Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng – bảo toàn tại ngân hàng tmcp sacombank – pgd bảo lộ...

Tài liệu Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng – bảo toàn tại ngân hàng tmcp sacombank – pgd bảo lộc chi nhánh lâm đồng

.DOCX
41
56
130

Mô tả:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------ BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG – BẢO TOÀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK PGD BẢO LỘC – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG i NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------ BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG – BẢO TOÀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK PGD BẢO LỘC – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG ii NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP .......................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Đánh giá mức độ hoàn thành quá trình thực tập và nội dung báo cáo thực tập của sinh viên  Xuất sắc  Tốt  Khá  Đáp ứng yêu cầu  Không đáp ứng yêu cầu XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP iii Điểm: Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2 (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC iv Trang Danh mục từ viết tắt vi Danh mục bảng biểu, hình viii Mở đầu ix Chương 1. Vài nét về Ngân hàng TMCP Sacombank…………………………...1 1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Sacombank…………………..2 1.2. Giới thiệu PGD Bảo Lộc……………………………………………………3 1.2.1. Vài nét về PGD Bảo Lộc……………………………………………………3 1.2.2. Giới thiệu về Bộ phận Tín dụng đang thực tập…………………………….3 Chương 2. Thực trạng nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng – bảo toàn tại Ngân hàng TMCP Sacombank – PGD Bảo Lộc Chi nhánh Lâm Đồng……………………….4 2.1. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng – bảo toàn…………….5 2.1.1. Giới thiệu nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng – bảo toàn……………………….5 2.1.2. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện nghiệp vụ………………………………..5 2.2. Quy trình nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng – bảo toàn…………………………6 2.2.1. Quy trình chi thiết thực hiện nghiệp vụ………………………………………6 2.2.2. So sánh so với thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng…………………………….8 2.3. Thực trạng và kết quả của nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng – bảo toàn………..9 2.3.1. Thực trạng nghiệp vụ………………………………………………………...9 2.3.1.1. Đăc điểm chi tiết món vay…………………………………………....9 2.3.1.2. Hồ sơ cho vay……………………………………………………….11 2.3.2. Đánh giá chất lượng………………………………………………………...13 2.4. Đánh giá thực trạng của nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng – bảo toàn…………13 2.4.1. Điểm mạnh và điểm yếu của việc thực hiện nghiệp vụ…………………….13 2.4.1.1. Điểm mạnh…………………………………………………………..13 v 2.4.1.2. Điểm yếu…………………………………………………………….14 2.4.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng của nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng – bảo toàn………………………………………………………………………….14 2.4.2.1. Về điểm mạnh……………………………………………………….14 2.4.2.2. Về điểm yếu…………………………………………………………15 Kết luận…………………………………………………………………………….16 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi Từ viết tắt Nguyên nghĩa NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước TSBĐ Tài sản bảo đảm NVTD Nhân viên tín dụng CSTD Chính sách tín dụng TMCP Thương mại cổ phần PGD Phòng giao dịch NH Ngân hàng CN Chi nhánh TCTD Tổ chức tín dụng BĐS Bất động sản TDTD Tín dụng tiêu dùng CV.KH Chuyên viên khách hàng CV.QLTD Chuyên viên quản lý tín dụng GDV Giao dịch viên T.BPKH Trưởng bộ phận kinh doanh T.PGD Trưởng phòng giao dịch GĐ.CN Giám đốc chi nhánh TKTGTT Tài khoản tiền gửi thanh toán HĐTD Hợp đồng tín dụng BMTD Biểu mẫu tín dụng BP.QLTD Bộ phận quản lý tín dụng KH Khách hàng CMNLTC Chứng minh năng lực tài chính vii TĐV Thẩm định viên MMTB Máy móc thiết bị PTVC Phương tiện vận chuyển GDBĐ Giao dịch bảo đảm DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Trang Bảng 1.1. Đăc điểm chi tiết món vay 6 Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay 9 viii MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Ngày nay, nhu cầu của con người trở nên đa dạng và cao hơn. Nếu như trước đây từ thời sơ khai con người chỉ đơn thuần với lối sống tập thể, với cuộc sống đơn điệu và chỉ có thể hoàn thiện qua ngày thì những bước tiến hóa cũng như phát triển vượt bậc về đời sống đã tạo ra diện mạo mới mà ngày nay họ đang sống và sẽ còn tiếp tục thay đổi nữa. Nói đến đổi mới thì tất nhiên không thể không kể đến sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế thế giới. Con người với những phát minh khoa học vĩ đại đã kéo theo những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất và nhờ đó cuộc sống ngày càng nâng cao, văn minh hiện đại hơn theo đúng nghĩa của nó. Và ngành ngân hàng là một minh chứng cho sự phát triển vượt bậc đó của nền kinh tế. ix Trong những năm gần đây, đi liền với sự hội nhập và phát triển kinh tế đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng được mở rộng với hơn 101 ngân hàng (tính đến tháng 6/2013), trong đó chiếm đại đa phần là NHTM. Cũng chính sự mở rộng này mà hoạt động của các ngân hàng ngày càng ăn sâu bám rễ vào đời sống của người dân, từ những hoạt động truyền thống như huy động vốn hay cho vay đến việc mở rộng cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, … hoặc sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại như ngân hàng điện tử, …vv. Cùng với việc mở rộng hệ thống, liên kết hợp tác nhằm nâng cao về chất và lượng thì những hoạt động truyền thống của ngành ngân hàng vẫn luôn được duy trì và được coi là những hoạt động cốt lõi, trong đó có hoạt động cho vay. Hầu hết ở các NHTM hiện nay đều tập trung ở ba hoạt động chính là huy động vốn, tín dụng và thanh toán. Trong đó, tín dụng với năm hình thức cơ bản chiếm tỷ trong cao trong hoạt động của các ngân hàng. Đa phần họ đều muốn tìm kiếm và gia tăng lợi nhuận từ hoạt động này bằng cách mở rộng, nâng cao chất lượng các sản phẩm tín dụng, đặc biệt phải kể đến hoạt động cho vay. Cùng với nhu cầu ngày càng cao của người dân cũng như sự cạnh tranh trong ngành mà các ngân hàng nếu như trước đây được khách hàng tìm đến thì nay luôn nỗ lực giới thiệu và cung cấp các sản phẩm cho khách hàng. Nằm trong danh mục gói sản phẩm tín dụng cho vay, cho vay tiêu dùng mà cụ thể là cho vay tiêu dùng bảo toàn ngày càng được ngân hàng chú trọng vì thủ tục đơn giản và đáp ứng được nhu cầu của một lượng lớn khách hàng, những người chưa đủ khả năng mua những sản phẩm mà họ đang cần. Với mục tiêu phân tích để tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng – bảo toàn đồng thời xem xét thực trạng cũng như hiệu quả mà hoạt động này mang lại, đề tài: “Nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng – bảo toàn tại Ngân hàng TMCP Sacombank – PGD Bảo Lộc Chi nhánh Lâm Đồng” sẽ giới thiệu cơ bản về nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng – bảo toàn mà em đã tìm hiểu và tổng hợp lại trong suốt quá trình thực tập. II. Mô tả công việc của vị trí thực tập tại đơn vị thực tập x Do bước đầu làm quen với môi trường làm việc tại ngân hàng cũng như tại Bộ phận tín dụng nên công việc chủ yếu trong quá trình thực tập của em là sắp xếp và tìm hiểu về hồ sơ tín dụng, và làm một số công việc nhỏ khác. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng thực tập thì những thắc mắc về đề tài cũng như chuyên môn nghiệp vụ của em cũng được giải đáp và nhờ đó hiểu rõ hơn cũng như làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến đề tài thực tập tốt nghiệp. III. Kết cấu của báo cáo thực tập Gồm ba phần:  Phần 1: Mở đầu  Phần 2: Nội dung Có ba chương: + Chương 1: Vài nét về Ngân hàng TMCP Sacombank + Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng – bảo toàn tại Ngân hàng TMCP Sacombank – PGD Bảo Lộc Chi nhành Lâm Đồng + Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng – bảo toàn tại Ngân hàng TMCP Sacombank – PGD Bảo Lộc Chi nhánh Lâm Đồng  Phần 3: Kết luận Việc hoàn thành bài báo cáo không thể không tránh khỏi những thiếu sót do khả năng cũng như thời gian thực tập có giới hạn, em mong nhận được những ý kiến đóng góp, sửa chữa của thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Thanh Ngọc đã luôn tận tình hướng dẫn em trong thời gian hoàn thiện bài báo cáo, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sacombank – PGD Bảo Lộc Chi nhánh Lâm Đồng đã tạo điều kiện cho em thực tập tại đơn vị, đồng thời em xin cảm ơn sự hướng dẫn về chuyên môn của các anh chị trong Bộ phận tín dụng trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thành tốt bài báo thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn! xi xii CHƯƠNG 1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK 1 1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK Sacombank – tên viết tắt của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Sai Gon Thuong tin Commerical Joint Stock Bank, được biết đến là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Được thành lập vào năm 1991 tại Tp. Hồ Chí Minh và cũng là ngân hàng TMCP đầu tiên khai trương CN tại Hà Nội, nhờ đó đã tăng cường giao dịch và cũng giảm thiểu sử dụng tiền mặt tại hai miền đất nước. Trên đà tạo dựng và phát triển, Sacombank đã có những bước tiến vững chắc vào nền kinh tế thị trường, trong đó có cả thị trường chứng khoán đầy biến động. Tiên phong trong kĩnh vực chứng khoán về phát hành cổ phiếu đại chúng, nhiều năm liền cổ phiếu STB của NH luôn nằm trong top đầu cổ phiếu “vàng” của Việt Nam. Đồng thời năm 2011 được đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước, năm 2013 được Tạp chí The Asset và Tạp chí International Finance Magazine (IFM) bình chọn là “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”, được tổ chức Global Finance (Mỹ) bình chọn là Ngân hàng tốt nhất tại các thị trường mới nổi 2014 (Best Emerging Markets Bank 2014), điều đó đã khẳng định uy tín, sức cạnh tranh nổi bật và chiến lược hoạt động hiệu quả. Để có được những thành công đó, NH đã không ngừng đổi mới về tất cả các mặt. Trước hết là việc mở rộng hoạt động từ trong nước ra nước ngoài. Đi đầu trong việc thành lập tổ chức tín dụng ngoài địa bàn, giảm thiểu gánh nặng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế, đồng thời thành lập các công ty trực thuộc hỗ trợ nhiều mặt cho NH như Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản SBA, Công ty vàng bạc đá quý SBJ, liên doanh với Dragon Capital thành lập VFM, nhận tham gia góp vốn từ Tập đoàn tài chính Dragon Financial Holding, IFC và ANZ, hợp tác cùng các tổ chức như CPA, Viettel, các trường Đại học,…; dần dần, NH tăng cường mở rộng CN tại Lào (tháng 6/2009) và Campuchia (tháng 10/2011) nhằm nâng cao năng lực hoạt động và mở rộng hợp tác giữa ba nước Đông Dương. Việc mở rộng mạng lưới luôn đi liền với tăng cường chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính. Từ việc hoàn thiện hệ thống kỹ thuật với sự hỗ trợ công nghệ hiện đại như Corebanking với Công ty Thụy Sỹ đến việc vận hành Trung tâm dữ liệu Data Center và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thông qua Trung tâm dịch vụ Quản lý tài sản cùng việc thành lập Ngân hàng chuyên dành cho phụ nữ. Có thể thấy 2 Sacombank đã hoàn thiện mạng lưới hoạt động hiệu quả của mình trên khắp cả nước, đến với mỗi người dân, luôn gắn liền với tiêu chí “Chung niềm tin, vững tương lai” của mình. 1.2. GIỚI THIỆU PGD BẢO LỘC 1.2.1. Vài nét về PGD Bảo Lộc Nằm trên tuyến quốc lộ 20, là tuyến đường duy nhất từ các tỉnh phía Nam đi Lâm Đồng hiện nay, nhờ đó Bảo Lộc có nhiều điều kiện để phát triển khi cũng có tuyến đường này đi qua và trở thành một thành phố phát triển của tỉnh. Góp phần tạo nên sự phát triển đó, nhiều NHTM đã được tổ chức hoạt động đa năng, huy động cũng như cung ứng vốn cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh tại địa phương. Trực thuộc Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng, tọa lạc ngay vị trí trung tâm thành phố, thành lập ngày 04 tháng 03 năm 2005, trải qua hơn 9 năm hoạt động, PGD Bảo Lộc đã có được sự đầu tư cơ sở vật chất và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nên đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cùng với đó là đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động đã góp phần gia tăng vị thế cạnh tranh và khẳng định thương hiệu trong hoạt động chăm sóc khách hàng của NH. Với chức năng chính là huy động vốn và cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng, PGD trong những năm vừa qua đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bám sát tình hình, lập kế hoạch cho vay, theo dõi để kịp thời tư vấn, cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cũng như giám sát quá trình thu và xử lý nợ. Tận dụng những lợi thế đó, PGD ngày càng đẩy mạnh hoạt động, đặc biệt là cho vay tiêu dùng với phạm vi phân bổ rộng. 1.2.2. Giới thiệu về Bộ phận Tín dụng đang thực tập Đảm bảo những chức năng nói trên của PGD, Bộ phận Tín dụng là bộ phận duy nhất, thực hiện nhiệm vụ từ xem xét, kiểm tra hồ sơ cho vay, thực hiện đánh giá, xét duyệt hồ sơ, đồng thời quản lý danh mục và thu hồi nợ, lưu trữ hồ sơ,…. Bộ phận luôn thực hiện quy trình nghiệp vụ theo chính sách của NH cũng như quản lý chung của NHNN, nhờ đó đã góp phần làm nên hiệu quả cao trong hoạt động. 3 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG – BẢO TOÀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK PGD BẢO LỘC – CN LÂM ĐỒNG 4 1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG – BẢO TOÀN 1.1. Giới thiệu nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng bảo toàn Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng cũng như sự cạnh tranh trong cùng hệ thống và với các TCTD khác, Sacombank với tiêu chí không ngừng đổi mới và nâng cao đã cung cấp ngày càng nhiều những sản phẩm dịch vụ, một trong số đó là sản phẩm Cho vay tiêu dùng – bảo toàn. Chuyên về khách hàng cá nhân, sản phẩm từ khi ra đời cho đến nay đã mang đến sự hài lòng cho khách hàng, với mục tiêu cấp tín dụng dành cho khách hàng có nhu cầu tiêu dùng bao gồm: xây dựng – sửa chữa nhà, mua xe ô tô, … ngoại trừ các trường hợp như chuyển nhượng BĐS, mua xe ô tô đảm bảo bằng chính chiếc xe được mua, du học và chứng minh năng lực tài chính. Có thể nói, sản phẩm này đã mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng trong tất cả các gói sản phẩm TDTD do Sacombank cung cấp, đồng thời thủ tục cấp tín dụng cũng khá đơn giản. Với những lợi thế đó, Cho vay tiêu dùng – bảo toàn đang ngày càng nhận được sự quan tâm từ phía khách hàng cũng như sự thay đổi và phát triển của NH. Để biết được những hiệu quả do sản phẩm này mang lại, một số nét đặc diểm chính sẽ được trình bày ở mục sau. 1.1. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện nghiệp vụ Như đã giới thiệu ở trên, việc tuân thủ các quy định pháp lý là cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động trong ngân hàng. Ở NH cũng không ngoại lệ, trên cơ sở áp dụng các quy định của pháp luật Nhà nước nói chung cũng như quy chế về ngành của ngân hàng nói riêng. Đầu tiên là việc thực hiện các quy định trong CSTD số 567/2012/QĐ – HĐQT ban hành ngày 12/12/2012 của Hội đồng quản trị NH Sài Gòn Thương tín về việc Ban hành CSTD và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013; quyết định số 20/2014/QĐ – HĐQT về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều trong CSTD (số 567/2013) ban hành và có hiệu lực từ ngày 26/02/2014 của riêng NH cũng như việc áp dụng luật số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010 về Tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011; luật NHNN số 46/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Cùng với đó là quyết định số 4154/2007/QĐ – TGĐ về việc Ban hành Cẩm nang hướng 5 dẫn tín dụng, ban hành ngày 07/11/2007 và có hiệu lực từ ngày ký. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ thực hiện hoạt động cho vay, những quyết định đi kèm luôn được áp dụng như: Quyết định số 0150/2011/QĐ – TGĐ ngày 13/01/2011 của TGĐ về việc Ban hành quy trình cấp tín dụng; quyết định số 747/2012/QĐ – PL&TT của TGĐ ngày 04/04/2012 về việc Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn sử dụng hợp đồng tín dụng; quyết định số 1740/2013/QĐ – QLTD về việc Quy định về định giá, quản lý TSBĐ ngày 10/06/2013 và có hiệu lực từ ngày 17/06/2013; quyết định số 3003/2013/QĐ – QLTD ngày 20/09/2013 về việc Sửa đổi, bổ sung quy định về định giá, quản lý TSBĐ; quyết định số 3051/2013/QĐ – KHCN ngày 25/09/2013 về việc Ban hành danh mục biểu mẫu tín dụng cùng các quy định về biểu mẫu lãi suất, lãi phạt và các điều khoản chung liên quan trong từng trường hợp cụ thể. Đối với hoạt động Cho vay tiêu dùng – bảo toàn, cũng tương tự như trong thực hiện các hoạt động cho vay nói chung và còn áp dụng quyết định số 707/2014/QĐ – KHCN về việc Ban hành sản phẩm cho vay tiêu dùng – bảo toàn ngày14/03/2014, có hiệu lực từ ngày 17/03/2014; các biểu mẫu liên quan trong Hồ sơ tín dụng. Trong việc thực hiện các hoạt động tín dụng nói chung và nghiệp vụ cho vay tiêu dùng nói riêng, các quy định và quy chế đã được thực hiện nghiêm túc và là cơ sở pháp lý để đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên sau này. 1. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG – BẢO TOÀN 1.1. Quy trình chi tiết thực hiện nghiệp vụ Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay Chứng từ/ tài liệu liên Bước Trách nhiệm Quá trình Bước 1 CV.KH Tiếp nhận hồ sơ quan Đề nghị của khách hàng Bước 2 CV.KH Xác minh thực tế Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn 6 Bước 3 CV.KH Thẩm định hồ sơ - Từ chối khách hàng - GĐ.CN/ Bước 4 T.PGD/ Tờ trình thẩm định Hồ sơ pháp lý liên quan Xét duyệt cho vay Toàn bộ hồ sơ liên quan T.PGD tiềm năng/ Người Đồng ý được ủy quyền Bước 5 CV.QLTD Lập các hợp đồng, trình - Hợp đồng tín dụng ký giải ngân - Giấy nhận nợ Phiếu chuyển khoản vào Bước 6 GDV Giải ngân TKTGTT của khách hàng hoặc đối tác Mở mã TSBĐ, nhập Bước 7 CV.QLTD thông tin TS và ngoại Phiếu nhập ngoại bảng bảng - Giấy xác nhận số dư (giấy nộp tiền, Bước 8 CV. Tư vấn Phát hành giấy xác nhận phiếu chuyển hồ sơ khoản) - Phiếu thu/ hóa đơn phí CV.QLN Bước 9 CV.QLTD Tất toán nợ vay GDV - Hồ sơ tất toán - Chứng từ thu lãi, vốn Bước 10 CV.QLTD Lưu hồ sơ Tất toán hồ sơ theo quy định 7 (Nguồn: Bộ phận dịch vụ khách hàng – PGD Bảo Lộc) 1.1. So sánh thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Việc tuân thủ các quy định, quy chế của Ngân hàng và do pháp luật Nhà nước ban hành là điều tất yếu và bắt buộc đối với hoạt động của NH. Trong trường hợp này cũng vậy, NVTD đã tuân thủ các bước theo quy trình cấp tín dụng chung do Ngân hàng đề ra. Tuy nhiên, với mỗi địa điểm khác nhau và đặc điểm khách hàng không giống nhau thì NVTD luôn có những cách để quảng bá sản phẩm cũng như cách thức để có thể cung cấp những sản phẩm mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Với những quy định hiện hành, trong CSTD cũng như trong quy định có liên quan, quy trình thực hiện được đảm bảo. nhờ vào đặc điểm đơn giản về thủ tục của món vay, nghiệp vụ luôn được thực hiện khá thuận lợi và mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Tại Sacombank – PGD Bảo Lộc, nghiệp vụ Cho vay này đi sâu vào bước xác định thông tin liên quan đến khách hàng. Nhận định rằng đây là bước quan trọng nhất trong một quy trình cấp tín dụng, việc xác định thông tin khách hàng được thực hiện ngay từ ban đầu và được NVTD xem xét kỹ lưỡng. Khi khách hàng có nhu cầu tìm đến hay được NVTD giới thiệu và có nhu cầu sau đó, họ sẽ được giải thích về khoản vay cũng như những yếu tố cần thiết liên quan đến khoản vay. Ngay sau khi xác nhận nhu cầu của khách hàng, NVTD sẽ thu thập những thông tin cá nhân của họ như số CMND, sổ hộ khẩu (phô tô và lưu giữ lại để sau đó liên lạc khi xác định có thực hiện cho vay hay không), số điện thoại, địa chỉ nơi ở hiện tại, công việc đang làm, khi vay có TSBĐ hay bảo lãnh từ bên thứ ba hay không,… . Sau những thông tin tìm hiểu ban đầu, NVTD sẽ tiến hành kiểm tra lại bằng việc xác minh qua hệ thống và đến tận nơi (nếu đó là TSBĐ); đồng thời cũng yêu cầu khách hàng công chứng những giấy tờ cần thiết liên quan đến hồ sơ tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xác nhận đối chiếu bản chính các giấy tờ liên quan (trình bày ở phụ lục). Sau khi có đủ những giấy tờ cần thiết đó và xét đảm bảo về mặt TSBĐ, NVTD sẽ bổ sung các tài liệu vào hồ sơ tín dụng và lập tờ trình trình Ban lãnh đạo xem xét (TBP.KD xét và T.PGD ký duyệt). Sau đó sẽ tiến hành ký kết Hợp đồng tín dụng với khách hàng. Tìm hiểu thông tin của khách hàng tuy đơn giản nhưng là bước quan trọng và được thực hiện đầu tiên để biết được nhu cầu vay, người đi vay, mục 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng