Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( oda ) trong các dự án cấp thoát nước tạ...

Tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( oda ) trong các dự án cấp thoát nước tại việt nam

.PDF
87
217
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------ PHẠM KHÁNH VÂN NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TRONG CÁC DỰ ÁN CẤP THOÁT NƢỚC TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI Hà Nội – 2009 1 MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT……………………………………………………. i DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………….ii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)............... 7 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về ODA ...................................................... 7 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm .................................................................. 7 1.1.2. Phân loại ODA ............................................................................. 9 1.1.3. Vai trò của ODA ......................................................................... 11 1.1.4. Xu hướng và triển vọng của nguồn vốn ODA trong những năm tới ..................................................................................................................... 19 1.2. Một số vấn đề cơ bản về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ............... 21 1.2.1. Sự cần thiết khách quan của việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ............................................................................................................. 22 1.2.2. Quản lý nhà nước về ODA và quan điểm về sử dụng nguồn vốn ODA ............................................................................................................. 23 1.2.3 Hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. .................................................................................. 25 1.3. Kinh nghiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ............................................................... 30 1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước ...................................................... 30 1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ......................................... 33 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA TRONG CÁC DỰ ÁN CẤP THOÁT NƢỚC TẠI VIỆT NAM .............................. 35 2.1. Tổng quan về ODA trong các dự án cấp thoát nước .............................. 35 2.1.1. Đặc điểm của ODA trong các dự án cấp thoát nước .................... 37 2.1.3. Đóng góp của ODA trong các dự án cấp thoát nước ................... 39 2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam trong các dự án cấp thoát nước từ 1993 đến nay .......................................................................... 45 2.2.1. Phân cấp quản lý và sử dụng ODA trong các dự án cấp, thoát nước từ 1993 đến nay ................................................................................... 45 2.2.2 Hoạch định dự án......................................................................... 48 2.2.3 Tổ chức thực hiện nguồn vốn ODA .............................................. 51 2.2.4 Giám sát sử dụng nguồn vốn ODA ............................................... 55 2.2.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay ............................................. 56 2.3. Đánh giá chung về quản lý và sử dụng ODA trong các dự án cấp thoát nước ............................................................................................................. 58 2.3.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 58 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ...................................... 59 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA NGUỒN VỐN ODA TRONG CÁC DỰ ÁN CẤP THOÁT NƢỚC TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 ................................. 64 3.1. Cơ hội, thách thức của ODA trong các dự án cấp, thoát nước ................ 64 3.1.1. Cơ hội, thách thức của ODA trong các dự án cấp, thoát nước .... 64 3.1.2. Cơ hội, thách thức của ODA trong các dự án thoát nước............ 65 3.2. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA trong các dự án cấp thoát nước ..................................................................... 65 3.2.1. Định hướng phát triển hệ thống cấp thoát nước tại Việt Nam ..... 65 3.2.2. Các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA……70 KẾT LUẬN ................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 78 CÁC GHI CHÚ TRÍCH DẪN ................................................................... 81 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh 1 ADB Asian Development Bank 2 DAC Development Assistance Committee 3 4 DAD FDI IMF NGO database phát triển Foreign direct International Monetary Non-governmental organization 7 ODA Official development assistance 8 OECD Organisation for Economic Co-operation and Development 9 10 UNDP WB Ủy ban hỗ trợ phát triển Cơ sở dữ liệu về Viện trợ Fund 6 Ngân hàng Phát triển châu Á Development assistance investment 5 Tiếng Việt Đầu tư trực tiếp nước ngoài Quỹ tiền tệ quốc tế Tổ chức phi chính phủ Hỗ trợ phát triển chính thức Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế United Nation Chương trình Phát triển Liên Development Program hơp quốc World Bank Ngân hàng Thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang bảng Bảng 1.1 Vốn cam kết dành cho Việt Nam 19 Bảng 2.1 Vốn đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước qua các 43 thời kỳ Bảng 2.2 Các dự án cấp thoát nước quan trọng từ ODA 54 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, hệ thống cấp, thoát nước của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Hầu hết các thành phố, thị xã đã có các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng hệ thống cấp thoát nước. Mức độ đô thị hóa của Việt Nam là 27,5% tương ứng với tốc độ tăng dân số đô thị khoảng 2,9% năm so với tốc độ tăng dân số nói chung là 1,1% [1]. Như vậy ước tính mỗi năm có thêm khoảng một triệu cư dân đô thị, điều này tạo ra một loạt các thách thức, trong đó có thách thức về cấp thoát nước, đặc biệt hơn hiện nay Việt Nam vẫn bị đánh giá là có hệ thống cấp thoát nước chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Trong khi đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân của các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển luôn cố gắng triệt để tận dụng nguồn vốn này làm nguồn lực bổ sung cho quá trình phát triển. Vì vậy, Việt Nam cũng đang thực hiện các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn vốn ODA, đưa nguồn vốn này trở thành nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển lĩnh vực cấp thoát nước. Hiện tại, Việt Nam cũng đã triển khai vận động ODA của nhiều nước, nhiều tổ chức vào lĩnh vực cấp nước đô thị. Tỷ trọng ODA đầu tư vào lĩnh vực cấp, thoát nước trên tổng mức đầu tư cho phát triển ngành xây dựng chiếm khoảng 70% tính trong vòng 10 năm qua. Ngoài ra, đến nay các dự án cấp thoát nước cũng đang tiếp tục được triển khai vì đây là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn và khó thu hồi vốn trực tiếp từ đối tượng được thụ hưởng. Tuy nhiên, trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA thì hầu hết các dự án về phát triển hệ thống cấp thoát nước đều chậm tiến độ đề ra so với Hiệp định ký kết. Việc chậm trễ dự án không chỉ dẫn tới việc kém hiệu quả về xã hội, làm người dân chậm được hưởng lợi, mà còn dẫn tới giảm hiệu quả về tính ưu đãi nói riêng, về mặt kinh tế nói chung, cụ thể không đảm bảo kế hoạch thu hồi vốn và trả nợ, bị ảnh hưởng do sự trượt giá của đồng vốn vay. Nhiều nhà tài trợ đã phản ánh việc chậm tiến độ dự án làm ảnh hưởng tới chương trình, kế hoạch đầu tư cho vay vốn hàng năm. Có thể kể đến những vấn đề tồn tại của các dự án ODA trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật như: quá trình chuẩn bị, hoạt động đấu thầu mua sắm; thẩm định và phê duyệt dự án; giải phóng mặt bằng; những quy định về đấu thầu; định mức thuê tư vấn… . Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn hỗ trọ phát triển chính thức (ODA) trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam thời gian qua là cần thiết để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong những năm tới, đóng góp vào sự phát triển kinh triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn coi trọng việc thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển và ngày càng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này của các học giả trong và ngoài nước. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với những cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, lĩnh vực cấp thoát nước là lĩnh vực chuyên ngành do Bộ Xây dựng quản lý. Các dự án trong lĩnh vực này xuất phát từ nhu cầu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo vùng và địa phương, lại có đặc thù riêng của các dự án đầu tư xây dựng, do vậy nó vừa tuân thủ Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, lại vừa phải tuân thủ Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Hiện đã có những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vốn ODA nói chung và vốn vay ODA nói riêng ở Việt Nam. Có thể kể đến một số công trình, đề tài liên quan trong nước như: - Đề tài: “Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam” (2000), luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hải Yến, học viên khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Đề tài: “Tài trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho Việt Nam (2002), luận văn thạc sĩ của Phùng Tuệ Phương, học viên khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Đề tài: “Giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức - thực trạng và giải pháp” (2005), luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Hương, học viên Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Đề tài: “Một số giải pháp quản lý, sử dụng vốn vay ODA ở Việt Nam” (2006), luận văn thạc sĩ của Nguyền Đình Hoan, học viên khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Đề tài: “Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam của các tổ chức đa phương (UNDP, UNICEF, UNFPA) (2007), luận văn thạc sĩ của Lê Hải Hà, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu có giá trị. Tuy nhiên, hầu hết chưa có bài viết, công trình nào đề cập sâu, có hệ thống về đề tài “Nguồn vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam”. Do vậy, việc triển khai thực hiện đề tài này là hoàn toàn mới mẻ, trình bày một cách có hệ thống, toàn diện, cập nhật những vấn đề liên quan đến nguồn vốn ODA trong lĩnh vực cấp thoát nước tại Việt Nam. Có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên trong số các luận văn cao học tại trường Đại học Kinh tế về nguồn vốn ODA trên cơ sở kế thừa và chọn lọc kết quả những công trình nghiên cứu của Bộ Xây dựng để tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ODA trong lĩnh vực này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng của nguồn vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam đến năm 2015. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và ODA trong lĩnh vực cấp thoát nước. - Nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực cấp thoát nước thời gian qua. - Đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đề tài tập trung nghiên cứu việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam đến năm 2015. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu việc quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong các dự án cấp thoát nước từ năm 1993 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản của kinh tế là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số các phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, … Các phương pháp này được sử dụng kết hợp chặt chẽ với nhau trong các phần của đề tài. 6. Những đóng góp mới của luận văn: - Khái quát hóa một số vấn đề lý luận về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam. - Đưa ra những kiến nghị cụ thể và có hệ thống về giải pháp nâng cao hiệu quả của việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam tới năm 2015. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương chính sau: + Chương 1: Một số vấn đề chung về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) + Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng ODA trong các dự án cấp, thoát nước tại Việt Nam + Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam đến năm 2015 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về ODA 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm Hỗ trợ phát triển chính thức hay viện trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được bắt nguồn từ cụm từ tiếng Anh - Official Development Assistance. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về ODA. - Theo Ủy ban Viện trợ Phát triển: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản Viện trợ và cho vay được ưu đãi, được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển, được các cơ quan chính thức của các Chính phủ trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, một địa phương, một ngành - được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hỗ trợ vốn ký kết. Hiệp định quốc tế hỗ trợ này được chi phối bởi Công pháp quốc tế. - Theo “Báo cáo hợp tác phát triển năm 1998” của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thì Hỗ trợ phát triển chính thức được định nghĩa là các nguồn hỗ trợ cho các nước đang phát triển từ các tổ chức đa phương của các cơ quan chính thức, Chính phủ và chính quyền địa phương hay của các cơ quan điều hành Chính phủ. - Theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì ODA được hiểu là “hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng ODA có những dặc điểm chính là: + Do Chính phủ một nước hoặc các tổ chức cấp cho các cơ quan chính thức của một nước. + Không cấp cho những chương trình, dự án mang tính chất thương mại, mà chỉ cấp nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của nước nhận viện trợ. + Tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vay vốn. Mục tiêu cơ bản của ODA là thúc đẩy sự phát triển bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Thông qua hỗ trợ ODA, các nhà tài trợ mang đến cho các nước đang phát triển vốn, khả năng tiếp thu những thành tựu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, ODA còn giúp các nước nghèo hoàn thiện cơ cấu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và tăng khả năng thu hút FDI. Ngoài việc lấy thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội ở các nước đang phát triển làm mục đích chính, trong nhiều trường hợp, nguồn vốn ODA còn hướng tới những mục tiêu sau: + củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia + tăng cường lợi ích kinh tế - chính trị của các nước tài trọ Các nước viện trợ nói chung đều không quên mưu cầu lợi ích của mình thông qua: + việc gây ảnh hưởng chính trị: xác định ảnh hưởng, vị trí của mình tại khu vực tiếp nhận ODA. + đem lại lợi nhuận cho hàng hóa, dịch vụ và tư vấn trong nước mình (yêu cầu dùng vốn viện trợ mua hàng hóa, dịch vụ của nước mình). 1.1.2. Phân loại ODA 1.1.2.1. Theo mục đích sử dụng: - Hỗ trợ cơ bản: Là loại ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như đường sá, cầu, cảng,…. Loại ODA này thường là các khoản vay ưu đãi. - Hỗ trợ kỹ thuật: là những nguồn vốn dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực…, loại viện trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. 1.1.2.2. Theo điều kiện nhận ODA: - ODA không ràng buộc: việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng. - ODA có ràng buộc: + bởi nguồn sử dụng: có nghĩa là việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn ODA chỉ giới hạn trong một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc công ty của các nước thành viên (với viện trợ đa phương). + bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng ở một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể. + ODA có thể ràng buộc một phần: một phần chi ở nước viện trợ, phần còn lại chi ở bất cứ nơi nào. 1.1.2.3. Theo nhà tài trợ: - ODA song phương: là loại ODA được Chính phủ một nước tài trợ trực tiếp cho Chính phủ nước khác thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ. - ODA đa phương: là loại ODA do các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực hoặc các tổ chức liên chính phủ tài trợ cho Chính phủ của một nước. Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu là: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). - ODA của các tổ chức phi chính phủ: là loại ODA do các tổ chức phi chính phủ cung cấp. 1.1.2.4. Theo hình thức cung cấp ODA: (theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006) - ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ; - ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc; - ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. 1.1.3. Vai trò của ODA 1.1.3.1. Vai trò của ODA nói chung Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các nước đang phát triển thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hôi của mình. Vai trò của ODA thể hiện trên các góc độ cơ bản như: - ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy, Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế... Những cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của Ngân hàng thế giới, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%. - ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của quốc gia mình. - ODA giúp các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo. Xoá đói nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong ở trẻ sơ sinh. Và nếu như các nước giàu tăng 10 tỷ USD viện trợ hàng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo [2]. - ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển. Đa phần các nước đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ. - ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân. Ở những nền kinh tế có môi trường bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân. Điều này giải thích tại sao các nước đang phát triển mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). - ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. 1.1.3.2. Vai trò của ODA tại Việt Nam Đến năm 2009, Việt Nam đã nhận nguồn vốn ODA từ 29 nhà tài trợ song phương, 19 tổ chức đa quốc gia và khoảng 600 tổ chức phi chính phủ. Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA nhất trên thế giới, đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ khoảng 58% năm 1992 xuống khoảng 11% năm 2009 [3]. Ngay từ những ngày đầu tiếp nhận lại nguồn vốn ODA, Chính phủ Việt Nam đã luôn coi ODA là một phương tiện thúc đẩy hội nhập kinh tế và hỗ trợ giảm nghèo. Do vậy, các nguồn vốn hỗ trợ được đặc biệt tập trung cho mục tiêu cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực, phát triển nông nghiệp và nông thôn và cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, bến cảng, năng lượng và thông tin liên lạc. Nguồn vốn ODA cũng được sử dụng nhằm tạo cơ sở thu hút các luồng vốn đầu tư tư nhân. Việc huy động và sử dụng ODA trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước đánh giá về cơ bản là hiệu quả và phát huy được vai trò của nguồn vốn này tại Việt Nam: - Giúp phát triển kinh tế xã hội: Tại 16 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (Hội nghị CG), các nhà tài trợ đã liên tục cam kết dành vốn ODA cho Việt Nam năm sau cao hơn năm trước, đạt tổng giá trị trên 56 tỷ USD kể cả những lúc nền kinh tế của các nước tài trợ gặp khó khăn. Đây chính là bằng chứng sinh động về sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị của cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thực tiễn viện trợ phát triển cho thấy nguồn vốn ODA thường đến với những quốc gia đang phát triển có tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, đời sống xã hội của nhân dân, nhất là những người dân nghèo, được quan tâm và cải thiện. Việt Nam là một quốc gia như vậy. Bảng 1.1 ODA cam kết, ký kết và giải ngân thời kỳ 2003-2007 (triệu USD) Năm Số vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân 1993 1.861 817 413 1994 1.957 2.598 725 1995 2.311 1.444 737 1993-1995 6.131 4.859 1.875 1996 2.431 1.602 900 1997 2.377 1.686 1.000 1998 2.192 2.444 1.242 1999 2.146 1.503 1.35 2000 2.4 1.768 1.65 1996-2000 11.546 0.003 6.142 2001 2.399 2.418 1.5 2002 2.462 1.805 1.528 2003 2.839 1.757 1.422 2004 3.441 2.568 1.65 2005 3.748 2.515 1.787 2001-2005 14.889 11.063 7.887 2006 4.457 2.824 1.785 2007 5.426 3.795 2.176 Tổng số 42.438 32.109 19.865 Nguồn: Cơ sở dữ liệu về Viện trợ phát triển Việt Nam, 2007 [4] Trong quá trình tiếp nhận viện trợ phát triển, Việt Nam vẫn giữ được độc lập, tự chủ trong việc hoạch định và thực thi các chính sách cải cách theo lộ trình của mình, kể cả khi nhà tài trợ đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện các cam kết cải cách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cổ phần hóa, tư nhân hóa,....Mặc dù trong cơ cấu viện trợ, vốn vay ODA ưu đãi chiếm khoảng 80% song Việt Nam vẫn được các định chế tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá nợ nước ngoài hiện ở trong giới hạn an toàn. - Vốn cho đầu tư phát triển: Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3-4% trong GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,.... Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã có hiệu quả, có tác động tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất