Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Người đồng tính trong xã hội việt nam đương đại từ ẩn ức đến tự sự...

Tài liệu Người đồng tính trong xã hội việt nam đương đại từ ẩn ức đến tự sự

.PDF
192
186
103

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ HOÀNG HIẾU NGƢỜI ĐỒNG TÍNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI: TỪ ẨN ỨC ĐẾN TỰ SỰ LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – năm 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ HOÀNG HIẾU NGƢỜI ĐỒNG TÍNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI: TỪ ẨN ỨC ĐẾN TỰ SỰ Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Phạm Quỳnh Phƣơng 2. GS. TS. Nguyễn Xuân Kính HÀ NỘI - năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, không sao chép, trùng lặp với bất kì công trình nào đã đƣợc công bố. Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận án là chính xác, trung thực. Các trích dẫn trong luận án đã đƣợc dẫn nguồn theo quy định. Tất cả những sự giúp đỡ và phối hợp trong quá trình thực hiện luận án đã đƣợc xin phép và cảm ơn. Tác giả luận án Vũ Hoàng Hiếu MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ......................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................... 7 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án .................................................... 8 7. Cơ cấu của luận án ..................................................................................... 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................................ 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................... 9 1.1.1. Những nghiên cứu về đồng tính ở Việt Nam ................................... 9 1.1.2. Những nghiên cứu về chiến lƣợc phản kháng của các nhóm ngoài lề ............................................................................................................... 15 1.1.3. Những nghiên cứu về chiến lƣợc phản kháng của cộng đồng thiểu số tính dục...................................................................................................... 19 1.1.4. Các nghiên cứu về tự sự của các nhóm ngoài lề và ngƣời đồng tính... 23 1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 28 1.2.1. Hệ thống khái niệm ........................................................................ 28 1.2.2. Lý thuyết và quan điểm tiếp cận ................................................... 32 CHƢƠNG 2 ẨN ỨC ĐỒNG TÍNH ............................................................ 42 2.1. Nhận diện ẩn ức ở ngƣời đồng tính................................................... 42 2.1.1. Câu chuyện của Phong ................................................................... 42 2.1.2. Ẩn ức căn bản, đặc thù ở ngƣời đồng tính ..................................... 47 2.1.3. Những hệ lụy của ẩn ức đồng tính ................................................. 52 2.2. Ẩn ức - một kiến tạo văn hóa xã hội ................................................. 55 2.2.1. Ngƣời đồng tính và những trải nghiệm bị kì thị và phân biệt đối xử... 56 2.2.2. Định kiến về đồng tính: sự hợp thức hóa hệ thống lƣỡng cực nhị phân giới và quan niệm dị tính chuẩn mực .............................................. 58 CHƢƠNG 3 TỰ SỰ ĐỒNG TÍNH .............................................................. 64 3.1. Tự sự đồng tính qua sáng tác văn học nghệ thuật ........................... 64 3.1.1. Tự sự về dục cảm đồng tính và quá trình tự định vị bản thân ....... 66 3.1.2. Tự sự về tình yêu, nỗi đau và khát khao giải phóng ...................... 68 3.1.3. Giải phóng ẩn ức qua văn học nghệ thuật ...................................... 73 3.2. Tự sự đồng tính qua thực hành nghi lễ lên đồng ............................. 81 3.2.1. “Chuyển giới nhập đồng” và những câu chuyện cuộc đời của ngƣời đồng tính ................................................................................................... 81 3.2.2. Lên đồng : một dạng thức tự sự đặc thù ......................................... 85 3.3. Tự sự đồng tính qua mạng xã hội ..................................................... 94 3.3.1. Ngƣời đồng tính và mạng xã hội .................................................... 95 3.3.2. Không gian ảo, căn tính thực ......................................................... 98 3.3.3. Facebook cá nhân: cuốn nhật kí mở của những câu chuyện thƣờng ngày ............................................................................................................... 102 CHƢƠNG 4 TỪ ẨN ỨC ĐẾN TỰ SỰ: KIẾN TẠO BẢN SẮC, CỘNG ĐỒNG, QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG THAM CHIẾU TỪ BỐI CẢNH VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI .......................................................................... 110 4.1. Từ ẩn ức đến tự sự: con đƣờng kiến tạo bản sắc và cộng đồng ... 110 4.1.1. Kiến tạo và thể hiện bản sắc ......................................................... 111 4.1.2. Hình thành và phát triển cộng đồng ............................................. 114 4.2. Tự sự đồng tính - một hình thức diễn ngôn kiến tạo quyền lực và những tham chiếu từ xã hội Việt Nam đƣơng đại ................................ 119 4.2.1. Đại tự sự dị tính và các tiểu tự sự đồng tính: cuộc chiến cho chân lý và quyền lực ........................................................................................... 119 4.2.2. Những tham chiếu từ đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam đƣơng đại 124 KẾT LUẬN .................................................................................................. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 151 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 170 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Bạn biết đấy, đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính hay chuyển giới cũng đều là con người”1 Judith Light Đồng tính luyến ái (homosexuality), gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc yêu đƣơng hay quan hệ tình dục giữa những ngƣời cùng giới. Cùng với dị tính và song tính, đồng tính là một trong ba dạng chính của thiên hƣớng tính dục. Tỉ lệ trung bình ngƣời đồng tính đƣợc nhiều nhà khoa học đƣa ra là khoảng 3%2. Theo đó, số ngƣời đồng tính ở Việt Nam (trong độ tuổi từ 15 trở lên) là khoảng 1,63 triệu ngƣời3. Đồng tính là một thực tế của xã hội và ngƣời đồng tính, dù thiểu số, vẫn là một bộ phận không thể tách rời khỏi xã hội. Ở Việt Nam, đồng tính luyến ái không đƣợc biết đến nhiều cho tới khoảng mƣơi năm trở lại đây. Trong xã hội Việt Nam - một xã hội phụ hệ, trọng nam, chịu ảnh hƣởng Nho giáo sâu sắc đang trong quá trình chuyển mình từ truyền thống sang hiện đại, những ngƣời đồng tính bị xem là thành phần thiểu số dị biệt. Việc chƣa phổ biến những thông tin khoa học, chƣa truyền tải sâu rộng tiếng nói của ngƣời trong cuộc cùng với sự bảo thủ của những quy phạm truyền thống đã làm nảy sinh và nuôi dƣỡng những định kiến, kì thị, phân biệt đối xử đối với cộng đồng thiểu số tính dục. Sự định kiến, kì thị này thể hiện từ đa dạng các loại diễn ngôn: diễn ngôn y tế, diễn ngôn đạo đức, diễn ngôn pháp luật, diễn ngôn truyền thông,… cho đến các hành vi xã hội. Bằng những cách thức đó, xã hội đã ngoài lề hóa những ngƣời 1 Judith Light: một diễn viên nổi tiếng ngƣời Mỹ, một nhà hoạt động xã hội vì quyền của cộng đồng LGBT. Nguyên gốc câu nói của bà là: “You know, gay, lesbian, bisexual, trangender - people are people”. 2 Đây là con số trung bình, trên thực tế tỉ lệ này có thể nhiều hơn. 3 Theo số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê, năm 2016, dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 15 trở lên là 54.445.000 ngƣời (Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714). 1 đồng tính, biến họ thành “kẻ yếu”, khiến họ chất chứa nhiều ẩn ức, hoang mang, day dứt với bản sắc/căn tính của mình. Đối mặt với những vấn đề đặc thù đó, ngƣời đồng tính đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau để đƣơng đầu với những áp lực xã hội, giải phóng ẩn ức, khẳng định bản sắc và tăng quyền, trong đó tự sự đƣợc xem nhƣ một “vũ khí” đắc lực. Việc tìm đến với không gian của văn học nghệ thuật, của lên đồng và mạng xã hội để trải lòng và kể câu chuyện cuộc đời mình chính là những phƣơng thức tự sự điển hình của những thân phận bị ngoài lề hóa ấy. Trên phƣơng diện học thuật, tự sự là một khái niệm trọng tâm của ngành nghiên cứu văn hóa. Con ngƣời, dù muốn hay không, đều sống trong, bằng và với các tự sự. Với tƣ cách là một thuật ngữ, tự sự đƣợc nhắc đến nhiều trong khoảng năm thập niên trở lại đây và mở ra một bƣớc ngoặt quan trọng trong học thuật - “bƣớc ngoặt tự sự” (narrative turn). Ở góc độ văn hóa, tự sự gắn liền với các vấn đề về bản sắc, cộng đồng, quyền lực - những vấn đề căn bản và nóng hổi tính thời sự của cuộc sống hôm nay. Bởi vậy, nghiên cứu (phƣơng thức) tự sự ở những ngƣời đồng tính sẽ giúp chúng ta thêm thấu hiểu những góc khuất cũng nhƣ những vấn đề then chốt ở nhóm thiểu số tính dục này, đồng thời qua đó, hiểu hơn về những dòng chảy phức hợp, những xu thế vận động đa chiều trong lòng xã hội Việt Nam đƣơng đại. Khi những định kiến, kì thị, phân biệt đối xử với ngƣời đồng tính vẫn tồn tại và tác động tiêu cực đến đời sống ngƣời đồng tính nói riêng và sự tiến bộ của toàn xã hội nói chung thì việc đẩy mạnh các nghiên cứu cơ bản về đối tƣợng này là một trong những việc làm rất quan trọng. Vì vậy, chúng tôi tin rằng đề tài luận án Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại: từ ẩn ức đến tự sự có tính cấp thiết cao trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu con đƣờng từ ẩn ức đến tự sự của ngƣời đồng tính: tìm hiểu xem các phƣơng thức tự sự (cụ thể là qua 2 sáng tác văn học nghệ thuật, qua thực hành nghi lễ lên đồng và qua mạng xã hội) đóng vai trò nhƣ thế nào trong việc giúp ngƣời đồng tính phản kháng lại những áp chế của xã hội, giải phóng ẩn ức, kiến tạo bản sắc và tăng quyền trong bối cảnh đặc thù của xã hội Việt Nam đƣơng đại. Để thực hiện mục đích đặt ra, chúng tôi hƣớng nghiên cứu của mình vào việc tập trung trả lời các câu hỏi cụ thể sau: - Ẩn ức căn bản, đặc thù của ngƣời đồng tính là gì và ẩn ức ấy bắt nguồn từ những căn nguyên/điều kiện văn hóa, xã hội nào? - Để giải quyết vấn đề ẩn ức của bản thân, ngƣời đồng tính đã sử dụng những phƣơng thức tự sự điển hình nào?, Tại sao tự sự lại là một phƣơng thức hiệu quả trong nỗ lực giải phóng ẩn ức? - Các phƣơng thức tự sự đó giúp ngƣời đồng tính phản kháng lại những áp chế xã hội, kiến tạo bản sắc và quyền lực nhƣ thế nào? - Quá trình từ ẩn ức đến tự sự ở ngƣời đồng tính phản ánh những gì về đời sống văn hóa xã hội Việt Nam đƣơng đại? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: - Thu thập, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu về ngƣời đồng tính ở Việt Nam và về chiến lƣợc phản kháng của các nhóm ngoài lề, trong đó có ngƣời đồng tính. - Phân tích các trải nghiệm, trạng thái tâm lí, biến cố đáng chú ý trong cuộc đời của ngƣời đồng tính để nhận diện ẩn ức căn bản ở họ, đồng thời phân tích các căn nguyên văn hóa, xã hội đã sản sinh ra ẩn ức ấy. - Phân tích các tác phẩm văn học nghệ thuật của/về ngƣời đồng tính (cụ thể là những tự truyện, truyện ngắn, phim, ca khúc, vở kịch, tranh ảnh… về đề tài đồng tính), phân tích thực hành nghi lễ lên đồng ở những thanh đồng là 3 ngƣời đồng tính và các tài khoản facebook cá nhân của những ngƣời đồng tính để làm rõ các phƣơng thức tự sự đặc thù ở nhóm ngƣời này. - Phân tích các tự sự đồng tính trong với mối quan hệ với những vấn đề bản sắc, cộng đồng, quyền lực và trong sự liên hệ với các điều kiện văn hóa, xã hội Việt Nam đƣơng đại. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là ẩn ức và tự sự (của/về) ngƣời đồng tính. - Khách thể nghiên cứu của luận án là những ngƣời đồng tính. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Với đối tƣợng nghiên cứu là ẩn ức của ngƣời đồng tính, chúng tôi tìm hiểu câu chuyện cuộc đời của 15 ngƣời đồng tính (11 ngƣời đồng tính nam, 4 ngƣời đồng tính nữ) trong độ tuổi 19 - 50. Chúng tôi tập trung vào đặc điểm tính cách, sở thích, thói quen, các mối quan hệ gia đình, xã hội và những sự biến quan trọng trong cuộc đời của họ. Các cuộc phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện từ năm 2014 đến cuối năm 2017 tại Hà Nội. Với đối tƣợng nghiên cứu là các (phƣơng thức) tự sự đặc thù của ngƣời đồng tính mà cụ thể ở đây là qua sáng tác văn học nghệ thuật (1), qua thực hành nghi lễ lên đồng (2) và qua các hoạt động trên mạng xã hội (3), chúng tôi đi sâu phân tích các loại văn bản tự sự. Đối với phƣơng thức tự sự thứ nhất, chúng tôi khảo sát các tác phẩm văn học nghệ thuật về ngƣời đồng tính, nhƣng tập trung vào các tác phẩm đƣơng đại đƣợc công bố từ khoảng năm 2000 trở lại đây. Với phƣơng thức tự sự thứ hai, chúng tôi quan sát và phân tích các màn trình diễn lên đồng. Quá trình quan sát tham dự này đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2015 - 2017 tại Hà Nội, Thanh Hóa. Với phƣơng thức tự sự thứ ba, chúng tôi tiến hành khảo sát 100 tài khoản 4 facebook cá nhân của ngƣời đồng tính trong khoảng thời gian hai năm 2017 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi xác định đây là một nghiên cứu định tính. Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp chính sau: - Phƣơng pháp phân tích văn bản: Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng ở chƣơng 3 (Tự sự đồng tính). Chúng tôi xem mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài đồng tính, mỗi câu chuyện tự thuật đƣợc chia sẻ trên mạng xã hội, thậm chí mỗi màn trình diễn lên đồng đều là một văn bản tự sự. Trong quá trình phân tích, chúng tôi chú ý đến tính “liên văn bản” (intertextuality) của các tự sự. Julia Kristeva, trong bài viết “Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết” (Word, Dialogue and Novel), cho rằng: “bất kì văn bản nào cũng đƣợc cấu trúc nhƣ một bức khảm các trích dẫn; là sự hấp thụ và biến đổi các văn bản khác. Nó không phải là một khách thể mang tính cá nhân, cô lập, tự trị mà là sản phẩm của một sự biên tập văn bản văn hóa - lịch sử” [132, tr. 37]. Còn với Roland Barthes, văn bản là “một tấm lụa, đƣợc dệt từ vô số trung tâm văn hóa khác nhau”, “một không gian đa chiều kích” [57, tr. 146]. Đƣợc gợi ý từ những quan điểm trên, chúng tôi đặt các văn bản tự sự này trong sự kết nối, chuyển hoán, tƣơng tác với các văn bản khác (ví dụ, đặt tự truyện “Bóng” trong mối quan hệ với tiểu sử của tác giả, với hoàn cảnh ra đời của nó, với bối cảnh văn hóa xã hội đƣơng thời, với các văn bản, diễn ngôn trƣớc đó về đồng tính luyến ái,…). Vì vậy, chúng tôi không chỉ phân tích các văn bản này trên các phƣơng diện: nội dung phản ánh (câu chuyện nào đƣợc kể, những vấn đề nào đƣợc đề cập, những thông điệp nào đƣợc truyền tải…), phƣơng thức phản ánh (bằng ngôn ngữ nghệ thuật, thực hành tín ngƣỡng hay phƣơng tiện truyền thông…), mà còn tìm hiểu các mã văn hóa đƣợc gài vào 5 trong các văn bản tự sự để từ đó hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra trong lòng xã hội Việt Nam… - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố về cuộc đời của những ngƣời đồng tính. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc thực hiện ở chƣơng 2 (Ẩn ức đồng tính) và chƣơng 3 (Tự sự đồng tính). Ẩn ức là một hiện tƣợng tâm lý đặc thù ở ngƣời đồng tính đƣợc sản sinh ra từ những áp chế xã hội. Để tìm hiểu sâu hơn về ẩn ức này, chúng tôi đã tiến hành các phỏng vấn bán cấu trúc, vừa có tính định hƣớng vừa có độ mở cao với 15 ngƣời đồng tính đến từ nhiều vùng miền khác nhau, có nguồn gốc xuất thân, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, độ tuổi, giới tính khác nhau. Phƣơng pháp phỏng vấn này giúp chúng tôi có cái nhìn tƣơng đối bao quát về cuộc đời của các đối tƣợng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong cái nhìn bao quát đó, từ quan niệm nhƣ trên về ẩn ức, chúng tôi đặc biệt chú ý đến đặc điểm tính cách, sở thích, thói quen, sở trƣờng, sở đoản, thị hiếu, thẩm mĩ, các mối quan hệ gia đình, xã hội, các sự kiện, biến cố mang tính bƣớc ngoặt trên những chặng đƣờng đời của các đối tƣợng nghiên cứu. Tƣơng tự nhƣ vậy, ở chƣơng 3, khi tìm hiểu về thực hành lên đồng ở những ngƣời đồng tính, chúng tôi ngoài việc sử dụng phƣơng pháp quan sát tham dự (sẽ trình bày ở dƣới), cũng tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu, hồi cố về những mối quan hệ đặc biệt, những biến cố mang tính dấu mốc để có thể hiểu hơn về tiểu sử cuộc đời của đối tƣợng nghiên cứu, qua đó, lý giải động cơ vì sao họ tìm đến với lên đồng và diễn dịch những tự sự mà họ đã tạo ra qua việc thực hành nghi lễ này. Ngoài ra, chúng tôi cũng cố gắng thu thập thêm các thông tin về đối tƣợng nghiên cứu trong phạm vi và khả năng của mình thông qua những buổi trò chuyện với các con nhang đệ tử, những ngƣời thân, bạn bè của các thầy đồng và thông qua việc tìm hiểu các hoạt động trên mạng xã hội của họ. Để lý giải các phƣơng thức tự sự qua sáng tác văn học 6 nghệ thuật và qua mạng xã hội có vai trò nhƣ thế nào trong việc giúp ngƣời đồng tính xoa dịu ẩn ức, chúng tôi cũng phỏng vấn sâu một số tác giả và chủ tài khoản facebook là ngƣời đồng tính. - Quan sát tham dự: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở mục 3.3 của chƣơng 3. Để diễn giải ý nghĩa của hoạt động đồng cốt ở một số lƣợng đáng kể những ngƣời đồng tính, chúng tôi đã tham dự 10 vấn hầu của 7 thanh đồng trong khoảng thời gian từ năm 2015 - 2017. Trong số 7 thanh đồng này có 5 ngƣời là đồng tính nam, và 2 ngƣời là đồng tính nữ. Ngƣời có thâm niên hầu đồng lâu nhất là 13 năm và ít nhất là 1 năm. Phƣơng pháp này giúp cho chúng tôi quan sát tỉ mỉ hoạt động đồng cốt ở những ngƣời đồng tính: từ không khí, quang cảnh buổi lễ cho đến hành động, cử chỉ, sự chuyển biến các sắc thái tâm lí của thanh đồng và phản ứng cộng hƣởng của các con nhang đệ tử, đồng thời cho phép chúng tôi đƣợc trải nghiệm các trạng thái, cung bậc cảm xúc của một ngƣời dự lễ. Trong quá trình tham dự, chúng tôi luôn ý thức rằng các thanh đồng trƣớc hết là những ngƣời đồng tính, nên luôn hƣớng sự quan sát của mình gắn với các vấn đề văn hóa tính dục của đối tƣợng nghiên cứu. - Ngoài ra, để hỗ trợ cho những diễn giải, bàn luận của mình, chúng tôi cũng sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Là công trình đầu tiên ở Việt Nam tập trung vào vấn đề ẩn ức của ngƣời đồng tính trong mối liên hệ với (các phƣơng thức) tự sự; - Khẳng định tính kiến tạo xã hội của ẩn ức bằng việc diễn giải các căn nguyên văn hóa - xã hội chính yếu và đặc thù đã hình thành và nuôi dƣỡng ẩn ức ở ngƣời đồng tính; - Khám phá các phƣơng thức tự sự đặc thù ở những ngƣời đồng tính và khẳng định ý nghĩa phản kháng văn hóa (cultural resistance) của chúng; 7 - Khám phá những chiều kích của xã hội đƣơng đại Việt Nam từ góc nhìn tính dục, ẩn ức và tự sự của ngƣời đồng tính. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lí luận Ý nghĩa lý luận của luận án đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện: Thứ nhất, bằng việc chứng minh tự sự nhƣ một phƣơng thức phản kháng các áp chế xã hội, luận án đóng góp quan điểm học thuật vào cuộc tranh luận về chiến lƣợc phản kháng của ngƣời đồng tính nói riêng và của các nhóm bị ngoài lề hóa nói chung. Thứ hai, cũng thông qua việc tranh luận rằng tự sự là phƣơng thức giải phóng ẩn ức ở ngƣời đồng tính, luận án đóng góp vào lý thuyết về chức năng và ý nghĩa của tự sự từ góc nhìn văn hóa. - Ý nghĩa thực tiễn Qua việc nghiên cứu các phƣơng thức tự sự và vai trò của nó trong việc giúp ngƣời đồng tính phản kháng lại các áp chế xã hội, từ đó, góp phần giải phóng ẩn ức, luận án cung cấp thêm kiến thức về một mảng vấn đề chƣa đƣợc quan tâm nhiều trong xã hội Việt Nam hiện nay. Với ý nghĩa đó, luận án là tƣ liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và những ai quan tâm đến vấn đề đồng tính nói riêng và văn hóa tính dục nói chung. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chƣơng sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chƣơng 2: Ẩn ức đồng tính Chƣơng 3: Tự sự đồng tính Chƣơng 4: Từ ẩn ức đến tự sự: kiến tạo bản sắc, cộng đồng, quyền lực và những tham chiếu từ bối cảnh Việt Nam đƣơng đại. 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về đồng tính ở Việt Nam 1.1.1.1. Những nghiên cứu về định kiến, kì thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính nói riêng và cộng đòng LGBT nói chung Tiêu biểu cho mảng chủ đề này là các nghiên cứu mang tính can thiệp của các tổ chức phi chính phủ trong đó iSEE đƣợc xem là tổ chức hoạt động tích cực và có nhiều thành quả hơn cả. Các nghiên cứu của iSEE đƣợc thực hiện từ năm 2010 đến 2016 nhƣ Tổng quan về kì thị với người LGBT [30], Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên một số báo in và báo mạng [19], Báo cáo kết quả ban đầu từ khảo sát nữ yêu nữ [50], Thực trạng trẻ em đường phố LGBT [17], Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam. Tổng luận các nghiên cứu [33], “Có phải bởi vì tôi là LGBT?”: phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam [13],… đã phân tích những chiều cạnh của định kiến và kì thị đối với ngƣời đồng tính: trên phƣơng diện học thuật và trong các tài liệu chính thống là việc phổ biến những kiến thức sai lệch về ngƣời đồng tính; trên phƣơng diện truyền thông và kiến tạo dƣ luận xã hội là sự khắc họa phiến diện và mô tả lệch lạc chân dung ngƣời đồng tính, xem ngƣời đồng tính có bản năng tình dục khác thƣờng, có lối sống phóng túng, nhiều hiểm họa, có nhân cách - đạo đức phần nhiều là không tốt…; trên phƣơng diện thái độ xã hội là những quan niệm cực đoan của xã hội, cho đồng tính là một loại bệnh lý, cần đƣợc điều trị và xem đồng tính là mối họa đối với thiết chế hôn nhân tryền thống… Ngoài các nghiên cứu của iSEE, về chủ đề định kiến đối với ngƣời đồng tính, còn có 9 nghiên cứu của USAID và UNDP [53], Khuất Thu Hồng và cộng sự [131], [11], Vũ Mạnh Lợi và cộng sự [195], Phạm Thu Hoa và Đồng Thị Yến [9]. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe, HIV trong cộng đồng thiểu số tính dục, đặc biệt là nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới Đáng chú ý trong mảng chủ đề này là các nghiên cứu của Khuất Thu Hồng [130], Ngo Duc Anh và cộng sự [155], Vũ Ngọc Bảo và P. Girault [1],… Các nghiên cứu này chủ yếu cung cấp hiểu biết về tình dục đồng giới nam (MSM) ở Việt Nam, dịch tễ học về HIV và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục trong nhóm MSM cũng nhƣ bối cảnh xã hội liên quan tới các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM. Các nghiên cứu cho thấy MSM ở Việt Nam bao gồm các nhóm nhỏ mang những chân dung khác nhau nhƣ: bóng kín, bóng lộ, mại dâm nam và nam "ẩn". Những đối tƣợng này đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm HIV từ nhiều nguyên nhân, nhƣ không nhận thức đƣợc các nguy cơ tiềm tàng và các biện pháp dự phòng HIV, ít đƣợc tiếp cận với các dịch vụ và phƣơng tiện phòng chống HIV/AIDS. Các nghiên cứu này cũng đƣa ra các khuyến nghị về chính sách và chƣơng trình nhằm công nhận sự tồn tại của MSM và nhu cầu cần thiết phải thực hiện các chƣơng trình dự phòng HIV ở cấp quốc gia nhằm giảm thiểu lây nhiễm HIV trong nhóm này. 1.1.1.3. Những nghiên cứu về đồng tính từ góc nhìn kiến tạo xã hội Theo những tƣ liệu chúng tôi có đƣợc, nghiên cứu đầu tiên về đồng tính ở Việt Nam có nhan đề “Eunuch mandarins, soldats mamzelles, effeminate boys and graceless women: French colonial contructions of Vietnamese genders” [Quan thái giám, những ngƣời lính nữ tính, các chàng trai ẻo lả và những phụ nữ kém duyên: Cấu trúc giới ở Việt Nam thời Pháp thuộc] của tác giả Frank Proschan [163] công bố trên Tạp chí Gay and Lesbian Quarterly số 8 năm 2002. Theo Proschan, đồng tính chƣa bao giờ bị coi là phạm pháp ở 10 Việt Nam trong thời Pháp thuộc và kể cả trong các giai đoạn lịch sử trƣớc đó. Ông dẫn chứng các bộ luật Hồng Đức (thời Lê) và Gia Long (thời Nguyễn) có các hình phạt đối với tội hiếp dâm, cƣỡng dâm, ngoại tình và loạn luân (giữa hai ngƣời khác giới) nhƣng không nhắc tới quan hệ đồng giới. Tuy nhiên, việc đàn ông ăn mặc quần áo phụ nữ, thiến và tự thiến bị coi là phạm pháp. Trong thời Pháp thuộc, kê gian và đồng dâm nam cũng không hề bị cấm. Không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các thuộc địa khác, chính quyền thực dân Pháp cũng không cấm đoán các hành vi đồng tính. Cũng từ góc nhìn kiến tạo luận, bài viết “Social contruction of male homosexualities in Vietnam” [Kiến tạo xã hội những ngƣời đồng tính nam ở Việt Nam] của M.E. Blanc [65] xem xét đồng tính trong bối cảnh chuyển đổi của văn hóa Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại. Tác giả cho rằng, quan hệ đồng tính ít đƣợc biết đến vì nó bị coi là vô đạo đức trong hệ tƣ tƣởng Nho giáo và là mối đe dọa các giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam. Cũng theo Blanc, khái niệm đồng tính luyến ái ở Việt Nam chƣa tồn tại một cách rõ ràng vì các thực hành tính dục thay đổi rất nhanh trong vòng một thế kỉ qua và tiếng Việt vẫn còn đang thích ứng với thực tế mới này. Năm 2009, nhóm tác giả Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dƣơng, Nguyễn Ngọc Hƣởng ra mắt cuốn sách Tình dục trong xã hội Việt Nam đương đại. Chuyện dễ đùa khó nói [11]. Cuốn sách dành ra một chƣơng (khoảng 50 trang) để bàn về tình dục đồng giới với các nội dung: thuật ngữ - khái niệm, tóm tắt lịch sử của tình dục đồng giới ở Việt Nam, các diễn ngôn và cội nguồn của sự ám ảnh, kì thị về tình dục đồng giới. Những nội dung này đƣợc tiếp cận từ góc độ kiến tạo xã hội của tình dục. 1.1.1.4. Những nghiên cứu về vấn đề đồng tính qua các tác phẩm văn học Nghiên cứu về đề tài đồng tính qua văn chƣơng, đáng chú ý, có các bài viết sau: “Những nhục thể biến dị và các động thái chuyển vị của dục cảm 11 đồng tính trong văn chƣơng Việt Nam từ và về thời Pháp thuộc” của Nguyễn Quốc Vinh [51] trên trang mạng talawas.org, “Đáp lời con quái Sphinx hay ngọn nguồn sáng tạo thơ Xuân Diệu” trong sách Bút pháp của ham muốn của Đỗ Lai Thúy [48] và “Văn học đồng tính ở Việt Nam - từ các hình thức ngụy trang đến các tự thuật thú nhận” của Trần Ngọc Hiếu [8]. Dù có những khác nhau về đối tƣợng khảo sát nhƣng điểm chung của các nghiên cứu trên là dựa trên thuyết đồng tính (queer theory - có ngƣời dịch là thuyết lệch pha), các nghiên cứu chỉ ra rằng các tác phẩm văn học chính là nơi ngụy trang hay tự thú của những dục cảm đồng tính và việc sáng tác văn học là cách để những nghệ sĩ-đồng tính tự cởi trói cho chính mình. 1.1.1.5. Những nghiên cứu về vấn đề bản sắc ở người đồng tính và phong trào xã hội Đáng chú ý trong mảng chủ đề này là các nghiên cứu của Norton [27], [156], P. Horton [121], H. Rydstrom và cộng sự [174], Doan Bao Chau [90], Mai Thị Hạnh [7], Phạm Quỳnh Phƣơng [37], [38], [39], [40]… Norton [28], [156] nghiên cứu sự trình diễn bản sắc/căn tính của những ngƣời đồng tính qua một thực hành tín ngƣỡng, cụ thể là lên đồng. Qua việc khảo sát lễ nhạc (ở hoạt động đồng cốt) trong mối quan hệ với các vai trò giới, Norton [28], [156] lập luận rằng: việc biểu diễn nhạc lễ có tầm quan trọng thiết yếu đối với việc hoán đổi vai trò giới trong quá trình lên đồng. Những đặc điểm giới của các vị thần linh đƣợc xác định không chỉ thông qua trang phục nghi lễ và hành động của các thầy đồng, mà còn thông qua việc sử dụng các làn điệu chầu văn và những ca từ riêng dành cho các vị nam thần và nữ thần, tiêu biểu cho các đặc điểm “giống đực” và “giống cái”. Việc hoán chuyển giới trong quá trình nhập thần cho phép cả những thầy đồng nam lẫn nữ vƣợt qua những đƣờng phân định về giới, phá vỡ những đặc điểm giới truyền thống, giúp căn tính của họ đƣợc lộ diện. 12 Trong khi đó, Horton [121] và Rydstrom cùng các cộng sự [174] lại đề cập đến sự “hữu hình hóa” ngƣời đồng tính trong mối liên hệ với các phong trào xã hội và các chiến lƣợc thƣơng thảo. Trong bài viết “'I thought I was the only one': the misrecognition of LGBT youth in contemporary Vietnam” [Tôi đã nghĩ rằng mình là ngƣời duy nhất: nhận thức sai lầm về giới trẻ LGBT trong xã hội Việt Nam đƣơng đại], Horton đã chỉ ra rằng những cuộc diễu hành vì quyền của LGBT và các cuộc thảo luận về hôn nhân đồng giới đã đẩy vấn đề đồng tính luyến ái lên vị trí trung tâm những năm gần đây. Dựa trên các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc những ngƣời đồng tính nam, đồng tính nữ và song tính ở Hà Nội, bài viết đã chứng minh khả năng hiển thị ngày càng tăng của đồng tính luyến ái và nhấn mạnh những tác động tiêu cực tiềm ẩn của những nhận thức sai lầm về cộng đồng thiểu số tính dục này. Bên cạnh đó, H. Rydstrom và các cộng sự trong bài viết “Contesting heteronormativity: the fight for lesbian, gay, bisexual and transgender recognition in India and Vietnam” [Thách thức quan niệm dị tính chuẩn mực: cuộc chiến cho sự công nhận LGBT ở Ấn Độ và Việt Nam] cũng chỉ ra rằng các cuộc tranh luận công khai gần đây về tình dục ở Ấn Độ và Việt Nam đã đƣa lại sự tăng quyền cho những ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới. Trên cơ sở các nguồn tài liệu thứ cấp và điền dã dân tộc học đƣợc thực hiện tại Delhi và Hà Nội, nghiên cứu của nhóm tác giả Rydstrom cho thấy nỗ lực to lớn của các tổ chức xã hội dân sự trong công cuộc đấu tranh vì quyền của cộng đồng LGBT. Bài viết cũng xem xét sự thƣơng lƣợng của những tổ chức này với chính phủ sở tại. Đại dịch HIV đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho ngƣời đồng tính và là nguyên nhân gây ra những định kiến, kì thị, nhƣng trớ trêu thay, cũng chính đại dịch này lại là “điểm đến chiến lƣợc” của các tổ chức xã hội dân sự, mà qua đó sự hiện diện của những thân phận yếu thế này mới bắt đầu đƣợc thừa nhận. 13 Về các phong trào xã hội của ngƣời LGBT, báo cáo của Doan Bao Chau [90] “Analysis communication strategy of I DO- LGBT campaign organised organised by iSEE” [Phân tích chiến lƣợc truyền thông cuả chiến dịch I DO LGBT do iSEE khởi xƣớng] đã trình bày về vai trò của iSEE - một tổ chức xã hội dân sự đấu tranh vì quyền của những nhóm thiểu số - thông qua những chiến lƣợc truyền thông đƣợc sử dụng trong một chiến dịch cụ thể. Các công trình và bài viết của Phạm Quỳnh Phƣơng tìm hiểu phong trào LGBT- một phong trào xã hội tính dục (sexual social movement), phong trào bản dạng (identity movement) nhƣ một nghiên cứu trƣờng hợp “để khám phá những động năng xã hội Việt Nam hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa và qua đó chỉ ra sự vận hành của diễn ngôn, quyền lực, vai trò của truyền thông và hệ tƣ tƣởng, năng lực chủ thể của giới trẻ, tiếng nói của những “hành động tập thể” cũng nhƣ sự tăng quyền của cộng đồng thiểu số tính dục vốn ít có tiếng nói trong đời sống xã hội” [40, tr. 7-8]. Tóm lại, các nghiên cứu kể trên xoay quanh một số vấn đề quan trọng về ngƣời đồng tính nhƣ: định kiến, kì thị và phân biệt đối xử với ngƣời đồng tính, các diễn ngôn xã hội về đồng tính, rào cản văn hóa cho ngƣời đồng tính, sức khỏe và những quyền căn bản của ngƣời đồng tính, các tổ chức dân sự và phong trào xã hội vì ngƣời đồng tính, bản sắc và tăng quyền cho ngƣời đồng tính. Trong bức tranh tổng quan tình hình nghiên cứu về đồng tính ở Việt Nam nhƣ vậy, luận án của chúng tôi tìm hiểu về những tự sự của/về ngƣời đồng tính và xem nó nhƣ là một phƣơng thức phản kháng các áp chế xã hội và một chiến lƣợc giải phóng ẩn ức ở những ngƣời đồng tính - những thân phận bị ngoài lề hóa trong bối cảnh Việt Nam đƣơng đại. Trên cơ sở đó, chúng tôi đặt luận án của mình trong bối cảnh nghiên cứu về chiến lược/phương thức phản kháng của các nhóm ngoài lề, trong đó có 14 nhóm thiểu số tính dục (LGBT) nói chung và tự sự của các nhóm ngoài lề và ngƣời đồng tính nói riêng. 1.1.2. Những nghiên cứu về chiến lược phản kháng của các nhóm ngoài lề Trong số các công trình nghiên cứu về các nhóm ngoài lề, chúng tôi chú ý đến các nghiên cứu tìm hiểu về những phƣơng thức phản kháng mà các nhóm này sử dụng nhằm chống lại các áp chế xã hội, để bƣớc từ ngoại vi vào trung tâm, từ dòng ngầm (underground) nhập vào chính mạch (mainstream). Trong cuốn sách nổi tiếng Vũ khí của kẻ yếu: các hình thức phản kháng hàng ngày [Weapons of the weak: everyday forms of resistance], J. Scott [180] đƣa ra quan điểm cho rằng áp bức và kháng cự luôn ở trong một dòng chảy liên tục. Nếu chỉ tập trung nghiên cứu các cuộc biểu tình, đảo chính, hay bạo động nhƣ các nhà khoa học chính trị thƣờng làm thì chúng ta có thể dễ dàng bỏ lỡ những hình thức tinh tế nhƣng mạnh mẽ của những “sự phản kháng hàng ngày”. Khảo sát các xã hội nông thôn, Scott đặc biệt chú ý đến những phản ứng của ngƣời nông dân đối với sự thống trị của những kẻ cầm quyền. Ông nhận thấy các cuộc khởi nghĩa hay nổi dậy công khai của nông dân là rất hiếm và nếu có thì cũng không tạo ra nhiều ảnh hƣởng. Thay vì quan tâm đến những hình thức phản kháng “lộ”, ông chú ý nhiều hơn đến những hình thức phản kháng “ngầm”: từ trốn tránh, lôi kéo, bất tuân, giả vờ, ngụy trang, ăn trộm, trốn thuế,… cho đến sử dụng các thủ thuật ngôn ngữ, vu khống nặc danh, ngụy tạo tin đồn, lợi dụng nghi lễ… Theo ông, đó là những hình thức phản kháng khôn ngoan, tránh sự đối đầu trực tiếp, có khả năng che đậy ý thức hệ và đạt hiệu quả cao. Quan điểm của ông có sức ảnh hƣớng lớn đến các các nhà nghiên cứu sau này khi những tác phẩm của họ quan tâm nhiều hơn đến các phƣơng thức phản kháng phi bạo lực và tinh tế của các nhóm yếu thế trong xã hội. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan