Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Người kể chuyện trong một số truyện ngắn sau 1975, ch ương trình ngữ văn th...

Tài liệu Người kể chuyện trong một số truyện ngắn sau 1975, ch ương trình ngữ văn th pt

.PDF
16
317
96

Mô tả:

MÔN VĂN M NGƯỜ K M MV UYỆN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN SAU 1975, ƯƠNG TRÌN NGỮ VĂN T PT A. MỞ ẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam từ sau năm 1975 là một giai đoạn văn học rất đa dạng, phong phú, có nhiều đổi mới trong cả cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Việc giảng dạy các tác phẩm văn học thuộc giai đoạn này, đặc biệt là giảng dạy cho học sinh giỏi, học sinh lớp chuyên Văn đòi hỏi giáo viên phải dày công nghiên cứu để có thể giúp các em nắm bắt được những điều đổi mới trong từng tác phẩm cụ thể. So với các thể loại khác thì truyện ngắn sau 1975 có sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc trên mọi mặt. Ở thể loại này, chương trình Ngữ văn THPT có đưa hai tác phẩm vào để giảng dạy: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Khi giảng dạy các truyện ngắn đó, chúng tôi nhận thấy các em học sinh có thể nắm bắt khá nhanh và tốt những đổi mới về phương diện nội dung của tác phẩm nhưng lại lúng túng khi tìm hiểu về sự đổi mới trên phương diện nghệ thuật, trong đó có vấn đề người kể chuyện. Mà việc lựa chọn vai kể, người kể chuyện trong truyện ngắn rất quan trọng, giúp thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Do vậy, những hướng dẫn cụ thể, mạch lạc về vấn đề này của giáo viên là vô cùng cần thiết. 2. Mục đích của đề tài Với những lí do kể trên, chúng tôi chọn đề tài này, một mặt là để tự trau dồi kiến thức chuyên môn, mặt khác là để chia sẻ với đồng nghiệp. Mong rằng chúng tôi sẽ nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp. B. NỘ DUNG I. Vài nét khái quát về người kể chuyện 1. Khái niệm 1 Theo Từ điển thuật ngữ văn học, người kể chuyện là “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” Truyện ngắn có các phương thức trần thuật sau: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (lời trực tiếp); trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình; trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lời nửa trực tiếp). Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất còn gọi là “người kể tường minh” hay “người kể lộ diện” (câu chuyện được kể lại bởi người kể chuyện hiện diện như nhân vật trong truyện). Người kể chuyện xưng “tôi” có thể giữ vai trò là người giới thiệu nhân vật, dẫn ra câu chuyện rồi sau đó chuyển việc kể cho một cái “tôi” khác; cũng có thể là nhân vật tham gia vào câu chuyện, hoặc là nhiều người kể chuyện lồng ghép các mạch kể tạo ra hình thức truyện lồng truyện, lời của nhiều người kể bổ sung, xen kẽ, điểm nhìn di động từ cái “tôi” này qua cái “tôi” khác có tác dụng tạo ra điểm nhìn đa tuyến. Người kể chuyện có khi đồng nhất với tác giả, có khi không phải là tác giả; có khi đồng nhất với người trần thuật có khi không. Trong một tác phẩm, có thể có nhiều người kể chuyện nhưng người trần thuật thì chỉ có một. 2. Nét đổi mới về người kể chuyện trong văn xuôi sau 1975. Một trong những phương diện đổi mới quan trọng của văn xuôi sau 1975 là đổi mới về quan niệm trần thuật thể hiện ở cách lựa chọn người kể chuyện và tổ chức điểm nhìn trần thuật. Nếu trong văn xuôi giai đoạn trước 1975, người kể chuyện thường ở ngôi thứ 3, chỉ có một điểm nhìn trần thuật (người kể chuyện biết tuốt, luôn đúng) thì văn xuôi sau 1975 thường sử dụng ngôi kể thứ nhất, tác phẩm có thể có nhiều người kể chuyện với nhiều điểm nhìn trần thuật tạo nên cái nhìn đa chiều, đa diện, góp phần tạo ra tinh thần dân chủ, cởi mở và tính đối thoại của văn học sau 1975. 2 Điểm nhìn của người kể chuyện trong văn xuôi thời kì đổi mới có thể di chuyển từ người kể chuyện này sang người kể chuyện khác giúp cho nhà văn “nói” được nhiều hơn, khiến câu chuyện chân thực, đáng tin cậy hơn, đồng thời cũng tạo ra sự bất ngờ cho người đọc. Thậm chí, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất của văn xuôi sau 1975 còn giữ vai chính, tham gia vào các tình tiết của câu chuyện, nhờ đó được soi chiếu với các nhân vật khác trong tác phẩm, khiến cho tính cách, bản chất của nhân vật “tôi” ấy hiện lên rõ nét, tự nhiên hơn. Trong những truyện ngắn kể ở ngôi thứ nhất, với điểm nhìn đa tuyến, lời kể vừa miêu tả sự việc lại vừa miêu tả tâm trạng. Tâm trạng là tâm trạng của nhân vật mà cũng có thể là tâm trạng của chính tác giả. Lời kể như vậy tạo ra giọng điệu đa thanh cho tác phẩm. Như vậy, sự đa dạng trong lựa chọn ngôi kể, người kể chuyện, sự phong phú về điểm nhìn trần thuật chính là một sự cách tân nghệ thuật của văn xuôi sau 1975. II. Người kể chuyện trong Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh hâu). 1. Người kể chuyện trong Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) Một trong những điểm khác biệt nổi bật của văn học sau 1975 với giai đoạn văn học 1945 - 1975 là ở tinh thần dân chủ. Tinh thần dân chủ không chỉ thấm sâu trong nội dung văn bản mà còn thể hiện ở cả hình thức nghệ thuật của văn bản. Trong nhiều trường hợp, sự lựa chọn ngôi kể xưng "tôi" trong tác phẩm tự sự là minh chứng cho tinh thần ấy. Người kể chuyện trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải là một trường hợp như thế. Một người Hà Nội là một truyện ngắn tiêu biểu cho sáng tác sau 1978 của Nguyễn Khải trong cảm hứng đi tìm vẻ đẹp của con người trong cuộc sống đời thường, chiêm nghiệm và triết lí về nhân sinh, tìm kiếm những giá trị bền vững vĩnh hằng của con người và đời sống. Truyện được tác giả chia làm 7 phần, có đánh số mỗi phần, kể những chuyện về bà Hiền và gia đình bà trong một khoảng thời gian dài suốt mấy chục năm từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp Hà Nội 3 được giải phóng cho đến những năm đầu đổi mới, qua lời kể của nhân vật kể chuyện xưng tôi - người cháu họ gọi bà Hiền bằng cô. Lựa chọn điểm nhìn trần thuật từ góc nhìn bên trong của người kể chuyện xưng "tôi", ngòi bút Nguyễn Khải được tự do trong việc lựa chọn chi tiết, sự việc, không bị quá lệ thuộc vào xây dựng cốt truyện, thêm nữa lại thoải mái xen vào những lời bình luận nhận xét của người kể chuyện - vốn là một sở trường của ông. Mặt khác, sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất giúp nhà văn tạo được một ngữ cảnh gần gũi với độc giả, gợi không khí một cuộc trò chuyện trực tiếp dễ làm cho người đọc tin vào những điều được kể, bởi đó là câu chuyện mà người kể chuyện từng chứng kiến, tham gia. Ngoài những lợi thế như đã nói trên, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất trong Một người Hà Nội còn có một vai trò khác là làm phong phú hơn cho chủ đề và tư tưởng của truyện. Xâu chuỗi các sự kiện, người đọc có thể hình dung một cách trọn vẹn về cuộc đời bà Hiền qua bao biến động thăng trầm của lịch sử. Từ khi còn là một cô gái tuổi đôi mươi cho đến khi là một bà lão ngoài bảy mươi, bà Hiền vẫn vẹn nguyên là một người Hà Nội thanh lịch, thông minh, khôn ngoan, tinh tế, tỉnh táo, đặc biệt giàu lòng tự trọng và đầy bản lĩnh. Nhà văn đã khéo léo và cũng rất tự nhiên khi để tính cách của người cô họ hàng xa của mình bộc lộ qua những tình huống tưởng như bình thường của cuộc sống như việc chọn chồng, sinh con, nuôi dạy con cái, kiếm kế sinh nhai cho đến những việc trọng đại hơn là quan hệ xã hội và thái độ chính trị của nhân vật. Là một cô gái xuất thân trong gia đình giàu có, lương thiện với ông bố đậu tú tài, mê văn thơ, nuôi dạy con cái theo khuôn phép nhà quan, lại thông minh và tài hoa (từng mở xa lông văn học, nơi gặp gỡ của nhiều văn nhân nghệ sĩ có tiếng của đất Hà Thành tại nhà), nhưng khi lấy chồng bà khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc khi lấy một ông giáo Tiểu học hiền lành, chăm chỉ, bà ngừng sinh con ở tuổi bốn mươi vì nếu tôi và ông sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị... Bà chú ý dạy con cái từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống như cách cầm đũa, cách múc canh, đến việc nói chuyện trong bữa ăn với quan niệm là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không 4 được sống tuỳ tiện, buông tuồng... Khi người con đầu tình nguyện xin đi đánh Mĩ, trả lời câu hỏi của "tôi", cô Hiền nói Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng. Ba năm sau, khi người con thứ cũng viết đơn xin tòng quân, cô buồn bã trả lời "tôi" Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó... Thái độ chính trị cũng được cô phát biểu rất thành thật chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công sá cho người ở hay chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là nhục... Một đời bà Hiền đã sống đầy bản lĩnh và tự trọng chưa từng bị ai cám dỗ kể cả chế độ, muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì... Một đời bà sống gắn bó với Hà Nội vì một lẽ đơn giản là không thể xa Hà Nội. Tình yêu Hà Nội, những trầm tích văn hóa của vùng đất Tràng An xưa đã thấm sâu và tâm hồn bà để qua bao thăng trầm của lịch sử, bà Hiền mãi là một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy không pha trộn trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của một văn hóa sống bền vững sâu xa, vượt qua tất thảy mọi biến thiên, xô bồ thăng trầm của xã hội. Đọc Một người Hà Nội, người đọc dường như cũng cảm nhận được Nguyễn Khải không chỉ kể về một con người mà quan trọng hơn là nhà văn đang ngẫm nghĩ về con người đó - một nhân cách Hà Nội bình dị mà cao đẹp. Theo thời gian, "tôi" càng ngày càng cảm nhận được một cách sâu sắc vẻ đẹp nhân cách của bà Hiền để đến cuối truyện thốt lên rằng một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng... Nếu như trước đổi mới, Nguyễn Khải thường soi ngắm, thể hiện con người trên bình diện chính trị với quan niệm viết về cách mạng, về cái tiên tiến, viết về quần chúng lao động - mẫu hình con người mới của văn học cách mạng 5 là văn học mới; còn viết về sinh hoạt đời thường, về những điều vụn vặt của đời sống riêng tư là thứ văn học cũ thì đến Một người Hà Nội, ông đã soi ngắm, định giá con người từ những thang bậc giá trị khác - những giá trị bền vững về nhân cách, về lối sống trong cuộc sống đời thường với tinh thần nhân văn và dân chủ sâu sắc. Người kể chuyện xưng "tôi" trong tác phẩm còn tự tiết lộ những chi tiết tiểu sử về mình như cậu em họ gọi ¨đồng chí Khải¨, các quan hệ họ hàng, nơi cư trú... trùng khớp với tác giả trong thực tại đem đến cho tác phẩm màu sắc tự truyện rõ nét. Nghĩa là nhà văn có hứng thú thể hiện hình tượng chính mình trong tác phẩm. Điều này không chỉ khiến cho người đọc cảm thấy tính chân thực của câu chuyện mà quan trọng hơn, nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình thì Khi nhà văn tự tin lấy chuyện mình làm chất liệu văn học, hứng thú với việc đưa ra cái nhìn riêng, là khi kinh nghiệm cá nhân được quyền bình đẳng với kinh nghiệm cộng đồng do đó tác phẩm sẽ như một tiếng nói đối thoại dân chủ, chứ không phải sự áp đặt những chân lý đã mặc định. Quả thực, trong truyện ngắn, độc giả nhận thấy "tôi" không chỉ kể về bà Hiền và gia đình bà, mà còn ở nhiều chỗ còn tách ra để tự bộc lộ suy nghĩ của anh ta, hoặc có khi kể về chính mình và gia đình mình như một sự đối sánh với nhân vật chính của truyện. Ta có thể thấy không ít lần trong truyện, "tôi" đã tỏ bày những triết lí riêng của anh ta về con người và cuộc đời như khi suy nghĩ về người chồng làm nghề giáo của bà Hiền - một ông giáo dạy cấp Tiểu học anh ta cho rằng đó là người cần thiết cho mọi chế độ, chế độ cộng sản cũng phải khuyến khích trẻ con đi học, học văn hóa và học làm người; hay khi suy nghĩ sự đánh giá của một thời với người vô sản, ở quá rộng là một cái tội; hoặc khi anh ta nhận thấy vai trò quan trọng của người lính sau chiến thắng là người lính vừa chiến thắng, người lính được cả xã hội trọng vọng, chất lính mùi lính tráng thâm nhiễm vào mọi nơi, mọi chỗ, quan hệ kiểu lính, vui chơi kiểu lính, ăn nói kiểu lính, văn chương cũng là một mùi lính; cả chiêm ngẫm chua chát về thực tại, về sự đổi thay của những giá trị trong hoàn cảnh mới Còn bây giờ sau bữa tiệc mừng đại thắng mười lăm năm, tầng lớp lính đã mất ngôi vị độc tôn của mình rồi. Bây 6 giờ là thời các giám đốc công ti, các tổng giám đốc công ti, các cố vấn, chuyên viên kinh tế thật, giả đủ loại lên ngôi ban phát mọi tiêu chuẩn giá trị cho cả xã hội hay nỗi lo âu trước sự mai một của những nét đẹp văn hóa trước sự hỗn tạp xô bồ của cuộc sống mới Ví thử có thủy tiên liệu còn có người biết gọt tỉa thủy tiên. Lại thêm cái cách sống, cái tâm lí sống ào ạt, xô bồ, vụ lợi (...) dễ gì có được sự bình tĩnh để thưởng thức vẻ đẹp trang trọng của một dò hoa thủy tiên... Đặc biệt, qua những cuộc trò chuyện giữa người kể chuyện với bà Hiền, người đọc thực sự được đến với một cuộc đối thoại thú vị giữa hai ý thức độc lập, hai quan niệm giá trị khác nhau. Trong nửa đầu truyện khi kể về bà Hiền và cung cách sinh hoạt, lối sống của gia đình bà, người kể chuyện thỉnh thoảng lại liên hệ tạt ngang với cung cách sống của gia đình mình. Một bên là lối sống cầu kì, kiểu cách của bà cô mang đầy chất tư sản, còn một bên là lối sống của những người cách mạng của tầng lớp vô sản. Sự khác biệt từ cái ở, cái ăn, cung cách sinh hoạt và nếp suy nghĩ. Một bên ở rộng quá, một cái nhà tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn, một bên phải ở chen chúc trong những khu nhà tập thể, có khi phải ở ngay dưới gầm cầu thang của nhà bạn bè. Bữa ăn ở nhà bà Hiền, nhất là những bữa bà tiếp các bạn bè, thì bàn ăn trải khăn, có lọ hoa nhỏ giữa bàn, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, người nào ngồi đúng chỗ người ấy. Còn bữa ăn ở gia đình anh nhà văn cách mạng, thì cái mâm nhôm đặt ngay giữa nhà, thức ăn có khi múc ra đĩa, có khi để cả nồi, nồi to để giữa, nồi bé để quanh mâm cứ việc sục muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái, nhồm nhoàm hả hê, không cần phải khuôn bó theo quy tắc nào cả. Một bên quan niệm là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng còn một bên cho rằng ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà của giai cấp tư sản... Một bên hỏi nghiêm túc Xã hội nào cũng phải có một giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị. Theo anh, ở xã hội ta thì là tầng lớp nào? còn một bên cười phá lên ngạo nghễ Thưa cô, là bọn lính chúng tôi, là giai cấp lính chúng tôi, chứ còn ai nữa mà hoàn toàn quên rằng văn hóa thời chiến chỉ là nhất thời. Một bên điềm tĩnh, một bên 7 nông nổi. Ngay cả trong tình cảm với Hà Nội. Khi được sống năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng, "tôi" cảm thấy cực kì khoan khoái, sung sướng mỗi ngày đều ở Hà Nội, mỗi đêm đều ở Hà Nội, mãi mãi còn ở Hà Nội, thế mà trong buổi liên hoan mừng Dũng - cậu con trai cả của bà Hiền trở về, "tôi" đã có nói hơi nhiều về thành phố Sài Gòn rộng hơn, đông hơn, đẹp hơn cái Hà Nội của mình, về người dân Sài Gòn cũng lịch thiệp, nhã nhặn hơn người dân Hà Nội. Những năm Hà Nội đổi mới, "tôi" đã tỏ ra bức xúc trước những nét chưa đẹp, thiếu văn minh trong lối sống, cách ứng xử của một bộ phận người Hà Nội, còn bà Hiền trước những lời phàn nàn ấy chỉ nói về cái lẽ vào ra huyền bí của tạo hoá, về câu chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn sống lại sau trận bão để cho người cháu chiêm nghiệm thấm thía về niềm tin của bà rằng sau những biến động dữ dội của xã hội nhiều giá trị vốn bền vững và quen thuộc của đời sống, đã bị lung lay bật gốc, tưởng như sắp tiêu tan, nhưng sự sống rất huyền nhiệm, những giá trị tốt đẹp đã được hình thành và xây đắp từ bao đời sẽ được đặt lại đúng với vị trí của nó; mọi thứ xô bồ, hỗn tạp của Hà Nội hiện thời chỉ là những rác nổi trên bề mặt của đời sống, rồi đến lúc nó sẽ bị cuốn đi, để một Thủ đô với 1000 năm văn hiến, với sự "thanh lịch của người Tràng An" sẽ trở lại. Sự tương tác đối thoại giữa "tôi" và bà Hiền không chỉ giúp người đọc thấy được vẻ đẹp trong nhân cách của một con người bình dị mà cao đẹp của nhân vật chính - bà Hiền - mà còn thấy được sự đổi thay, sự điều chỉnh nhận thức của "tôi" qua thời gian. Càng tiếp xúc với người cô họ qua nhiều năm, "tôi" càng hiểu về bà, càng thay đổi cách suy nghĩ về bà, kể cả cách suy nghĩ của bản thân về những giá trị đích thực của cuộc đời. Ban đầu, thái độ của "tôi" với bà Hiền và gia đình bà là sự nghi kị tôi vẫn nghi ngại gia đình này rất khó gắn bó với chế độ mới và chế độ mới cũng không thể tin cậy được ở họ vì thế nên trong lí lịch cán bộ, "tôi" đã muốn khước từ quan hệ họ hàng với cô Hiền, không ghi tên cô bởi một suy nghĩ được láy lại tới hai lần trong phần đầu tác phẩm dính líu nhiều có ngày lại rắc rối, dính líu vào lại thêm phiền. Không chỉ vậy, có lúc tôi còn có phần giễu cợt cô vì là tư sản mà không phải học tập, cải tạo cô giấu cũng tài nhỉ? hay khi dò hỏi thái độ của cô khi các em xung phong đi chiến đấu Cô 8 bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?, cô cũng đồng ý cho nó đi à?... Song càng chứng kiến cách xử sự của bà, lối sống của bà, "tôi" càng nhận ra sự nông nổi, những định kiến hẹp hòi, những sự thất thố trong cách cư xử, nói năng của bản thân để rồi khâm phục bà bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá và ca tụng bà như một hạt bụi vàng của Hà Nội. Đó thực sự là một "cái tôi" biết "tự phê", "tự nghiệm", "tự nhận thức lại" để tự vấn, tự phê phán, tự nhìn lại một thời đã qua với thái độ phê phán, tuy có vẻ chỉ là giễu cợt nhẹ nhàng, nhưng không phải là không sâu sắc. Điều này giúp cho tác phẩm của Nguyễn Khải hòa vào dòng chảy nhận thức lại - một xu hướng nổi bật của văn học đương thời với những tác phẩm và tên tuổi gây nhiều tiếng vang như Thời xa vắng của Lê Lựu, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Bến không chồng của Dương Hướng, Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh... Không phải là nhà văn đầu tiên hay duy nhất sử dụng ngôi kể thứ nhất trong trần thuật nhưng rõ ràng trong Một người Hà Nội, người kể xưng "tôi" thực sự là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Khải. Với ngôi kể này, một nhà văn ưa triết luận như Nguyễn Khải có dịp thể hiện thật rõ sở trường của ông - thích khám phá, ngẫm nghĩ và lí giải về con người, cuộc đời, về những giá trị bền vững của cuộc sống qua góc nhìn riêng. Trong truyện ngắn này, nhà văn đã phát hiện và trân quý bà Hiền - một người Hà Nội từ trong cốt tủy, thuần túy không pha trộn - một hạt bụi vàng của Hà Nội - đó là niềm tin riêng của nhà văn mà ông đã đưa ra để mời gọi độc giả cùng tham gia đối thoại. 2. Người kể chuyện trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh hâu). Trong thời kì văn học sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu không phải là nhà văn đổi mới đầu tiên nhưng lại là một trong những nhà văn mở đường tài năng và tinh anh nhất. Hướng đổi mới trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ rệt trên tất cả các phương diện. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi tìm hiểu đặc điểm lời người kể chuyện trong tác phẩm. Người kể chuyện có thể được tác giả sử dụng theo ngôi thứ nhất hoặc thứ hai, thứ ba. Kể theo ngôi thứ 3 là hình thức kể chuyện khá quen thuộc, trong đó 9 người kể chuyện giấu mặt, coi như đứng ở một vị trí nào đó trong không gian và thời gian, bao quát hết mọi diễn biến của câu chuyện đã xảy ra và thuật lại. Còn kể chuyện theo ngôi thứ nhất là hình thức khá mới mẻ, trong đó người kể chuyện xưng “tôi” xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm và kể lại cho bạn đọc. Với “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã chọn hình thức kể theo ngôi thứ nhất - nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, nhân vật chính của truyện. Với tư cách người nghệ sĩ nhiếp ảnh, người kể chuyện đã kể lại câu chuyện về chuyến đi công tác của mình: Được trưởng phòng giao nhiệm vụ chụp ảnh bổ sung vào bộ lịch một cảnh biển buổi sáng có sương, anh đã đến một vùng biển miền Trung, nơi phong cảnh thật là thơ mộng, còn sương mù vào tháng bảy. Tại đây, sau nhiều ngày phục kích, anh ngẫu nhiên gặp được một cảnh trời cho: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh của một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích. Trước vẻ đẹp ấy người nghệ sĩ trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Trong khoảnh khắc đó, anh tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Nhưng ngay sau cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh đem lại anh đã chứng kiến một cảnh hoàn toàn đối lập với vẻ đẹp của chiếc thuyền khi còn ở ngoài xa. Bước ra từ chính chiếc thuyền ấy là hai người, một đàn ông và một đàn bà. Sau khi đi đến chiếc xe rà phá mìn trên bãi cát, người đàn ông trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống, lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!. Còn người đàn bà với một vẻ cam 10 chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách trốn chạy. Tất cả mọi việc khiến tôi kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Tiếp sau đó là cảnh đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh bố. Lão đàn ông dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Người đàn bà sau khi có những cử chỉ như van xin đứa con cũng đuổi theo gã đàn ông, trở lại thuyền. Phía sau họ, tôi và thằng bé đứng trơ giữa bãi xe tăng hỏng với ánh mắt ngơ ngác. Như trong câu chuyện cổ tích đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất. Lần thứ hai chứng kiến cảnh gã chồng vũ phu hành hạ người đàn bà, dường như bản chất người lính từng chiến đấu vì chính nghĩa đã khiến anh không thể làm ngơ, không thể đứng ngoài với thái độ bàng quan trước những hành động phi nhân tính, người kể chuyện đã xông vào can thiệp: tôi nện hắn (...) bằng bàn tay rắn chắc của người lính giải phóng đã từng mười năm cầm súng. Khi ở tòa án, người kể chuyện tiếp tục bị bất ngờ bởi những nghịch lí: người đàn bà chấp nhận chịu đựng những trận đòn man rợ chứ nhất định không chiu bỏ gã chồng vũ phu: Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó... Câu nói của người đàn bà khiến người kể chuyện cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá. Có lẽ với cái nhìn vốn chỉ quen nhìn thấy những nét thơ mộng của cuộc sống, người nghệ sĩ đã không thể hiểu và không thể chấp nhận được cách xử sự kì lạ của người đàn bà. Sự đơn giản trong cái nhìn của tôi còn thể hiện qua việc anh hỏi người đàn bà: Lão ta hồi trước bảy nhăm có đi lính ngụy không? để tìm nguyên do của những hành động dã man của gã chồng vũ phu. Câu chuyện về cuộc đời người đàn bà do chính chị ta kể ở tòa án mà người kể chuyện vừa là người chứng kiến (và kể lại) vừa là người trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại với chị ta đã dần dần cho anh câu trả lời về những điều nghịch lí mà anh đã chứng kiến. Lão chồng vốn là một anh con trai cục tính 11 nhưng hiền lành lắm nhưng đã trở nên độc ác là vì khổ quá. Còn người đàn bà lạy van những người đại diện công lí đừng bắt con bỏ nó là vì: đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dười chục đứa. Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như trên đất được. Câu nói giản di, chân chất của người đàn bà đã có tác động sâu xa tới nhận thức của chánh án Đẩu và cũng là nhận thức của người kể chuyện: một cái gì vừa vỡ ra trong đầu vị bao công của cái phố huyện vùng biển thật ra cũng là một cái gì vừa vỡ ra trong đầu người nghệ sĩ. Trước đó người kể chuyện tin là nếu chiếc Prati-ca trung thành với tôi thì phen này tôi có thể đánh ngã bất kì một bức ảnh mô tả phong cảnh biển nên thơ nào từ trước - tức là hoàn toàn tin vào sự cảm nhận của mình về vẻ đẹp của cuộc sống. Nhưng sau khi chứng kiến tất cả những gì liên quan đến chiếc thuyền ngoài xa ấy, sau khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện, anh không còn giữ cái nhìn ban đầu. Hôm đó anh đã xách máy ảnh đi lang thang trên bãi biển đến khuya và sau này, mỗi khi nhìn lại bức ảnh, anh luôn có cảm giác: Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vần thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông... Như vậy, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, vai kể chính là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Người kể không chỉ kể lại những điều mắt thấy tai nghe mà còn bày tỏ những cảm xúc chủ quan, những suy nghiệm về nghệ thuật, về con người và cuộc sống con người, về mối quan hệ giữa cuộc sống và nghệ thuật. Trong truyện, vai kể có khi được chuyển sang nhân vật khác (người đàn bà) và đi cùng với nó là sự thay đổi điểm nhìn. Tất nhiên vai trò chính vẫn thuộc về người kể chuyện xưng tôi nói trên vì lời kể của nhân vật người đàn bà nằm 12 trong lời kể của người kể chuyện. Sự lựa chọn vai kể, điểm nhìn như trên nằm trong dụng ý nghệ thuật của nhà văn, đem lại cho truyện hiệu quả cao. Thứ nhất, việc chọn vai kể ngôi thứ nhất, người kể tự kể lại câu chuyện của mình trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã mang lại tính chủ quan chân thực cho lời kể. Tính chủ quan - chân thực trước hết bộc lộ trong việc tả thiên nhiên. Là nghệ sĩ cho nên người kể chuyện có khả năng phát hiện, cảm nhận những phương diện nên thơ của cảnh vật thiên nhiên. Đây là vẻ đẹp của vùng phá nước: Vùng phá nước có một cái gì đấy thật là phẳng lặng và tươi mát như da thịt của mùa thu đang ấp vào tâm hồn anh. Tôi trở nên ngây ngất vào buổi sang, bầu trời không xanh biếc, cao thăm thẳm mà được một sắc giữa xanh và xám, bầu trời như hạ thấp xuống và như ngưng đọng lại; giữa trời và nước ấy chỉ có một chiếc thuyền của một gia đình làm nghề vó bè đang tỏa khói bếp giữa phá - chiếc thuyền đứng im như làm bằng các tông dán vào cảnh vật êm ả. Và đây là vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh của một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh để miêu tả cũng thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm của một nghệ sĩ. Tính chủ quan - chân thực thể hiện rõ nhất trong việc miêu tả tâm lí. Cũng như các nhân vật nghệ sĩ trong những tác phẩm khác của Nguyễn Minh Châu, người kể chuyện - nghệ sĩ Phùng tỏ ra là người có đời sống nội tâm phong phú Những trạng thái tâm lí của người kể chuyện hết sức đa dạng. Trước hết đó là sự rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên được bộc lộ trực tiếp ngay khi miêu tả đối tượng: Vùng phá nước có một cái gì đấy thật là phẳng lặng và tươi mát như da thịt của mùa thu đang ấp vào tâm hồn anh. Tôi trở nên ngây ngất vào buổi sang, bầu trời không xanh biếc, cao thăm thẳm mà được một sắc 13 giữa xanh và xám, bầu trời như hạ thấp xuống và như ngưng đọng lại hoặc khi kể lại những khoảnh khắc đứng trước vẻ thơ mộng của ngoại cảnh: Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh đắt trời cho như vậy (...) đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Có khi là nỗi xót xa trước cuộc sống của những người dân chài thấm đẫm trong giọng kể: Thường thường mỗi thuyền là một gia đình, ngoài thuyền lớn còn vài chiếc mủng để đi lại. Cuộc sống cứ lênh đênh kắp cả một vùng phá nước mênh mông. Cưới xin, sinh con đẻ cái, hoặc lúc nhắm mắt cũng chỉ trên một chiếc thuyền. Xóm giềng không có. Quê hương bản quán cả chục cây số trời nước chứ không cố kết ở vào một khoảng đất nào Khi kể lại những việc được chứng kiến, người kể chuyện luôn bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình một cách chân thành và thường bộc lộ trực tiếp bằng những từ ngữ chỉ trạng thái tâm lí: tôi kinh ngạc đến mức trong mấy phút cứ đứng há mồm ra mà nhìn, tôi cảm thấy (...) ngột ngạt quá. Tính chủ quan - chân thực còn được thể hiện qua tính hướng nội của lời kể: Trong lời kể thường có những từ ngữ miêu tả trực tiếp các hành vi bên trong, các ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác của nhân vật: tôi trở nên bối rối tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy, tôi chắc mẩm, tôi kinh ngạc, tôi cảm thấy, tôi mới sực nghĩ ra,... Còn khi diễn tả những gì không thể trực tiếp quan sát được người kể chuyện thường dùng những từ ngữ có tính chất phỏng đoán: khuôn mặt dường như đang buồn ngủ, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, người đàn bà dường như lúc này mới thấy đau đớn, hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài... Có thể thấy tính chủ quan - chân thực của là một đặc điểm nổi bật của truyện ngắn này. Bởi các sự kiện trong truyện được kể lại từ chính điểm nhìn chủ quan của người kể, những cảm xúc, suy tư trước cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống con người được chính người kể bộc lộ. Thứ hai, trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, vai kể ngôi thứ nhất đem lại tính chủ quan - chân thực cho lời kể như đã nói ở trên. Song điều đó có thể làm cho 14 câu chuyện thiếu tính khách quan, và vì vậy sức thuyết phục của những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm có thể bị giảm sút. Những hạn chế trên đã được khắc phục bằng một số thủ pháp: Đầu tiên là chuyển vai kể và điểm nhìn nhưng vẫn không làm mất đi vai trò của vai kể chính. Việc chuyển vai kể làm tăng tính khách quan cho câu chuyện: Cách ứng xử kì lạ của người đàn bà khiến người kể chuyện từ kinh ngạc đến phẫn nộ và không hiểu nổi. Nguyên do đã được lí giải bằng chính lời kể của người đàn bà về cuộc đời mình. Lời kể của nhân vật này không chỉ giải thích cho cách ứng xử kì lạ của chị ta mà còn giúp người nghe hiểu được phần nào nguyên nhân của thói vũ phu ở người đàn ông đó. Lời kể ấy giúp cho Phùng, Đẩu và cả chúng ta nhận ra cuộc đời người đàn bà này không hề đơn giản, suy nghĩ của chị ta không phải là cái sự lạc hậu như chị ta nói mà là của một người thấu hiểu các lẽ đời. Lời kể ấy còn khiến ta cảm động trước lòng vị tha, đức hi sinh của người đàn bà khốn khổ. Điều quan trọng hơn nữa là nó mang lại ấn tượng về tính khách quan cho câu chuyện, bởi đây là lời của nhân vật tự kể về cuộc đời mình, tự nói lên những suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó việc đưa vào lời người kể chuyện những đánh giá, những cách nhìn nhận khác nhau về cùng một vấn đề. Chẳng hạn, về hành động của người đàn ông, người kể chuyện cho đó là hành động tàn nhẫn, anh đã nghĩ có thể lão ta độc ác là do đi lính ngụy. Thằng bé Phác cũng căm phẫn hành động của cha và nó đã bảo vệ mẹ bằng cách đánh chính người cha của mình. Cô y tá ở trạm xá thì kể lể bằng tất cả giọng phẫn nộ thói tàn nhẫn của dân đàn ông đánh cá trong vùng này - do phong tục để lại. Còn người đàn bà thường xuyên bị chồng đánh đập lại cho rằng chồng mình trở nên độc ác như vậy là vì hoàn cảnh. Chị xác nhận: Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi. Qua những cách nhìn khác nhau ấy về người đàn ông, người đọc nhận thấy không thể nhìn nhận, đánh giá một con người một cách đơn giản, một chiều mà cần phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa đẫn đến những hành vi của con người trước khi kết luận về tính cách hay phán xét họ. Người đàn ông ấy vừa đáng bị lên án bởi tính vũ phu, tính ích kỉ nhưng anh 15 ta cũng có chỗ đáng được cảm thông, chia sẻ, bởi xét đến cùng, anh ta cũng chỉ là một nạn nhân của hoàn cảnh sống quá khắc nghiệt. Đưa vào trong lời kể chuyện những cách nhìn khác nhau, cái nhìn chủ quan của vai kể đã được khách quan hóa, tạo ra tính đối thoại, thể hiện khuynh hướng dân chủ hóa của văn học. Nhà văn không áp đặt thông điệp của mình cho người đọc mà bằng cách để cho vấn đề hiện lên một cách đa chiều, phức tạp buộc người đọc phải vào cuộc để cùng tìm câu trả lời với tác giả. Một lần nữa, qua hình tượng người kể chuyện, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện chính hình ảnh và những suy tư của mình về nghệ thuật, về thế giới, về con người: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời; cần phải nhìn con người và cuộc sống một cách đa diện nhiều chiều thì mới có thể tránh được cái nhìn ấu trĩ, giản đơn. Có thể nói, đặc điểm lời người kể chuyện đã góp phần đưa thông điệp của nhà văn đến với người đọc một cách tự nhiên mà thấm thía. Đồng thời nó tạo nên phong cách ngôn ngữ riêng của nhà văn. C. KẾT LUẬN Đổi mới nghệ thuật của văn xuôi sau 1975 thể hiện ở nhiều phương diện, nhiều tác phẩm. Vấn đề về người kể chuyện trong những truyện ngắn thuộc chương trình Ngữ văn THPT chỉ phản ánh một khía cạnh rất nhỏ của quá trình chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc ấy của văn học dân tộc. Nhưng qua đó, ta đã thấy được nỗ lực tìm tòi, sáng tạo của những người nghệ sỹ mong muốn “kéo văn học lại gần hơn với con người và cuộc sống” Với nội dung chính là phân tích, khái quát lại những nét đổi mới nghệ thuật của truyện ngắn sau 1975 trong chương trình Ngữ văn THPT ở phương diện người kể chuyện, chuyên đề sẽ giúp cho việc đọc - hiểu, giảng dạy các tác phẩm trong chương trình hiệu quả hơn. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan