Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiệp vụ vốn tiền gửi tiết kiệm của một số ngân hàng thương mại ở việt nam...

Tài liệu Nghiệp vụ vốn tiền gửi tiết kiệm của một số ngân hàng thương mại ở việt nam

.PDF
58
93
99

Mô tả:

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ^] ^] TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI: NGHIỆP VỤ VỒN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM GV hướng dẫn : Đặng Chí Thọ Nhóm SV thực hiện : Vũ Thị Huyền Nguyễn Thị Minh Ngọc Hoàng Thị Thu Phương Lớp : Anh 6 – TCQT B – K46 Trang 1 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” LỜI MỞ ĐẦU Tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Thương mại là tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, là tài sản tích luỹ cuả Quốc Gia, được xem là nguồn vốn nội lực của đất nước, có vị trí quan trọng trong nghiệp vụ quỹ tiền gửi của Ngân hàng thương mại. Hiện nay, gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng thương mại có xu hưóng ngày càng tăng do : mức sống cao, mức thu nhập của người dân ngày càng tăng , dịch vụ đa dạng, côngnghệ hiện đại đảm bảo độ an toàn cao….vv. Chính vì vậy mà nhóm sinh viên lớp Anh 6 – TCQT B - K46 chọn đề tài “nghiệp vụ vốn tiền gửi tiết kiệm của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam” với mong muốn hiểu rõ hơn về nghiệp vụ vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại và tình hình hiện nay về tiền gửi tiết kiệm ở nước ta. Bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thày cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Trang 2 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Vị trí, vai trò của tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm có vai trò là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng.Đây là nguồn vốn tương đối ổn định vì ngân hàng nắm được những kỳ luân chuyển của vốn và vì vậy ngân hàng có thể dùng cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn mà vẫn đảm bảo an toàn. 2. Định nghĩa tiền gửi tiết kiệm Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi định kỳ.Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửi được ngân hàng công bố sắn.Các kỳ hạn thường là 1,3, 6,9,12 hoặc trên 1 năm(18,24…tháng).Các hình thức gửi tiết kiệm cũng rất đa dạng song hình thức phổ biến và cổ điển nhất là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ.Khi gửi tiền, ngân hàng cấp cho người gửi một cuốn sổ dùng để ghi nhận các khoản tiền gửi vào và rút ra.Quyển sổ này đồng thời có giá trị như một chứng thư xác nhận về khoản tiền đã gửi.Ngoài ra còn có những hình thức khác như chứng chỉ tiết kiệm(savings certificate), trái phiếu tiết kiệm(savings bonds). 3. Tiện ích của tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là hình thức tiền gửi cho các cá nhân với thủ tục đơn giản thuận tiện, nhanh,lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh với các kỳ hạn phong phú. Bí mật và an toàn: Tiền mặt không phải giữ ở nhà hoặc công ty song thông tin về khoản tiền gửi vẫn được thông báo tới người gửi một cách chính xác va bảo mật. Tiền gửi thanh toán giúp thỏa mãn nhu cầu nhanh và an toàn thông qua các phương thức không dùng tiền mặt như séc, chuyển tiền, thẻ tín dụng… Gửi tiền tiết kiêm là một hình thức hấp dẫn vì người gửi được hưởng những dịch vụ và chương trình khuyến mãi của ngân hàng. Trang 3 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” Ngoài ra gửi tiền tiết kiệm còn rất nhiều tiện ích khác như nó có chức năng xác định tài chính cho người gửi khi đi du lịch học tập ở nước ngoài… 4. Các hình thức tiền gửi tiết kiệm ở Việt Nam 4.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho ngân hàng.Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp.Loại tiền gửi này gần giống với tiền gửi không kỳ hạn chỉ khác là nó luôn được hưởng lãi nhưng đổi lại không được các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.Người gửi tiền dạng này là đảm bảo an toàn cho khoản tiền và dự phòng cho các nhu cầu chi tiêu trong thời gian ngắn đồng thời cũng muốn hưởng chút lãi dù thấp. 4.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định trước.Loại tiền gửi này không được phép rút trước hạn, được hưởng lãi cao hơn các dạng tiền gửi không kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.Với các dạng tiền gửi này,người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn.Không cho phép bổ sung thêm vào số tiền đã gửi khi chưa đến hạn. Mỗi lần gửi được xem là một khoản tiền gửi riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần gửi tiền do từng ngân hàng quy định. 4.3 Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm mục đích xây dựng nhà cửa. Những người gửi tiền ngoài hưởng lãi còn được ngân hàng cho vay bổ sung thêm vốn cho mục đích xây dựng nhà ở. Mức tối đa cho vay bằng số dư tiền gửi tiết kiệm. Trang 4 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” CHƯƠNG II. LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ VỐN TIỀN GỬI 1. Thực tế ở Việt Nam 1.1. Khái quát về tiền gửi tiết kiệm ở Việt Nam Ở Việt Nam, tiền tiết kiệm bao gồm ba loại sau: Tiền tiết kiệm không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần baod trước cho ngân hàng. Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này này nhưng rất thấp. Tiền tiền tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn gửi cố định trước. Loại tiền này cũng tương tự như tiền gửi có kỳ hạn ở các điểm là không được phép rút trước hạn, được hưởng lãi cao hơn các dạng tiền gửi không kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán ngân hàng. Với dạng tiền gửi này, người người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến kỳ hạn. Không cho phép bổ sung thêm vào số tiền đã được gửi khi chưa hết hạn . Mỗi lần gửi đựoc coi là một khoản tiềngửi riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần gửi tiền do từng ngân hàng quy định. Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm mục đích xây dựng nhà ở.Những người gửi tiền ngoài hưởng lãi còn được ngân hàng cho vay nhằm bổ sung thêm vốn cho mục đích xây dựng nhà ở.Mức cho vay tối đa bằng số dư tiền gửi tiết kiệm. Sau đây là quy chế về tiền gửi tiết kiệm (Ban hành kèm theo quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN, ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước): Quy chế về tiền gửi tiết kiệm (Ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quy chế này điều chỉnh các hoạt động nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam giữa tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và người gửi tiền. Trang 5 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” Điều 2. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm 1. Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng. 2. Các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng được pháp luật cho phép nhận tiền gửi tiết kiệm. Điều 3. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm 1. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. 2. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là các cá nhân người cư trú. Điều 4. Phạm vi nhận tiền gửi tiết kiệm 1. Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi tiết kiệm của mọi cá nhân theo các loại kỳ hạn khác nhau. 2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ một năm trở lên của mọi cá nhân. 3. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, phạm vi nhận tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về đối tượng gửi tiền, kỳ hạn và mức huy động tối đa. 4. Các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng được nhận tiền gửi tiết kiệm theo quy định tại giấy phép hoạt động và các văn bản pháp luật khác có liên quan về tiền gửi tiết kiệm. 5. Việc nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ chỉ áp dụng đối với các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được phép hoạt động ngoại hối và phải phù hợp với quy định hiện hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối. Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Trang 6 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” Điều 6. Giải thích từ ngữ Trong Quy chế này, một số từ ngữ được hiểu như sau: 1. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. 2. Người gửi tiền là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm. 3. Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm. 4. Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm. 5. Giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm là giao dịch gửi, rút tiền gửi tiết kiệm và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. 6. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc một số cá nhân và được sử dụng để thực hiện một số giao dịch thanh toán theo quy định tại Quy chế này. 7. Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 8. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 9. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 10. Kỳ hạn gửi tiền là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm. 11. Người cư trú được hiểu theo quy định tại các văn bản hiện hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối. Trang 7 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” Điều 7. Điều kiện thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm: Cá nhân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ Luật dân sự, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định ủa pháp luật Việt Nam đựơc thực hiện các giao dich liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì chỉ dược thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật. Điều 8. Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm 1. Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm lần đầu: a. Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và xuất trình các giấy tờ sau: Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực). Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngoài việc xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự. b. Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Trường hợp người gửi tiền không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hướng dẫn cho người gửi tiền đăng ký mã số hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu. Trang 8 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” c. Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. d. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thực hiện các thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và cấp thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền lần đầu sau khi người gửi tiền đã thực hiện các thủ tục nêu tại Điểm a, b, và c Khoản 1 Điều này. 2. Thủ tục các lần gửi tiền gửi tiết kiệm tiếp theo: a. Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh, mô hình quản lý của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm, đảm bảo việc nhận tiền gửi tiện lợi, chính xác và an toàn tài sản. b. Đối với giao dịch gửi tiền vào thẻ tiết kiệm đã cấp, người gửi tiền có thể thực hiện trực tiếp hoặc gửi thông qua người khác theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Điều 9. Thẻ tiết kiệm Thẻ tiết kiệm phải có các yếu tố chủ yếu sau: - Tên tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm; loại tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn thanh toán (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); lãi suất; Phương thức trả lãi; thời điểm trả lãi; địa điểm thanh toán tiền gốc và lãi. - Họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm; số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm (trừ trường hợp chủ sở hữu, đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm chưa đến tuổi được cấp Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu). - Họ tên, địa chỉ và số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật (chỉ áp dụng đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật). - Số thẻ, con dấu, chữ ký của Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hoặc người được Tổng giám đốc (Giám đốc) uỷ quyền, chữ ký của giao dịch viên của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. - Quy định về chuyển quyền sở hữu, cầm cố thẻ tiết kiệm tại chính tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm; xử lý đối với các trường hợp rủi ro. - Các nội dung ghi chú, chỉ dẫn khác của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Trang 9 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” Điều 10. Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm Thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan. Điều 11. Sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm 1. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các giao dịch thanh toán, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. 2. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của người cư trú được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó; hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó. Điều 12. Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm 1. Đối với mỗi thẻ tiết kiệm, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được phép nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch nơi cấp thẻ hoặc các địa điểm giao dịch khác của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 2. Trường hợp thực hiện việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm đối với mỗi thẻ tiết kiệm tại nhiều địa điểm giao dịch, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và trình độ cán bộ để đảm bảo tiện lợi, chính xác, bí mật, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Điều 13. Lãi suất và phương thức trả lãi 1. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 2. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm (360 ngày). 3. Phương thức trả lãi do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. Trang 10 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” Điều 14. Hình thức tiền gửi tiết kiệm 1. Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo kỳ hạn gửi tiền gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Kỳ hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. 2. Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo các tiêu chí khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. Điều 15. Rút gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm 1. Người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau: a. Xuất trình thẻ tiết kiệm b. Nộp giấy rút tiền có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. c. Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực). d. Đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, người gửi tiền ngoài việc thực hiện các thủ tục nêu tại Điểm a, b, và c Khoản 1 Điều này phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự. e. Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. 2. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác và an toàn. 3. Đồng tiền chi trả gốc và lãi (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) là đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, khi người gửi tiền có yêu cầu, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể chi trả gốc và lãi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. Việc chi trả đối với ngoại tệ lẻ được thực hiện theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.4. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trường hợp ngày đến hạn Trang 11 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” thanh toán trùng với ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, việc chi trả gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên. Điều 16. Rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn 1. Người gửi tiền được rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn nếu có thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm khi gửi tiền và phải thông báo trước yêu cầu rút tiền trước hạn theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 2. Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và lãi suất áp dụng tối đa không vượt quá mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn hiện hành của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 3. Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn nhưng không đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể vẫn cho phép người gửi tiền rút tiền trước hạn. Trong trường hợp này, người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 nhưng phải chịu một mức phí đối với khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 4. Người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ được rút gốc tiền gửi tiết kiệm trước hạn đối với các khoản tiền đã có thời gian gửi từ một năm trở lên. 5. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định thời hạn tối thiểu người gửi tiền phải thông báo trước yêu cầu rút tiền trước hạn, lãi suất và mức phí áp dụng đối với tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn Điều 17. Rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế Thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với các quy định về thừa kế tại Bộ Luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Điều 18. Rút tiền gửi tiết kiệm theo giấy ủy quyền 1. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định các yếu tố cần thiết của giấy ủy quyền để đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm và phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan. Trang 12 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” 2. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của giấy ủy quyền, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm căn cứ vào nội dung ủy quyền để thực hiện việc chi trả tiền gửi tiết kiệm. Điều 19. Kéo dài kỳ hạn gửi tiền Khi đến hạn thanh toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nếu người gửi tiền không đến lĩnh và không có yêu cầu gì khác thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể nhập lãi vào gốc và kéo dài thêm một kỳ hạn mới theo thỏa thuận của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm với người gửi tiền. Điều 20. Chuyển quyền sở hữu Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định thủ tục chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan. Điểu 21. Sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm tiền vay 1. Thẻ tiết kiệm được sử dụng làm tài sản cầm cố tại các tổ chức tín dụng theo các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay nếu được tổ chức tín dụng đó chấp thuận. 2. Khi sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản cầm cố, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải cam kết trường hợp đến hạn trả nợ mà không trả được nợ thì tổ chức tín dụng cho vay có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm trích tài khoản tiền gửi tiết kiệm của mình để thanh toán tiền gốc và lãi của khoản vay. Điều 22. Mức thu phí đối với việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm và các dịch vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm 1. Việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được thực hiện miễn phí (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 16 Quyết định này). 2. Đối với các dịch vụ khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định mức thu phí phù hợp với nội dung, điều kiện và phương thức thực hiện dịch vụ của tổ chức mình. Điều 23. Xử lý các trường hợp rủi ro Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định việc xử lý các trường hợp nhàu nát, rách, mất thẻ tiết kiệm và các trường hợp rủi ro khác đối với thẻ tiết kiệm theo quy định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình Trang 13 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm. Điều 24. Quyền của người gửi tiền 1. Người gửi tiền được thanh toán đầy đủ tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 2. Người gửi tiền là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm được chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm, được để lại thừa kế tiền gửi tiết kiệm, được ủy quyền cho người khác thực hiện các giao dịch rút tiền gửi tiết kiệm theo quy định của pháp luật. 3. Người gửi tiền là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm được cầm cố thẻ tiết kiệm để vay vốn tại các tổ chức tín dụng nếu được tổ chức tín dụng đó chấp thuận. 4. Người gửi tiền là người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm theo quy định tại Quy chế này và quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan. Điều 25. Trách nhiệm của người gửi tiền 1. Thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này và các thỏa thuận đã cam kết với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm 2. Thông báo trước về yêu cầu rút tiền trước hạn theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 3. Thông báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm cho tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm khi phát hiện bị mất thẻ tiết kiệm để tránh bị lợi dụng làm tổn thất tài sản. 4. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do không khai báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Điều 26. Quyền của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm 1. Được quyền từ chối việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm nếu người gửi tiền không thực hiện theo đúng các quy định tại Quy chế này và các thỏa thuận đã cam kết với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 2. Được quyền từ chối việc chi trả tiền gửi tiết kiệm đối với thẻ tiết kiệm đã bị lợi dụng nhưng không phải do lỗi của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Trang 14 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” Điều 27. Trách nhiệm của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm 1. Căn cứ vào Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm ban hành và công bố công khai quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống của mình. 2. Nhận tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân vào các ngày và giờ thực hiện giao dịch. 3. Thanh toán tiền gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm đúng hạn và đầy đủ. 4. Công bố công khai lãi suất tiền gửi tiết kiệm, phương thức trả lãi, mức thu phí đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn (nếu có) và mức thu phí đối với các dịch vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm tại các địa điểm nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm. 5. Giữ bí mật số dư tiền gửi của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm theo quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn tiền gửi cho chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm. 6. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng đối với tiền gửi tiết kiệm do lỗi của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 7. Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước các số liệu liên quan đến hoạt động nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê. 8. Các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng được pháp luật cho phép nhận tiền gửi tiết kiệm có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Điều 28. Xử lý vi phạm Các tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và phải bồi thường vật chất về những thiệt hại đã gây ra. Điều 29. Sửa đổi, bổ sung Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Trang 15 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” Có thể nói việc ban hành Quy chế này đã tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất, phù hợp với các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và đáp ứng yêu cầu mở rộng huy động vốn an toàn và hiệu quả của các tổ chức tín dụng (TCTD). Nhìn chung, các TCTD đã thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Quy chế 1160 đã bộc lộ một số vướng mắc. Để giải quyết những vướng mắc đó, ngày 25/9/2006 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 47/2006/QĐNHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo Quy chế mới, tổ chức tín dụng được phép tự quy định lãi suất tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn nhằm tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của TCTD và để khuyến khích người dân gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, việc quy định như vậy không những tạo quyền chủ động cho các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm trong việc quy định phí rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn mà còn nâng cao trách nhiệm của người gửi tiền đối với các cam kết của mình với TCTD. Một số nội dung tại Quy chế mới được sửa đổi, bổ sung như sau: 1.Khoản 9 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: "9. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm, trong đó người gửi tiền thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn gửi nhất định." 2.Điểm a Khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: "a) Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và xuất trình các giấy tờ sau: - Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài, phải xuất trình hộ chiếu được cấp thị thực còn thời hạn hiệu lực; nếu người gửi tiền đó nhập cảnh được miễn thị thực theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, thì xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực. - Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngoài việc xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Đối với cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nhưng có tài sản riêng, ngoài việc xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực phải xuất trình giấy tờ để chứng minh số tiền gửi ngân hàng là tài sản riêng của mình như giấy tờ về thừa kế, cho, tặng, hoặc các giấy tờ khác chứng minh số tiền gửi vào ngân hàng là tài sản của mình." 3. Điểm c Khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: Trang 16 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” "c) Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài, phải xuất trình hộ chiếu được cấp thị thực còn thời hạn hiệu lực; nếu người gửi tiền đó nhập cảnh được miễn thị thực theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, thì xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực." 4. Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau: "2. Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, thì người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 3. Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn nhưng không đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể cho phép người gửi tiền rút tiền trước hạn. Trong trường hợp này, người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định tại Khoản 2 Điều 16; tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được quyền quy định mức phí đối với khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn." 5. Khoản 2 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau: "2. Khi sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản cầm cố, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải cam kết trường hợp đến hạn trả nợ mà không trả được nợ, thì tổ chức tín dụng cho vay có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm chuyển số tiền gửi tiết kiệm của bên vay cho tổ chức tín dụng cho vay để thu hồi nợ ." 6. Khoản 1 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau: "1. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể quy định mức phí đối với việc nhận hoặc chi trả tiền gửi tiết kiệm." Theo đó các khoản tiền gửi tiết kiệm gửi trước ngày Quyết định số 47 có hiệu lực nhưng chưa đến hạn thanh toán, thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và người gửi tiền tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã cam kết cho đến khi đến hạn thanh toán tiền gửi tiết kiệm hoặc các bên có thể thỏa thuận thực hiện theo các quy định tại Quyết định này. Sau đây là quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước về chế độ tiết kiệm bằng ngoại tệ: QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Về chế độ tiết kiệm bằng ngoại tệ. Trang 17 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 26/12/1997; Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 01/1997/QH10 ngày26/12/1997; Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quyết định này điều chỉnh các hoạt động nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ giữa Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là "Tổ chức tín dụng được phép") với Người cư trú là cá nhân được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Điều 2. Người gửi tiết kiệm. Người cư trú là cá nhân dưới đây được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại các Tổ chức tín dụng được phép: 1. Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; 2. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; 3. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên; 4. Công dân Việt Nam đi du học, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài (không kể thời hạn). 5. Công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài và những cá nhân đi theo họ. Trang 18 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” Điều 3. Lãi suất, kỳ hạn và loại ngoại tệ gửi tiết kiệm. Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng được phép được quyền quy định mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm, kỳ hạn tiết kiệm và các loại ngoại tệ nhận gửi tiết kiệm, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước có quy định khác. Điều 4. Quyền của Người gửi tiết kiệm. 1. Được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ không kể nguồn gốc tại Tổ chức tín dụng được phép; 2. Được hưởng lãi suất bằng ngoại tệ và được rút ra cả gốc và lãi bằng ngoại tệ. Điều 5. Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng được phép. 1. Căn cứ vào Quyết định này và các văn bản pháp luật có liên quan, Tổ chức tín dụng được phép ban hành thể lệ tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ; 2. Công bố công khai loại ngoại tệ nhận gửi tiết kiệm, lãi suất và kỳ hạn của từng loại ngoại tệ; 3. Giữ bí mật theo quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn tiền gửi tiết kiệm cho Người gửi tiết kiệm. 4. Báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước các số liệu liên quan đến hoạt động huy động và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê. Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế các văn bản quy phạm pháp luật sau đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Quyết định số 08/NH-QĐ ngày 14/1/1991 về việc ban hành thể lệ tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi; Thông tư 75/NH-TT ngày 16 tháng 3 năm 1991 hướng dẫn thi hành thể lệ tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi; Quyết định số 08/QĐ-NH7 ngày 25/1/1992 về việc sửa đổi một số nội dung của thể lệ tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Điều 7. Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Trang 19 Tiểu luận “Tài chính tiền tệ” thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng được phép chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 1.2. Các ngân hàng ở Việt Nam 1.2.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tiền gửi tiết kiệm là hình thức cho các cá nhân với thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh, lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn phong phú.Việc gửi tiền của khách hàng được đảm bảo an toàn, bí mật, được BIDV mua bảo hiểm với Tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Khách hàng gửi bằng tiền loại nào thì được rút ra (cả gốc và lãi) bằng loại tiền đó. Trường hợp khách hàng gửi bằng ngoại tệ có nhu cầu nhận tiền bằng đòng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ khác(được BIDV công bố mua bán) sẽ được quy đổi theo tỷ giá hấp dẫn. Nếu khách hàng cần tiền khi Sổ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán khách hàng có thể dễ dàng dùng Sổ tiết kiệm để vay thế chấp, cầm cố vay vốn tại bất cứ tổ chức tín dụng nào, đặc biệt vay vốn tại BIDV được ưu tiên về lãi suất cho vay hoặc rút tiết kiệm trước hạn (theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ). Đối tượng • Đối với tiết kiệm bằng Việt Nam đồng: Mọi cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên. Đối với Tiết kiệm bằng ngoại tệ: người cư trú là cá nhân bao gồm: - Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam. - Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên (đủ tuổi để có thể xác lập các giao dịch dân sự theo quy định của nước mà người đó là công dân). - Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài (không kể thời hạn). - Công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trịxã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài và những cá nhân đi theo họ. • Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan