Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn dược liệu và cao dược liệu từ cây lá diễn...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn dược liệu và cao dược liệu từ cây lá diễn

.PDF
43
20
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC NGÔ THỊ QUỲNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU VÀ CAO DƯỢC LIỆU TỪ CÂY LÁ DIỄN (Dicliptera chinensis (L.) Ness) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC HÀ NỘI – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC NGÔ THỊ QUỲNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU VÀ CAO DƯỢC LIỆU TỪ CÂY LÁ DIỄN (Dicliptera chinensis (L.) Ness) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA I Người hướng dẫn: 1. 2. PGS.TS.TRẦN VIỆT HÙNG ThS.NGUYỄN THÚC THU HƯƠNG HÀ NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực hiện đề tài với nhiều nỗ lực và cố gắng, thời điểm hoàn thành khóa luận là lúc tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn chân thành với những người đã dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Trần Việt Hùng – Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM, TS.Vũ Đức Lợi - Giám đốc trung tâm khảo thí, Chủ nhiệm bộ môn Dược liệu và Dược học cổ truyền Khoa Y Dược, ĐHQGHN, ThS.Nguyễn Thúc Thu Hương – giảng viên bộ môn Dược liệu và Dược học cổ truyền Khoa Y Dược, ĐHQGHN,đã hướng dẫn tận tình, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, các kỹ thuật viên bộ môn Dược liệu và Dược học cổ truyền, Hóa dược và Kiểm nghiệm thuốc, Bào chế và Công nghệ dược phẩm – Khoa Y Dược, ĐHQGHN đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm thực nghiệm tại trường. Xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, các phòng ban đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận. Cám ơn các thầy cô Khoa Y Dược, ĐHQGHN đã quan tâm dìu dắt và truyền kiến thức cho tôi trong 5 năm học vừa qua. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình học tập và làm khóa luận. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Sinh viên Ngô Thị Quỳnh DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CTCT Công thức cấu tạo DCP Dicliptera chinensis polysaccharide DĐVN IV Dược điển Việt Nam IV DMN Dimethylnitrosamine EtOH Ethanol HF Bệnh sơ gan HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography). NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân MeOH Methanol MS Phương pháp khối phổ PL Phụ lục PTN Phòng thí nghiệm r Hệ số tương quan. SKLM Sắc ký lớp mỏng TT Thuốc thử DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1: Công thức cấu tạo của các chất có trong cây Lá diễn 10 Bảng 2.1: Cách pha dãy chuẩn quercetin để đo quang 19 Bảng 3.1: Bảng kết quả định tính các chất có trong dược liệu từ cây Lá diễn 27 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên hình, đồ thị Trang Hình 1.1: Bộ phận trên mặt đất của cây Lá diễn 8 Hình 3.1: Thân, lá, hoa cây Lá diễn 24 Hình 3.2: Hình ảnh vi phẫu thân cây Lá diễn 25 Hình 3.3: Hình ảnh vi phẫu lá cây Lá diễn 25 Hình 3.4: Đặc điểm vi phẫu bột dược liệu từ cây Lá diễn 26 Hình 35: Đường chuẩn sự phụ thuộc của độ hấp thụ A theo nồng độ quercetin 28 MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN…………………………………………………. 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU VÀ CAO DƯỢC LIỆU ........................................................................... 3 1.1.1. Cách thức xây dựng tiêu chuẩn ......................................................... 3 1.1.2. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở nói chung.......................... 3 1.2. TỔNG QUAN VỀ CAO DƯỢC LIỆU ................................................... 4 1.2.1. Định nghĩa ......................................................................................... 4 1.2.2. Phân loại ............................................................................................ 5 1.3. TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN THUỐC NHỎ MẮT ....................... 5 1.3.1. Tính chất: Thể chất lỏng ................................................................... 5 1.3.2. Độ trong ............................................................................................. 5 1.3.3. Kích thước tiểu phân ......................................................................... 6 1.3.4. Giới hạn cho phép về thể tích ............................................................ 6 1.3.5. Định tính ............................................................................................ 6 1.3.6. Định lượng ......................................................................................... 6 1.3.7. Độ vô khuẩn ...................................................................................... 6 1.3.8. Độ pH ................................................................................................ 6 1.3.9. Các yêu cầu kỹ thuật khác ................................................................. 7 1.4. TỔNG QUAN VỀ CÂY LÁ DIỄN ......................................................... 7 1.4.1. Đặc điểm thực vật .................................................................................... 7 1.4.1.1. Vị trí phân loại chi Dicliptera ........................................................ 7 1.4.1.2. Đặc điểm thực vật chi Dicliptera ................................................... 8 1.4.1.3. Số lượng loài và sự phân bố các loài thuộc chi Dicliptera ............ 9 1.4.2. Thành phần hóa học .......................................................................... 9 1.4.3. Tác dụng sinh học............................................................................ 11 1.4.3.1. Công dụng, chỉ định và phối hợp trong dân gian ......................... 11 1.4.3.2. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu ......................................... 11 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….. 13 2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị ..................................................................... 13 2.1.1. Nguyên vật liệu................................................................................ 13 2.1.1.1. Dược liệu Lá diễn ......................................................................... 13 2.1.1.2. Chiết xuất và phân đoạn cao khô dược liệu Lá diễn .................... 13 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 13 2.1.3. Hóa chất ........................................................................................... 13 2.1.4. Trang thiết bị, dụng cụ .................................................................... 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14 2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu từ cây Lá diễn ...................... 14 2.2.1.1. Mô tả............................................................................................. 14 2.2.1.2. Vi phẫu ......................................................................................... 15 2.2.1.3. Bột : Làm tiêu bản , soi bột dưới kính hiển vi. ............................ 15 2.2.1.4. Mất khối lượng do làm khô .......................................................... 15 2.2.1.5. Tro toàn phần ............................................................................... 15 2.2.1.6. Kim loại nặng ............................................................................... 15 2.2.1.7. Tỷ lệ vụn nát ................................................................................. 15 2.2.1.8. Định tính ....................................................................................... 16 2.2.1.9. Định lượng.................................................................................... 17 2.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao khô dược liệu từ cây Lá diễn ........ 17 2.2.2.1. Tính chất ....................................................................................... 17 2.2.2.2. Mất khối lượng do làm khô .......................................................... 17 2.2.2.3. Độ mịn .......................................................................................... 17 2.2.2.4. Độ PH ........................................................................................... 18 2.2.2.5. Định tính ....................................................................................... 18 2.2.2.6. Định lượng.................................................................................... 18 2.2.2.7. Tro toàn phần ............................................................................... 21 2.2.2.8. Kim loại nặng (Pb) ....................................................................... 21 2.2.2.9. Độ vô khuẩn. ................................................................................ 22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ………………………………. 23 3.1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu từ cây Lá diễn ............................ 23 3.1.1. 3.1.2. 3.1.3. 3.1.4. 3.1.5. 3.1.6. 3.1.7. 3.1.8. 3.1.9. Mô tả............................................................................................. 23 Vi phẫu ......................................................................................... 23 Bột ................................................................................................ 25 Mất khối lượng do làm khô .......................................................... 26 Tro toàn phần ............................................................................... 26 Kim loại nặng: không quá 10ppm. ............................................... 26 Tỷ lệ vụn nát ................................................................................. 26 Định tính ....................................................................................... 27 Định lượng.................................................................................... 27 3.2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao khô dược liệu từ cây Lá diễn .............. 27 3.2.1. Tính chất ....................................................................................... 27 3.2.2. Mất khối lượng do làm khô .......................................................... 27 3.2.3. Độ mịn .......................................................................................... 27 3.2.4. Độ PH ........................................................................................... 27 3.2.5. Định tính ....................................................................................... 27 3.2.6. Định lượng.................................................................................... 27 3.2.7. Tro toàn phần ............................................................................... 28 3.2.8. Kim loại nặng ............................................................................... 28 3.2.9. Độ vô khuẩn ................................................................................. 28 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………. 29 Kết luận .................................................................................................. 29 Kiến nghị................................................................................................ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………....31 MỞ ĐẦU Ngày nay trên thế giới, xu hướng tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên ngày càng tăng. Con người có khuynh hướng sử dụng nhiều thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước ta có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Đất đai và khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý. Đây chính là tiền đề tốt để ngành Dược phát triển thuốc từ Dược liệu [18]. Cây Lá diễn (Dicliptera chinensis (L.) Ness) là loài thực vật phổ biến ở một số tỉnh ở Việt Nam. Lá diễn không chỉ dùng làm thực phẩm ăn hàng ngày mà còn được sử dụng làm thuốc với nhiều công dụng như: chữa cảm mạo, sốt, đau mắt đỏ, viêm họng sưng đau, làm mát gan… Tuy nhiên, cho tới nay những nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý của cây vẫn còn hạn chế. Hầu như chưa có tiêu chuẩn đầy đủ nào để làm thước đo đánh giá chất lượng của dược liệu này; xây dựng một tiêu chuẩn để định danh, chống nhầm lẫn và xác định hàm lượng các thành phần có tác dụng dược lý trong dược liệu là việc làm rất cần thiết, không những góp phần vào việc đầy lùi các sai phạm trên, mà còn đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu, chống sử dụng nhầm lẫn dược liệu giả đang tràn lan trên thị trường đồng thời ứng dụng làm thuốc hay sản xuất thuốc [19]. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các dược liệu được tổng hợp được ứng dụng rộng rãi và sử dụng ngày càng nhiều. Vì vậy, để phát huy tiềm năng của nguồn dược liệu đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và chiết xuất dược liệu Lá diễn thành dạng cao bột khô. Một trong số đó là vấn đề xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu đồng thời xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho cao dược liệu Lá diễn. Đây cũng là một yếu tố cấp bách đối với các nhà nghiên cứu dược liệu. Để có thể sử dụng dược liệu làm nguyên liệu làm thuốc thì đòi hỏi cần phải xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời xây dựng các phương pháp thử để đánh giá các tiêu chuẩn đó [20]. 1 Từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy Lá diễn là một loại dượcthực phẩm quý cần được nghiên cứu và phát triển. Để có thể tận dụng được nguồn dinh dưỡng cũng như các dược tính quý của cây Lá diễn, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao giá trị thương mại của cây Lá diễn. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn dược liệu và cao dược liệu từ cây Lá diễn” với các mục tiêu sau: 1. Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở dược liệu từ cây Lá diễn 2. Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cao khô dược liệu từ cây Lá diễn . 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU VÀ CAO DƯỢC LIỆU Hiện nay, các nghiên cứu về dược liệu đang được chú trọng và phát triển. Tuy nhiên trong báo cáo, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đã đưa ra những con số báo động, hàng năm, ngành dược Việt Nam sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80-85% nhập khẩu (chủ yếu nhập từ Trung Quốc). Như vậy, hiện nay mới chỉ có khoảng 1.400 tấn dược liệu nhập khẩu có nguồn gốc rõ ràng là rất ít so với nhu cầu sử dụng dược liệu hiện nay. Qua đây có thể thấy tình hình dược liệu vận chuyển lậu đang diễn biến phức tạp. Ngoài số liệu dược liệu không rõ nguồn gốc thì hiện người tiêu dùng cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ sử dụng các loại dược liệu kém chất lượng, giả. Việc thông quan dược liệu qua cửa khẩu còn rất nhiều hạn chế. Tại các cửa khẩu, cán bộ hải quan chỉ kiểm tra được số lượng, trọng lượng bao hàng, không kiểm tra được chất lượng các dược liệu do việc xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu còn hạn chế và một số các loại dược liệu còn chưa có tiêu chuẩn nào cụ thể [5,6]. 1.1.1. Cách thức xây dựng tiêu chuẩn Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn. Các tiêu chuẩn quốc gia tưng ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở [6]. 1.1.2. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở nói chung ❖ Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những phương thức cơ bản sau: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở. Ví dụ như đối với việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu ta tham khảo Dược điển VN IV, Dược điển nước ngoài như: Dược điển Anh, Mỹ, Trung Quốc làm tài liệu tham chiếu. Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành. 3 Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm. Đây chính là phương pháp mà bài báo cáo khóa luận này chúng tôi muốn hướng tới để xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở dược liệu và tiêu chuẩn cơ sở cao dược liệu từ cây Lá diễn. Đồng thời dựa trên cơ sở các quy định tại Dược điển Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan [3, 4]. ❖ Thông thường sẽ dựa vào các phương pháp sau để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở: Phương pháp cảm quan: bằng sự quan sát về hình dạng, thể chất, mầu sắc, mùi vị…chúng ta có thể nhận biết được từng vị dược liệu, cao dược liệu hay các sản phẩm từ chúng. Phương pháp này chúng ta có thể xác định sơ bộ được tên, bộ phận dùng, công dụng. Phương pháp vi học: Bao gồm quan sát các đặc điểm vi học trên vi phẫu và trên bột của dược liệu. Đối với vi phẫu ta cần phải cắt và nhuộm một vi phẫu dược liệu, lên tiêu bản vi phẫu, lên tiêu bản bột, nhận biết và chỉ được các đặc điểm vi phẫu, các đặc điểm cảu bột Dược liệu. Phương pháp hóa học: bao gồm các phương pháp định tính, định lượng qua các giai đoạn như chiết xuất, các phản ứng định tính hoặc định lượng, các phản ứng hóa học trên vi phẫu hoặc trong các phản ứng vi thăng hoa. Một số phương pháp khác như xác định độ ẩm, hàm lượng tro, tỷ lệ vụn nát, tạp chất, độ nhiễm khuẩn… 1.2. TỔNG QUAN VỀ CAO DƯỢC LIỆU 1.2.1. Định nghĩa Cao thuốc là chế phẩm được chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu được từ dược liệu, thực vật hay động vật với các dung môi thích hợp. Các dược liệu trước khi chiết xuất được xử lý sơ bộ (sấy khô và chia nhỏ đến kích thước thích hợp). Đối với một số dược liệu đặc biệt có chứa men làm phân hủy hoạt chất cần phải diệt men trước khi đưa vào sử dụng bằng cách dùng hơi cồn sôi, hơi nước sôi hoặc bằng phương pháp thích hợp khác. 4 1.2.2. Phân loại Cao thuốc được chia làm 3 loại: Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng trong đó cồn và nước đóng vai trò dung môi chính (hay chất bảo quản hay cả hai). Nếu không có chỉ dẫn khác, quy ước 1 ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùng để điều chế cao thuốc. Cao đặc: Là khối đặc quánh. Hàm lượng dung môi sử dụng còn lại trong cao không quá 20%. Cao khô: Là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. Cao khô không được có độ ẩm lớn hơn 5%. Dịch chiết được cô đặc đến khi độ ẩm còn lại không quá 20% ta được cao đặc. Trong trường hượp điều chế cao khô, tiếp tục sấy khô để độ ẩm còn lại không quá 5%. Để đạt đến thể chất quy định, quá trình cô đặc và sấy khô dịch chiết thường được tiến hành trong các thiết bị cô dưới áp suất giảm ở nhiệt độ không quá 60 oC. Nếu không có các thiết bị cô đặc và sấy dưới áp suất giảm thì được phép cô cách thủy (không được cô trực tiếp trên lửa) và sấy ở nhiệt độ không quá 80 oC [2, 4]. 1.3. TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN THUỐC NHỎ MẮT Với định hướng nghiên cứu cao phân đoạn để làm nguyên liệu làm thuốc nhỏ mắt nên trong khóa luận này tôi xin lấy tổng quan tiêu chuẩn thuốc nhỏ mắt làm nền tảng để xây dựng tiêu chuẩn cao khô phân đoạn từ cây Lá diễn. Các chế phẩm thuốc nhỏ mắt phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng chung như sau [3, 4]. 1.3.1. Tính chất: Thể chất lỏng ( linh động - nước; sánh - hỗn dịch ), màu sắc. 1.3.2. Độ trong Thuốc nhỏ mắt dung dịch phải đảm bảo về độ trong, không có các tiểu phần quan sát được bằng mắt thường (thử theo PL 11.8 phần B). 5 1.3.3. Kích thước tiểu phân Áp dụng cho thuốc nhỏ mắt dạng hỗn dịch, thử theo phụ lục 11.8 phần A. Lấy một thể tích chế phẩm tương ứng với 10µg của pha rắn cho vào buồng đém hoặc đưa lên lame và quan sát dưới kính hiểm vi có độ phóng đại thích hợp. Trong 1 mẫu đo: Không được có quá 20 tiểu phân có kích thước lớn hơn 25 µm. Không được có quá 2 tiểu phân có kích thước lớn hơn 50 µm. Không có tiểu phân nào có kích thước lớn hơn 90 µm. 1.3.4. Giới hạn cho phép về thể tích Giới hạn cho phép của mọi thể tích là +10% so với thể tích ghi trên nhãn ( PL 11.1 DĐVN IV). Thuốc rửa mắt nhiều liều phải đóng gói không quá 200 ml cho 1 đơn vị đóng gói nhỏ nhất. 1.3.5. Định tính Chế phẩm phải có các phản ứng hóa học đặc trưng của các thành phần hoạt chất có trong chế phẩm. 1.3.6. Định lượng Hàm lượng của các hoạt chất có trong chế phẩm phải nằm trong giới hạn cho phép sau khi được thử bằng phương pháp thích hợp. 1.3.7. Độ vô khuẩn Chế phẩm thuốc nhỏ mắt pải hoàn toàn vô khuẩn như quy định đối với thuốc tiêm. ( PL 13.7 DĐVN IV). 1.3.8. Độ pH pH của dung dịch đem thử phải nằm trong giới hạn quy định ( PL 6.2 DĐVN IV). pH là đại lượng cho biết tính acid, tính kiềm của một dung dịch. Nước mắt có độ pH trung tính, nghĩa là không có tính acid hay tính kiềm (pH của 6 nước mắt trong khoảng 7,4-7,6), do đó tốt nhất thuốc nhỏ mắt nên có độ pH bằng với pH của nước mắt. Khi pha chế thuốc nhỏ mắt, nhà bào chế phải cân nhắc, tính toán, lựa chọn độ pH sao cho vừa có tác dụng ổn định hoạt chất của thuốc, vừa giúp mắt không bị kích ứng và đáp ứng tốt trong điều trị. rất mạnh đối với mắt. 1.3.9. Các yêu cầu kỹ thuật khác Thử theo quy định trong chuyên luận riêng. Đối với dạng chế phẩm khô, dùng để pha thuốc nhỏ mắt trước khi dùng, sau khi pha phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt. Đối với chế phẩm đóng liều đơn phải đáp ứng các yêu cầu về phép thử độ đồng đều hàm lượng hoặc độ đồng đều khối lượng (PL 11.2 hoặc 11.3 DĐVN IV), trừ khi có chỉ dẫn khác. 1.4. TỔNG QUAN VỀ CÂY LÁ DIỄN 1.4.1. Đặc điểm thực vật Lá diễn Dicliptera chinensis (L.) Ness, thuộc bộ Hoa Môi (Lamiales), họ Ô rô – Acanthaceae, chi Dicliptera , loài Chinensis hay còn gọi là cây gan heo [12,15]. 1.4.1.1. Vị trí phân loại chi Dicliptera Theo “Hệ thống phân loại về ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)” của tác giả A. Takhtajan, chi Dicliptera có vị trí phân loại như sau [15]: Giới Thực vật: Plantae Ngành Ngọc lan: Magnolipphyta Lớp Cỏ Tháp Bút: Equisetopsida C. Agardh Phân lớp Mộc Lan: Magnoliidae Novák ex Takht Bộ Bạc Hà: Lamiales Họ Ô Rô: Acanthaceae Chi: Dicliptera 7 1.4.1.2. Đặc điểm thực vật chi Dicliptera Chi Dicliptera Juss, họ Ô rô - Acanthaceae Cây cỏ mọc tỏa ra. Lá mọc đối. Cụm hoa gồm nhiều đầu nhỏ có nhiều hoa giữa hai lá bắc mọc đối, mỗi hoa có ở gốc hai lá bắc con; các đầu xếp thành xim ở nách lá hay ở ngọn. Đài hoa gồm năm lá đài. Tràng 2 môi, với ống gần hình, hơi loe ở đỉnh; môi trên 2 thùy hay nguyên, môi dưới 3 thùy. Nhị 2, đính trên ống tràng, với 2 ô phấn, thường không đều, đĩa mật hình đấu. Bầu chứa noãn trong mỗi ô. Qủa nang, với 4 giá noãn, tách ra khi chín; hạt hình thấu kính [14,15]. D. chinensis (L.) Ness – Cây gan heo Hình 1.1: Bộ phận trên mặt đất của cây Lá diễn Mô tả: Cây thảo sống hằng năm hay vài ba năm, cao 30-80cm. Thân và cành non có 4 cạnh, có lông tơ, các mấu phình to tựa như đầu gối. Lá mọc đối màu xanh lục, phiến lá hình trứng thuôn, dài 2-7cm, rộng 2-4cm, đầu và gốc đều nhọn. Quả nang ngắn có lông tơ ở phía đầu. Hạt dẹt. Ra hoa từ mùa đông đến mùa hạ [14]. Bộ phận dùng: Toàn cây - Diclipterae Chinensis. Nơi sống và thu hái: Cây của vùng lục địa Ðông Nam á châu, mọc hoang ở chỗ ẩm ướt. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Tính vị, tác dụng: Lá diễn có vị khổ (đắng), tính hàn (lạnh), quy 2 kinh Tâm, Can. Có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, lương huyết gải độc, lợi liệu. Dùng chữa cảm mạo phát sốt, ban đầu do nhiệt bệnh, đại tiện xuất huyết, tiểu 8 tiện xuất huyết, tiểu nhỏ giọt, phòng trị viêm não B, phong thấp viêm khớp. Dùng ngoài giã nát đắp chữa mụn nhọt sưng đau [12, 14, 15]. 1.4.1.3. Số lượng loài và sự phân bố các loài thuộc chi Dicliptera Trên thế giới, chi Dicliptera (họ Acanthaceae) bao gồm hơn 150 loài vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chi này phân bố ở Châu Á: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, châu Phi, châu Úc và U.S.A. Ở Việt Nam cây gan heo mọc hoang và được trồng ở nhiều địa phương các tỉnh miền núi và trung du phía bắc như: Nam Định, Cao Bằng (Thạch An), Lạng Sơn (Văn Quan), Bắc Kạn (chợ Đồn),Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Sơn La ...[8, 12]. 1.4.2. Thành phần hóa học Thành phần hóa học có vai trò quan trọng giúp làm sáng tỏ công dụng, tác dụng dược lý, tác dụng sinh học…. của chi Dicliptera nói chung và cây Lá diễn nói riêng [14,17, 22, 24]. Trong nghiên cứu của Gao YT, Yang XW và đồng nghiệp lại cho thấy loài D. chinensis có chứa bảy hợp chất được phân lập từ dịch chiết ethyl acetate. Các hợp chất được tách bằng sắc ký cột silica gel, sắc ký lớp mỏng (SKLM) và sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), cấu trúc của chúng đã được xác định bằng các phương pháp phổ UV, NMR và MS. Cấu trúc của chúng được xác định là: o o o o o o o Octasulphur Secoisolariciresinol dimethyl ether diacetate 5-methoxy-44'-di-O-methyl secoisolariciresinol Chinensis naphthol methyl ester Loliolide Beta -sitosterol 3-O-beta-D-glucopyranoside Stigmasterol 3-O-beta-D-glucopyranoside 9 Bảng 1.1. Công thức cấu tạo của các chất có trong cây Lá diễn. STT Hoạt chất 1 Octasulphur CTCT O 2 secoisolariciresinol dimethyl ethe diacetat OH OH HO O OH H O OH OH H O 3 5-methoxy-4,4'-di-O-methyl secoisolariciresinol H 3C O O CH 3 O CH 3 H3C O O O O O 4 chinensis naphthol methyl este O O H3C H3C 5 CH3 CH3 Loliolid O HO 10 O CH3 OH HO 6 OH beta -sitosterol 3-O-beta-Dglucopyranosid OH O O O CH3 O O HO O OH OH H3C CH3 HO 7 Stigmasterol 3-O-beta-Dglucopyranosid H CH3 HO O HO H CH3 H H H O OH 1.4.3. Tác dụng sinh học 1.4.3.1. Công dụng, chỉ định và phối hợp trong dân gian Toàn cây dùng để chữa cảm mạo, sốt cao, lên sởi, viêm phổi nhẹ, viêm ruột thừa cấp, viêm gan cấp, viêm kết mạc, viêm ruột, kiết lỵ, viêm khớp, giảm niệu, đái ra dưỡng chấp. Ngày dùng 30-60g dược liệu là toàn cây khô hoặc dùng 60-120g cây tươi sắc lấy nước uống. Dùng ngoài trị ghẻ lở, rôm sẩy, mụn nhọt, dùng lá tươi giã nát xoa lên hoặc đắp [4, 15, 21, 22]. 1.4.3.2. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu Tác dụng trên gan Cây lá diễn có nhiều tác dụng dược lý khác nhau nhưng các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tác dụng trên gan. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến tác dụng chữa bệnh xơ gan và đã có một số kết quả khả quan [25, 28, 30]. Tác dụng chống viêm Dicliptera chinensis có hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện xơ gan, giảm viêm, hoại tử. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên DCP có tác dụng hoạt động đối kháng trên nhiễm độc gan ở chuột HF gây ra bởi DMN, các cơ chế sinh học có liên quan đến điều tiết chức năng enzyme 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan