Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực đồng bằng bắc bộ...

Tài liệu Nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực đồng bằng bắc bộ

.PDF
180
44
75

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ VĂN ĐÔNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2020 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ VĂN ĐÔNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa 2. TS. Vũ Trọng Bình Hà Nội - 2020 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận án: “Nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ" là kết quả nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính chính xác của các số liệu trích dẫn. Tác giả luận án Vũ Văn Đông 3 MỤC LỤC Trang bìa...................................................................................................................... 1 Lời cam đoan............................................................................................................... 3 Mục lục..................................................................................................................... 4 Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................ 6 Danh mục các bảng ..................................................................................................... 7 Danh mục các hình ...................................................................................................... 9 MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 10 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 10 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.................................................... 12 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án..................................................... 13 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án................................ 14 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án................................................................ 17 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.............................................................. 18 7. Cơ cấu của luận án............................................................................................... 19 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................................................................... 20 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài............................................. 20 1.2. Khái quát chung về các công trình có liên quan đến đề tài, những vấn đề đặt ra và nội dung của luận án lựa chọn để nghiên cứu......................................................... 37 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CẤP VÙNG............................................... 42 2.1. Khái niệm, vai trò và xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.................................................................................................. 42 2.2. Nội dung, quan hệ tác động giữa nguồn nhân lực với phát triển nông nghiệp bền vững cấp vùng....................................................................................... 53 2.3. Yêu cầu, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững cấp vùng.................................................................. 64 4 2.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững của một số vùng ở Việt Nam........................................................................... 72 Chương 3: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ............................................. 79 3.1. Khái quát nông nghiệp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2010 – 2018.............................................................................................................................. 79 3.2. Thực trạng và biểu hiện quan hệ tác động giữa nguồn nhân lực với phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.................................................... 88 3.3. Đánh giá chung về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ................................................................................... 112 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2035...................................................................................... 120 4.1. Bối cảnh và mục tiêu phát triển nông nghiệp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn 2035.............................................................................................120 4.2. Những quan điểm chủ yếu về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến 2025, tầm nhìn 2035...................... 129 4.3. Các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến 2025, tầm nhìn 2035................................................ 131 KẾT LUẬN......................................................................................................................... 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ................................................................... 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 158 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 169 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI : Chỉ số phát triển thể lực BTB và DHNTB : Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH NN, NT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn CNH : Công nghiệp hóa CNKT : Công nhân kỹ thuật CMKT : Chuyên môn kỹ thuật ĐBBB : Đồng bằng Bắc Bộ ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐB SCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐTH : Đô thị hóa KHCN : Khoa học công nghệ HDI : Chỉ số phát triển con người HTX : Hợp tác xã GDP : Tổng sản phẩm quốc nội PTBV : Phát triển bền vững PTNNBV : Phát triển nông nghiệp bền vững NNL : Nguồn nhân lực NN, NT : Nông nghiệp, nông thôn NXB : Nhà xuất bản TDMNPB : Trung du miền núi phía Bắc THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp 6 DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang Bảng 3.1: Số lượng gia súc, gia cầm khu vực ĐBBB năm 2010 và năm 2018 81 Bảng 3.2: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBBB năm 2018 82 Bảng 3.3: Dân số và mật độ dân số khu vực ĐBBB năm 2019 88 Bảng 3.4: Dân số trong độ tuổi lao động từ 15 – 60 khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và 89 một số vùng trên cả nước từ 2010 – 2019 Bảng 3.5: Cơ cấu độ tuổi của 200 lao động được khảo sát tại Hưng Yên, Hải 91 Dương, Thái Bình và Hà Nam Bảng 3.6: Cơ cấu lực lượng lao động của khu vực nông nghiệp vùng ĐBBB theo 91 nhóm tuổi các năm 2006, 2010 và 2019 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát tình trạng thể lực của 200 lao động tại Hưng Yên, Hải 93 Dương, Thái Bình và Hà Nam Bảng 3.8: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên biết chữ theo giới tính, khu vực thành 94 thị/nông thôn khu vực ĐBBB và các vùng trên cả nước năm 2019 Bảng 3.9: Kết quả khảo sát trình độ học vấn của 200 lao động tại Hưng Yên, Hải 95 Dương, Thái Bình và Hà Nam Bảng 3.10: Kết quả khảo sát trình độ chuyên môn kỹ thuật của 200 lao động được 96 khảo sát tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam Bảng 3.11: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực NN, NT 97 chia theo trình độ CMKT và theo địa phương khu vực ĐBBB năm 2019 Bảng 3.12: Số lượng doanh nghiệp, vốn sản xuất, số lao động, doanh thu của doanh 98 nghiệp nông nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 Bảng 3.13: Cơ cấu lao động đang tham gia trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy 101 sản khu vực ĐBBB năm 2010 so với 2019 Bảng 3.14: Kết quả khảo sát tỷ lệ lao động chuyển đổi ngành nghề của 200 lao động 102 được khảo sát tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam Bảng 3.15: Tỷ suất nhập cư, xuất cư và di cư thuần vùng ĐBBB năm 2019 103 Bảng 3.16: Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại trong 12 tháng của kỳ Tổng 105 7 điều tra năm 2011 và báo cáo năm 2019 phân theo địa phương Bảng 3.17: Tỷ lệ lao động, lao động đã qua đào tạo và tỷ lệ thất nghiệp nông 106 nghiệp, nông thôn năm 2010 và 2019 khu vực ĐBBB Bảng 4.1: Dân số khu vực ĐBBB năm 2019 và dự báo đến 2025, tầm nhìn 2035 126 Bảng 4.2: Lực lượng lao động Đồng bằng Bắc Bộ 2019 và dự báo 2025, tầm 127 nhìn 2035 8 DANH MỤC HÌNH STT Biểu đồ 3.1: TÊN HÌNH Trang Tỷ lệ lực lượng lao động 15 tuổi đến 60 tuổi trong tổng dân số 90 vùng ĐBBB và các vùng trong cả nước năm 2010 - 2019 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ hộ nông nghiệp có nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh các vùng trên cả nước năm 2018 9 110 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã nêu quan điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Nước ta có điều kiện phát triển và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững, phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau,…”[27, tr.106]. Như vậy, phát triển nhanh và bền vững trở thành vấn đề tất yếu, là yêu cầu và mục tiêu trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay. Phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Trong chiến lược phát triển khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nông nghiệp bền vững. Thực tiễn những năm qua, nông nghiệp của vùng đã đạt được một số thành tựu nhất định, tốc độ tăng trưởng được cải thiện, có bước tiến cả về số lượng, chất lượng, sự chuyển dịch cơ cấu và tổ chức sản xuất. Phát triển nông nghiệp bước đầu đã gắn với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội và đảm bảo hài hòa phần nào lợi ích giữa các bên tham gia, Nhà nước đã thể hiện vai trò nhất định trong quá trình phát triển. Những năm qua nền nông nghiệp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, sức cạnh tranh thấp, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu còn chậm, diện tích đất cũng như mặt nước cho nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp, chất lượng phát triển chưa vững chắc, chưa thực sự gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, lợi ích của các bên tham gia còn nhiều bất cập, Nhà nước chưa thực sự phát huy vai trò của mình một cách có hiệu quả nhất,… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn 10 chế nêu trên, trong đó có nguyên nhân từ nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ thời gian vừa qua đã có những cải thiện đáng kể cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp, đặc biệt khi có sự tham gia của các bên như doanh nghiệp, nhà khoa học, ngân hàng, các cơ sở giáo dục, các hiệp hội nông nghiệp và hiệu quả từ vai trò quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới đặt ra và xu hướng phát triển đến 2025, tầm nhìn 2035 đòi hỏi nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững phải đảm bảo quy mô, cơ cấu phù hợp với cơ cấu ngành nông nghiệp, nguồn nhân lực được đào tạo có chuyên môn kỹ thuật, có năng lực thích ứng với khoa học, sự thay đổi của thị trường, sự biến đổi của tự nhiên và sự già hóa cũng như quá trình di cư của dân số. Bên cạnh đó những năm qua nguồn nhân lực của khu vực còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Số lượng lao động nông nghiệp trực tiếp tuy đông nhưng chất lượng thấp, số lao động chưa qua đào tạo và trình độ phổ thông là chủ yếu (năm 2019 với 4.302.300 lao động nhưng chỉ có 4,2% đã qua đào tạo [110, tr.8]); Đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia và lao động kỹ thuật sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong sản xuất nông nghiệp còn ít; Sự tham gia của các doanh nghiệp, các hiệp hội, ngân hàng còn hạn chế (năm 2018 mới có 1.166 doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp); Vai trò quản lý của Nhà nước còn nhiều bất cập,… Đó là nghịch lý mà khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đang phải đối mặt khi hướng đến phát triển một nền nông nghiệp nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo. Trong bối cảnh mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh nhằm nâng cao giá trị ngành nông nghiệp hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững là yêu cầu tất yếu đối với vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, sự phát triển và ứng dụng của khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội mở rộng thị trường nhưng cũng tạo ra sức ép cạnh tranh đối với sản phẩm nông sản của vùng. Ngoài ra, 11 sự biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và áp lực cạnh tranh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đòi hỏi lao động nông nghiệp cần phải được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cả lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, chỉ ra những tồn tại và những nguyên nhân của tồn tại để từ đó có những giải pháp phù hợp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ là chủ đề có ý nghĩa cấp thiết. Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài "Nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ" làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm mục đích: Nghiên cứu nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng Bắc Bộ xét cả về mặt lợi ích giữa các bên tham gia cũng như vai trò của Nhà nước trong phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Khung lý thuyết như thế nào để làm rõ nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững? Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay có những thành tựu và những vấn đề gì cần giải quyết? Những nhóm giải pháp nào để phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cả về mặt lợi ích giữa các bên tham gia, vai trò của Nhà nước trong bối cảnh mới? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án triển khai các nhiệm vụ: Một là: Hệ thống hóa làm rõ hơn cơ sở lý luận về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững cấp vùng trong bối cảnh tái cơ cấu lại nền kinh tế. Hai là: Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp phát triển bền vững của một số vùng ở Việt Nam từ đó rút ra bài học cho phát triển ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. 12 Ba là: Đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Bốn là: Khảo sát, nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cả về mặt lợi ích giữa các bên tham gia, vai trò của Nhà nước thông qua các tiêu chí được xây dựng, hoàn thiện làm thước đo chất lượng nguồn nhân lực. Năm là: Xây dựng, đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nguồn nhân lực (bao gồm lao động trong các hộ nông nghiệp, lao động trong các trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý,....) phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển về số lượng, chất lượng và các năng lực khác của nguồn nhân lực là nông dân và lao động trong HTX, trang trại, doanh nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, lợi ích giữa các bên tham gia, vai trò của Nhà nước đối với phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong bối cảnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, biến đổi khí hậu, xu hướng chuyển dịch lao động, sự già hóa dân số và quá trình di cư đang diễn ra mạnh mẽ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: luận án tập trung nghiên cứu và khảo sát nguồn nhân lực (trong độ tuổi lao động) trong nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (lấy mẫu theo công thức Slovin và phương pháp lấy mẫu giai đoạn tại các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam và Thái Bình vì các tỉnh này có lực lượng lao động nông nghiệp lớn, sản xuất nông nghiệp mang tính đặc trưng và theo Nghị quyết 54 NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020). 13 - Phạm vi về thời gian: Dữ liệu được phân tích chủ yếu trong khoảng thời gian từ 2010 – 2019. Đưa ra phương hướng cho giai đoạn 2019 – 2025, tầm nhìn 2035. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nguồn nhân lực (theo nghĩa hẹp là lao động trong độ tuổi tại mô hình kinh tế hộ, các trang trại, HTX nông nghiệp, doanh nghiệp trong nông nghiệp) phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Trong đó nhấn mạnh tới quá trình phát triển cả về số lượng, chất lượng và năng lực khác của nguồn nhân lực, từ đó thúc đẩy phát triển nông nghiệp đảm bảo lợi ích kinh tế để thu hút các bên tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, phát huy vai trò của Nhà nước đảm bảo mục tiêu phát triển xã hội và bảo vệ môi trường được thể hiện từ khung lý thuyết tới thực trạng và các giải pháp thực hiện. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận của luận án Lý luận của kinh tế chính trị về mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững. Trong đó nhấn mạnh mối quan hệ về mặt lợi ích giữa các bên, vai trò của Nhà nước trong phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực với phát triển nông nghiệp bền vững. Những quan điểm, đường lối của Đảng, thể chế pháp luật của Nhà nước về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Một số lý thuyết về nguồn nhân lực, lý thuyết phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững, lý thuyết về tăng trưởng bao trùm, lý luận của kinh tế chính trị về mặt lợi ích giữa các chủ thể tham gia sản xuất, vai trò của Nhà nước về phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án * Nguồn dữ liệu: - Nguồn số liệu thứ cấp, là số liệu có sẵn đã qua xử lý và được công bố công khai trên các tạp chí, các ấn phẩm hoặc báo cáo của các đơn vị, cơ quan. Đặc điểm của loại số liệu này là mô tả tình hình, quy mô của hiện tượng. Trong luận án này số liệu được thu thập từ các nguồn: Dữ liệu của Tổng cục thống kê ban hành; Báo cáo 14 của các địa phương; Các số liệu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành và số liệu do Chính phủ ban hành. - Ngồn số liệu sơ cấp (phương pháp khảo sát điều tra), là số liệu được thu thập lần đầu theo mục đích nghiên cứu, trong đó nhóm đối tượng chủ yếu là lao động nông nghiệp trực tiếp (nông dân). Do đối tượng khảo sát đánh giá lớn nên tác giả không thể tiến hành trên 100% đối tượng, do đó tác giả tiến hành lấy mẫu để nghiên cứu. Nguyên tắc lấy mẫu trong luận án được tác giả thực hiện lựa chọn phản ánh các đặc điểm đặc trưng của toàn bộ đối tượng mà nó đại diện, từ đó xác định cỡ mẫu phải đủ phản ánh được yêu cầu. Để xác định được cỡ mẫu nghiên cứu tác giả đã sử dụng công thức Slovin: n = N/(1 + N*Ԑ2) Trong đó: n là cỡ mẫu; N là tổng thể; Ԑ là sai số tiêu chuẩn (thường lấy khoảng sai số cho phép Ԑ<10%). Với công thức tính mẫu Slovin tác giả tính trực tiếp với N = 4.324.000 (lao động trong nông nghiệp của vùng) và sai số Ԑ = 0,07 thì n là: n = 4.32.4000/(1 + 4.324.000 x 0.072) ≈ 200 Như vậy với mẫu n ≈ 200 tác giả xây dựng thang đo và bảng hỏi khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu về thể lực, trí lực và một số năng lực khác của lao động nông nghiệp vào tháng 6 và 7 năm 2018. Sau khi xác định mẫu, do phạm vi nghiên cứu rộng nên tác giả lựa chọn phương pháp lấy mẫu giai đoạn là lao động nông nghiệp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Giai đoạn 1 dựa trên 11 tỉnh/thành phố của vùng tác giả chọn 4 tỉnh Hải Dương: Vùng sản xuất rau màu; Hưng Yên: Vùng ven đô thị, sản xuất rau màu, cây ăn trái; Thái Bình: Vùng thâm canh lúa, phát triển thủy sản và Hà Nam: Vùng CNH, HĐH và ĐTH. Giai đoạn 2 tác giả chọn từ 1 đến 2 huyện có đặc trưng tiêu biểu của tỉnh là các huyện Kinh Môn, Cẩm Giàng (Hải Dương), Văn Giang, Ân Thi (Hưng Yên), Kiến Xương (Thái Bình) và Thanh Liêm (Hà Nam). Giai đoạn 3 tác giả chọn một xã trong các huyện đã chọn là xã Hiệp Hòa huyện Kinh Môn, Xã Tân Trường huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), xã Phụng Công huyện Văn Giang, xã 15 Đặng Lễ huyện Ân Thi (Hưng Yên), xã Vũ Ninh huyện Kiến Xương (Thái Bình) và xã Liêm Cần huyện Thanh Liêm (Hà Nam). Giai đoạn 4 tác giả chọn một thôn trong các xã đã chọn là thôn Đích Sơn xã Hiệp Hòa huyện Kinh Môn, thôn Tràng Kỹ xã Tân Trường huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), thôn Đại xã Phụng Công huyện Văn Giang, thôn Đặng Xuyên xã Đặng Lễ huyện Ân Thi (Hưng Yên), thôn Trung Hòa xã Vũ Ninh huyện Kiến Xương (Thái Bình) và thôn Tam xã Liêm Cần huyện Thanh Liêm (Hà Nam) và Giai đoạn 5 tác giả lấy từ 25 đến 50 mẫu đại diện là lao động trong ngành nông nghiệp phù hợp với số lượng mẫu đã tính theo công thức Slovin là 200 người. Thời gian và cách tiến hành tác giả lấy mẫu vào tháng 6 và 7/2018 và cách tiến hành được tác giả thực hiện trực tiếp với các đối tượng mẫu là 200 phiếu phát đi và thu về 200 phiếu, số phiếu hợp lệ 200 phiếu đảm bảo độ tin cậy. * Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Được sử dụng trong việc lựa chọn giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới NNL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng. Tuy nhiên luận án chọn ra một số nhân tố khách quan và chủ quan điển hình để phân tích, trừu tượng hóa những nhân tố không điển hình mang tính địa phương. Từ đó phân tích, đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. - Phương pháp thống kê, mô tả: Là phương pháp được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Thông qua phương pháp thống kê, mô tả sẽ cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo từ các số liệu được phân tích. Cùng với phân tích qua bảng số liệu được tổng hợp để hiểu được các hiện tượng và đưa ra số liệu cụ thể làm cơ sở chứng minh, thuyết phục cho những nội dung nghiên cứu. Trong quá trình xử lý số liệu tác giả sử dụng kỹ thuật biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu từ đó làm rõ thực trạng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. 16 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Là phương pháp kết hợp các kết quả nghiên cứu, thống kê để đưa ra chuỗi kết quả liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp là sự xác định phép đo chung thông qua kết quả của bình quân gia quyền có liên quan tới các mẫu trong nghiên cứu. Thông qua sự khác biệt giữa các nghiên cứu, mục tiêu của phân tích tổng hợp là ước lượng chính xác hơn của cỡ hiệu thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hơn từ các nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống phân tích số liệu thống kê để đánh giá thực trạng, những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân của những mặt tích cực, hạn chế đó và thực hiện so sánh với các tiêu chí về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững để đưa ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong thời gian tới. - Phương pháp diễn dịch và quy nạp: Phương pháp diễn dịch là đi từ cái phổ biến đến cái cá biệt, từ cái chung đến cái riêng. Trong luận án tác giả đi từ phát triển nông nghiệp nói chung tới từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể của nền nông nghiệp, từ đặc điểm chung của nguồn nhân lực tới từng mặt, từng yếu tố phát triển của nguồn nhân lực. Phương pháp quy nạp là đi từ cái riêng đến cái chung. Trong luận án khi phân tích từ cái riêng để thấy được cái chung là những thành tựu, hạn chế của nền nông nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu sơ cấp: Phiếu khảo sát được xử lý theo phương pháp phân tích, tổng hợp, mô tả số liệu để đánh giá thực trạng về tình trạng thể lực, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, các kỹ năng khác của nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong những năm qua. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Làm rõ hơn nội dung, xây dựng tiêu chí đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững phạm vi vùng. - Phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững thông qua các thước đo của nguồn nhân lực đang làm 17 việc trong ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2019, từ đó thấy điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề cần giải quyết của nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp phát triển bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ tới năm 2025, tầm nhìn 2035. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận - Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững cấp vùng. Chỉ ra vai trò của nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, luận giải những tiêu chí đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững phạm vi vùng trước yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế. - Qua việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích luận án góp phần làm rõ thêm về nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững trong đó vấn đề cốt lõi là làm rõ hơn về mặt lợi ích, cũng như vai trò của Nhà nước cả về mặt lý luận và kinh nghiệm cho sự tiếp cận, phân tích các công trình khoa học về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững sau này của tác giả. Đồng thời có thể cung cấp thông tin cho những người nghiên cứu khác có quan tâm. 6.2. Về mặt thực tiễn - Luận án nghiên cứu làm rõ thêm thực trạng nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay xét cả về quy mô, cơ cấu, số lượng, chất lượng và các kỹ năng của người lao động tham gia trong quá trình sản xuất nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp phát triển bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. - Từ nghiên cứu thực trạng, những thành tựu, hạn chế của nguồn nhân lực và dựa trên những xu hướng phát triển, dự báo cung – cầu lao động trong nông nghiệp tác giả đưa ra những quan điểm, đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình 18 phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng Bắc Bộ những năm tiếp theo. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học đã được công bố của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cơ cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững cấp vùng Chương 3: Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến 2025, tầm nhìn 2035 19 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực cho phát triển Đã có nhiều công trình, các cuốn sách, đề tài, hội thảo, luận án, các đề án nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực (NNL) và NNL cho phát triển từ nhiều góc độ khác nhau, cụ thể: - Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật cùng phối hợp tổ chức tháng 8 năm 2012.[75] Kỷ yếu tổng hợp 71 bài viết, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học uy tín với ba nhóm nội dung, cụ thể: Nhóm bài viết về những vấn đề lý luận phát triển NNL đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế; Nhóm bài viết về thực trạng phát triển NNL đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; Nhóm bài về những khuyến nghị, giải pháp phát triển NNL đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Nhìn chung, các bài viết đã đề cập tới vai trò, phân tích thực trạng, quan điểm và giải pháp phát triển NNL. Trong đó nhấn mạnh đến NNL chất lượng cao nhưng cũng mới chỉ tập trung vào phát triển NNL nói chung. Bên cạnh đó có một số bài viết về NNL cho doanh nghiệp hoặc một tỉnh. Tuy nhiên chưa có bài viết hoặc bài nghiên cứu nào đề cập tới phát triển NNL cho từng vùng kinh tế cụ thể. - Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế” do Trung tâm phân tích và dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức tháng 10 năm 2013.[114] Trong kỷ yếu hội thảo đã tập hợp được 41 bài viết, bài nghiên cứu về đào tạo, phát triển NNL trong thời kỳ hội nhập và đẩy mạnh CNH, HĐH của Việt Nam. Các công trình đã 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan