Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn ngữ nghệ thuật truyện viết về loài vật của tô hoài (2014)...

Tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện viết về loài vật của tô hoài (2014)

.PDF
60
324
65

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ******************** NGUYỄN THỊ PHƢƠNG ANH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRUYỆN VIẾT VỀ LOÀI VẬT CỦA TÔ HOÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LA NGUYỆT ANH HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. La Nguyệt Anh người đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình triển khai khóa luận. Mặc dù đã có những cố gắng, tìm tòi nhất định, song chắc chắn khóa luận không tránh khỏi hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Phƣơng Anh ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, dưới sự hướng dẫn của TS. La Nguyệt Anh, khóa luận tốt nghiệp “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện viết về loài vật của Tô Hoài” được hoàn thành theo sự nhận thức vấn đề của riêng tác giả, không trùng với bất kì khóa luận nào khác. Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã kế thừa những thành tựu của các nhà khoa học với sự trân trọng và biết ơn. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Phƣơng Anh iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 7 NỘI DUNG....................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 8 1.1. Giới thuyết về ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật ..................................... 8 1.1.1. Ngôn ngữ ................................................................................................. 8 1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................................... 9 1.1.3. Lời văn trong tác phẩm là một hiện tượng nghệ thuật ......................... 16 1.2. Tô Hoài và truyện viết cho thiếu nhi........................................................ 19 1.2.1. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác ............................................................... 19 1.2.2. Bút lực của Tô Hoài qua mảng truyện viết cho thiếu nhi ..................... 21 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN VIẾT VỀ LOÀI VẬT CỦA TÔ HOÀI...................................... 29 2.1. Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện viết về loài vật của Tô Hoài 29 2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật khách quan, chân thực ........................................ 29 2.1.2. Ngôn ngữ trần thuật có xu hướng xóa nhòa khoảng cách giữa lời kể và lời nhân vật...................................................................................................... 32 iv 2.2. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật loài vật trong truyện của Tô Hoài ............. 37 2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, giản dị, sâu sắc .................................... 38 2.2.2. Ngôn ngữ độc thoại đậm chất trữ tình .................................................. 45 KẾT LUẬN .................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52 v MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường nét là ngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc thì ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn chương. Tác phẩm có thể trở thành vốn liếng tinh thần quý báu của nhân loại hay không tùy thuộc vào nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện. Bởi vậy, nhà văn không ngừng sáng tạo, khám phá để mỗi dòng chữ viết ra đều được chắt lọc tinh tế, độc đáo đủ sức thuyết phục lòng người và lắng đọng với thời gian, cuộc sống. Ngôn ngữ trong văn học là ngôn ngữ chủ quan gắn liền với quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Đó là kết tinh trình độ ý thức của con người, phản ánh tồn tại của con người. Cũng như ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ trong văn học thể hiện cái nhìn, một quan niệm về thế giới của nhà văn. Chính vì thế, những nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác tuyệt. Trong sự sáng tạo của họ, sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng. Trong lao động nghệ thuật của nhà văn có một sự lao tâm khổ tứ về ngôn ngữ để mang đến một “thực tại” và hình thức mới cho sáng tạo nghệ thuật. Có thể ví ngôn ngữ trong tác phẩm văn học như cái ổ khóa bên ngoài cánh cửa, nếu không mở được nó thì người nghiên cứu văn học không thể bước vào lâu đài của thế giới nghệ thuật, không thể chiếm lĩnh thấu đáo ý nghĩa cũng như cái đẹp của tác phẩm văn học. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà ngành lí luận văn học ở nước ta được mở ra thì việc tìm hiểu phong cách viết văn cũng như cách sử dụng ngôn ngữ của một tác giả tiêu biểu trong văn học hiện đại như Tô Hoài là một vấn đề thực sự có ý nghĩa với chúng tôi. 1.2. Tô Hoài là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Xuất hiện và được chú ý từ rất sớm, Tô Hoài đã mau chóng trưởng thành. Ông là nhà 1 văn mở đầu và cũng là người có hành trình sáng tác văn học nghệ thuật bền bỉ, đóng góp lớn cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Bên cạnh đó, ở Tô Hoài là tài quan sát, nghệ thuật miêu tả tinh tế và có năng lực sử dụng ngôn ngữ tự nhiên mà giàu có. Tô Hoài đã góp phần làm nên sự đa dạng cho nền văn học nước nhà. Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, ông đã góp phần làm hiện đại hóa ngôn ngữ văn học. 1.3. Tác phẩm của Tô Hoài đã được chọn giảng trong nhà trường ở các bậc học: từ Tiểu học cho đến các cấp Phổ thông, Cao đẳng và Đại học. Sức sáng tạo dẻo dai, bền bỉ của Tô Hoài và đặc biệt là những sáng tạo mới mẻ trong cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn đã khiến cho sự khám phá về ông cả về văn lẫn đời là một niềm say mê với chúng ta. Tiếp thu thành tựu của những người đi trước, tìm hiểu kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật những thập niên gần đây, chúng tôi thấy rằng đã đến lúc cần thiết và có cơ sở để thực hiện một công trình nghiên cứu và có chuyên sâu về ngôn ngữ nghệ thuật của Tô Hoài trong “truyện viết về loài vật”. Từ việc tập trung, nhận diện, phân tích, đánh giá đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện viết về loài vật, khóa luận góp phần khẳng định những đóng góp của tác giả Tô Hoài trong quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỉ XX. Trên phương diện ngôn ngữ, cho đến nay quả thực chưa có nhiều công trình nghiên cứu về Tô Hoài. Vẫn còn những “khoảng đất trống” mà các nhà nghiên cứu chưa kịp khai phá. Đó cũng chính là lí do thôi thúc chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này. Hy vọng kết quả nghiên cứu vấn đề Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện viết về loài vật của Tô Hoài không chỉ có ý nghĩa thiết thực với chúng tôi mà còn có ý nghĩa tích cực đối với thực tiễn nghiên cứu, dạy và học phân môn Tập Đọc trong nhà trường Tiểu học. 2 Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện viết về loài vật của Tô Hoài. 2. Lịch sử vấn đề Truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài là những đóng góp đặc sắc cả trước và sau Cách mạng tháng Tám. Trong đó, truyện về loài vật là mảng sáng tác khá thành công của ông. Đã có rất nhiều bài viết trên các tạp chí, những khóa luận, luận văn, luận án, chuyên khảo đánh giá, nghiên cứu về mảng sáng tác này. Theo đó, ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tạo của Tô Hoài cũng được quan tâm. Lí luận văn học hiện đại nghiên cứu ngôn ngữ trong tính hệ thống, toàn diện. Đó là tiền đề phát hiện quan niệm nghệ thuật ngôn ngữ của nhà văn, là cơ sở lí giải tính nội dung của ngôn ngữ nghệ thuật. Trong các bài nghiên cứu về văn học, các tác giả đã ít nhiều đề cập đến phương diện ngôn ngữ của các tác phẩm Tô Hoài. Với sự tìm tòi khám phá rất công phu, trong nhiều công trình nghiên cứu, các tác giả đã đề cập đến yếu tố ngôn ngữ của Tô Hoài: Vân Thanh nhận xét: “ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động” [14, tr.64]. Ý kiến đó được Phan Cự Đệ tiếp tục nhấn mạnh: “Tô Hoài đã chú ý học tập nghề nghiệp và ngôn ngữ địa phương” [14, tr.78]. Trong tác phẩm của Tô Hoài nhìn chung ngôn ngữ của quần chúng đã được nâng cao và nghệ thuật hóa. Cùng với Phan Cự Đệ, Bùi Hiển thấy rằng: “Văn phong Tô Hoài chủ yếu làm bằng những nét nhẹ, mảnh, nhuần nhị, tinh tế, đôi khi hơi mờ ảo nữa”. Theo Trần Hữu Tá, ở Tô Hoài “Không phải là chuyện chơi chữ hay khoe chữ. Đây là hàng trăm lần quan sát và ngẫm nghĩ về thiên nhiên đất 3 nước để tìm chữ, để đặt tên cho sự vật: phải tìm kiếm chọn lọc rồi phải đúc luyện thêm mới đưa cho người đọc. Đây là những sáng tạo của tình yêu đất nước, tình yêu tiếng mẹ đẻ và của lao động cật lực.”. Nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng làm sáng tỏ về khả năng sáng tạo trong cách dùng chữ đặt câu của Tô Hoài: “Câu văn cũng như cuộc đời – như tôi vừa nói với anh – không bao giờ lặp lại cả. Cho nên, đời không lặp lại thì câu văn cũng không được phép lặp lại. Phải làm thế nào để cho người đọc chỉ nhận thấy dáng câu chứ không bao giờ thấy được kiến trúc câu. Vì kiến trúc câu tức là cách để xây dựng nên cuộc đời. Cuộc đời đã không lặp lại thì kiến trúc câu cũng không được quyền lặp lại”. Cụ thể hơn, Giáo sư Hà Minh Đức kết luận: “Trong nghệ thuật ngôn ngữ của Tô Hoài chú ý đến cách cấu trúc câu văn. Ông không viết theo những mô hình câu có sẵn trên sách báo. Ông viết theo sự tìm từ riêng của mình để diễn đạt cho được chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Câu văn của Tô Hoài mới mẻ. Ông sáng tạo ra những quan hệ mới, cấu trúc mới trong cấu trúc thi ca”. Giáo sư còn cho rằng: “Trong lĩnh vực ngôn ngữ, Tô Hoài đặc biệt chú ý đến cái mới, cái đẹp của chữ nghĩa. Làm sao để thuần túy là chuyện chăm chút và màu sắc ngôn ngữ. Tô Hoài tìm hiểu cách dùng chữ đẹp của quần chúng trong lao động, trong từng nghề nghiệp và từ đấy suy nghĩ và sáng tạo.” [14, tr.30]. Khi nghiên cứu những truyện loài vật của Tô Hoài, nhiều tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề ngôn ngữ: Một trong những nhà nghiên cứu đáng chú ý về ngôn ngữ Tô Hoài đó chính là Trần Hữu Tá. Trần Hữu Tá đã khái quát nên được phong cách nghệ thuật của Tô Hoài. Ông cho rằng: “Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt,… tất cả 4 đều biểu hiện lên lung linh sống động nổi rõ cái thần của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ. Có thể nói bút kí Tô Hoài có chất thơ, chất nhạc và chất họa. Thơ, nhạc, họa hòa quyện nhiều chương, đoạn và các nhà điện ảnh cũng có thể tìm thấy trong tác phẩm của Tô Hoài những sáng tạo gần gũi với chuyên môn của mình. Tác giả còn nhận xét: “Điều cốt lõi trong nghệ thuật miêu tả của Tô Hoài là công phu dùng chữ. Ông là một trong số ít những nhà văn đặc biệt coi trọng khía cạnh này [9, tr.17]. Chính nhà văn Tô Hoài đã từng ao ước: “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được do phong cách văn chương của mình mà có” [9, tr.22]. Bên cạnh đó, có thể kể đến các bài viết như: Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm đầu tay của Tô Hoài (Võ Xuân Quế) [14,tr.428]; Truyện viết về loài vật của Tô Hoài (Giáo sư Hà Minh Đức) [14, tr.464]; Nhà văn và những con chữ (Định Hải) [6]; Tô Hoài truyện phong tục, thôn quê và loài vật (Thế Phong) [23] … Như vậy, tuy các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Tô Hoài đã thu được những kết quả đáng mừng, song do xuất phát từ nhiều mục đích, ở những điều kiện khác nhau nên các kết luận ít nhiều còn mang tính khái quát, chưa thực sự đi sâu vào các đặc điểm về ngôn ngữ. Vì thế, trong đề tài này chúng tôi vận dụng những thành tựu về ngôn ngữ nghệ thuật của Tô Hoài – những phương diện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhận diện để chúng tôi ứng dụng cơ sở lí thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật của lí luận văn học làm tư liệu quý cho việc tham khảo, định hướng trong quá trình nghiên cứu cái độc đáo trong đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của Tô Hoài trong các tác phẩm viết về loài vật. 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận xác định đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện viết về loài vật của Tô Hoài 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tập trung vào đối tượng nghiên cứu chúng tôi khảo sát một số truyện viết về loài vật của Tô Hoài trong: Tuyển tập văn học thiếu nhi (1977), Nxb Văn học, Hà Nội. 4. Mục đích nghiên cứu Nhận diện, phân tích, khái quát những đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện viết về loài vật của Tô Hoài. Từ đó, chúng tôi khẳng định thành công trong sáng tạo nghệ thuật của ông đặc biệt là trên phương diện ngôn ngữ. Và bằng những vốn ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn nhưng đậm chất trữ tình như thế, Tô Hoài muốn gửi gắm tới các thế hệ bạn đọc đặc biệt là các em thiếu nhi những bài học bổ ích và tự ý thức được lời ăn tiếng nói hằng ngày trong giao tiếp với mọi người xung quanh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 1. Tìm hiểu cơ sở lí luận về ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật. 2. Chỉ ra đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện viết về loài vật của Tô Hoài. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê Phương pháp này giúp chúng tôi thông kê, phân loại và miêu tả cụ thể đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật từ những khảo sát tin cậy với những số liệu cụ thể làm cơ sở chắc chắn cho quá trình triền khai các luận điểm khoa học. 6 - Phương pháp so sánh đối chiếu Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật của Tô Hoài với ngôn ngữ nghệ thuật của các nhà văn sáng tác trước Tô Hoài và các nhà văn cùng thời với Tô Hoài, để thấy những đặc điểm riêng trong ngôn ngữ nghệ thuật của Tô Hoài. - Phương pháp phân tích văn bản Nếu phương pháp cấu trúc – hệ thống tạo nên “diện” thì việc phân tích văn bản sẽ là điểm nhấn quan trọng tạo nên “điểm” của công trình nghiên cứu. Việc đặt văn bản trong mối quan hệ tổng hòa với hàng loạt tương quan và phân tích tháo gỡ những tương quan hữu cơ đó được xem như sự minh họa sinh động gắn với từng yêu cầu cụ thể của khóa luận. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành Khóa luận vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học của nhiều chuyên ngành: kí hiệu học, thi pháp học, ngôn ngữ học, lí thuyết thông tin nhằm khám phá đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện viết về loài vật của Tô Hoài. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm có 2 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện viết về loài vật của Tô Hoài. 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết về ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.1. Ngôn ngữ Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt trong đời sống của con người. Theo quan niệm của ngôn ngữ học: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu trong đời sống con người. “Ngôn ngữ là ý thức thực tại thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác nữa” [17, tr.8]. Theo Từ điển văn học, ngôn ngữ là: “thuật ngữ chỉ hệ thống các phương tiện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, giúp cho việc khách thể hóa hoạt động tư duy, và làm công cụ giao tiếp trao đổi cách suy nghĩ, hiểu biết lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Ngôn ngữ là phương tiện bảo lưu và truyền thông tin, là một trong những phương tiện điều chỉnh hành vi của con người. Ngôn ngữ tồn tại dưới dạng nói và dạng viết” [7, tr.1088]. Do đó, ngôn ngữ là một phương tiện của giao tiếp xã hội và là một phương tiện để tư duy. Nó vừa là một sản phẩm, vừa là một hợp thể gồm những quy ước tất yếu được tập thể xã hội chấp nhận, để cho phép các cá nhân vận dụng năng lực này. Tính chất xã hội, tính chất võ đoán là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ. Người nói dùng ngôn ngữ theo quy phạm để biểu đạt ý nghĩa riêng của mình. Trong đó, cơ chế tâm lí – vật lý cho phép người nói thể hiện những cách kết hợp ngôn ngữ thành lời nói cụ thể. Theo đó, có thể hiểu, khi ta nói ngôn ngữ tức là nói về lời nói cá nhân (parole) gắn với chủ thể phát ngôn trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và được tổ chức một cách sinh động. Khi nói ngôn ngữ (langue) là nói đến kho từ chung với những đặc trưng tiêu 8 biểu mặc nhiên được toàn xã hội thừa nhận; Ngôn ngữ là tổng thể tất cả các đơn vị, phương tiện, các kết hợp mà lời nói sử dụng như ngữ âm, từ vựng. Khả năng của ngôn ngữ vô cùng to lớn, nó giúp cho việc giao tiếp của con người ở tất cả mọi lĩnh vực hoạt động, ở khắp mọi nơi giữa các thời đại khác nhau. Nó còn có khả năng biểu hiện tinh vi đời sống tình cảm, tư tưởng con người. Với các khả năng ấy, ngôn ngữ là chất liệu, phương tiện tổ chức lời văn nghệ thuật. Ngoài chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn là phương tiện lưu trữ, bảo toàn và cố định kết quả nhận thức tư duy. Ngôn ngữ và tư duy tạo thành một thể thống nhất hữu cơ, bởi lẽ cái này không thể tồn tại nếu không có cái kia… Nếu vỏ vất chất của ngôn ngữ là cái biểu đạt thì nội dung của ngôn ngữ - tức cái được biểu đạt – là nhận thức tư duy. Mác nói: “hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ và là công cụ giao tiếp quan trong nhất của con người” [2, tr.109]. Như vậy, thuật ngữ ngôn ngữ cần được hiểu là ngôn ngữ tự nhiên của con người. Đó là một hệ thống tín hiệu tồn tại không phải cho từng cá nhân mà cho cả cộng đồng, mang bản sắc phong cách từng cộng đồng, từng xã hội, đặc biệt là bản sắc từng dân tộc. Mỗi cá nhân sử dụng muốn sáng tạo ngôn ngữ phải tuân thủ những quy ước chung của xã hội. 1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật Trong văn học, ngôn ngữ mang những giá trị đặc biệt, vừa truyền tải dung lượng thông tin nhất định, vừa mang tính thẩm mĩ cao. Ngôn ngữ ở vị trí trung tâm của văn học thể hiện phông văn hóa, cá tính sáng tạo của nhà văn và xu thế ngôn ngữ chung của thời đại. Phân biệt ngôn ngữ văn học với ngôn ngữ nói chung, Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật của các tác phẩm văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn, nhằm bao quát các hiện tượng ngôn ngữ 9 được dùng một cách chuẩn mực trong các biên bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn học và khoa học” [7, tr.183]. Ngôn ngữ văn học không vì thế mà từ bỏ cội nguồn tự nhiên của nó. Từ cội nguồn này, nhà văn đã lựa chọn, chắt lọc để tạo nên vốn ngôn ngữ của riêng mình. Giải thích về cội nguồn của ngôn ngữ học Từ điển thuật ngữ văn học nhận xét: “Ngôn ngữ văn học chính là dạng ngôn ngữ đời sống được lựa chọn đưa vào trong tác phẩm văn học. Cội nguồn của nó bắt đầu từ kho ngôn ngữ của nhân dân. Ngôn ngữ nhân dân càng phong phú thì ngôn ngữ văn học càng tiếp thu và sáng tạo được nhiều hơn” [7, tr.183]. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng đặc biệt, gắn liền với các phẩm chất như: tính hình tượng, tính hàm súc, tính chính xác, ngôn ngữ văn học là hình thái ý nghĩa mang tính thẩm mĩ. Nằm trong tổ chức nội tại của văn học, ngôn ngữ trong văn học được phân hóa qua các thể loại của văn học. Mỗi thể loại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo: trữ tình là ngôn ngữ cách điệu, gợi cảm và giàu nhịp điệu; ngôn ngữ kịch gắn với đối thoại, gần với ngôn ngữ đời thường; ngôn ngữ trong tự sự lại gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ trần thuật. Bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi thông tin mà ngôn ngữ ra đời, bắt nguồn từ nhu cầu thưởng thức cái hay, cái đẹp mà văn học ra đời. Ngôn ngữ văn học đã đem lại bản chất nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên nét khu biệt giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói chung. Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, dùng ngôn ngữ làm công cụ để biểu đạt. Vì thế, ngôn ngữ có vai trò quan trọng vừa là yếu tố đầu tiên vừa là chất liệu để tạo nên tác phẩm văn học. Sáng tạo ngôn ngữ văn học là sự phấn đấu không ngừng của nhà văn chân chính. Đó cũng là công việc vô cùng gian khổ. Từ rất sớm, các nhà lí luận, nhà thi pháp đã rất chú ý đến các cấp độ ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Theo cách nói của Vêxêlôpxki: có thể nói, 10 lịch sử ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người trần thuật cũng thể hiện lịch sử văn học dưới dạng rút gọn. Trong đó ngôn ngữ nghệ thuật còn được gọi là ngôn ngữ văn học,“ngôn ngữ chuẩn”, “ngôn ngữ tiêu chuẩn”, và được xem là một trong những hình thức tồn tại chủ yếu của ngôn ngữ” [22, tr.172]. Ngôn ngữ được dùng ở sáng tác văn học không chỉ đóng khung trong phạm vi các chuẩn mực ngôn ngữ học, các nhà văn còn sử dụng các thành phần ngôn ngữ thông tục, phương ngữ, biệt ngữ làm phong phú thêm tác phẩm của mình. Phần lớn các ngôn ngữ hiện đại đều gồm cả dạng nói, dạng hội thoại và dạng viết. Ngôn ngữ văn học vì thế mà luôn phát triển, không chỉ là thành tựu và sự phản ánh của văn hóa dân tộc, mà còn là nơi gìn giữ tất cả những gì có giá trị được biểu hiện bằng ngôn ngữ đã tạo ra bởi nhiều thế hệ. Nếu ngôn ngữ tự nhiên thường mang tính ổn định thì ngôn ngữ nghệ thuật – với tư cách là một “mã” nghệ thuật lại luôn thay đổi. Mỗi thời đại văn học, mỗi trào lưu, khuynh hướng và ở mỗi thể loại, các tác giả lại có quy ước riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ để mang đến một“thực tại” và hình thức mới cho sáng tạo nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật: “Khái niệm chỉ loại hình ngôn ngữ dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (sáng tác lời truyền miệng và văn học viết). Về mặt chất liệu, các phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật có thể không khác gì các phương tiện từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ toàn dân cũng như không khác gì các yếu tố phương ngữ, ngôn ngữ thông tục và biệt ngữ…” [8, tr. 1090 – 1091]. Theo G.N.Pospelop, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học của dân tộc nào cũng nảy sinh trên cơ sở ngôn ngữ các dân tộc có các thổ ngữ địa phương vốn biểu hiện trong thực tiễn của lời nói miệng. Dần dần với trình độ phát triển tương đối cao của văn hóa dân tộc, ngôn ngữ văn học hình thành 11 dưới dạng viết và diễn thuyết; theo đó, nó “đã làm giàu kho từ vựng và ngữ âm của ngôn ngữ dân tộc” [5, tr. 358]. Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Ngôn ngữ văn học… không chỉ khác với lời nói tự nhiên hằng ngày, khác với các hình thức giao tiếp phi nghệ thuật khác mà cũng khác với hình thức của nghệ thuật ngôn ngữ khác” [4, tr. 208]. Từ các ý kiến trên, có thể thấy mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ nghệ thuật. Theo đó có thể hiểu, ngôn ngữ nghệ thuật là một lời nói (hoặc viết) do nhà văn sáng tạo trên cơ sở kho tàng ngôn ngữ chung. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ của tác phẩm văn học, của thế giới nghệ thuật, là kết quả sáng tạo của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ là một sinh thể tồn tại trong thế giới nghệ thuật, mà còn là biểu hiện đầy đủ và nổi bật nhất ngôn ngữ dân tộc, là tinh hoa của ngôn ngữ toàn dân. Mặc dù bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ vốn ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ tự nhiên nhưng ngôn ngữ nghệ thuật vẫn mang những đặc trưng riêng. Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật Hình tượng văn học là hình tượng ngôn ngữ. Mắc-xim Gorky (nhà văn Nga) đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Nhà thơ Lê Đạt nói mình là “phu chữ”. Trong phần đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật này, tôi chỉ trình bày một cách ngắn gọn về Sự giống và khác nhau của ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ truyện. Từ đó ta có thể lựa chọn từ ngữ như thế nào để đưa vào bài thơ hay truyện cho đúng lúc, đúng chỗ nhằm chuyển tải được những cảm xúc, ý nghĩ của mình đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Một bài thơ hay với nhiều tầng liên tưởng không dễ gì ta cảm nhận ngay được, có khi chỉ bằng linh cảm mà nhận ra cái “ý tại ngôn ngoại” ấy. Đọc rồi, đọc nữa, suy ngẫm, đối chiếu ta mới nhận ra thứ ánh sáng, màu sắc, hương thơm man mát bên trong hình tượng thơ. Chẳng thế mà nhà thơ Hoàng 12 Đức Lương đã rất đề cao nàng thơ: “Thơ là sắc đẹp ở ngoài sắc, vị ngọt ở ngoài vị, không thể trông bằng mắt thường được, chỉ có thi nhân trông thì mới thấy đẹp, nếm mới thấy ngon” [30]. Hay như Sóng Hồng (cố Tổng Bí thư Trường Chinh) viết: “Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng”. Vì vậy để viết được bài thơ hay nhà thơ không thể không khổ công đi tìm ý, tứ, câu, chữ và bao yếu tố khác trong thơ và ngoài thơ. Một truyện ngắn hay, đọc rồi còn đọng lại trong ta bao điều trăn trở vui buồn trước tình đất, tình người. Nếu nhà văn sáng tác theo lý thuyết “tảng băng trôi” như Hê-min-uê thì nội dung, ý nghĩa của truyện nằm sâu ở bảy phần chìm dưới nước không dễ gì nhận ra ngay như ba phần nổi. Muốn khám phá phần chìm ấy ta không thể bỏ qua đội “âm binh” ngôn ngữ mà nhà văn đã dày công lựa chọn. Chúng ta thừa nhận một cách tương đối: Văn học chia làm 3 loại hình: thơ (trữ tình), truyện (tự sự) và kịch (xét ở góc độ kịch bản văn học). Riêng loại thơ văn xuôi, và truyện thơ vừa có các yếu tố của thơ vừa có yếu tố của truyện. Giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ truyện vừa có sự giống nhau lại vừa có sự khác nhau. Song, chúng đều được gọi chung là “ngôn ngữ văn học”. Ngôn ngữ văn học có 3 đặc trưng cơ bản là tính chính xác, tính hình tượng và tính biểu cảm. Chính vì vậy, giữa ngôn ngữ văn học ở các loại hình vừa có điểm giống nhau, vừa có sự khác biệt. Sự giống nhau: Cả thơ và truyện đều dùng chất liệu chính là ngôn ngữ để xây dựng tác phẩm. Trong kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú của toàn dân, nhà thơ hay nhà văn lựa chọn những từ ngữ cần thiết nhất để đưa vào tác phẩm. Đó là quá trình khổ luyện, tìm tòi, tích lũy vốn sống... mới có được những chữ “thần” để có thể “lóe sáng” lên ở câu thơ, câu văn làm cho tác phẩm “nổi gió”, “cất cánh”. Nhà thơ Nga Mai-a-côp-ski đã viết: 13 Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi Những chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài. Xuất phát từ đặc trưng của thể loại Thơ và Truyện mà ngôn ngữ văn học ở hai thể loại này được các tác giả sử dụng ở những cấp độ khác nhau. Sự khác nhau: Đối với truyện, do nhà văn phải xây dựng nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình nên việc miêu tả ngoại hình, nội tâm nhân vật, bối cảnh xã hội... thường phải cụ thể qua nhiều tình tiết, mâu thuẫn. Ở mỗi đoạn, mỗi chương lại có sự phát triển tâm lý nhân vật một cách trực tiếp hay gián tiếp. Số câu chữ có thể giãn ra hay co lại theo ý đồ tác giả. Nhưng nhìn chung là nó không có sự cô đúc như từ ngữ thơ ca. Ví dụ: Khi miêu tả bộ mặt một tên quan huyện không thiện cảm mà dân ta thường gọi là “Quan phụ mẫu”, Nguyễn Công Hoan viết: “Quan phụ mẫu là người có nhiều cái đặc biệt. Đứng trước ngài ta có cảm tưởng hỗn xược như phải ăn một mâm cỗ đầy ăm ắp những thịt mỡ khi ta đã no nê. Nghĩa là ta phát ngấy về sự phì nộn của ngài. Ngài cúi mặt xuống, cả tấm thịt trên quai hàm bị cổ áo là cứng, nó đùn lên, nó vẽ nên một nếp nhăn chia má ra làm hai khu đều nhau, khu nào cũng phinh phính và nung núc những thịt. Cái tấm má ấy đầy đặn đến nỗi, giá chỉ một mũi ghim nhỏ nhỡ đụng vào là có thể chảy ra hàng lít nước nhờn nhờn mà ta quen gọi là mỡ. Lông mi ngài rậm và vòng lên đối với đôi mắt hùm hụp cong xuống. Từ thái dương đến chung quanh miệng ngài người ta tưởng mặt ngài làm bằng cứt sắt vì nó đen đen. Nhưng không, đấy chỉ là di tích của một bộ râu quai nón mà sáng nay ngài quên chưa cạo. Ngài đặt lên đầu một vòng khăn không xứng đáng vì đối với cái bộ mặt vĩ đại ấy nó phải nhiều nếp hơn. Nó đai quanh đầu ngài một cách rất chướng như cái đai quanh thùng gỗ đựng nước mắm...”. 14 Nguyễn Du miêu tả bộ mặt của Tú Bà - trùm nhà chứa: Nhác trông nhờn nhợt màu da Ăn gì to béo đẫy đà làm sao. (Truyện Kiều) Ban zắc trong tiểu thuyết Ơ-giê-ni Grăng-đê đã miêu tả rất đúng tâm lý của Ơ-giê-ni khi chớm yêu cậu em họ Sác-lơ: “Trong cuộc đời trong trắng và tẻ nhạt của các cô thiếu nữ bỗng đến một lúc cõi lòng bừng đón ánh nắng và tiếp nhận nỗi niềm tỉ tê của hoa lá. Lúc ấy sự sống dào dạt dâng lên từ con tim phập phồng hòa tan mọi ý nghĩ và niềm thèm khát mơ hồ. Cái giờ phút ấy là giờ phút bâng khuâng thơ ngây và vui mừng thấm thía. Khi đứa trẻ nhìn thấy sự việc thì nó mỉm cười. Khi cô thiếu nữ cảm thấy yêu đương chớm nở trong lòng, thiếu nữ cũng mỉm cười như thời thơ ấu. Như nói ánh sáng là mối tình đầu trong đời người thì tình yêu không phải là ánh sáng trong lòng người sao?”. Viết về nỗi rung động đầu đời, nhà thơ Xuân Diệu lại có cách diễn đạt khác: Con đường nho nhỏ gió hiu hiu La lả cành hoang nắng trở chiều Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn Lần đầu rung động nỗi thương yêu. (Thơ duyên) Thực hiện nhiệm vụ của khóa luận, chúng tôi xin dành sự quan tâm đặc biệt đến ngôn ngữ văn xuôi. Trong văn xuôi, ngôn ngữ nghệ thuật hay còn gọi là lời văn nghệ thuật. Lời nói nghệ thuật là một tấm thảm ngôn từ mà người nghệ sĩ thêu dệt nên trong toàn bộ chiều dài tác phẩm văn chương. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, ngôn ngữ chất liệu để tạo nên tác phẩm văn học. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất