Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn kim lân...

Tài liệu Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn kim lân

.PDF
66
261
118

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ NHƯ PHIL MSSV: 6095806 NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Cử nhân Ngữ văn – Khóa 35 CBHD: CHIM VĂN BÉ CẦN THƠ, 4/2013 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hòa vào sự vận động và phát triển chung của xã hội, lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu ngôn ngữ nói riêng cũng ngày càng phát triển và ngày càng khẳng định được vị thế của mình bằng những thành tựu đáng kể. Sự ra đời của Ngữ dụng học có thể được xem là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thay đổi phương pháp luận trong nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy ra đời hơi muộn nhưng Ngữ dụng học có sức bao quát khá rộng khi nhìn nhận các vấn đề ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật là gí?. Ngôn ngữ nhân vật bao gồm những nội dung gì? Khái quát được những vấn đề gì của ngôn ngữ? Và có chức năng như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc đó và để tìm hiểu kĩ hơn về những chức năng của ngôn ngữ nhân vật cũng như việc vận dụng ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của nhà văn như thế nào nên tôi đã chọn đề tài này để khảo sát, thực nghiệm cho luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và Ngữ dụng học nói riêng không phải là khuynh hướng xuất hiện một cách đột biến, mà nó đã được khơi gợi, khai phá và hình thành qua nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước cũng như nước ngoài. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một số công trình tiêu biểu. Trong các công trình nghiên cứu, đầu tiên, phải kể đến công trình của Đỗ Hữu Châu. Trong công trình nghiên cứu của mình, Đỗ Hữu Châu cũng đã tiến hành phân loại lí thuyết hành động ngôn từ và lí thuyết hội thoại, cấu trúc của hội thoại và những nguyên tắc, nguyên lí có liên quan. Ở phần lí thuyết hội thoại, Đỗ Hữu Châu xem hội thoại là một quá trình vận động. Ở phần lí thuyết hành động ngôn từ, Đỗ Hữu Châu cũng nêu lên định nghĩa, tiến hành phân loại và nêu lên điều kiện sử dụng của các hành vi. Đỗ Hữu Châu đã dựa vào lí thuyết tiền đề của J.L.Austin nhưng do cách tiếp xúc và phương hướng trình bày khác nhau nên không có được sự thống nhất về tên gọi: hành vi ngôn ngữ hay hành động ngôn từ. Nhiều vấn đề còn mang tính chất nữa vời, giải quyết chưa triệt để. Chính vì thế, khi tiếp xúc cũng gây cho độc giả rất nhiều khó khăn. Ông trình thứ hai phải kể đến là công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Dân. Trong công trình của mình, Nguyễn Đức Dân cũng tiến hành phân loại hành vi ngôn ngữ, điều kiện sử dụng của các hành vi ngôn ngữ. Tuy vẫn còn nhiều vấn đề chưa được đi sâu và giải quyết triệt để nhưng Nguyễn Đức Dân đã khái quát và hệ thống được những vấn đề căn bản và cần thiết khi bàn về lí thuyết hành động ngôn từ. Khác với Đỗ Hữu Châu, ở phần lí thuyết hội thoại, Nguyễn Đức Dân xem hội thoại là sản phẩm của một quá trình. Bên cạnh đó, tác giả nêu lên những cấu trúc của hội thoại và những nguyên lí của hội thoại và cách vận dụng những nguyên lí đó vào ngữ cảnh cụ thể. Gần đây nhất là công trình của Chim Văn Bé. Tuy chưa có in thành sách để xuất bản rộng rãi nhưng trong những giáo trình giảng dạy của mình, tác giả 2 cũng có nghiên cứu về những vấn đề này. Trong phần lí thuyết hành động ngôn từ, tác giả đã tiến hành phân loại và chứng minh bằng những ví dụ cụ thể. Về phần lí thuyết hội thoại thì Chim Văn Bé đã tiếp thu và đúc kết lại từ hai công trình của Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân. Tác giả cho rằng: hội thoại vừa là quá trình vừa là sản phẩm. Bên cạnh đó, ông cũng tiến hành phân chia cấu trúc hội thoại, nguyên tắc cộng tác trong hội thoại. Đăc biệt, khi bàn về vấn đề hội thoại, tác giả còn đề cập đến độc thoại nội tâm, một khía cạnh rất quan trọng của lí thuyết hội thoại. Sơ lược những công trình vừa trình bày, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và Ngữ dụng học nói riêng có vai trò hết sức quan trọng cho ngành Ngôn ngữ học Việt Nam. 3. Mục đích, yêu cầu Với đề tài “Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân”, chúng tôi đặt ra mục tiêu là nắm được hệ thống lí thuyết theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ: về lí thuyết hội thoại, lí thuyết hành động ngôn từ để làm nền tảng. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu chức năng, mối quan hệ tương tác và cách vận dụng những lí thuyết đó vào ngôn ngữ của nhân vật trong những tác phẩm của Kim Lân thông qua quá trình thống kê, phân tích và tổng hơp. 4. Phạm vi nghiên cứu Chon hệ thống lí thuyết xoay quanh những vấn đề về: lí thuyết hội thoại và lí thuyết hành động ngôn từ. Từ đó, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu, phân loại và thống kê những lượt thoại, cuộc thoại. Đồng thời, khi khảo sát chúng tôi cũng khái quát và tìm hiểu chức năng và cách vận dụng những lí thuyết đó vào trong những tác phẩm của Kim Lân. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài “Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân”, chúng tôi sẽ vận dụng một số phương pháp nghiên cứu thông dụng: Đầu tiên, chúng tôi sẽ tìm hiểu và hệ thống hóa các tư liệu cần thiết để xây dưng nền tảng về cơ sở lí luận và sau đó dung các phương pháp thống kê, phân loại, phân tích và tổng hợp những câu lượt thoại, đoạn thoại, cuộc thoại,…trong các tác phẩm của Kim Lân để làm rõ những vấn đề đặt ra trong đề tài. Bên cạnh đó, chúng tôi còn trao đổi và tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và bạn bè để tiếp thu kiến thức và tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành luận văn của mình. 3 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Quan điểm của một số tác giả về lí thuyết hành động ngôn từ và lí thuyết hội thoại A – Quan điểm của một số tác giả về lí thuyết hành động ngôn từ Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và Ngữ dụng học nói riêng đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu, lí giải và cho ra đời nhiều công trình với kết quả khả thi. Trong đó, đáng chú ý là công trình Cơ sở Ngữ dụng học của Đôc Hữu châu, Ngữ Dụng học của Nguyễn Đức Dân và những nghiên cứu, đóng góp của Chim Văn Bé trong những quyển giáo trình Ngữ pháp học chức năng và Ngôn ngữ văn chương. Sau đây, chúng tôi xin được điểm qua quan điểm của các tác giả này xoay quanh một số vấn đề cơ bản về lí thuyết hành động ngôn từ và lí thuyết hội thoại. I. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu 1. Định nghĩa Hành động ngôn từ là hành động được thực hiên bằng ngôn từ. 2. Các hành vi ngôn ngữ Theo Austin, nói cũng là một hành động. Ông cho rằng có ba loại hành động ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời (acte locutoire), hành vi mượn lời (acte perlocutoire) và hành vi ở lời (acte illocutoire). 2.1. Hành vi tạo lời (acte locutoire) “ Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu…để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung”. [9;tr.88] Một bộ phận của hành vi tạo lời đã là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học tiền dụng học. 2.2. Hành vi mượn lời (acte perlocutoire) “ Hành vi mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó của người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói”. [5;tr.88] Ví dụ: Nghe thông báo trên đài phát thanh: ngày mai, 25 tháng 7 ở Hà Nội sẽ co mưa lớn, gió mạnh, sức gió cấp 4, cấp 5 tức 40 đến 50 km một giờ. Khi nghe thong báo này một số người sẽ rất lo lắng, tỏ ra bực mình nếu họ là những người ở xa cơ quan công tác, một số người trái lại sẽ rất thờ ơ, một số khác nữa có thể lại vui mừng vì trời sẽ đỡ nóng bức…[2;tr.88] Hiệu quả mượn lời rất phân tán, không thể tính toán được. 2.3. Hành vi ở lời (acte illocutoire) “ Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng”. [15;tr.89] Theo Đỗ Hữu Châu, khác với các hành vi mượn lời, hành vi ở lời có ý định, quy ước và có thể chế, dù rằng những quy ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác. 4 Hành vi ở lời thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại. Chúng đặt người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành vi ở lời đó. 4. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời Để hành vi ở lời được tiến hành một cách chân thực, bình thường và hiệu quả. Theo Searle cần phải thỏa mãn những điều kiện cần và đủ sau: - Điều kiện nội dung mệnh đề: là điều kiện có liên quan đến nội dung của hành vi ở lời. Đây là điều kiện cần để thực hiện một hành động ngôn ngữ. Không thể thực hiện được một hành động ngôn ngữ nếu không có một nội dung nào rõ ràng, cụ thể. - Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nói và người nghe. Và các mối quan hệ giữa người nói và người nghe. - Điều kiện chân thành có kiên quan đến các trạng thái tâm lí của người nói khi thực hiện các hành động ngôn ngữ. Điều kiện chân thành quy định người nói phải chân thành trong nội dung phát ngôn. - Điều kiện căn bản có liên quan đến mục đích thực hiện hành vi ở lời của người nói. Điều kiện căn bản có tác dụng quy định trách nhiệm và sự ràng buộc của người nói đối với người nghe hay với chính mình khi thực hiện hành động ngôn ngữ. 5. Phân loại hành vi ngôn ngữ Khi phân loại hành vi ngôn ngữ, Đỗ Hữu Châu đề cập phân loại hành vi ngôn ngữ theo hai khuynh hướng của Austin và của Searle. 5.1. Phân loại của Searle Theo Searle, để phân loại các hành vi ở lời, trước hết phải xác lập được các tiêu chí phân loại thích hợp. Searle đã liệt kê ra 12 tiêu chí trong đó có 4 tiêu chí quan trọng nhất: - Đích ở lời (the point of the illocution) tương ứng với điều kiện căn bản, bởi đây là nhân tố quyết định hiệu lực hành vi ở lời. Mỗi phát ngôn phải hướng đến một hay một số mục đích nhất định. Searle viết: “Chúng ta nói cho người khác biết sự vật là như thế nào, chúng ta cố gắng đẩy họ đến việc làm cái gì đó, chúng ta biểu hiện tình cảm và thái độ của chúng ta, chúng ta tạo ra sự thay đổi bằng lời nói của chúng ta. Thông thường thì trong cùng một phát ngôn chúng ta thực hiện đồng thời nhiều hơn một hành vi trong số những hành vi nói trên”. [6;tr.125]. - Hướng khớp ghép lời và hiện thực (direction of fit). Đây là tiêu chí có ý nghĩa quyết định quan hệ giữa lời nói và hiện thực. Sự khớp ghép có thể diễn ra theo hai hướng: từ hiện thực tới lời và từ lời tới hiện thực. Phát ngôn có hướng khớp ghép từ hiện thực tới lời, nghĩa là hiện thực có trước lời và lời phải làm sao cho phù hợp với thực tại. - Trạng thái tâm lí được thể hiện (expressed psychological states) tương ứng với điều kiện chân thành. - Nội dung mệnh đề. “Dựa vào 4 tiêu chí trên, Searle phân lập được năm loại hành vi ở lời. Đó là: - Tái hiện (representatives): 5 + Đích ở lời là miêu tả lại một sự tình đang được nói đến. + Hướng khớp ghép là từ lời tới hiện thực. + Trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều mình xác tín. + Nội dung mệnh đề là một mệnh đề. - Điều khiển (directives, directifs): ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép. + Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành đông tương lai. + Hướng khớp ghép là từ hiện thực tới lời. + Trạng thái tâm lí là sự mong muốn của Sp1. + Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp2. - Cam kết (commissives, commissifs): hứa hẹn, tặng, biếu. + Đích ở lời là trách nhiệm phảithuwcj hiện hành động tương lai mà Sp1 bị ràng buộc. + Hướng khớp ghép là từ hiện thực tới lời. + Trạng thái tâm lí là ý định của Sp1. + Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp1. - Biểu cảm (expressives, expressifs). + Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành vi ở lời. + Trạng thái tâm lí thay đổi tùy theo từng loại hành vi. + Nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của Sp1 hay của Sp2. - Tuyên bố (declarations, declaratifs): tuyên bố, buộc tội. + Đích ở lời là hiệu lực hóa nội dung của phát ngôn. +Hướng khớp ghép là vừa từ lời tới hiện thực vừa từ hiện thực tới lời. + Nội dung mệnh đề là một mệnh đề”. [1;tr.126]. 5.2. Phân loại của Austin Theo Austin, ông chia các hành vi ngôn ngữ thành năm phạm trù: - Phán xử: đây là những hành vi đưa ra những lời phán xét về một sự kiện hay một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào những lí lẽ vững chắc như: tính toán, miêu tả, phân tích, phân loại,… - Hành sử: đây là những hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, khẩn cầu, giới thiệu,… - Cam kết: những hành vi này ràng buộc người nói vào một chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, bảo đảm, thề nguyền,… - Trình bày: những hành vi này được dung để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, phủ định, phản bác,… - Ứng xử: đây là những hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có lien quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác: xin lỗi, cám ơn, ngợi khen, chào mừng,… II. Quan điểm của Nguyễn Đức Dân 1. Định nghĩa 6 Nguyễn Đức Dân gọi hành động ngôn từ là hành vi ngôn ngữ và ông định nghĩa như sau: “lí thuyết hành vi ngôn ngữ là lí thuyết về sự hoạt động ngôn ngữ”.[9;tr.15] 2. Hành vi ngôn ngữ Khi phân loại hành vi ngôn ngữ, Nguyễn Đức Dân chia hành vi ngôn ngữ thành ba loại: hành vi tạo lời, hành vi tại lời và hành vi mượn lời. 2.1. Hành vi tạo lời “Hành vi thực hiện một câu hay những thành tố của nó với những nghĩa đã xác định nào đó cũng như sự quy chiếu xác định được gọi là hành vi tạo vật” [13- 15,tr.17] Mỗi một hành vi tạo lời được tạo ra đã có một ý nghĩa xác định. 2.2. Hành vi tại lời Trong giao tiếp, khi chúng ta thực hiện những hành vi như hỏi, trả lời, yêu cấu, ra lệnh, khuyên,…Muốn thể hiện chúng ngay trong lời nói thì “cần nói một điều gì đó”. Cái hành vi này được gọi là hành vi tại lời. “Gọi là tại lời vì nó nằm ngay trong hành vi tạo lời”.[5;tr.17] Vd: Anh nên nghỉ một chút.[3;tr.17] Khi nói ra câu nói này, người nói cũng đồng thời thực hiện hành vi tại lời là khuyên. 2.3. Hành vi mượn lời Qua một hành vi tại lời nào đó, người nói có thể nhằm một chủ đích hay một mục tiêu nào đó cần đạt được. Hiệu quả của hành vi đó được gọi là hành vi mượn lời. Qua một hành vi tại lời thông báo như “Tôi sẽ tham gia đoàn thanh tra vụ việc này”. Qua câu thông báo này người nói muốn gây tâm lí phấn khởi nơi những người tốt và gây tâm lí hoang mang, lo lắng đối với những vấn đề, thế lực tiêu cực nếu người nói thật sự là một người có năng lực và là cán bộ liêm khiết. 3. Điều kiện dùng của các hành vi ngôn ngữ Theo Searle, có ba loại chính: - Điều kiện ban đầu: người nói và người nghe phải hiểu, biết vấn đề nào đó sẽ được nói đến. - Điều kiện chân thực: nói về những trạng thái tâm lí của hành vi mà người nói thực hiện . - Điều kiện thiết yếu: nói về trách nhiệm, sự ràng buộc với người nói hoặc người nghe một khi một hành vi đã được thực hiện. 4. Phân loại hành vi tại lời Nguyễn Đức Dân đề cập đến hai khuynh hướng phân loại chính, một là của Austin và một là của Searle. 4.1. Phân loại của Austin Theo Austin, ông phân loại các hành vi ở lời thành năm lớp lớn: - Phán xét: là những điều đánh giá về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cứ hoặc lí lẽ xác đáng. Như: coi là, định giá trị, ước lượng,… 7 - Hành xử: gồm những hình thức thể hiện hoạt động quyền lực, luật lệ hay thề lực. Như: chỉ định, miễn trừ, ra lệnh,… - Cam kết: gồm những hành vi rang buộc người nói vào những trách nhiệm, nghĩa vụ nhất định. Như: hứa hẹn, giao kèo, giao ước,.. - Ứng xử: gồm những hành vi phản ứng lại những cách xử sự của người khác, những hành vi đáp ứng những sự kiện hữu quan có liên quan tới than phận và thái độ của người khác. Như: xin lỗi, cám ơn, chúc mừng,… - Bày tỏ: gồm những hành vi trình bày các quan niệm, dẫn dắt các lập luận, giải thích từ ngữ, bảo đảm sự quy dẫn. Như: khẳng định, phủ định, bác bỏ,.. 4.2. Phân loại của Searle Searle nêu ra tới 12 phương diện nhưng ông chỉ chọn ra ba tiêu chí cơ bản để phân loại các hành vi tại lời. Đó là: - Đích tại lời: đích tại lời của một hành vi ngôn ngữ là mục đích của hành vi đó. Đích tại lời của hành vi miêu tả là trình bày một hiện thực nào đó. Đích tại lời của hành vi hứa hẹn là là tự gán trách nhiệm tinh thần về sự thực hiện việc gì. Đích tại lời không trùng với hiện thực tại lời. - Hướng của sự ăn khớp: “sự ăn khớp” ở đây là mối quan hệ giữa “từ ngữ” (ngôn từ) với “thế giới” (hiện thực khách quan) của một hành vi. Sự ăn khớp này có thể được xây dựng theo hai chiều từ ngôn ngữ tới hiện thực và từ hiện thực tới ngôn ngữ. - Trạng thái tâm lí được thể hiện: khi thực hiện một hành vi, người ta có thể biểu hiện lòng tin, long mong muốn, ý định,…Tiêu chuẩn này cho phép ta nhìn nhận nhiều hành vi khác nhau về bề ngoài dưới cùng một góc độ. III. Quan điểm của Chim Văn Bé Lí thuyết hành động ngôn từ (speech act) do J.L.Austin, một nhà triết học người Anh, đưa ra.Năm 1955, Austin sang Đại học Havard (Mĩ) trình bày một chuyên đề về triết học ngôn ngữ, thể hiện qua 12 bài giảng. Sau khi ông qua đời (1960), 12 bài giảng này được tập hợp lại và in thành sách với tiêu đề How to Do Things with Words. Nội dung cốt lõi của lí thuyết này như sau: Con người nói năng cũng là hành động như bao hành động khác trong hoạt động thực tiễn, đó là hành động ngôn từ. Theo Austin, hành động ngôn từ bao gồm: 1. Hành động tạo lời (locutionary act, locution) Hành động tạo lời được ông chia thành ba phương diện: hành động phát âm, hành động kiểm giao và hành động tạo nghĩa – chiếu vật. Ba phương diện này được ông giải thích: 1.1. Hành động phát âm (phonetic act) Hành động phát âm chỉ là hành động phát ra vài âm thanh nào đó. 1.2. Hành động kiểm giao (phatic act) Hành động phát ra âm hay từ, nghĩa là những âm thanh thuộc loại nào đó, thuộc kiểu từ vựng nào đó, phù hợp với lớp ngữ pháp nào đó. 1.3. Hành động tạo nghĩa – chiếu vật (rhetic act) Hành động sử dụng những âm thanh với ý nghĩa và sự quy chiếu ít nhiều xác định. [51:95]. 8 Như vậy, về đại thể, hành động tạo lời là hành động sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ vựng (và các quy tắc kết hợp có sẵn trong ngôn ngữ) để tạo ra câu, phát ngôn với nội dung ngữ nghĩa và chiéu vật ít nhiều xác định. 2. Hành động trong lời (illocutionary act, illocution) Hành động trong lời là hành động được người nói thực hiện bằng cách nói ra và khi nói ra điều gì đó (by saying and in saying something). Chẳng hạn như: chúc mừng, cảm ơn, mời, hứa, van, xin, ra lệnh, kết tội, phản bác, đề nghị,... Hành động trong lời là hành động có tính chủ định (intentional), mang tính quy ước (conventional) và tính định chế (constitutional), mặc dù những quy ước và định chế về việc sử dụng hành động trong lời là bất thành văn, và được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân thủ không tự giác. Hành động trong lời tạo ra hiệu lực trong lời, chủ yếu là tác động đến nhận thức, gây ra một hiệu quả nào đó, hay đòi hỏi sự đáp ứng bằng lời của người nghe. Theo J.L.Austin, để đạt được hiệu lực, hành động trong lời phải đảm bảo một số điều kiện thuận lợi (felicity conditions), được tóm tắt như sau: a. Phải có một thủ tục mang tính chất quy ước chấp nhận được, tạo ra một hiệu quả quy ước chấp nhận được: thủ tục này bao gồm việc phát ngôn những từ ngữ nào đó bởi những người nào đó trong những hoàn cảnh nào đó. b. Hoàn cảnh và con người cụ thể trong từng trường hợp phải phù hợp với yêu cầu được quy định trong thủ tục. c. Thủ tục phải được tất cả những người tham gia thực hiện đúng đắn và đầy đủ. d. Thủ tục quy định người tham gia phải có xúc cảm, suy nghĩ và ý định nào đó, thì người tham gia phải thật sự có xúc cảm, suy nghĩ và ý định ấy.[51:26 – 38]. Về sau, hành động trong lời mà Austin đưa ra đã được một số nhà nghiên cứu giải thích rõ hơn, toàn diện hơn. Mỗi hành động trong lời có thể tạo ra những tác động nào đó đối với người nghe và cả chính người nói. Khi ra lệnh cho ai thực hiện một công việc nào đó, thì người ra lệnh có trách nhiệm về mệnh lệnh đã ra, và người nghe tức thì được gán cho nghĩa vụ phải thực hiện nội dung mệnh lệnh. Hứa điều gì đó với ai thì người hứa đã tự nhận trách nhiệm thực hiện lời hứa, và người nghe trở thành người được thừa hưởng điều người nói đã hứa. Như vậy, tác động mà hành động trong lời tạo ra thể hiện ở chỗ nó làm thay đổi tư cách pháp nhân của người nghe hay người nói so với trước đó. Tác động mà hành động trong lời tạo ra được trong thực tế theo ý định của người nói là hiệu lực trong lời. 3. Hành động qua lời (perlocutionary act, perlocution) Theo Austin: Nói điều gì đó thường sẽ tạo ra những hiệu quả kéo theo đối với cảm xúc, suy nghĩ hay hành động của người nghe, người nói hay người khác: và điều đó có thể được thực hiện với dự tính, chủ định hay mục đích của việc tạo ra chúng. Chúng tôi gọi việc thực hiện một hành động như thế là thực hiện một hành động qua lời. Hành động qua lời có thể khái niệm như sau: 9 Hành động qua lời là hành động mà người nói thực hiện thông qua hành động trong lời, nhằm gây ra những hiệu quả nào đó đối với xúc cảm, suy nghĩ và hành động của người nghe, của chính người nói hay người khác một cách có chủ định, có mục đích. Mỗi hành động qua lời có khả năng – chứ không tất yếu – gây nên tác động nào đó đén cảm xúc, suy nghĩ hay hành động của người nghe, người nói hay người khác.Tác động mà hành động qua lời gây nên trong thực tế là hiệu lực qua lời. Điều đó có nghĩa là không phải hành động qua lời nào cũng gây ra hiệu lực qua lời như ý định chủ quan của người nói. Những phản ứng không đúng với ý định của người nói không phải là hiệu lực qua lời, hay nói đúng hơn, là phản hiệu lực. Dựa trên hành động ngôn từ, J.L.Austin chia vị từ (động từ) thành hai loại: vị từ miêu thuật (constative verb) và vị từ hành ngôn (performative verb). Vị từ miêu thuật là vị từ biểu đạt hành động, quá trình,…diễn ra ở thế giới bên ngoài câu, được thực hiện không phải bằng lời nói. Vị từ hành ngôn là vị từ biểu đạt các hành động được thực hiện bằng lời như cám ơn, hứa, xin lỗi, chúc, tuyên bố, cho phép…Câu có động từ hành ngôn làm chính tố của ngữ vị từ được nói ở ngôi thứ nhất, thời hiện tại là câu hành ngôn (một số tác giả gọi là câu ngôn hành, phát ngôn ngữ vi). Câu hành ngôn khác với câu miêu thuật ở chỗ: nó không biểu thị sự tình – hành động, quá trình hay trạng thái – diễn ra ở thế giới bên ngoài, mà bản thân nó là một hành động. Khi người nào đó nói: “Tôi hứa sẽ giúp anh”, “Tôi thề với anh là tôi không biết gì cả”, thì người ấy đã thực hiện hành động hứa, thề bằng chính câu nói ấy. Vì thế, đối với câu hành ngôn, không thể đánh giá đúng / sai như đối với câu miêu thuật, mà chỉ có thể đánh giá là ổn / bất ổn, khi xem xét tư cách của người nói trong mối quan hệ với hành động trong lời. Chẳng hạn, chỉ cấp trên mới đủ tư cách “cho phép” cấp dưới nghỉ phép hay không, mà không có chuyện ngược lại. Dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của vị từ hành ngôn, J.L.Austin chia câu / phát ngôn hành ngôn thành hai loại: câu / phát ngôn hành ngôn nguyên cấp (primary performative) hay hàm ẩn (implicit performative) và câu / phát ngôn hành ngôn tường minh (explicit performative). Câu hành ngôn nguyên cấp là câu hành ngôn không chứa vị từ hành ngôn, câu hành ngôn tường minh là câu hành ngôn có vị từ hành ngôn làm chính tố của ngữ vị từ. J.L.Austin cho rằng mọi câu hành ngôn hàn ẩn, tức câu miêu thuật theo cách hiểu thong thường, đều có thể chuyển thành câu hành ngôn tường minh bằng cách đưa vị từ hành ngôn thích hợp vào. Tuy nhiên, quan niệm này dẫn đến hệ quả tất yếu là đồng nhất câu hành ngôn với câu miêu thuật mà chính J.L.Austin đã dụng công phân biệt. Vì thế, quan niệm đó về sau đã bị một số nhà nghiên cứu phê phán. Trong How to Do Things with Words, bài giảng XII, J.L.Austin đã chia hành động trong lời thành các nhóm: (1) Phán xét (verditives): hành động phán xét một sự kiện một giá trị dựa vào chứng cứ hiển nhiên hay lí lẽ vững chắc: xử trắng án, xem là tính toán, miêu tả, phân tích, đánh giá,… (2) Hành xử (exercitives): hành động đưa ra quyết định thuận lợi hay chống lại một hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt 10 hang, giới thiệu, van xin, khuyến cáo, và các hành động ngôn từ như bổ nhiệm, đặt tên, tuyên bố khai mạc, bế mạc, cảnh cáo, tuyên ngôn. (3) Cam kết (commissives) hành động ràng buộc người nói vào việc thực hiện điều gì đó: hứa hẹn, bày tỏ long mong muốn, giao ước, bảo đảm, thề nguyền, thông qua quy ước, tham gia phe nhóm. (4) Trình bày (exxpositives): nêu ra các quan niệm dẫn dắt các lập luận, giải thích cách dung từ như: khẳng định, phủ định, chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ,… (5) Ứng xử (behabitives): phản ứng lại cách ứng xử của người khác, biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước, nguyền rủa,… Tiếp thu và điều chỉnh kết quả nghiên cứu của J.L.Austin, Jonh R.Searle đã chia hành động trong lời thành năm lớp: (1) Tái hiện (representatives): miêu tả lại một sự tình đang được nói đến. (2) Điều khiển (directives): người nói đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động trong tương lai như ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép. (3) Cam kết (commissives): người nói tự nhận trách nhiệm thực hiện hành động nào đó trong tương lai. (4) Biểu cảm (expressives): người nói bày tỏ các trạng thái tâm lí khác nhau. (5) Tuyên bố (declaratives): người nói khẳng định điều gì đó sẽ có hiệu lực trong tương lai, như tuyên án, buộc tội. Khi vận dụng lí thuyết hành động ngôn từ vào việc xem xét ngôn ngữ hội thoại, cần xem xét hành động trong lời, và qua đó, nắm bắt chính xác các hành động qua lời mà nhân vật thực hiện trong các cuộc thoại. Bởi lẽ, nắm bát chính xác hành động qua lời là một trong những cơ sở quan trọng trong việc làm sáng tỏ các đặc điểm về tâm lí, tính cách của nhân vật. B – Quan điểm của một số tác giả về lí thuyết hội thoại Như trên đã trình bày, chúng tôi xin được điểm qua quan điểm của các nhà nghiên cứu mà chúng tôi đã đề cập. I. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu 1. Định nghĩa Hội thoại là hình thức giao tiếp diễn ra thường xuyên và phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Dạng nói là hình thức diễn ra chủ yếu. Theo Đỗ Hữu Châu, ông cho rằng: hội thoại là một quá trình vận động. 2. Đặc điểm của hội thoại - Không gian, thời gian diễn ra cuộc hội thoại. Có thể là công cộng (hội thảo, mít tinh, ngoài chợ,...), có thể riêng tư (trong phòng khách, trong phòng ngủ,...). - Trong hội thoại, số lượng người tham gia có thể khác nhau, có thể là hai, ba, hay nhiều hơn. Theo đó, ta có các dạng: song thoại (dialogue), tam thoại (trilogue) hay đa thoại (polygue). Trong đó, song thoại là hình thức giao tiếp quan trọng nhất. 11 - Cương vị và tư cách của người tham gia hội thoại rất khác nhau tùy theo các cuộc hội thoại: Tính chủ động hay thụ động của các đối tác. Cuộc hội thoại chủ động là hội thoại trong đó cả hai vai đều có quyền chủ động tham dự vào cuộc hội thoại như nhau theo nguyên tắc anh nói tôi nghe, tôi nói anh nghe. Cuộc hội thoại thụ động là cuộc hội thoại trong đó chỉ một người giữ cương vi vai nói, còn người kia (những người kia) chỉ nghe, không tham gia được vào cuộc hội thoại hoặc có tham gia vào thì cũng rất hạn chế. Sự vắng mặt hay có mặt của vai nghe trong cuộc hội thoại. Ví dụ như phát thanh, truyền hình là những hình thức hội thoại mà người nghe vắng mặt. Trò chuyện tay đôi, tay ba, những cuộc hội nghị, mít tinh,...là những hình thức hội thoại mà người nghe có mặt. - Hình thức và tính chất của hội thoại rất đa dạng. Có những cuộc hội thoại có nghi thức, có những cuộc hội thoại không nghi thức; có những cuộc hội thoại được điều khiển, có những cuộc hội thoại không được điều khiển; có những cuộc hội thoại có đích xác định trước và những cuộc hội thoại không xác định trước. - Các cuộc hội thoại có thể khác nhau ở tính có hình thức hay không có hình thức. Những cuộc hội nghị, hội thảo,...có hình thức tổ chức khá chặt chẽ, trang trọng. Những cuộc trò chuyện đời thường không cần một hình thức tổ chứ nào cả. - Ngữ vực. 3. Các vận động của hội thoại Theo Đỗ Hữu Châu, có ba vận động chủ yếu: sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác. 3.1 Sự trao lời (allocution) Trước khi bàn về khái niệm trao lời cần phải nói qua khái niệm lượt lời. “Lượt lời là chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình. Trao lời là vận động mà Sp1 nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía Sp2 nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho mình”. [1;tr.205]. Trong một cuộc hội thoại, dù tùy ý hay ngẫu hứng thì Sp1 không phải hoàn toàn tự do, muốn nói gì, nói theo cách nào thì nói, mà Sp2 luôn theo dõi và Sp2 sẽ có phản ứng nếu như lượt lời của Sp1 có gì không phù hợp với mình. Chính vì vậy, trước khi trao lời, Sp1 phải lấn trước, phải dự kiến trước, phải hình dung được về tâm lí, tình cảm, sở thích,...của Sp2. Không những thế, Sp1 còn phải dự đoán trước hiệu quả của lượt lời của mình, dự đoán cả cách đáp lời của Sp2. Hình ảnh tâm lí, vật lí, xã hội về Sp2 càng đúng bao nhiêu thì khả năng thành công của sự trao lời càng lớn bấy nhiêu. 3.2. Sự trao đáp (exchange) Sự trao đáp (hay đáp lời) là vận động mà Sp2 nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía Sp1 nhằm đáp lại lượt lời của Sp1. 12 Diễn ngôn sẽ không trở thành hội thoại nếu không có sự hồi đáp. Sự đáp lời là cái lõi của hội thoại, có tác dụng quyết định tính liên tục, nhịp nhàng hay sự gián đoạn, khúc mắc của hội thoại. Sự hồi đáp có thể diễn ra bằng lời và các yếu tố phi lời. Ngay cả những hành động ngôn ngữ tự thân không cần sự hồi đáp (như hành động cảm thán) nếu nhận được sự hồi đáp vẫn làm cho người đối thoại cảm thấy được an ủi hơn, mong muốn được người nghe chia sẻ cảm xúc với mình. 3.3. Sự tương tác Tương tác có nghĩa là tác động vào nhau, cùng làm cho nhau biến đổi. Lượt lời vừa là cái chịu tác động vừa là phương tiện mà Sp1, Sp2 sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói và qua lời nói mà tác động đến tâm lí, sinh lí, vật lí của nhau. Trong giao tiếp, tương tác biểu hiện ở chỗ các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau làm cho hội thoại biến đổi. Trong cuộc thoại, các nhân vật giao tiếp thường có sự khác biệt, trái ngược nhau. Trong hội thoại và qua hội thoại, những khác biệt náy có thể giảm đi hoặc mở rộng ra hoặc có thể căng lên thành một xung đột. Như vậy, hội thoại diễn ra ở hai cực: điều hòa, nhịp nhàng hoặc hỗn độn, vướng mắc. Cũng có nghĩa là trong các cuộc hội thoại cần phải có sự hòa phối. Sự tự hòa phối ( autosynchronisation): là tự mình điều chỉnh hành động, thái độ, lượt lời của mình theo từng bước của cuộc đối thoại sao cho khớp với những biến đổi của đối tác và của tình huống hội thoại đang diễn ra. Sự liên hòa phối (inter – syn – chronisation): là phối hợp sự tự hòa phối của từng nhân vật. Hay nói khác đi đó là sự phối hợp của người nói và người nghe sao cho phù hợp với tình hình, diễn biến của cuộc thoại. Sự liên hòa phối có thể diễn ra theo hai trục:Trục nối tiếp: là nhân vật này biến đổi cách ứng xử của mình sau khi đối tác đã thực hiện một biến đổi nào đó.Trục đồng thời: là cả hai cùng thực hiện sự hòa phối. 4. Các quy tắc hội thoại Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định. Ở phần này, Đỗ Hữu Châu đề cập tới hai quy tắc: quy tắc điều hành luân phiên lượt lời và quy tắc điều hành nội dung của hội thoại. 4.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời Luân phiên lượt lời có nghĩa là người này nói rồi tiếp đến người kia. Người này phải kết thúc lượt lời của mình đúng lúc để nhường lời cho người kia. Các lượt lời nối tiếp nhau một cách nhịp nhàng, không quá chậm mà cũng không quá vội vàng, không dẫm đạp lên nhau. Cụ thể, người nói phải biết giành lời, giữ lời và nhường lời đúng lúc. Ở giai đoạn giành lời, phải có những dấu hiệu khơi gợi, báo cho người nghe biết là mình đang nói với họ như: thưa cô, thưa cậu, à này,.... Ở giai đoạn giữ lời, người nói phải có những cách để kiểm tra, thu hút sự chú ý của người nghe và nhắc nhở người này phải chú ý tới điều mình đang nói bằng những câu hỏi ngắn như: phải không? Hiểu không? Cậu thấy thế nào?...Ở giai đoạn nhường lời, người nói cũng phải có những dấu hiệu báo trước để người nghe chuẩn bị lượt lời của họ. Như nhũng câu: cuối cùng, nói tóm lại,.. 13 Người nghe cũng phải có những dấu hiệu hồi báo cho người nói biết là mình có đang theo dõi nội dung của cuộc thoại hay không. Khi theo dõi cuộc thoại, người nghe có thể dùng những tình thái ngữ như: ghê thế, hay nhỉ,...hay những câu hỏi rất ngắn như: Thế à? Rồi sao nữa?...Hay khi gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, người nghe có thể thông báo cho người nói biết như: tôi không rõ.... tôi không hiểu ...như vậy là sao? Hoặc: xin lỗi....nhưng... Trong hội thoại, cần phải phân biệt sự xen lời, cắt lời và tranh lời. Lối nói xen lời, tranh lời và cắt lời có liên quan đến văn hóa giao tiếp, ứng xử của từng dân tộc, từng xã hội. Phản ánh những quan hệ tôn ti, cương vị xã hội của các nhân vật giao tiếp. Xen lời là chêm một ngữ đoạn ngắn khi đối ngôn đang nói làm cho lượt lời của họ bị gián đoạn trong tích tắc nhưng không bị cắt đứt. Trong những trường hợp xen lời có thành ý (đồng tình, khen ngợi,...) thì nó có tác dụng cổ vũ cho người nói rất lớn. Ngược lại, đối với những trường hợp không thành ý (chê bai, mỉa mai,...) dù không ảnh hưởng đến lượt lời của người nói nhưng nó vẫn bị xem là mất lịch sự. Cắt lời là hành động làm ngưng lời của người đang nói, làm cho lượt lời của họ bị gián đoạn, cắt đứt đột ngột. Tranh lời là hành động tranh lượt nói của người khác về mình mà không cho họ nói đáng lí ra họ phải được nói. 4.2. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại Trong quy tắc điều hành nội dung của hội thoại thì có hai quy tắc nhỏ: quy tắc cộng tác và quy tắc lịch sự. 4.2.1. Quy tắc cộng tác (cooperative principle) “Nguyên tắc cộng tác hội thoại có dạng tổng quát như sau: Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc hội thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh, chị đã chấp nhận tham gia vào”. [7;tr.229]. Nội dung này bao gồm bốn phạm trù (lượng, chất, quan hệ và cách thức) tương ứng với bốn phương châm sau: - Phương châm về lượng Hãy nói sao cho có nội dung đáng nói Đừng nói nhiều hơn cái nội dung đáng nói - Phương châm về chất Đừng nói những điều mả anh tin rằng không đúng Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực - Phương châm quan hệ Hãy nói vào đề - Phương châm cách thức Tránh lối nói tối nghĩa Tránh lối nói mập mờ Hãy nói ngắn gọn Hãy nói có trật tự 14 “ Grice nói rằng: Bất kể thế nào, chúng ta có cảm tưởng rằng khi ai đó nói không đúng chỗ hoặc nói một cách tối nghĩa thì chính lợi ích của anh ta trong cuộc hội thoại sẽ bị tổn thất”. [13;tr.234]. 4.2.2. Nguyên tắc lịch sự (politesse) Lịch sự là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn. Trong giao tiếp, lịch sự là một nhân tố quan trọng có tác dụng chi phối đến quá trình giao tiếp và chi phối đến cả kết quả giao tiếp. Theo Leech, lịch sự được thể hiện qua những phương châm sau: - “Phương châm khéo léo Giảm thiểu tổn thất cho người Tăng tối đa lợi ích cho người - Phương châm rộng rãi Giảm thiểu lợi ích cho ta Tăng tối đa tổn thất cho ta - Phương châm tán thưởng Giảm thiểu sự chê bai đối với người Tăng tối đa khen ngợi người - Phương châm khiêm tốn Giảm thiểu khen ngợi ta Tăng tối đa sự chê bai ta - Phương châm tán đồng Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người - Phương châm thiện cảm Giảm thiểu ác cảm giữa ta và người Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người”. [13;tr.261 – 262].` 5. Cấu trúc của hội thoại Trong phần này, Đỗ Hữu Châu đề cập tới ba trường phái có cấu trúc hội thoại khác nhau: cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích hội thoại, cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích diễn ngôn và cấu trúc hội thoại theo lí thuyết hội thoại Thụy Sĩ – Pháp. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập tới cấu trúc hội thoại theo lí thuyết hội thoại Thụy Sĩ – Pháp, bởi tính hợp lí và tính logic. 5.1. Cuộc thoại (conversation) 5.1.1. Định nghĩa Cuộc thoại là toàn bộ cuộc đối đáp giữa các nhân vật từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. 5.2.2. Tiêu chí để xác định cuộc thoại Nhân vật hội thoại: Một cuộc thoại được xác định bởi sự gặp mặt và chia tay của những người hội thoại. Khi số lượng hay tính chất của người hội thoại thay đổi thì chúng ta có cuộc thoại mới. 15 Tính thống nhất về thời gian và địa điểm: Thông thường, một cuộc thoại phải có sự thống nhất về thời gian và địa điểm. Sự thay đổi về thời gian và địa điểm thường gắn liền với sự thay đổi cuộc thoại. Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn: C.K.Orecchioni nói rằng: “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng trong một khung thời gian – không gian về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng”. [6;tr.313]. Dấu hiệu định ranh giới cuộc thoại: Khi bắt đầu một cuộc thoại thường có những dấu hiệu mở đầu (ở hội nghị người điều khiển có thể tuyên bố khai mạc hội nghị,..) và dấu hiệu kết thúc (lời tuyên bố bế mạc,...). Trong trò chuyện thông thường cũng có những dấu hiệu mở đầu như: xin chào,...dấu hiệu kết thúc như: còn gì nữa không nhỉ? Thế thôi nhé,... 5.2. Đoạn thoại Đoạn thoại là một bộ phận của cuộc thoại. “Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng”. [6;tr.313]. Trong cuộc thoại có thể có nhiều đoạn thoại. Khi chuyển từ một đề mục hay một vấn đề này sang một đề mục hay một vấn đề khác, ...nhưng không có sự đứt quãng, không có sự thay đổi về không gian, thời gian, ta có đoạn thoại khác. Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại có thể là: Đoạn thoại mở thoại: phần lớn là công thức hóa. Ngoài chức năng mở ra cuộc hội thoại còn có chức năng thương lượng hội thoại về đề tài diễn ngôn, thăm dò đối phương,.. Thân cuộc thoại Đoạn thoại kết thúc: không những có chức năng tổ chức sự kết thúc mà còn xác định cái cách mà người ta phải chia tay. 5.3. Cặp thoại (cặp trao đáp) Là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu. Đây là đơn vị cơ sở của hội thoại. 5.4. Tham thoại là hình thức chuyển từ lưỡng thoại sang đơn thoại. “Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định”. [7;tr.316]. Một lượt lời có thể có nhiều tham thoại. Ví dụ: Cám ơn. Tôi khỏe. Bạn đi đâu vậy?. Trong lượt lời này có đến ba tham thoại. Có những cặp thoại có một tham thoại nhưng có những cặp thoại có nhiều tham thoại. II. Quan điểm của Nguyễn Đức Dân 1. Định nghĩa hội thoại Hội thoại là giao tiếp, là sự trao đổi diễn ra trong một không gian, thời gian cụ thể về một vấn đề nào đó mà họ quan tâm. 2.Cấu trúc của hội thoại 16 Trong cấu trúc của hội thoại, theo Nguyễn Đức Dân hội thoại bao gồm 4 phần: lượt lời (lượt thoại), mở thoại, than thoại và kết thoại. 2.1 Lượt lời (lượt thoại) Đơn vị cơ bản của hội thoại là lượt lời. Lượt lời là sự thay phiên nhau nói giữa những người tham gia giao tiếp. Nhiều người nói cùng một lúc sẽ không thành lượt lời. 2.2. Mở thoại Mở thoại là những lượt lời nói ra mở đầu cho một cuộc thoại. Khi những lượt lời đó được nói ra người nghe cảm nhận được sẽ có một hoặc một chuỗi những lời nói tiếp theo. Khi người con nói với ba, mẹ: Ba, mẹ ngồi đi, con có chuyện muốn thưa! Thì có nghĩa là người con muốn nói chuyện gì đó rất quan trọng . Cuộc thoại sẽ được bắt đầu nếu như ba, mẹ bảo rằng: Được! chuyện gì vậy?. Cũng có thể là không nếu như câu trả lời cuae ba, mẹ là: Để khi khác đi con! Giờ ba, mẹ đang bận. Mở thoại chưa phải là một cuộc thoại. Nó chưa có một nội dung cụ thể nào cả. Mở thoại chỉ là lời thăm dò, tạo không khí thuận lợi nhằm đưa đẩy người nghe vào cuộc thoại. Cũng có những trường hợp mở thoại được chấp nhận. Nhưng cũng có trường hợp mở thoại không được chấp nhận, bị khước từ. Cũng có những cuộc thoại không cần lời mở thoại mà đi ngay vào nội dung chính. - Anh đi đâu vậy? - Anh đi xem phim với bạn. Sao vậy? - Tối nay là sinh nhật của em. Anh có thể hủy cuộc hẹn đó được không? - Được chứ! Em có mời bạn hay không? Một ví dụ khác: Trong văn phòng giám đốc, cô thư kí bước vào: - Chào Giám đốc! - Chào cô. Có việc gì vậy? - Giám đốc có thư riêng ạ! Câu hỏi “Có việc gì vậy?” là tín hiệu chấp nhận cuộc thoại. Lúc đó cuộc thoại mới thật sự bắt đầu. Như vậy, những lời chào, những lời hô gọi,… cũng là những lời mở thoại. Tùy từng tình huống giao tiếp cụ thể mà có những lời mở thoại khác nhau. 2.3. Thân thoại Giữa phần mở thoại và phần kết thoại là phần trung tâm của cuộc thoại gọi là phần thân thoại. Thân thoại bao gồm những cặp thoại. Và những cặp thoại đó có thể là cặp thoại ưa dung cũng có thể là cặp thoại chêm xen. 2.3.1. Cặp thoại Trong hội thoại, mỗi phát ngôn đều có quan hệ trực tiếp đến những phát ngôn đi trước nó hoặc định hướng cho những phát ngôn tiếp theo sau. Những phát ngôn không đứng biệt lập mà phát ngôn này sẽ kéo theo phát ngôn kia. Lượt lời này sẽ kéo theo lượt lời kia. Vì thế, hình thành khái niệm cặp thoại. Hai lượt lời có liên quan trực tiếp với nhau và đứng kề nhau làm nên một cặp thoại. 17 Các cặp thoại không phải được nói ra một cách ngẫu nhiên, tùy tiện. Chúng được tổ chức, thực hiện theo một quy cách chặt chẽ, tuân thủ theo những quy tắc chi phối hội thoại. Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai. Trong một cặp thoại, có nhiều trường hợp gặp lượt lời thứ hai không ăn nhập gì với lượt lời thứ nhất, bị lạc đề đi. Ở trường hợp này, tùy vào từng trường hợp mà có cách nhận định, giải quyết khác nhau. Phần quan trọng nhất trong một cặp thoại không phải là những cấu trúc chào hỏi xơ cứng chào – chào, hỏi – trả lời, yêu cầu – tuân lệnh,… mà còn có những vấn đề phát sinh ngẫu nhiên. Do đó, không nên đặt tầm quan trọng của cơ cấu cặp thoại lên quá cao. Ở một lượt lời trong cặp thoại có thể xuất hiện những lời chêm xen. Chúng không làm đặc điểm căn bản của lượt lời đó bị phá vỡ, và do vậy những lời chêm xen về căn bản không ảnh hưởng tới sự tiếp tục bình thường của cặp thoại. Gọi là chêm xen vì nó không cùng một cấp độ với những câu khác trong một lượt lời. Nó dùng làm cho người đối thoại chú ý, để cặp thoại vượt qua nhưng khó khăn trước một trở ngại nào đó, để cuộc thoại vẫn diễn ra bình thường. Chẳng hạn, giữa cặp thoại có thể xuất hiện lời nhắn chào, thăm hỏi xã giao không liên quan tới chủ đề chính của cặp thoại. Ví dụ: A: Bạn có thấy tôi làm như vậy là sai không? Tôi xin lỗi! Alo, chào Giám đốc…Ông chủ tôi gọi ấy mà. Nhưng sao anh ấy lại đổ lỗi cho tôi chứ? B: Không sao, tôi hiểu mà. Tôi nghĩ bạn không làm gì sai cả. Trong lời chêm xen của A có ba câu, một nói với người bạn và một là nói với Giám đốc của cô ấy. Câu còn lại là lời chữa. Một lời xin lỗi, một lời vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại làm ảnh hưởng đến quá trình hội thoại. Lời chêm xen của B “Không sao, tôi hiểu mà” nhằm đáp lại lời chữa của A và có tác dụng củng cố cho cuộc thoại được tiếp tục bình thường. 2.3.2. Cặp thoại: lượt lời ưa dùng Trong hội thoại, chúng ta thường bắt gặp những lượt lời ưa dùng. Cùng một lượt lời thứ nhất có thể gây ra nhiều lượt lời thứ hai khác nhau, trong đó có những lượt lời ưa dùng hơn và những lượt lời ích dùng hơn.Lượt lời ưa dùng thường ngắn hơn và lượt lời ít dùng thường dài hơn. (a) Phiền anh ngày mai giúp tôi một tay. Tôi cần quét vôi lại căn nhà. (b) Vâng. (c) À, (dặng giọng), vâng, để cháu xem. Em Minh cháu mới sang nói là ông nội bị đau, cần đưa đi bệnh viện. Ngày mai thứ năm, thằng nhỏ nghỉ ở nhà mà nhà cháu là thư kí công đoàn lại bận dự hội nghị công nhân viên chức, không thể vắng mặt được. Khó quá ông ạ. Hay là ông tạm dừng lại một ngày? Ngày mốt cháu sang giúp ông được không? [2;tr.102-103] (b) là lượt lời ưa dùng. Khi nhạn lời giúp ai thì không cần dài dòng lí do mình nhận giúp. (c) là lượt lời ít dùng. Khi từ chối một đề nghị mà không muốn làm mất lòng người nghe đồng thời người nói cũng muốn tỏ ra là mình có thiện chí muốn giúp nên sẽ nói loanh quanh, dài dòng, tìm lời giải thích. Chúng ta đi tới kết luận: Lượt lời 1: Hành vi đề nghị 18 Lượt lời 2: a) ưa dùng: hành vi chấp nhận b) Ít dùng: hành vi từ chối. [7;tr.103] 2.3.3. Cặp thoại: lời chêm xen Ở một lượt lời trong cặp thoại có thể xuất hiện lời chêm xen. Chúng không ảnh hưởng tới sự tiếp tục bình thường của cặp thoại. Trong những lời chêm xen có một loại lời đặc biệt là lời chữa. Gọi là chêm xen vì nó không cùng một cấp độ với những câu khác trong cùng một lượt lời. Nó dùng làm cho người đối thoại chú ý, để cặp thoại vượt qua được khó khăn, trở ngại nào đó. Lời chêm xen có thể là của chính một người đang giữ lượt lời. Chẳng hạn, một người đang dắt con và đứng nói chuyện với bạn: “A: Tôi nghĩ rằng tình hình sẽ khá hơn. Này! Không được thế! Xin lỗi, thằng nhỏ nhà tôi nghịch quá. Theo một thong tin không chính thức, có thể quý tới công ty chúng ta có them một số đơn đặt hành mới. B: Không sao, trẻ con mà! Vâng, tôi cũng hi vọng như vây.” [12;tr.106] Trong lời chêm xen của A có hai câu, một là nói với đứa bé và một là lời chữa. Xin lỗi về lời chêm xen thứ nhất vì đã vi phạm phương châm quan hệ. Lời chêm xen của người thứ hai “Không sao, trẻ con mà” nhắm đáp lại lời chữa của A và có tác dụng củng cố cho cuộc thoại được tiếp tục bình thường. 3. Kết thoại Kết thoại là hành động kết thúc cuộc thoại. 4. Nguyên tắc của hội thoại Nguyễn Đức Dân nêu lên ba nguyên tắc của hội thoại và tính mục đích của hội thoại: nguyên tắc luân phiên lượt lời, nguyên tắc lien kết hội thoại và nguyên lí cộng tác hội thoại. 4.1. Nguyên tắc luân phiên lượt lời Trong cuộc thoại, người nói và người nghe phải luân phiên nhau. Người này nói thì người kia nghe và ngược lại. Tương tác qua lại lẫn nhau. 4.2.Nguyên tắc liên kết hội thoại Các lượt lời khi nói ra phải có sự liên kết với nhau. Không được nói ngoài đề. 4.3. Nguyên lí cộng tác hội thoại Nguyên lí cộng tác gồm một nguyên lí và 4 phương châm. “Nguyên lí cộng tác: Hãy làm cho phần đóng góp của mình ở giai đoạn mà cuộc hội thoại được xem xét đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc thoại đòi hỏi và mình đã chấp nhận tham gia. (Theo Grice,1975)”. [130] 4 phương châm: - Phương châm lượng: Nói sao cho lượng tin của mình đúng với mục đích của cuộc thoại. Đừng nói nhiều hơn lượng tin đáng có. - Phương châm chất: Đừng nói điều mà mình tin là sai. Đừng nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực. - Phương châm quan hệ: 19 Hãy đóng góp những điều có liên quan. - Phương châm cách thức: Hãy nói rõ ràng. Tránh nói mập mờ, tối nghĩa. Hãy nói mạch lạc, ngắn gọn. 4.4 Tính mục đích Mỗi một cuộc thoại đều có mục đích, đều chứa đựng một hoặc nhiều chủ đề. Khi A hỏi B thì mục đích của A là muốn biết thông tin nào đó từ B. Mục đích của cuộc thoại cũng có thể nằm ở ngoài lời. Khi bắt chuyện làm quen, hỏi đường,..thể hiện tình cảm nhằm đạt đến những mục đích khác nhau. III. Quan điểm của Chim Văn Bé 1. Ngôn từ hôi thoại Ở nưóc ngoài, hội thoại dầu tiên đươc một số ngành như xã hội học, ngôn ngữ học xã nghiên cứu. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, hội thoại trở thành đối tượng nghiên cứu của phân ngành ngôn ngữ học phân tích hội thoại (Conversation Analysis) ở Mĩ, được du nhập sang Anh với tên gọi phân tích diễn ngôn (Discouse Analysis), rồi ảnh hưởng ra khắp lục địa Châu Âu và thế giới. Ở Việt Nam, lí thuyết hội thoại đã được một số nhà nghiên cứu như Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu tiếp thu, vận dụng vào việc xem xét ngôn ngữ hội thoại trong Tiếng Việt, và được quan niệm là một bộ phận của ngữ dụng học. Để có cơ sở cho việc xem xét, đánh giá ngôn ngữ nhân vật, mục này sẽ trình bày một vài nét cơ bản về lí hội thoại. 1.1. Khái niệm về hội thoại Hội thoại là một quá trình tương tác trực tiếp bằng lời giữa những người đang tham gia vào hoạt động giao tiếp, diễn ra trong một thoại trường (không gian, thời gian) cụ thể, xoay quanh đề tài và chủ đề nào đó. Sản phẩm hoàn chỉnh của một quá trình hội thoại là ngôn bản hội thoại, còn đơn vị cơ sở của ngôn bản hội thoại là đoạn ngôn hay đoạn thoại. 1.2. Cấu trúc của hội thoại Cấu trúc của hội thoại có thể được xem xét ở hai phương diện: tĩnh và động. Ở phương diện động, hội thoại diễn ra như một quá trình vận động. Ở phương diện tĩnh, hội thoại được xem xét như là sản phẩm đã được tạo tác. Sau đây chúng ta xem xét cả hai phương diện của cấu trúc hội thoại thể hiện qua đoạn thoại. 1.2.1.Mở thoại Mở thoại là hành động nói ra lượt lời nhằm mục đích đưa đẩy, dẫn dắt vào cuộc thoại. Người nói có thể mở thoại gián tiếp bằng cách chào, hỏi thăm sức khỏe, hay mở thoại trực tiếp bằng cách trao đổi ý kiến về đề tài nào đó. Lượt lời thực hiện chức năng mở thoại gọi là lời khai thoại. Lời khai thoại có thể là toàn bộ hay một bộ phận nào đó trong lượt lời được nói ra. “Ông lão ôm thằng con út lên long, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng