Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự luận văn ths. luật...

Tài liệu Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự luận văn ths. luật

.PDF
102
635
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ HỒNG CHIÊM NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ PHƯỢNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Hoàng Thị Hồng Chiêm MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ ......... 7 1.1. Khái niệm và đặc điểm về người bị tạm giữ ....................................... 7 1.1.1 Khái niệm ngƣời bị tạm giữ ................................................................. 7 1.1.2 Đặc điểm về ngƣời bị tạm giữ ............................................................ 10 1.2. Quy định của pháp luật TTHS một số nước về người bị tạm giữ ..... 18 1.2.1 Ngƣời bị tạm giữ trong luật tố tụng hình sự Liên bang Nga .............. 18 1.2.2 Ngƣời bị tạm giữ trong luật tố tụng hình sự cộng hòa Pháp .............. 20 1.2.3 Ngƣời bị tạm giữ trong Luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa........................................................................................... 22 1.3. Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam từ năm 1945 đến trước năm 2003 về người bị tạm giữ .............................................. 24 1.3.1. Giai đoạn 1945 - 1954 ........................................................................ 24 1.3.2. Giai đoạn từ 1954 – 1976 ................................................................... 25 1.3.3. Giai đoạn từ 1976-1989...................................................................... 27 1.3.4. Giai đoạn từ 1989 đến trƣớc năm 2003 .............................................. 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 29 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ... 30 2.1. Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về người bị tạm giữ .......................................................................................... 30 2.1.1. Quyền của ngƣời bị tạm giữ ............................................................... 30 2.1.2. Nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ ........................................................... 43 2.1.3 Một số quy định chung liên quan đến ngƣời bị tạm giữ .................... 45 2.2. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về người bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội ................... 51 2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân ........................................... 51 2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 56 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 72 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ ..................... 73 3.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự............................................. 73 3.2. Một số giải pháp khác ...................................................................... 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự ĐTV Điều tra viên KSV Kiểm sát viên TAND Tòa án nhân dân THTT Tiến hành tố tụng TTHS Tố tụng hình sự TTLT Thông tƣ liên tịch UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc VKSND Viện kiểm sát nhân dân DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng thống kê tình hình bắt giữ và phân loại từ năm 2009-2013 ................................................................................... 53 Bảng 2.2: Bảng thống kê tình hình giải quyết ngƣời bị tạm giữ từ năm 2009-2013 ............................................................................ 54 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, cải cách tƣ pháp đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhằm tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh công cuộc cải cách tƣ pháp, ngày 02 tháng 01 năm 2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TƢ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TƢ ngày 02/06/2005 về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Các Nghị quyết trên đã chỉ rõ nhiều vấn đề cụ thể của tố tụng hình sự cần phải đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện để thể chế hóa vào quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lƣợng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân nên quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn đƣợc luật pháp trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định rõ ràng, nhằm bảo vệ quyền lợi của mọi công dân đƣợc công bằng. Để đạt đƣợc mục đích đó, trƣớc hết trong công tác xử lý tin báo tố giác tội phạm và phân loại việc bắt, giữ ngƣời vi phạm pháp luật cần phải đƣợc chú trọng và tăng cƣờng, nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm tính trung thực, công minh, đúng ngƣời, đúng tội, không làm oan ngƣời vô tội và không bỏ lọt kẻ phạm tội. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiều vụ việc cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng vi phạm nghiêm trọng thủ tục bắt giữ ngƣời theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, gây lên những hậu quả nghiêm trọng đối với ngƣời bị tạm giữ. Hệ lụy kéo theo đó là tình trạng bắt oan ngƣời vô tội, vi phạm các quyền con ngƣời, xâm phạm 1 quyền tự do thân thể…không đảm bảo đúng quyền của ngƣời bị tạm giữ theo quy định của pháp luật. Mặc dù đã bị dƣ luận và xã hội lên án xong vấn đề bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng cho ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam cần đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện hơn nữa. Có thể thấy từ trƣớc tới nay chƣa có một nghiên cứu nào, nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về ngƣời bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam với quy mô là một đề tài độc lập, chuyên biệt. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và từng bƣớc hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam là cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua những nghiên cứu và tìm hiểu về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam, nhận thấy các nghiên cứu chuyên sâu về đối tƣợng là ngƣời bị tạm giữ trong TTHS là rất hạn chế. Mặc dù vậy thì có khá nhiều các nghiên cứu khoa học, các bài viết của các nhà khoa học về ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, ngƣời bị tạm giam trong TTHS Việt Nam. Có thể thống kê một số nghiên cứu và bài viết của các nhà khoa học để thấy rõ hơn tình hình nghiên cứu: 1. Nguyễn Văn Điệp: Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong TTHS Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sỹ Luật học, Hà Nội, 2005; 2. Phạm Thanh Bình: Tạm giữ, tạm giam trong TTHS Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội, 1996; 3. Nguyễn Bá Phùng, Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật TTHS Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010; 4. PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn: Bảo đảm quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong TTHS Việt Nam, Tạp chí Luật học số 3/2011; 2 5. Ths. Đoàn Tạ Cửu Long và Ths. Nguyễn Tấn Hảo: Một số ý kiến hoàn thiện Bộ luật TTHS về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, Tạp chí kiểm sát số 21/2012; 6. Ths. Đinh Thế Hƣng: Bảo vệ quyền con người trong Tố tụng Hình sự, Tham luận tại Hội thảo: Các điều kiện đảm bảo quyền con ngƣời ở Việt Nam do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Viện nhà nƣớc và Pháp luật tổ chức ngày 27/8/2010; 7. Trần Ngọc Đƣờng: Bàn về quyền con ngƣời, quyền công dân. NXB Chính trị Quốc gia, 2004; 8. Bộ tƣ pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật (1998), số chuyên đề về Luật hình sự của một số nước trên thế giới; 9. ĐHQG Hà Nội, khoa luật (2001), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội; 10. Trƣờng đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, NXB Công an nhân dân. Trên cơ sở những nghiên cứu và những bài viết của các nhà khoa học cùng với hệ thống các sách giáo trình, sách chuyên khảo sẽ là những cơ sở khoa học để chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu những lý luận chung và tình hình thực tiễn về ngƣời bị tạm giữ trong pháp luật TTHS Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu chuyên sâu về các quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nƣớc khác trên thế giới. Thực trạng về tình hình ngƣời bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong năm năm trở lại đây. Đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm 3 giữ trong TTHS, khắc phục những hạn chế, vƣớng mắc đối với quy định của pháp luật Việt Nam về ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. 4. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ngƣời bị tạm giữ trong pháp luật TTHS Việt Nam, luận văn đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế, vƣớng mắc và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với ngƣời bị tạm giữ. Đặc biệt là đảm bảo cho việc phân loại đối tƣợng bị tạm giữ sau chuyển khởi tố đúng ngƣời, đúng tội, không làm oan ngƣời vô tội trong hoạt động TTHS. - Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết những vấn đề sau: + Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về ngƣời bị tạm giữ mà nhất là về địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ trong pháp luật TTHS Việt Nam. + Làm rõ những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. + Đánh giá thực tiễn, tình trạng ngƣời bị tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong năm năm gần đây để có cái nhìn bao quát về ngƣời bị tạm giữ trong pháp luật TTHS Việt Nam. + Đƣa ra những phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về ngƣời bị tạm giữ và những giải pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ . 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: + Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật. Đƣờng lối quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ta về công cuộc đấu tranh 4 phòng và chống tội phạm nói chung và giải quyết vụ án hình sự nói riêng. + Cơ sở thực tiễn của luận văn là dựa trên cơ sở nghiên cứu luật TTHS thực định và hoạt động giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn về hoạt động TTHS. - Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Kết hợp với việc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế để chọn lọc tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến ngƣời bị tạm giữ trong TTHS, từ đó làm sáng tỏ nội dung của luận văn. 6. Đóng góp khoa học của luận văn Là một công trình nghiên cứu độc lập và chuyên sâu về ngƣời bị tạm giữ trong pháp luật TTHS Việt Nam, luận văn làm rõ những khái niệm, địa vị pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ để giúp cho việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với ngƣời bị tạm giữ đƣợc đúng ngƣời, đúng tội, không bỏ lọt kẻ phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội. Từ đó mở đầu cho một giai đoạn TTHS đƣợc chính xác, kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp khắc phục những vƣớng mắc, bất cập của quy định pháp luật hiện hành đối với ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn, góp phần giải đáp về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến ngƣời bị tạm giữ trong TTHS Việt Nam. Đồng thời, giúp cho ngƣời bị tạm giữ, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời bị tạm giữ và các cơ quan THTT hình sự áp dụng các quy định pháp luật về ngƣời bị tạm giữ một cách đúng đắn, hiệu quả và chính xác. Luận văn có thể dùng làm tài liệu cho việc nghiên cứu, tham khảo và hoàn thiện pháp luật đối với những ai quan tâm đến vấn đề này. 5 7. Bố cục của Luận văn Ngoµi phÇn më ®Çu, kÕt luËn, môc lôc vµ danh môc tµi liÖu tham kh¶o, néi dung LuËn v¨n gåm 3 ch-¬ng. Chương 1: Một số vấn đề chung về ngƣời bị tạm giữ. Chương 2: Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về ngƣời bị tạm giữ và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ 1.1. Khái niệm và đặc điểm về người bị tạm giữ 1.1.1 Khái niệm người bị tạm giữ Theo Từ điển luật học, địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định của pháp luật. Địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng nhƣ giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình. Thông qua địa vị pháp lý, ta có thể phân biệt đƣợc chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí, tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ pháp lý [27, tr.244]. Do vậy, việc nắm vững địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi chủ thể. Đối với chủ thể có địa vị pháp lý, sẽ giúp họ thực hiện tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của mình. Còn đối với các chủ thể khác, việc nắm vững địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật sẽ giúp họ không xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ của ngƣời khác. Trong tố tụng hình sự, việc nắm vững địa vị pháp lý của các chủ thể càng có vai trò quan trọng hơn hết. Bởi vì, khi giải quyết một vụ án hình sự phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Và tại mỗi giai đoạn, địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia tố tụng cũng không giống nhau. Việc xác định một ngƣời bị coi là tạm giữ từ khi nào rất quan trọng, khi đó xác định vị trí của ngƣời đó là ngƣời tham gia vào quá trình THTT, xác lập quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm một ngƣời bị coi là ngƣời bị tạm giữ là rất khó, bởi vì, đối tƣợng của ngƣời bị tạm giữ trong đó 7 bao gồm cả ngƣời chƣa bị khởi tố hình sự và cả những ngƣời đã bị khởi tố hình sự. Tƣ cách tố tụng của ngƣời bị tạm giữ bắt đầu từ khi có quyết định tạm giữ và chấm dứt chuyển sang vai trò của một chủ thể khác khi hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hạn gia hạn tạm giữ. Có thể xảy ra một số trƣờng hợp khi chấm dứt tƣ cách tố tụng của ngƣời bị tạm giữ nhƣ sau: - Bị khởi tố bị can và có quyết định tạm giam thay thế. - Bị khởi tố và có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, thay thế biện pháp ngăn chặn khác. - Có quyết định trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ chuyển xử lý hành chính. - Có quyết định trả tự do cho ngƣời bị tạm giữ, không xử lý hành chính. - Viện kiểm sát trả tự do theo khoản 1 Điều 28 Luật tổ chức VNSND. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cho đến nay chƣa có một khái niệm pháp lý nào về địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ. Từ những phân tích trên theo chúng tôi có thể hiểu: Địa vị pháp lý của ngƣời bị tạm giữ là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của một ngƣời khi có quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự. Trong tố tụng hình sự Việt Nam, ngƣời bị tạm giữ là ngƣời tham gia tố tụng có quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến vụ án. BLTTHS năm 2003 đƣa ra khái niệm về ngƣời bị tạm giữ nhƣ sau: “Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ”. Ngƣời bị tạm giữ có thể là ngƣời chƣa bị khởi tố về hình sự, đó là những ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, trƣờng hợp phạm tội tự thú trƣớc khi hành vi phạm tội bị phát hiện và khởi tố, và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Mặc dù, họ chƣa bị khởi tố về hình sự nhƣng trên thực tế họ vẫn phải chịu sự cƣỡng chế của cơ quan đã tạm giữ họ. Họ bị hạn chế một số quyền tự do, bị buộc phải khai báo hoặc trả lời các câu hỏi của cán bộ điều tra. 8 Ngƣời bị tạm giữ cũng có thể là ngƣời đã bị khởi tố về hình sự bao gồm: bị can, bị cáo, ngƣời đã bị kết án nhƣng bỏ trốn, ngƣời đang chấp hành án bỏ trốn nhƣng bị bắt theo quyết định truy nã hoặc ngƣời phạm tội ra đầu thú và đã có quyết định tạm giữ đối với họ. Do đó, pháp luật coi ngƣời bị tạm giữ là ngƣời tham gia tố tụng hình sự, có các quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, ngƣời bị tạm giữ là ngƣời bị nghi đã thực hiện tội phạm và đối với họ đã có quyết định tạm giữ của ngƣời có thẩm quyền. Để trở thành ngƣời bị tạm giữ cần có đủ hai điều kiện: + Điều kiện về nội dung: khi có căn cứ cho rằng ngƣời đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; ngƣời mà bị ngƣời khác có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là ngƣời đã thực hiện tội phạm và thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó bỏ trốn; ngƣời mà thấy có dấu vết của tội phạm ở ngƣời hoặc nơi ở nên cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ; ngƣời bị phát hiện đang thực hiện tội phạm; ngƣời có lệnh truy nã hoặc ngƣời tự thú, đầu thú sau khi thực hiện tội phạm. Đối với trƣờng hợp bắt khẩn cấp, bị bắt do phạm tội quả tang, ngƣời tự thú, đầu thú, ngƣời bị tạm giữ bị nghi thực hiện tội phạm, nhƣng chƣa bị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để kịp thời ngăn chặn tội phạm, không để ngƣời đó tiếp tục phạm tội hay phạm tội mới, để ngƣời đó không có điều kiện cản trở việc tiến hành điều tra, xác minh…của cơ quan điều tra thì BLTTHS quy định cần phải cách ly họ trong thời hạn nhất định. Đối với trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ bị bắt theo lệnh truy nã, tuy ngƣời bị tạm giữ đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhƣng việc truy cứu trách nhiệm hình sự đó không phải do ngƣời có thẩm quyền quyết định tạm giữ thực hiện. Vì thế cho nên đối với ngƣời đó chỉ đƣợc (và cũng chỉ cần) 9 tạm giữ trong một thời hạn ngắn để chuyển giao cho ngƣời có trách nhiệm truy cứu trách nhiệm hình sự xử lý vụ án theo quy định của pháp luật. + Điều kiện về hình thức: đối với ngƣời đã có quyết định tạm giữ của ngƣời có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS. Theo quy định của Điều 86 và Điều 81 BLTTHS năm 2003 thì Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng Cơ quan điều tra các cấp, ngƣời chỉ huy Quân đội độc lập cấp trung đoàn và tƣơng đƣơng, ngƣời chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới, ngƣời chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng hoặc Chỉ huy trƣởng vùng Cảnh sát biển là những ngƣời có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ [13, tr.32-33]. Từ những phân tích ở trên, theo quan điểm của tôi có thể đƣa ra khái niệm khoa học về ngƣời bị tạm giữ nhƣ sau: Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền tố tụng; có quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. 1.1.2 Đặc điểm về người bị tạm giữ Thứ nhất, là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp: Là khi ngƣời đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hay sau khi ngƣời đó thực hiện tội phạm rồi bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm. Ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp này là ngƣời chƣa bị khởi tố về hình sự. Việc bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp nhằm ngăn chặn kịp thời tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật, tiêu hủy chứng cứ, cản trở hoạt động điều tra của ngƣời thực hiện tội phạm và đƣợc áp dụng trong những trƣờng hợp cấp bách. Từ đó, tạo điều kiện cho cơ quan điều tra có thẩm quyền có đủ thời gian thu thập chứng cứ, tài liệu, bƣớc đầu xác định tính chất, mức độ của hành vi, nhân thân của ngƣời 10 bị tạm giữ. Đồng thời để đảm bảo các quyền tự do cá nhân của con ngƣời, Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định một cách rõ ràng, cụ thể các trƣờng hợp bắt khẩn cấp nhƣ sau: Trƣờng hợp khẩn cấp thứ nhất: Khi có căn cứ để cho rằng ngƣời đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đây là trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi hoặc kiểm tra xác minh các nguồn tin biết ngƣời đó (một ngƣời hoặc nhiều ngƣời) đang bí mật tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phƣơng tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên cần phải bắt ngay trƣớc khi tội phạm đƣợc thực hiện. Việc bắt ngƣời này cần phải đảm bảo hai điều kiện: Một là, có căn cứ khẳng định một ngƣời (hoặc nhiều ngƣời) đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. Hai là, tội phạm đang chuẩn bị đƣợc thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Chuẩn bị thực hiện tội phạm, còn một khoảng thời gian nhất định với việc thực hiện tội phạm, nên không phải mọi hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm đều cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định chỉ ngƣời nào chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự). Ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp này, thƣờng phải bị tạm giữ vì khi quyết định bắt khẩn cấp cơ quan điều tra đã có căn cứ để xác định rằng ngƣời đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trƣờng hợp khẩn cấp thứ hai: Khi ngƣời bị hại hoặc ngƣời có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là ngƣời đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó bỏ trốn. Đây là trƣờng hợp tội phạm đã xảy ra, nhƣng ngƣời thực hiện tội phạm không bị bắt ngay. Sau một thời gian, ngƣời bị hại hoặc ngƣời có mặt tại nơi xảy ra tội 11 phạm chính mắt trông thấy đã xác nhận đúng là ngƣời đã thực hiện tội phạm. Nếu cơ quan điều tra xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó bỏ trốn thì ra lệnh bắt khẩn cấp. Việc bắt ngƣời trong trƣờng hợp này cần phải đảm bảo hai điều kiện: Một là, phải có ngƣời có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và trực tiếp xác nhận đúng là ngƣời đã thực hiện tội phạm. Việc xác nhận phải mang tính chất khẳng định, chứ không thể “hình nhƣ”, hoặc “nhìn giống nhƣ” ngƣời đã thực hiện tội phạm. Hai là, xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó trốn. Đối với ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp này thì việc ra quyết định tạm giữ là cấp bách và cần thiết. Khi đối tƣợng đã thực hiện hành vi phạm tội và cơ quan điều tra xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó bỏ trốn. Cho nên ngay sau khi bắt khẩn cấp cần phải tạm giữ họ nhằm ngăn chặn việc họ bỏ trốn, gây cản trở cho việc điều tra. Đồng thời cũng tạo điều kiện để cơ quan điều tra có thời gian thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác, phục vụ cho việc củng cố hồ sơ để đƣa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn cho phù hợp với hành vi phạm tội. Trƣờng hợp khẩn cấp thứ ba: Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở ngƣời hoặc tại chỗ của ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc ngƣời đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Đây là trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền chƣa có đủ tài liệu, chứng cứ để xác định ngƣời đó thực hiện tội phạm, nhƣng qua việc phát hiện thấy có dấu vết của tội phạm ở ngƣời hoặc tại chỗ ở của ngƣời mà ngƣời đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn việc ngƣời này bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì ngƣời đó bị bắt khẩn cấp. Việc bắt ngƣời trong trƣờng hợp này cần đảm bảo hai điều kiện sau: Một là, khi thấy dấu vết tội phạm ở ngƣời hoặc tại chỗ ở của ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm. Việc tìm thấy dấu vết của một tội phạm chỉ đƣợc coi là một điều kiện để bắt khẩn cấp. Hai là, cần ngăn chặn ngay việc ngƣời bị nghi 12 thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Khi có căn cứ cho rằng ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Trong thực tiễn thi hành pháp luật, ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp thƣờng sẽ bị tạm giữ vì khi có đủ căn cứ để quyết định bắt khẩn cấp, cơ quan điều tra đã xác định cần phải ngăn chặn hành vi phạm tội và hành vi cản trở việc điều tra, việc khám phá tội phạm của ngƣời thực hiện hành vi phạm tội (việc ngƣời đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ …). Do đó khả năng ngƣời bị tạm giữ trong trƣờng hợp bắt khẩn cấp là rất lớn. Thực tế, có trƣờng hợp dù bị bắt khẩn cấp nhƣng ngƣời bị bắt không bị tạm giữ đó là khi Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp hay ngƣời bị bắt khẩn cấp bị bệnh hiểm nghèo mà không thể tạm giữ đƣợc hoặc có thể xuất hiện những tình tiết mới loại trừ căn cứ bắt khẩn cấp và phải trả tự do cho ngƣời bị bắt. Thứ hai, là người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang: Khi ngƣời đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Phạm tội quả tang có đặc điểm là hành vi phạm tội cụ thể, rõ ràng không cần thiết phải điều tra, xác minh. Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định những trƣờng hợp phạm tội quả tang bao gồm: Trƣờng hợp thứ nhất: Ngƣời đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Đây là trƣờng hợp tội phạm đã bắt đầu đƣợc thực hiện, đang diễn ra và chƣa kết thúc trên thực tế, đang gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ. Việc ngƣời đang thực hiện tội phạm bị phát hiện hay không, tùy thuộc vào đặc điểm của cấu thành tội phạm, bối cảnh xảy ra tội phạm; khả năng, kiến thức, vị trí công tác của ngƣời phát giác sự kiện phạm tội. Trƣờng hợp hợp thứ hai: Ngƣời ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị 13 phát hiện. Đây là trƣờng hợp ngƣời phạm tội vừa thực hiện hành vi phạm tội xong, chƣa kịp chạy trốn, chƣa kịp cất giấu tang vật hoặc đang cất giấu tang vật, đang xóa những dấu vết của tội phạm trƣớc khi chạy trốn thì bị ngƣời khác phát hiện. Vì vậy, khi bắt ngƣời phạm tội vừa thực hiện hành vi phạm tội xong, chƣa kịp chạy trốn và sự phát hiện, bắt giữ ngƣời phạm tội phải xảy ra không gián đoạn về mặt thời gian. Trƣờng hợp thứ ba: Ngƣời ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt. Trong trƣờng hợp phạm tội quả tang này, ngƣời phạm tội đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt. Trong trƣờng hợp này, việc đuổi bắt phải liền ngay sau khi chạy trốn thì mới có cơ sở xác định đúng ngƣời phạm tội, tránh bắt nhầm ngƣời không thực hiện tội phạm. Nếu việc đuổi bắt bị gián đoạn về mặt thời gian so với hành vi chạy trốn thì không đƣợc xem là bắt quả tang mà có thể bắt theo trƣờng hợp khẩn cấp. Với ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp phạm tội quả tang nhƣ đã nêu trên thì có thể bị tạm giữ. Tuy nhiên, khác với trƣờng hợp ngƣời bị bắt khẩn cấp thƣờng bị tạm giữ, các trƣờng hợp phạm tội quả tang thì không phải mọi trƣờng hợp bị bắt đều phải tạm giữ. Qua thực tiễn áp dụng và căn cứ vào quy định của pháp luật về ngƣời bị tạm giữ có thể thấy: Ngƣời phạm tội quả tang mà hành vi phạm tội thuộc trƣờng hợp ít nghiêm trọng, ngƣời phạm tội có nơi cƣ trú rõ ràng, sự việc phạm tội đơn giản và ngƣời phạm tội không có dấu hiệu bỏ trốn hay cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan điều tra thì không cần phải tạm giữ họ. Chẳng hạn: Nguyễn Văn A đang thực hiện hành vi phạm tội Trộm cắp tài sản (lấy trộm xe đạp điện của Nguyễn Thị B) đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS thì bị phát hiện và bị bắt quả tang. Bản thân A chƣa có tiền án, tiền sự, hành vi phạm tội này thuộc trƣờng hợp tội phạm ít nghiêm trọng, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan