu Nguyen huynh the tin d15lstg mot so ton giao lon tren the gioi de cuong

.DOCX
16
370
99

Mô tả:

Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX Lời mở đầu.................................................................................................................................................2 CHƯƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO HỒI VÀ ĐẠO THIÊN CHÚA TẠI PHILIPPINES....................4 1.1 Sự hình thành đạo Hồi ở Philippines.................................................................................................4 1.1.1 Sự hình thành đạo Hồi..................................................................................................................4 1.1.2 Giới thiệu về tộc người Moro.......................................................................................................5 1.2 Sự hình thành đạo Thiên chúa ở Philippines.....................................................................................6 1.2.1 Sự du nhập Thiên chúa giáo........................................................................................................7 1.2.2 Sự ảnh hưởng của Thiên chúa giáo đối với người dân Philippines...........................................8 CHƯƠNG 2 MÂU THUẪN GIỮA ĐẠO THIÊN CHÚA VÀ ĐẠO HỒI TRONG THẾ KỶ XX............10 2.1 Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn.....................................................................................................10 2.2 Biểu hiện của sự mâu thuẫn..............................................................................................................10 2.3 Chính sách của chính phủ trong việc giải quyết mâu thuẫn...........................................................12 Kết luận....................................................................................................................................................13 Tài liệu tham khảo...................................................................................................................................14 Phụ Lục....................................................................................................................................................15 1 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX Lời mở đầu Thời gian cứ thắm thoát thoi đưa theo quy luật khắc nghiệt của sự sống, xã hội mới ra đời là tiếp bước cái được gọi là dĩ vãng trong quá khứ. Nghiên cứu những gì đã xảy ra trong quá khứ là tìm lại với những nỗi nhớ man mát về một thời kỳ nào đó trong lịch sử. Nếu Việt Nam có nền văn minh rực rỡ như Đại Việt, quá đỗi tự hào với truyền thuyết “con rồng, cháu tiên” và phong tục tập quán mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nếu đất nước bạn Campuchia hãnh diện khi có nền văn minh rạng rỡ như AngKor, lễ hội té nước rất vui nhộn được truyền qua các thế hệ. Nếu Indonesia để lại những công trình lớn như Borobudur. Và những ngôi chùa lộng lẫy khiến con người phải thảng thốt ở nơi được mệnh danh là xứ sở chùa vàng. Tuy nhiên đất nước mang tên một vị vua Philippines không thể tự hào đã trải qua thời kỳ có những nền văn minh rực rỡ giống như Việt Nam, Campuchia hay một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Chính vì thế đây là quốc gia duy nhất bị chủ nghĩa thực dân phương tây thống trị gần như hoàn toàn. Thiên Chúa giáo xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á khá sớm, gắn liền với quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của người Tây Ban Nha. Quá trình này được mở đầu bằng đoàn thuyền thám hiểm gồm 5 chiếc thuyền: Trinidad, Victoria, San Antonio, Concepcion, và Santiago, chở 260 thuy thủ, do Magellan chỉ huy, tháng 3 năm 1521 họ đã cập bến tại đảo Cebu. Đạo Islam từl Indonesia và Malaya xâm nhập vào Philippines từl cuối thế ky XIII, người dân đa số tiếp nhâ ̣n tôn giáo này là ở miền Nam Philippines ( quần đảo Sulu ). Cô ̣ng đồng Islam có bước phát triển sớm ở khu vực miền Nam. Nói chung quá trình phát triển và tồn tại của cô ̣ng đồng Islam gắn liền với cuô ̣c đấu tranh bảo vệ tổ quốc trước hai kẻ thù lớn là thực dân Tây Ban Nha và đế quốc Mĩ để bảo vê ̣ chủ quyền lãnh thổ, tôn giáo và những truyền thống văn hóa của dân tộc mình trước nguy cơ bị lai tạp. Nhờ vào niềm tin đạo Islam và niềm tự hào về những giá trị cốt lỗi đôi lúc xen lẫn là sự tốt đẹp về bản sắc văn hóa đáng tự hào của cô ̣ng đồng Islam ở miền Nam tạo nên sức mạnh, động lực và 2 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX thôi thúc giúp họ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng trong sự bi thương để bảo vê ̣ chủ quyền, tôn giáo và giá trị văn hóa của mình. Song, không hẳn là đất nước họ không có gì để tự hào, cộng đồng miền Nam Philippines đã chống lại thực dân Tây Ban Nha ngay từl buổi đầu xâm lược và đế quốc Mĩ sau này. Tuy nhiên, tình hình trong nước gặp nhiều mâu thuẫn như sự xung đột về kinh tế, tôn giáo giữa người theo đạo Hồi và người theo Thiên Chúa giáo là bài toán nan giải cho chính quyền Philippines. Với đề tài “Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX” không hẳn trách được sự thiếu xót, mong được sự góp ý chân thành từl cô và các bạn. 3 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX CHƯƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO HỒI VÀ ĐẠO THIÊN CHÚA TẠI PHILIPPINES 1.1 Sự hình thành đạo Hồi ở Philippines 1.1.1 Sự hình thành đạo Hồi Quá trình hình thành của đạo Hồi (Islam giáo) ở đất nước Philippines hiện nay vẫn chưa có sự rõ ràng và thống nhất chung. Các nhà sử học, dân tộc học, tôn giáo đưa ra nhiều nguồn tài liệu để minh chứng về sự xuất hiện của tôn giáo này và cho rằng đạo Hồi (Islam giáo) xuất hiện tại Philippines trong những năm cuối thế ky XIII đầu thế ky XIV trong bối cảnh lịch sử rất đặc biệt. “Đó là biến cố quân Mông Cổ đánh chiếm thủ đô Baghda của Iraq vào năm 1258. Nhiều học giả Hồi giáo Iraq đã dùng thuyền chạy chốn và cuối cùng họ đã lưu lạc đến các đảo phía Nam Philippines. Họ nghe giảng đạo cho dân các đảo này và đã được dân đảo tôn trọng như những vị thánh” 1. Theo TS. Huỳnh Văn Tòng thì “Đạo Hồi từ Indonesia và Malaya xâm nhập vào miền Nam từ cuối thế kỷ XIII (quần đảo Sulu) và vào giữa thế kỷ XV (đảo Mindanao)” 2. Còn PGS.TS Ngô Văn Doanh nhận định: “Vào khoảng thập niên cuối cùng của thế kỷ XIII và thập niên đầu của thế kỷ XIV, thương nhân người Arập đã đến Sulu. Tài liệu địa phương nói tới chuyện có bẩy người anh em là những người đầu tiên đến đây với nhiệm vụ cải đạo cho vùng đất này. Tiến sĩ Majul cho rằng, bẩy người anh em ở đây không phải là những người anh em mang tính sinh học, mà là biểu tượng về bẩy người chính có nhiệm vụ truyền bá đạo Islam vào Sulu và Minđanao”3. Sulu là khu vực đầu tiên tiếp nhận đạo Hồi. Islam giáo du nhập vào đảo Sulu Năm 1380 Islam giáo du nhập vào đảo Sulu bằng hình thức giảng đạo của Sharif Karim Ui’Makhdum – người thầy theo đạo Islam và đặt chân đầu tiên đến quần đảo Sulu. Trong năm 1390 , Raha Baginda từl Sumatra đến Sulu tiếp tục thực hiện công việc truyền giáo của Makhdum cho cư dân tại vùng Tausug. Từl Sulu đạo Hồi đã ảnh hưởng tới vùng 1 www.home.earthlink.net/chartlienguyen!hoi_giao_tai_a_chau.htm 2 Huỳnh Văn Tòng (1993), Lịch sử Philippines, tr.10. 3 Xem: Nghiên cứu tôn giáo. Sôố 7 & 8 – 2009, Ngô Văn Doanh, Vêề c ộng đôềng Islam giáo ở Philippin- Ng ười Moro, trang 108. 4 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX Mindanao, đặc biệt là ở hai vùng Cotabato và Lanao, vào khoảng giữa thế ky XVI 4, nhiều nguồn tài liệu và truyền thuyết đưa ra ý kiến là những công đầu trong việc hình thành đạo Islam giáo tại khu vực này thuộc về thầy Sherif. Sự tác động của đạo Hồi đã dẫn đến việc hình thành nhiều tiểu quốc Hồi giáo, người đứng đầu các tiểu quốc Hồi giáo được gọi là Rajha (sau này được gọi là các Sultan). Người dân trong các tiểu quốc có nghĩa vụ giúp đỡ và phục vụ cho Rajha trong các việc như cày cấy, xây dựng nhà cửa và nộp thuế. Các tiểu quốc hình thành và tồn tại trong một khoảng thời gian trước khi thực dân Tây Ban Nha tấn công. Nhiều lần người Tây Ban Nha đưa quân xâm lược Mindanao và Sulu, thuyết phục, vận động, cưỡng bức người dân vùng này theo đạo Thiên chúa giáo. Nhưng người Moro cương quyết không khuất phục và liên minh lại với nhau để bảo vệ nên văn hóa truyền thống của mình gắn liền với đạo Hồi. Nhìn chung, bằng nhiều hình thức truyền giáo khác nhau quá trình xâm nhập của Islam giáo vào Philippines trong những năm cuối của thế ky XIII đầu thế ky XIV thông qua các thương nhân Ả Rập, Ấn Độ và những thương nhân Trung Quốc. Hình thức du nhập đạo Hồi vào Philippines hoàn toàn không giống với các nước trên thế giới, với cách thức truyền thống “Thanh gươm-vó ngựa-kinh Qu’ran” mà sử dụng phương thức “Sử dụng ngôn ngữ Melayu, đồng thời thông qua hoạt động thương mại, mối liên hệ “liên minh đồng giáo” giữa Aceh-Ottoman và đặc biệt là những cuộc hôn nhân chuyển đổi giữa người dân bản địa với thương dân Hồi giáo”5. 1.1.2 Giới thiệu về tộc người Moro Cộng đồng Hồi giáo ở Philippines chiếm khoảng 5% dân số của quốc gia. Trước khi người Tây Ban Nha đến đây thì “Các cộng đồng Hồi giáo đã được thành lập ở quần đảo Sulu, Mindanao và một số nơi trên đảo Luzon, đảo Palavan” 6. Tín hữu theo Islam giáo chủ yếu sống tại miền Nam Philippines với tên gọi là Môrô do thực dân Tây Ban 4 Xem: Nghiên cứu tôn giáo. Sôố 7 & 8 – 2009, Ngô Văn Doanh, Vêề c ộng đôềng Islam giáo ở Philippin- Ng ười Moro, trang 108. 5 Đặng Văn Chương, Lê Văn Trường An (2016), Phương thức xâm nh ập của Hôềi giáo vào Đông Nam Á h ải đ ảo thêố kỷ XIII – XVII, Nghiên cứu Đông Nam Á, sôố 2, tr.10. 6 Phạm Thị Vinh (1998), Vâốn đêề Môrô trong lịch sử Philippin, Nghiên c ứu Đông Nam Á, sôố 3. Tr. 56. 5 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX Nha đã đặt cho Muslim khi họ tấn công miền Nam Philippines từl năm 1565, với mục đích ám chỉ là những người chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Tên gọi “Moro” hay “Moor” – xuất phát từl một dân tộc Bắc Phi theo đạo Islam giáo đã xâm nhập và cai trị Tây Ban Nha trong khoảng thời gian gần 800 năm. Trong khoảng thời gian từl khi hình thành cho đến trước khi người Tây Ban Nha xâm lược, do những hạn chế về khoảng cách địa lý và người Hồi giáo ở Philippines không quan tâm đến hoạt động truyền giáo mà chủ yếu chú trọng đến kinh tế, nên Islam giáo chỉ tồn tại ở miền Nam. Về văn hóa tộc người Môrô mang đậm dấu ấn của văn hóa Ả Rập: Trong ngôn ngữ và chữ viết của họ có sự dung nạp từl ngữ của người Ả Rập thông qua ngôn ngữ địa phương và thổ ngữ ở Maranao, Maguidanao, Tausug,… điều có gốc từl tiếng Ả Rập. Lễ hội, dựa vào âm lịch – lịch Hồi giáo mà họ tiến hành các ngày lễ như: Asura ( ngày 19 tháng Muharam/ tháng 1); Maulud (ngày 12 tháng 3 – ky niệm sinh nhật tiên tri Modammed); Hariraga Puasa (ngày 1 tháng 10, lễ t5 ơn của đạo Islam giáo),… Tết Hari Raya Adilftri có ý nghĩa quan trọng đối với những người theo đạo Hồi ở Philippines, tổng kết năm đã qua, tiễn đưa những điều rủi ro và chào đón năm mới với nhiều may mắn. Điều không thể thiếu trong những lễ hội là những điệu nhạc được tấu từl những nhạc cụ truyền thống nơi đây như sử dụng đàn Kydyapi, dàn nhạc Kulingtan, những điệu nhảy dân gian mang đậm vẻ đẹp truyển thống bản địa: Kapilsa Munsala (điệu nhảy đi cùng là khăn tay của Maranao), Sigkil (điệu nhảy bomboo mang tính hoàng gia Maranao và Kandingan) hay điệu cưới Tausug. Về kinh tế, đa số người Moro làm nghề nông và đánh bắt cá trong vùng ven biển. Tổng quan thì nền kinh tế ở khu vực miền Nam Philippines gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu thốn và nghèo nàn còn khá phổ biến. Những nhu cầu về y tế, giao thông công cộng, vận chuyển hàng hóa còn thô sơ, không được đảm bảo. Vấn đề giáo dục của người Moro mất cân đối về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, ty lệ mù chữ khá cao so với các vùng khác. Tuy nhiên cộng đồng nơi đây rất coi trọng về kiến thức tôn giáo, những người am hiểu tôn giáo sẽ được tôn kính, niềm tự hào của cả dân tộc. Điển hình là trong 6 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX hệ thống giáo dục ở miền Nam được gọi Pondok – chủ yếu dạy về tôn giáo, giáo lý trong kinh Qu’ran, luật Hồi giáo Sharit. 1.2 Sự hình thành đạo Thiên chúa ở Philippines 1.2.1 Sự du nhập Thiên chúa giáo Công giáo xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á khá sớm, gắn liền với quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của người Tây Ban Nha. Qúa trình này được mở đầu bằng đoàn thuyền thám hiểm gồm 5 chiếc thuyền: Trinidad, Victoria, San Antonio, Concepcion, và Santiago, chở 260 thuy thủ, do Magellan chỉ huy, tháng 3 năm 1521 họ đã cập bến tại đảo Cebu. Tại đây, Magellan chung sống hòa bình, thân thiện với đa số những vị thủ lĩnh địa phương, đặc biệt là hai chúa đảo Limasawa là Rajah Kulambu và Rajah Siagu, Rajah Kulambu và Rajah Siagu hướng dẫn Magellan đến gă ̣p chúa đảo Cebu là Rajah Humabon. Các Chúa đảo đã đồng ý liên minh với Tây Ban Nha, họ bằng lòng cải đạo, chấp nhâ ̣n đức tin Kitô giáo, chấp nhâ ̣n rửa tô ̣i. Magellan đã thành công trong bước đầu truyền giáo biến họ thành người theo Công giáo La Mã. Sau đó Magellan có ý định dùng nơi đây làm bàn đạp tấn công sang vương quốc láng giềng là đảo Mactan. Tuy nhiên khi thực hiện ý định thực dân Tây Ban Nha đã bị cư dân địa phương chống trả quyết liệt. Chúa đảo Lapu-Lapu không tuân phục Magellan, cũng không chịu cuối đầu trước thánh giá và cũng không chịu cuối đầu trước đại diê ̣n của vua Tây Ban Nha. Trong cuộc chiến với những người thổ dân trên đảo, Magellan giết bởi tù trưởng Lapu - Lapu. Theo sau Magellan, các đoàn thám hiểm khác đã được các thống đốc Tây Ban Nha ở Tân Mêhicô tiếp tục phái đến quần đảo Philippines, chuyến thám hiểm thành công nhất là đoàn tàu viễn chinh do Miguel Lepes de Legaspi chỉ huy, gồm 5 tàu, 500 lính và 5 tu sĩ Công giáo dòng Đa Minh đổ bộ lên đảo Cebu vào năm 1565, các nhà truyền giáo Thiên Chúa giáo theo chân binh lính từl hòn đảo này sang hòn đảo khác để tìm kiếm những con chiên thổ dân. Các thuy thủ Tây Ban Nha nhanh chóng lập ra các nhà thờ và pháo đài, trong khi vẫn tìm kiếm vàng và các loại gia vị. Công giáo La mã được đưa vào và được đa số dân đi theo. Bắt đầu từl đây đảo Cebu ở Nam Philippines được chọn làm nơi định cư của người Tây Ban Nha. 7 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX Như vậy, tận dụng vào bối cảnh lịch sử đặc biệt của Philippines vào thế ky XVI không giống như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á: thứ nhất, nơi đây chưa hình thành nền văn minh rực rỡ như các nước khác trong khu vực do vậy thực dân Tây Ban Nha rất dễ thống trị và đồng hóa văn hóa, đặc biệt là sự tác động về tôn giáo. Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các khu vực không đồng đều, trước khi bị xâm lược vùng đất này chia làm ba nơi (chế độ công xã nguyên thủy tồn tại và thống lĩnh được gọi là vùng nội địa bị cô lập; Vùng thảo nguyên ven biển thì công xã nguyên thủy dần xụp đổ; vùng phía nam gồm các đảo như Luzon, Panay, Cebu,… bắt đầu hình thành xã hội có giai cấp). Với hai đặc điểm vừla nêu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc du nhập đạo Thiên Chúa giáo một cách dễ dàng vào Philippines và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo này đối với người dân tại đảo quốc này trên mọi lĩnh vực từl đời sống cá nhân cho tới xã hội. 1.2.2 Sự ảnh hưởng của Thiên chúa giáo đối với người dân Philippines Ở khu vực Đông Nam Á, quốc đảo Philippines và Đông Timor là hai nước có tín hữu Công giáo La Mã chiếm đa số, vì bị ảnh hưởng sâu sắc từl Phương Tây. Đặc biệt khi Tây Ban Nha và Hoa Kỳ xuất hiện và tiến hành quá trình thuộc địa hóa trên đất nước tên vị vua Tây Ban Nha Philip II, bắt đầu từl đây quần đảo Philippines trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn 350 năm và là thuộc địa của Hoa Kỳ trong gần 100 năm. Sau gần 500 năm tiếp cận với văn hóa Phương Tây, đặc biệt là đạo Thiên Chúa giáo, người dân nơi đây đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống tâm linh của mình. “Người Philippines rất nghiêm túc trong tín ngưỡng của họ. Và đó là nguồn sức mạnh cho họ trong những lúc khó khăn. Họ tin rằng sự dẫn dắt của thần thánh là nguồn gốc cho những thành công của họ. Bản tính mê tín làm cho họ không phân biệt nguồn gốc của những tín ngưỡng này. Điều quan trọng ở đây là một sức mạnh siêu nhiên, mạnh hơn bản thân họ, nó đang quay cái bánh xe số phận của cuộc đời họ và họ có thể trông chờ vào sự giúp đỡ của nó”.7 Sự nghiêm túc của người dân Philippines trong tín ngưỡng mới này thể hiện qua việc thực hiện các nghi lễ trong đạo Thiên Chúa giáo, phải kể tới các bí tích là: Rửa tội, 7 Trịnh Duy Hóa (dịch) (2003), Đôối thoại với các nêền văn hóa – Philippines, nxb Tr ẻ. 8 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX Thêm sức, Ban Thánh, Hôn phối, Sám hối. Ngoài các bí tích thì những nghi lễ hằng ngày cũng được tuân giữ một cách trân trọng bao gồm Thánh lễ hay những buổi lễ nhỏ, những buổi chầu, lễ rước, việc đọc kinh, hàng ngày trong gia đình, đọc kinh Đức Bà và cầu nguyện trước bữa ăn. Những nghi lễ đặc biệt được thực hiện trong những sự kiện tín ngưỡng nào đó, chẳng hạn như lễ visi- ta iglesia (nghĩa là viếng thăm nhà thờ) vào ngày Thứ Sáu Thiêng liêng, chúc phúc bằng lửa và củi trong ngày Thứ Sáu Tăm tối, Thánh lễ Vọng Giáng sinh, ăn kiêng trong suốt Mùa Chay (từl Thứ Tư lễ Tro đến Thứ Sáu Tuần Thánh), lễ dâng hoa cho Đức Mẹ Đồng Trinh trong tháng Năm… Về mặt lễ hội, những ngày lễ trọng theo lịch phụng vụ Công giáo, có lễ trở thành lễ hội lớn của cả nước, như là Holy Week (tuần thánh) – với ba ngày lễ quan trọng (Holy Thursday, Good Friday, Easter Vigil) để tưởng niệm Chúa Giêsu chết và phục sinh là ba ngày lễ lớn của Philippines. Tất cả các dịch vụ từl hàng quán nhỏ đến nhà hàng, từl học sinh, sinh viên đến giáo sư, tiến sĩ, từl công nhân công trình cho đến nhân viên văn phòng tất cả đều được nghỉ lễ vì đó là quốc lễ của Philippines. Trong những ngày lễ này các nhà thờ Thiên Chúa giáo tấp nập người người đến rồi đi để họ chuẩn bị tâm hồn mừlng lễ. Mọi người đi xưng tội, lập đàng thánh giá, đi đàng thánh giá, đọc kinh lần chuỗi Mân Côi. Ngoài ra người dân Philippines còn có những phong tục rất hay trong những ngày lễ này. Trong ngày lễ chiều thứ năm tuần thánh đến rạng sáng ngày thứ sáu tuần thánh người dân sẽ đi viếng 7 nhà thờ khác nhau và cũng sẽ bắt đầu đi bộ hành hương làm các hoạt động tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu từl tối thứ năm. Đến giờ Chúa phục sinh (Easter) tất cả mọi người cùng với gia đình kéo đến hân hoan, chờ đợi Cha xứ thực hiện nghi thức tưởng niệm. Biểu hiện của sự ảnh hưởng đạo Thiên Chúa giáo trên đất nước, con người Philippines trong chỉ thể hiện qua đời sống tâm linh, lễ hội mà còn qua cách sùng đạo mọi lúc mọi nơi, các tòa nhà ở Philippines và các trường đại học hay trong một số trung tâm mua sắm (gọi là mall) đều có nhà nguyện (chapel) để mọi người có thể tham dự thánh lễ một cách thường xuyên và có rất nhiều giờ lễ để có thể chọn lựa, có 3 giờ lễ trong một ngày: sáng, trưa và chiều tối. Giờ lễ rất linh động để người làm việc văn phòng lẫn công nhân hay sinh viên đều có thể tham dự mỗi ngày. 9 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX Từl những điểm trình bày vừla nêu trên ta nhận thấy Thiên Chúa giáo được du nhập và phát triển, tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người trên quốc gia có hơn 7000 hòn đảo lớn nhỏ này. 10 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX CHƯƠNG 2 MÂU THUẪN GIỮA ĐẠO THIÊN CHÚA VÀ ĐẠO HỒI TRONG THẾ KỶ XX 2.1 Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn Người moro tại miền Nam rất bất mãn với người theo Thiên Chúa giáo (là những người chiếm đa số trong đất nước Philippines, có những quyền lợi đặc cách mà người moro không có được như cho phép miền Nam tự trị hay không? Tách ra khỏi miền bắc? hay tiếp tục là thuộc địa của Mỹ khi cộng đồng miền bắc được độc lập hoàn toàn.) Do nhiều mâu thuẫn xảy ra nhiều nguyên nhân xung đột giữa đạo Thiên Chúa giáo và đạo Hồi như: Thứ nhất, trong thời gian hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1914 -1918 và 1939-1945) một làn sóng di dân khoảng 25.000 vạn người từl những nơi miền Bắc xuống các quần đảo ở miền Nam nhưng người di cư họ chiếm hết đất canh tác màu mỡ của người moro. Thứ hai, tình trạng lạc hậu về kinh tế - xã hội ở miền Nam và không được đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách an sinh xã hội như cộng đồng Thiên Chúa giáo ở miền BắcTóm lại, Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, kết hợp với mâu thuẫn về quyền lợi, đă ̣c biê ̣t là lợi ích kinh tế giữa những người Công giáo (tập trung chủ yếu tại khu vực miền Bắc – trung tâm cả nước, có nền kinh tế phát triển) và người dân theo đạo Hồi (sống chủ yếu tại khu vực miền Nam, vị trí hiểm trở, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn), đã làm nảy sinh nhiều xung đột khó giải quyết. Đây là nguyên nhân tạo những mâu thuẫn dẫn đến xung đột và tạo tiền đề cho khủng bố hình thành. 2.2 Biểu hiện của sự mâu thuẫn Các Muslim trong cô ̣ng đồng Islam ở miền Nam Philippines còn phản đối bằng viê ̣c không chịu thi hành chính sách thuế khóa của Mỹ và phản đối nền giáo dục phương Tây. Họ kiên quyết không cho con em của họ đến trường học phương Tây và ra sức chống phá bọn tay sai của Mỹ. Bởi vì sự cai trị trực tiếp của Mỹ đã đô ̣ng chạm đến quyền lực, uy tín và xúc phạm đến lòng tự tôn của những thủ lĩnh Islam. Họ sợ con em của họ khi tiếp xúc với nề giáo dục phương Tây sẽ dần xa rời lối sống truyền thống và coi thường văn hóa của tổ tiên. Đối với họ, những người am hiểu về tôn giáo và kinh Qu’ran mới xứng đáng được nể trọng để thế hê ̣ sau học tâ ̣p. 11 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX Trước sự đấu tranh vô cùng mạnh mẽ của những người Môrô trong cô ̣ng đồng Islam ở miền Nam Philippines, từl năm 1914 chính phủ Mỹ đã thay đổi chính sách của mình ở đây. Nếu như trước đây người giữ địa vị chủ chốt trong các cơ quan chính quyền ở philippin là người Mỹ thì bây giờ Mỹ đưa ra chính sách “Philippines hóa” bô ̣ máy chính quyền thuô ̣c địa. Đây là chính sách Mỹ đưa ra nhằm tăng cường số lượng tín đồ Thiên Chúa giáo tham gia vào các cơ quan chính quyền của Philippines. Không những thế, Mỹ còn nham hiểm hơn là dùng âm mưu là chuyển mũi nhọn tấn công của người Môrô từl phía mình đẩy sang phía những người theo Thiên Chúa giáo. Chính điều này đã khoét thêm mâu thuẫn vốn có giữa cô ̣ng đồng Islam và cô ̣ng đồng Thiên Chúa giáo ở Philippines. Chính phủ Mỹ còn khuyến khích người Philippines theo Thiên Chúa giáo ở miền Bắc và miền Trung di cư xuống phía Nam, nơi mà cô ̣ng đô ̣ng Islam coi đó là vùng đất thánh, miền đất thiêng liêng của họ. Cuô ̣c chiến đấu của cô ̣ng đồng Islam ở miền Nam vẫn tiếp tục cho đến khi chính quyền Mỹ trao trả đô ̣c lâ ̣p hoàn toàn cho Phiplippin vào năm 1946. Tuy nhiên, ngay sau khi giành được đô ̣c lâ ̣p năm 1946, nước cô ̣ng hòa Philippines non trẻ đã phải đương đầu với vấn đề mâu thuẫn giữa cô ̣ng đồng Islam với cô ̣ng đồng Thiên Chúa giáo ở miền Nam khu vực đảo Mindanao, Sulu,…Từl năm 1957, chính phủ Philippines đã chủ chương hợp nhất các quyền lợi đối với cô ̣ng đồng Islam ở miền Nam , nhưng trên thực tế họ rất ít được quan tâm và ít được lãnh đạo nhà nước tin tưởng. Họ dù địa vị công tác nào cũng luôn bị đă ̣t dưới sự lãnh đạo của người Thiên Chúa giáo. Sự phân biê ̣t đối xử bất bình đẳng khiến cho người Môrô bị tổn thưởng, từl đó họ muốn thành lâ ̣p nhà nước tự trị, họ công khai nói về mình như mô ̣t dân tô ̣c Môrô (Bangsa Môrô) đối lâ ̣p với dân tô ̣c Philippin (Bangsa Philippines). Từl sau sự kiê ̣n Corregido (tháng 3/1968) thì phong trào đấu tranh của người Môrô lên cao dẫn đến sự thành lâ ̣p Phong trào Hồi giáo đô ̣c lâ ̣p (MIM) và từl đó họ muốn lựa chọn con đường ly khai, đấu tranh để đạt được nền đô ̣c lâ ̣p cho cô ̣ng đồng mình. Vào những năm gần đây Chính phủ Philippines đã thực hiê ̣n những giải pháp để giải quyết vấn đề Hồi giáo của đất nước mình mô ̣t cách có hiê ̣u quả như đẩy mạnh phát triển kinh tế, cải thiê ̣n đời sống vâ ̣t chất lẫn tinh thần cho các tín đô ̣ đạo Islam, thu hút họ tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa của đất 12 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX nước. Trong lĩnh vực đời sống tâm linh, mô ̣t mă ̣t tôn trọng những nghi lễ, tâ ̣p tục, các lễ hô ̣i truyền thống của đạo Islam, đồng thời Chính phủ Philippines còn giúp những tín tồ đạo Islam duy trì và phát triển những giá trị văn hóa tốt đẹp của họ. Trong hai thập niên 1960 và 1970 những tổ chức Hồi giáo tại miền Nam sau thời gian êm ả đã bộc phát một cách qui mô lớn, các nơi trở thành chiến trường đẫm máu là tỉnh Kotobato trên quần đảo Mindanao. Mâu thuẫn chủ yếu giữa người theo đạo Thiên Chúa giáo và đạo Hồi dẫn đến những cuộc đụng độ đẫm máu. Sự chênh lê ̣ch trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tô ̣c Islam với các dân tô ̣c theo Thiên Chúa giáo ở Philippines càng đào sâu thêm hố ngăn cách giữa hai cô ̣ng đồng dân cư này. 2.3 Chính sách của chính phủ trong việc giải quyết mâu thuẫn Giới cầm quyền Philippines họ thiên vị về phía những người theo Thiên Chúa trong khoảng một thời gian dài bằng những chính sách có lợi cho người dân theo đạo này, không mấy quan tâm đến những người theo Hồi giáo. Tuy nhiên, năm 1996, philippines thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng-kinh tế-xã hội tại vùng Mindanao nhưng chính sách đó không mang lại kết quả vì sự tham nhũng của chính quyền địa phương, tạo ra làn sóng bất bình của người Hồi giáo tại đây. Cũng chính vì điều đó đã làm cho nhiều người gia nhập MILF và đe dọa trực tiếp đến đất nước mang tên vị vua Philip II. 13 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX Kết luận Qua những nhận định trên, các cư dân của Islam ở miền Nam Philippines họ không chỉ liên kết với nhau về tôn giáo mà còn hiện lên dấu ấn của một cộng động xã hội và chính trị. Các Muslim ở miền Nam Philippines với tên gọi Môrô do chính những kẻ thực dân Tây Ban Nha đă ̣t cho từl những ngày đầu đă ̣t chân xâm chiếm lãnh thổ này với ý nghĩa không mấy tốt đẹp lại chính là lực lượng vững mạnh nhất trong cuô ̣c đấu tranh chống lại kẻ thù đang khao khát thôn tính quần đảo này thành thuô ̣c địa và hơn hết là muốn cải đạo cho những tín đồ Islam nơi đây. Và khi đế quốc Mỹ xâm chiếm Philippines, các Muslim ở miền Nam cũng đã chống trả mô ̣t cách quyết liê ̣t, bất chấp mọi thủ đoạn, âm mưu của kẻ thù tính toán đến đây cũng không thể khuất phục được ý chí của người Môrô. Chính tình yêu quê hương, đất nước, sự nhiê ̣t thành với tôn giáo mới giúp họ có được sức mạnh vĩ đại và chỉ ra con đường đấu tranh để chống lại kẻ thù. Chính vì thế đẩy tình trạng mâu thuẫn giữa đạo Hồi và Thiên Chúa giáo ngày càng trầm trọng. Chính đức tin ở mô ̣t tôn giáo mới đã ăn sâu trong tiềm thức của họ đã nạp cho họ thêm những năng lượng mới để đấu tranh đến cùng và chính điều này đã giúp họ tiếp tục đấu tranh sau thời kỳ chống thực dân Tây Ban Nha và đế quốc Mỹ để bảo vê ̣ đạo Islam, bản sắc văn hóa và những quyền lợi của chính bản thân mình đối với Chính phủ Philippines trong những giai đoạn về sau. Do thực dân Tây Ban Nha thống trị gần 300 năm nên cư dân Philippines đa số điều theo đạo Thiên chúa, Islam chiếm rất ít trong số đó. Hòa bình lập lại trên đất nước mang tên một vị vua nhưng quá trình xung đột sắc tộc, tôn giáo vẫn diễn ra trên đất nước họ mà đến tận bây giờ vẫn chưa tìm hướng khắc phục thích hợp gây ra mối đe dọa lớn không những cho đất nước Philippin nói riêng mà cả khu vực Đông Nam Á nói chung đứng trước nguy cơ khủng bố của tổ chức IS. 14 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX Tài liệu tham khảo 1. D.G.E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam A, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nô ̣i. 2. Lương Ninh (Chủ biên – 2005), Lịch sử Đông Nam A, NXB Giáo dục. 3. Huỳnh Văn Tòng (1993), Lịch sử Philippines. 4. Phan Huy Xu – Mai Phú Thanh(2001), Địa lý Đông Nam A ( Những vấn đề về kinh tế - xã hội ), NXB Giáo dục. 5. Phan Ngọc Liên ( 1997 ), Lược sử Đông Nam A, NXB Giáo Dục. 6. Lương Ninh (2005), Lịch sử Đông Nam A, NXB Giáo dục. 15 Tiểu luận - Nguyễn Huỳnh Thế Tín - Quá trình mâu thuẫn giữa đạo Hồi và đạo Thiên Chúa ở philippines trong thế kỷ XX Phụ Lục ( Một nhà thờ tại đất nước Philippines Nguồn: https://www.duhoctienganh.com/wpcontent/uploads/muslims-ramadan.jpg ) ( Những người theo đạo Hồi tại Philippines Nguồn: https://www.duhoctienganh.com/wp-content/uploads/muslims-ramadan.jpg) 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan