Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn ngữ của người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình...

Tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình

.PDF
147
364
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VƯƠNG THỊ HUYỀN NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Hà Nội, 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VƯƠNG THỊ HUYỀN NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Anh Hà Nội, 2012 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÔN NGỮ NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH ...................................... 8 1.1 Những khái niệm cơ bản ........................................................................ 8 1.1.1 Ngôn ngữ .............................................................................................. 9 1.1.2 Ngôn ngữ truyền hình ........................................................................ 10 1.1.3 Chương trình Trò chơi trên truyền hình ............................................ 12 1.1.3.1 Khái niệm Chương trình truyền hình ................................................ 12 1.1.3.2 Phân chia các dạng Chương trình truyền hình ................................. 13 1.1.3.3 Chương trình Trò chơi truyền hình ở Việt Nam ................................ 15 1.1.5 Người dẫn chương trình..................................................................... 20 1.1.5 Ngôn ngữ của Người dẫn chương trình............................................. 23 1.2 Những yêu cầu đối với ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình ................................................................................................. 28 1.3 Những yếu tố tác động đến ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình ................................................................................................. 38 1.3.1 Năng lực cá nhân ............................................................................... 39 1.3.2 Các yếu tố của bối cảnh giao tiếp ...................................................... 43 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRÕ CHƠI Ở ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ... 47 2.1 Về ngữ âm ............................................................................................. 47 2.2 Về từ ngữ............................................................................................... 53 2.3 Về ngữ pháp .......................................................................................... 57 2.4 Về phong cách ....................................................................................... 59 2.5 Về sự kết hợp việc sử dụng ngôn ngữ với các yếu tố phi ngôn ngữ ... 65 5 2.6 Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống ................................................. 71 Chƣơng 3: NHỮNG GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRÕ CHƠI TRÊN TRUYỀN HÌNH........................................................................................................... 85 3.1 Cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của yếu tố ngôn ngữ trong nghiệp vụ dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình ………………..85 3.2 Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ cho đội ngũ ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình………………………………………………….92 3.3 Cần có chính sách quan tâm cụ thể đối với vấn đề nâng cao chất lƣợng chƣơng trình trò chơi truyền hình ……………………………….. 94 3.4 Quan tâm và đáp ứng những điều kiện cần thiết để ngƣời dẫn chƣơng trình đƣợc phát huy khả năng của họ………………………………….....98 KẾT LUẬN ............................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..102 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTV : Biên tập viên DCT : Dẫn chƣơng trình ĐTHVN : Đài Truyền hình Việt Nam MC : Master of Ceremonies Ngƣời dẫn chƣơng trình PT - TH : Phát thanh - Truyền hình PTV : Phát thanh viên 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mức độ theo dõi đối với chƣơng trình Trò chơi truyền hình. Bảng 1.2: Những chƣơng trình Trò chơi truyền hình trên VTV3 đƣợc công chúng yêu thích nhất hiện nay. Bảng 1.3: Những yếu tố khiến một chƣơng trình Trò chơi truyền hình thu hút đƣợc sự quan tâm của công chúng. Bảng 1.4: Những kỹ năng về ngôn ngữ mà công chúng đánh giá cao ở một ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình. Bảng 2.1: Tầm quan trọng của chất giọng trong kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình. Bảng 2.2: Ngữ điệu của ngƣời dẫn chƣơng trình Bảng 2.3: Những yếu tố mà công chúng đánh giá cao ở một ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình. Bảng 2.4: Những ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình đƣợc công chúng yêu thích nhất trên VTV3. Bảng 2.5: Hình ảnh của một ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình đƣợc cho là hoàn hảo. Bảng 2.6: Cách xƣng hô Bảng 2.7: Những yếu tố quan trọng của một ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình. MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trong vài năm trở lại đây, con ngƣời chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của truyền thông. Truyền thông thế kỷ 21 thực sự bùng nổ, tạo ra những bƣớc chuyển bất ngờ. Truyền hình cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó. Chƣa bao giờ truyền hình lại rơi vào trạng thái bị cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Xuất 8 phát là một kênh truyền thông có sức mạnh đặc biệt trong tạo dựng dƣ luận, đến nay, truyền hình đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các kênh truyền thông khác. Đây chính là nguyên nhân khiến truyền hình phải thay đổi, đột phá. Dễ dàng nhận thấy, chƣa bao giờ các kênh truyền hình lại nở rộ nhƣ hiện nay. Các chƣơng trình truyền hình mới xuất hiện liên tục, tạo ra những món ăn tinh thần phong phú cho công chúng. Đồng thời với tình hình đó, là sự bùng nổ có tính tự phát ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình. Ở Việt Nam, có tới 1.700 ngƣời tham gia vào nghề dẫn chƣơng trình, nhƣng chỉ rất ít trong số họ để lại dấu ấn trong lòng công chúng. Ở nƣớc ta, dẫn chƣơng trình vẫn chƣa đƣợc xem là một nghề, thế nên, vẫn chƣa có một cơ sở đào tạo chính qui, bài bản về lĩnh vực này. Hầu hết ngƣời dẫn chƣơng trình ở Việt Nam đều dựa vào năng khiếu bẩm sinh, vào tài ăn nói, yếu tố ngoại hình mà vào nghề. Đội ngũ ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình ở Việt Nam phần lớn làm nghề “tay trái”, họ xuất thân từ nhiều cƣơng vị khác nhau nhƣ hoa hậu, ngƣời mẫu, ca sỹ, nhạc sỹ, nhà thơ, biên tập viên…Và đội ngũ ngƣời dẫn chƣơng trình ở Việt Nam rơi vào trạng thái “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”, ngƣời tham gia dẫn chƣơng trình truyền hình thì nhiều nhƣng ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình chuyên nghiệp và thành công lại rất ít. Có thể nói, chƣa bao giờ xã hội nói chung và trên các kênh truyền hình nói riêng lại cần nguồn nhân lực này nhƣ hiện nay. Việc xây dựng các chƣơng trình truyền hình mang tính tƣơng tác cao nhƣ Trò chơi truyền hình là một xu thế chung của truyền hình thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, đã góp phần làm cho số lƣợng khán giả xem truyền hình tăng lên rất nhiều so với trƣớc đây. Để xây dựng một chƣơng trình truyền hình nhƣ vậy phải có một êkíp hàng chục, thậm chí hàng trăm ngƣời. Tuy nhiên, khi lên sóng, công chúng chỉ thấy sự xuất hiện của ngƣời dẫn chƣơng trình đó. Có thể nói, ngƣời dẫn chƣơng trình có vai trò đặc biệt quan trọng, vì 2 họ đại diện cho êkip sản xuất, cho nhà đài, là linh hồn cho mỗi chƣơng trình. Trong việc xây dựng các chƣơng trình truyền hình, đặc biệt là chƣơng trình Trò chơi trên truyền hình, ngƣời dẫn chƣơng trình càng thể hiện vai trò, vị trí quan trọng của mình. Ngƣời dẫn chƣơng trình tạo ra ấn tƣợng, thu hút công chúng với chƣơng trình, tạo ra bản sắc cho các chƣơng trình, quyết định đến thành công của các chƣơng trình. Thế nhƣng, hiện nay, nghiệp vụ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình nói chung và ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi trên truyền hình nói riêng còn có nhiều bất cập. Mặc dù cái thời mà ngƣời dẫn chƣơng trình còn chƣa thuộc lời dẫn, ứng xử hay bị vấp đã không còn thì hiện nay, ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình vẫn còn trong tình trạng ngƣời này học kinh nghiệm của ngƣời kia, cách nói, cách dẫn còn khuôn mẫu, thiếu sáng tạo, thiếu kỹ năng, thiếu sức hút. Và nếu không nhanh chóng khắc phục hạn chế này. Trong tƣơng lai không xa, truyền hình sẽ đánh mất một lƣợng công chúng đáng kể. Điều đó cho thấy cần có sự quan tâm nghiên cứu chuyên sâu về năng lực, phẩm chất của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình, đặc biệt là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi truyền hình. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Ngôn ngữ của người dẫn chương trình Trò chơi truyền hình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về ngôn ngữ truyền hình là một mảng nghiên cứu tƣơng đối mới so với các lĩnh vực nghiên cứu báo chí khác. Hầu hết các công trình trƣớc đây đều mới chỉ đề cập đến ngôn ngữ truyền hình ở các góc độ liên quan chứ chƣa trực tiếp đi vào nghiên cứu ngôn ngữ truyền hình với tƣ cách là đối tƣợng cụ thể. 3 Công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của truyền hình đầu tiên có thể kể đến là cuốn Ngôn ngữ báo chí của Nguyễn Đức Dân. Cuốn sách này đã đề cập đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình trong sự đối sánh với ngôn ngữ báo in. Thời gian gần đây nhất (2009), Giáo trình Báo chí truyền hình của tác giả Dƣơng Xuân Sơn đã đƣa ra những vấn đề cơ bản của loại hình báo truyền hình, từ khái niệm báo truyền hình, đặc trƣng báo truyền hình đến kỹ năng thực hiện một số thể loại báo chí truyền hình. Ở thể loại là các bài báo khoa học có lẽ phải kể đến các bài viết có liên quan đến ngôn ngữ truyền hình nhƣ “Vài nét về sự đa dạng của phong cách ngôn ngữ trên truyền hình” và “Suy nghĩ về hệ quả của ngôn ngữ trên vô tuyến truyền hình” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình (Tiếng Việt trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, Hội ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Trƣờng ĐH KHXH &NV TPHCM, 1999). Trong hai bài viết này, tác giả khẳng định ngôn ngữ âm thanh trên truyền hình phải thể hiện dƣới ba hình thức là nói, đọc, viết. Bên cạnh đó, Luận văn thạc sỹ báo chí (2010) của Phan Quốc Hải về “Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận” có bàn về các vấn đề đặc trƣng của ngôn ngữ truyền hình Việt Nam, đƣa ra một số vấn đề tồn tại trong thực trạng sử dụng ngôn ngữ trên truyền hình ở Việt Nam. Khi thực tiễn truyền hình Việt Nam tiếp cận với hoạt động sôi động của ngành truyền hình trên thế giới, truyền hình Việt Nam đã tiếp thu công nghệ và phƣơng pháp xây dựng chƣơng trình truyền hình một cách năng động. Hàng loạt các dạng chƣơng trình mới đã ra đời từ sự đón nhận này. Sôi động nhất phải kể đến là dạng chƣơng trình Trò chơi truyền hình. Ngay sau đó đã xuất hiện rất nhiều bài viết về dạng chƣơng trình này. Tác giả Tạ Bích Loan trong bài viết “Sức hấp dẫn của thể loại Trò chơi truyền hình” đã đƣa ra những định nghĩa ban đầu, những đặc điểm của dạng chƣơng trình mới này. Luận văn “Sản xuất chương trình Trò chơi truyền hình” của Vũ Thị Thanh 4 Hƣờng cũng đã đƣa ra những nghiên cứu cơ bản nhất về dạng chƣơng trình trò chơi truyền hình khi đƣa ra định nghĩa về chƣơng trình, đặc điểm của chƣơng trình, quy trình sản xuất chƣơng trình trò chơi truyền hình. Luận văn “Trò chơi truyền hình với khán giả Việt Nam” của Bạch Dƣơng cũng đƣa dạng chƣơng trình trò chơi truyền hình nghiên cứu ở góc độ với khán giả của chƣơng trình, luận văn đã phân tích những yếu tố của một chƣơng trình trò chơi truyền hình có thể thu hút đƣợc khán giả xem truyền hình. Sự xuất hiện của dạng chƣơng trình trò chơi truyền hình đã xuất hiện một vấn đề khá mới mẻ của ngành truyền hình đó là bàn về vai trò của ngƣời tham gia dẫn dắt các chƣơng trình này. Thuật ngữ Ngƣời dẫn chƣơng trình (MC) mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng chục năm, nghề dẫn chƣơng trình mới trở thành nghề đƣợc quan tâm vài năm trở lại đây. Thực tế hoạt động này rất sôi nổi nhƣng lĩnh vực này vẫn còn chƣa đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tính đến thời điểm hiện nay, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình nói chung, dẫn chƣơng trình trò chơi trên truyền hình nói riêng. Những bài viết nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng dẫn chƣơng trình truyền hình ở Việt Nam phải kể đến nhƣ Bài “Ứng xử lịch sự trong phỏng vấn và dẫn chương trình” năm 2002 của tác giả Đình Cao, bài “Dẫn chương trình qua cách nhìn của một nhà báo lão thành” năm 2003 của tác giả Nguyễn Kim Trạch, bài “Dẫn chương trình một nghề mới trong làng báo” của tác giả Bạch Mai …đều đề cập đến một phƣơng diện là bàn về vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình. Bài nghiên cứu đầu tiên về đề tài này phải kể đến bài “Ngôn ngữ của người dẫn chương trình trò chơi truyền hình” năm 2003, của tác giả Hoàng Anh, Luận án tiến sĩ ngữ văn “Dạng thức nói trên truyền hình” năm 2005 của 5 Nguyễn Thế Kỷ, tác giả đề cập đến phạm vi rộng hơn là dạng thức nói (bao gồm cả ngƣời nói - PTV và ngƣời dẫn chƣơng trình (MC) trên truyền hình. Tác giả chỉ nghiên cứu về dạng thức nói chứ không đi sâu vào tìm hiểu cách sử dụng ngôn ngữ của PTV hay của ngƣời dẫn chƣơng trình. Luận văn của Phan Quốc Hải “Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và thảo luận” năm 2010 có đề cập đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình nhƣ giọng nói, giọng chuẩn, âm sắc lời nói, tốc độ nói… nhƣng không đề cập đến kỹ năng sử dụng ngôn ngữ theo từng dạng chƣơng trình khác nhau nhƣ thế nào. Gần đây nhất, phải kể đến luận văn “Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Dựa trên một số tƣ liệu các chƣơng trình giao lƣu, gặp gỡ trên truyền hình), năm 2006 của Lê Thị Phong Lan. Luận văn đã đề cập và làm sáng tỏ nhiều khái niệm về thuật ngữ Ngƣời dẫn chƣơng trình, bƣớc đầu đƣa ra những đánh giá về kỹ năng dẫn chƣơng trình truyền hình, nhƣng luận văn mới chỉ tiến hành nghiên cứu, khảo sát ở mảng chƣơng trình trò chuyện, giao lƣu (Talkshow). Với đề tài này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình trong các chƣơng trình trò chơi. Đây là đề tài hoàn toàn mới trong lĩnh vực nghiên cứu truyền hình. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát toàn diện và có hệ thống việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi trên truyền hình, luận văn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động quan trọng này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu 6 4.1 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của Ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chơi trên truyền hình. - Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát hiện trạng vấn đề nghiên cứu trong các chƣơng trình Trò chơi trên Kênh VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam trong 2 năm (2011- 2012). 4.2 Phương pháp nghiên cứu Để có kết quả theo mục đích nghiên cứu đề ra, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Thu thập tài liệu văn bản, băng tƣ liệu về các chƣơng trình trò chơi giải trí truyền hình. - Khảo sát, thống kê, phân tích các chƣơng trình trò chơi tại Đài THVN. - Điều tra xã hội học - Phỏng vấn sâu: Ngƣời dẫn chƣơng trình thành công của Đài truyền hình Việt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về ngôn ngữ truyền hình nói chung, ngôn ngữ ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình nói riêng; đồng thời luận văn cũng có ý nghĩa nhất định về mặt phƣơng pháp luận đối với khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn một loại chƣơng trình cụ thể trên truyền hình. Về thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho nhiều đối tƣợng liên quan, nhất là những ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình, các nhà nghiên cứu và giảng dạy, các sinh viên thuộc chuyên ngành truyền hình. 6. Nội dung luận văn 7 Ngoài phần Mở đầu và Phần Kết luận, Nội dung Luận văn gồm có 3 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về ngôn ngữ ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình. Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình trò chơi truyền hình ở Việt Nam. Chƣơng 3: Những giải pháp sử dụng hiệu quả ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình ở Việt Nam. PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÔN NGỮ NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH 1.1 Những khái niệm cơ bản 8 1.1.1 Ngôn ngữ Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) thì: “Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và những qui tắc kết hợp chung mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” [26, tr.666]. Còn cuốn Dẫn luận ngôn ngữ định nghĩa: “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác” [13, tr.5]. Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội, nhƣng là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt. Nó thực hiện hai chức năng: là phƣơng tiện để giao tiếp và là công cụ của tƣ duy. Ngôn ngữ hình thành và phát triển trong xã hội loài ngƣời là do nhu cầu giao tiếp của con ngƣời với nhau. Trong quá trình trao đổi tƣ tƣởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết lẫn nhau, con ngƣời đã sử dụng ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất, hiệu quả nhất và đây cũng là chức năng quan trọng hàng đầu của ngôn ngữ. Trong tất cả các phƣơng tiện mà con ngƣời sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phƣơng tiện duy nhất thỏa mãn đƣợc tất cả các nhu cầu của con ngƣời. Bên cạnh chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn có một chức năng quan trọng nữa là công cụ của tƣ duy. Tƣ duy của con ngƣời - sự phản ánh của thế giới khách quan xung quanh, chủ yếu đƣợc tiến hành, đƣợc con ngƣời thực hiện dƣới hình thức của ngôn ngữ. C.Mác từng nói: “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tƣ duy”. Và ngôn ngữ không chỉ là hình thức tồn tại, là phƣơng tiện vật chất để thể hiện tƣ duy mà còn là công cụ của hoạt động tƣ duy, nó trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và phát triển tƣ duy của con ngƣời. 9 “Nếu ngôn ngữ không có tƣ tƣởng thì không thể tồn tại, còn tƣ tƣởng thì phải thể hiện trong cái chất tự nhiên của ngôn ngữ”. Ngôn ngữ tồn tại ở dạng nói (âm thanh) và dạng viết. Ở dạng nói, âm thanh là chất liệu tất yếu của ngôn ngữ. Con ngƣời dùng bộ máy phát âm làm công cụ cho ngôn ngữ hoạt động. Để giao tiếp, con ngƣời phát ra chuỗi âm thanh khác nhau tạo thành lời nói. Chính nó là chất liệu tất yếu của ngôn ngữ. Ngôn ngữ tồn tại ở dạng nói đƣợc sử dụng trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày; ngƣời nói, ngƣời nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, thay phiên nhau bằng lƣợt lời. Ngôn ngữ tồn tại ở dạng nói đa dạng về từ ngữ và hình thức thể hiện. Ở dạng viết, ngôn ngữ tồn tại dƣới dạng chữ viết trong văn bản, đƣợc tiếp nhận bằng thị giác. Từ ngữ đƣợc sử dụng có sự chính xác cao. Ngôn ngữ do 4 phƣơng tiện cấu thành: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách. Đây là những nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ đều thực hiện chức năng làm công cụ giao tiếp và phản ánh, bảo đảm cho mọi ngƣời giao tiếp có thể hiểu đƣợc nhau. 1.1.2 Ngôn ngữ truyền hình Một ƣu thế của truyền hình là truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một lúc. Khác với báo in, ngƣời đọc chỉ tiếp nhận bằng con đƣờng thị giác, phát thanh bằng con đƣờng thính giác, ngƣời xem truyền hình tiếp cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giác. Khảo sát cho thấy 70% lƣợng thông tin con ngƣời thu đƣợc là qua thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy truyền hình trở thành một phƣơng tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con ngƣời trƣớc sự kiện [32, tr.5]. Đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ truyền hình là sự kết hợp của hình ảnh và âm thanh. Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh và âm thanh. 10 Hình ảnh trong truyền hình vừa là phƣơng tiện vừa là nội dung thể hiện ý đồ tƣ tƣởng của tác phẩm. Hình ảnh trong truyền hình phản ánh không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều của truyền hình. Khác với hình ảnh tĩnh tại của các nghệ thuật tạo hình nhƣ hội họa, nhiếp ảnh. Hình ảnh trong truyền hình là hình ảnh động có thực đã qua xử lý kỹ thuật [32, tr.8]. Trong tác phẩm truyền hình, hình ảnh không chỉ mô tả sự họat động của con ngƣời mà còn giúp khán giả “tham gia” sự kiện. Chỉ cần ngồi tại chỗ với chiếc máy thu hình, ngƣời xem có thể biết đƣợc sự việc xảy ra xung quanh mình hoặc cách xa mình hàng vạn cây số. Truyền hình đã kế thừa kinh nghiệm của điện ảnh về cỡ cảnh, góc độ máy, động tác máy và nghệ thuật Montage. Ý nghĩa của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình thể hiện ở chỗ cảnh quay cho xem cái gì, góc quay và động tác máy có ý nghĩa nhƣ thế nào, tác giả muốn biểu lộ ý đồ qua góc quay này. Khả năng biểu hiện của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình còn thể hiện ở mối liên hệ trong các hình ảnh. Qua phƣơng pháp Montage, nội dung tự thân của mỗi hình ảnh phối hợp với nhau, tạo ra nội dung thông tin mới mang tính tổng thể. Sự sắp xếp hình ảnh trong quá trình truyền đạt thông tin giúp con ngƣời cảm nhận đƣợc tính đa chiều, lập thể trong mỗi sự kiện, vấn đề, số phận con ngƣời. Tƣ duy làm khán giả phát hiện đƣợc tính ẩn dụ của hình ảnh, của các hiện tƣợng lắp ráp và qua đó biểu hiện đƣợc mối quan hệ của sự kiện, sự vật. Cũng nhƣ các loại hình “nghệ thuật ống kính” khác (nhiếp ảnh, điện ảnh) truyền hình phải lựa chọn những hình ảnh truyền thông đắt nhất để phản ánh nét bản chất của vấn đề [32, tr.10]. Âm thanh là những yếu tố tồn tại khách quan trong đời sống xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình thông tin, truyền hình đã kế thừa kinh nghiệm xử lí, thể hiện âm thanh của phát thanh. Ba yếu tố của âm thanh 11 (lời bình, tiếng động, âm nhạc) đƣợc sử dụng trong truyền hình nhằm thông tin phản ánh cuộc sống. Nhờ sự trợ giúp của âm thanh, tác phẩm truyền hình trở nên sống động nhƣ bản thân cuộc sống [32, tr.10]. 1.1.3 Chương trình Trò chơi trên truyền hình 1.1.3.1 Khái niệm Chương trình truyền hình Thuật ngữ Chương trình là thuật ngữ xuất hiện sớm, gần nhƣ đồng thời với sự xuất hiện của báo chí phát thanh và báo chí truyền hình. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Anh: programme, program đều mang nghĩa nội hàm là Chƣơng trình. Chƣơng trình truyền hình đƣợc hiểu là sản phẩm cuối cùng của truyền hình, là những nội dung đƣợc phát sóng theo kế hoạch định kỳ của một ngày, một tuần hay một tháng. Nhƣ vậy, chƣơng trình truyền hình gần nhƣ bao hàm cả quá trình sáng tạo ra một sản phẩm chung. Những tác phẩm riêng lẻ sẽ đƣợc tổ chức thành các chuyên mục hoặc đƣợc sắp xếp theo một mẫu nào đó của đài để tạo nên các chƣơng trình. Trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình, tác giả Trần Bảo Khánh cho rằng, chƣơng trình là “kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng” Nhƣ vậy, ở đây, chƣơng trình truyền hình còn có thể hiểu là một tác phẩm truyền hình hoàn chỉnh. Các chƣơng trình khi tồn tại đều có một sự định hình nhƣ: tên gọi, thời lƣợng, thời gian phát sóng… Tên gọi của chƣơng trình thể hiện chủ đề, mục đích chính của chƣơng trình nhƣ: chƣơng trình thời sự, chƣơng trình ca nhạc, chƣơng trình thể thao, chƣơng trình giao lƣu trò chuyện, chƣơng trình trò chơi… Mỗi một chƣơng trình đều đƣợc xây dựng dựa trên các tiêu chí sau: Cái gì? (Chủ đề chương trình) Nhƣ thế nào? (Thể loại, hình thức thể hiện) 12 Cho ai? (Đối tượng công chúng của chương trình) Khi nào? (Thời gian phát sóng định kỳ) Mục đích? (Chương trình mang đến điều gì cho công chúng). Nhƣ vậy, thuật ngữ Chƣơng trình (programme, program) là sự bao hàm nhiều vấn đề: về nội dung, hình thức thể hiện, đối tƣợng hƣớng đến, mục đích… Chính vì vậy, chƣơng trình là một thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong lĩnh vực truyền hình hiện nay. 1.1.3.2 Phân chia các dạng Chương trình truyền hình Vấn đề phân chia các thể loại của truyền hình hiện nay còn nhiều điểm chƣa thống nhất, thậm chí còn có sự tranh cãi. Nhiều vấn đề mang tính lý luận còn chƣa theo kịp để phản ánh đúng với thực tiễn của truyền hình. Theo tác giả Trần Bảo Khánh, trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình, ở một số nƣớc phát triển, ngƣời ta thƣờng chia các tác phẩm truyền hình thành 5 loại tác phẩm cơ bản: - Loại thuyết trình (Lecture): Đây là loại sử dụng phát thanh viên hoặc biên tập viên để trình bày các vấn đề. - Loại phỏng vấn (interview): Sử dụng các dạng câu hỏi để phỏng vấn tìm kiếm thông tin. - Loại thảo luận (Panel Discusion): Là loại tác phẩm sử dụng phƣơng thức thảo luận giữa nhà báo và các chuyên gia. Mục tiêu của cuộc thảo luận là đƣa ra các thông tin về quan điểm, tƣ tƣởng, ý kiến về một vấn đề, nhƣng đƣa bằng hình thức tranh luận, trao đổi các ý kiến về vấn đề đó. - Loại kịch bản (Dramatization): Đây là loại tác phẩm truyền hình có qui trình sản xuất luôn đòi hỏi đƣợc thực hiện một cách chuyên nghiệp. - Loại sản xuất trực tiếp: Là loại tác phẩm truyền hình giúp cho khán giả chứng kiến trực tiếp các sự kiện, sự việc đang diễn ra đồng thời với thời gian phát hành (3 cùng: cùng diễn ra, cùng phản ánh, cùng tiếp nhận). 13 Theo tác giả Trần Đăng Tuấn trong Hội thảo về ngành truyền hình năm 2003 [9] đã chia các dạng chƣơng trình truyền hình dựa trên tiêu chí phƣơng thức sản xuất nhƣ sau: - Loại sản xuất theo phƣơng thức trƣờng quay (sẽ thực hiện ghi hình trong trƣờng quay). Hình thức này có thể thực hiện cho các dạng tác phẩm nhƣ: Phỏng vấn, Đàm luận, Phát biểu.. - Loại sản xuất theo phƣơng thức điện ảnh (ghi hình ở ngoài trời là chủ yếu): Hình thức này có thể sản xuất các thể loại tác phẩm nhƣ tin tức, phóng sự, phim tài liệu… Nhƣ vậy là cách phân chia này rõ ràng chỉ đáp ứng theo tiêu chí là theo phƣơng thức sản xuất chƣơng trình, chính vì vậy mà nó chƣa làm thỏa mãn ngƣời làm truyền hình để giúp họ có thể tác nghiệp hiệu quả hơn. Nhƣ vậy, phân chia thể loại truyền hình nhƣ thế nào, căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia vẫn đang cần có sự thống nhất. Ở đây, qua tìm hiểu từ các tài liệu nghiên cứu trƣớc đây về vấn đề này cũng nhƣ từ sự quan sát từ thực tế, chúng tôi đồng ý rằng nên phân chia thể loại truyền hình theo các nhóm sau đây: - Nhóm giao lưu - gặp gỡ (Talkshow): Là hội thoại hoặc giao lƣu. Thuật ngữ này đƣợc sử dụng theo cách làm của truyền hình trên thế giới, đó là hình thức talk show của truyền hình thế giới. Đặc điểm chung của nhóm này là sử dụng hình thức truyền tải thông tin qua một cuộc trò chuyện, sử dụng lời nói của nhân vật khách mời làm hình thức thông tin chủ yếu. Nhóm này còn sử dụng nhiều dạng tác phẩm để hỗ trợ nhƣ: phỏng vấn, bình luận, đàm luận, tọa đàm, phát biểu trên truyền hình. Cách gọi tên này đã đƣợc Đài Truyền hình Việt Nam sử dụng chính thức trong văn bản giấy tờ, trong tổ chức sản xuất chƣơng trình. 14 Đặc điểm nổi bật nhất của nhóm này là tính tƣơng tác cao, hấp dẫn, khách quan. Ngƣời xem có thể gần nhƣ đƣợc tham gia vào các cuộc trò chuyện, đƣợc bày tỏ suy nghĩ, đặt câu hỏi, gặp gỡ nhân vật yêu thích …nên sức hút với chƣơng trình là rất lớn. - Nhóm tạo hình (nhóm Điện ảnh): Bao gồm các thể loại nhƣ tin, phóng sự, phim tài liệu, tƣờng thuật, ghi nhanh… Thông tin đƣợc chuyển tải là những hình ảnh đƣợc ghi lại tại hiện trƣờng. Đây là những tác phẩm mà tính tin tức đƣợc thể hiện hết sức rõ rệt. - Nhóm tạp kỹ và trò chơi truyền hình (live show, game show): Đây là những chƣơng trình mà nội dung giải trí đƣợc coi nhƣ mục tiêu hàng đầu, yếu tố tranh đua, yếu tố hợp tác, yếu tố bất ngờ luôn đƣợc chú trọng để tạo nên sự kích thích theo dõi đối với các dạng chƣơng trình này. Tuy có sự phân chia nhƣ vậy, nhƣng trên thực tế vẫn có sự đan xen với nhau. Và đây cũng là xu thế trội trong tƣơng lai, khi mà các ranh giới về thể loại bị mờ đi, nhƣờng chỗ cho cách thể hiện nhiều chiều tạo nên hiệu quả ƣu việt nhất trong cách thể hiện. 1.1.3.3 Chương trình Trò chơi truyền hình ở Việt Nam Chương trình Trò chơi truyền hình (Game show) mới xuất hiện ở Việt Nam chƣa lâu, khoảng 15 năm trở lại đây, đánh dấu bằng chƣơng trình SV’96. Nhƣng trên thế giới, loại chƣơng trình này xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ từ cuối những năm 40 của thế kỷ 20. Chƣơng trình Trò chơi truyền hình đầu tiên ra đời đƣợc gọi bằng thuật ngữ “Quiz Show” là một cuộc thi hỏi đáp về kiến thức. Sau đó do những thay đổi về tính chất của trò chơi, chƣơng trình đã đổi tên thành Game Show. Nhà nghiên cứu về truyền hình Mỹ, John Fiske trong cuốn “Văn hóa truyền hình” đã phân biệt giữa 2 dạng Quiz Show và Game Show: “Những chương trình tường thuật sự tranh đua giữa các cá nhân hay các đội mà nội 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan