Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Người phụ nữ trong văn hóa hồi giáo qua kinh qur’an và văn học ả rập...

Tài liệu Người phụ nữ trong văn hóa hồi giáo qua kinh qur’an và văn học ả rập

.PDF
25
589
110

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA HỒI GIÁO QUA KINH QUR’AN VÀ VĂN HỌC Ả RẬP Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 62.31.70.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 2 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng phát triển của đa văn hóa và hội nhập văn hóa hiện nay, việc tìm hiểu văn hóa của các dân tộc trên thế giới ngày càng trở thành một yêu cầu cấp thiết. Cùng với Phật giáo và Kitô giáo, Hồi giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới với rất nhiều tín đồ, nhưng nghiên cứu văn hóa Hồi giáo ở Việt Nam vẫn còn là những điều mới mẻ. Hiện tại, ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Vấn đề về phụ nữ Hồi giáo trên thế giới hiện nay đang là một vấn đề khá nhạy cảm và gây ra những cuộc tranh luận chưa có hồi kết giữa các trường phái có quan điểm đối lập nhau. Nghiên cứu người phụ nữ trong thế giới Hồi giáo Ả rập từ trước đến nay chưa được giới khoa học trong nước quan tâm, thêm vào đó các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu từ góc độ xã hội học, sử học, dân tộc học, tôn giáo học, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu ở góc độ văn hóa học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong phạm vi tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh mà người viết bao quát được, chúng tôi tiến hành phân chia tài liệu tham khảo thành bốn mảng nội dung chính gồm: (1) Các công trình nghiên cứu về văn hóa Hồi giáo Ở Việt Nam cho đến nay đã có các tài liệu, công trình liên quan đến đề tài như : Bán đảo Ả rập của Nguyễn Hiến Lê (1994), Islam Hồi giáo của nhóm tác giả Nguyễn Đức, Thế Trường, Lê Yên (2002), Đạo Hồi và thế giới Ả rập của Nguyễn Thọ Nhân (2004), v.v… Ở các nước phương Tây có các công trình sau: History of the Arabs (Lịch sử dân tộc Ả rập) của Hitti Philip (1961), Lịch sử văn minh Ả rập của Will Durant (1975), Tìm hiểu các nền văn minh thế giới của Fernand Braudel (1992), Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây của Lewis Bernard (1995), Question de Geopolitique (Các vấn đề đ ịa chính trị) của Yves Lacoste (1998), v.v.. 3 Các công trình ở Việt Nam và nước ngoài chủ yếu nghiên cứu về (1) lịch sử Hồi giáo, sự ra đời, sự hình thành và phát triển đế quốc Hồi giáo; và (2) văn hóa và văn minh Ả rập – Hồi giáo. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu tổng quan về văn hóa Hồi giáo nhưng các tác giả cũng đã đề cập phân tích khá sâu vai trò, vị trí người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo. (2) Các công trình nghiên cứu về nữ quyền Hồi giáo Ở Việt Nam: Các bài viết “Địa vị của người phụ nữ trong thế giới Hồi giáo” của Nguyễn Văn Dũng (2005) và “Quyền phụ nữ ở các nước theo đạo Hồi” của Nguyễn Trọng Quang (2006), “Phụ nữ, tôn giáo và vấn đề phát triển” của Nguyễn Xuân Nghĩa (2005, 2006), v.v.. Ở nước ngoài: Khai sinh khuynh hướng nhận thức mới về phụ nữ, với tư cách là nữ tín đồ Hồi giáo viết về phụ nữ Hồi giáo, trong Muslim Women (Phụ nữ Hồi giáo) Freda Hussain (1984) đã thu thập những bài thuyết trình của nhiều tác giả và biên tập lại. Bên cạnh đó còn có các công trình như Feminism and Religion (Nữ quyền và tôn giáo) của Rita M. Gross (1997), Feminist Anthropology – Past, Present, and Future (Nhân học nữ quyền – quá khứ, hiện tại và tương lai) của Pamela L. Geller (2007), v.v… (3) Các công trình nghiên cứu về kinh Qur’an và người phụ nữ Hồi giáo trong kinh Qur’an Ở nước ngoài , những công trình nghiên cứu về kinh Qur’an, chủ yếu nghiên cứu về ngôn ngữ, văn phong được thể hiện trong kinh Qur’an. Những công trình nghiên cứu về người phụ nữ Hồi giáo trong kinh Qur’an, ở Việt Nam hướng nghiên cứu này mới chỉ là các bài viết biệt lập, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu. Tài liệu ngoại văn thuộc nhóm chủ đề này , có các công trình Women in the Qur’an, Traditions, and Interpretation (Phụ nữ trong kinh Qur’an, truyền thống và sự giải mã) , tác giả Barbara Freyer Stowasser (1996), Believing Women in Islam (Đức tin của phụ nữ trong đạo Hồi), tác giả Asma Barlas (2002). Các tác giả đều tập trung vào vấn đề đang gây khá nhiều tranh cãi về nội dung trong kinh Qur’an, đó là kinh Qur’an có thừa nhận và ủng hộ sự tự do của phụ nữ hay không? 4 (4) Các công trình nghiên cứu người phụ nữ Hồi giáo qua văn học Ả rập. Cả trong nước và ngoài nước hầu như chưa có công tr ình nghiên cứu chuyên sâu nào Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể thấy những công trình, những bài viết liên quan đến phụ nữ Hồi giáo Ả rập trên thế giới là khá phong phú, song tài liệu xuất bản ở Việt Nam không nhiều. Ở Việt Nam, vấn đề người phụ nữ Hồi giáo chỉ được giới thiệu trong khuôn khổ những dạng bài viết biệt lập, thiếu sự tiếp cận mang tính liên ngành, chưa có công trình đư ợc in thành sách. Trên thực tế, cả ở nước ngoài và Việt Nam từ góc nhìn văn hóa, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này một cách có hệ thống và toàn diện. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích: Từ góc nhìn văn hóa h ọc, nghiên cứu người phụ nữ Hồi giáo qua các nguồn tư liệu kinh Qur’an và văn học Ả rập để làm rõ địa vị, vai trò, tâm hồn, khát vọng của người phụ nữ Hồi giáo Ả rập; tìm hiểu những nguyên nhân lịch sửxã hội ảnh hưởng, tác động đến đời sống và phẩm cách của họ. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu địa vị, vai trò người phụ nữ Hồi giáo Ả rập trong các quan hệ gia đình, xã h ội, qua đó, làm nổi bật văn hóa giới trong quan hệ với văn hóa tôn giáo ở khu vực này. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát kinh Qur’an và một số tác phẩm văn học, liên hệ thực tế văn hóa Hồi giáo Ả rập, chủ yếu liên quan các nước Ả rập Saudi, Bahrain, Kuwait, Qatar, Oman, Yemen, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), qua quá trình hình thành, phát triển văn hóa Hồi giáo, từ thời kỳ Hồi giáo ra đời cho đến thời kỳ hiện đại ngày nay. 4. Khung lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu, p hương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Khung lý thuyết theo hướng tiếp cận địa văn hóa, sử văn hóa; vận dụng các lý thuyết văn hóa: tiến hoá luận (Evolutionism), chức năng luận (Functionism), chủ nghĩa v ật chất văn hoá (Cultural materialism), cấu trúc luận (Contructionism), quá trình luận (Processualism/ Transactionalism), nữ quyền luận (Feminism) để tìm hiểu vấn đề. 5 Giả thuyết nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề chủ yếu: ảnh hưởng của yếu tố địa văn hóa, lịch sử văn hóa dân tộc và khu vực đối với sự phân biệt vai trò giới trong xã hội Hồi giáo Ả rập; Kinh Qur’an với tư cách điển chế tôn giáo, chính trị, đạo đức của Hồi giáo thể hiện sự phân biệt giới trong nhiều lĩnh vực của quan hệ gia đình và xã h ội; Qua văn học dân gian và văn học hiện đại Ả rập có thể thấy sự phản ánh chân thực cuộc sống, tính cách cũng như khát v ọng của người phụ nữ Hồi giáo từ truyền thống tới hiện đại; Với ảnh hưởng phương Tây, văn hóa Hồi giáo Ả rập có những biến đổi khá quan trọng trong nhiều lĩnh vực về quan hệ giới. Phương pháp nghiên cứu: vận dụng các phương pháp hệ thống, phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu văn bản. Tư liệu khảo sát chính là kinh Qur’an, Ngàn lẻ một đêm, các tác phẩm văn học hiện đại; chúng tôi khái quát vấn đề người phụ nữ qua tiến trình lịch sử; phân tích, lý giải địa vị, vai trò của người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo Ả rập và làm nổi bật những đặc điểm riêng biệt qua so sánh với người phụ nữ trong văn hóa Phật giáo và Ki tô giáo. 5. Kết quả và đóng góp của luận án Về giá trị khoa học: (1) Góp phần nghiên cứu văn hóa Hồi giáo Ả rập, vấn đề vốn chưa được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. (2) Đóng góp tri thức, phương pháp, lý lu ận cho hướng nghiên cứu văn hóa giới trong quan hệ với văn hóa tôn giáo. Về giá trị thực tiễn: (1) Luận án góp phần tìm hiểu vai trò, vị trí người phụ nữ Hồi giáo Ả rập, nhận định, đánh giá những vấn đề liên quan đến giới và trào lưu nữ quyền, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. (2) Kết quả nghiên cứu có thể trở thành tư liệu tham khảo cho học phần văn hóa Hồi giáo, văn hoá giới, văn hoá tôn giáo. 6. Kết cấu và qui cách trình bày luận án: Phần chính văn: Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, luận án có 3 chương: 6 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn, trình bày khung lý thuyết nghiên cứu và xác định hệ tọa độ văn hóa Hồi giáo Ả rập. Chương 2: Người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo Ả rập qua kinh Qur’an, khảo sát kinh Qur’an như một điển chế tôn giáo, chính trị, luật pháp, đạo đức quy định địa vị, bổn phận người phụ nữ trong các thiết chế gia đình và xã hội. Chương 3: Người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo qua văn học Ả rập phân tích tập truyện dân gian Ngàn lẻ một đêm và một số tác phẩm văn xuôi hiện đại, cho thấy sự phản ánh chân thật cuộc sống, phẩm chất, khát vọng của người phụ nữ. Phần tài liệu tham khảo 14 trang gồm 177 tài liệu; Phần tư liệu khảo sát 1 trang gồm 10 tài liệu; Phần phụ lục 85 trang gồm 3 phụ lục. Cách thức ghi dẫn nguồn: Phần dẫn nguồn, chúng tôi đặt ngay sau ý hoặc đoạn trích dẫn, chúng tôi thống nhất cách ghi trích dẫn theo phương thức: [tên tác giả năm xuất bản: số trang], chẳng hạn [Nguyễn Thọ Nhân 2004 : 45]. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Giới và nghiên cứu giới trong văn hóa (a). Khái niệm về giới (gender), phụ nữ (woman, female), nữ quyền (feminism) Giới ( Gender): được sử dụng như một thuật ngữ chỉ sự khác biệt của từng giới. Từ góc độ văn hoá học, Chris Barker định nghĩa “ Giới là sản phẩm của một phức hợp rộng, gồm các tập tục, phong tục phổ biến và những khuôn mẫu của một nền văn hóa đặc thù. Đặc trưng và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã hội được định hình, quy định bởi yếu tố văn hóa – xã hội” [Barker Chris 2004: 73]. Phụ nữ (female, woman): từ phụ nữ là từ chỉ giống cái của loài người. Trong ngôn ngữ, thông thường từ phụ nữ thường được chỉ chung cho loài người thuộc giống cái mà không cần đề cập đến tuổi t ác. Phụ nữ là một bộ phận cơ bản của việc phân chia phạm trù giới, là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của lý thuyết nữ 7 quyền. Nữ quyền (feminism): Theo từ điển nghiên cứu văn hoá, “Nữ quyền được xem như một phong trào chính trị và xã hội, tìm hiểu vị trí và những lợi ích của người phụ nữ trong xã hội. Chủ nghĩa nữ quyền không thừa nhận mẫu văn hóa chia khả năng của con người thành đặc điểm nam tính và nữ tính và tìm cách xóa bỏ mọi bất lợi trong xã hội mà phái nữ thường gặp” [Barker Chris 2004: 69]. (b). Vấn đề giới trong văn hoá Giới là yếu tố thuộc bản thể người, bao gồm cấu trúc sinh học thuộc bản chất tự nhiên và cấu trúc tinh thần mang ảnh hưởng của văn hóa – xã hội. Việc xác định sự khác biệt sinh học giữa cơ thể nam và nữ như một thực thể tồn tại tự nhiên, có ý nghĩa quan tr ọng trong nghiên cứu về giới. Những dữ kiện này là cơ sở thiết yếu để nhận thức về nữ và nam. Quan trọng hơn chính là những giá trị văn hoá người ta gán cho sự khác biệt giữa nam và nữ “không phải là sinh lý học: các dữ kiện sinh học mang những giá trị mà con người quy cho chúng, thì đúng hơn [Beauvoir Simone 1996: 47]. Trần Ngọc Thêm cho rằng, sự phân biệt nam nữ khác nhau qua các loại hình văn hóa. Trong khi quan điểm Ortner cho rằng coi thường nữ giới là vấn đề mang tính phổ quát qua mọi nền văn hóa. Như vậy sự phân biệt giới là sản phẩm của tiến trình xã hội hóa. Sự khác biệt giữa nam và nữ vừa xuất phát từ tự nhiên vừa ảnh hưởng bởi quy định của xã hội. Cơ chế sinh học là điểm khởi phát và định hướng, các khuôn mẫu, quy tắc, giá trị chuẩn mực trong xã hội là điều kiện hình thành và phát triển. (c). Nghiên cứu nữ giới từ góc nhìn văn hóa học Phôi thai từ phong trào đấu tranh vì quyền bình đẳng, giải phóng phụ nữ khỏi mọi áp bức trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v... Lý thuyết nữ quyền đã được xem như là một lĩnh vực nghiên cứu mới của khoa học xã hội, với nhiều công trình khoa học mang tính lý luận cao, tạo thành các luồng tư tưởng, lý luận khác nhau về vấn đề giới, vấn đề nữ quyền, có thể kể đến một số lý thuyết nữ quyền nổi bật nhất như: thuyết nữ quyền giải phóng phụ nữ (Liberal Feminism), thuyết nữ quyền Macxit (Maxist Feminism), thuyết nữ quyền phân tâm 8 học (Psychoanalytic Feminism), thuyết nữ quyền hậu hiện đại (Post - modern Feminism), thuyết nữ quyền thiểu số (Minority Feminism), v.v… Theo sự phát triển của trào lưu nữ quyền, phong trào nữ quyền Hồi giáo (Islam feminism) cũng ra đời. Mục đích của thuyết nữ quyền Hồi giáo là đòi quyền bình đẳng giới giữa những người theo đạo Hồi trong đời sống cá nhân và cộng đồng trên nền tảng giáo lý Hồi giáo. Chủ trương của phong trào này là đi tìm trong kinh Qur’an những lời răn dạy về bình đ ẳng giới và xác định lại lời giải thích về chế độ nam quyền xuất phát từ kinh Qur’an, lời tiên tri của Mohammed và luật Sharia, để hướng đến sự sáng tạo một xã hội bình đẳng và công bình. 1.1.2. Tôn giáo và nghiên cứu tôn giáo trong văn hóa (a). Khái niệm tôn giáo (religion), tín ngưỡng (belief) Tôn giáo (religion): Có nhiều quan điểm, nhiều k hái niệm khác nhau về tôn giáo, chúng tôi sử dụng định nghĩa của Chris Barker: “Tôn giáo là một hệ thống các hành động và những sự tương tác lẫn nhau trên nền tảng các niềm tin văn hóa được sẻ chia về sức mạnh siêu nhiên linh thiêng. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn hoá khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội/ tôn giáo khác nhau” [Barker Chris 2004: 238]. Tín ngưỡng (belieft): Tín ngưỡng và tôn giáo là hai khái niệm khác nhau. Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng được thể hiện qua cấu trúc của hệ thống tôn giáo với năm yếu tố cấu thành: Thần phả, giáo lý, nghi lễ, cơ sở tôn giáo, tổ chức tôn giáo. (b). Văn hóa tôn giáo (religious culture) Văn hóa tôn giáo là một hình thức đặc thù của văn hóa nói chung. Một mặt văn hóa tôn giáo phải có những tính chất, đặc trưng của tôn giáo như sự phản ánh hiện thực chủ quan, ảo tưởng, biến cái tự nhiên thành siêu nhiên, biến hiện thực thành thần thánh; Mặt khác, văn hóa tôn giáo lại tương thích với văn hóa nói chung theo phương thức tồn tại và biểu hiện kết quả hoạt động con người như các thành tố và loại hình văn hóa. Như vậy, có thể xem văn hóa tôn giáo là một loại 9 hình văn hóa đặc thù, bao gồm những giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của cộng đồng người, những giá trị này được hình thành trong đ ời sống tôn giáo. Tôn giáo là một thành tố của văn hóa, là cơ sở, là chiều sâu trong đời sống tinh thần của con người. Tôn giáo và văn hóa có mố i liên hệ mật thiết với nhau. Tôn giáo dựa vào truyền thống văn hóa, xây dựng các chuẩn mực, các nguyên tắc ứng xử, các khuôn mẫu bắt buộc mang tính thiêng liêng. Còn truyền thống văn hóa tạo ra tính ổn định nội tại và tính phản kháng lại những tác động bê n ngoài. (c) Nghiên cứu tôn giáo từ góc nhìn văn hóa học Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu văn hóa học tôn giáo ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Mục đích của các nhà nghiên cứu văn hóa tôn giáo tìm ra những điểm giao thoa hoặc sự kết hợp giữa tôn giáo và văn hóa, để tạo nền móng cho một ngành khoa học mới, đó chính là văn hóa học tôn giáo. Các nhà nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa học tôn giáo như: James Frazer (1854 – 1941), Bronisław Kasper Malinowski (1884-1942), Christopher Dawson (1889 – 1970), Arnold Joseph Toynbee (1889 – 1975), Ernst Cassirer (1873 – 1945) … Tôn giáo là một hiện tượng văn hóa, vì th ế tôn giáo phải là một bộ phận của văn hóa. Mối quan hệ tôn giáo và văn hóa chính là quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể; giữa tiểu hệ thống và hệ thống. Tôn giáo luôn chịu sự chi phối và ảnh hưởng bởi văn hóa, ngược lại tín ngưỡng tôn giáo cũng ảnh hưởng rất lớn đến hình thức văn hóa của xã hội, vì vậy khi nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến sự phát triển của xã hội, phải nghiên cứu bắt đầu từ mối quan hệ nội tại giữa tôn giáo và văn hóa. 1.1.3. Quan hệ giới và tôn giáo trong văn hóa Giới được xem là vấn đề khá nổi cộm trong các tổ chức tôn giáo. Cả ở năm thành tố của tôn giáo: Thần phả, giáo lý, nghi lễ, cơ sở tôn giáo, tổ chức tôn giáo đều liên quan, cách này hay cách khác với quan hệ giới. Nhìn lướt qua, có vẻ các tôn giáo lớn trên thế giới như Ki tô giáo, Phật giáo, Hồi giáo đều ít nhiều xem thường phụ nữ. Vì vậy, trong các xã hội có sự phân biệt 10 giới và phân tầng giới, tôn giáo được sử dụng để lý giải sự phân biệt này thông qua việc thần thánh hóa. Nhìn chung, từ giáo lý, kinh điển đến sự luận giải, vận dụng thực tế cũng thường có khác biệt và biến chuyển qua thời gian. Trong quá trình phát triển của những xã hội nam quyền, các lý thuyết tôn giáo này đều được lý giải theo hướng có lợi với nam giới, thậm chí nhiều nền văn hóa, nhiều giai đoạn lịch sử, những lý giải này gây bất lợi cho phụ nữ. 1.2. Người phụ nữ trong hệ tọa độ văn hóa Hồi giáo Ả rập 1.2.1. Không gian văn hóa Ở Ả rập, sa mạc như yếu tố thống lĩnh môi trư ờng và có tác động quyết định mọi mặt lịch sử, xã hội, chính trị, tôn giáo, văn hóa một cách rõ ràng nhất. Xem xét sa mạc trong quan hệ với ốc đảo, biển cả và thành phố đã giúp chúng tôi có cơ sở để giải thích yếu tố địa văn hóa có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phân biệt vai trò giới trong xã hội Hồi giáo Ả rập. 1.2.2. Chủ thể văn hóa Theo quan điểm thống nhất của các nhà khoa học hiện nay thì lịch sử của người Ả rập phát nguyên từ phía Bắc bán đảo Ả rập. Trước khi Hồi giáo ra đời, người Ả rập cổ xưa đã cư trú ở phía Bắc bán đảo Ả rập hàng nghìn năm trước. Từ điển Encyclopedia of Cultural Anthropology định nghĩa: “Người Ả rập là người nói tiếng Ả rập, coi mình là người Ả rập, là những cư dân sống trên bán ảo Ả rập từ xa xưa đến ngày nay. Ngoài ra còn có những dân tộc gần với người Ả rập về nguồn gốc tổ tiên, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa” [Gwinn R. P. 1985: 27]. Văn hóa Ả rập là nền văn hóa duy nhất có hai tôn giáo trên thế giới: Ki tô giáo và Hồi giáo. Cộng đồng Ả rập là cộng đồng văn hóa khu vực duy nhất dùng chung một ngôn ngữ thống nhất và duy nhất đó là tiếng Ả rập. Như vậy, người Ả rập là chủ thể chính của nền văn hóa Hồi giáo Ả rập. 1.2.3. Thời gian văn hóa Hồi giáo ra đời trong bối cảnh, xã hội, kinh tế trên bán đảo Ả rập ở trình độ thấp, phân tán; chính trị, quân sự loạn lạc; tín ngưỡng đa thần giáo thờ ngẫu tượng cũng rất phổ biến. Trước tình hình loạn lạc đó, sự ra đời của Hồi giáo đã đáp ứng 11 nhu cầu của nhân dân bán đảo Ả rập, cần có một tôn giáo thống nhất niềm tin, tập trung sức mạnh tinh thần của Ả rập. Lịch sử hình thành và phát triển Hồi giáo thể hiện qui luật về sự liên kết chặt chẽ giữa pháp quyền và thần quyền, giữa chính trị và tôn giáo. Mohammed đã thành lập Nhà nước Ả rập thống nhất đầu tiên trên toàn bán đảo. Hồi giáo đã trở thành tôn giáo thống trị ở bán đảo và tác động đến mọi mặt của nền văn hóa Ả rập. Sự xuất hiện và bành trướng của Hồi giáo trong thế kỷ thứ VII hung bạo, dữ dội như một cơn lốc xoáy khiến cho cả thế giới phải kinh hoàng. Sau một thế kỷ rưỡi chinh chiến, đến giữa thế kỷ VIII, Hồi giáo đã hình thành một đại đế quốc nằm vắt ngang ba châu lục Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Từ thế kỷ XIX đến nay, chính trị và thương mại phương Tây là những yếu tố chính tác động đến văn hóa Ả rập. Trong các lĩnh vực khoa học, thông tin đại chúng, giáo dục, tư tưởng giải phóng phụ nữ và thể chế pháp luật hiện đại kiểu phương Tây đã nhanh chóng phát triển ở Ả rập. 1.2.4. Cốt lõi văn hóa Cốt lõi văn hóa tư tư ởng Hồi giáo là giáo lý cơ bản của Hồi giáo và kinh Qur’an, được cấu thành bởi sáu trụ cột của đức tin và năm nghĩa v ụ của các tín đồ Hồi giáo. Hồi giáo đơn giản trong nghi thức, đơn giản trong giáo lý và vô cùng trực quan trong các khái niệm về thiên đàng, địa ngục. Tất cả những điều cần làm trong cuộc sống đều đã đư ợc gói gọn trong sáu niềm tin và năm bổn phận của Hồi giáo, trong đó nổi bật lên trên hay chìm sâu dưới đáy hay ẩn ở đằng sau cũng chỉ một ý duy nhất: phục tùng Đấng tối cao Allah để cùng đạt đến sự thống nhất tuyệt đối của thế giới Hồi giáo. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, chúng tôi đã t ập trung vào những nội dung chính sau: 1. Ở phần cơ sở lý luận, chúng tôi xác định luận án sẽ được triển khai theo hướng nghiên cứu nữ giới đứng trên quan điểm chung của văn hóa học để nhận thức tôn giáo và giới trong tôn giáo. 12 2. Phần cơ sở thực tiễn, chúng tôi tiến hành định vị người phụ nữ trong hệ toạ độ văn hóa Hồi giáo Ả rập theo cấu trúc tọa độ, bao gồm không gian - chủ thể thời gian, nhằm mục đích làm sáng rõ những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề quan hệ giới trong văn hóa Hồi giáo Ả rập. CHƯƠNG 2 NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA HỒI GIÁO Ả RẬP QUA KINH QUR’AN 2.1. Kinh Qur’an và sự phản ánh thực tại văn hóa, tinh thần văn hóa Ả rập 2.1.1. Kinh Qur’an như một điển chế tôn giáo, chính trị, luật pháp, luân lý Hồi giáo Kinh Qur’an là bộ kinh thánh do Allah khải thị cho Nhà tiên tri Mohammed. Kinh Qur’an không đơn thuần chỉ là kinh Thánh, mà còn là bộ luật, có tác dụng và ảnh hưởng trong việc thống nhất bán đảo Ả rập, truyền bá Hồi giáo, có ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ, văn học và toàn bộ nền văn hoá Hồi giáo Ả rập. 2.1.2. Kinh Qur’an trong sự áp dụng thực tế Ngày nay, kinh Qur’an vẫn giữ nguyên giá trị như là bản Hiến pháp bất hủ ở nhiều quốc gia Hồi giáo. Tuy nhiên, những điều được ghi trong kinh Qur’an không hoàn toàn đầy đủ để giải quyết tất cả các vấn đề quốc gia và xã hội. Vì vậy, hiện nay, trong các xã hội Hồi giáo Ả rập, Hiến pháp Hồi giáo đặt nền tảng cho hệ thống chính quyền dựa theo luật Sharia (luật Hồi giáo). Luật Sharia gồm bốn thành tố là kinh Qur’an1, kinh Sunna (Hadiths)2, Idjmá3 và Qiyás4 [Awde N. 2000: 138]. 1 Kinh Qur’an là thành tố đầu tiên mang tính chất chủ đạo của luật pháp, nguồn luật cao nhất của Luật Hồi giáo, được coi là những lời của Thánh Allah tiết lộ cho tiên tri Mohammed (570-632) 2 Kinh Sunna chứa đựn g những lời dạy bảo của tiên tri Mohammed và những giai thoại, những câu chuyện (gọi là Hadith) về Nhà tiên tri và các tín đồ của mình đã sống một cuộc sống phù hợp với trật tự tôn giáo được quy định trong kinh Qu’ran 13 2.2. Người phụ nữ tro ng những quan hệ gia đình qua kinh Qur’an 2.2.1. Quan hệ cha mẹ - con cái Kinh Qur’an qui định không phân biệt nam nữ, kinh Qur’an phản đối kịch liệt việc chôn sống các bé gái ở thời kỳ Tiền Hồi giáo. Nhưng trong các xã hội Hồi giáo Ả rập, sự phân biệt giữa con trai và con gái, giữa con dâu và con rể vẫn được thể hiện khá rõ trong tư duy nh ận thức của người Hồi giáo Ả rập từ trước đến nay. Tư tưởng phân biệt này đã phát sinh t ừ xa xưa, ảnh hưởng của những tập tục, những qui định của văn hóa – xã hội từ thời kỳ tiền Hồi giáo [Awde N. 2000: 122]. Đối với Hồi giáo, hình tượng người mẹ không chỉ gắn với ý niệm chung của nhân loại về sự thiêng liêng, cao cả, mà còn đ ặt vai trò quan trọng của người mẹ trong phạm vi ảnh hưởng của sự tôn kính cùng với Allah, Allah – Đấng tạo hóa, người mẹ - Đấng sinh thành. Nhưng thực tế, người mẹ trong xã hội Hồi giáo Ả rập là một nạn nhân của những quan niệm đạo đức, luân lý đời thường hoặc những cổ mẫu, biểu tượng sự thống trị và áp chế của nam giới. 2.2.2. Quan hệ vợ - chồng Giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời người phụ nữ khi bước sang cuộc sống ở nhà chồng được đánh dấu bằng hôn nhân. Từ xưa, hôn nhân được xem là chuyện quan trọng của cả cuộc đời con người, thế nhưng, đa số phụ nữ Hồi giáo Ả rập không thể tự chọn cho mình người bạn đời trong tương lai. Tình dục là vấn đề được Hồi giáo xem trọng trong quan hệ vợ chồng; vấn đề đa thê, ngoại tình, ly hôn và quyền thừa kế của người phụ nữ được qui định trong kinh Qur’an cũng gây nhiều ý kiến tranh cãi trong Hồi giáo, thực sự đây là những qui định bất bình đẳng đối với người phụ nữ. 3 Idjimá là những vấn đề về con người và chính trị mà các nhà học giả pháp lý đạo Hồi bàn luận. Khi những vấn đề đó đạt được sự thống nhất, chúng được giải thích là Idjimá. Idjimá ra đời trên cơ sở sự thống nhất về quan điểm pháp luật của các học giả pháp lý đạo Hồi. 4 Qiyaslà án lệ được tuyên bởi thẩm phán cấp cao. Các thẩm phán của các nước theo Luật Hồi giáo có thể sử dụng tiền lệ pháp đó để giải quyết một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc đó không được đề cập trong kinh Qu’ran, kinh Sunna và Idjmá 14 2.3. Người phụ nữ trong những quan hệ xã hội qua kinh Qur’an 2.3.1. Tôn giáo, tín ngưỡng So sánh ở cả ba tôn giáo lớn Phật giáo, Hồi giáo và Ki tô giáo về cơ bản đều được xem là những tôn giáo mang tính nhân văn, ít có sự phân biệt giữa nam và nữ. Nhưng trên thực tế, nữ giới vẫn ở vị trí thứ hai, giữ vai trò thứ yếu, bởi vì tình hình giới trong đời sống tín đồ của các tôn giáo này còn chịu sự tác động bởi các luật tục, các yếu tố văn hóa, các thiết chế của xã hội, v.v… 2.3.2. Giáo dục Kinh Qur’an qui định không phân biệt nam nữ trong việc tiếp thu kiến thức, nhưng vấn đề giáo dục đối với phụ nữ ở xã hội Hồi giáo lại chỉ nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục đạo đức là chủ yếu, không chú ý đến phát triển tri thức. Do những chuẩn mực, tập quán xã hội đã qui đ ịnh, vai trò của phụ nữ Hồi giáo Ả rập trong giáo dục bên ngoài xã hội chưa được thể hiện rõ. Mặc dù một số nước Hồi giáo đã đạt được một số tiến bộ đối với phụ nữ trong việc giáo dục, nhưng để đạt được mục đích giành quyền tự chủ cho phụ nữ vẫn gặp phải sự phản kháng trong một vài xã hội. 2.3.3. Kinh tế Do mức sống đòi h ỏi ngày càng cao, nên những thu nhập thêm từ nguồn dệt thảm, chế biến nông sản thì không đủ. Hơn nữa, số lượng phụ nữ ly hôn không đi tiếp bước nữa và những phụ nữ không lập gia đình ngày càng tăng. Chính vì vậy, hàng ngàn phụ nữ đạo Hồi đã b ắt đầu tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, nhưng với luật lệ không được tiếp xúc với nam giới lạ mặt khiến cho công việc kinh doanh của họ không thể phát triển như của nam giới. Mặc dù hiện nay số lượng nữ chiếm đa số trong các sinh viên đại học, nhưng số lượng phụ nữ đi làm ngoài xã hội chỉ khoảng 15% - một trong những mức thấp nhất trên thế giới 5. Sự phân biệt giới của chế độ gia trưởng dựa trên việc diễn giải luật Hồi giáo đã loại phụ nữ ra khỏi nhiều lĩnh vực ngoài xã hội, kể cả công việc bán lẻ nơi mà phụ nữ phải giáp mặt với đàn ông. 5 http://www.voatiengviet.com/content/saudi-women-09-29-2011-130797358/910544.html 15 2.3.4. Chính trị Trong đạo Hồi, phụ nữ có quyền tham gia vào các cơ cấu chính trị. Nhưng những qui định về phụ nữ trong kinh Qur’an không rõ ràng đã gây ra hai quan điểm đối lập nhau: một ủng hộ sự tham gia của phụ nữ trong cơ cấu chính trị, một không ủng hộ. Đóng góp của phụ nữ có ý nghĩa to l ớn đối với sự phát triển của xã hội, nên ngày nay phụ nữ được xem là những người giữ vai trò quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa. Tuy vấn đề giải phóng phụ nữ ở Ả rập vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của của một số phần tử Hồi giáo chính thống, nhưng trong xã hội Hồi giáo Ả rập vai trò, vị trí người phụ nữ cũng đã đạt được một số thay đổi đáng kể. Cụ thể là những phụ nữ Hồi giáo Ả rập có trình độ học vấn cao đã tham gia vào các ho ạt động pháp luật, chính trị. Trong lĩnh v ực chính trị, 12 người phụ nữ Hồi giáo Ả rập đã đư ợc vinh danh trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực của Ả rập năm 2012. Tiểu kết chương 2 Ở chương 2, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo Ả rập qua kinh Qur’an, khảo sát kinh Qur’an như một điển chế tôn giáo, chính trị, luật pháp, đạo đức quy định địa vị, bổn phận người phụ nữ trong các thiết chế gia đình và xã hội. Gia đình và sinh hoạt trong gia đình là một trong những môi trường thể hiện quan hệ giới một cách rõ nét nhất. Hồi giáo khẳng định không có sự phân biệt nam nữ, trong quan hệ gia đình , sự phân biệt giới chính là sản phẩm của chế độ gia trưởng. Sự thay đổi từ trong nhận thức, trong tư tưởng đã trở thành kim chỉ nam giúp người phụ nữ mạnh dạn bước ra ngoài xã hội, tham gia các hoạt động tổ chức xã hội trong các lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, chính trị, pháp luật… Người phụ nữ Hồi giáo Ả rập đã chứng tỏ khả năng của mình không thua kém gì nam giới ở những lĩnh vực mà trước đây chỉ giành cho nam giới, dần dần họ cũng đã n ắm giữ một số vị trí quan trọng trong bộ máy tổ chức nhà nước như Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, Thứ trưởng Bộ Giáo dục v.v... 16 CHƯƠNG 3 NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA HỒI GIÁO QUA VĂN HỌC Ả RẬP 3.1. Quan hệ văn học - văn hóa và hướng nghiên cứu văn hóa - văn học Quan hệ văn hóa và văn học được coi là quan hệ tương hỗ. Nghiên cứu văn hóa thì văn học được coi như một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn hóa, cũng là m ột kiểu tài liệu… Như vậy, văn hóa là một tổng thể, một hệ thống, bao gồm nhiều yếu tố trong đó có văn học. Văn hóa chi phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận” [Đỗ Lai Thúy 2006: 25]. Văn hóa học là ngành khoa học ra đời muộn, còn khá non trẻ, nhưng cũng đã có những đóng góp quan trọng đối với lĩnh vực nghiên cứu văn học. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu từ hướng tiếp cận văn hóa – văn học, lấy văn học làm tư liệu góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm văn hóa, bản sắc văn hóa của dân tộc. 3.2. Người phụ nữ trong văn học dân gian Ả rập qua Ngàn lẻ một đêm 3.2.1. Ngàn lẻ mộ t đêm và sự phản ánh thực tại văn hóa, tinh thần văn hóa Ả rập Ngàn lẻ một đêm (Alf Laila wa laila) – tác phẩm văn học dân gian đồ sộ và nổi tiếng của Ả rập, có nguồn gốc lâu đời trên đất nước của các hoàng đế Ả rập thời cổ, được bổ sung qua nhiều thế kỷ bằng kho tàng truyện cổ dân gian của các nước trong hệ ngôn ngữ Ấn – Âu [Đỗ Đức Hiểu 1984: 1061]. Ngàn lẻ một đêm tập hợp những câu chuyện có không gian, thời gian khác nhau. Kể từ khi được định hình và giữ nguyên dạng ở Ai Cập thời Đế quốc Hồi giáo Ả rập, từ thế kỷ IX đến thế kỷ XII, tác phẩm Ngàn lẻ một đêm được lưu truyền cho tới ngày nay, sau khi đã tr ải qua biết bao thời gian và không gian, được tập thể nhân dân hoặc cá nhân học giả trau chuốt, gọt giũa, bổ sung hoặc loại bỏ từ từ ngữ, tình tiết … cho đến nội dung cốt truyện nhằm đạt mục đích theo ý của mình - mang sắc thái Hồi giáo, tôn giáo của sa mạc. Nhờ đó, nội dung và hình 17 thức của nó không ngừng biến đổi, ngày càng trở nên thi vị hơn, hấp dẫn hơn, phong phú hơn theo thời gian và không gian. Ngàn lẻ một đêm không chỉ là một tác phẩm văn học đơn thuần mà còn phản ánh hiện thực lịch sử - xã hội Ả rập thời trung cổ. Những câu chuyện trong Ngàn lẻ một đêm đều thể hiện ý tưởng sa mạc là nền tảng của xã hội Hồi giáo. Và gần như mọi hoạt động của thế giới Hồi giáo Ả rập đều diễn ra trên sa mạc. Có thể nói, tác phẩm Ngàn lẻ một đêm là pho truyện về sa mạc và của sa mạc. Ngàn lẻ một đêm chính là sản phẩm của Hồi giáo, bộc lộ đậm nét không khí và màu sắc Hồi giáo; thể hiện những giáo lý, giáo pháp của Hồi giáo. Ngàn lẻ một đêm là sự tích hợp những yếu tố Tiền Hồi giáo và Hồi giáo, chính thống và phi chính thống. Một mặt tác phẩm Ngàn lẻ một đêm phản ánh hiện thực thế giới Hồi giáo, nhưng mặt khác nó cũng như là m ột sự phản ứng chống lại những ràng buộc, những khắt khe của thần quyền và vương quyền để từ đó vực dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp, tiến tới khẳng định con người, ca ngợi cuộc sống và con người, đấu tranh cho quyền tự do và bảo vệ những nhu cầu thiết yếu của đời sống con người. 3.2.2. Ngoại hình và tính cách của các nhân vật nữ trong Ngàn lẻ một đêm Ngàn lẻ một đêm là tác phẩm được tạo ra từ cảm hứng ca ngợi người phụ nữ. Cái bóng của phụ nữ đã bao trùm lên cả thế giới Ngàn lẻ một đêm. Người phụ nữ trong Ngàn lẻ một đêm được ngợi ca với tất cả vẻ đẹp rạng rỡ của họ, giá trị của họ không chỉ nằm ở sắc đẹp mà còn ở trí tuệ và tâm hồn. Họ là những người đã làm cho cuộc sống sinh sôi, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp. Hình tư ợng của họ đã góp ph ần tăng thêm giá trị, sức hấp dẫn của tác phẩm Ngàn lẻ một đêm. 3.2.3. Số phận và khát vọng của các nhân vật nữ trong Ngàn lẻ một đêm Trong Ngàn lẻ một đêm, rất nhiều người đàn bà lẳng lơ, trắc nết, không chung thủy. Họ hành động theo những gì con tim mách bảo, đôi khi điều đó vượt khỏi giới hạn những qui phạm về đạo đức, xã hội. Nhưng vẫn có thể thông cảm cho họ, họ ngoại tình vì họ có một cuộc hôn nhân bất hạnh, vì họ cưới phải những ông chồng già đã cạn kiệt sinh lực, không có khả năng đáp ứng nhu cầu tình dục của 18 họ. Và phải chăng đây cũng là m ột sự phản kháng, đòi hỏi sự công bằng của những người phụ nữ trong Ngàn lẻ một đêm. Trong xã hội Hồi giáo Ả rập, người phụ nữ không dám sống đúng với bản năng ham muốn cũng như những khoái cảm do tình yêu mang lại, họ phải biết kiềm chế, biết tiết dục, tìm cách che giấu nó trong vỏ bọc của sự nghiêm trang, đứng đắn. Điều đó làm con người không thể phát triển một cách tự nhiên. Người phụ nữ trong Ngàn lẻ một đêm không còn ẩn mình bằng sự chế ngự và tự chế ngự, tất cả những xúc cảm tình dục được tái hiện một cách chân thực, mãnh liệt, cực đầy, cực đậm, thậm chí đến thái quá. Họ đã mư ợn Ngàn lẻ một đêm để được sống trong cuộc sống tự do đích thực của mình – tự do yêu đương, tự do hưởng thụ, tự do quan hệ… 3.3. Người phụ nữ trong văn học hiện đại Ả rập 3.3.1. Văn học hiện đại với những biến chuyển từ truyề n thống đến hiện đại của văn hóa Hồi giáo Ả rập Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá phương Tây, đã tạo nên một sự vận động mới trong văn hoá Hồi giáo Ả rập, văn học hiện đại cũng có nhiều biến chuyển. Thứ nhất, trào lưu phục hưng nền văn học Ả rập, xuất hiện chủ đề mới là các tác phẩm cổ vũ tinh thần liên Ả rập và giải phóng phụ nữ; Thứ hai, tiểu thuyết hiện đại Ả rập có diện mạo riêng trong tiểu thuyết văn học thế giới; Thứ ba, sự đóng góp của giới nhà văn nữ trên văn đàn Ả rập. So với văn học thời kỳ tiền Hồi giáo và Hồi giáo, văn học hiện đại đã có s ự thay đổi: phong phú về thể loại, tự do hơn trong sáng tác, sự xuất hiện của các nhà văn nữ ngày càng nhiều, hoạt động sáng tác của người phụ nữ đã chuyển động và có nhiều khởi sắc. 3.3.2. Số phận của các nhân vật nữ trong văn học hiện đại Ả rập Qua các tác phẩm văn học hiện đại được khảo sát, dấu ấn “chồng chúa vợ tôi” vẫn in hằn lên không khí ngột ngạt, đầy áp bức của chế độ gia trưởng. Sự áp bức, bất công của chế độ nam quyền đè nặng trên đôi vai những người phụ nữ Hồi giáo Ả rập - những nạn nhân của mọi tầng áp chế, từ gia đình cha mẹ đẻ, đến nhà 19 chồng, đến xã hội. Có thể nói, khi bóc trần thân phận người phụ nữ trong toàn bộ tính hiện thực của cuộc sống, các nhà văn đã thực hiện hành động đầu tiên trên hành trình tìm kiếm sự bình đẳng cho phụ nữ Hồi giáo bằng ý thức nữ quyền. Tiếng nói của họ - những người phụ nữ Hồi giáo Ả rập cần được nghe và chia xẻ sau bao nhiêu thế kỷ bị phong toả, bị kìm nén trong trạng thái câm lặng. Người phụ nữ cần được tôn trọng, cần được hiểu để đưa họ trở về đúng nghĩa v ới quyền con người. 3.3.3. Tính cách, khát vọng và nỗ lực vươn lên của các nhân vật nữ trong văn học hiện đại Ả rập Không phải lúc nào cũng cam chịu, đầu hàng số phận, những người phụ nữ đã đấu tranh, vượt thoát khoải những rào cản, những qui phạm đạo đức, mở ra một thế giới mới với những con người dám sống, dám hành động và dám yêu thương. Họ đã bất chấp mọi hiểm nguy, tính mạng, sự sống của gia đình, vư ợt lên trên cái chết, tỏ rõ ý chí bất khuất mãnh liệt đòi quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền làm người cho mình. Họ đã dũng c ảm đả phá những hủ tục, những quan niệm lỗi thời, những cách hành xử mất nhân tính… Cuộc sống đã đư ợc hồi sinh sau khi những người phụ nữ Hồi giáo trong các tác phẩm Nhẫn thạch, Ly hôn tuổi lên mười, Bị thiêu sống, Nô lệ, ... tìm thấy lại tâm hồn mình, và sự sống vẫn tiếp diễn theo qui luật của nó. Cuộc sống chính là như vậy đấy, con người không vượt qua được những qui luật muôn đời của tạo hóa. Nhưng con người có thể vượt qua được rất nhiều giới hạn để sống với một đời sống vẹn toàn. Mặc dù cuộc sống của con người là hữu hạn, nhưng ước mong của con người rất lớn. Vật chất có thể bị hủy hoại nhưng tinh thần của con người vẫn tồn tại. Bằng ý chí, nghị lực của mình, những người phụ nữ đã vư ợt qua cái chết để đến với một cuộc sống mới, ý nghĩa hơn, t ốt đẹp hơn. 3.3.4. Cái nhìn của các nhà văn nữ trong văn học hiện đại Ả rập Xuất phát từ chính cuộc đời mình, bản thân mình, hay những nỗi đồng cảm với những người phụ nữ, những tác giả nữ đã mư ợn tác phẩm làm mảnh đất để họ tái hiện lại thế giới của mình, của những người cùng giới. Theo Benac, những tác giả nữ thường có hai phản ứng tự nhiên gắn liền với hai mục đích cơ bản 20 - Thứ nhất, họ phản kháng lại chế độ xã hội bất công đã h ạ thấp và chà đạp lên những giá trị của mình đ ể đòi hỏi sự công bằng, bình đẳng bằng cách bộc lộ nỗi đau, sự thiệt thòi nhằm tìm kiếm sự chia xẻ cảm thông. - Thứ hai, người phụ nữ cất lên tiếng nói thể hiện, giãi bày, tiếng nói phản ánh chính thân phận bị bỏ quên hay bị phủ nhận của họ để khẳng định lại chính mình, tìm kiếm chính mình, đ ịnh nghĩa lại mình sau một hành trình bị đánh mất trong lịch sử nhân loại. [Henri Benac (Nguyễn Thế Công dịch) 2008: 54] Các tác giả không hướng đến việc mô tả cụ thể vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ như trong văn học dân gian, mà hướng đến phạm vi đề tài là cuộc sống đời thường. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhân vật nữ luôn giữ vị trí trung tâm trong tác phẩm nữ - sống và nhận thức về cuộc sống đời thường của mình. Sự xuất hiện của văn học nữ đã mang lại một nguồn cảm hứng mới, một diện mạo mới, một nguồn sinh lực đầy nữ tính đối với nền văn học Hồi giáo Ả rập. Thế giới đời thường hiện lên chân thực, gần gũi qua sự giãi bày, bộc bạch làm cho tác phẩm có sức lan truyền nội cảm mạnh mẽ, cuốn hút. Tính phức tạp, đa dạng của đời sống, của tư tưởng tôn giáo, của thể chế xã hội được phản ánh một cách chân thực đa diện. Người đọc, đặc biệt là những người phụ nữ đã tìm thấy sự đồng cảm và sự chia xẻ từ những tác phẩm văn học nữ. Đó chính là sự thành công của các nhà văn nữ hiện đại trong xã hội Hồi giá Ả rập. KẾT LUẬN Từ góc nhìn văn hóa học, chúng tôi sử dụng lý thuyết của các nhà nghiên cứu nữ quyền theo khuynh hướng: nhấn mạnh đến tính đặc thù về các bản sắc văn hóa của phụ nữ, nghiên cứu tập trung về cấu trúc giới và các thiết chế văn hóa nhằm mở rộng sự khám phá toàn bộ nền văn hóa của người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo Ả rập. Song song đó, chúng tôi kết hợp sử dụng lý thuyết của các nhà nghiên cứu nữ quyền Hồi giáo để tìm hiểu, nhận thức về giới trong Hồi giáo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất