Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nguồn và vai trò của luật quốc tế hiện đại...

Tài liệu Nguồn và vai trò của luật quốc tế hiện đại

.DOCX
7
227
86

Mô tả:

Trong một vài năm gần đây, trên các diễn đàn và mạng xã hội đang dấy lên làn sóng phản đối Trung Quốc vì các hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia trên biển đối với Việt Nam cũng như một số nước lân cận. Các yêu sách mà Trung Quốc đưa ra trên biển Đông là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Dư luận quốc tế cũng như chính quyền Việt Nam và các nước liên quan đã lên tiếng tố cáo hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc. Để tìm lại công lý, chúng ta ko thể chỉ dựa vào con đường ngoại giao mà cần sử dụng công cụ pháp lý quan trọng là luật pháp quốc tế. Luật quốc tế ra đời và phát triển cùng với quá trình thiết lập mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia. Cùng với quá trình phát triển của nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ khác nhau, luật quốc tế cũng phát triển qua 4 giai đoạn: luật quốc tế cổ đại, luật quốc tế trung đại, luật quốc tế cận đại, luật quốc tế hiện đại. hiện nay các quan hệ hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ cùng với xu thế toàn cầu hóa và liên kết khu vực. Luật quốc tế giai đoạn này cũng phát triển hết sức đa dạng ở hầu hết các lĩnh vực: chính trị, văn hóa, kinh tế,… việc nghiên cứu luật quốc tế ngày càng được quan tâm, chú trọng. Để nghiên cứu bất cứ một ngành khoa học nào, trong đó có luật quốc tế, ta phải đi từ những vấn đề cơ bản nhất trong đó có nguồn và vai trò của nó. 1. Nguồn của luật quốc tế hiện đại Khi tìm hiểu về bất kỳ một hệ thống pháp lý nào thì một trong những vấn đề đầu tiên và cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà chúng ta phải tiếp cận đến đó là “Nguồn của luật”. “Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế” 1. Từ cách hiểu như trên ta có thể hiểu một cách khái quát rằng nguồn của luật quốc tế là những căn cứ được chủ thể của luật quốc tế sử dụng để xây dựng, ban hành, giải thích luật quốc tế, áp dụng để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong quan hệ pháp luật quốc tế. Về mặt pháp lý, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế. Nguồn của luật quốc tế được hiểu là những hình thức biểu 1 TS. Nguyễn Thị Hồi, Về khái niệm nguồn của pháp luật, Tạp chí Luật học, số 2/2008, tr. 29 1 hiện sự tồn tại của quy phạm pháp luật quốc tế (bao gồm điều ước quốc tế và tập quán quốc tế) do chính các chủ thể của luật quộc tế thỏa thuận xây dựng nên. Cũng như hệ thống pháp luật quốc gia, những quy phạm của Luật quốc tế đến từ nhiều nguồn khác nhau. việc viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc tế đã được xác định bởi một văn bản cụ thể, rõ ràng, đó là Quy chế tòa án công lý quốc tế: Khoản 1 Điều 38 chương II – Quy chế Tòa án công lý quốc tế quy định: 1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng: a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận; b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật; c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật. Trong điều 38 này của Quy chế tòa án công lý quốc tế không hề nhắc đến cụm từ “Nguồn của luật quốc tế” nhưng lại được công nhận như một tiền đề để xác định các loại nguồn của luật quốc tế. hiện nay, khi các quốc gia chưa thể thỏa thuận rõ ràng các “nguồn” của luật quốc tế là gì thì những vấn đề mà ICJ cần xem xét khi giải quyết một trường hợp cụ thể đã trở thành cơ sở cho mọi cuộc thảo luận về những nguyên tắc liên quan. Điều này cũng dễ hiểu, bởi một khi nguồn của luật quốc tế được xác định một cách rõ ràng, cụ thể thì chắc chắn các quy phạm pháp luật quốc tế cũng sẽ đạt được một sự ràng buộc mạnh mẽ và chặt chẽ hơn, nhưng điều này lại mâu thuẫn với “tính lỏng lẻo của luật quốc tế”, và với đặc tính “thỏa thuận – tự nguyện” vốn có của nó. Căn cứ vào Điều 38 chúng ta có thể thấy luật quốc tế có các loại nguồn khác nhau: Các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của luật, các án lệ và các học thuyết của các luật gia nổi tiếng. Trong đó 2 nguồn chính, quan trọng và cơ bản nhất đó là các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế. 2 Tuy nhiên, nguồn của luật quốc tế ko chỉ gói gọn trong điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế mà còn một số loại nguồn khác cũng được công nhận trên thế giới hiện nay. Trong cuốn “Các giới hạn của Luật quốc tế và cách tiếp cận bình đẳng giới” của 2 tác giả H.Charlesworth và C.Chinkin, tác giả nhận định rằng: “Danh mục truyền thống những nguồn của Luật quốc tế ở điều 38 đảm bảo sự kiểm soát của quốc gia đối với những gì được coi là luật, nhưng là một sự phản ánh không đầy đủ hiện thực của lập pháp quốc tế đương đại. Nhiều hình thức lập pháp quan trọng khác đã được xác định, ví dụ thông qua nghị quyết của các tổ chức quốc tế như Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, thực tiễn hoạt động của các tổ chức quốc tế và các bản quy tắc ứng xử quốc tế…”.như vậy, các loại nguồn của luật quốc tế hiện nay không chỉ giới hạn trong điều 38 của Quy chế tòa án công lý quốc tế mà đã được bổ sung thêm các nghị quyết của các tổ chức quốc tế, các hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia… Quy chế Tòa án công lý quốc tế ra đời đã gần 70 năm nên việc nó không bao quát hết các loại nguồn mới xuất hiện của luật quốc tế là điều dễ hiểu. Nguồn của luật quốc tế được chia thành hai loại là nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ. Nguồn cơ bản là loại nguồn được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế, trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, có giá trị ràng buộc đối với các chủ thể trong quan hệ pháp luật quốc tế, chủ yếu bao gồm điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn). Nguồn bổ trợ là loại nguồn không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, hầu như chỉ có ý nghĩa khuyến nghị đối với các chủ thể luật quốc tế, chúng bao gồm các phán quyết của Tòa án công lý quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, án lệ, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia, các học thuyết của các học giả danh tiếng về luật quốc tế. 2. Vai trò của luật quốc tế hiện đại Luật quốc tế đã trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, ở mỗi giai đoạn luật quốc tế đều có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển chung của nhân loại và đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. 3 Trong giai đoạn hiện nay với xu thế toàn cầu hóa, luật quốc tế hiện đại có vai trò ngày càng quan trọng và mở rộng hơn so với trước đây. Trong thời kỳ mà các điều kiện hợp tác, phát triển của cộng đồng quốc tế đang có những thay đổi to lớn về phương diện, cấp độ như hiện nay thì luật quốc tế cũng có sự phát triển và biến đổi sâu sắc để phù hợp với quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của sự vật. Các lĩnh vực điều chỉnh của luật quốc tế hiện đại ngày càng được mở rộng, cùng với đó là vai trò và những đóng góp trong các lĩnh vực đó ngày càng to lớn. Nhìn chung, luật quốc tế hiện đại các vai trò cơ bản như sau: Thứ nhất, luật quốc tế hiện đại là công cụ để điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Về bản chất, pháp luật ra đời là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, không giống như pháp luật quốc gia được hình thành từ ý chí của nhà nước, pháp luật quốc tế lại được xây dựng nên từ sự thỏa thuận và tự nguyện của các chủ thể của luật quốc tế. Chính sự hình thành đặc biệt này mà luật quốc tế mang những đặc điểm riêng khác với các ngành luật khác. Các chủ thể của luật quốc tế, theo lẽ thường, chỉ thừa nhận và xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế có lợi cho mình. Hệ thống quy phạm chung đó sẽ thể hiện ý chí của tất cả các chủ thể và hướng tới lợi ích của các chủ thể luật quốc tế. Khi có tranh chấp xảy ra, luật quốc tế sẽ là công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Thứ hai, luật quốc tế hiện đại là nhân tố quan trọng nhất trong công cuộc giữ gìn và bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế. Thực tế những năm vừa qua, tình hình an ninh – chính trị thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp, trong đó phải kể đến các diễn biến liên quan các vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân, vấn đè chống khủng bố, căng thẳng và sự gia tăng bạo lực tại các địa bàn đang diễn ra xung đột và tranh chấp, nhất là ở châu Phi và việc bùng nổ căng thẳng, xung đột ngay trong lòng châu Âu, các tranh chấp trên khu vực biển Đông… Điều kiện phát triển và tương quan của các mối quan hệ quốc tế hiện hành đòi hỏi phải có những viên pháp và cơ chế pháp lý quốc tế cần thiết, trong đó tồn tại hệ thống an ninh tập thể vừa có tính khu vực, vừa có tính 4 toàn cầu, với việc sử dụng hiệu quả các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp và xung đột quốc tế, kết hợp thực hiện liên tục các biện pháp giải trừ quân bị và củng cố lòng tin bằng nhiều hoạt động cụ thể giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ hay dùng vũ lực lực. Điều đó thể hiện sự thừa nhận việc bảo vê, giữ gìn hòa binh an ninh là một trong những hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt, có tính bắt buộc đối với mọi quốc gia thành viên trong luật quốc tế. Trên thực tế, vai trò của luật quốc tế trong việc giữ gìn và bảo vệ an ninh quốc tế còn được thể hiện cụ thể trong nhiều vụ việc (việc ngăn chặn các chương trình vũ khí hạt nhân ở I-ran và Triều Tiên…). Có thể nói việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương LIÊN HợP QUốC trong quan hệ quốc tế là yếu tố quyết định đảm bảo hòa bình, an ninh, đồng thời là những điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của cộng đồng quốc tế. Thứ ba, luật quốc tế hiện đại đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại theo hướng ngày càng văn minh. Thế giới ngày càng phát triển và biến đổi không ngừng, tuy nhiên để sự phát triển này đi theo hướng tích cực, hiện đại, văn minh thì luật quốc tế giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Các quy định của pháp luật quốc tế càng tiến bộ thì lợi ích của các chủ thể càng được đảm bảo, nhân loại sẽ phát triển theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ. Ngược lại, nếu các quy định của luật pháp quốc tế đã lạc hậu, lỗi thời… mà không được thay thế, loại bỏ thì nhân loại sẽ ngày càng thụt lùi. Như vậy, luật quốc tế hiện đại cần được xây dựng và phát triển theo hướng tiến bộ, chú trọng đến vấn đề quyền con người, bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế… nhằm đưa nhân loại đi lên theo hướng ngày càng văn minh. Thứ tư, luật quốc tế hiện đại góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia đã được hình thành từ rất lâu đời tuy nhiên trong các thời kỳ trước đây, các quan hệ này được thực hiện chủ yếu dựa trên các tập quán tùy theo từng khu vực chứ chưa được hệ thống hóa thành những quy phạm rõ rang, chặt chẽ. Hiện nay, quan hệ kinh tế quốc tế bao gồm các quan hệ thương mại quốc tế, quan hệ tài chính – tiền tệ quốc tế, vấn đề hợp tác quốc tế trog 5 lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, các hoạt động đầu tư nước ngoài… và được điều chỉnh bởi luật kinh tế quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia được điều chỉnh thông qua các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Chẳng hạn điều chỉnh liên quan đến hoạt động thương mại hàng hóa nông nghiệp trong đó quy định khối lượng hàng hóa cung cấp trên thị trường thì các bên có thể kí kết các hiệp định hàng hóa. Mục đích chung của các hiệp định hàng hóa là ổn định giá cả của thị trường thế giới bằng biện pháp cân bằng giữa cung và cầu, mở rộng hợp tác quốc tế trên thị trường thế giới… Chính vì vậy, trong một số hiệp định loại này đã ấn định việc thành lập quỹ dự phòng một số sản phẩm như thiếc, cao su. Nhờ có quỹ dự phòng này có thể ngăn chặn được sự thay đổi đột ngột của giá cả hàng hóa và khả năng xuất hiện khủng hoảng trong sản xuất cũng như trong buôn bán loại hàng hóa này…Việc duy trì và phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia phần lớn thông qua các điều ước song phương (các hiệp ước về hữu nghị và hợp tác, hiệp ước thương mại - hàng hải, hiệp định thương mại, hiệp định thanh tóan, hiệp định tín dụng, đầu tư, hợp tác khoa học công nghệ, thuế quan, lao động v.v…), ngoài ra, các điều ước đa phương ngày nay cũng được coi là huyết mạch của luật kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, nói tới vấn đề hợp tác kinh tế, không thể không nhắc tới những thiết chế kinh tế quốc tế hiện hành làm cơ sở cho việc bảo đảm và thực thi điều ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia. Đó bao gồm thiết chế kinh tế phổ cập (Liên hiệp quốc và WTO) và tổ chức kinh tế quốc tế khu vực (có thể kể đến như ASEAN, EU…). Nhiệm vụ trọng tâm của WTO là tự do hóa thương mại bằng biện pháp cắt giảm thuế quan và hủy bỏ các hàng rào phi thuế quan, mở rộng lưu thông quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm sự phát triển kinh tế ổn định cho các quốc gia, bảo vệ và sử dụng bền vững môi trường sống. Đặc biệt, sự ra đời của diễn đàn kinh tế quốc tế đa phương APEC càng khẳng định xu thế tự do hóa thương mại từ khu vực cho đến toàn cầu, tiến tới tăng cường lợi ích chung cho tất cả các thành viên về vươn lên tầm quốc tế trong lĩnh vực kinh tế. Vai trò của diễn đàn trong quan hệ đối thoai hợp tác thể hiện ngay trong mục tiêu cụ thể của APEC như: phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương vì lợi ích của nền kinh tế khu vực và của tất cả nền kinh tế khác; giảm bớt rào cản thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư… Việc APEC ra đời đáp 6 ứng đúng lúc nhu cầu của các nền kinh tế ngày càng tùy thuộc vào nhau nhiều hơn của khu vực châu Á – Thái Binh Dương cũng như trên toàn thế giới. Như vậy, với những thiết chế trên đã tạo ra một hành lang pháp lý quốc tế chắc chắn giúp giữ vững ổn định và trật tự các quan hệ kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện cho các quan hệ này ngày càng phát triển hơn nữa. Có thể nói, Luật quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc điều hòa các quan hệ quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì vai trò đó ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đều chỉ có căn cứ vào luật quốc tế để giải quyết mà bên cạnh đó còn phải dựa trên hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mỗi quốc gia. Bởi suy cho cùng, luật quốc tế được xây dựng từ chính các chủ thể của luật quốc tế trong đó có quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam trở thành hệ thống pháp luật mở. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia cùng với các tập quán quốc tế mà Việt Nam thừa nhận trở thành một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Thực tiễn đó buộc chúng ta phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các nguồn của pháp luật quốc tế và các nguồn của pháp luật quốc gia. Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như APEC, WTO và còn là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Điều này mang lại vị trí và tiếng nói cho Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với những thời cơ luôn luôn là thách thức. Việc kí kết các điều ước với các tổ chức quốc tế hay với các quốc gia khác đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng phải chấp nhận những bất lợi do yêu cầu của bên còn lại. Thực tế đó, đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng thích nghi với điều kiện hội nhập và không ngừng đổi mới khắc phục toàn diện các mặt còn hạn chế, góp phần từng bước nâng Việt Nam trở thành một cường quốc vững mạnh. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan