Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn - Báo cáo Nghiên cứu xây dựng quy trình bảo trì hồ chứa nước lanh ra, huyện ninh phước, tỉ...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình bảo trì hồ chứa nước lanh ra, huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận

.PDF
117
197
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Đỗ Ngọc Tuấn NGHIÊN CứU, XÂY DựNG QUY TRÌNH BảO TRÌ Hồ CHứA NƯớC LANH RA, HUYệN NINH PHƯớC, TỉNH NINH THUậN LUẬN VĂN THẠC SĨ NINH THUẬN, NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ĐỖ NGỌC TUẤN NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỒ CHỨA NƯỚC LANH RA, HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 8580302 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐỖ VĂN LƯƠNG NINH THUẬN, NĂM 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đỗ Văn Lượng. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực. Trong quá trình làm tôi có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Đỗ Ngọc Tuấn i LỜI CÁM ƠN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng quy trình bảo trì hồ chứa nước Lanh Ra, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận” được hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa công trình, thuộc Trường Đại học Thủy lợi. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Đỗ Văn Lượng đã nhiệt tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Xin trân trọng cảm ơn đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đã cung cấp hồ sơ, tài liệu, đóng góp ý kiến cùng tôi trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp. Do thời gian nghiên cứu và trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế, tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót và rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, của đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Đỗ Ngọc Tuấn ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ix MỞ ĐẦU.................... .....................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ..................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................3 6. Kết quả đạt được ......................................................................................................3 NỘI DUNG LUẬN VĂN ................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.................. ...........................................................................................................4 1.1 Công tác bảo trì các công trình xây dựng .......................................................... 4 1.1.1 Bảo trì công trình xây dựng ........................................................................4 1.1.2 Nội dung bảo trì công trình xây dựng ......................................................... 4 1.1.3 Vai trò bảo trì đối với xây dựng ..................................................................5 1.1.4 Mục tiêu của bảo trì ..................................................................................... 6 1.1.5 Phân loại bảo trì .......................................................................................... 7 1.1.6 Cấp bảo trì công trình xây dựng ..................................................................8 1.1.7 Yêu cầu của công tác bảo trì CTXD ........................................................... 8 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn đập .............................................................. 8 1.2.1 Yêu cầu kỹ thuật của hồ chứa nước đối với công tác bảo trì ...................... 8 1.2.2 Các yếu tố bảo trì ảnh hưởng đến an toàn đập ..........................................11 1.3 Thực trang công tác bảo trì CTXD hiện nay ở Việt Nam ................................ 13 1.3.1 Hiện trạng các hồ chứa hiện nay ở Việt Nam ...........................................13 1.3.2 Thực trạng công tác bảo trì CTXD ở Việt Nam ........................................13 1.4 Một số bài học kinh nghiệm trong công tác bảo trì CTTL .............................. 15 1.5 Những thách thức đối với công tác bảo trì hiện nay ........................................18 Kết luận chương 1 .........................................................................................................19 iii CHƯƠNG 2 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỒ CHỨA........................ ....................................................................................................20 2.1 Các quy định pháp luật về công tác bảo trì hồ đập ..........................................20 2.1.1 Mục đích bảo trì hồ đập ............................................................................20 2.1.2 Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 20 2.2 Các cơ sở và phương pháp bảo trì trong xây dưng ..........................................22 2.2.1 Bảo trì phục hồi ......................................................................................... 22 2.2.2 Bảo trì phòng ngừa .................................................................................... 23 2.2.3 Bảo trì cơ hội ............................................................................................. 23 2.2.4 Bảo trì dựa trên tình trạng .........................................................................23 2.2.5 Bảo trì dự đoán .......................................................................................... 23 2.2.6 Công trình hết tuổi thọ ..............................................................................24 2.3 Quy trình bảo trì công trình thủy lợi ................................................................ 24 2.3.1 Nguyên tắc của việc bảo trì CTTL ............................................................ 24 2.3.2 Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình thủy lợi.......................... 24 2.3.3 Trách nhiệm lập, phê duyệt và điều chỉnh quy trình bảo trì CTXD .........25 2.3.4 Trình tự thực hiện quy trình bảo trì CTTL ................................................27 2.3.5 Kinh phí bảo trì ......................................................................................... 27 2.4 Đặc điểm làm việc của hồ chứa trong giai đoạn quản lý và vận hành.............28 2.4.1 Đặc điểm về quản lý và vận hành hồ chứa................................................28 2.4.2 Đặc điểm về quản lý và vận hành đập ngăn nước.....................................29 2.4.3 Đặc điểm về quản lý và vận hành cống .................................................... 29 2.4.4 Đặc điểm quản lý và vận hành tràn xả lũ ..................................................31 2.5 Nội dung và yêu cầu đối với quy trình bảo trì hồ chứa ...................................32 2.5.1 Lòng hồ chứa ............................................................................................. 32 2.5.2 Đập đất ......................................................................................................33 2.5.3 Kết cấu tràn và cống ..................................................................................33 2.5.4 Các thiết bị vận hành .................................................................................33 2.5.5 Các thiết bị quan trắc.................................................................................34 2.5.6 Các công trình phục vụ quản lý, vận hành ................................................34 2.6 Các yếu tố tác động đến chất lượng hồ chứa nước ..........................................34 2.6.1 Yếu tố tự nhiên .......................................................................................... 34 iv 2.6.2 Yếu tố khảo sát thiết kế .............................................................................35 2.6.3 Yếu tố thi công .......................................................................................... 35 2.6.4 Yếu tố vận hành khai thác .........................................................................35 2.7 Những sự cố thường gặp ảnh hưởng đến hồ chứa ...........................................35 2.7.1 Lũ tràn qua đỉnh đập .................................................................................35 2.7.2 Thấm trong thân đập .................................................................................36 2.7.3 Thấm ở mang công trình ...........................................................................37 2.7.4 Thấm ở nền đập ......................................................................................... 38 2.7.5 Thấm qua bờ vai đập .................................................................................39 2.7.6 Trượt, sạt, sập mái hạ lưu đập ...................................................................40 2.7.7 Trượt, sạt, sập mái thượng lưu đập ........................................................... 41 2.7.8 Nứt ngang đập ........................................................................................... 42 2.7.9 Nứt dọc đập ............................................................................................... 42 Kết luận chương 2 .........................................................................................................43 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC LANH RA, HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN ......................... 45 3.1 Giới thiệu về công ty TNHH MTV Khai Thác CTTL Ninh Thuận ................45 3.1.1 Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty ...................... 45 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty ......................................48 3.2 Hiện trạng các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận .....................................49 3.3 Đặc điểm công trình hồ chứa nước Lanh Ra ................................................... 52 3.3.1 Giới thiệu chung về hồ chứa nước Lanh Ra .............................................52 3.3.2 Các yêu cầu về nhiệm vụ công trình. ........................................................ 54 3.3.3 Các thông số kỹ thuật của công trình hồ chứa nước Ranh Ra ..................54 3.3.4 Quá trình vận hành của các bộ phận công trình ........................................56 3.3.5 Hao mòn trong quá trình vận hành ............................................................ 59 3.3.6 Những vấn đề cần chú ý trong công tác bảo trì công trình ....................... 61 3.4 Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong bảo trì hồ chứa nước Lanh La ...............62 3.4.1 Hiện trạng hồ chứa nước Lanh Ra ............................................................ 62 3.4.2 Quy trình bảo trì hồ chứa nước Lanh Ra hiện nay ....................................65 3.4.3 Nguồn kinh phí cho công tác bảo trì ......................................................... 65 3.4.4 Những tồn tại trong công tác bảo trì hồ chứa nước Lanh Ra hiện nay .....66 v 3.4.5 3.5 Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác bảo dưỡng hồ Lanh Ra ................67 Cấp bảo trì công trình hồ chứa nước Lanh Ra .................................................68 3.5.1 Bảo trì thông thường .................................................................................68 3.5.2 Bảo trì định kỳ ........................................................................................... 69 3.5.3 Bảo trì khẩn cấp ........................................................................................ 70 3.5.4 Bảo trì phục hồi nâng cấp công trình ........................................................ 70 3.6 Các yêu cầu bảo trì hồ chứa nước Lanh Ra ..................................................... 70 3.6.1 Bảo trì lòng hồ chứa ..................................................................................70 3.6.2 Bảo trì đập .................................................................................................71 3.6.3 Bảo trì tràn xả lũ ........................................................................................ 74 3.6.4 Bảo trì cống lấy nước ................................................................................77 3.6.5 Bảo trì nhà quản lý .................................................................................... 80 3.6.6 Bảo trì đối với các hạng mục khác ............................................................ 82 3.7 Đề xuất quy trình thực hiện bảo trì hồ chứa nước Lanh Ra............................. 85 3.7.1 Những căn cứ lập quy trình thực hiện bảo trì hồ chứa nước Lanh Ra ......85 3.7.2 Sơ đồ thực hiện quy trình bảo trì hồ chứa nước Lanh Ra ......................... 86 3.7.3 Trình tự thực hiện quy trình bảo trì hồ chứa nước Lanh Ra ..................... 88 Kết luận chương 3 .....................................................................................................97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................100 PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................................101 vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Mục tiêu của bảo trì .......................................................................................... 6 Hình 1.2 Phân loại bảo trì ................................................................................................ 7 Hình 1.3 Hồ Phước Trung trước và sau khi bảo trì cơ mái thượng lưu đập..................10 Hình 1.4 Bờ hữu của tràn xã lũ hồ Cho Mo có hiện tượng lún .....................................11 Hình 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn đập........................................................... 12 Hình 1.6 Sự cố vỡ đập Ka Loko ở Hawaii ....................................................................15 Hình 1.7 Đập Bản Kiều bị vỡ và sau khi được khôi phục lại ........................................16 Hình 1.8 Sự cố vỡ đập Tây Nguyên ..............................................................................16 Hình 1.9 Đập chính Đầm Hà Động sau khi xảy ra sự cố ..............................................17 Hình 1.10 Tràn xả lũ hồ Đầm Hà Động bị hư hỏng sau sự cố ......................................17 Hình 1.11 Sự cố nước tràn qua đập hồ Hố Hô ngày 4/10/2010 ....................................18 Hình 2.1 Sự cố nước tràn qua đỉnh đập Cửa Đạt........................................................... 36 Hình 2.2 Sự cố thấm qua thân đập hồ Núi Cóc ............................................................. 37 Hình 2.3 Đập bị vỡ tại vị trí cống lấy nước ...................................................................38 Hình 2.4 Hiện tương mạch đùn, mạch sủi tại nền hạ lưu đập .......................................39 Hình 2.5 Sự cố thấm qua vai trái đập Núi Cốc .............................................................. 39 Hình 2.6 Sạt trượt mái hạ lưu đập Triệu Thượng 2 ....................................................... 40 Hình 2.7 Hồ Hóc Mít gia cố để tránh sạt lỡ ..................................................................41 Hình 2.8 Nứt ngang đập hồ chứa bùn ở Tây Nguyên.................................................... 42 Hình 2.9 Nứt dọc đập chính hồ Lanh La .......................................................................43 Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy Công ty .................................................................................... 47 Hình 3.2 Hồ chứa nước Lanh Ra – huyện Ninh Phước.................................................53 Hình 3.3 Tràn xả lũ hồ Lanh Ra .................................................................................... 57 Hình 3.4 Cống lấy nước đập chính và phụ hồ Lanh Ra ................................................58 Hình 3.5 Máy phát điện và thiết bị quan trắc ................................................................ 59 Hình 3.6 Rò rỉ nước do hư hỏng gioăng cao su ............................................................. 60 Hình 3.7 Rò rỉ nước ở tràn và cống điều tiết .................................................................63 Hình 3.8 Thiết bị quan trắc bị hư hỏng .........................................................................63 Hình 3.9 Trập và cháy hệ thống điện đập chính ............................................................ 64 Hình 3.10 Mái đập và rãnh thoát nước xuống cấp ........................................................ 64 Hình 3.11 Công tác nạo vét rãnh thoát nước trước mùa mưa bão.................................72 Hình 3.12 Bảo dưỡng thường xuyên bộ phận đóng mở ................................................78 Hình 3.13 Sửa chữa hệ thống điện đập chính ................................................................ 84 Hình 3.14 Sơ đồ quy trình thực hiện bảo trì hồ chứa nước Lanh Ra ............................ 87 vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bảng thống kê mức độ ô nhiễm của hồ chứa ...................................................9 Bảng 3.1 Hệ thống CTTL hiện nay ở Ninh Thuận do Công ty quản lý ........................ 50 Bảng 3.2. Các hồ chứa nước dự kiến xây tại Ninh Thuận.............................................51 Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật của công trình hồ chứa nước Lanh Ra ............................. 54 Bảng 3.4 Mực nước hồ thấp nhất ở giữa các tháng trong mùa kiệt .............................. 56 Bảng 3.5 Mực nước hồ cao nhất ở giữa các tháng trong mùa lũ ...................................56 Bảng 3.6 Kinh phí bảo trì hàng năm của hồ Lanh Ra từ 2016 đến 2018 ...................... 65 Bảng 3.7 Các bộ phận công trình hồ chứa nước Lanh Ra cần được kiểm tra ...............88 Bảng 3.8 Thống kê các mốc thời gian và hạng mục kiểm tra của hồ Lanh Ra .............90 Bảng 3.9 Bảng thống kê hoạt động quan trắc thường xuyên ........................................92 Bảng 3.10 Bảng quy định quan trắc định kỳ của hồ chứa nước Lanh Ra ..................... 94 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. BTCT Bảo trì công trình 2. CTTL Công trình thủy lợi 3. CTXD Công trình xây dưng 4. Cty Công ty 5. ĐTXD Đầu tư xây dựng 6. KH-KT Kế hoạch – Kỹ thuật 7. NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8. QLDA Quản lý dự án 9. QLNN Quản lý nhà nước 10. QLN&CT Quản lý nước và công trình 11. TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 12. UBND Ủy ban nhân dân ix x MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Nam Trung Bộ, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi lớn. Do đó tỉnh Ninh Thuận được đầu tư xây dựng nhiều hồ chứa lớn và nhỏ, tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 21 hồ chứa, trong đó có 8 hồ chứa nước lớn dung tích trên 3 triệu m3, 11 hồ chứa nước vừa có dung tích từ 0,5÷3 triệu m3, còn lại 2 hồ chứa nhỏ có dung tích dưới 0,5 triệu m3. Việc xây dựng nhiều hồ chứa đã góp phần rất lớn vào phát triển về kinh tế, sản xuất công nông nghiệp, dịch vụ du lịch, chống lũ, cấp nước sinh hoạt và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hồ chứa cũng gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội. Những tồn tại trong thiết kế, thi công và quản lý hồ chứa cũng như những biến đổi bất thường về khí hậu làm cho các tác động xấu này trầm trọng thêm, đặc biệt có thể dẫn đến nguy cơ làm mất an toàn, làm vỡ đập và gây ra thảm họa cho khu vực hạ du. Mối nguy tiềm ẩn này luôn hiện hữu ở các đập, hồ chứa nước. Những tồn tại này phần lớn nằm ở các hồ loại vừa và nhỏ, vì loại công trình này có tiêu chuẩn thiết kế (về lũ cũng như an toàn công trình) thấp hơn, đặc biệt đối với các hồ đập được xây dựng trong những năm 70, 80 của thế kỷ trước mà hầu hết đập dâng của các hồ chứa này được xây dựng bằng vật liệu địa phương (đập đất, đá). Bảo trì công trình (BTCT) có vai trò rất quan trọng trong đầu tư xây dựng (ĐTXD) và phát triển kinh tế - xã hội. BTCT là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng. Để đảm bảo hồ chứa luôn làm việc bình thường và có khả năng chống chịu các hiện tượng cực đoan thì công tác bảo trì, duy tu sửa chữa cần được coi trọng. Trong thực tế, sự xuống cấp sớm (hoặc cá biệt là xảy ra các sự cố mất an toàn trong quá trình khai thác, sử dụng) của các công trình xây dựng chủ yếu do không thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt công tác bảo trì. 1 Hồ chứa nước Lanh Ra thuộc xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận hiện nay đang được Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Ninh Thuận trực tiếp quản lý. Hồ đã được khởi công xây dựng năm 2008 và đưa vào khai thác sử dụng năm 2012, trong quá trình vận hành khai thác hồ chưa có quy trình bảo trì. Xuất phát từ thực tế trên, học viên đã tiến hành thực hiện luận văn với đề tài “Nghiên cứu, xây dựng quy trình bảo trì hồ chứa nước Lanh Ra, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận” với mục đích nâng cao an toàn cho hồ chứa nước Lanh Ra, đảm bảo hồ chứa luôn làm việc bình thường và đạt hiệu quả cao. 2. Mục đích của đề tài Mục đính của đề tài là nghiên cứu, đề xuất xây dựng quy trình bảo trì hồ chứa. Và áp dụng quy trình bảo trì cho hồ chứa nước Lanh Ra, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác bảo trì hồ chứa trong quản lý vận hành công trình thủy lợi tại Ninh Thuận do Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Ninh Thuận quản lý. Phạm vi nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý vận hành và an toàn đập để phân tích xây dựng và đề xuất quy trình công tác bảo trì hồ chứa Lanh Ra. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Tiếp cận lý thuyết: Nghiên cứu tổng quan về công tác bảo trì sửa chữa trong quản lý an toàn đập thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các cơ sở khoa học và pháp lý liên quan đến công tác bảo trì sửa chữa. Tiếp cận thực tế: Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay công tác bảo trì, tu sửa đập và hồ chứa nước tại Ninh Thuận. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan về công tác bảo trì hồ đập. 2 Phương pháp điều tra thuộc địa. Tham khảo các tài liệu, kinh nghiệm về lĩnh vực bảo trì hồ đập. Điều tra thu thập, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục, nâng cao và hoàn thiện quy trình bảo trì công trình thủy lợi. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học Luận văn đã cập nhật và hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về nội dung của bảo trì xây dựng công trình, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động quản lý bảo trì đối với xây dựng nói chung và bảo trì xây dựng công trình thủy lợi nói riêng. Những nghiên cứu này góp phần bổ sung hoàn thiện hơn về mặt lý luận trong công tác quản lý bảo trì hồ chứa trong giai đoạn khai thác vận hành. Ý nghĩa thực tiễn Việc nghiên cứu quy trình bảo trì xây dựng giúp nâng cao nhận thức, chỉ ra những mặt còn tồn tại trong công tác bảo trì hồ chứa. Từ đó làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện công tác bảo trì hồ chứa tại tỉnh Ninh thuận do Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Ninh Thuận quản lý. 6. Kết quả đạt được Nghiên cứu xây dựng quy trình bảo trì hồ chứa áp dụng cho hồ chứa nước Lanh Ra, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. 3 NỘI DUNG LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 XÂY DỰNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH Công tác bảo trì các công trình xây dựng 1.1.1 Bảo trì công trình xây dựng Bảo trì công trình xây dựng (CTXD) được định nghĩa tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng như sau: Bảo trì CTXD là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình vận hành khai thác sử dụng. Các công trình xây dựng thuộc mọi nguồn vốn, mọi hình thức sở hữu, Chủ Sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo trì công trình nhằm duy trì những đặc trưng kiến trúc, công năng công trình, đảm bảo công trình vận hành khai thác phù hợp yêu cầu thiết kế, đảm bảo kết cấu làm việc liên tục trong suốt tuổi thọ công trình; [1] Công tác bảo trì công trình xây dựng gồm các hạng mục sau: - Bảo trì các kết cấu xây dựng, kết cấu kiến trúc của công trình. - Bảo trì các thiết bị, hệ thống quan trắc, máy móc cơ khí, các thiết bị điện. 1.1.2 Nội dung bảo trì công trình xây dựng Nội dung bảo trì CTXD có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình. [1] 1.1.2.1 Quy trình bảo trì CTXD Quy trình bảo trì công trình xây dựng là quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng. 4 1.1.2.2 Kiểm tra công trình Kiểm tra công trình là tập hợp các phương pháp đơn giản hay phức tạp nhằm phát hiện các hư hỏng hoặc đánh giá tình trạng làm việc của công trình thông qua trực quan hay các thiết bị máy móc chuyên dụng. 1.1.2.3 Quan trắc công trình Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian. 1.1.2.4 Bảo dưỡng công trình Công tác bảo dưỡng công trình bao gồm các hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu các thiết bị, các bộ phận của công trình. Các hoạt động này được tiến hành thường xuyên, định kỳ nhằm duy trì những đặc trưng kiến trúc, công năng công trình, đảm bảo công trình được vận hành và khai thác phù hợp yêu cầu của thiết kế, hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình trong suốt quá trình khai thác sử dụng. 1.1.2.5 Kiểm định chất lượng công trình Kiểm định chất lượng công trình là việc kiểm tra và xác định chất lượng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lượng của công trình trong một thời gian sử dụng so với yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc xem xét hiện trạng công trình bằng trực quan kết hợp với phân tích, đánh giá các số liệu thử nghiệm công trình. 1.1.2.6 Sửa chữa công trình Sửa chữa công trình là việc khắc phục những hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác vận hành hoặc kiểm tra công trình, nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường và an toàn của công trình. 1.1.3 Vai trò bảo trì đối với xây dựng Ngày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội, các nhà cao tầng cũng như những công trình lớn quy mô ngày càng xuất hiện nhiều. Do đó vai trò của công tác bảo trì CTXD ngày càng quan trọng và đảm bảo các mục đích sau: 5 - Bảo trì công trình nhằm mục đích phòng ngừa để tránh cho máy móc cũng như công trình không bị hư hỏng trong suốt quá trình làm việc và sản xuất. - Tối ưu hóa hiệu suất làm việc của thiết bị và công năng sử dụng của công trình. - Làm cho máy móc và công trình đạt trạng thái tốt, đảm bảo đạt năng suất và sự ổn định cao. - Bảo trì tốt làm giảm chi phí vận hành công trình, giúp duy trì chất lượng, năng suất và tuổi thọ công trình. - Tạo ra một môi trường làm việc an toàn. 1.1.4 Mục tiêu của bảo trì Mục tiêu của việc bảo trì là bất kỳ hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng và ở một tình trạng vận hành đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn; và nếu chúng bị hư hỏng thì cần phục hồi chúng về tình trạng ban đầu. Hình 1.1 Mục tiêu của bảo trì 6 1.1.5 Phân loại bảo trì 1.1.5.1 Bảo trì không kế hoạch Là công việc bảo dưỡng được thực hiện khi thiết bị hoăc bộ phận công trình gặp trục trặc. Các hư hỏng trong trường hợp này thường ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng, an toàn, mục đích sử dụng hoặc điều kiện làm việc của công trình. Bảo dưỡng này thường là khẩn cấp không cho phép thực hiện bảo trì theo kế hoạch đã đề ra. 1.1.5.2 Bảo trì có kế hoạch Là bảo trì được tổ chức và thực hiện theo một chương trình đã được hoạch định và kiểm soát. Bảo trì theo kế hoạch là một cách tiếp cận chủ động để bảo trì, trong đó công việc bảo trì được lên kế hoạch diễn ra thường xuyên. Loại công việc cần thực hiện và tần suất thay đổi dựa trên thiết bị được bảo trì và môi trường mà nó đang hoạt động. Mục tiêu chính của bảo trì theo kế hoạch là tối đa hóa hiệu suất của thiết bị bằng cách giữ cho thiết bị chạy an toàn càng lâu càng tốt, mà không làm cho thiết bị đó bị hư hỏng hoặc sự cố ngoài dự kiến. Hình 1.2 Phân loại bảo trì 7 1.1.6 Cấp bảo trì công trình xây dựng Công việc bảo trì CTXD được thực hiện theo các cấp bảo trì như sau: - Cấp duy tu, bảo dưỡng: được tiến hành thường xuyên trong quá trình vận hành để đề phòng hư hỏng của máy móc, các bộ phận công trình. - Cấp sửa chữa nhỏ: tiến hành khi có hư hỏng nhỏ ở một số chi tiết hoặc bộ phận công trình nhằm mục đích khôi phục chất lượng ban đầu của các bộ phận đó. - Cấp sửa chữa vừa: tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở một số chi tiết hoặc bộ phận công trình nhằm mục đích khôi phục chất lượng ban đầu của các bộ phận đó. - Cấp sửa chữa lớn: tiến hành sửa chữa các hư hỏng lớn có thể ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn tổng thể của công trình. 1.1.7 Yêu cầu của công tác bảo trì CTXD Trong một CTXD các bộ phận công trình khi đưa vào vận hành khai thác và bảo trì phải tuân thủ các quy định văn bản pháp luật hiện hành của Chính phủ và địa phương. Quy trình bảo trì công trình được lập phải phù hợp với các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình, loại và cấp công trình và phù hợp với mục đích sử dụng của công trình. Công tác bảo trì phải đảm bảo an toàn về người và tài sản, công tác bảo trì phải đảm bảo ảnh hưởng tối thiểu nhất đến sự vận hành liên tục của công trình và an toàn của công trình. Cơ quan, đơn vị được giao quản lý vận hành công trình phải xây dựng kế hoạch bảo trì gồm: công tác thu thập số liệu, công tác khảo sát hiện trạng, lập kế hoạch và thời gian sửa chữa, đánh giá hiện trạng chất lượng công trình, lập kế hoạch vốn. 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn đập 1.2.1 Yêu cầu kỹ thuật của hồ chứa nước đối với công tác bảo trì Hồ chứa nước là công trình tích nước và điều tiết dòng chảy nhằm cung cấp nước cho các ngành kinh tế quốc dân, sản xuất điện năng, cắt giảm lũ cho vùng hạ du.... Hồ chứa nước bao gồm các hạng mục: 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng