Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn từ nghệ thuật thơ mới...

Tài liệu Ngôn từ nghệ thuật thơ mới

.PDF
171
748
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LA NGUYỆT ANH NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LA NGUYỆT ANH NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP 2. TS. LÊ HỒNG MY THÁI NGUYÊN - 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án La Nguyệt Anh ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Mục lục ii MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp mới của luận án 5 7. Cấu trúc của luận án 6 NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI 7 1.1. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1932 - 1945 7 1.2. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1945 - 1985 12 1.3. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới từ 1986 đến nay 14 CHƯƠNG 2: THƠ MỚI – MỘT HÌNH THỨC GIAO TIẾP NGHỆ THUẬT MỚI 2.1. Ngôn từ nghệ thuật - một hình thức giao tiếp đặc biệt 24 24 iii 2.1.1. Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật 24 2.1.2. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật thơ 28 2.2. Giao tiếp nghệ thuật Thơ mới - một hiện tượng văn hóa mới 38 2.2.1. Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội dẫn đến sự ra đời của Thơ mới 38 2.2.2. Chủ thể lời nói trong giao tiếp nghệ thuật Thơ mới 44 2.2.2. Loại hình ngôn từ và tổ chức giao tiếp nghệ thuật Thơ mới 49 CHƯƠNG 3 : ĐẶC TRƯNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI 53 3.1. Ngôn từ Thơ mới mang đậm tính chủ quan, thiên về cảm xúc, cảm giác 53 3.1.1. Sự chủ thể hóa ngôn từ Thơ mới 53 3.1.2. Sự đa điệu của cảm xúc, cảm giác 56 3.2. Ngôn từ Thơ mới tiếp nối và phát triển ngôn ngữ thơ trữ tình truyền thống 64 3.2.1. Tiếp nối và phát triển ngôn ngữ thơ trữ tình dân gian 64 3.2.2.Tiếp thu những sáng tạo ngôn ngữ thơ trữ tình trung đại 71 3.2.3. Dịch chuyển gần hơn với ngôn ngữ đời sống 77 3.3. Ngôn từ Thơ mới có sự kết hợp giữa thơ Đường và thơ Pháp 80 3.3.1. Từ xung khắc đến hòa giải 80 3.3.2. Sự ra đời của một hình thức ngôn từ mới: hiện đại đầy cá tính 84 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC VĂN BẢN NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI 93 4.1. Từ ngữ Thơ mới phong phú, đa dạng 93 4.1.1. Sáng tạo từ ngữ trên cơ sở kết ghép 93 4.1.2. Sáng tạo từ ngữ theo cơ chế chuyển nghĩa 99 4.2. Cú pháp Thơ mới linh hoạt, sáng tạo 104 iv 4.2.1. Xu hướng kế thừa cú pháp câu thơ truyền thống 104 4.2.2. Xu hướng nới lỏng cú pháp câu thơ Đường luật 114 4.2.3. Những bứt phá mới 117 4.3. Tổ chức bài thơ trong Thơ mới tự do, phóng khoáng 125 4.3.1. Tổ chức bài thơ theo dòng âm thanh ngôn ngữ 125 4.3.2. Tổ chức bài thơ theo dòng cảm xúc 135 4.3.3. Tổ chức bài thơ theo dòng tự sự 140 KẾT LUẬN 145 DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học. Sáng tạo, tiếp nhận và đánh giá văn học nói chung và thơ nói riêng không thể thiếu được yếu tố này. Ngôn từ nghệ thuật (ngôn từ văn học) là một sự phân tầng khác của ngôn ngữ tự nhiên, “tương xâm” nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ tự nhiên. Nếu ngôn ngữ tự nhiên thường mang tính ổn định, thì ngôn từ nghệ thuật - đặc biệt là ngôn từ thơ - với tư cách là một “mã” nghệ thuật lại luôn thay đổi. Mỗi thời đại văn học, mỗi trào lưu, khuynh hướng và mỗi tác giả lại có cách sử dụng ngôn ngữ riêng để mang đến một “thực tại” và hình thức mới cho ngôn từ nghệ thuật thơ. 1.2. Trong dòng chảy của thơ ca Việt Nam, phong trào Thơ mới (1932 – 1945) là một hiện tượng độc đáo, đặc sắc. Trên hành trình sáng tạo, các nhà Thơ mới đã đạt được thành công rực rỡ, đặt nền móng vững chắc cho công cuộc hiện đại hóa thơ Việt Nam. Hơn tám thập kỷ đã trôi qua, từ khi có “một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” đến nay, Thơ mới vẫn luôn thu hút sự quan tâm, yêu mến của độc giả và của giới nghiên cứu - phê bình văn học. Đặc biệt, những sáng tạo của Thơ mới về ngôn từ nghệ thuật luôn hấp dẫn người sáng tác, người thưởng thức và những người nghiên cứu thơ. 1.3. Các công trình nghiên cứu và bài viết về Thơ mới đã khám phá ngôn từ thơ ở nhiều phương diện như: vần thơ, nhịp thơ, nhạc điệu, từ ngữ, phương thức biểu đạt, cấu trúc ngôn ngữ… Tuy nhiên, những khám phá, phân tích, lý giải chủ yếu tập trung vào khẳng định sức sáng tạo của từng cây bút hoặc nét độc đáo của từng thi phẩm. Trên hành trình nghiên cứu Thơ mới, nhiều vấn đề đã được bàn đến, những thành tựu và cả phần hạn chế của Thơ mới đã được khẳng định. Tuy nhiên, vấn đề ngôn từ nghệ thuật Thơ mới vẫn thiếu cái nhìn, 2 toàn diện, hệ thống và còn có những điểm cần tiếp tục đi sâu tìm hiểu, phân tích, tổng hợp. Tiếp thu thành tựu của những người đi trước, tìm hiểu kết quả nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật những thập niên gần đây, chúng tôi thấy rằng, đã đến lúc cần thiết và có cơ sở để thực hiện một công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới; tiếp tục đáp ứng nhu cầu thưởng thức, khám phá hiện tượng văn học độc đáo, đặc sắc này khi trình độ tiếp nhận văn học và hiểu biết về Thơ mới của độc giả ngày càng được mở rộng, nâng cao. Từ việc tập trung nhận diện, phân tích, đánh giá đặc trưng ngôn từ nghệ thuật Thơ mới, luận án góp phần khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của Thơ mới trong quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỷ XX. 1.4. Thơ mới có một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở các bậc học. Thực tiễn giảng dạy và học tập về Thơ mới đòi hỏi sự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc những sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ, giúp người dạy và người học nhận thức vai trò và ý nghĩa của “cuộc cách mạng thơ ca” - đặc biệt là trên phương diện thể loại và ngôn ngữ - mà các nhà Thơ mới đã đóng góp cho nền văn học nước nhà. Việc tìm hiểu, nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập Thơ mới nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung trong nhà trường cũng là một lý do thôi thúc chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này. Hy vọng kết quả nghiên cứu vấn đề Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với tác giả luận án mà còn có ý nghĩa tích cực đối với thực tiễn nghiên cứu, dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường. Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. 3 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là ngôn từ nghệ thuật trong các sáng tác của các nhà Thơ mới 1932 – 1945. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tập trung vào đối tượng nghiên cứu, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu sáng tác của các tác giả Thơ mới qua các tuyển tập thơ và các tập thơ được xuất bản hoặc tái bản trong nước từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay, cụ thể là: - Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh – Hoài Chân, Nxb Văn học, Hà Nội, 1998, in lần thứ 14)[172]. - Thơ mới (1932 - 1945): Tác giả và tác phẩm (Nxb Hội Nhà văn, H., 2006, in lần thứ 6) [187]. Các tập thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới: - Tâm hồn tôi của Nguyễn Bính (Impr. de Lê Cường, 1941) [11]. - Lửa thiêng của Huy Cận (Nxb Đời nay, 1940) [12]. - Thơ thơ (Nxb Hội Nhà văn, 1992, theo đúng bản in năm 1938) [23], Gửi hương cho gió của Xuân Diệu (Nxb Thời đại, 1945) [24]. - Hoa niên của Tế Hanh(Nxb Đời nay, 1945) [60]. - Mê hồn ca của Đinh Hùng (Nxb Hội Nhà văn, tái bản, 1995) [71]. - Tinh huyết của Bích Khê (Trọng Miên xuất bản, 1940) [82]. - Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Impr. de Lê Văn Phúc, 1939) [103]. - Mấy vần thơ của Thế Lữ (Nxb Đời nay, 1941) [104]. - Gái quê của Hàn Mặc Tử (Nxb Hội Nhà văn, tái bản, 1992) [217]. - Điêu tàn của Chế Lan Viên (Nxb Hội Nhà văn, 1992, theo đúng bản in năm 1938) [218]… 4 3. Mục đích nghiên cứu - Nhận diện, phân tích, khái quát những đặc trưng cơ bản, cách thức tổ chức và những đặc sắc trong tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. Khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của Thơ mới trong quá trình hiện đại hóa thơ ca và hành trình cách tân ngôn ngữ văn học Việt Nam. - Khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa sáng tạo ngôn từ và tư tưởng nghệ thuật, giữa hình thức và nội dung; sự quy định của ý thức xã hội, trạng thái tri thức và hệ thống quyền lực đối với sáng tạo ngôn từ nghệ thuật. - Luận án cũng hướng tới khẳng định một hướng tiếp cận có hiệu quả trong nghiên cứu, tiếp nhận và thưởng thức thơ ca. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1) Khảo sát tình hình nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật Thơ mới; 2) Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về ngôn từ nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật Thơ mới; 3) Khái quát quá trình hình thành hình thức giao tiếp nghệ thuật mới từ hiện tượng Thơ mới; 4) Chỉ ra đặc trưng cơ bản và tổ chức văn bản nghệ thuật Thơ mới. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống Nghiên cứu hệ thống bao hàm trong nó cả sự phân tích cấu trúc. Ngôn từ nghệ thuật là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy tất cả các vấn đề cụ thể được triển khai trong luận án đều được đặt trong sự chi phối và tương tác với những yếu tố khác. Bởi vậy phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận một cách hệ thống các yếu tố cấu thành tạo nên chỉnh thể ngôn từ nghệ thuật Thơ mới, sự tương tác giữa các thành tố ngôn từ. 5 5.2. Phương pháp thống kê, so sánh Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê, phân loại và mô tả cụ thể đặc điểm ngôn từ nghệ thuật Thơ mới từ những khảo sát tin cậy với những số liệu cụ thể làm cơ sở chắc chắn cho quá trình triển khai các luận điểm khoa học của luận án. Tuy nhiên, để làm nổi bật nét đặc sắc và sự khác biệt, sự tiếp nối và phát triển của ngôn từ nghệ thuật Thơ mới, bên cạnh thao tác thống kê chúng tôi thường xuyên sử dụng thao tác so sánh nhằm phát hiện, lý giải những yếu tố ảnh hưởng, tiếp biến, gặp gỡ, giao thoa và những cách tân ngôn từ trong thời đại Thơ mới và trong thơ ca Việt Nam. 5.3. Phương pháp phân tích văn bản Nếu phương pháp cấu trúc – hệ thống tạo nên diện thì việc phân tích văn bản sẽ là điểm nhấn quan trọng tạo nên điểm của công trình nghiên cứu. Việc đặt văn bản trong mối tổng hòa với hàng loạt tương quan và phân tích tháo gỡ những tương quan hữu cơ đó được xem như sự minh họa sinh động gắn với từng yêu cầu cụ thể của luận án. 5.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Luận án vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học của nhiều chuyên ngành: ký hiệu học, thi pháp học, ngôn ngữ học, lý thuyết thông tin nhằm khám phá đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. Tác giả luận án cũng ý thức được rằng, vấn đề ngôn từ nghệ thuật còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học như: văn hóa học, dân tộc học...Vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, tác giả luận án mong muốn tránh được cái nhìn đơn giản, phiến diện và những kết luận một chiều đối với kết quả nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp trên trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi mong muốn đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, đáp ứng tốt yêu cầu của luận án. 6 6. Đóng góp mới của luận án Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. Luận án đã phân tích cụ thể những yếu tố nội sinh, ngoại sinh, những điều kiện văn hóa, lịch sử… như là những tiền đề quan trọng tạo nên sự thay đổi của ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. Luận án khẳng định: Thơ mới là một hình thức diễn ngôn nghệ thuật mới khác biệt với loại hình diễn ngôn thơ ca trước và sau nó. Luận án đã khái quát những đặc trưng cơ bản của ngôn từ nghệ thuật Thơ mới với những biểu hiện chủ yếu: mang đậm tính chủ quan, thiên về cảm xúc, cảm giác, hiện đại và đầy cá tính. Luận án cũng cho rằng, sự đổi mới của ngôn từ nghệ thuật Thơ mới là kết quả của quá trình tiếp thu và tiếp nhân những tinh hoa nghệ thuật thơ ca truyền thống, tinh hoa nghệ thuật thơ ca nhân loại. Đây là sản phẩm của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Luận án đã lựa chọn và khai thác một số bình diện tiêu biểu trong tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật Thơ mới như: từ ngữ, cú pháp và tổ chức bài thơ; trên cơ sở đó, luận án khẳng định những cách tân, những bứt phá mới và quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ thơ của thế hệ thi nhân Thơ mới. Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, dạy và học thơ ca Việt Nam hiện đại ngành Ngữ văn trong các trường Cao đẳng, Đại học. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận án gồm bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật Thơ mới Chương 2: Thơ mới – Một hình thức giao tiếp nghệ thuật mới Chương 3: Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật Thơ mới Chương 4: Tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật Thơ mới 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI Hơn tám mươi năm qua, kể từ khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam đến nay, Thơ mới đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ. Ý kiến đánh giá về Thơ mới khá đa chiều, đa diện, phản ánh sự phong phú trong cảm nhận nghệ thuật và nghiên cứu khoa học của giới học thuật nước nhà. Những nhận định, đánh giá về Thơ mới cho thấy quy luật nghiệt ngã của sáng tạo nghệ thuật: có thành công, có thất bại; có khi được đón nhận, có khi bị khước từ, phê phán… Tuy nhiên, đóng góp của Thơ mới ngày càng được khẳng định; các công trình nghiên cứu về Thơ mới không ngừng tăng theo thời gian. Quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã tập hợp một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu về Thơ mới; từ đó, tập trung vào các ý kiến, luận giải, đánh giá về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. Trong phần Tổng quan nghiên cứu của luận án, kết quả khảo sát những công trình, chuyên luận, những bài báo liên quan gần và trực tiếp đến ngôn từ nghệ thuật Thơ mới được tổng hợp, sắp xếp theo trình tự thời gian; theo đó, có thể khái quát tình hình nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật Thơ mới qua các giai đoạn như sau: 1.1. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1932 - 1945 Ngày 10/3/1932, thời điểm Phan Khôi đưa Một lối thơ trình chánh giữa làng thơ [184, tr.51-54] được xem là một mốc quan trọng chính thức đánh dấu sự ra đời của Thơ mới. Sự hiện diện của Thơ mới đã làm đảo lộn khuynh hướng tư tưởng, làm thay đổi nhận thức và tư duy thơ từng tồn tại hàng ngàn năm trong nền thi ca Việt Nam. Cùng với sự xuất hiện của Thơ mới, diễn đàn 8 thơ từ Bắc vào Nam trở nên sôi động. Nhiều vấn đề về ngôn từ thơ đã được đề cập đến qua các cuộc diễn thuyết và trên báo chí đương thời. Người công kích Thơ mới đầu tiên và mạnh mẽ nhất có lẽ là ông Vân Bằng. Mũi nhọn công kích chĩa thẳng vào Phan Khôi. Trên An Nam tạp chí số 39 ngày 30.4.1932, Vân Bằng đã phản ứng lại bằng bài: Tôi thất vọng vì Phan Khôi [184, tr.55-56]. Với thái độ mỉa mai ông viết: “Ông Phan Khôi là một nhà đại danh nho, đại tư tưởng, đại lý thuyết… Vừa đây, ông lại ra công “sáng chế” một lối thơ “tân thời, tự do đặc biệt”, không cần niêm luật, tự ý vắn dài …” [184, tr.55]. Trước sự “dị ứng” của Vân Bằng, các “chiến sĩ” Thơ mới đã lên tiếng. Trong Phong hóa số 14 ngày 22/9/1932, mục Thơ, Văn Lực tỏ rõ sự phản đối thơ cũ, bênh vực Thơ mới và kêu gọi: “Bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ,…, đừng bắt chước cổ nhân một cách nô lệ. Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng” [105]. Trong Phụ nữ tân văn số 153 tháng 6 năm 1932, Lưu Trọng Lư gửi Bức thư ngỏ cùng Phan Khôi tỏ ý hưởng ứng Thơ mới và trách Phan Khôi “đánh trống bỏ dùi”. Phong hoá số 31 ngày 31/1/1933 đăng lại bài này với tựa đề Lối Thơ mới [102] nhắc lại lời hô hào của số báo trước: “Phong hóa đã bàn về những chỗ không hay, không hay vì bị bó buộc vào trong khuôn sáo của của lối thơ Đường luật” và kêu gọi “mở rộng lãnh thổ”, “đem cái thiên tài phú bẩm ra mà đua bơi, vẫy vùng”. Sang năm 1933, không khí tranh luận trở nên gay gắt. Thời gian này, trên các báo: Văn học tạp chí, Nam phong, Tiếng dân, Văn học tuần san, Tin văn… xuất hiện nhiều bài viết kịch liệt phê phán Thơ mới, ngợi ca Thơ cũ. Trên Văn học tạp chí, Chất Hằng Dương Tự Quán liên tiếp tấn công Thơ mới bằng các bài: Ấm Hiếu không thể làm Tú Khôi, hay là, Một cái tỉ hiệu giữa Phan Khôi và Nguyễn Khắc Hiếu (số 18, ngày 1/6/1933), Thơ mới (số 22, ngày 1/8/1933), Làm thế nào để đổi mới thơ (số 23 ngày 15/8/1933). Thương 9 Sơn có bài: Thơ mới tức là từ khúc (số 24 ngày 1/9/1933). Trên Tiểu thuyết thứ bảy, Tàn Đà có các bài: Phong trào Thơ mới muốn cùng ai trong bạn làng thơ (số 26, ngày 24/11/1934), Cùng các bạn làng thơ (số 28, ngày 8/12/1924), Câu chuyện nói về thơ (số 32, ngày 5/1/1935). Trên Nam Phong, Nguyễn Hữu Tiến có bài: Thơ mới với thơ cũ (số 193, Févier – Mars, 1934) [184]… Nguyễn Hữu Tiến cho rằng:“Thơ mới này chỉ phóng theo được cái “mốt” đặt vần… mỗi bài thơ là một mớ câu nói lổng chổng, không có kết cấu liên lạc, điệu cách dịu dàng gì cả” [184, tr.141]. Trên Văn học tạp chí số 23, TR.GI. chê các nhà thơ mới không biết cân nhắc chữ dùng… Trong số những tờ báo đương thời bênh vực, cổ vũ cho Thơ mới, tiêu biểu là Phụ nữ Tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Phong hóa, Ngày nay… với những bài viết của nhiều nhà thơ, nhà phê bình có tên tuổi, đặc biệt là sự nhiệt tình ủng hộ của các tác giả Tự lực văn đoàn. Đáp lại lời TR.GI (TR.GI chê các nhà thơ mới không biết dùng chữ), trong Cuộc điểm báo (Phong hóa số 69, ngày 20-10-1933), Nhị Linh (Nhất Linh) đã trả lời: “Nhà làm Thơ mới cân nhắc từng chữ để đắn đo xem chữ nào diễn được cái cảm của mình tả được cái ý của mình đúng hơn hết, xem phải cần đến chữ nào, câu Thơ mới có cái điệu khả dĩ diễn được sự rung động của linh hồn một cách rõ rệt hơn”[98, tr.143]. Không phủ nhận, cũng không ngợi ca một chiều, Nhị Linh chỉ rõ “trong Thơ cũ cũng có chỗ dùng đúng chỗ, diễn đúng ý, và trong Thơ mới cũng có nhiều câu chỉ kêu mà không có hồn, song nói về toàn thể, thì khác nhau…”[98, tr.144]. Trong bài luận về Thơ mới (Phong hóa số 97, ngày 11/5/1934)[184], Nguyễn Tường Bách đã chỉ rõ ưu thế của Thơ mới: “Thơ mới đã có điệu, cũng ngâm được, du dương, êm ái không khác gì thơ cũ. Mà âm điệu lại có thể thay đổi theo những cảnh, những tính tính, êm đềm hay dữ dội trong bài thơ”. Nguyễn Tường Bách khá khách quan khi phân tích hạn chế của thơ cũ, 10 và cả những nhược điểm của Thơ mới: “Thơ mới bị công kích nhiều nhất là về hình thức. Vì nhiều người làm thơ không biết đặt câu cho có điệu, thành ra bài thơ chỉ là những câu nói thường có vần điệu”. Cùng với sự sôi động của diễn đàn thơ, từ thực tế sáng tác, thi đàn đã xuất hiện nhiều bài Thơ mới. Có bài “thật hay” mà cũng có bài “thật dở”. Năm 1936, trên Hà Nội báo, Lê Tràng Kiều liên tiếp có các bài Thơ mới [184, tr.298 – 302], Thơ mới Thái Can [184, tr.303 – 312], Thơ mới Nguyễn Vỹ [184, tr.327 - 338], Một nhà Thơ mới chú trọng về âm điệu: Lưu Trọng Lư [184, tr.355 - 363]… khẳng định sự lao động tìm tòi của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới và tự hào: “Chúng ta ngày nay đã có những nhà thi sĩ xứng đáng” [184, tr.300]. Từ năm 1936, thi đàn đã có những thay đổi lớn, cuộc tranh luận Thơ mới – Thơ cũ lắng xuống. “Cuộc cách mạng về thi ca ấy, đã yên lặng như mặt nước hồ mùa thu”. “Từ bây giờ lịch sử chỉ còn ghi lại những áng thơ hay mà thôi, không còn chia ra mới, cũ nữa” [184, tr.286 – 287]. Từ năm 1937, trên mục Tin thơ của báo Ngày nay, Thế Lữ liên tục giới thiệu các nhà thơ mới. Thấp thoáng trong mục Tin thơ những vấn đề ngôn từ cũng được Thế Lữ khái quát. Nhận xét về Xuân Diệu, Thế Lữ khẳng định: “Thơ của ông không phải là “văn chương” nữa; đó là lời nói, là tiếng reo vui hay tiếng năn nỉ, là sự chân thành cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo rực biến lẩn trong những thanh âm”[184, tr.384]. “Tác giả biết dùng những chữ mạnh mẽ và thích đáng để làm nổi bật những hình ảnh mình cảm thấy hay trông thấy” [184, tr.389]; Thơ cô Thiếu Tâm: “Lời thơ vừa đột ngột, vừa mộc mạc, vừa vụng về nhưng ý tứ thật mới mẻ” [184, tr. 392]; rồi “ông Tử Hạ có bài Đêm đông… Lời thơ mộc mạc như ca dao và cũng như nhiều ca dao hơi câu thả”[184, tr.424]… Năm 1942, trong “bản tổng kết có ngay” về phong trào Thơ mới, tác giả Thi nhân Việt Nam đã khái quát lại hành trình Thơ mới từ bước khởi đầu đến 11 lúc cực thịnh rồi những ngả rẽ, những đỉnh cao và khẳng định: “phong trào thơ mới đã vứt đi nhiều khuân phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững” và đề cập tới “lối dùng chữ”, “dáng câu thơ”... [172, tr.44 - 45]. Bằng một cảm quan tinh tế, nhạy bén Hoài Thanh, Hoài Chân đã nhận ra “cuộc cách mạng thi ca” ấy không chỉ là thành tựu nghệ thuật của một thời đại mới, mà cao hơn nghệ thuật, Thơ mới chính là tình yêu tha thiết tiếng nói dân tộc trong tâm thức các nhà thơ mới: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”[172, tr.47]. Cũng năm 1942, cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan được xuất bản (Năm 2008, công trình này được in lại trong Tuyển tập Vũ Ngọc Phan). Trong quyển 3 mục VI. Các thi gia của cuốn sách này, như chính tác giả bày tỏ, có “một chút ý kiến rất sơ lược, chưa hẳn là phê bình” và tác giả “ chỉ lựa một ít thi gia có những cái đặc biệt – cố nhiên cả về hay, lẫn về dở - để xem trong những áng Thơ mới bây giờ, có những cái gì là những cái có thể tồn tại và những cái gì là những cái gì sẽ phải mai một với thời gian” [136, tr. 633]. Mặc dù không trực tiếp bàn về vấn đề ngôn từ Thơ mới song Vũ Ngọc Phan đã có những nhận xét mang tính gợi mở: “có thể kể những thi sĩ dùng lời thật cũ, thỉnh thoảng điểm một vài ý thật mới như Đái Đức Tuấn (Tchya), Nguyễn Bính… Lại có thể kể một số thi sĩ nửa cũ, nửa mới cả về ý lẫn lời: thi sĩ ấy là Nguyễn Nhược Pháp…”. Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (xuất bản lần đầu tiên năm 1943, Trung tâm học liệu Sài Gòn hiệu đính năm 1968) khi bàn về Thơ mới đã nhận định: “Thơ mới là lối thơ không theo qui củ của lối thơ cũ nghĩa là không hạn định số câu, số chữ, không theo niêm luật chỉ có vần và điệu”[57, tr. 429]. 12 Có thể thấy, ở giai đoạn này, sáng tạo ngôn từ thơ của các nhà Thơ mới đã được quan tâm nhưng chủ yếu là những cảm nhận chủ quan của người sáng tác, người yêu thơ và những cây bút phê bình văn học đương thời; ý kiến nhận xét, thẩm bình, đánh giá về ngôn từ của Thơ mới thường được điểm xuyết, đan xen trong ý kiến bàn bạc, tranh luận về Thơ mới nói chung. Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới chưa trở thành một đối tượng nghiên cứu của văn học. Trước nhiều vấn đề mang tính thời sự về Thơ mới lúc đó, ngôn từ nghệ thuật dường như bị bỏ ngỏ. Đây cũng chính là vấn đề mà các tác giả Thi nhân Việt Nam còn “khất lại” với độc giả và các nhà thơ: “Nhưng hôm nay tôi chưa muốn nói nhiều về hình dáng câu thơ. Một lần khác buồn rầu hơn chúng ta sẽ thảo luận kỹ càng về luật Thơ mới, về những vần gián cách, vần ôm nhau, vần hỗn tạp, về ngữ pháp, cú pháp và nhiều điều rắc rối nữa...” [172, tr. 44]. Điều đó đã gợi mở hướng đi mới và cũng là vấn đề mà những người tiếp bước trên hành trình nghiên cứu Thơ mới cần tiếp tục giải quyết. 1.2. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1945 -1985 Vấn đề Thơ mới được đặt lại. Do nhiều nguyên nhân, cái nhìn đối với Thơ mới ở giai đoạn này có phần khắt khe. Ngay những đại biểu ưu tú của Thơ mới cũng nghiêm khắc với chính mình. Tuy nhiên, những nhận định về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới lại có những điểm cụ thể, sáng rõ hơn. Nhìn một cách khái quát, tình hình nghiên cứu Thơ mới diễn ra theo hướng phân cực ở hai miền đất nước. Ở miền Bắc, có thể kể đến những nghiên cứu về Thơ mới của tác giả Phan Cự Đệ [37], Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức [125], Hoài Thanh [171]… Ở giai đoạn này, đánh giá của các nghiên cứu miền Bắc về Thơ mới khá đa chiều. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu có phần khắt khe, thiên lệch khi đánh giá về nội dung tư tưởng của Thơ mới có, nhưng những nhận xét về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới lại cởi mở, xác đáng. 13 Hoài Thanh - người đã từng có công lớn khám phá và bình giá Thơ mới, lúc này lại thuộc số người khắt khe với Thơ mới. Ông gọi Thơ mới là “những vần thơ có tội” [171, tr.10]. Năm 1964, trong Phê bình và tiểu luận (tập 2), ông viết “Một vài ý kiến về phong trào “thơ mới” và quyển Thi nhân Việt Nam”. Hoài Thanh cho rằng: “Thơ mới cơ hồ không biết đến tiếng nói đau khổ, tiếng nói căm thù, tiếng nói quật khởi của các chiến sĩ cách mạng, của quần chúng cần lao”[171, tr. 222]. Dù vậy, tác giả không phủ nhận những đóng góp về nghệ thuật đặc biệt là đóng góp ở phương diện câu thơ của Thơ mới: “Qua phong trào “Thơ mới” nhịp điệu câu thơ trở nên phong phú hơn, uyển chuyển hơn, tiếng nói trong câu thơ cũng trở nên trong sáng hơn, bình dị hơn” [171, tr.226]. Năm 1965, trong chuyên luận Thơ ca Việt Nam – hình thức và thể loại Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức đã có cái nhìn sâu hơn về hình thức Thơ mới. Khái quát hình thức cấu tạo của các thể loại văn vần Việt Nam từ dân gian đến hiện đại trong tiến trình thơ ca Việt Nam, các tác giả khẳng định: “Phong trào thơ mới đã đem lại cho bộ mặt thơ ca nhiều đổi mới đáng kể... Thơ mới cũng vận dụng nhiều cách sử dụng ngôn ngữ phong phú, từ những lối so sánh bình thường đến các lối ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa. Có những so sánh mới lạ ít thấy trong thơ cũ, hoặc từ cụ thể đến trừu tượng” [125, tr. 78 - 82]. Năm 1966, trong chuyên luận Phong trào “Thơ mới”(1932 - 1945), trên quan điểm phê bình mác xít, tác giả Phan Cự Đệ đã có những đánh giá về Thơ mới. Nhận xét của ông thiên về tính tư tưởng, nặng về phê phán. Song ông khá khách quan khi chỉ ra những đóng góp cơ bản trên phương diện ngôn từ của Thơ mới: “Về phương diện xây dựng ngôn ngữ dân tộc, “thơ mới” cũng có nhiều đóng góp. Khác với lối nói ước lệ, sáo rỗng của những “thơ cũ”… ngôn ngữ “thơ mới” giàu hình tượng và cảm xúc. Rất nhiều hình dung ngữ mới xuất hiện, làm giàu thêm cho vốn ngôn ngữ dân tộc ”[37, tr. 177]. 14 Ở miền Nam, có thể kể đến ý kiến của Phạm Văn Diêu [22], Thanh Lãng [88], Nguyễn Tấn Long, Phan Canh [101], Phạm Thế Ngũ [124]. Năm 1953, trong cuốn Việt Nam văn – học bình giảng (Sách giáo khoa Tân Việt), Phạm Văn Diêu đã giới thiệu khái quát: Thơ mới là gì? Lai – lịch Thơ mới, Các giai - đoạn trong lịch - sử hình - thành của Thơ mới, Các phái trong Thơ mới. Tuy nhiên, trong giới thiệu của Phạm Văn Diêu thì phần dành cho ngôn từ không nhiều và còn mang tính chủ quan. Theo Phạm Văn Diêu, Thơ mới chỉ mới ở nội dung còn hình thức “không mới”. Thơ mới “không phải “mới” ở cách dùng câu, đặt chữ mà là “mới” ở tinh thần của thơ”[22, tr 241]. Năm 1965, trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ đã đề cập đến những ảnh hưởng và sự đổi mới trong ngôn ngữ văn học: “Nói chung câu văn trong giai đoạn này càng về sau càng chịu ảnh hưởng cú pháp và ngữ điệu văn Pháp” và “Nhất là sang thơ nữa, câu thơ Xuân Diệu, Huy Cận chịu ảnh hưởng rất mạnh câu văn và chữ Pháp”[124, tr. 429]. Nhìn bao quát giai đoạn này, Thơ mới vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Phương diện nội dung tư tưởng của Thơ mới được nhìn nhận đánh giá nghiêm khắc nhưng những cách tân hình thức, đặc biệt những cách tân trên phương diện ngôn từ của Thơ mới vẫn được khẳng định. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở những nhận xét mang tính khái quát, định hướng, gợi mở. 1.3. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới từ 1986 đến nay Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), với cái nhìn đổi mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống, văn hóa, văn học, Thơ mới cũng được quan tâm đánh giá một cách khách quan và khoa học hơn. Vấn đề ngôn từ Thơ mới được tiếp tục bàn đến. Năm 1987, tác giả Vương Trí Nhàn đã khái quát “Bốn mươi năm phát triển ngôn ngữ văn học” (In trong tập tiểu luận Một thời đại văn học mới,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan