Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguồn vốn oda với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh ninh bình...

Tài liệu Nguồn vốn oda với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh ninh bình

.PDF
128
104
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ MINH HÒA NGUỒN VỐN ODA VỚI VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ MINH HÒA NGUỒN VỐN ODA VỚI VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI Hà Nội - 2012 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ iii PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 7 1.1. Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 7 1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc ODA 7 1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA 11 1.1.3. Phân loại nguồn vốn ODA 13 1.2. Một số vấn đề chung về xóa đói giảm nghèo 19 1.2.1. Khái niệm về đói nghèo 19 1.2.2. Phương pháp tiếp cận đói nghèo 22 1.2.3. Phương pháp đánh giá nghèo đói hiện nay 27 1.2.4. Các thước đo xác định mức độ nghèo 28 1.3. Vai trò của nguồn vốn ODA với xóa đói giảm nghèo 33 1.3.1. Tạo công ăn việc làm 34 1.3.2. Tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người nghèo 34 1.3.3. Giúp người nghèo khắc phục các tệ nạn xã hội 35 1.3.4. Phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, cấp nước sinh hoạt 35 1.3.5. Phát triển giáo dục, y tế 36 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về việc sử dụng vốn ODA trong xóa đói giảm nghèo 37 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương 37 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Ninh Bình 46 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA NGUỒN VỐN ODA VỚI VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 49 2.1. Thực trạng đói nghèo và tình hình thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh Ninh Bình 49 2.1.1. Thực trạng nghèo ở tỉnh Ninh Bình 49 2.1.2. Nguồn vốn ODA ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000 - 2010 68 2.2. Vai trò của các chương trình, dự án ODA đến công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình 81 2.2.1. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ công 81 2.2.2. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo trên diện rộng 83 2.2.3. Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người nghèo 85 2.2.4. Hỗ trợ phát triển nền giáo dục công bằng và chất lượng cho người nghèo 85 2.2.5. Giúp cải thiện mạng lưới an sinh xã hội 86 2.3. Đánh giá chung về nguồn vốn ODA với xoá đói giảm nghèo và bài học rút ra ở tỉnh Ninh Bình 88 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được 88 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế 91 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 92 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ODA TRONG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NINH BÌNH 95 3.1. Những cơ hội, thách thức và mục tiêu giảm nghèo đến năm 2020 ở tỉnh Ninh Bình 95 3.1.1. Những cơ hội, thách thức đặt ra cho công cuộc giảm nghèo 95 3.1.2. Quan điểm điểm, mục tiêu của tỉnh Ninh Bình về giảm nghèo giai đoạn 2010 – 2020 97 3.2. Các giải pháp vai trò của nguồn vốn ODA với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình 99 3.2.1. Xây dựng chiến lược, chương trình mục tiêu cho công tác giảm nghèo 100 3.2.2. Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho tỉnh Ninh Bình 101 3.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ODA 101 3.2.4. Tăng cường các mối quan hệ phi nhà nước 102 3.2.5. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án ODA 102 3.2.6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về ODA 103 3.2.7. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý ODA 104 3.2.8. Hài hòa thủ tục và tăng cường mối quan hệ giữa nhà tài trợ và phía tiếp nhận (tỉnh Ninh Bình) 105 3.2.9. Tăng cường, mở rộng sự tham gia của người nghèo vào các chương trình, dự án 107 3.2.10. Sử dụng vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ tăng trưởng và giảm nghèo 108 3.2.11. Tập trung vốn ODA hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực phục vụ tăng trưởng và giảm nghèo 109 3.2.12. Đầu tư phát triển mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo và các đối tượng yếu thế 110 3.2.13 Xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo 111 KẾT LUẬN 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt 1 ADB 2 AFD Tiếng Anh Asian Development Bank L’Agence Française de Développement Tiếng Việt Ngân hàng Phát triển Châu Á Cơ quan Phát triển Pháp CNH- Công nghiệp hóa-hiện đại HĐH hóa 4 CNXH Chủ nghĩa xã hội 5 DAC 6 DANIDA 7 IDA 8 IFAD 9 JIBIC 10 JICA 11 KHKT Khoa học kỹ thuật 12 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 13 NGOs 3 Development Assistance Committee Ủy ban Hỗ trợ Phát triển Danish International Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Development Agency Quốc tế Đan Mạch International Development Hiệp hội Phát triển Quốc Association tế International Fund for Quỹ Nông nghiệp Quốc Agriculture Development tế Japan Bank for International Ngân hàng Hợp tác Quốc Cooperation tế Nhật Bản The Japan International Tổ chức Hợp tác Quốc tế Cooperation Agency Nhật Bản Non-Governmental i Tổ chức phi chính phủ Organizations 14 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ Phát triển Chính thức/ Viện trợ Phát triển Chính thức Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát Cooperation and Development triển Kinh tế Overseas Economic Quỹ Hợp tác kinh tế Hải Cooperation Fund (Japan) ngoại Nhật Bản 15 OECD 16 OECF 17 QLDA Quản lý dự án 18 UBND Ủy ban Nhân dân 19 UNFPA 20 UNICEF 21 XĐGN 22 WB United Nations Population Quỹ Dân số Liện Hợp Fund Quốc United Nations International Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Children’s Emergency Fund Quốc Xóa đói giảm nghèo World Bank ii Ngân hàng Thế giới DANH MỤC BẢNG STT SỐ HIỆU NỘI DUNG Trang 1 Bảng 1.1 Chuẩn mực đánh giá đói nghèo qua các giai đoạn 24 2 Bảng 1.2 Chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các năm 27 3 Bảng 2.1 Tình hình diện tích đất đai, dân số tỉnh Ninh Bình phân theo các đơn vị hành chính năm 2009 51 + 52 4 Bảng 2.2 Số liệu hộ nghèo tỉnh Ninh Bình năm 2006 57 5 Bảng 2.3 Kết quả giảm nghèo toàn tỉnh năm 2009 58 + 59 6 Bảng 2.4 Kết quả giảm nghèo từ năm 2007 - 2009 tại 23 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao 60 + 61 7 Bảng 2.5 Kết quả giảm nghèo toàn tỉnh năm 2008 – 2010 62 8 Bảng 2.6 Khảo sát các nguyên nhân nghèo của các hộ nghèo trong tỉnh Ninh Bình năm 2006 66 + 67 9 Bảng 2.7 Một số nhà tài trợ tiêu biểu và mục tiêu ưu tiên tài trợ 71 iii 10 Bảng 2.8 Một số dự án sử dụng nguồn vốn ODA trong ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1993-2003 74-77 11 Bảng 2.9 Một số dự án sử dụng nguồn vốn ODA trong ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2011 79 + 80 DANH MỤC HÌNH VẼ STT SỐ HIỆU NỘI DUNG Trang 1 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình 49 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mặc dù đã bước ra khỏi hàng ngũ các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng Việt Nam vẫn mang đặc điểm điển hình của một nước đang phát triển, nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Ngay từ khi giải phóng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được thực trạng đói nghèo và những tác động của nó đến quá trình phát triển, chính vì vậy đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc trợ giúp người dân thoát khỏi đói nghèo và coi đó là một nhiệm vụ quan trọng để ổn định và phát triển đất nước. Sau 26 năm thực hiện Đường lối đổi mới, 21 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 12,3% năm 2009 và 10,7% vào năm 2010 [24]. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo hiện nay vẫn còn ở mức cao, theo số liệu thống kê năm 2011 thì tỷ lệ nghèo tại Việt Nam là 12% (tính theo chuẩn nghèo mới). Trong khi đó, những người thu nhập thấp và người thất nghiệp không có thu nhập trong xã hội lại càng gặp khó khăn trong điều kiện lạm phát cao tới hai con số những năm gần đây. Nhìn chung, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong việc điều hành các chính sách để đảm bảo an sinh xã hội. Những biến động về kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tình hình lạm phát cao đang tạo thêm gánh nặng đối với người nghèo. Để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững và thực hiện có hiệu quả chính sách xoá đói giảm nghèo, tỉnh Ninh Bình cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước những năm qua đã xây dựng các chiến lược phát -1- triển, huy động các nguồn lực phục vụ cho tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Trong các nguồn lực có thể huy động cho công cuộc xoá đói giảm nghèo thì các nguồn lực trong nước giữ vai trò quyết định. Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có vai trò quan trọng là chất xúc tác thúc đẩy công tác xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, công tác xóa đói giảm nghèo vẫn chưa đạt kết quả cao, một số hộ thoát đói nghèo nhưng chưa vững chắc, số xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao còn nhiều. Vậy những khó khăn, thách thức nào đang đặt ra cho công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình? Nguồn vốn ODA được huy động thời gian qua đã có những đóng góp gì cho sự phát triển của tỉnh Ninh Bình? Còn những tồn tại nào trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình? Qua đó tỉnh Ninh Bình có thể để lại bài học, kinh nghiệm gì cho các địa phương khác học tập cũng như tỉnh Ninh Bình cần phải làm gì để có thể tăng cường sử dụng nguồn vốn này trong công tác xoá đói giảm nghèo? Đây chính là những câu hỏi cần có lời giải. Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây, đề tài “Nguồn vốn ODA với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình” được tác giả lựa chọn nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp. Đây là đề tài mang tính thực tiễn cao và có đóng góp lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến vấn đề nguồn vốn ODA hoặc khai thác khía cạnh ODA nói chung có một số sách và khá nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố và có giá trị thực tiễn cao như: - Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính -2- phủ. Quy chế ban hành các quy định chung; trình tự các bước từ giai đoạn vận động đến ký kết điều ước quốc tế; theo dõi đánh giá chương trình, dự án và quản lý nhà nước về ODA. Quy chế này đã thể hiện nhiều quan điểm mới trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Sau bốn lần ban hành, Quy chế này được coi là phù hợp và dễ đưa vào ứng dụng nhất. Nhưng quy chế mới chỉ là văn bản khung hướng dẫn việc quản lý và sử dụng ODA. - Cuốn “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA: Những hiểu biết căn bản và thực tiễn ở Việt Nam” - Hà Thị Ngọc Oanh - NXB Giáo Dục, 1998, 98 tr. Trong đó, tác giả đã trình bày lịch sử hình thành, khái niệm, phân loại, tác dụng của ODA; tình hình cung cấp và tiếp nhận ODA trên thế giới; tình hình huy động, tiếp nhận vốn và nguồn huy động ở Việt Nam; những khó khăn và thuận lợi trong huy động, tiếp nhận ODA ở Việt Nam. - Cuốn “Quy định pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA” - NXB Chính trị Quốc gia, 2003, 325tr. thì bao gồm các văn bản qui định về việc miễn thu lệ phí trước bạ, về thuế giá trị gia tăng, về quản lý hạch toán vốn hoàn thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn kế toán tiếp nhận và sử dụng viện trợ… cho các dự án ODA không hoàn lại. Ngoài ra còn một vài luận văn ở trường ĐHKT - ĐHQG đã nghiên cứu về nguồn vốn ODA đối với một số ngành cụ thể như: - “Thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức: Trường hợp ngành đường sắt Việt Nam” của Bùi Thanh Hương - Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), luận văn đã tổng hợp và phân tích chính sách thu hút ODA ở Việt Nam nói chung và ngành đường sắt nói riêng, làm rõ thực trạng việc thu hút, quản lý, sử dụng ODA trong ngành đường sắt Việt Nam trong thời gian từ 1995 - 2008. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra được những giải pháp khả thi để thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa vốn ODA trong ngành đường sắt Việt Nam trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. -3- - “ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong ngành Lâm nghiệp (nghiên cứu trường hợp 4 tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Gia Lai, Phú Yên) giai đoạn 2001 - 2005” của Nguyễn Ngọc Hải – Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), luận văn đã nêu bật những thành công và hạn chế trong sử dụng ODA của ADB tại dự án vay đầu tiên của ngành Lâm nghiệp, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế và rút ra kinh nghiệm cho các dự án vay ODA từ ADB trong Lâm nghiệp sau này. Mặc dù đã có rất nhiều đầu sách và công trình nghiên cứu khác nhau đề cập tới vấn đề ODA như trên, nhưng ODA trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thì chưa nhiều. Hiện nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về nguồn vốn ODA với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị, chưa có bài viết nào hệ thống hóa được toàn bộ các tác động của nguồn vốn này trong xóa đói giảm nghèo ở tỉnh giai đoạn 2000 2010. Vì vậy, có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối đầy đủ và cập nhập về ODA đối với công tác xoá đói giảm nghèo của một tỉnh cụ thể, đó là tỉnh Ninh Bình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Luận văn đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA và vai trò của nó đến vấn đề xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất những quan điểm, định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của nguồn vốn ODA trong việc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu -4- - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến nguồn vốn ODA và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình. - Phân tích vai trò của nguồn vốn ODA với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình, rút ra những thành tựu, hạn chế của tỉnh Ninh Bình trong việc sử dụng nguồn vốn ODA đối với vấn đề xoá đói giảm nghèo. - Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nguồn vốn ODA trong công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của nguồn vốn ODA trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình. * Phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu về vai trò của nguồn vốn ODA với vấn đề xóa đói giảm nghèo, tập trung vào các lĩnh vực hỗ trợ phát triển nông nghiệp, giáo dục công bằng và chất lượng cho người nghèo, tạo công ăn việc làm, cải thiện mạng lưới an sinh xã hội… Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu vào lĩnh vực xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000 - 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp điều tra khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp để giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài. Các phương pháp đó được kết hợp chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở các quan điểm, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách -5- sử dụng nguồn vốn ODA của Đảng và Nhà nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng. Nguồn tư liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu chủ yếu được lấy từ các báo cáo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình, Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình, Niên giám thống kê, các bài báo, tạp chí và thông tin từ mạng Internet… 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về ODA nói chung và xoá đói giảm nghèo. - Phân tích được vai trò của nguồn vốn ODA đối với xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000 - 2010. - Chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nguồn vốn ODA trong công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về nguồn vốn ODA và xóa đói giảm nghèo. Chương 2: Thực trạng của nguồn vốn ODA với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000 - 2010. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao vai trò của nguồn vốn ODA trong công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. -6- CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc ODA Như chúng ta biết ngoài các nguồn lực trong nước giữ vai trò quyết định, thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có vai trò quan trọng là chất xúc tác đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và thúc đẩy công tác xoá đói giảm nghèo nói riêng ở nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên, thực trạng huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở nước ta còn nhiều tồn tại, bất cập, hiệu quả chưa cao. Vì vậy để vận dụng nguồn ODA có hiệu quả hơn nữa, chúng ta cần nghiên cứu kỹ khái niệm và hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển của nó. ODA là một bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt của nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế; được hình thành và ra đời từ những năm sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai khi các nước công nghiệp phát triển đã thoả thuận về sự giúp đỡ dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi cho các nước đang phát triển. Ngày 14/02/1960, tại Pari các nước đã ký thoả thuận thành lập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( Organisation for Economic Cooperation and Development - OECD). Tổ chức này bao gồm 20 nước thành viên, ban đầu đã đóng góp phần quan trọng nhất trong việc cung cấp ODA song phương và đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác và phát triển, các nước OECD đã lập ra các Uỷ ban chuyên môn, trong đó có Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (Development Assistance Committee - DAC), nhằm giúp các nước -7- đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Tham gia Ủy ban này hiện nay có 23 nước gồm: Ai-len, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha, Lucxembua, Newzealand, Anh, Mỹ …và ngoài ra còn có thêm Ủy ban các cộng đồng Châu Âu (European Commission – EC). Các nước thành viên của nhóm DAC thông báo cho Ủy ban khoản đóng góp cho các chương trình phát triển và trao đổi với nhau về những vấn đề liên quan đến chính sách viện trợ phát triển. Năm 1996, DAC cho ra đời bản báo cáo: “Kiến tạo thế kỷ XXI Vai trò của hợp tác và phát triển”. Báo cáo này đã đề cập tới một vai trò khác của viện trợ ngoài vai trò cung cấp vốn, đó là viện trợ phát triển phải chú trọng vào việc hỗ trợ cho các nước tiếp nhận có được thể chế và những chính sách phù hợp chứ không phải chỉ cung cấp vốn. Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức được gọi tắt là ODA bắt nguồn từ cụm từ tiếng Anh - Oficial Development Assistance. Cho đến nay chưa có định nghĩa hoàn chỉnh về ODA. Mỗi chính phủ, mỗi tổ chức có thể đưa ra khái niệm về ODA theo cách riêng của mình. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các định nghĩa này thường không nhiều và khá sát thực tiễn: Theo Ủy ban Viện trợ Phát triển (DAC): ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay được ưu đãi, được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển, được các cơ quan chính thức của các chính phủ trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, một địa phương, một ngành - được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ, thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hỗ trợ vốn ký kết. Hiệp định quốc tế hỗ trợ này được chi phối bởi công pháp quốc tế. -8- Ủy ban Viện trợ Phát triển đưa ra khái niệm về ODA dưới góc độ của nhà tài trợ cho các nước đang và kém phát triển nhằm giúp các nước này phát triển kinh tế - xã hội thông qua các Hiệp định quốc tế. Tuy nhiên, khái niệm này của Ủy ban Viện trợ Phát triển quá chú trọng đến nguồn tài trợ song phương, phù hợp với thực tế là Ủy ban này là cơ quan chủ trì về viện trợ song phương của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Còn theo Ngân hàng Thế giới (WB): ODA là một bộ phận của Quỹ Hỗ trợ Phát triển trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại phải chiếm ít nhất 25 % trong tổng số viện trợ. Ngân hàng Thế giới đưa ra khái niệm về ODA bao gồm cả viện trợ song phương và đa phương, tuy nhiên khái niệm này nhấn mạnh đến khía cạnh tài chính của ODA (ODA là tập hợp con của Quỹ Hỗ trợ Phát triển Chính thức) mà không đề cập đến mục tiêu của ODA. Theo định nghĩa của Nhật Bản: Một loại viện trợ muốn là ODA phải có đủ ba yếu tố: - Do chính phủ hoặc cơ quan thực hiện của chính phủ cấp; - Có mục đích góp phần phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nước nhận viện trợ; - Tính ưu đãi phải trên 25%. Trong đó tính ưu đãi là một chỉ số tổng hợp từ ba yếu tố: lãi suất, thời hạn trả nợ hoặc không trả lãi (còn gọi là thời gian ân hạn) trong tương quan so sánh với các yếu tố tương quan của Ngân hàng Thương mại. Nhật Bản đã đưa ra được khái niệm về ODA đầy đủ hơn so với khái niệm về ODA của Ủy ban Viện trợ Phát triển và Ngân hàng Thế giới ở điểm đã xác định được rõ tính ưu đãi mà một khoản vay phải đạt được để có thể -9- được coi là ODA. Nhưng cũng như Ủy ban Viện trợ Phát triển, Nhật Bản đưa ra khái niệm chú trọng đến ODA song phương, chưa đề cập đến ODA đa phương. Theo quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ thì Hỗ trợ phát triển chính thức được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ bao gồm: - ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho các nhà tài trợ. - ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi) là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc; - ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. Như vậy, Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đúng như tên gọi của nó là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cấp hoặc hỗ trợ cho các nước đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này. Mặc dù trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng nói chung những quan điểm ấy đều có chung một bản chất: Hỗ trợ Phát triển - 10 - Chính thức (ODA) là hoạt động viện trợ đầu tư của một chính phủ hay một tổ chức Liên chính phủ cho chính phủ một nước khác giúp chính phủ nước đó giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA Như đã nêu trong p h ầ n khái niệm, ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi. Do vậy, ODA có những đặc điểm chủ yếu sau: 1.1.2.1. Tính ưu đãi của nguồn vốn ODA Tính ưu đãi của vốn ODA được thể hiện như sau: - Thời gian cho vay khá dài (thường từ 25 – 40 năm), thời gian ân hạn từ 8 đến 10 năm. - Khối lượng vốn vay lớn với lãi suất ưu đãi (từ 0 – 3% năm). Do vậy, với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển, ODA ưu đãi hơn bất cứ một nguồn tài trợ nào khác. - Thông thường, ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần này không dưới 25% tổng số vốn ODA được tài trợ. Đây chính là đặc điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Thành tố cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại. Sự ưu đãi ở đây là so sánh với tập quán thương mại quốc tế. - Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, và vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là: + Thứ nhất, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp. Nước có GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ - 11 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan