Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở thừa thiên huế...

Tài liệu Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở thừa thiên huế

.PDF
227
211
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẶNG VINH DỰ NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC HUẾ - NĂM 2017 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẶNG VINH DỰ NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 62.31.03.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN MẠNH 2. TS. Đại đức LÊ QUANG TƢ HUẾ - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả Đặng Vinh Dự LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án này. Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi đến PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và TS. Đại đức Lê Quang Tư, những người đã giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận án, cho tôi nhiều lời khuyên và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn tất chương trình theo đúng yêu cầu đặt ra. Xin tỏ lòng tri ân đến quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng ni cùng quý bác tại các chùa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình điền dã, thu thập tư liệu thực hiện luận án. Trên hành trình ấy, tôi đã may mắn có được sự giúp đỡ không mệt mỏi của nhiều thầy cô giáo và bạn bè về mặt tư liệu. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến NNC. Nguyễn Hữu Thông, NNC. Nguyễn Đắc Xuân, NNC. Lê Quang Thái, PGS.TS. Phan Thanh Bình vì những ý kiến, góp ý chân tình và quý báu. Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, thầy Cao Huy Hóa, NNC. Trần Đình Sơn, NCS. Nguyễn Phước Bảo Đàn, ThS. Lê Thọ Quốc đã giúp đỡ tôi về mặt tư liệu và hình ảnh. Xin được tri ân sự hỗ trợ về mặt văn bản của NCS. Lê Thị Thúy Hằng. Tôi sẽ không thể thực hiện được luận án nếu không có sự cảm thông, giúp đỡ vô điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần của bố, vợ, con gái và người thân trong gia đình, những người luôn sát cánh bên tôi, tiếp thêm cho tôi sức mạnh vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận án. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận án không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong Quý thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp tiếp tục góp ý để luận án ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN BAVH Bulletin des Amis du Vieux Hué (Những ngƣời bạn Cố đô Huế) GS. Giáo sƣ PGS. Phó giáo sƣ PL Phụ lục PL. Phật lịch NPĐ Niệm Phật đƣờng Nxb Nhà xuất bản Sđd Sách đã dẫn TCN Trƣớc Công nguyên Tp. Thành phố TS. Tiến sĩ ThS. Thạc sĩ Tr. Trang Tx. Thị xã UBND Ủy ban Nhân dân UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) DANH MỤC PHỤ LỤC STT NỘI DUNG PL 1 Một số thuật ngữ chuyên môn dùng trong luận án PL 2 Ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo 2.1 Phật Dƣợc Sƣ 2.2 Phật A Di Đà 2.3 Phật Ca Diếp 2.4 Văn Thù Sƣ Lợi Bồ Tát 2.5 Phổ Hiền Bồ Tát 2.6 Đại Thế Chí Bồ Tát 2.7 Ba mƣơi ba hình tƣợng Quán Thế Âm 2.8 Bát bộ Kim Cang 2.9 Thập nhị Thần Tƣớng 2.10 Ba mƣơi hai tƣớng tốt và tám mƣơi vẻ đẹp của Đức Phật 2.11 Cây bồ đề 2.12 Pháp luân 2.13 Bát bửu Phật giáo 2.14 Đài tọa 2.15 Bối quang 2.16 Các loại bục trong Phật giáo 2.17 Hƣơng 2.18 Mộc bản PL 3 Các dạng thức ngôn ngữ biểu tƣợng khác 3.1 Lƣỡng long triều nhật (nguyệt, chữ Vạn, pháp luân) 3.2 Cửu long hội ngộ 3.3 Phƣợng hoàng PL 4 Danh mục các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đƣợc xếp hạng di tích PL 5 Danh mục các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu, điền dã DANH MỤC TRANH ẢNH MINH HỌA STT PL 6 6.1 NỘI DUNG Các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế Các ngôi chùa cổ qua tranh ảnh, đồ sứ ký kiểu 6.1.1 Đệ tứ cảnh Thiên Mụ Chung Thanh 6.1.2 Đệ cửu cảnh Vân Sơn Thắng Tích 6.1.3 Đệ thập thất cảnh Giác Hoàng Phạm Ngữ Chùa Vinh Hòa (Núi Linh Thái – Cửa biển Tƣ Dung) trên đồ sứ ký kiểu thời chúa Nguyễn Phúc Chu Các ngôi chùa đƣợc xếp hạng di tích Chùa Giác Lƣơng đƣợc xếp hạng di tích quốc gia về giá trị kiến trúc, nghệ thuật năm 1992 Chùa Thanh Quang cùng với Văn Thánh và đình làng Thủy Dƣơng đƣợc xếp hạng di tích quốc gia về giá trị kiến trúc, nghệ thuật năm 1999 Chùa Thủ Lễ đƣợc xếp hạng di tích cấp tỉnh về giá trị kiến trúc, nghệ thuật năm 2012 Chùa Cảnh Phƣớc đƣợc xếp hạng di tích cấp tỉnh về giá trị kiến trúc, nghệ thuật năm 2016 Các ngôi danh lam cổ tự và Niệm Phật đƣờng 6.1.4 6.2 6.2.1 6.2.2 6.2.3 6.2.4 6.3 6.3.1 Chùa Viên Thông đƣợc ngài Liễu Quán lập năm 1695 6.3.2 Chùa Sùng An 6.3.3 Chùa Từ Hiếu Niệm Phật đƣờng Lại Ân đƣợc xây dựng trên nền cũ chùa Sùng Hóa Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế 6.3.4 PL 7 7.1 7.1.1 và 7.1.2 7.1.3 Ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo Hình tƣợng Đức Phật tại chùa Thiền Tôn và chùa Tra Am Hình tƣợng Đức Phật tại chùa Bồ Điền 7.1.4 Hình tƣợng Đức Phật tại chùa Ba La Mật 7.1.5 7.1.7 Hình tƣợng Phật Di Lặc tại chùa Thiên Mụ Hình tƣợng Quán Thế Âm Bồ Tát đƣợc tôn trí phía trƣớc chùa Thiện Khánh Hình tƣợng Vi Đà Thiên Tôn tại chùa Thuyền Lâm 7.1.8 Hình tƣợng Vi Đà Thiên Tôn trên tam quan chùa Trúc Lâm 7.1.6 7.1.9 Thập điện Diêm Vƣơng tại chùa Quốc Ân 7.1.10 Thập bát La Hán bằng tre thếp vàng (1896) tại chùa Thánh Duyên 7.1.11 Khám thờ Tam Thế Phật tại chùa Thiên Mụ Khám thờ chân dung, long vị Tổ sƣ Nguyên Thiều và liệt Tổ tại chùa Quốc Ân 7.1.12 7.1.13 và 7.1.14 7.1.15 và 7.1.16 7.1.17 và 7.1.18 7.1.19 Trống chùa Đông Thuyền, chuông chùa (1815) Thiên Mụ Chiếc trống cổ có niên đại Cảnh Hƣng thứ 28 (1767) tại chùa Thiên Lƣơng và trang trí trên đại hồng chung thời Tây Sơn (1791) tại chùa La Chữ Bình Trung Quán Khánh (1677) tại chùa Thiên Mụ và khánh đá chùa Từ Hiếu Y bát (chùa Tây Thiên) 7.1.20 Tam quan chùa Thiên Mụ những năm đầu thế kỷ XX 7.1.21 Tam quan chùa Thiên Mụ năm 2010 7.1.22 7.2.1 Tam quan chùa Diệu Viên Biểu tƣợng hoa sen đƣợc dùng trong trang trí tại chùa Diệu Đức hiện nay Ngôn ngữ biểu tƣợng có yếu tố Nho giáo, Lão giáo, văn hóa Champa và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam Hình tƣợng Ngọc Hoàng Thƣợng Đế tại chùa Cảnh Phƣớc 7.2.2 7.2.3 và 7.2.4 7.2.5 và 7.2.6 7.2.7 Hình tƣợng Ngọc Hoàng Thƣợng Đế tại chùa Ba Đồn Hình tƣợng Quan Thánh Đế Quân tại chùa Quốc Ân và chùa Hội Thƣợng Tƣợng Phật tại chùa Thành Trung và chùa Ƣu Điềm dƣới dạng “cốt Chăm bì Việt” Hình tƣợng Thiên Y A Na tại chùa Vạn Phƣớc 7.2.8 8.2 Hình tƣợng Thiên Y A Na tại chùa Thuyền Lâm Đặc trƣng và việc bảo tồn ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay Lễ dâng cúng hoa quả lên Đức Phật năm 1792-1793 của cƣ dân Thuận Quảng “Thời kinh sáng” tại khuôn hội Phật giáo Thuận Hóa 8.3 Rồng trên trần Đại Hùng bảo điện chùa Diệu Đế 8.4 Lƣỡng long triều hổ phù đội chữ Vạn tại chùa Báo Quốc 8.5 Rồng trên Phổ Thành tự chung tại chùa Hà Trung 8.6 Long mã khảm sành sứ tại chùa Giác Lƣơng 7.1.23 7.2 PL 8 8.1 8.7 Long mã khảm sành sứ tại chùa Kim Tiên 8.8 Khảm sành sứ tại Đại Hùng bửu điện chùa Linh Quang 8.9 Kinh văn khảm sành sứ trên nóc chánh điện chùa Từ Đàm 8.10 Kinh văn đƣợc dùng để trang trí tại Đại Hùng bửu điện chùa Từ Hiếu 8.11 Trang trí “ô hộc – thi kệ” tại Đại Hùng bảo điện chùa Thánh Duyên Sau phong trào chấn hƣng Phật giáo (đầu thế kỷ 20), điện Phật các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đƣợc đơn giản tối đa (Gian giữa Đại Hùng bảo điện chùa Từ Đàm chỉ thờ mỗi hình tƣợng Đức Phật) 8.12 8.13 và 8.14 8.15 8.16 Tƣợng Kim Cang tại chùa Diệu Đế năm 2010 và 2012 Án thờ Quan Thánh Đế Quân tại chùa Thiền Tôn Đại Hùng bảo điện chùa Tƣờng Vân ngày nay MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 4. Nguồn tƣ liệu ...................................................................................................... 4 5. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 5 6. Bố cục của luận án .............................................................................................. 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 7 1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài .............................................................. 15 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 26 1.4. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ................................................................... 29 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................. 36 CHƢƠNG 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ ..................................................... 38 2.1. Ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo ..................................................................... 39 2.2. Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa có yếu tố Nho giáo, Lão giáo, văn hóa Champa và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam ............................................. 63 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................. 74 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ ..................................................... 75 3.1. Không gian văn hóa tạo nên ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế ................................................................................................. 75 3.2. Các đặc điểm cơ bản ...................................................................................... 84 3.3. Các giá trị cơ bản ......................................................................................... 100 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................... 109 CHƢƠNG 4. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ ĐỊNH HƢỚNG BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY.............................................................................................................. 110 4.1. Các hình thức biến đổi của ngôn ngữ biểu tƣợng ........................................ 111 4.2. Nguyên nhân của sự biến đổi ngôn ngữ biểu tƣợng ................................... 115 4.3. Hệ quả của sự biến đổi ngôn ngữ biểu tƣợng ............................................. 123 4.4. Định hƣớng bảo tồn, phát huy các giá trị của ngôn ngữ biểu tƣợng ........... 126 Tiểu kết chƣơng 4 ............................................................................................. 133 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................................................................ 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 139 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo hiện diện ở Thừa Thiên Huế có thể chƣa xác định đƣợc thời điểm cụ thể vì khi mảnh đất này là một phần của quốc gia Đại Việt (1307), đạo từ bi đã tồn tại trong đời sống tín ngƣỡng của cộng đồng cƣ dân Chăm vốn sinh sống nơi đây. Cũng chính vì vậy lúc Thuận Hóa – Phú Xuân trở thành thủ phủ rồi kinh đô của một xứ, một quốc gia, đạo Phật đã tạo đƣợc sự ảnh hƣởng rộng lớn, lan tỏa và gắn chặt vào đời sống tinh thần của ngƣời dân Thừa Thiên Huế. Tƣ chất thiền môn phảng phất trong nếp sinh hoạt hằng ngày, lời ăn, tiếng nói, quan niệm tâm linh… của ngƣời dân và cũng tạo đƣợc sự ảnh hƣởng đến các lĩnh vực kiến trúc, nghệ thuật, hội họa, âm nhạc, điêu khắc. “Dù là những Phật tử đã làm lễ quy y, thọ giới hay chỉ là những lương dân bình thường, niềm tín mộ đạo Phật vẫn có trong tiềm thức” [153, tr.16]. Trong chuỗi giá trị ấy, sự tác động rõ ràng nhất chính là hình ảnh những ngôi chùa. Chùa hiện diện trong đời sống cƣ dân làng quê, hòa mình vào cảnh vật núi đồi, “chùa gắn vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế” [153, tr.8]. Cùng với ngôi chùa là các biểu tƣợng gắn liền với nó tạo nên sự tĩnh tại, an nhiên lan tỏa vào cộng đồng, đem lại sức sống và niềm tin cho con ngƣời trƣớc giông bão. Hình ảnh Đức Phật, Bồ Tát giúp ngƣời dân an tâm trƣớc sóng gió cuộc đời. Bƣớc qua mỗi cổng tam quan, tín đồ, khách hành hƣơng cảm thấy nhẹ mình khi bỏ lại đằng sau những muộn phiền phàm tục. Giá trị của ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa rất khó định hình, nhƣng thực tế, nó hiện diện trong từng không gian của ngôi tự, dù đó là chùa công hay chùa làng, Niệm Phật đƣờng hay chùa tổ. Bởi lẽ, ngôn ngữ biểu tƣợng là triết lý, là lời dạy của Đức Phật về cuộc sống, nhân sinh quan ẩn hiện qua những hình ảnh, tƣợng thờ. Ngôn ngữ biểu tƣợng của ngôi chùa nơi đây cũng hàm ẩn cách nhìn của ngƣời dân bản xứ qua nhãn quan đạo Phật để tạo nên phong cách, đặc trƣng vùng miền. Ngôn ngữ biểu tƣợng “là ngôn ngữ mang tính toàn cầu duy nhất mà con người từng biết. Nó là ngôn ngữ được sử dụng trong những câu chuyện thần thoại đã có 5000 năm tuổi và trong những giấc mơ của con người hiện đại. Cho dù ở Ấn Độ hay Trung Quốc, ở New York hoặc Paris, ngôn ngữ biểu tượng đều giống nhau” [44, 1 tr.164]. Bên cạnh việc phản ánh triết lý, nhân sinh quan của đạo Phật, thể hiện dấu ấn của Phật giáo Thừa Thiên Huế trên các phƣơng diện mỹ thuật, hội họa, kiến trúc… ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế còn khắc họa rõ nét sắc thái văn hóa đặc trƣng của tiểu vùng văn hóa Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế. Đó là sự giao thoa giữa văn hóa Champa và văn hóa Phật giáo, văn hóa – mỹ thuật thời Nguyễn và văn hóa Phật giáo, văn hóa dân gian và văn hóa Phật giáo hay cách biểu hiện của mô hình Tam giáo đồng nguyên (Nho, Phật, Lão)… trong các biểu tƣợng đƣợc phối thờ, trang trí… Ngoài ra, sự thống nhất về ngôn ngữ biểu tƣợng tại các Niệm Phật đƣờng cũng là một nét riêng đáng lƣu ý, phản ánh quan điểm về thời kỳ chấn hƣng Phật giáo ở Thừa Thiên Huế đầu thế kỷ XX. Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế có tầm quan trọng nhƣ vậy, nhƣng trong quá trình phát triển của xã hội hiện nay giá trị của nó tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đang bị biến dạng, thay đổi theo xu hƣớng tiện nghi, đơn điệu, đồng nhất, tô điểm màu sắc sặc sỡ hơn là ý nghĩa tâm linh, sâu lắng của triết lý nhà Phật. Bởi vậy, nghiên cứu về ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế là rất cần thiết để giữ gìn, bảo tồn vốn sắc thái văn hóa đặc trƣng, một thành tố cấu thành giá trị của “tiểu vùng” văn hóa Thừa Thiên Huế. Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài “Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế”, luận án mong muốn đạt đƣợc những mục đích sau đây: Thứ nhất, luận án khảo sát tổng thể, phân loại các dạng thức, motif biểu tƣợng. Từ đó, luận án lý giải nguồn gốc và ý nghĩa của các biểu tƣợng đƣợc sử dụng trong kiến trúc, hội họa, điêu khắc, đồ tƣợng, pháp khí, trang phục tại các ngôi chùa. Thứ hai, mô thức hoá các motif đƣợc dùng và xa hơn là chỉ ra dấu ấn sự giao thoa, quyện hoà giữa văn hoá Phật giáo với văn hoá cung đình, văn hóa Champa, văn hóa dân gian Việt Nam trên vùng đất Thuận Hóa, Phú Xuân xƣa và Thừa Thiên Huế ngày nay. Thứ ba, luận án góp thêm tƣ liệu về nghiên cứu biểu tƣợng tại các ngôi chùa Phật giáo ở tiểu vùng văn hóa Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế cho chuyên ngành dân tộc học/nhân học. Cùng với mục đích đó, luận án cung cấp những cứ liệu khoa học 2 về kiến trúc, motif trang trí, biểu tƣợng nhằm phục vụ cho việc trùng tu, phục hồi các biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án tìm hiểu, nghiên cứu, phân loại và đối sánh các biểu tƣợng tại các dạng chùa qua đó tìm ra những đặc trƣng, ý nghĩa, giá trị về cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt. Luận án đồng thời cũng đặt những biểu tƣợng ấy trong không gian văn hóa của vùng đất, xem xét nó trong chiều đồng đại và lịch đại để thấy rõ hơn giá trị, sự giao thoa và tính tiếp biến văn hóa của ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, luận án còn xem xét ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hiện nay để thấy đƣợc sự biến đổi về mặt hình thức, nội dung và giá trị biểu đạt. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu ngôn ngữ biểu tƣợng tại năm dạng chùa: chùa làng, tổ đình, chùa công, Niệm Phật đƣờng và các dạng chùa còn lại1. Tuy vậy, để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận án tập trung vào những biểu tƣợng ở dạng vật thể hiện diện phổ biến và tiêu biểu trên kiến trúc, tƣợng thờ, pháp khí, pháp phục… Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các chùa Phật giáo theo hệ phái Nam tông xuất hiện khá muộn ở Thừa Thiên Huế (cuối những năm 1950) [46, tr.15] nên luận án xin không đề cập đến trong công trình nghiên cứu này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Giới hạn về không gian nghiên cứu Luận án chọn “các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế” tức là chọn các ngôi chùa thuộc phạm vi địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Tuy nhiên, luận án tập trung khảo sát những ngôi chùa tiêu biểu trong 5 dạng chùa đƣợc nêu trên. Cụ thể với chùa làng có: Thành Trung, Ƣu Điềm, Thanh Quang, Hà Trung, Sùng An [PL 6.3.2], Bồ Điền, Hạ Lang, Cảnh Phƣớc…; tổ đình gồm: Thiền Tôn, Từ Đàm, Quốc Ân, Viên Thông [PL 6.3.1], Tƣờng Vân, Từ Hiếu [PL 6.3.3], Thuyền Lâm, Tây Thiên…; chùa công gồm: Thiên Mụ, Thánh Duyên, Diệu Đế, Linh Quang…; Niệm Phật đƣờng gồm: Dƣơng 1 Năm dạng chùa này đƣợc trình bày cụ thể ở mục 1.4.4.2. Các dạng chùa cơ bản ở Chƣơng 1. 3 Biều, Hội Thƣợng, Bác Vọng Tây, Lại Ân [PL 6.3.4]… Và các dạng chùa còn lại gồm: Viên Giác, Trúc Lâm, Từ Ân, Vạn Phƣớc, Tra Am, Ba La Mật, Diệu Đức, Diệu Viên, Thiên Hòa, Tịnh Giác… 3.2.2. Giới hạn về thời gian nghiên cứu Mục tiêu của luận án đặt ra là tìm hiểu những nét đặc trƣng của ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. Do vậy, thời gian nghiên cứu tập trung chính từ năm 1601 khi chùa Thiên Mụ đƣợc trùng hƣng kéo dài đến những năm 1950 khi mô hình Niệm Phật đƣờng định hình đƣợc khuôn mẫu cơ bản. Trên cơ sở đó, thời gian nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa đƣợc xác định trong những năm gần đây, dƣới tác động của quá trình đổi mới, xu thế bê tông hóa phá bỏ những mô thức truyền thống của kiến trúc gỗ, tƣợng thờ, biểu tƣợng trang trí tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. 4. Nguồn tƣ liệu 4.1. Tƣ liệu thành văn Để hoàn thành luận án, trước tiên chúng tôi sử dụng các công trình nghiên cứu khoa học ở trong nƣớc và ngoài nƣớc. Với nội dung về lý thuyết biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng, nhân học biểu tƣợng, nhân học tôn giáo nên các tài liệu nghiên cứu của các nhà nhân học nhƣ Leslie A. White, C.Geertz, V.Turner, R.Firth… và các công trình biên khảo, bài viết khoa học của tác giả trong nƣớc đƣợc chúng tôi tham khảo, trích dẫn để lý giải vấn đề luận án đặt ra. Ngoài ra, nội dung ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo là sự tổng hợp và so sánh của các nguồn tƣ liệu đa ngành, đa lĩnh vực từ khảo cổ học, dân tộc học/nhân học, mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc, lịch sử, tôn giáo, của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Từ những công trình của Meher McArthur, R. Fisher, Mạc Chấn Lƣơng… đến Hà Văn Tấn, Chu Quang Trứ, Trần Lâm Biền, Đinh Hồng Hải, Nguyễn Tuệ Chân, Lý Lƣợc Tam - Huỳnh Ngọc Trảng... Bên cạnh đó, với nội dung trực tiếp đƣợc đề cập là ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế nên những công trình nghiên cứu tiêu biểu của tác giả Nguyễn Hữu Thông, Thích Hải Ấn - Hà Xuân Liêm… đƣợc chúng tôi quan tâm tham khảo cùng với các bộ từ điển từ chuyên ngành biểu tƣợng hay chuyên sâu về Phật giáo. Thứ hai, luận án sử dụng nguồn tƣ liệu chính thống của triều Nguyễn và các công trình địa chí, biên khảo của các tác giả xƣa và nay viết về thời kỳ này. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục... hay Ô Châu cận lục 4 (Dƣơng Văn An), Nam Triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Thần kinh nhị thập cảnh (vua Thiệu Trị), Châu Bản Triều Nguyễn – Tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945 (Lý Kim Hoa)… đƣợc chúng tôi khai thác trong việc dựng nên bức tranh làm nền khi nghiên cứu biểu tƣợng. Thứ ba, luận án của các tác giả nghiên cứu trong cùng vấn đề hoặc liên quan đến vấn đề biểu tƣợng, Phật giáo, chùa ở Thừa Thiên Huế nhƣ Trần Lâm Biền, Nguyễn Văn Hậu, Đinh Hồng Hải, Nguyễn Thị Thanh Mai, Tạ Quốc Khánh, Nguyễn Duy Phƣơng… đƣợc chúng tôi tham khảo khi nghiên cứu. Thứ tư, các bài viết trên các tạp chí khoa học, hội thảo, website chuyên ngành. Từ các tạp chí Những người bạn Cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Hué – BAVH), tạp chí Huế Xưa & Nay, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, tạp chí Liễu Quán, tạp chí Văn hóa Phật giáo Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo… hay các hội thảo có chủ đề về mỹ nghệ thuật kiến trúc lịch sử văn hóa nói chung và văn hóa Huế, văn hóa Phật giáo nói riêng, website chuyên ngành văn hóa, Phật học… đều đƣợc chúng tôi chắt lọc, khảo cứu khi thực hiện luận án. 4.2. Tƣ liệu điền dã Đây là những tƣ liệu bằng hình ảnh về các chùa đƣợc nghiên cứu nói chung và mảng biểu tƣợng nói riêng. Bên cạnh đó là tƣ liệu âm thanh các cuộc phỏng vấn tăng, ni các chùa trong quá trình điền dã cũng nhƣ các nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Đắc Xuân, Dƣơng Phƣớc Thu, Trần Đình Sơn... Ngoài ra, những tƣ liệu phim về biểu tƣợng Phật giáo nói chung và biểu tƣợng tại các công trình di tích, chùa ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế cũng đƣợc chúng tôi đối sánh trong quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt khoa học Với việc kế thừa những thành quả của các tác giả đi trƣớc trong cùng vấn đề nghiên cứu và trên cơ sở các lý thuyết của dân tộc học/nhân học, văn hóa học, tôn giáo học về biểu tƣợng, luận án Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể nhƣ sau: - Luận án giải mã ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế nhằm minh chứng, bổ sung thêm cho các lý thuyết trong nhân học biểu tượng, nhân học tôn giáo và các lý thuyết liên quan với trƣờng hợp nghiên cứu biểu tƣợng ở một cộng đồng văn hóa cụ thể. 5 - Bên cạnh đó, luận án góp phần làm rõ hơn, phong phú hơn đặc trƣng văn hóa Thừa Thiên Huế trong sự giao thoa giữa văn hóa cung đình và văn hóa Phật giáo; sự giao thoa giữa văn hóa dân gian, văn hóa làng với văn hóa Phật giáo; sự hòa quyện giữa tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên và văn hóa Phật giáo; sự kết hợp “Tam giáo đồng nguyên” trong các biểu tƣợng Nho, Phật, Lão. Đồng thời, khẳng định đặc trƣng của ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. 5.2. Về mặt thực tiễn Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đƣợc tập hợp, lý giải một cách hệ thống và mang tính khoa học. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cứ liệu trong quá trình trùng tu, tôn tạo các ngôi chùa, đặc biệt về mặt trang trí, biểu tƣợng thực chất hơn, tránh rơi vào sự kệch cỡm, đua đòi của thị hiếu tôn sùng sức mạnh đồng tiền khi cố gắng phá bỏ cái cũ để xây dựng cái mới càng to càng hoành tráng đang phổ biến hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (65 trang), nội dung của luận án bao gồm 4 chƣơng (127 trang). Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và khái quát về địa bàn nghiên cứu (31 trang) Chƣơng 2. Những biểu hiện của ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế (37 trang). Chƣơng 3. Đặc điểm và giá trị của ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế (35 trang) Chƣơng 4. Sự biến đổi và định hướng bảo tồn, phát huy giá trị ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế hiện nay (24 trang) 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về lý thuyết liên quan đến đề tài Vấn đề lý thuyết về biểu tƣợng và liên quan đến biểu tƣợng nhận đƣợc sự quan tâm của các tác giả ngoài nƣớc ở những khoảng thời gian khác nhau. Giai đoạn trƣớc năm 1975, Emile Durkheim, Max Weber, Bronislaw Malinowski, Claude Lévi-Strauss, Leslie A. White, Raymond Firth, Clifford Geertz, Roland Barthes hay Victor Turner… thông qua các công trình nghiên cứu của mình đã luận giải về khái niệm biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng, sự liên hệ giữa kí hiệu học và khoa học nghiên cứu biểu tƣợng trên nền tảng cấu trúc luận hay qua nhân học biểu tƣợng và nhân học tôn giáo... Đáng chú ý, nếu Leslie A. White đề cao vai trò của biểu tƣợng nhƣ một thành tố của văn hóa trong công trình The Science of Culture: A study of man and civilization (1949) thì C. Geertz, R. Firth và đặc biệt V. Turner lại nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc độ nhân học. Trong khi V. Turner tỉ mỉ với kỹ thuật diễn giải các biểu tƣợng, chỉ ra cách thức đi sâu lý giải biểu tƣợng từ biểu tƣợng “ám chỉ” cho đến biểu tƣợng “cô đọng” trong The Forest of Symbols: Aspects of Ndembu (1967) thì Symbols public and private (1973) của R. Firth vừa có cách nhìn tổng quan đến cụ thể khi nhắc đến đối tƣợng này. Ông cho rằng “các nhà nhân học được trang bị để giải thích ý nghĩa của các biểu tượng trong các nền văn hóa mà họ đang nghiên cứu, và để sử dụng những lý giải như những phương tiện trung gian để hiểu xa hơn về các tiến trình trong đời sống xã hội” [160, tr.25]. Bên cạnh đó, hƣớng tiếp cận liên ngành khi nghiên cứu biểu tƣợng cũng đƣợc chú ý mà tiêu biểu là việc sử dụng cấu trúc luận trong ngôn ngữ học và kí hiệu học. Vốn đƣợc sáng lập bởi nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ - Ferdinand de Saussure (1857 1913), cấu trúc luận đƣợc phát triển bởi nhiều tác giả ở các chuyên ngành khác nhƣ Roland Barthes (1973) hay L.T.Hjelmslev, Iu.M Lotman. Theo cấu trúc này, biểu tƣợng đƣợc giải mã với những tầng nghĩa nhất định, dễ khám phá. Có thể nói chính lý thuyết của các tác giả trong giai đoạn này đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu biểu tƣợng chuyên sâu trong giai đoạn sau năm 1975 mà đỉnh cao là thập niên 1980 khi 7 nhân học biểu tƣợng đƣợc xem nhƣ chìa khóa giải mã biểu tƣợng, thành tố cấu thành văn hóa của các dân tộc. Sau năm 1975, lý thuyết biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng trong tôn giáo tiếp tục nhận đƣợc quan tâm và lý giải của các học giả ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện những công trình biên dịch và các luận án liên quan đến các lý thuyết nêu trên. Với mảng lý thuyết biểu tƣợng và ngôn ngữ biểu tƣợng, các tác giả nƣớc ngoài trên nền tảng đã đƣợc định hình tiếp tục luận bàn về nội dung của hai thuật ngữ này đặc biệt là ngôn ngữ biểu tƣợng. Nếu Edmund Leach quan niệm đối với nhân học, “ngôn ngữ là một phần của văn hóa, chứ không phải là một đối tượng nghiên cứu tự thân” [76, tr.217] thì Erich Fromm xem ngôn ngữ biểu tƣợng là loại hình tiếng nói xuyên thời gian và không gian. Đa số các nghiên cứu đều thống nhất ngôn ngữ biểu tƣợng là một thành tố của đời sống văn hóa và xã hội loài ngƣời, tìm hiểu về ngôn ngữ biểu tƣợng cũng là một hƣớng đi tìm về với văn hóa của nhân loại. Tuy vậy, nghiên cứu biểu tƣợng với nền tảng lý thuyết diễn giải biểu tượng từ vị trí đƣợc xem là chìa khóa mở ra những hƣớng đi mới cho khoa học xã hội nhân văn lý giải các thành tố văn hóa lại trở nên vô định do tính chất rộng lớn, biến thiên của biểu tƣợng. Đã có những hƣớng đi mới trong tiếp cận biểu tƣợng nhƣng diễn giải biểu tượng vẫn là hƣớng đi khả dĩ nhất. Trong giai đoạn này, hƣớng tiếp cận biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng thông qua lý thuyết của nhân học biểu tƣợng và nhân học tôn giáo có những thành quả đáng lƣu tâm. Các tác giả trong nhân học biểu tƣợng đặt vấn đề xem biểu tƣợng là một thành tố của văn hóa nhƣ David Schneider hay tiếp tục diễn giải biểu tƣợng nhƣ C. Geertz thì trong nhân học tôn giáo, biểu tƣợng đƣợc nghiên cứu khá chuyên biệt nhƣ là một thực thể của tôn giáo. Nếu trƣớc đó, C.Geertz đã xem tôn giáo là tập hợp của hệ thống biểu tƣợng thì E. Fromm cũng khẳng định “tôn giáo đã diễn đạt bằng loại ngôn ngữ khác với loại ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống đời thường, nghĩa là chúng diễn đạt bằng ngôn ngữ biểu trưng” [44, tr.164]. Những nghiên cứu của E.E. EvansPritchard, Mary Douglas, Victor Tuner, Clifford Geertz, Robert N. Bellah, Talal Asad, Charles F. Keyes… đều hƣớng đến việc lý giải biểu tƣợng, đặc biệt là biểu tƣợng thiêng trong tôn giáo. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các lý thuyết nghiên cứu trong chuyên ngành này đa phần xuất phát từ tôn giáo phƣơng Tây nên trong một thời gian dài việc vận dụng để giải quyết biểu tƣợng ở các tôn giáo không phải phƣơng Tây có 8 nhiều khó khăn. Đi liền với thực tế ấy, biểu tƣợng trong văn hóa Phật giáo hẳn nhiên vẫn chƣa thể có một lý thuyết tƣơng đối để giải quyết một cách thuyết phục. Ở Việt Nam, dẫu vẫn biết “Dân tộc học là Nhân học ở các nền khoa học của các quốc gia nói tiếng Anglo-Xacxông và trái lại, Nhân học là Dân tộc học ở các quốc gia còn lại” [75] nhƣng do sự ra đời muộn của ngành Nhân học nên các lý thuyết nghiên cứu biểu tƣợng hay biểu tƣợng tôn giáo lại càng muộn hơn. Mãi đến đầu những năm 2000 đi cùng với các công trình biên dịch về lý thuyết của các tác giả nƣớc ngoài đƣợc công bố thì vấn đề lý thuyết nghiên cứu biểu tƣợng mới xuất hiện trong các luận án của các tác giả Việt Nam nhƣ luận án của Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đinh Hồng Hải... Đáng chú ý là luận án Ngôn ngữ biểu tượng trong đời sống văn hóa của người Cơtu (2011) của Đinh Hồng Hải đã thể hiện tính mới (trong bối cảnh của Việt Nam) về lý thuyết và phƣơng pháp luận nghiên cứu dƣới góc nhìn nhân học biểu tƣợng và lý thuyết biến đổi văn hóa trong khung lý thuyết tiến hóa đa tuyến để tìm hiểu văn hóa tộc ngƣời Cơtu. Các tác phẩm dịch trong giai đoạn này cũng là những bổ sung quý giá về lý thuyết cho việc nghiên cứu biểu tƣợng vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đi đầu có thể kể đến các công trình của tập thể nhƣ Trƣờng viết văn Nguyễn Du (Hà Nội), Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, cá nhân Đinh Hồng Hải… đã tập hợp và biên dịch về lý thuyết biểu tƣợng, nhân học biểu tƣợng, nhân học tôn giáo của các tác giả Charles F. Keyes, Emile Durkheim, Max Weber, Claude Lévi-Strauss, Victor Turner, Clifford Geertz… 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu ngôn ngữ biểu tượng Phật giáo Để lý giải ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo theo đúng khung lý thuyết về ngôn ngữ biểu tƣợng thì chƣa có công trình nào đề cập cụ thể. Vấn đề này chỉ đƣợc giải quyết thông qua các chuyên ngành kiến trúc, hội họa, điêu khắc… Từ những nghiên cứu ấy, ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo đƣợc khắc họa tuy không chính thống nhƣng khá đầy đủ. Trong thời kỳ trƣớc năm 1975, các nghiên cứu ở dạng tổng quan, miêu tả sự phát triển của nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản đến từ các tác giả ngoài nƣớc. Burgess. J (1915), M. Anesaki (1915), J.Ph.Vogel (1936)… chú tâm đến sự phát triển của các phong cách mỹ thuật và điêu khắc Phật giáo tại Ấn Độ (giai đoạn sớm ở Ấn Độ, điêu khắc Gandhara, Mauryan đến Shunga, Andhra, Kushan…) cũng nhƣ các trƣờng phái Amaravati, Gupta... hay Nhật Bản. Đôi lúc xuất hiện một vài công trình dạng chuyên sâu nhƣ: The Swastika (1894) của 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan