Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Ngữ pháp tiếng pháp cơ bản...

Tài liệu Ngữ pháp tiếng pháp cơ bản

.PDF
975
2328
118

Mô tả:

NGỮ PHÁP TIẾNG PHÁP CƠ BẢN La gramaire français fondamentale LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới. Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp có đại diện của mình ở cả 5 châu. Kho tàng văn chương Pháp rất đồ sộ mà có tác phẩm chúng ta cần chuyển sang tiếng Việt. Đồng thời, đối với người Việt Nam chúng ta, khả năng đi học, làm việc, hay đi du lịch ở một nước nói tiếng Pháp có thể rất cao. Cuốn sách này giúp các bạn tìm hiểu ngôn 1 ngữ đó một cách có hệ thống, để có thể dùng nó theo nhu cầu của mình. Cuốn sách gồm hai phần chính: các loại từ và cách cấu trúc một câu nói. Đối với mỗi vấn đề đều có sự giải thích, chú thích và đưa ra các ví dụ cụ thể. Và ở mỗi mục, đều có bài tập để giúp người học vận dụng các kiến thức trình bày ở mục đó. Ở cuối cuốn sách có phụ lục đưa ra đáp án của các bài tập đó. Ngữ pháp của tiếng Pháp cũng gần với ngữ pháp tiếng Việt. Mỗi câu cũng gồm những hợp phần chủ yếu, là chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ. Tuy nhiên, các từ trong tiếng Pháp phải đổi theo giống (đực, cái), số (ít, nhiều) và theo ngôi thứ. Một ví dụ đơn giản: một bàn tay và năm bàn tay, ở tiếng Việt chữ “bàn tay” sau thuộc số nhiều (năm), nhưng chẳng thay đổi gì; nhưng ở tiếng Pháp, chữ bàn tay (main) sau phải đổi thành “mains”. Rồi tính từ và động từ đi theo chữ “bàn tay” sau cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Và các thời của động từ trong tiếng Pháp còn phức 2 tạp hơn; chúng giúp cho người nghe và người đọc nắm được chính xác ý c ủa người nói hay người viết về hành động diễn ra trong câu mà họ muốn trình bày. Bởi vậy, phần Động từ chiếm một khối lượng khá lớn trong cuốn sách này. Mục đích của cuốn sách này là giúp các bạn nắm được ngữ pháp thực hành của tiếng Pháp. Khi đã nắm được ngữ pháp, một mặt bạn có thể hiểu được chính xác ý c ủa người đối thoại với mình, mặt khác có thể trình bày được chính xác ý muốn của mình với người đối thoại. Chúc các bạn thành công. Nhà Xuất bản Thời Đại CHƢƠNG 1 3 ĐỘNG TỪ I - LE VERBE I Động từ là loại từ biểu hiện các hành động hoặc trạng thái bất động. Trong tiếng Pháp, động từ được chia thành ngoại động từ, nội động từ và tự động từ. 1. Ngoại động từ - Le verbe transitif Ngoại động từ (ngđt) là động từ đằng sau nó phải có bổ ngữ. Ngoại động từ chia ra làm ngoại động từ trực tiếp (le verbe transitif direct viết tắt là v.t.dir.) và ngoại động từ gián tiếp (le verbe transitif indirect viết tắt là v.t.indir.). 1.1. Ngoại động từ trực tiếp Không cần đến giới từ dẫn dắt, động từ kết hợp với bổ ngữ trực tiếp (complément d’objet direct viết tắt là COD) được gọi là ngoại động từ trực tiếp. Sujet + verbe + COD / Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ trực tiếp 4 Elle a mis son chapeau / Cô ấy đã đội mũ. Les enfants aiment les dessins animés / Trẻ em thích xem phim hoạt hình. Nous préférons la peinture / Chúng tôi thích tranh sơn dầu hơn. 1.2. Ngoại động từ gián tiếp Ngoại động từ gián tiếp là động từ có giới từ dẫn dắt, kết hợp với bổ ngữ gián tiếp (complément d’objet indirect viết tắt là COI). Sujet + verbe + préposition + COI / Chủ ngữ + động từ + giới từ + bổ ngữ gián tiếp Nous parlons de notre voyage / Chúng tôi nói về chuyến du lịch của chúng tôi. Elle a écrit à son ami / Cô ấy đã viết thư cho bạn cô ấy. Tu n’as pas répondu à la question / Bạn không trả lời vào câu hỏi. 5 2. Nội động từ - Le verbe intransitif • Nội động từ (nđt) là động từ sử dụng độc lập, mà hành động không cần đến bất kỳ bổ ngữ nào. Sujet + verbe / Chủ ngữ + động từ Il pleut / Trời mưa. Nous travaillons / Chúng tôi làm việc. Il neige / Tuyết rơi. Elles causaient / Họ nói chuyện phiếm. • Một số động từ có thể vừa là nội động từ, vừa là ngoại động từ, nghĩa của nó không giống nhau. Ta hãy xem ví dụ sau đây: Il parle (le) français (v.t.) / Anh ấy nói tiếng Pháp (ngđt). Il parle de son projet (v.i.indir) / Anh ấy kể về kế hoạch của anh ấy (ngđt gián tiếp). Il parle beaucoup (v.i.) / Anh ta lèm bèm quá (nđt). 6 Je sors la table (v.t.) / Tôi chuyển cái bàn ra ngoài (ngđt). Je suis sorti hier soir (v.i.) / Tối hôm qua tôi đi ra ngoài (nđt). Elle a passé ses vacances à la campagne (v.t.) / Cô ấy đã trải qua kỳ nghỉ ở vùng nông thôn (ngđt). Le printemps a passé rapidement (v.i.) / Mùa xuân trôi đi rất nhanh (nđt). 3. Động từ đi kèm thuộc ngữ - Les verbes suivis d’un attribut Động từ đi kèm thuộc ngữ thường kết hợp với danh từ, tính từ… làm thuộc ngữ của câu, nói rõ tính chất, trạng thái, thân phận của chủ ngữ. Sujet + verbe + attribut / Chủ ngữ + động từ + thuộc ngữ Elle est courageuse / Cô ấy dũng cảm. Il paraît douloureux / Anh ấy có vẻ bị đau. 7 Je deviendrai avocat / Tôi sẽ trở thành luật sư. Elle est tombée malade / Cô ấy bị ngã bệnh. Vous semblez souffrant / Ông dường như đau khổ. Il est né aveugle / Nó sinh ra đã bị mù. Chú ý: Động từ đi kèm thuộc ngữ thường có: paraître / dường như, có vẻ devenir / trở thành être / là, bị tomber / ngã sembler / dường như, hình như rester / ở vào naître / sinh ra v.v. 4. Động từ đi kèm lối vô định - Les verbes suivis d’un infinitif Có một số động từ phía sau nó thường có lối vô định (viết tắt là inf.) hoặc có giới từ “à” hoặc “de” 8 nối với lối vô định, làm bổ ngữ trực tiếp hoặc bổ ngữ gián tiếp cho câu. 4.1. Động từ trực tiếp kết hợp với lối vô định: Động từ trực tiếp kết hợp với lối vô định là bổ ngữ trực tiếp của câu: Sujet + verbe + inf. / Chủ ngữ + động từ + lối vô định Nous aimons faire du cheval / Chúng tôi thích cưỡi ngựa. Je préfère rester à la maison le dimanche / Chủ nhật tôi thích ở nhà hơn. Elle déteste sortir sous la pluie / Cô ấy không thích ra ngoài dưới trời mưa. J’écoutais la pluie tomber / Tôi nghe tiếng mưa rơi. Il regarde la voiture s’éloigner / Nó nhìn chiếc xe đi xa dần. Elle a vu mourir le chien blessé / Cô ấy đã thấy 9 con chó bị thương chết dần. Ils espèrent vous voir avant leur départ / Họ hy vọng gặp ông trước khi đi. Tu semblais être malade / Bạn hình như bị ốm rồi. Tu dois voir le médecin / Bạn phải đi gặp thầy thuốc. Pouvez-vous me prêter ce roman? / Anh có thể cho tôi mượn tiểu thuyết này không? Elle voudrait bien voir la mer / Cô ấy rất muốn nhìn thấy biển. Chú ý: Động từ thường dùng có: aimer / yêu, thích préférer / thích désirer / mong, ước ao détester / ghét écouter / nghe entendre / nghe hơn thấy 10 regarder / nhìn voir / nhìn thấy espérer / hy vọng falloir / cần phải sembler / hình như oser / dám savoir / biết devoir / phải envoyer / cử, phái pouvoir / có thể sentir / cảm thấy souhaiter / chúc, mong ước penser / nghĩ vouloir / muốn venir / đến revenir / quay lại partir / xuất phát aller / đi 4.2. Động từ có giới từ kết hợp với lối vô định ở đằng sau: • Sau động từ dùng giới từ “à” kết hợp với lối vô định là bổ ngữ gián tiếp của câu: Sujet + verbe + à + inf. / Chủ ngữ + động từ + à + lối vô định. Elle hésite à accepter cette invitation / Cô ấy do 11 dự nhận lời mời này. Je me suis habitué à vivre à la campagne / Tôi đã quen sống ở nông thôn. Chú ý: Động từ thường đi với “à” có: hésiter / do dự s’habituer / quen với aider / giúp đỡ apprendre / học arriver / đến chercher / tìm réussir / thành công tenir / nhất thiết phải se mettre / bắt đầu parvenir / đạt tới encourager / cổ vũ servir / dung làm s’amuser / nhởn nhơ renoncer / quên commencer (à hay de) / bắt đầu continuer (à hay de) tiếp tục v.v. • Sau động từ dùng “de” kết hợp với lối vô định là bổ ngữ gián tiếp của câu: 12 Sujet + verbe + de + inf. / Chủ ngữ + động từ + de + lối vô định. Nous regrettons de ne pas la rencontrer avant son départ / Chúng tôi tiếc là đã không được gặp cô ấy trước khi cô ấy ra đi. Il a oublié d’éteindre la lampe avant de sortir / Anh ta đã quên tắt đèn trước khi ra ngoài. Chú ý: Động từ thường dùng với “de” có: regretter / tiếc quên oublier / essayer / thử accepter / chấp nhận arrêter / dừng lại refuser / cự tuyệt, từ chối choisir / lựa chọn craindre / sợ hãi cesser / ngừng lại décider / quyết định risquer / có nguy se dépêcher / vội vàng éviter / tránh cơ 13 tenter / mưu toan tâcher / ra sức 5. Động từ có hai bổ ngữ - Les verbes suivis de deux compléments Rất nhiều động từ trong tiếng Pháp có thể có hai bổ ngữ đi kèm: bổ ngữ trực tiếp và bổ ngữ gián tiếp. 5.1. Phƣơng thức cấu thành (1): Verbe + COD (qch) + à + COI (qn) / Động từ + bổ ngữ trực tiếp (vật) + à + bổ ngữ gián tiếp (người). Il a offert un bouquet de fleurs à son amie / Anh ấy đã tặng một bó hoa cho bạn gái anh ấy. J’ai passé du sel à Sophie / Tôi chuyển muối cho Sophie. Elle raconte son aventure à ses amis / Cô ấy kể nỗi gian truân của cô ấy cho bạn bè. Chú ý: Động từ thường dùng: envoyer / gửi 14 donner / cho écrire / viết montrer / cho xem prêter / cho mượn lire / đọc louer / cho thuê promettre / hứa vendre / bán emprunter / vay proposer / đề nghị raconter / kể rendre / trả apporter / đưa đến expliquer / giải thích demander / yêu cầu, hỏi offrir / tặng passer / chuyển indiquer / chỉ rõ v.v. 5.2. Phƣơng thức cấu thành (2): Verbe + à + COI (qn) + de + inf. / Động từ + à + bổ ngữ gián tiếp (người) + de + lối vô định. Nous demandons au serveur de monter nos valises / Chúng tôi yêu cầu nhân viên phục vụ đưa va li của chúng tôi lên. Je conseille à mon fils de ne pas conduire trop vite / Tôi khuyên con trai tôi đừng lái xe quá nhanh. 15 La mère interdit à sa fille de traverser la rue toute seule / Bà mẹ cấm con gái mình đi ngang qua phố một mình. Chú ý: Động từ thường dùng: demander yêu cầu dire / bảo, nói défendre / cấm interdire / cấm conseiller / khuyên permettre / cho phép promettre / hứa proposer / đề nghị recommander / tiến cử écrire / viết, viết cho pardonner / tha thứ v.v. 5.3. Phƣơng thức cấu thành (3): Verbe + COD (qn) + à + inf. / Động từ + bổ ngữ trực tiếp (người) + à + lối vô định 16 Notre armée a forcé les troupes ennemies à reculer / Quân đội chúng ta đã bắt buộc quân địch phải rút lui. Elle a aidé la malade à mettre ses vêtements / Cô ấy đã giúp bệnh nhân mặc quần áo. Chú ý: Động từ thường dùng: aider / giúp đỡ forcer / bắt buộc obliger / ép buộc, buộc encourager / khích lệ v.v. 5.4. Phƣơng thức cấu thành (4): Verbe + COD (qn) + de + inf. / Động từ + bổ ngữ trực tiếp (người) + de + lối vô định. Elle a accusé le cambrioleur d’avoir volé ses bijoux / Cô ấy tố cáo tên trộm đã lấy cắp đồ nữ trang của cô ấy. Nous félicitons l’équipe de football d’avoir remporté la victoire / Chúng tôi khen ngợi đội bóng đá đã mang chiến thắng về. 17 Chú ý: Động từ thường dùng: accuser / tố cáo féliciter / khen ngợi convaincre / thuyết phục charger / ủy thác persuader / làm cho tin excuser / tha thứ empêcher / cấm, ngăn trở v.v. 5.5. Phƣơng thức cấu thành (5): Verbe + COD (qn) + de + nom / Động từ + bổ ngữ trực tiếp (người) + de + danh từ Je remercie Sophie de son conseil / Tôi cảm ơn Sophie về lời khuyên của cô ấy. Elle a informé les touristes de l’heure du départ / Cô ấy đã thông báo du khách về thời gian khởi hành. Chú ý: Động từ thường dùng có: 18 avertir / cảnh báo informer / thông báo remercier / cảm ơn prévenir / báo trước charger / ủy thác féliciter / chúc mừng v.v. 6. Động từ ở các kết cấu khác nhau - Les verbes à constructions variées Một số động từ trong tiếng Pháp thuộc nhiều kiểu kết cấu khác nhau; chúng biểu hiện những ý nghĩa khác nhau. 6.1. Savoir / Biết: Il sait le nom du chanteur (→ savoir + bổ ngữ trực tiếp) / Anh ấy biết tên ca sĩ. Je ne sais pas conduire (→ savoir + lối vô định) / Tôi không biết lái xe. Elle sait que nous venons d’arriver (→ savoir + que + bổ ngữ theo câu) / Cô ấy biết là chúng tôi vừa mới đến. Je ne sais pas pourquoi elle a pleuré (→ savoir + nghi vấn theo câu) / Tôi không biết vì sao cô ấy 19 khóc. 6.2. Penser / Nghĩ, có ý định: Il pense beaucoup à ses parents [→ penser + à + qn (người)] / Anh ấy nghĩ nhiều về bố mẹ mình. Pensez à fermer les fenêtres! (→ penser + à + lối vô định) / Các bạn (Anh) hãy nghĩ đến việc đóng cửa sổ! Nous pensons acheter une maison à la campagne (→ penser + lối vô định) / Chúng tôi có ý định mua một căn nhà ở vùng nông thôn. Que penses-tu de cette exposition de peinture? (→ penser + de + danh từ)/ Bạn nghĩ gì về triển lãm tranh này? Ils pensent que c’est un bon projet (→ penser + que + bổ ngữ theo câu) / Họ nghĩ rằng đó là một dự án hay. 6.3. Servir / Phục vụ, giúp, dùng để, làm: Le vendeur sert les clients en souriant [→ servir 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan