Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguồn bạc tân thế giới và chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc (1571-1700)...

Tài liệu Nguồn bạc tân thế giới và chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc (1571-1700)

.PDF
116
249
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT NGUỒN BẠC TÂN THẾ GIỚI VÀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - Xà HỘI TRUNG QUỐC (1571-1700) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT NGUỒN BẠC TÂN THẾ GIỚI VÀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - Xà HỘI TRUNG QUỐC (1571-1700) Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Mã số: 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Anh Tuấn Hà Nội – 2014 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................3 2. Tình hình nghiên cứu và các nguồn tài liệu ............................................................5 2.1. Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt .........................................................................6 2.2. Nguồn tài liệu ngoại văn ..................................................................................8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................12 5. Đóng góp của Luận văn ........................................................................................12 6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................12 CHƢƠNG I: TRUNG QUỐC VÀ MANILA (PHILIPPINE) TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG Á THẾ KỶ XVI - XVII .................................................................14 1.1. Đông Á thế kỉ XVI - XVII .................................................................................14 1.2. Trung Quốc trong bối cảnh Đông Á thế kỉ XVI - XVII ....................................16 1.2.1. Trung Quốc thế kỉ XVI - XVII ...................................................................16 1.2.2. Về một số chính sách thương mại của triều Minh đến cuối thế kỷ XVI ......17 1.2.3. Tuyến thương mại Trung Quốc - Luzon trước 1571 ..................................22 1.3. Sự ra đời của Manila (Philippine) thuộc Tây Ban Nha năm 1571 .....................25 1.3.1. Quá trình thâm nhập Đông Á của Tây Ban Nha đầu thế kỉ XVI ................25 1.3.2. Quá trình chinh phục Philippine của người Tây Ban Nha ..........................26 1.3.3. Chính quyền thực dân Tây Ban Nha tại Manila .........................................29 1.3.4. Tuyến thương mại Manila - Acapulco ........................................................31 CHƢƠNG II: NGUỒN BẠC TÂN THẾ GIỚI VÀO TRUNG QUỐC (1571 1700)..........................................................................................................................34 2.1. Nguồn bạc Tân Thế giới vào Trung Quốc (1571 - 1640) ..................................34 2.1.1 Tình hình khai thác bạc ở Tân Thế giới (1571 - 1640)................................34 2.1.2. Dòng bạc Tân Thế giới đến thị trường Trung Quốc (1571 - 1640) ............40 2.2 Nguồn bạc Tân Thế giới vào Trung Quốc (1640 - 1700) ...................................52 2.2.1. Tình hình khai thác bạc ở Tân Thế giới (1640 - 1700)...............................52 2.2.2. Dòng bạc Tân Thế giới đến thị trường Trung Quốc (1640 - 1700) ............55 2.3. Bạc Tân Thế giới qua Manila đến một số thị trường khác (1571 - 1700)............58 2.3.1. Nhật Bản .....................................................................................................58 2.3.2. Đông Nam Á ...............................................................................................61 2.4. Nguồn bạc Tân Thế giới vào Trung Quốc trong tương quan với các nguồn bạc khác ........................................................................................................... 64 CHƢƠNG III: MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN BẠC TÂN THẾ GIỚI ĐẾN KINH TẾ - Xà HỘI TRUNG QUỐC (1571 - 1700) ...................................68 3.1. Tác động lên hệ thống tiền tệ .............................................................................68 3.3. Tác động đến cơ cấu các ngành nghề.................................................................75 3.4. Tác động đến dân số ...........................................................................................78 3.5. Tác động đến sự phân hóa đời sống xã hội ........................................................82 3.6. Một số nhân tố mới từ Tân Thế giới vào Trung Quốc .......................................85 3.6.1. Sự du nhập của cây khoai lang ..................................................................85 3.6.2. Sự du nhập của cây thuốc lá .......................................................................87 3.6.3. Sự du nhập của các yếu tố khác ..................................................................88 KẾT LUẬN ..............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94 PHỤ LỤC ...............................................................................................................105 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của thầy, gia đình và bạn bè - những người mà tôi tin chắc rằng những lời này không thể nói hết được lòng biết ơn sâu sắc của tôi đối với họ. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Văn Kim - Chủ nhiệm Bộ môn cùng các thầy, cô trong Bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã Hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nâng đỡ và bồi dưỡng tôi trong suốt quá trình học tập, trưởng thành. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, người thầy đã hướng dẫn và nâng đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Thầy không chỉ trực tiếp giúp tôi hoàn thành luận văn, mà còn là người truyền cho tôi những ý tưởng nghiên cứu và lòng đam mê khoa học. Tôi học được ở thầy một thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận với tinh thần trách nhiệm cao. Sự giúp đỡ tận tình của thầy đã giúp tôi thêm tự tin và quyết tâm để hoàn thành đề tài này. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng nhất của một học trò đã được thầy dìu dắt! Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Dương Văn Huy và anh Lưu Thanh Nguyên đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong cả quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu, người luôn hỗ trợ và giúp đỡ tôi tháo gỡ nhiều khúc mắc trong quá trình xử lý tư liệu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè - những người đã không ngừng giúp đỡ, cổ vũ cho tôi thêm lòng quyết tâm hoàn thành nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, tôi xin cam đoan mọi nội dung trong đề tài là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi. Vì vậy tôi xin chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả của luận văn! Hà Nội, Ngày 15 tháng 05 năm 2014 Học Viên Nguyễn Thị Minh Nguyệt 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những thập niên gần đây, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là một trung tâm có nền kinh tế phát triển vào loại năng động nhất của thế giới. Với xu thế hợp tác, trao đổi thương mại mang tính chất quốc tế, các quốc gia trong khu vực đã nhanh chóng thiết lập một môi trường hợp tác chặt chẽ và là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Điều đó thể hiện trong các mặt hợp tác đa dạng giữa các nước khu vực Châu Á nói chung và các quốc gia thuộc Đông Á nói riêng. Khi các tổ chức, diễn đàn kinh tế, thương mại lớn như ASEAN, APEC, ASEM1… lần lượt được thành lập, mối liên kết giữa nước trong khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc đã ngày càng được củng cố.2 Những biểu hiện trên đã góp phần thúc đẩy nhanh chóng mức độ tăng trưởng kinh tế cũng như sự lớn mạnh trên toàn thể khu vực. Có thể nói rằng, một yếu tố vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy quá trình hợp tác đó chính là xuất phát từ truyền thống giao lưu trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các nước với nhau. Xuất phát từ cơ sở đó, nhiều chuyên gia nghiên cứu lịch sử đặc biệt quan tâm tới giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII, thời điểm đánh dấu sự phát triển “bùng nổ” của thương mại liên lục địa. Sau những thành tựu lớn từ các cuộc phát kiến địa lý của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cuối thế kỉ XV như: cuộc thám hiểm về đi về phía Đông qua mũi Hảo Vọng đến Ấn Độ và Trung Quốc của Vasco de Garma (1498), cuộc thám hiểm về phía Tây của Columbus đã khám phá ra châu Mỹ (1492) và kế tiếp là việc thành lập Mexico (1519), hành trình khám phá một vòng trái đất của Magenllan (1519-1522), khoảng cách giữa các châu lục được thu hẹp lại và mở ra một kỷ nguyên thương mại trong lịch sử thế giới. Tân lục địa với nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng dồi dào phong phú trong lúc bấy giờ đóng vai trò là một mảnh ghép vô cùng quan trọng. Bản thân khu vực Đông Á, ngay từ trước đó, sớm đã diễn ra các hoạt động trao đổi thương mại sôi động. Nhưng chỉ từ sau năm 1 ASEAN: Asociation of South East Asia, APEC: The Asia – Pacific Economic Cooperation, ASEM: The Asia Eroupe Meeting 2 ACFTA: ASEAN Chinese Free Trade Area 3 1500, cùng với sự xuất hiện của những tuyến hàng hải phương Tây, mạng lưới trao đổi hàng hóa mang tính chất xuyên đại dương mới chính thức được hình thành và mở đầu cho một giai đoạn thịnh vượng kéo dài tới hầu khắp các quốc gia trong và ngoài Đông Á. Thế kỉ XVI cũng đánh dấu một sự chuyển biến mạnh mẽ trong nền kinh tế Trung Quốc với khởi điểm từ sự thay đổi trong hệ thống tiền tệ. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhu cầu đối với đồng bạc dần trở nên ngày một cấp thiết trong các hoạt động giao thương thời Minh (1368 - 1644) và sau đó là thời Thanh (1644 - 1912). Hệ quả, bạc liên tục được tập trung và “chảy” vào một nền kinh tế lớn duy nhất đó là Trung Quốc với lưu lượng tăng dần trong suốt giai đoạn cận đại sơ kỳ. Cùng lúc này, tại Tây Ban Nha thông qua việc sở hữu một trữ lượng khổng lồ bạc từ các mỏ khai thác ở Tân Thế giới, các thương thuyền lớn đến từ châu Âu đã đưa bạc đi đến mọi thị trường, đặc biệt là đến Châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng. Ngoài ra, bên cạnh những loại hình tiền tệ khác như tiền vàng, tiền đồng và tiền vỏ sò3 cũng được lưu thông như một loại hình tiền tệ ở những khu vực khác nhau của thế giới. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung, loại hình tiền kim loại bạc vẫn chiếm vị trí chủ đạo và là nhân tố kích thích cho sự phát triển thương mại toàn cầu. Bởi vậy, việc lưu hành bạc, không thể phủ nhận, chính là một hiện tượng nổi bật và quan trọng khi nghiên cứu về lịch sử kinh tế, thương mại thế giới nói chung và đặc biệt là khu vực Đông Á nói riêng. Bắt đầu từ năm 1571, người Tây Ban Nha đã tiến hành xây dựng cơ sở thuộc địa của mình tại khu vực Đông Á là Manila (Philippine). Manila, với vai trò của một cảng thị quốc tế là thủ phủ quan trọng cho dòng bạc Tân Thế giới cập bến. Từ đó, bạc được phân phối đi khắp các quốc gia trong khu vực Đông Á và chủ yếu là Trung Quốc. Có thể nói, Manila trong thời gian này đã mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền thương mại liên lục địa. Từ giữa thế kỉ XVI trở đi, một dòng chảy bạc từ châu Mỹ đã đi qua Manila về Trung Quốc một cách liên tục và mạnh mẽ. 3 Tiền vỏ sò hay cowry shells (vỏ sò) được sử dụng như một loại tiền tệ trong giai đoạn này. Nơi sản xuất chủ yếu của tiền cauri ở đảo Maldive thuộc Ấn Độ Dương. Vỏ sò Maldive được xuất khẩu sang thị trường châu Á. Về sau, những thương nhân Châu Âu đã nhận thấy nguồn lợi to lớn từ loại tiền này, họ nhập hàng triệu kilogram và xuất sang thị trường Tây Phi – nơi lưu hành phổ biến loại hình tiền tệ này để thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ. 4 Hơn thế nữa, dòng chảy bạc từ châu Mỹ đến với châu Á đã kéo theo nhiều tác động lên bản thân nền thuộc địa duy nhất của Tây Ban Nha là Philippine và Trung Quốc - điểm đến cuối cùng của các dòng bạctừ giữa thế kỉXVI cho đến những năm cuối thế kỷ XVII.4 Tóm lại, nguồn bạc Tân Thế giới qua Manila vào khu vực cũng như những tác động của nó đối với nền kinh tế - xã hội Trung Quốc là một hiện tượng đặc thù cần được nghiên cứu và xem xét cụ thể. Đặc biệt là ở tình hình lưu chuyển của đồng bạc ở Manila cũng như vị trí của nó đối với nền kinh tế - xã hội Trung Quốc thế kỉ XVI - XVII. Đề tài: Nguồn bạc Tân Thế giới và chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc (1571 - 1700) hướng đến mục tiêu làm sáng tỏ bước đầu những vấn đề lịch sử nói trên. Trên cơ sở tập hợp các nguồn tư liệu trong và ngoài nước, người viết đã tập trung phân tích các dữ liệu nhằm đưa ra một cái nhìn tương đối toàn cảnh về mối liên hệ giữa hai phần Tân Thế giới và Cựu Thế giới. Từ đó, làm rõ quá trình thâm nhập của dòng bạc xuyên Thái Bình Dương vào thị trường Trung Quốc ra sao? Vai trò của người Tây Ban Nha trong quá trình đưa dòng bạc tiếp cận tới nền kinh tế của Đông Á nói chung và Trung Quốc nói riêng? Cùng với đó, bạc đã có những tác động nào đến quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc? Ý nghĩa, tác động của nhân tố Tây Ban Nha cũng như dòng chảy bạc trong mạng lưới thương mại Đông Á là như thế nào? 2. Tình hình nghiên cứu và các nguồn tài liệu Cho tới nay, liên quan tới vấn đề “nguồn bạc Tân Thế giới” tại khu vực Đông Á, đã có khá nhiều nhà sử học, kinh tế học nổi tiếng đề cập và phân tích về vai trò, ảnh hưởng của đồng bạc nói chung đối với nền kinh tế thế giới thế kỉ XVI - XVII. Ngoài ra, khá nhiều công trình nghiên cứu về vị thế của thương cảng Manila (Philippine) trong mạng lưới thương mại Đông Á cũng đã được công bố. Tuy nhiên, bản thân người viết nhận thấy rằng đa phần các công trình trên đều là những nhận định đơn lẻ chưa có tính thống nhất. Đặc biệt là trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt 4 Từ dùng của Dennis O. Flynn và Arturo Giraldez trong các công trình khảo cứu về lưu lượng dòng bạc qua Manila ồ ạt đổ về thị trường cuối cùng là Trung Quốc từ năm 1571 đến nửa đầu thế kỷ XVIII [59], [64] và [31]. 5 Nam hiện nay, không nhiều đề tài nghiên cứu tập trung tới lịch sử Philippine cũng như về hiện tượng bạc được vận chuyển từ Tân Thế giới qua Manila vào khu vực Đông Á hay Trung Quốc. Bởi vậy, nhằm đem đến một cái nhìn tổng quát nhất xung quanh lịch sử nghiên cứu của vấn đề, người viết đã phân loại các nguồn tư liệu, những công trình nghiên cứu đã từng công bố bao gồm: những nguồn tài liệu được viết bằng tiếng Việt, những nguồn tài liệu ngoại văn như tài liệu tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật. 2.1. Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt Cho đến này, tại Việt Nam chưa có một tài liệu chính thức hay một nghiên cứu mang tính chuyên đề về hiện tượng nguồn bạc lưu chuyển từ Châu Mỹ qua Manila sang khu vực Đông Á. Một số bài viết mới chỉ mang tính chất khởi thảo, tìm hiểu khái quát, sơ lược về bạc,nếu có thì đa phần cũng chỉ là những công trình nghiên cứu có một phần liên quan đến dòng chảy bạc, hoặc đề cập hết sức vắn tắt đến dòng chảy bạc Tân Thế giới qua Manila vào Đông Á tiêu biểu như “Philippine và Toàn cầu hóa lần đầu tiên” của tác giả Arturo Giraldez [6]. Trong bài viết này, tác giả đã đem đến một cái nhìn tương đối mới về sự xuất hiện và tác động của nguồn bạc Tân Thế giới đối với quá trình toàn cầu hóa thế kỉ XVI - XVII. Tuy nhiên, do giới hạn về dung lượng nên bài viết mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra góc độ tiếp cận mà chưa trình bày rõ tình hình của dòng bạc xuyên Thái Bình Dương qua từng thời kỳ hay những ảnh hưởng chính yếu mà nó đem lại. Hai bài viết của tác giả Dương Văn Huy gồm: “Thương cảng Manila (Philippine) thế kỉ XVII” [5] và “Những mối liên hệ thương mại giữa Philippine với khu vực Đông Á thế kỉ XVII” [2] lại dành nhiều sự quan tâm đến quá trình dòng chảy bạc vào Manila và cách thức dòng bạc được phân phối tới các thị trường trong khu vực. Trong hai bài viết trên, tác giả cũng đã đưa ra những cái nhìn sơ lược về mối quan hệ giao thương giữa Manila và Trung Quốc cùng những hệ quả mà nó đem lại cho cả hai nền kinh tế. Tuy nhiên, do mới chỉ là ở quy mô bài nghiên cứu nên tác giả chỉ cung cấp những quan điểm và cái nhìn chung nhất về tình hình lưu hành đồng bạc Tân Thế giới mà chưa nhận định được những tác động mà dòng bạc đó đem lại cho nền kinh tế nói chung. 6 Công trình “Quan hệ Nhật Bản - Philippine thế kỉ XVI–XVII”của tác giả Nguyễn Văn Kim giúp phân tích cụ thể về tình hình quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa Nhật Bản và Philippine những năm đầu thế kỉ XVII [15]. Cuốn sách chuyên khảo Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỉ XV - XVII của tác giả cũng cung cấp khá nhiều thông tin sơ lược liên quan tới tình hình buôn bán bạc giữa các thương nhân Nhật Bản với Manila (Philippine) từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII [16]. Công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Anh Tuấn về “Mạng lưới thương mại nội Á và bang giao Hà Lan - Đại Việt (1601 - 1638)” tuy không nhắc nhiều đến thương mại Manila nhưng đã đưa ra những thí dụ cụ thể về hoạt động của thương mại, những mối bang giao trao đổi qua lại giữa một bên là lực lượng thương nhân phương Tây và một bên là quốc gia cụ thể là Đại Việt [9]. Ngoài ra, cuốn sách: Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII của tác giả cũng đem đến một cái nhìn cụ thể về sự xâm nhập của phương Tây đối với khu vực Đông Á [8]. Trong cuốn Thương cảng Vân Đồn, lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa, bài viết của tác giả Lý Kim Minh với tựa đề “Sự hình thành và phát triển của mậu dịch quốc tế khu vực biển Đông Á đầu thế kỉ XVII” mô tả tình hình hoạt động giao thương của các thương nhân ở các cảng thị nam Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu này, tác giả quan tâm đến hiện tượng buôn bán bạc trên các cảng thị lớn, trong đó, Manila được tác giả khẳng định là một điểm đến lí tưởng của Trung Quốc thế kỉ XVI - XVII. Bên cạnh đó, tác giả đôi chỗ đề cập đến những biến chuyển về mặt kinh tế xã hội Trung Quốc trong thời điểm dòng bạc chảy vào Trung Quốc nhưng không thực sự cụ thể [12]. Trên đây là những nghiên cứu và các nguồn tư liệu nói chung, ngoài ra, người viết cũng quan tâm tới các nghiên cứu và những nguồn tư liệu mang tính chất nền tảng về lịch sử Đông Nam Á, lịch sử Trung Quốc, những nghiên cứu liên quan đến lịch sử thương mại khu vực, các mối giao lưu văn hóa chẳng hạn như: Nguyễn Văn Kim: “Quan hệ giao thương giữa các quốc gia Đông Á thế kỉ XVI - XVII” [17]; Trần Khánh: “Tiếp xúc, hội nhập kinh tế Đông Á - Đông Nam Á ven biển trong tiến 7 trình lịch sử trong Đông Á - Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện tại” [22]; Lê Thanh Thủy: “Tiếp xúc và hội nhập thương mại ở Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX” [11]; Châu Thị Hải: “Vai trò kết nối của người Hoa trong hệ thống thương mại Đông Nam Á thế kỉ XVI - XVII” [1]... 2.2. Nguồn tài liệu ngoại văn So với nguồn tài liệu tiếng Việt, có khá nhiều công trình nghiên cứu cũng như tư liệu đề cập về hiện tượng dòng chảy của bạc từ Tân Thế giới đến Trung Quốc thế kỉ XVI - XVII được viết bằng tiếng nước ngoài. Nhiều bài viết tập trung phân tích những tác động của dòng bạc qua Manila tới nền kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia Đông Á, nhất là những bài nghiên cứu về chuyển biến kinh tế Trung Quốc dưới tác nhân của đồng bạc. Công trình nghiên cứu đồ sộ: The Philippine Islands của hai tác giả Emma Helen Blair và James Alexandre Robertson (1903 - 1909)5 gồm 55 tập, mô tả về mọi khía cạnh từ kinh tế - xã hội, văn hóa - tôn giáo cùng các chính sách cụ thể mà chính quyền Tây Ban Nha đã áp đặt lên thuộc địa Philippine từ khi thành lập cho đến đầu thế kỉ XIX. Đây thực chất là một công trình nghiên cứu lớn mô tả toàn cảnh lịch sử của người Tây Ban Nha trên mảnh đất Philippine [35], [36], [37]. Công trình The Manila Galleon Trade của tác giả William Lytie Schurz lạiquan tâm đến hoạt động thương mại của thương thuyền Manila trong suốt thời kì bùng nổ thương mại thế giới. Trong tác phẩm này, W.Schurz đã mô tả một cách kĩ lưỡng tình hình vận chuyển bạc từ châu Mỹ đến Manila thông qua việc thống kê số lượng các thuyền buồm lớn của người Tây Ban Nha đến từ cảng Acapulco (thuộc Mexico ngày nay) xuyên Thái Bình Dương để đến Manila (Philippine). Tuy nhiên, bên cạnh việc minh chứng cho sự tồn tại của dòng bạc Tân Thế giới đối với thế giới Đông Á truyền thống, tác giả không phân tích khía cạnh dòng bạc ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc [102]. 5 Công trình được hai tác giả là Emma Helen Blair và James Alexandre Robertson cùng viết từ năm 1903 cho tới năm 1909 gồm tổng cộng 55 cuốn. Đây được coi là bộ biên niên sử đầu tiên của quần đảo Philippine tính từ khi người Tây Ban Nha đặt chân cho tới năm 1898. Nhiều nhà nghiên sử học cho rằng giá trị quan trọng nhất của bộ sách là nó đã cung cấp một cái nhìn bao quát về lịch sử Philippine từ kinh tế-chính trị-văn hóa và các yếu tố xã hội từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Cho đến nay, công trình nghiên cứu của hai tác giả Emma Helen Blair và James Alexandre Robertson vẫn được đón nhận và coi là nguồn tư liệu cơ bản cho các nghiên cứu về lịch sử Philippine nói riêng và lịch sử về Tây Ban Nha nói chung. 8 Các công trình nghiên cứu của hai tác giả là Dennis O.Flynn và Arturo Giraldez như: “Cycles of Silver: Global Economic Unity through the Mid Eighteenth Century” [64]; “Born Again: Globalization’s Sixteenth Century Origins (Asian/Global versus European Dynamics)” [63]; “Silk for Silver: Manila - Macao Trade in the XVII Century” [61]… đã cung cấp một góc nhìn lịch sử tương đối mới mẻ về dòng chảy bạc ở Manila và những tác động của nó đối với hệ thống thương mại thế giới. Tuy nhiên, do xuất phát từ các quan điểm phương Tây, cả hai nhà nghiên cứu không khai thác các nguồn tư liệu từ các quốc gia Đông Á và đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy, các nhận định của hai tác giả đôi chỗ vẫn gây tranh cãi. Công trình nghiên cứu về lụa đổi lấy bạc Silk for Silver, Dutch - Vietnam Relations 1637 - 1700 của tác giả Hoàng Anh Tuấn là một công trình nghiên cứu tập trung về dòng chảy bạc và những tác động của nó tới nền kinh tế xã hội Việt Nam. Tuy không đề cập nhiều đến hoạt động buôn bán bạc tại Manila nhưng cuốn sách trên giúp người viết có một cái nhìn tổng quát về mối quan hệ bang giao thương mại giữa phương Đông với phương Tây trong thế kỉ XVII [75]. Hai cuốn sách, ReOrient: Global Economy in the Asian Age của Andre Gunder Frank [66], và Fountain of Fortune: Money and Monetary Policy in China, 1000 - 1700 của Richard Von Glahn [69] đóng góp những thông tin quan trọng giúp lí giải những biến chuyển của nền kinh tế xã hội Trung Quốc dưới tác động của hệ thống tiền tệ và mối quan hệ trao đổi hàng hóa với các quốc gia xung quanh. Người viết cũng dành sự chú ý đến những bài viết của nhiều tác giả trên các tạp chí nghiên cứu uy tín của nước ngoài như The Philippine Studies, Journal of Economic History, Journal of World History, The Economic Historical Review, The American Historical Review, The Hispanic American Historical Review, The Quarterly Journal of Economics … Nhiều công trình và nguồn tài liệu vô cùng quan trọng khác được người viết thu thập, và tìm hiểu để hoàn thành luận văn của mình như: Victor Lierberman: Strange Parallels, Mainland Mirrors Europe, Japan, China, South Asia and the Islands Southeast Asia in Global Context c.800 - 1830: Vol. 2 [82]; Victor Purcell: 9 The Chinese in Southeast Asia [93]; M.C. Ricklefs (ed.): A new History of Southeast Asia [100]; Anthony Reid: Sojourners and Settlers: History of Southeast Asia and the Chines [98]… Ngoài những nguồn tư liệu nói trên, một số công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc và Nhật Bản cũng có nhiều nội dung liên quan đến đề tài. Trong đó, công trình nghiên cứu của tác giả Iwao Seiichi Nghiên cứu Lịch sử mậu dịch Châu Ấn thuyền [77] và Nghiên cứu phố Nhật ở Nam Dương [78] đã cung cấp những thông tin quan trọng về hoạt động giao thương giữa Trung Quốc và Nhật Bản với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các cuốn sách: Minh đại hải ngoại mậu dịch sử [85] và Trung Quốc cổ đại hải ngoại mậu dịch sử [86] của tác giả Lý Kim Minh đã cung cấp một cái nhìn khái quát về quá trình tiếp cận và giao thương của hai quốc gia có thế mạnh về hải thương thế kỉ XVI - XVII. Đặc biệt, tác giả đã lưu ý đến hiện tượng dòng chảy bạc về Trung Quốc trong suốt nửa sau thời nhà Minh cùng vai trò của dòng bạc đến từ Luzon (Manila) đối với nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng tương tự như các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh, những công trình nghiên cứu kể trên chỉ phân tích trên cơ sở từ khu vực nhìn ra bên ngoài mà chưa có sự tổng hợp và gắn kết chặt chẽ giữa phương Đông truyền thống với một hệ thống thương mại mang tính chất toàn cầu. Bên cạnh các công trình nghiên cứu bằng tiếng Trung và tiếng Nhật của hai tác giả trên, người viết cũng tham khảo thêm các bài viết và những tư liệu quan trọng khác như: Trần Kính Hòa: Người Hoa ở Philippine thế kỉ XVI [108]; Chen Kun: “The Social Impact of the Monetization of Silver in Ming Dynasty” [49]; Quan Han Sheng: “Silver Production and Taxation during Ming Dynasty” [94]… Tuy so sánh với lượng tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt, những nghiên cứu từ các tác giả Trung Quốc, Nhật Bản mà người viết khai thác được vẫn còn chiếm tỉ lệ nhỏ. Nhưng trên quan điểm tập hợp tối đa tư liệu nhằm bảo đảm tính khách quan trong nghiên cứu sử học, người viết khai thác thông tin mà các tư liệu tiếng Trung - Nhật đem lại để phục vụ cho đề tài một cách hiệu quả. 10 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài: Nguồn bạc Tân Thế giới và chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc (1571 - 1700), người viết xác định nội dung cơ bản của luận văn tập trung vào những diễn biến, lưu lượng và sự phát triển của dòng chảy bạc từ nơi sản xuất của nó ở khu vực trung và Nam Mỹ (Mexico và Peru) qua Manila (Philippine) tới Trung Quốc. Bên cạnh đó, để có cái nhìn toàn diện hơn, những nguồn bạc khác vào Đông Á cũng được người viết tìm hiểu và sử dụng để đối chiếu so sánh với đối tượng chính của đề tài. Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết tập trung vào khoảng thời gian và không gian xác định để làm nổi bật lên diễn biến, lưu lượng, tình hình vận chuyển và các đặc trưng của dòng bạc. Như vậy, nguồn bạc Tân Thế giới tới châu Á được giới hạn trong khoảng thời gian là từ những thập niên cuối cùng của thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII. Cụ thể hơn, sự gia tăng về hoạt động buôn bán trao đổi mang tính chất xuyên Thái Bình Dương chính thức bắt đầu từ 1571 - thời điểm người Tây Ban Nha cho xây dựng thành phố Manila. Hơn thế nữa, theo nhà sử học Anthony Reid, cũng từ giai đoạn này kỷ nguyên “Bùng nổ kinh tế” đã đạt đến đỉnh điểm, đánh dấu sự lan tỏa mạnh mẽ của dòng bạc đến tới từng trung tâm kinh tế lớn nhỏ trong khu vực.6 Không gian nghiên cứu của đề tài tập trung tại Manila Philippine. Đây là nơi tập kết của các con thuyền chở bạc Tây Ban Nha xuyên Thái Bình Dương cũng như là nơi phân phối chủ yếu bạc đến thị trường Trung Quốc cũng như các cảng thị khác trong khu vực. Trong rất nhiều quốc gia ở Đông Á người viết cố gắng tìm hiểu những tác động điển hình của nguồn bạc đối với một số nền kinh tế xã hội. Trong số những nước đó, người viết tập trung chủ yếu vào Trung Quốc như một thí dụ đặc trưng và tiêu biểu. Trung Quốc trong thời gian này là “khách hàng lớn” và cũng là một “đầu mối lớn” của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Điều đó dẫn tới hệ quả là các dòng bạc từ khắp nơi trên thế giới đều đổ về nơi đây và từ đó kéo theo những tác 6 Theo quan điểm của tác giả Anthony Reid, giai đoạn bùng nổ kinh tế trong khu vực Đông Nam Á bắt đầu từ những thập niên đầu thế kỷ XVI khi người châu Âu bắt đầu xâm nhập vào biển Đông Nam Á và kết thúc vào thập niên 1680. Trong đó, thời kỳ được cho là giai đoạn bùng nổ của Kỷ nguyên thương mại tính từ thập niên 1570 tới 1630 [99, tr. 24-25]. 11 động mạnh mẽ lên nền kinh tế cũng như xã hội Trung Quốc thế kỉ XVI - XVII. Bởi vậy, người viết lựa chọn tìm hiểu Trung Quốc để rút ra được những vấn đề về chuyển biến kinh tế, xã hội cơ bản dưới tác động của dòng chảy bạc. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài của luận văn đề cập đến Nguồn bạc Tân Thế giới và chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc (1571 - 1700) vì vậy người viết cố gắng tìm hiểu nội dung trên dưới góc nhìn lịch sử và khu vực học. Từ lịch sử hình thành và phát triển của Manila (Philippine), lịch sử Trung Quốc, lịch sử phát triển thương mại của các nước khu vực Đông Á để tìm ra mối liên hệ với vấn đề mà người viết nghiên cứu. Bởi đề tài đề cập đến vấn đề thương mại, trao đổi hàng hóa, các phương pháp thống kê số liệu, phân tích so sánh kết quả là những phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khoa học cho đề tài, người viết tuân thủ nghiêm cẩn theo những phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử như: phương pháp logic và phương pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu nội dung đề tài dựa trên từng giai đoạn phát triển khác nhau và các mối liên quan giữa các giai đoạn đó. 5. Đóng góp của Luận văn Luận văn góp phần phục dựng những nét chính trong bức tranh toàn cảnh về quá trình xâm nhập và tác động của dòng chảy bạc Tân Thế giới xuyên Thái Bình Dương vào khu vực Đông Á, từ đó làm nổi bật lên vai trò cũng như vị thế của nguồn bạc đối với bản thân nền kinh tế - xã hội Trung Quốc từ năm 1571 đến năm 1700 và những mối quan hệ với các quốc gia lân cận. Hơn thế nữa, luận văn cung cấp một cái nhìn sơ lược về sự giao lưu, kết nối giữa hai mảng phương Đông và phương Tây trong giai đoạn cận đại sơ kỳ, vị thế của khu vực Đông Á trong hệ thống thương mại toàn cầu, vai trò của người Tây Ban Nha với tư cách là lực lượng sở hữu nguồn bạc. Bên cạnh đó, luận văn cũng bước đầu giới thiệu quá trình trao đổi các yếu tố mới như cây trồng, vật nuôi, những tri thức mới… giữa Tân Lục địa và Trung Quốc trong giai đoạn này cũng như những tác động của chúng đối với sự phát triển chung của khu vực và thế giới. 6. Kết cấu của luận văn Bên cạnh các phần Mở đầu, Kết luận cấu trúc của luận văn bao gồm có ba chương chính: 12 Chƣơng 1. Trung Quốc và Manila (Philippine) trong bối cảnh Đông Á thế kỉ XVI - XVII Diễn giải tình hình hoạt động của hệ thống thương mại nội vùng trong khu vực Đông Á trước thế kỉ XVI. Bối cảnh nền kinh tế - xã hội Trung Quốc cùng những chính sách thay đổi hệ thống tiền tệ của nhà Minh và sau này là nhà Thanh. Quá trình xâm nhập của người Tây Ban Nha tại khu vực Đông Á cùng sự ra đời của Manila (Philippine) năm 1571. Khái quát chung nhất về những mối liên hệ giao thương đầu tiên giữa chính quyền Tây Ban Nha tại Philippine và Trung Quốc giai đoạn này. Chƣơng 2. Nguồn bạc Tân Thế giới vào Trung Quốc (1571 - 1700) Mô tả tình hình hoạt động của các chuyến tàu chuyên chở bạc từ các mỏ khai thác tại trung và nam Mỹ đến với Manila (Philippine) từ năm 1571 đến năm 1700. Quá trình dòng bạc chảy về Trung Quốc được chia ra làm hai giai đoạn chính đó là: 1571 - 1640: thời kỳ dòng bạc được dồn về thị trường Trung Quốc một cách liên tục với số lượng ngày càng lớn, 1640 - 1700: thời kỳ suy thoái dần dần của dòng chảy bạc về Trung Quốc và khôi phục tạm thời trong những năm cuối thế kỉ XVII. Bên cạnh đó, người viết tiến hành so sánh, đối chiếu nguồn bạc Tân Thế giới với các dòng chảy bạc lớn khác trong khu vực như: dòng chảy bạc Nhật, dòng chảy bạc từ châu Âu qua Ấn Độ Dương… Chƣơng 3. Tác động của bạc Tân Thế giới đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc (1571 - 1700) Giải thích, phân tích các tác động của nguồn bạc Tân Thế giới đến quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội Trung Quốc trên một số khía cạnh chính: thay đổi về giá trị đồng bạc, thay đổi về mặt giá cả, hoạt động sản xuất, cơ cấu lao động... Những chuyển biến cơ bản về mặt xã hội được thể hiện qua xu hướng đổi thay về cơ cấu dân số, những nhu cầu xã hội, các yếu tố mới. Đặc biệt, bên cạnh những chuyển biến cơ bản, quá trình du nhập các yếu tố mới từ Tân Thế giới vào Trung Quốc cũng được đề cập thông qua sự trao đổi về mặt cây trồng, vật nuôi cùng các nhận thức, khoa học mới. 13 CHƢƠNG 1 TRUNG QUỐC VÀ MANILA (PHILIPPINE) TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG Á THẾ KỶ XVI - XVII 1.1. Đông Á thế kỉ XVI - XVII Trong các ghi chép lịch sử, từ thời kỳ cổ đại và trung đại, các nước thuộc khu vực Đông Á đã sớm hình thành các mối giao lưu kinh tế, chính trị và văn hóa. Theo Geoff Wade, một “kỷ nguyên thương mại sớm”đã hình thành không chỉ riêng trong phạm vi các nước Đông Nam Á mà đã mở rộng ra toàn khu vực từ thế kỉ X [110, tr. 221]. Trong Đông Á, các mối quan hệ qua lại giữa Triều Tiên với Nhật Bản và vùng bắc Trung Quốc hay sự giao lưu giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với các tỉnh ở phía nam Trung Hoa (Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Phúc Kiến) đã diễn ra khá thường xuyên. Có thể nói, trước khi có sự hiện diện của người phương Tây, khu vực Đông Á nói chung đã là một vùng kinh tế sôi động, là điểm gặp gỡ của các nền văn minh lớn. Và theo đó, các thành tựu về kinh tế, kĩ thuật, văn hóa giữa nền văn minh Trung Hoa - Ấn Độ và Tây Nam Á đã xác lập nên một mạng lưới giao thương thịnh vượng mang tính liên vùng và liên thế giới [71], [18]. Cùng với sự trao đổi thường xuyên với mật độ lớn của các yếu tố văn hóa, tôn giáo, những liên hệ kinh tế trong khu vực đã đem nguồn của cải dồi dào đến với từng quốc gia. Những huyền thoại về các thể chế biển, được ghi nhận như Phù Nam (thế kỉ II - VII), Srivijaya (thế kỉ VII - XIII), Majapahit (thế kỉXIII - XVII) và Malacca (thế kỉ 1400 - 1511)... Hầu hết, những thể chế này đều đặc biệt hùng mạnh và có nền kinh tế phát triển rực rỡ. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa trong nước và quốc tế, các cơ sở sản xuất, những khu thủ công nghiệp mang tính chuyên biệt đã sớm được hình thành. Bên cạnh đó, quá trình trao đổi kĩ thuật sản xuất, kỹ năng chế tác đã tạo nên một lợi thế lớn cho các mặt hàng xuất khẩu và biến góp phần gia tăng giá trị kinh tế cho những sản phẩm này trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XV, một loạt các vương quốc lớn đã lâm vào khủng hoảng và dần dần suy yếu. Angkor mất đi vị thế của một “đế chế tiểu vùng” từ khoảng thế kỉ XIII. Đế chế Majapahit cũng sụp đổ vào năm 1520 khiến cho khu vực Java bị xé 14 nhỏ thành các công quốc Hồi giáo riêng rẽ. Tuy nhiên, cùng vào thời gian này, các lực lượng mới nổi lên thay thếnhư: sự ra đời của các tiểu quốc Hồi giáo ở Java, sự thành lập vương quốc Ayuthaya từ năm 1350, vương quốc Malacca từ năm 1400. Sau một thời kì có dấu hiệu đi xuống, quá trình buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước trong khu vực từ giữa thế kỉ XV và nhất là từ thế kỉ XVI trở đi lại diễn ra ngày càng nhộn nhịp. Đi cùng với sự xuất hiện của những thương nhân phương Tây như người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cho tới các Công ty Đông Ấn lớn EIC, VOC7, nền thương mại biển trong khu vực tiếp tục phát triển. Trên cơ sở đó, bên trong khu vực Đông Á đồng thời đã diễn những cuộc cạnh tranh gay gắt giữa chính các lực lượng thương mại châu Âu cũng như cạnh tranh giữa họ với những thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á. Thông qua đó, sự xuất hiện của các nhóm thương nhân mới trên đã góp phần tích cực cho sự phát triển của mạng lưới giao thương Đông Nam Á và biến nơi đây trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế thế giới, như nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng Anthony Reid nhận định: “Đông Nam Á giai đoạn 1500 - 1660 có thể được xem như là một vùng thương mại phát triển có mối quan hệ với các khu vực khác trên thế giới và với bản thân các vùng khác trong khu vực” [95, tr. 476]. Những nỗ lực nhằm tăng cường sự kiểm soát nền giao thương được thực hiện trong thời kì này của chính quyền Trung ương tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Xiêm La… chính là minh chứng rõ ràng cho tình hình hoạt động buôn bán diễn ra hết sức sôi động bên trong khu vực Đông Bắc và Đông Nam châu Á. Hệ thống các cảng thị lớn mang tính chất quốc tế được thiết lập. Theo Leonard Blussé, có khoảng 30 điểm đỗ trên tuyến phíaĐông và 125 cảng thị quốc tế nằm trên tuyến giao thương phía Tây trong vùng biển Đông Nam Á. Như vậy, khu vực Đông Nam Á vừa là điểm xuất phát, cửa ngõ và cũng là địa bàn trung chuyển của các tuyến giao thương mang tính khu vực, thậm chí liên châu lục. Do vậy, các tuyến đường buôn bán nối liền từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam và ngược lại được mở rộng đã đặt các quốc gia trong khu vực Đông Á từ thế kỉ XV vào trong “kỷ nguyên của 7 EIC: English India Company thành lập năm 1600. VOC: Vereenigde Oost-Indische Compagnie thành lập năm 1602 [9]. 15 thương mại” hay “kỷ nguyên của đại dương” của khu vực nói riêng và của thế giới nói chung [17, tr. 22]. 1.2. Trung Quốc trong bối cảnh Đông Á thế kỉ XVI - XVII 1.2.1. Trung Quốc thế kỉ XVI - XVII Trước thế kỉ XVI, hoạt động giao thương giữa Trung Quốc với các quốc gia khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Tây Á đã sớm hình thành và phát triển. Vị thế và tầm ảnh hưởng của nền quân chủ tập quyền Trung Hoa, theo đó, sớm có ảnh hưởng và tác động đến các quốc gia lân cận. Ngay từ thời nhà Đường (618 - 971) cho tới thời Tống (690 - 1279), nhà Nguyên (1206 - 1368) và nhà Minh (1368 1644), Trung Quốc sở hữu diện tích đất đai rộng lớn, nguồn nhân công dồi dào, trình độ tay nghề cao và kĩ thuật sản xuất vượt trội. Cùng với đó là mạng lưới thương mại rộng lớn trên đất liền và trên biển, góp phầnđưa các sản phẩm của Trung Quốc đến với các thị trường trong khu vực và thế giới. Tình hình buôn bán giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á diễn ra hết sức thường xuyên. Từ thời nhà Minh, đồng tiền Trung Quốc sớm được lưu hành rộng rãi ở các khu vực cảng thị thuộc Java, Maluccu, Malaya [110, tr. 227]. Đặc biệt, sau sự kiện 7 lần thám hiểm xuống phía nam của Trịnh Hòa (1405 - 1433), chính quyền nhà Minh đã tăng cường tầm ảnh hưởng của mình lên hầu hết các quốc gia trong khu vực. Uy quyền và vị thế của “thiên triều” ngày một được củng cố và trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy và gia tăng thanh thế cho nền kinh tế - chính trị của Trung Quốc giai đoạn này [4, tr. 76]. Bên cạnh đó, bắt đầu từ thế kỉ XV, sự xuất hiện của những đoàn thuyền buôn phương Tây tại vùng biển Đông Á đã góp phần tạo nên những biến chuyển sâu sắc. Hoạt động giao thương không còn gói gọn trong phạm vi giữa Trung Quốc với các quốc gia cùng khu vực nữa; thay vào đó, một hệ thống thương mại mới mang tính liên châu lục, xuyên đại dương đã ra đời. Lần đầu tiên trong lịch sử, người phương Tây có thể tiếp cận trực tiếp với nguồn sản xuất, tài nguyên dồi dào của thế giới phương Đông chứ không phải thông qua những lời kể mang đậm mầu sắc huyền thoại. Đứng trước một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng, các thương nhân châu Âu 16 đã nhanh chóng thiết lập cho mình những chỗ đứng vững chắc trong khu vực Đông Nam Á cũng như với Trung Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, với sự thâm nhập của các lực lượng thương mại như người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha sau đó là Anh, Hà Lan, Pháp… sự ổn định trong nền kinh tế xã hội phương Đông đã xuất hiện những đảo lộn nhất định [11, tr. 54]. Đặc biệt, với vị thế là nền kinh tế chủ đạo điểm đầu và điểm cuối của mọi tuyến đường buôn bán, chính quyền nhà Minh đã có những biện pháp thay đổi nhằm thích nghi với hoàn cảnh. Có thể nói, nền tảng kinh tế của Trung Quốc đã trải qua một quá trình xây dựng và củng cố liên tục. Đến thời Minh, cùng với sự phát triển rực rỡ của nền sản xuất và thương mại khu vực, sự hiện diện của các đoàn thương thuyền phương Tây đã góp phần đưa Trung Quốc hội nhập mạnh hơn vào “thời đại hoàng kim” của hệ thống thương mại châu Á [17, tr. 22]. 1.2.2. Về một số chính sách thƣơng mại của triều Minh đến cuối thế kỷ XVI Ngay sau khi giành quyền lực từ nhà Nguyên, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1368 - 1399) đã lập tức ban hành chính sách “Hải Cấm” (Hai - chin) để nghiêm cấm toàn bộ thuyền buôn đến các cảng thị trong khu vực. Chính sách này được thực hiện một cách ráo riết với mục đích chính là ngăn ngừa sự quấy nhiễu của các nhóm hải tặc nguy hiểm đang hoạt động quanh vùng biển nam Trung Hoa và bảo vệ nền vương quyền non trẻ. Chu Nguyên Chương quy định cấm hoàn toàn không để bất kì một con thuyền từ đất liền đi ra biển [28, tr. 347]. Đồng thời, nhằm tăng cường uy thế của “thiên triều”, nhà Minh đã kết hợp chính sách Hải cấm với chính sách “triều cống” mà đối tượng hướng đến là các quốc gia “chư hầu”. Bằng cách áp dụng này, nhà Minh đã nắm quyền chủ động cùng một lúc cả ngoại giao và ngoại thương.8 Cùng với đó, nền sản xuất hàng hóa không bị trì trệ vì tình trạng đóng cửa mà vẫn tiếp tục phát triển và trở thành thế độc quyền của Trung Quốc so với các quốc gia khác trong khu vực. 8 Bên cạnh chính sách Hải Cấm, nhà Minh đồng thời ban hành chính sách triều cống đối với các nước chư hầu. Hàng năm, các nước chư hầu bên cạnh việc mang vật phẩm tiến cống thể hiện sự thần phục với triều đình nhà Minh thì họ có quyền đem theo các đoàn thương gia để buôn bán, trao đổi hàng hóa một cách công khai. Giới nghiên cứu gọi đây là hiện tượng “Thương mại triều cống”. [4, tr. 74]. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan