Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành báo chí truyền thông ở việt nam

.PDF
249
394
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRẦN THỊ TÖ ANH NGHI£N CøU X¢Y DùNG TI£U CHUÈN §¸NH GI¸ CHÊT L¦îNG CH¦¥NG TR×NH §µO T¹O §¹I HäC NGµNH B¸O CHÝ truyÒn th«ng ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRẦN THỊ TÖ ANH NGHI£N CøU X¢Y DùNG TI£U CHUÈN §¸NH GI¸ CHÊT L¦îNG CH¦¥NG TR×NH §µO T¹O §¹I HäC NGµNH B¸O CHÝ truyÒn th«ng ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục Mã số : 62140120 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Quyết. Một lời cảm ơn đặc biệt xin gửi đến PGS.TS Nguyễn Phương Nga, PGS.TS Hoàng Anh, TS Phạm Xuân Thanh đã có những góp ý quan trọng trong việc hoàn thiện Luận án. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Đức Ngọc, GS.TS Lê Ngọc Hùng TS Hoàng Thị Xuân Hoa, và Quý Thầy (Cô) Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuối cùng, em xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến Ban lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ em trong suốt thời gian thực hiện Luận án. Trân trọng! Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2015 Tác giả i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo sát và các kết luận trong Luận án là hoàn toàn trung thực, chưa được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Tác giả Trần Thị Tú Anh ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................3 2.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4 3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...............................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................5 4.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................5 4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................5 4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ................................................................6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ...............................................................6 6.1. Ý nghĩa lý luận ..............................................................................................6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................7 7. Bố cục của luận án ................................................................................................7 8. Luận điểm cần bảo vệ ...........................................................................................8 9. Mô hình nghiên cứu ..............................................................................................8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC .10 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học.........................................................................................................10 1.1.1. Các nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ...................................................................................................10 1.1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế ....................................................................10 1.1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ...........................................................21 1.1.1.3. So sánh các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ..28 1.1.2. Các nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành báo chí truyền thông ...................................................................32 iii 1.1.2.1. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành Báo chí truyền thông trên thế giới ..........................................................33 1.1.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí truyền thông ở Việt Nam ........................................38 1.1.2.3. So sánh các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành Báo chí truyền thông trên thế giới........................................43 1.2. Cơ sở lý luận ....................................................................................................44 1.2.1. Các khái niệm cơ bản ...............................................................................44 1.2.1.1. Chất lượng ........................................................................................44 1.2.1.2. Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá ........................................................45 1.2.1.3. Chương trình đào tạo ........................................................................48 1.2.1.4. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo .......................................49 1.2.1.5. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ..................................................52 1.2.2. Các mô hình đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ..........................53 1.2.3. Mô hình đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo .................................57 1.3. Tiểu kết Chương 1 ...........................................................................................62 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ..63 2.1. Bối cảnh đào tạo đại học ngành Báo chí truyền thông ở trong nước ...............63 2.2. Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí truyền thông .......................................................................66 2.3. Mô hình đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo ngành Báo chí truyền thông ở Việt Nam .............................................................................................68 2.4. Yêu cầu của Đảng và Nhà nước đối với ngành Báo chí truyền thông ở Việt Nam...69 2.5. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí truyền thông ở Việt Nam.........71 2.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................75 2.6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ...........................................................75 2.6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................75 2.6.3. Diễn giải mô hình nghiên cứu ..................................................................75 2.6.4. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................76 2.6.5. Công cụ nghiên cứu ..................................................................................77 2.6.5.1. Phiếu khảo sát người sử dụng lao động ...........................................77 2.6.5.2. Phiếu phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình ......................................................................................78 iv 2.6.5.3. Phiếu khảo sát chuyên gia ................................................................78 2.6.5.4. Phiếu khảo sát giảng viên .................................................................79 2.6.5.5. Phiếu thử nghiệm tự đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ........79 2.6.6. Quy trình khảo sát và thử nghiệm ............................................................79 2.6.6.1. Bước 1: Khảo sát người sử dụng lao động .......................................79 2.6.6.2. Bước 2: Phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan báo chí và đài phát thanh truyền hình ......................................................................................80 2.6.6.3. Bước 3: Phân tích kết quả khảo sát và phỏng vấn ...........................80 2.6.6.4. Bước 4: Khảo sát chuyên gia ...........................................................80 2.6.6.5. Bước 5: Khảo sát giảng viên ............................................................80 2.6.6.6. Bước 6: Thử nghiệm các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí truyền thông ..........................81 2.7. Kết quả khảo sát ...............................................................................................82 2.7.1. Kết quả khảo sát chuyên gia .....................................................................82 2.7.2. Kết quả khảo sát người sử dụng lao động và phỏng vấn lãnh đạo cơ quan báo chí, đài phát thanh - truyền hình .....................................................88 2.7.2.1. Thực trạng đào tạo đại học ngành Báo chí truyền thông ở Việt Nam.......88 2.7.2.2. Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Báo chí truyền thông ............................................................96 2.7.3. Kết quả khảo sát các trường đại học, học viện đào tạo đại học ngành Báo chí truyền thông ...................................................................................103 2.7.3.1. Mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn, tiêu chí ................................103 2.7.3.2. Đánh giá độ tin cậy của các tiêu chuẩn bằng mô hình Rasch ........107 2.8. Tiểu kết Chương 2 .........................................................................................116 CHƢƠNG 3: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ................................117 3.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ...................................117 3.2. Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá ........................................................121 3.2.1. Qui trình tự đánh giá ...............................................................................121 3.2.2. Hướng dẫn tìm minh chứng và viết báo cáo tự đánh giá .......................122 3.2.2.1. Hướng dẫn tìm minh chứng ...........................................................122 3.2.2.2. Viết báo cáo tự đánh giá .................................................................138 v 3.3. Thử nghiệm ....................................................................................................139 3.3.1. Thử nghiệm tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí truyền thông ...........................................................................139 3.3.2. Kết quả thử nghiệm tự đánh giá .............................................................141 3.3.3. Kết quả thực nghiệm viết báo cáo tự đánh giá .......................................144 3.3.3.1. Tiêu chí 1.1 .....................................................................................144 3.3.3.2. Tiêu chí 2.6 .....................................................................................145 3.3.3.3. Tiêu chí 4.4. ....................................................................................147 3.3.3.4. Tiêu chí 5.2 .....................................................................................149 3.4. Tiểu kết Chương 3 .........................................................................................152 KẾT LUẬN ...........................................................................................................153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................156 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................157 PHỤ LỤC ...........................................................................................................168 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng so sánh nội hàm các tiêu chuẩn đánh giá CTĐT giáo viên Tiểu học, THPT, Sư phạm Kỹ thuật của Việt Nam .................................................29 Bảng 1.2. Bảng so sánh nội hàm tiêu chuẩn một số bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT trong nước và trên thế giới .................................................30 Bảng 1.3. Bảng so sánh nội hàm tiêu chuẩn một số bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ngành BCTT quốc tế ..........................................................43 Bảng 2.1. Kỹ năng/năng lực quan trọng nhất theo yêu cầu của người sử dụng lao động .....98 Bảng 2.2. Mức độ phù hợp về hành trang nhà trường trang bị cho sinh viên .........99 Bảng 2.3. Mức độ phù hợp giữa công việc đảm nhận và ngành học ở trường ........99 Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7. Bảng 3.1. Mức độ tham gia các khóa bồi dưỡng ...................................................100 Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.....101 Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên .................................................103 Sự phù hợp của các tiêu chí trong khoảng đồng bộ cho phép ...............111 Tổng hợp kết quả tự đánh giá của 05 trường .........................................141 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Vị trí việc làm của cử nhân ngành BCTT ở Việt Nam ........................89 Biểu đồ 2.2. Thời gian công tác của cử nhân ngành BCTT tại các cơ quan báo, đài ...90 Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng về kiến thức, kỹ năng của cựu sinh viên ngành BCTT ..91 Biểu đồ 2.4. Mức độ hài lòng về các phẩm chất đạo đức của cựu sinh viên ngành BCTT ...93 Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng về kỹ năng/năng lực mềm của cựu sinh viên ngành BCTT....94 Biểu đồ 2.6. Mức độ quan trọng của các kiến thức, kỹ năng/năng lực ....................96 Biểu đồ 2.7. Mức độ quan trọng của các kỹ năng mềm ...........................................97 Biểu đồ 2.8. Mức độ quan trọng của các kỹ năng/tổ chức, điều hành .....................98 Biểu đồ 2.9. Mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn ..................................................106 Biểu đồ 3.1. Kết quả tự đánh giá chất lượng CTĐT ..............................................143 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình đảm bảo chất lượng CTĐT của AUN .....................................58 Sơ đồ 1.2. Mô hình các thành tố đảm bảo chất lượng CTĐT giáo viên Việt Nam 61 Sơ đồ 2.1. Mô hình các thành tố đảm bảo chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT Việt Nam .......................................................................................................68 Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu của luận án ...........................................................76 Sơ đồ 2.3. Mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn ...................................................110 ix CHỮ VIẾT TẮT AACSB American Assembly of Collegiate schools of Business Hiệp hội các trường kinh doanh Hoa Kỳ ABET Accreditation Board for Engineering and Technology Hội đồng Kiểm định ngành Kỹ sư và công nghệ AUN ASEAN Universities Network - Mạng lưới các trường ĐH của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCTT Báo chí truyền thông CĐ Cao đẳng CDIO Conceive - Design - Implement - Operate (Hình thành ý tưởng Thiết kế - Triển khai - Vận hành) CT Chương trình CTĐT Chương trình đào tạo ĐH Đại học GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH Giáo dục ĐH GV Giảng viên KĐCL Kiểm định chất lượng KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục NXB Nhà xuất bản QA Quality Assurance - Đảm bảo chất lượng QĐ Quyết định QG Quốc gia SV Sinh viên THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh x MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới cùng với những thành tựu vượt bậc của cách mạng khoa học công nghệ một mặt đã đặt nền giáo dục đào tạo Việt Nam trước những cơ hội phát triển to lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với những nước có nền giáo dục tiên tiến. Do vậy, đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học (ĐH) ở Việt Nam, cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới, đang dần trở thành hoạt động phổ biến, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa những trường cùng đào tạo ngành nghề trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. Trong chuỗi các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng, kiểm định chất lượng được chia làm hai loại: đánh giá, kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục và đánh giá, kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo (CTĐT). Nếu như đánh giá, kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục nhằm đánh giá tổng thể nhà trường, không đi sâu vào đánh giá từng CTĐT thì đánh giá, kiểm định chất lượng cấp CTĐT đã thực hiện nhiệm vụ này. Hai cấp độ đánh giá trên đều nhằm mục đích tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của cơ sở đào tạo hay của CTĐT để từ đó đơn vị quản lý tiếp tục phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và vạch ra lộ trình phát triển nhà trường hay phát triển CTĐT. Theo lịch sử phát triển khoa học đánh giá: đánh giá, kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục có trước, đánh giá, kiểm định chất lượng cấp CTĐT có sau và khoa học đánh giá giáo dục với những thành tựu của nó sẽ giúp các nước có nền giáo dục đang phát triển rút ngắn khoảng cách với những nước có nền giáo dục tiên tiến. Đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng CTĐT luôn đi kèm với hoạt động tự đánh giá chất lượng (đánh giá trong) và đánh giá ngoài. Hoạt động đánh giá này phải được dựa trên một chuẩn mực nhất định (tiêu chuẩn) do một quốc gia hay một tổ chức nào đó đưa ra và đã được công nhận. Trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu về chất lượng và đánh giá chất lượng CTĐT bậc ĐH nói chung và cho ngành báo chí truyền thông (BCTT) nói riêng. Thêm vào đó, ở Việt Nam đánh giá, kiểm định chất lượng cấp cơ sở đào tạo đã được thực hiện từ năm 2006 và Bộ GD&ĐT đã ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các trường ĐH nhưng đảm bảo chất lượng, đánh giá chất lượng cấp chương trình cho đến nay chưa có bộ tiêu 1 chuẩn đánh giá chất lượng chung nào (chỉ có bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT giáo viên). Phát triển giáo dục đào tạo là một cách gián tiếp phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đào tạo ngành BCTT là đào tạo ra những con người hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội này cho nên ở nhiều nước trên thế giới, BCTT được coi là quyền lực thứ tư trong các quyền lực của một quốc gia, còn ở Việt Nam, BCTT được xác định là một thứ vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hoá tư tưởng của Đảng [41]. Hầu hết những người làm báo tại Việt Nam đều tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục ĐH trong nước có đào tạo mã ngành BCTT nhưng các CTĐT này đều chưa có một chỗ dựa để đánh giá, xem xét một cách khoa học, toàn diện giúp chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế làm cơ sở điều chỉnh, cập nhật, phát triển lên. Mặc dù vậy, đội ngũ cán bộ BCTT trong nước với các sản phẩm của mình đã được đánh giá là có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chất lượng đội ngũ phóng viên BCTT và chất lượng CTĐT BCTT có mối quan hệ mật thiết (chất lượng CTĐT quyết định chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp). Thực tế cho thấy ở những quốc gia có nền BCTT phát triển cao, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực BCTT của họ cũng luôn đạt đến đỉnh cao của sự chuẩn mực, luôn luôn là hình mẫu để các nước khác học tập. Một đặc trưng tiêu biểu của BCTT là cung cấp thông tin và định hướng dư luận xã hội, do vậy, BCTT đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại. Thông tin báo chí cung cấp cho công chúng có thể có chất lượng cao hay thấp, một chiều hay đa chiều, đầy đủ hay phiến diện. Mức độ tác động cũng như hiệu quả thực tiễn của BCTT và cao hơn là vai trò của BCTT trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trước hết và quan trọng nhất là những con người cụ thể hoạt động trong lĩnh vực này. Với lý do này, một CTĐT BCTT tốt sẽ là yếu tố căn bản quyết định đến chất lượng những người làm công tác BCTT trong tương lai. Thực tiễn tại Việt Nam hiện nay những cơ sở giáo dục đào tạo BCTT bao gồm Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa BCTT, ĐH Khoa học xã hội nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, khoa Báo chí, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có 2 khoa Báo chí ĐH Khoa học Huế, ĐH Sư phạm Đà Nẵng Như đã nêu ở trên các CTĐT trong các cơ sở giáo dục này chưa được đánh giá bằng một bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT đã được chuẩn hóa, chính vì thế công tác đào tạo BCTT tại các cơ sở giáo dục đã bộc lộ nhiều hạn chế. Ở Việt Nam một số cơ sở giáo dục đào tạo đã sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình AUN để đánh giá CTĐT của họ, tuy nhiên bộ tiêu chuẩn này được dùng chung cho mọi CTĐT, nó không phản ánh đặc thù riêng của từng chương trình một. Việc sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT chung sẽ không thể đánh giá chính xác được chất lượng CTĐT ngành BCTT do BCTT có những đặc trưng riêng của nó (BCTT là một lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn đối với công chúng trong nước và thế giới). Hơn nữa, không giống như các CTĐT thuộc khối khoa học xã hội - nhân văn là đào tạo ra những nhà nghiên cứu, người làm thầy, đào tạo cử nhân BCTT là đào tạo ra những người làm thợ (thợ làm báo, thợ viết, thợ bình luận…) với các kỹ năng chuyên biệt. Việc dùng một bộ tiêu chuẩn đánh giá chung sẽ không phù hợp nên việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT riêng đặc thù của ngành BCTT là hết sức cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tế như đã nêu ở trên và những định hướng về hoạt động đào tạo cử nhân BCTT của Đảng và nhà nước nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành báo chí truyền thông ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục (theo mã ngành hiện hành của Bộ GD&ĐT, ngành đào tạo này được gọi là ngành Báo chí truyền thông. Do vậy trong nghiên cứu này tác giả sử dụng cụm từ ngành BCTT và được hiểu tương đương ngành Báo chí truyền thông của Bộ GD&ĐT). Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần không nhỏ vào việc cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành BCTT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận của khoa học đánh giá nói chung và đi sâu vào lý luận đánh giá chất lượng CTĐT bậc ĐH. Trên cơ sở lý luận đó soi rọi vào cơ sở thực tiễn của các công trình, các mô hình nghiên cứu đã được sử dụng trong nước và thế giới về lĩnh vực đánh giá chất lượng CTĐT bậc ĐH nói chung và đánh 3 giá chất lượng đào tạo ĐH ngành BCTT nói riêng. Qua đó, tác giả rút ra thực trạng đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, phân tích lý luận và thực tiễn tác giả sẽ vận dụng để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích như trên, nghiên cứu này triển khai những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các mô hình liên quan đến đánh giá chất lượng CTĐT bậc ĐH nói chung và CTĐT ĐH ngành BCTT nói riêng. - Phân tích cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT BCTT ở nước ta qua các văn bản nghị quyết, quy định của Đảng và nhà nước Việt Nam, qua yêu cầu của người sử dụng lao động về cử nhân BCTT. - Xác định các thành tố đảm bảo chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT. - Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ở Việt Nam. Khách thể nghiên cứu: Người sử dụng lao động (các cơ quan báo chí, đài phát thanh - truyền hình, đơn vị truyền thông); phóng viên, biên tập viên; chuyên gia đo lường và đánh giá giáo dục; nhà nghiên cứu giáo dục và giảng viên các cơ sở giáo dục đào tạo ngành BCTT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Những đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp ĐH ngành BCTT trải dài từ Bắc vào Nam, tuy nhiên số lượng lớn các đơn vị tập trung tại 02 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nên phạm vi khảo sát ý kiến đơn vị sử dụng lao động về thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân BCTT ở Việt Nam làm cơ sở thực tiễn xây dựng tiêu chuẩn đánh giá CTĐT ngành BCTT ở bậc ĐH tại Việt Nam vào cuối năm 2013 được giới hạn trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. 4 Song song với khảo sát trên luận án khảo sát ý kiến của giảng viên thuộc 05 cơ sở đào tạo chương trình ĐH báo chí truyền thông trên cả nước bao gồm: 02 trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Khoa học Huế, ĐH Sư phạm Đà Nẵng về mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Căn cứ mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu trong đề tài của luận án, tác giả xây dựng 04 câu hỏi nghiên cứu như sau: (i) Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ở Việt Nam được xây dựng trên căn cứ khoa học nào? (ii) Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam có những yêu cầu gì đối với đào tạo ĐH ngành BCTT? (iii) Người sử dụng lao động có những yêu cầu gì đối với sinh viên tốt nghiệp BCTT? (iv) Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT cần phải bao gồm những nội dung gì? 4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm: - Khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến việc đánh giá chất lượng CTĐT, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT, tham vấn ý kiến của người sử dụng lao động, giảng viên BCTT. - Phương pháp chuyên gia. - Phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo cơ quan báo chí truyền thông, đài phát thanh - truyền hình về hoạt động đào tạo BCTT ở Việt Nam và một số đại diện tham gia xây dựng CTĐT ĐH ngành BCTT ở cơ sở đào tạo. 4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng gồm: 5 - Thống kê và phân tích số liệu về yêu cầu và mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH ngành BCTT ở Việt Nam từ 2009 đến nay: khảo sát 200 phóng viên, biên tập viên báo, đài. - Thống kê mức độ cần thiết của các tiêu chí và tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT: khảo sát 290 giảng viên, cán bộ quản lý ở các trường đào tạo ĐH ngành BCTT. - Sử dụng phần mềm Quest để tính độ tin cậy của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau: - Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến đánh giá chất lượng CTĐT và làm giàu thêm cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá chất lượng CTĐT nói chung và đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT nói riêng. - Đánh giá chung được thực trạng chất lượng các cử nhân tốt nghiệp ngành BCTT dưới góc nhìn của người sử dụng lao động. - Xác định được các yêu cầu của người sử dụng lao động đối với cử nhân tốt nghiệp ngành BCTT. - Xây dựng được mô hình các thành tố đảm bảo chất lượng đào tạo ĐH BCTT ở Việt Nam. - Xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT ở bậc ĐH đã được chuẩn hóa. - Thử nghiệm tất cả các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT để khẳng định tính khả thi và khoa học của nó. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống, quy mô, toàn diện về các nguyên tắc, lý thuyết xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT. Vì vậy, Luận án đóng góp, bổ sung một phần vào hệ thống lý luận về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT nói chung và CTĐT ngành BCTT nói riêng. Đặc biệt đây là lần đầu tiên tại Việt Nam Luận án này đã chuẩn hóa các tiêu 6 chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT thông qua việc sử dụng mô hình Rasch để định lượng, đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các tiêu chuẩn. Thêm vào đó, Luận án cũng đóng góp bước đầu về mặt phương pháp đổi mới việc khảo sát chất lượng đào tạo BCTT hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ĐH, đặc biệt là những người tham gia vào việc giảng dạy, đào tạo, quản lý ngành BCTT, có hướng quản lý, rà soát, xây dựng CTĐT ngành BCTT sao cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa cơ sở đào tạo và nhu cầu của người sử dụng phóng viên BCTT ở Việt Nam. Bổ sung, cập nhật những yêu cầu của xã hội đối với cử nhân BCTT ở Việt Nam hiện nay. Làm cơ sở khoa học cho việc học tập, nghiên cứu của học viên chuyên ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục và những người quan tâm đến lĩnh vực đo lường, đánh giá trong giáo dục. Gợi mở hướng nghiên cứu để cho những người tâm huyết với ngành giáo dục đào tạo tiếp tục đi sâu, tìm hiểu; đồng thời giúp cho các trường ĐH có đào tạo chuyên ngành BCTT có cái nhìn sâu sắc hơn về ý nghĩa và vai trò của sự nghiệp đào tạo phóng viên BCTT để ngày càng có nhiều sáng kiến, giải pháp hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành này. 7. Bố cục của luận án Phần mở đầu của luận án mô tả lý do, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; đồng thời tóm tắt về phương pháp nghiên cứu, những đóng góp mới về khoa học của luận án và luận điểm cần bảo vệ. Tiếp đó là Chương 1 bàn về cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT; Chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu và các kết quả khảo sát; Chương 3 đúc kết lại các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT đã được chuẩn hóa và mô tả việc thử nghiệm các tiêu chuẩn này. 7 Phần cuối của Luận án là phần kết luận tóm tắt những kết quả chính đã đạt được của Luận án và một số hạn chế nhất định của nghiên cứu; đồng thời đưa ra khuyến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo. Sau phần Kết luận của luận án là danh mục các công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục. 8. Luận điểm cần bảo vệ Các luận điểm cần được bảo vệ của Luận án bao gồm: (i) Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT Việt Nam được xây dựng theo mô hình đảm bảo chất lượng đào tạo bậc ĐH phù hợp với bối cảnh giáo dục ĐH Việt Nam đồng thời bắt kịp xu hướng phát triển của khoa học đánh giá nói chung. (ii) Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT Việt Nam đảm bảo tính khoa học và tính khả thi. (iii) Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT Việt Nam phải đánh giá được mức độ các CTĐT trang bị được các yêu cầu của Đảng và nhà nước đối với đào tạo ngành BCTT. (iv) Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT Việt Nam đánh giá được CTĐT trong cơ sở giáo dục tích hợp được những yêu cầu của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp BCTT. 9. Mô hình nghiên cứu Trên cơ sở kết quả phân tích các công trình nghiên cứu, các mô hình đánh giá chất lượng chương trình ĐH nói chung, đánh giá chất lượng CTĐT ĐH ngành BCTT nói riêng; kết hợp phân tích thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân BCTT ở Việt Nam; nhu cầu của xã hội, chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước đối với người làm báo và luận điểm cần bảo vệ của Luận án, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu của Luận án như sau: 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan