Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng vườn bảo tồn gen cây thuốc quí ở khu vực ba vì nhằm phục vụ ...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng vườn bảo tồn gen cây thuốc quí ở khu vực ba vì nhằm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

.PDF
41
124
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng vườn bảo tồn nguồn gen cây thuốc quí ở khu vực Ba Vì nhằm phục vụ Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Mã số đề tài: QG.12.25 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải Hà Nội, tháng 02 năm 2015 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng vườn bảo tồ n nguồ n gen cây thuố c quí ở khu vực Ba Vì nhằ m phục vụ đào taọ và nghiên cứu khoa học 1.2. Mã số: QG.12.25 1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài TT Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Chức danh thực hiện đề tài 1 Nguyễn Thanh Hải – PGS.TS Khoa Y Dươ ̣c, ĐHQG HN Chủ nhiệm đề tài 2 Lê Anh Tuấ n Khoa Y Dươ ̣c, ĐHQG HN Thư ký 3 Bùi Việt Hà Khoa Sinh ho ̣c, ĐHQG HN Thành viên 4 Vũ Đức Lợi Khoa Y Dươ ̣c, ĐHQG HN Thành viên 5 Hà Thị Thanh Hương Khoa Y Dươ ̣c, ĐHQG HN Thành viên 6 Vũ Thị Thơm Khoa Y Dươ ̣c, ĐHQG HN Thành viên 7 Trầ n Văn Thanh Khoa Y Dươ ̣c, ĐHQG HN Thành viên 8 Nguyễn Thế Hùng Bô ̣ KHCH Thành viên 9 Trầ n Văn Ơn ĐH Dươ ̣c HN Thành viên 10 Trịnh Thanh Ba Khoa Y Dươ ̣c, ĐHQG HN Thành viên 1.4. Đơn vị chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội 1.5. Thời gian thực hiện: Theo hợp đồng: từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 9 năm 2014 1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): Không 1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 200 triệu đồng. 1 PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VƯỜN DƯỢC LIỆU BẢO TỒN NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC PHỤC VỤ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Đặt vấn đề Sử dụng thực vật để chữa bệnh, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ con người đã có từ thời cổ đại trong các nền y học cổ truyền do chính bản chất tự nhiên của nó. Chính vì thế, vườn cây thuốc đã có lịch sử tồn tại và phát triển từ xa xưa. Ở châu Âu, từ thời Aristotle (384 TCN - 322 TCN), đã có một khu vườn cây thuốc tại Athens, sử dụng cho mục đích đào tạo, nghiên cứu thực vật học và dược học [1] [2]. Ngày nay, để phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu, các trường đại học và các khoa dược đều có các vườn thực vật, vườn cây thuốc. Các khu vườn đó không những đóng vai trò là giảng đường/phòng thí nghiệm ngoài tự nhiên, mà còn tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo tàng, hợp tác phát triển, chuyển giao công nghệ về phát triển dược liệu … Trong nước, vườn cây thuốc phục vụ bảo tồn, đào tạo và nghiên cứu khoa học còn ít, chưa đồng bộ, các nội dung hoạt động chưa phong phú. Chính vì thế, việc xây dựng vườn cây thuốc có tính tập trung để triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu chuyên đề là hết sức cần thiết. Xây dựng vườn cây thuốc tại Đại học Quốc gia Hà Nội, một đại học đa ngành hàng đầu của cả nước, là phù hợp với thực tiễn trên thế giới, giúp tăng cường năng lực và chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các lĩnh vực khoa học liên quan đến sinh, y, dược. 2. Mục tiêu Mục tiêu chính của đề tài là đề xuất được mô hình và hoạt động của vườn cây thuốc nhằm phục vụ cho mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học tại khu vực Ba Vì, Hà Nội. Để thực hiện mục tiêu này, đề tài triển khai các nhiệm vụ sau: - Đánh giá tiềm năng và điều kiện phát triển dược liệu vùng Ba Vì. - Đề xuất xây dựng vườn bảo tồn nguồn gen cây thuốc ở khu vực. - Nghiên cứu phương pháp nhân giống 02 cây thuốc tiềm năng của vùng, phục vụ phát triển dược liệu 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đánh giá tiềm năng và điều kiện phát triển dược liệu vùng Ba Vì - Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp 2 - Điều tra theo tuyến tại thực địa theo phương pháp phân tầng - ngẫu nhiên với các tầng là (i) vùng sinh thái, (ii) thảm thực vật hiện có. Các phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học, thảo luận nhóm cũng được sử dụng trong nghiên cứu. 3.2. Đề xuất xây dựng vườn cây thuốc ở khu vực - Mô hình, vai trò chức năng của vườn cây thuốc và vườn thực vật. - Kết quả điều tra đánh giá thực trạng và tính đa dạng cây thuốc của khu vực Ba Vì. - Khu đất dự kiến xây dựng vườn cây thuốc. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng các vườn cây thuốc trong nước, nhu cầu phát triển vườn cho mục tiêu đào tạo và nghiên cứu. - Chức năng nhiệm vụ của Khoa Y Dược, ĐHQGHN. 3.3. Phương pháp nghiên cứu nhân giống vô tính cây thuốc 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu nhân giống cây Đinh lăng Sử dụng đỉnh sinh trưởng và đoạn thân mang mắt ngủ làm nguồn nguyên liệu ban đầu để tiến hành cấy mô trên các môi trường muôi cấy khác nhau. 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu nhân giống cây Chùm ngây Sử dụng hạt làm nguyên liệu ban đầu, tiến hành khử trùng và cấy vào môi trường MS cơ bản. Khi mẫu tái sinh và bật chồi, sau 2-3 tuần cắt cây mầm và cấy chuyển sang môi trường MS có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng để nghiên cứu khả năng nhân nhanh chồi. 4. Tổng kết kết quả nghiên cứu 4.1. Đánh giá tiềm năng và điều kiện phát triển cây thuốc vùng Ba Vì Đề tài đã đánh giá được tiềm năng và điều kiện phát triển cây thuốc vùng Ba Vì. - Đánh giá tiềm năng và điều kiện phát triển cây thuốc vùng Ba Vì Qua điều tra, đề tài đã đánh giá được tiềm năng phong phú và điều kiện thuận lợi để triển khai xây dựng vườn cây thuốc. Trong số các loài cây thuốc được sử dụng trong một khu vực điển hình là xã Tản Lĩnh, đã xác định tên khoa học, trong đó có 30 loài với tần số nhắc lại cao, được xác định là cây dược liệu quan trọng của xã. Có 16 loài trong số đó (53.33%) đã được trồng trong vườn nhà, đây là các cây thuốc quan trọng trong hoạt động sử dụng cây thuốc chữa bệnh hàng ngày. 3 - Sử dụng thuốc nam để chữa bệnh Các cây thuốc trong khu vực này được người dân sử dụng để chữa trị 31 loại bệnh khác nhau. Trong đó có 10 bệnh phổ biến nhất là bệnh đường tiết niệu (31.54%), cảm cúm (26.85%), bệnh đường tiêu hóa (22.82%), bệnh xương khớp (20.13%), thuốc bổ (18.79%), bệnh ngoài da (17.45%), bệnh trẻ em (14.77%), bệnh đường hô hấp (14.09%), gãy xương (8.72%) và các bệnh hậu sản (8.05%). 4.2. Đề xuất xây dựng vườn cây thuốc ở khu vực 4.2.1. Giới thiệu Vườn cây thuốc, là một khu vườn trồng các loài thực vật được sử dụng làm thuốc. Ngày nay, vườn cây thuốc đã mở rộng phạm vi cây trồng và thường do các khoa dược, các trường đại học hoặc viện nghiên cứu dược liệu quản lý. Hình 4.1. Vườn dược liệu của đại học Pisa thành lập năm 1544 (http://en.wikipedia.org/wiki/Botanical_garden) Về lịch sử phát triển, từ các vườn cây thuốc thời kỳ phục hưng ở Ý vào thế kỷ thứ 16 (hình 1), vườn dần dần mở rộng nội dung. Đến thế kỷ 17, vườn phát triển thành các vườn thực vật (vườn bách thảo) do sự đa dạng về loài thực vật được trồng tăng lên. Trong thế kỷ 18, hệ thống danh pháp và phân loại thực vật được các nhà tự nhiên học hoàn chỉnh, khi đó các trường đại học liên kết với các khu vườn để triển khai hệ thống phân loại và định danh. Tiếp theo đó, nhiều chủ đề cây trồng khác cũng được triển khai như: nhóm cây có giá trị kinh tế cao, cây làm rau ăn, các loại hoa, quả. Ngày nay, hầu hết các vườn thực vật thường là nơi trồng cây thuộc nhiều chủ đề, kết hợp cả các thông tin về môi 4 trường sống về bảo tồn và phát triển bền vững. Vườn thực vật có thể có các khu vực sinh thái khác nhau như khu nhà kính, khu có mái che. Bên cạnh các hoạt động duy trì các loài thực vật sống điển hình cho các mục đích nghiên cứu khoa học, bảo tồn, trưng bày, và giáo dục, vườn còn có các hoạt động dịch vụ, du lịch như: hoạt động giáo dục, du lịch, triển lãm, và các hoạt động dịch vụ công cộng khác [1] [2] [3]. Như vậy, có thể hiểu vườn cây thuốc là một vườn thực vật có chuyên đề là các cây được sử dụng làm thuốc. Các khu vườn đó đóng vai trò quan trọng với cộng đồng và đã được đưa vào sách giáo khoa. Năm 1976, tổ chức Liberty Hyde Bailey Hortorium của đại học Cornell đã đưa ra khái niệm về vườn thực vật: Vườn thực vật là một tổ chức có đủ năng lực để duy trì một bộ sưu tập thực vật sống trong điều kiện phù hợp với khoa học sinh học, phục vụ cho mục đích đào tạo và nghiên cứu khoa học. Để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ, vườn có thể bao gồm các bộ phận khác như thư viện, khu mẫu tiêu bản, các phòng thí nghiệm, các bảo tàng, khu đất trồng thử nghiệm, vườn ươm, khu lưu tiêu bản, và các phòng ban khác. Vườn được duy trì một cách khoa học, có các hoạt động phát triển cây trồng và các hoạt động khoa học khác như xuất bản, thông tin… Mỗi khu vườn phát triển một cách tự nhiên, theo các hướng riêng, tùy thuộc vào ưu thế chuyên môn, vị trí địa lý, quy mô, nguồn kinh phí duy trì và qui chế hoạt động [4]. Vườn có thể là một tổ chức độc lập, một tổ chức của chính phủ hoặc trực thuộc một trường đại học. Nếu là một bộ phận của một cơ sở giáo dục, vườn sẽ liên quan nhiều đến các chương trình đào tạo. Trong mọi trường hợp, vườn tồn tại vì mục tiêu khoa học và không bị hạn chế hoặc chuyển hướng theo các mục đích khác. Trong số chức năng nhiệm vụ của vườn thực vật, nền tảng khoa học luôn được nhấn mạnh. Trong bài viết về vai trò của các vườn, Ferdinand Mueller (1825-1896), giám đốc Royal Botanic Gardens, Melbourne (1852-1873), cho rằng "trong mọi trường hợp, đối tượng của một vườn thực vật phải chủ yếu là khoa học và cung cấp các bài học cho nhiệm vụ đào tạo ". Theo ông vườn thực vật có các vai trò và chức năng sau [5]: 1. Sẵn sàng cung cấp các mẫu cây phục vụ cho nghiên cứu. 2. Thể hiện được tính đa dạng thực vật cả về số loài và phương thức sử dụng. 3. Có các loài thực vật đặc trưng cho các vùng, miền. 4. Các cây được trồng theo phân loại của thực vật học. 5. Có trồng cây quí hiếm để phục vụ bảo tồn. 6. Có trồng các cây có giá trị kinh tế như: cây lấy gỗ chính, cây công nghiệp. 5 7. Có khu nhà kính trồng các loại cây của các vùng khí hậu khác nhau. 8. Các cây đều có nhãn, ghi thông tin chính xác. 9. Có hồ sơ ghi chép về cây và hiệu năng của chúng. 10. Định kỳ xuất bản các Catalog về vườn được. 11. Có các cơ sở nghiên cứu trên các loài thực vật sống. 12. Có các hoạt động nghiên cứu phân loại thực vật. 13. Hoạt động triển lãm các loại thực vật khác nhau. 14. Hoạt động đào tạo cho học sinh, sinh viên. 15. Phòng trưng bày mẫu. 16. Lựa chọn và giới thiệu các cây cảnh và cây có giá trị để thương mại hóa. 17. Triển khai các nghiên cứu về hóa thực vật (Phytochemistry) 18. Báo cáo về tác động của các loài thực vật đối với động vật. 19. Có ít nhất một nhà sưu tập, duy trì các hoạt động ngoài thực địa. Trên thế giới, có hàng nghìn vườn thực vật ở khoảng 150 quốc gia, hàng năm thu hút hàng trăm triệu lượt khách tới thăm. Với thực tế như vậy, ảnh hưởng của các vườn thực vật tới sinh hoạt cộng đồng ngày càng tăng [6]. Trong lịch sử, các vườn hợp tác thông qua các hoạt động công bố danh sách cây và hạt giống. Đây là cách thức phổ biến để trao đổi giống cây và thông tin giữa các vườn thực vật. Hiện nay, phương thức đó vẫn được thực hiện nhưng các vấn đề về bản quyền, bảo tồn gen và các nguy cơ phát triển xâm lấn của các loài di thực được quan tâm nhiều hơn [7]. Các tổ chức quốc tế liên quan đến vườn thục vật gồm có: Hiệp hội Vườn Thực vật Quốc tế (The International Association of Botanic Gardens – IABG)), thành lập năm 1954, là một tổ chức toàn cầu thuộc Liên minh quốc tế về sinh vật học[8]; Tổ chức Vườn bảo tồn thực vật quốc tế (Botanic Gardens Conservation International - BGCI), đóng vai trò liên kết các vườn với tinh thần “huy động các vườn thực vật và các đối tác tham gia bảo tồn tính đa dạng thực vật vì lợi ích của con người và bảo vệ hành tinh” [9]. 4.2.2. Đề xuất mô hình vườn Cây thuốc 4.2.2.1. Nội dung vườn cây thuốc Với các căn cứ trên, đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ đề xuất mô hình vườn cây thuốc tại khu vực Ba Vì với các nội dung như sau. Vườn dự kiến xây dựng tại khu vực thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Vì. Vườn Quốc gia Ba Vì là một khu có tính đa dạng sinh học cao, có khu bảo tồn thiên nhiên rộng 6 lớn. Đặt vườn cây thuốc của Khoa tại khu vực đó có nhiều thuận lợi để triển khai các chức năng về bảo tồn, đào tạo, nghiên cứu khoa học, trưng bày giới thiệu và liên kết. Hình 4 . 2 : Sơ đồ k h u v ư ờ n cây thuốc B a V ì Để xây dựng vườn cây thuốc phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, nội dung của vườn gồm những phần sau: - Vườn trồng cây thuốc + Khu cây thuốc điển hình trên thế giới: Trồng các cây thuốc điển hình trên thế giới, đánh dấu những mốc quan trọng trong lịch sử phát minh thuốc của nhân loại. Mỗi cây sẽ có các thông tin bao gồm mã số, tên khoa học, tên thường dùng, văn bản mô tả về thực vật học, hóa thực vật, tác dụng và cách sử dụng, lịch sử sử dụng và mã số các tài liệu tham khảo (có thể có cả mã tập tin video về cây thuốc)… Dự kiến diện tích khoảng 1000 m2, số cây thuốc trồng ở giai đoạn đầu khoảng 5 cây. + Khu cây thuốc điển hình trong nước (phân chia theo nhóm tác dụng hoặc loài thực vật): Trồng các cây thuốc điển hình, cây thuốc quí hiếm, cây chứa tinh dầu của đất nước. Cây sẽ được trồng theo các cách phân loại thích hợp và mỗi cây cũng sẽ có các thông tin như mã số, tên khoa học, tên thường dùng, văn bản mô tả về thực vật học, hóa thực vật, tác dụng và cách sử dụng, lịch sử sử dụng và mã 7 số các tài liệu tham khảo nếu có (có thể có cả mã tập tin video về cây thuốc)… Dự kiến diện tích khoảng 10.000 m2, giai đoạn đầu trồng khoảng 150 cây thuốc. + Khu cây độc: Trồng các cây độc điển hình trên thế giới và trong nước. Mỗi cây, ngoài các thông tin nêu trên còn có thêm các thông tin như: độc tính, dấu hiệu ngộ độc, cách giải độc… Dự kiến diện tích khoảng 1000 m 2, giai đoạn đầu trồng khoảng 5 cây độc. + Khu cần điều kiện sinh thái đặc biệt: Đây là khu vực cần kiểm soát các điều kiện như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm để đảm bảo môi trường cho một số loại cây thuốc quí hiếm sinh trưởng. Khu vực này giai đoạn đầu sẽ được xây dựng dưới dạng nhà lưới trên diện tích khoảng 500 m 2. + Khu vườn ươm thực nghiệm: Phục vụ cho công tác nghiên cứu trồng thử nghiệm trong quá trình nhân giống và chọn giống. Đây cũng là khu có thể sử dụng cho mục đích trồng thử nghiệm trên diện rộng một số cây thuốc quí hiếm điển hình, có khả năng thương mại cao. Khu vực này sẽ được phát triển theo yêu cầu thực tế trong quá trình Vườn hoạt động tại các khu đất trống còn lại. - Khu phòng thí nghiệm Nghiên cứu sẽ là một trong các hoạt động chính của Vườn cây thuốc, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo. Khu này, giai đoạn đầu sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 400 m2 và có một số phòng nghiên cứu chính sẽ được từng bước triển khai trong quá trình hoạt động như: + Labo tiêu bản cây thuốc: Làm tiêu bản mẫu dược liệu phục vụ công tác lưu trữ, trưng bày, đào tạo, trao đổi, nghiên cứu và hợp tác quốc tế. + Labo nghiên cứu hóa thực vật và đánh giá tác dụng sinh học: Phục vụ cho công tác nghiên cứu về cây thuốc, về hóa thực vật cây thuốc. Bên cạnh đó labo cũng phát triển các phương pháp và nội dung nghiên cứu nhằm sàng lọc, đánh giá tác dụng sinh học của các chất có nguồn gốc tự nhiên. Labo này đảm bảo các nhiệm vụ chính như nhận diện cây thuốc, tiêu chuẩn hóa cây thuốc, tham gia nghiên cứu phát triển thuốc có nguồn gốc tự nhiên. + Labo nghiên cứu phát triển thuốc có nguồn gốc tự nhiên: tham gia các hoạt động nghiên cứu phát triển thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên. + Labo nhân giống và chọn giống dược liệu: Labo này sẽ hoạt động trong lĩnh vực nhân giống và chọn giống cây thuốc. Đây là một khâu then chốt giúp thực 8 hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển dược liệu. Labo này sẽ được đầu tư phát triển theo nhu cầu thực tế của ngành và các nhiệm vụ khoa học công nghệ cụ thể. - Khu phát triển giống và bảo tồn nguồn gen cây thuốc: Khu vực này có nhiệm vụ chính là bảo tồn nguồn gen các cây thuốc quí, phục vụ các công tác bảo tồn. Bên cạnh đó các hoạt động nhân giống để phát triển các nguồn gen quí hiếm cũng được đẩy mạnh. - Khu thông tin cây thuốc: Đây là trung tâm thông tin về cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc. Bên cạnh đó, để phát triển bền vững, vườn cây thuốc Ba Vì cũng sẽ phải từng bước tham gia vào công tác thực hiện sưu tầm, lưu trữ, khai thác và phát triển kinh nghiệm cổ truyền sử dụng thuốc Nam chữa bệnh. Vườn sẽ từng bước xây dựng nhiệm vụ tìm ra và nhân rộng việc sử dụng một số bài thuốc Nam thực sự có hiệu quả của nhân dân vùng Ba Vì nói riêng và kinh nghiệm cổ truyển nói chung; tìm ra và xây dựng thương hiệu Quốc gia cho một số cây thuốc quí đặc hữu của Việt Nam. 4.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của vườn dược liệu Chức năng và nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cây thuốc Bảo tồn nguồn gen cây thuốc là một trong những chức năng của vườn. Chức năng này có vai trò quan trọng không những để thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học mà còn góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển dược liệu. Bản thân việc xây dựng vườn cây thuốc cũng là thực hiện nhiệm vụ bảo tồn. Các nhiệm vụ cụ thể để thực diện chức năng này gồm: + Sưu tầm và trồng các cây thuốc quí hiếm phục vụ bảo tồn. + Sưu tầm và trồng các loài thực vật đặc trưng cho các vùng, miền. + Nghiên cứu nhân giống các cây thuốc quí hiếm. - Chức năng và nhiệm vụ đào tạo Vườn cây thuốc có chức năng là một giảng đường ngoài thực địa để triển khai nhiệm vụ đào tạo cho sinh viên ngành dược và các ngành có liên quan đến dược liệu, thực vật học, về tài nguyên sinh thái, hóa thực vật…. Để thực hiện chức năng này vườn có một số nhiệm vụ cụ thể như: + Xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động đào tạo cho sinh viên của Khoa về các nội dung có liên quan. 9 + Trồng cây thuốc theo phân loại thực vật học, các cây có ghi nhãn tên khoa học và các thông tin về sử dụng, phân bố… + Có khu nhà kính trồng các loại cây của các vùng khí hậu khác nhau. + Cung cấp các mẫu cây, mẫu tiêu bản phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu. + Thể hiện được tính đa dạng thực vật cả về số loài và phương thức sử dụng. + Phòng trưng bày mẫu phục vụ triển lãm và đào tạo. - Chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Vườn được coi là một phòng thí nghiệm ngoài thực địa để triển khai các hoạt động nghiên cứu về dược liệu và thực vật. Để thực hiện chức năng này vườn có các nhiệm vụ cụ thể như: + Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học hàng năm. + Xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học về dược liệu, thực vật, hóa thực vật và tác dụng sinh học, nghiên cứu phát triển thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên. + Xây dựng cơ sở dữ liệu về cây thuốc, tác dụng của cây thuốc, tri thức sử dụng cây thuốc phục vụ nghiên cứu khoa học và thông tin cây thuốc. + Xây dựng các báo cáo về dược liệu, về tác động môi trường tới dược liệu, tác động của dược liệu với động vật. - Chức năng và nhiệm vụ hợp tác phát triển Vườn có chức năng liên kết hợp tác với các vườn cây thuốc, thực vật và các khu vực bảo tàng thiên nhiên khác để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và phát triển dược liệu, thực vật. Vườn có các nhiệm vụ chính để thực hiện chức năng này như: + Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hợp tác và phát triển hàng năm. + Hợp tác với các đơn vị để trao đổi cây, giống cây và thông tin cây thuốc. + Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN để xây dựng nội dung và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học về cây thuốc và thực vật. - Chức năng và nhiệm vụ chuyển giao tri thức và sản xuất thử nghiệm 10 Chức năng chuyển giao tri thức và sản xuất thử nghiệm giúp phát huy được thế mạnh và tăng cường giá trị xã hội cho vườn. Một số nhiệm vụ cụ thể để thực hiện chức năng này như: + Chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. + Xây dựng mô hình GACP và trồng thử nghiệm các cây thuốc có giá trị dược liệu cao để phục vụ mục tiêu chuyển giao tri thức và sản xuất thử nghiệm. + Nghiên cứu phát triển các phương thức sử dụng an toàn và hiệu quả dược liệu cho mục đích chăm sóc sức khỏe cộng đồng. + Tuyển chọn, nhân giống giống cây thuốc để cung cấp cho nhu cầu phát triển dược liệu và sinh vật cảnh. 4.3. Nghiên cứu nhân giống cây thuốc bằng phương pháp nuôi cấy mô Giống cây thuốc là một vấn đề lớn đối với quá trình bào tồn và phát triển dược liệu. Chính vì thế để phát triển vườn dược liệu đề tài cũng đặt nhiệm vụ nghiên cứu nhân giống dược liệu. Nhân giống dược liệu bằng phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm có nhiều ưu điểm như: - Chủ động chọn được giống tốt. - Có thể nhân được lượng lớn giống. - Tránh được ảnh hưởng của môi trường. Để thực hiện nội dung nghiên cứu này, đề tài chọn đối tượng là hai cây thuốc Đinh lăng và Chùm ngây. Đinh lăng là một cây thuốc quí của nước ta, đã được phát triển ứng dụng nhiều trong thời gian vừa qua, nhu cầu về giống để phát triển các vùng trồng lớn. Chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp với nhiều vùng thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, được xác định là một cây giúp xóa đói giảm nghèo. Chùm ngây còn được sử dụng để phát triển thuốc và thực phẩm chức năng với nhiều tác dụng quí. Lựa chọn hai cây thuốc đó để nghiên cứu nhân giống cũng có ý nghĩa về mặt khoa học, Đinh lăng được nhân giống theo phương thức vô tính (sử dụng đỉnh sinh trưởng từ cây) còn Chùm ngây được nhân giống theo phương thức hữu tính (lấy mầm sinh trưởng mọc từ hạt để nhân giống). Đề tài đã hoàn thành các nghiên cứu nhân giống cho hai cây thuốc, các nội dung này đã được sử dụng để hướng dẫn hai học viên cao học chuyên ngành Lâm học và công bố hai bài báo khoa học trên tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (12/2012) và tạp chí Dược học (10/2013). 11 5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận 5.1. Đánh giá về các kết quả đã đạt được Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu, đạt được các mục tiêu đặt ra. 5.2. Kết luận Việc xây dựng vườn cây thuốc của Khoa Y Dược, ĐHQGHN là rất cần thiết, vừa giúp thực hiện được chức năng nhiệm vụ, vừa giúp phát huy được vai trò của Khoa đối với cộng đồng. Qua các chức năng nhiệm vụ đề xuất, các nội dung hoạt động của vườn sẽ giúp Đại học Quốc gia nói chung và Khoa Y Dược nói riêng thể hiện được vai trò đi đầu trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học đa ngành và chuyên ngành Y, Dược. Với các nội dung hoạt động của vườn, vườn sẽ có các tác động tích cực không chỉ với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học dược mà còn góp phần vào thực hiện chiến lược phát triển ngành Dược. 6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu xây dựng vườn cây thuốc ở khu vực Ba Vì nhằm phục vụ Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra với các kết quả chính gồm: - Qua các nghiên cứu điều tra, đánh giá, đề tài đã đề xuất được vị trí xây dựng; mô hình vườn dược liệu, bao gồm cả nội dung và chức năng nhiệm vụ của vườn, phục vụ bảo tồn nguồn gen cây thuốc nhằm phục vụ Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học. - Đề tài đã được sử dụng đề hướng dẫn 02 luận văn cao học. - Đã công bố 02 bài báo khoa học nghiên cứu nhân giống cây thuốc bằng phương pháp nuôi cấy mô. Summary Project "Study to develop a medicinal garden for medicinal genetic conservation at Bavi area for the purposes of Training and Scientific Research" has completed the goals set out, with the main results include: - Through the investigation, evaluation, the project were proposed location of the garden; the garden model, including content, functions and duties. - The project was used to guide two thesis for master degree. 12 - The project has published 02 scientific research articles about medicinal plant propagation (for Moringa oleifera Lam. Moringaceae and Polyscias fruticosa L.Harms Araliaceae). Tài liệu tham khảo 1. Young, Michael (1987). Collins Guide to the Botanical Gardens of Britain. London: Collins. ISBN 0-00-218213-0. 2. Thanos, C.A. (2005). Karamanos, A.J. & Thanos, C.A. (eds), ed. "Biodiversity and Natural Heritage in the Aegean, Proceedings of the Conference 'Theophrastus 2000' (Eressos – Sigri, Lesbos, 6–8 July 2000)". Athens: Fragoudis. pp. 23–45. Retrieved 30 November 2011. 3. Taylor, Patrick (2006). The Oxford Companion to the Garden. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-866255-6 4. Bailey, Liberty Hyde & Bailey, Ethel Z. (1978). Hortus Third. New York: Macmillan. ISBN 0-02-505470-8. 5. Mueller, Ferdinand von (1871). The objects of a botanic garden in relation to industries : a lecture delivered at the Industrial and Technological Museum. Melbourne: Mason, Firth & McCutcheon. 6. "The History of Botanic Gardens".BGCI.org. BGCI. Retrieved 8 November 2011 7. Heywood, Vernon H. (1987). "The changing rôle of the botanic gardens". In Bramwell, David et al. (eds). Botanic Gardens and the World Conservation Strategy. London: Academic Press. pp. 3–18. ISBN 0-12-125462-3. 8. "International Association of Botanic Gardens (IABG)". BGCI.org. Botanic Gardens Conservation International. Retrieved 8 November2011. 9. "Mission statement". BGCI.org. Botanic Gardens Conservation International. Retrieved8 November 2011. 13 PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Kết quả nghiên cứu Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu TT kinh tế - kỹ thuật Tên sản phẩm Đăng ký 1 Đạt được Đánh giá tiềm năng và điều kiện phát triển Chuyên đề 1: Đánh giá dược liệu vùng Ba Vì, trên cơ sở điều tra tiềm năng và điều kiện tính đa dạng sinh học, tri thức sử dụng cây phát triển dược liệu vùng thuốc và các các yếu tố kinh tế - xã hội – Ba Vì, trên cơ sở điều tra văn hóa – tài nguyên liên quan đến khai tính đa dạng sinh học, tri thác, quản lý, sử dụng cây thuốc tại Ba Vì, thức sử dụng cây thuốc và việc phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc các các yếu tố kinh tế - xã ở Ba Vì có tính khả thi và chiến lược cao hội – văn hóa – tài nguyên liên quan đến khai thác, quản lý, sử dụng cây thuốc tại Ba Vì 2 Mô hình vườn bảo tồn nguồn gen cây thuốc Chuyên đề 2: Mô hình ở vùng Ba Vì gồm: Vườn cây thuốc phục vườn bảo tồn nguồn gen vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa cây thuốc ở vùng Ba Vì học và các lab nghiên cứu cây thuốc gồm: Vườn cây thuốc phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và các lab nghiên cứu cây thuốc 3 Nhân giống 02 cây thuốc tiềm năng của 02 Bài báo đăng trên: vùng, phục vụ phát triển dược liệu là cây - Tạp chí Dược học đinh lăng và cây chùm ngây bằng phương - Tạp chí Nông nghiệp và pháp nuôi cấy mô tế bào Phát triển nông thôn 14 3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả Sản phẩm TT Tình trạng Ghi địa chỉ Đánh giá (Đã in/ chấp nhận in/ và cảm ơn chung đã nộp đơn/ đã được sự tài trợ (Đạt, chấp nhận đơn hợp của không lệ/ đã được cấp giấy ĐHQGHN đạt) xác nhận SHTT/ xác đúng quy nhận sử dụng sản định phẩm) 1 Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế 1.1 Hà Bích Hồng, Vũ Thị Thơm, Vũ Đã in Đạt Đức Lợi, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Hải “Bước đầ u xây dựng quy trình nhân giống invitro cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa L.Harms)”. Tạp chí Dược học số 450, năm thứ 53, phát hành 2013, trang 2530, ISSN 0866-7861. 1.2 Hà Bích Hồng, Nguyễn Thanh Hải, Đã in Đạt Hà Văn Huân, Nguyễn Thế Hưởng, Vũ Thị Thơm“Nghiên cứu nhân giống cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam) bằng phương pháp nuôi cấy mô - tế bào”. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, phát hành năm 2012, trang 168-172, ISSN 1859-4581. 15 3.3. Kết quả đào tạo TT Thời gian và kinh phí Công trình công bố liên quan tham gia đề tài (Sản phẩm KHCN, luận án, luận (số tháng/số tiền) văn) Họ và tên Đã bảo vệ Học viên cao học 1 Trần Văn 16 tháng Tiến Nghiên cứ u nhân giố ng nhanh cây Chùm ngây (Moringa Đã bảo vệ oleifera L .) chấ t lượng cao bằ ng phương pháp nuôi cấ y mô tế bào” 2 Nguyễn Thế 24 tháng Đạt Nghiên cứu nhân giống cây Đang đợi Đinh Lăng (Polyscias bảo vệ fruticosa) bằng phương pháp nhân giống vô tính PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI TT 1 Sản phẩm Số lượng đăng Số lượng đã ký hoàn thành Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus 2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản 3 Đăng ký sở hữu trí tuệ 4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus 5 Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của 2 2 ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế 6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng 7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN 16 8 Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS 9 Đào tạo thạc sĩ 2 - 01 đã bảo vệ - 01 chuẩn bị bảo vệ PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ Nô ̣i dung Kinh phí dự toán Kinh phí đã (Đề tài QG.12.25) (VNĐ) Tỉ lệ giải ngân Ghi chú giải ngân (VNĐ) Xây dựng đề cương chi tiế t 2.000.000 2.000.000 100% Thu thâ ̣p và viế t tổ ng quan 8.000.000 100% 116.000.000 100% 30.000.000 30.000.000 100% , viế t 20.000.000 20.000.000 100% 12.000.000 12.000.000 100% Phụ cấp chủ nhiệm đề tài 12.000.000 12.000.000 100% Tổ ng cô ̣ng 200.000.000 200.000.000 100% 8.000.000 tài liệu Điề u tra , khảo sát , nghiên 116.000.000 cứu thực nghiệm… Chi phí cho đào ta ̣o Hô ̣i thảo khoa ho ̣c báo cáo tổng kết , nghiê ̣m thu Chi khác (văn phòng phẩm, in ấ n, quản lý) 17 PHẦN VI. KIẾN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức thực hiện ở các cấp) 1. Triển khai xây dựng vườn cây thuốc Ba Vì nhằm phục vụ công tác đào tào, nghiên cứu khoa học với những loài cây khác nhau, đặc biệt các loài cây quý hiếm tại Vùng Ba Vì 2. Triển khai hoàn thiện quy trình nhân giống vô tính cây Đinh lăng, cây Chùm ngây và tiến hành nhân giống, trồng tại vùng Ba Vì. 3. Tiếp tục nghiên cứu nhân giống thêm các giống cây thuốc khác để có thể trồng tại vùng Ba Vì 4. Thực hiện nghiên cứu so sánh hàm lượng thành phần hóa học trong các cây nhan giống bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào với các cây nhan giống bằng các phương pháp thông thường. 5. Thực hiện các nghiên cứu phát triển sản phẩm từ những cây thuốc của vùng Ba Vì để có cơ sở phát triển vùng dược liệu Ba Vì PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III) 18 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU Y HỌC CỔ TRUYỀN LẦN THỨ 6 MỤC A: DANH MỤC VỊ THUÔC Nguồn gốc IV Tên vị thuốc I II III 1 I. Nhóm phát tán phong hàn Bạch chỉ B-N Radix Angelicae dahuricae Angelica dahurica Benth. et Hook.f. – Apiaceae Cảo bản B Ligusticum sinense Oliv. – Apiaceae Cúc tần N Kinh giới Tràm N N Ma hoàng Phòng phong B B Quế chi Sinh khương B- N N Rhizoma et Radix Ligustici chinensis Radix et folium Pluccheae indicae Herba Elsholtziae ciliatae Ramulus cum Folium Melaleucae Herba Ephedrae Radix Saposhnikoviae divaricatae Ramulus Cinnamomi Rhizoma Zingiberis recens Tô diệp Tân di Trầu không Tế tân N B- N N B Folium Perillae Flos Magnoliae liliflorae Folium Piperis betle Herba et Radix Asari Perilla frutescens (L.) Britt. - Lamiaceae Magnolia liliflora Dear. –Magnoliaceae Piper betle L. – Piperaceae Asarum heterotropoides Kitag. – Aristolochiaceae 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Tên khoa học của vị thuốc Tên khoa học của cây, con và khoáng vật làm thuốc VI STT STT V Plucchea indica (L.) Less – Asteraceae Elsholtzia ciliata Thunb.- Lamiaceae Melaleuca cajeputi Powell. – Myrtaceae Ephedra sp. – Ephedraceae Saposhnikovia divaricata (Turcz.) Schischk.Apiaceae Cinnamomum sp. – Lauraceae Zingiber officinale Rosc. - Zingiberaceae
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan