Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng module giám sát an ninh mạng dựa trên mã nguồn mở Snort...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng module giám sát an ninh mạng dựa trên mã nguồn mở Snort

.PDF
82
643
147

Mô tả:

®¹i häc th¸i nguyªn Tr-êng ®¹i häc C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG VŨ DUY TUÂN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MODULE GIÁM SÁT AN NINH MẠNG DỰA TRÊN MÃ NGUỒN MỞ SNORT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH th¸i nguyªn - n¨m 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ®¹i häc th¸i nguyªn Tr-êng ®¹i häc C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG VŨ DUY TUÂN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MODULE GIÁM SÁT AN NINH MẠNG DỰA TRÊN MÃ NGUỒN MỞ SNORT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH Mã số: 60.48.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐỨC SỰ Thái Nguyên, 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Sau hơn 8 tháng nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện luận văn Cao học với nội dung “ Nghiên cứu xây dựng Module giám sát an ninh mạng dựa trên mã nguồn mở Snort” đã cơ bản hoàn thành. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông, Viện Công nghệ thông tin, Học viện Kỹ thuật mật mã, gia đình và bạn bè. Những sự động viên giúp đỡ này đã giúp tôi vượt qua được những khó khăn để hoàn thành tốt Luận văn của mình. Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên, các thầy cô là các giáo sư, tiến sỹ công tác tại Viện Công nghệ thông tin đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học thạc sỹ tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Trần Đức Sự Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin & Giám sát an ninh mạng – Ban cơ yếu chính phủ đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian làm luận văn. Bên cạnh đó em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các anh chị trong khoa An toàn thông tin – Học viện Kỹ thuật mật mã, đã nhiệt tình giải đáp những thắc mắc, tạo điều kiện cho em có được các tài liệu hữu ích, cũng như được tham gia thực nghiệm Module trên mô hình thử nghiệm tại trường. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn. Do thời gian, kiến thức và các trang thiết bị còn hạn chế, chưa thực nghiệm được nhiều kết quả đạt được chỉ mang tính chất thử nghiệm. Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô, bạn bè để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 09 năm 2014 Học viên VŨ DUY TUÂN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Để hoàn thành luận văn đúng thời gian quy định và đáp ứng được mục tiêu đặt ra, bản thân em đã luôn cố gắng nghiên cứu, học tập và làm việc. Trong quá trình làm luận văn em có tham khảo một số tài liệu (đã được nêu trong phần “TÀI LIỆU THAM KHẢO” và không sao chép nội dung từ bất kỳ bản luận văn nào khác. Toàn bộ luận văn là do bản thân nghiên cứu, xây dựng nên dưới sự định hướng, hướng dẫn của thầy hướng dẫn. Em xin cam đoan những lời trên là đúng, mọi thông tin sai lệch em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước thầy giáo hướng dẫn và nhà trường. Thái nguyên, tháng 9 năm 2014 Học viên VŨ DUY TUÂN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IETF : Internet Engineering Task Force RFC : Request for Comments IDS : Intrusion Detection System ARP : Address Resolution Protocol GSANM : Giám sát an ninh mạng CSDL : Cơ sở dữ liệu OSSIM : Open Source Security Information Management NIDS : Network-based IDS HIDS : Host based IDS CPU Central Processing Unit Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình triển khai hệ thống NIDS ............................................................... 10 Hình 1.2: Mô hình hệ thống HIDS ............................................................................... 12 Hình 1.3 – Mô hình mạng phổ biến của các đơn vị vừa và nhỏ .................................... 13 Hình 2.1: Mis-match trong khi đang so sánh tại vị trí j ................................................. 17 Hình 2.2: Good-suffix shift, trường hợp u lại xuất hiện trong P ................................... 17 Hình 2.3: Good-suffix shift, trường hợp chỉ suffix của u xuất hiện trong P................. 17 Hình 2.4: Dịch để ký tự b ăn khớp với văn bản ............................................................. 18 Hình 2.5: Dịch khi b không xuất hiện trong P ............................................................... 18 Hình 2.6: Đồ thị hàm goto với các từ khóa đầu vào. ..................................................... 21 Hình 2.7: Hàm failure ................................................................................................... 22 Hình 2.8: Hàm ouput ..................................................................................................... 24 Hình 2.9: Ví dụ hàm goto ............................................................................................. 25 Bảng 2.10: Ví dụ hàm failaure ...................................................................................... 25 Bảng 2.11: Ví dụ hàm output ........................................................................................ 25 Hình 3.1: Mô hình Module giám sát an ninh mạng ....................................................... 35 Hình 3.2: Các cơ sở dữ liệu của Module giám sát an ninh mạng .................................. 42 Hình 3.3: Giao diện quản lý các sự kiện của Module giám sát an ninh mạng............... 59 Hình 3.4: Giao diện quản trị người dùng của Module giám sát an ninh mạng .............. 59 Hình 3.5: Mô hình thử nghiệm Module giám sát an ninh mạng .................................... 60 Hình 3.6: Attacker sử dụng chương trình DoSHTTP để tấn công vào WebServer ....... 62 Hình 3.7: Kiểm tra hoạt động của CPU trên WebServer ............................................... 62 Hình 3.8: Theo dõi gói tin đi vào WebServer sử dụng Wireshark ................................ 65 Hình 3.9: Xây dựng luật Snort phát hiện tấn công DoS qua giao diện Web ................. 66 Hình 3.10: Màn hình cảnh báo tấn công từ chối dịch vụ của Module giám sát an ninh mạng..................................................................................................................................... 67 Hình 3.11: Sử dụng phần mềm Nmap dò quét các cổng trên máy WebServer ............. 68 Hình 3.12: Màn hình cảnh báo tấn công dò quét của Module giám sát an ninh mạng .. 68 Hình 3.13: Chức năng lưu trữ file giám sát của Module giám sát an ninh mạng .......... 69 Hình 3.14: Phân tích file Pcap sử dụng phần mềm Wireshark ...................................... 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................ 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2 4. Hướng nghiên cứu của đề tài .........................................................................2 5. Bố cục của đề tài ............................................................................................ 2 Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT AN NINH MẠNG .......................... 3 1.1. Khái niệm ..................................................................................................3 1.1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................3 1.1.2. Một số khái niệm liên quan .................................................................3 1.1.2.1. Thu thập dữ liệu ............................................................................3 1.1.2.2. Phân tích dữ liệu ...........................................................................3 1.1.2.3. Phát hiện và phản ứng ..................................................................4 1.2. Giám sát mạng ............................................................................................ 4 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 4 1.2.2. Cách thức hoạt động và mục đích ứng dụng .......................................5 1.3. Hệ thống phát hiện xâm nhập ....................................................................6 1.3.1. Giới thiệu chung .................................................................................6 1.3.2. Nguyên lý hoạt động ..........................................................................7 1.3.2.1. Giám sát mạng (monotoring)........................................................7 1.3.2.2. Phân tích lưu thông (Analyzing) .................................................7 1.3.2.3. Liên lạc .........................................................................................8 1.3.2.4. Cảnh báo (Alert) ...........................................................................8 1.3.2.5. Phản ứng (Response) ....................................................................8 1.4. Phân loại một số kiểu giám sát ...................................................................9 1.4.1. Giám sát toàn bộ mạng (NIDS) ........................................................... 9 1.4.2. Giám sát máy tính đơn lẻ (HIDS) ......................................................11 1.5. Mô hình mạng thực tế ..............................................................................13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chương 2 – KỸ THUẬT XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT AN NINH MẠNG .......................................................................................................................15 2.1. Kỹ thuật phát hiện dựa trên dấu hiệu thông qua đối sánh mẫu ................15 2.1.1. Giới thiệu bài toán đối sánh mẫu .......................................................15 2.1.2. Phát biểu bài toán ..............................................................................16 2.1.3. Thuật toán Boyer-Moore ...................................................................16 2.1.4. Thuật toán Aho-Corasick ..................................................................18 2.1.4.1. Định nghĩa ..................................................................................18 2.1.4.2. Xây dựng máy đối sánh mẫu hữu hạn trạng thái từ tập các mẫu phù hợp với từ khóa. .....................................................................................19 2.1.4.3. Sử dụng máy hữu hạn trạng thái để xác định vị trí các mẫu trong văn bản. .........................................................................................................24 2.1.4.4. Độ phức tạp thuật toán................................................................ 27 2.1.5. So sánh giữa các thuật toán ............................................................... 27 2.2. Kỹ thuật phát hiện dựa trên sự bất thường ...............................................28 2.2.1. Định nghĩa ......................................................................................... 28 2.2.2. Dữ liệu phát hiện bất thường ............................................................. 29 2.2.3. Kỹ thuật ............................................................................................. 31 2.2.4. Phương pháp ......................................................................................32 Kết chương: .....................................................................................................34 Chương 3 - XÂY DỰNG MODULE GIÁM SÁT AN NINH MẠNG DỰA TRÊN PHẦN MỀM SNORT ....................................................................................35 3.1. Mô hình Module giám sát an ninh mạng ..................................................35 3.1.1. Mô hình tổng quan.............................................................................35 3.1.2. Mô hình chi tiết..................................................................................36 3.1.2.1. Máy trinh sát ...............................................................................36 3.1.2.2. Máy thu thập ...............................................................................41 3.1.2.3. Cơ sở dữ liệu...............................................................................41 3.1.2.4. Phân tích .....................................................................................43 3.1.2.5. Website .......................................................................................46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2. Triển khai xây dựng Module giám sát an ninh mạng ............................... 46 3.2.1. Lựa chọn phần mềm ..........................................................................46 3.2.1.1. Giới thiệu về Snort .....................................................................46 3.2.1.2. Các thành phần của Snort ........................................................... 46 3.2.1.3. Các chế độ hoạt động của Snort ................................................49 3.2.1.4. Các tùy chọn trong việc sử dụng Snort .....................................53 3.2.1.5. Ưu điểm, hạn chế của Snort ......................................................55 3.2.2. Phân tích yêu cầu chức năng của Module .........................................55 3.2.3. Phân tích thiết kế ...............................................................................56 3.2.4. Tích hợp tính năng quản lý luật Snort vào Module giám sát an ninh mạng ........................................................................................................................... 57 3.2.5. Xây dựng thành phần quản trị tập trung ...........................................58 3.3. Vận hành và thử nghiệm ...........................................................................59 3.3.1. Mô hình thử nghiệm ..........................................................................59 3.3.2. Tấn công từ chối dịch vụ ...................................................................61 3.3.3. Tấn công thăm dò ..............................................................................67 3.3.4. Đánh giá kết quả ................................................................................69 KẾT LUẬN .........................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, việc ứng dụng công nghệ thông tin, Internet ngày càng trở lên phổ biến trong đời sống hằng ngày cũng như trong hầu hết các lĩnh vực. Việc trao đổi, quản lý, khai thác thông tin trên Internet đã trở thành xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Song song với sự phát triển đó là hàng loạt các nguy cơ về mất an toàn thông tin. Vấn đề đảm bảo an toàn thông tin luôn được các cơ quan, tổ chức đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên hàng năm các vụ tấn công mạng vẫn liên tục gia tăng mà chưa có biện pháp khắc phục triệt để. Cách tốt nhất để có thể đảm bảo cho hệ thống mạng an toàn đó là chủ động phát hiện các tấn công và đưa ra những phản ứng thích hợp. Để làm được như vậy cần phải có một hệ thống có khả năng giám sát toàn bộ các hành động đi ra cũng như đi vào bên trong hệ thống mạng cần bảo vệ, có một vấn đề là các công cụ bảo vệ hệ thống được triển khai ở nước ta hầu hết đều mua của nước ngoài với giá thành rất cao đây là một khó khăn lớn đối với các đơn vị vừa và nhỏ. Mặt khác vì là sản phẩm thương mại nên công nghệ và kỹ thuật của các hệ thống đó luôn luôn được giữ kín vì thế mỗi khi phát sinh các dạng tấn công mới, các nhà quản trị trong nước không thể tự phát triển mở rộng được. Từ đó phát sinh nhu cầu cần có một hệ thống hỗ trợ giám sát và bảo vệ hệ thống mạng một cách hiệu quả, các nhà quản trị có thể chủ động mở rộng hay phát triển cho phù hợp với các cuộc tấn công mạng kiểu mới. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu xây dựng Module giám sát an ninh mạng dựa trên mã nguồn mở Snort” dưới sự hướng dẫn của TS Trần Đức Sự. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu mà đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống phát hiện xâm nhập, phân tích và đưa ra giải pháp hợp lý. 1 Nghiêm cứu xây dựng chương trình hỗ trợ phát hiện xâm nhập dựa trên phần mềm mã nguồn mở Snort và các công cụ mã nguồn mở được phát triển hỗ trợ cho hệ thống này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Các kỹ thuật và phương pháp giám sát trên hệ thống mạng; - Các kỹ thuật xâm nhập trái phép vào mạng máy tính; - Cơ sở, kiến trúc hệ thống phát hiện xâm nhập; - Hệ thống phát hiện xâm nhập Snort. 4. Hướng nghiên cứu của đề tài - Hiểu được các kỹ thuật và các khả năng xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng máy tính; - Tìm hiểu các kỹ thuật và phương pháp giá sát các xâm nhập trái phép trên; - Xây dựng một Modul giám sát các xâm nhập trái phép. 5. Bố cục của đề tài Sau phần mở đầu, nội dung chính của luận văn đi vào tìm hiểu các phương pháp tấn công mạng, tổng quan về hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS), một số phần mềm mã nguồn mở thường sử dụng trong các hệ thống IDS, nghiên cứu xây dựng một chương trình ứng dụng sử dụng phần mềm Snort. Luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về an ninh mạng và giám sát an ninh mạng: khái quát về tình hình an ninh mạng, đi sâu tìm hiểu về hệ thống phát hiện xâm nhập, phân tích một mô hình giám sát phổ biến hiện đang được áp dụng. Chương 2: Kỹ thuật xây dựng hệ thống giám sát an ninh: Phân tích một số kỹ thuật giám sát, một số phần mềm mã nguồn mở thường được ứng dụng trong việc hỗ trợ giám sát, đi sâu vào phân tích phần mềm mã nguồn mở Snort. Chương 3: Xây dựng module giám sát an ninh mạng: Đưa ra một mô hình hệ thống giám sát, phân tích, thiết kế xây dựng một module tích hợp trong mô hình trên sử dụng phần mềm mã nguồn mở Snort. Cuối cùng là phần đánh giá, kết luận và hướng phát triển của đề tài. 2 Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT AN NINH MẠNG 1.1. Khái niệm 1.1.1. Giới thiệu chung Internet phát triển, sự kết nối trên toàn thế giới đang mang lại thuận tiện cho tất cả mọi người. nhưng bên cạnh đó nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa đến mọi mặt của đời sống xã hội. việc đánh cắp thông tin, truy cập hệ thống trái phép, tấn công từ chối dịch vụ... là nguy cơ mà người dùng Internet phải đương đầu. Rất nhiều các giải pháp an ninh mạng đã được đưa ra và cũng đã có những đóng góp to lớn trong việc đảm bảo an toàn thông tin, ví dụ như: Firewall ngăn chặn những kết nối không đáng tin cậy, mã hóa làm tăng độ an toàn cho việc truyền dữ liệu, các chương trình diệt virus với cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên… Tuy nhiên thực tế cho thấy chúng ta vẫn luôn thụ động trước các cuộc tấn công đặc biệt là các tấn công kiểu mới vì vậy yêu cầu đặt ra là cần có một hệ thống phát hiện và cảnh báo sớm trước các cuộc tấn công. Hệ thống phát hiện xâm nhập được xem như là một lựa chọn tối ưu. 1.1.2. Một số khái niệm liên quan 1.1.2.1. Thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu của các hệ thống phần mềm hay các ứng dụng chính là thu thập các nhật ký, gói tin,... đi ra đi vào mạng. Đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất của việc giám sát. 1.1.2.2. Phân tích dữ liệu Việc phân tích dữ liệu là công việc của con người. Các phần mềm có thể đưa ra những kết luận từ những dữ liệu mà chúng thu thập được, con người sẽ phải xem xét trong từng hoàn cảnh để đưa ra yêu cầu trong những bước tiếp theo. Một số sản phẩm có thể hoàn toàn tùy biến cho phù hợp với hệ thống mà nó đang giám sát. Đây không phải là trách nhiệm của người phát triển vì họ không thể tạo ra sản phẩm có thể đáp ứng được hết những yêu cầu khác nhau của khách hàng. Có khả năng thay đổi mã nguồn tùy vào người dùng cuối, nên những sản phẩm mã nguồn mở là 3 những phần mềm thích hợp nhất cho việc tùy biến. Cũng như vậy, người dùng cũng phải được đào tạo để hiểu được những thông tin mà sản phẩm cung cấp. 1.1.2.3. Phát hiện và phản ứng Phát hiện và phản ứng là hai thành phần quan trọng trong các yếu tố của tiến trình. Sau khi bức tường phòng ngự cuối cùng bị phá vỡ, các tổ chức cần nhanh trong phát hiện ra cách thức xâm nhập của kẻ tấn công và chúng sẽ làm gì tiếp theo. Quá trình này được gọi là phạm vi ứng phó sự cố. Bởi xâm nhập không có nghĩa là có quyền root. Một kẻ xâm nhập có thể leo thang đặc quyền của mình để thực hiện những âm mưu sau đó. Bất kỳ ai khi thực hiện công việc ứng phó sự cố thường xuyên sẽ hiểu được công việc nào nên làm trước vì giám đốc, CEO, hay những nhân viên cấp cao không quan tâm đến việc kẻ xâm nhập làm thế nào mà chỉ quan tâm đến những vấn đề sau: Những kẻ tấn công đã làm gì Khi nào Chúng ta ngăn chặn được chưa Đã có thiệt hại như thế nào Mặc dù các nhà lãnh đạo không quan tâm đến cách thức xâm nhập của kẻ tấn công, nhưng đó luôn là công việc hàng đầu để có thể phản ứng hiệu quả với các cuộc xâm nhập. Chỉ có cách xác định phương thức xâm nhập của kẻ tấn công và ngăn chặn chúng thì việc phục hồi mới có thể diễn ra trọn vẹn được. 1.2. Giám sát mạng 1.2.1. Khái niệm Giám sát mạng là việc giám sát, theo dõi và ghi nhận những luồng dữ liệu mạng, từ đó sử dụng làm tư liệu để phân tích mỗi khi có sự cố xảy ra. Trong các hệ thống thông tin, việc khắc phục các sự cố thường tốn một chi phí rất lớn. vì vậy, giải pháp giám sát mạng để phát hiện sớm các sự cố là một sự lựa chọn được nhiều người ưa thích nhằm mang lại hiệu quả cao với chi phí vừa phải. 4 Một hệ thống giám sát mạng thường có các thành phần sau: Máy trính sát (Sensor): là những máy trạm làm nhiệm vụ trinh sát. Thành phần này sẽ tiếp cận, tương tác với các hệ thống và dịch vụ cần giám sát để nhận biết trạng thái của những dịch vụ đó. Trong quá trình triển khai hệ thống, thành phần này sẽ được phân tán nằm rải rác nhiều nơi trên mạng để thu thập thông tin từ những nguồn khác nhau như Tường lửa, Bộ định tuyến, file nhật ký… Máy thu thập (Collector): Một điều đáng chú ý trong hệ thống giám sát mạng là các hệ thống, các dịch vụ cần giám sát có thể khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc thông tin thu được cũng có nhiều dạng khác nhau. Để có được thông tin một cách đồng nhất nhằm mục đích xử lý và thống kê, cần có một thành phần làm nhiệm vụ chuẩn hóa thông tin. Máy thu thập sẽ đọc những thông tin thu được từ các máy trinh sát và chuẩn hóa thông tin dựa trên những quy tắc chuẩn hóa biết trước. Thông tin đầu ra sẽ có định dạng giống nhau và được lưu vào cơ sở dữ liệu trung tâm. Cơ sở dữ liệu trung tâm: là nơi lưu trữ dữ liệu của toàn bộ hệ thống giám sát. Các dữ liệu ở đây đã được chuẩn hóa nên có thể sử dụng để tính toán các số liệu thống kê trên toàn hệ thống Công cụ phân tích (Analysis tool): Thành phần này sẽ đọc các dữ liệu từ cơ sở dữ liệu trung tâm và tính toán để tạo ra bản báo cáo số liệu thống kê trên toàn hệ thống. 1.2.2. Cách thức hoạt động và mục đích ứng dụng Mỗi máy trinh sát sẽ có một danh sách những đối tượng mà máy trinh sát đó cần giám sát. Những đối tượng này có thể là file nhật ký hoạt động trên một máy tính, có thể là một dịch vụ trên hệ thống khác, cũng có thể là thành phần báo cáo trạng thái của Tường lửa/Bộ định tuyến… Dựa vào bản danh sách này, Máy trinh sát sẽ gửi truy vấn đến đối tượng để truy vấn thông tin. Thông tin thu thập được sẽ gửi đến Máy thu thập để chuẩn hóa trước khi lưu trữ vào cơ sở dữ liệu trung tâm. 5 Tùy theo thiết kế của hệ thống, nếu những thông tin mà Máy trinh sát thu thập được có định dạng giống nhau thì sẽ không cần đến thành phần Máy thu thập. Trong một số trường hợp khác, các Máy trinh sát cũng có thể kiêm luôn vai trò của Máy thu thập thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu trước khi lưu trữ. Tại cơ sở dữ liệu trung tâm, mọi dữ liệu thu dược đã có định dạng rõ ràng. Bộ phân tích sẽ đọc thông tin tại đây để tính toán và đưa ra những số liệu thống kê tạo thành một bản báo cáo hoàn chỉnh. Báo cáo này sẽ được gửi tới người quản trị. Trong một số hệ thống giám sát, để nâng cao mức độ tự động hóa, Bộ phân tích có thể có thêm chức năng phát hiện dấu hiệu xác định trước để phát ra cảnh báo. Ví dụ, sau khi lấy thông tin từ file nhật ký ghi nhận lại những lần đăng nhập không thành công vào hệ thống, nếu phát hiện thấy có 3 lần đăng nhập không thành công liên tiếp trong vòng 5 phút thì Bộ phân tích phát ra cảnh báo tới người quản trị. Cảnh báo này có thể là thư điện tử, tin nhắn SMS gửi tới điện thoại di động… 1.3. Hệ thống phát hiện xâm nhập 1.3.1. Giới thiệu chung Nếu như hiểu Firewall là một hệ thống “khóa” chốt chặn ở cửa ngõ mạng, thì hệ thống IDS có thể được coi như các “cảm ứng giám sát” được đặt khắp nơi trong mạng để cảnh báo về các cuộc tấn công đã “qua mặt” được Firewall hoặc xuất phát từ bên trong mạng. Một IDS có nhiệm vụ phân tích các gói tin mà Firewall cho phép đi qua, tìm kiếm các dấu hiệu tấn công từ các dấu hiệu đã biết hoặc thông qua việc phân tích các sự kiện bất thường, từ đó ngăn chặn các cuộc tấn công trước khi nó có thể gây ra những hậu quả xấu với tổ chức. Hệ thống IDS hoạt động dựa trên 3 thành phần chính là Cảm ứng (Sensor), Giao diện (Console) và Bộ phân tích (Engine). Hoạt động của một hệ thống IDS được chia làm 5 giai đoạn chính là: Giám sát, Phân tích, Liên lạc, Cảnh báo và Phản ứng.  Xâm nhập: Để hiểu được như thế nào là “ phát hiện xâm nhập” trước hết chúng ta cần xem xét “xâm nhập” là gì. “Xâm nhập” trong thuật ngữ mạng máy tính, là sự truy nhập vào hệ thống một cách trái phép. Một ví dụ đơn giản là một người dùng truy cập vào hệ thống và thao tác với quyền quản trị khi không được phép. 6  Phát hiện xâm nhập: là việc sử dụng một tập hợp những ký thuật và phương thức để phát hiện những dấu hiệu bị xâm nhập cả ở cấp độ mạng lẫn máy tính. Có hai cách tiếp cận cơ bản đối với việc phát hiện và phòng chống xâm nhập là: 1.3.2. Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hoạt động của một hệ thống phòng chống xâm nhập được chia làm 5 giai đoạn chính: Giám sát mạng, phân tích lưu thông, Liên lạc giữa các thành phần, Cảnh báo về các hành vi xâm nhập và cuối cùng có thể tiến hành phản ứng lại tùy theo chức năng của từng IDS. 1.3.2.1. Giám sát mạng (monotoring) Giám sát mạng là quá trình thu thập thông tin về lưu thông trên mạng. Việc này thông thường được thực hiện bằng các Sensor. Yêu cầu đòi hỏi đối với giai đoạn này là có được thông tin đầy đủ và toàn vẹn về tình hình mạng. Đây cũng là một vấn đề khó khăn, bởi vì nếu theo dõi toàn bộ thông tin thì sẽ tốn khá nhiều tài nguyên, đồng thời gây ra nguy cơ tắc nghẽn mạng. Nên cần thiết phải cân nhắc để không làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Có thể sử dụng phương án là thu thập liên tục trong khoảng thời gian dài hoặc thu thập theo từng chu kì. Tuy nhiên khi đó những hành vi bắt được chỉ là những hành vi trong khoảng thời gian giám sát. Hoặc có thể theo vết những lưu thông TCP theo gói hoặc theo liên kết. Bằng cách này sẽ thấy được những dòng dữ liệu vào ra được phép. Nhưng nếu chỉ theo dõi những liên kết thành công sẽ có thể bỏ qua những thông tin có giá trị về những liên kết không thành công mà đây lại thường là những phần quan tâm trong một hệ thống IDS, ví dụ như hành động quét cổng. 1.3.2.2. Phân tích lưu thông (Analyzing) Khi đã thu thập được những thông tin cần thiết từ những điểm trên mạng. IDS tiến hành phân tích những dữ liệu thu thập được. Mỗi hệ thống cần có một sự phân tích khác nhau vì không phải môi trường nào cũng giống nhau. Thông thường ở giai đoạn này, hệ thống IDS sẽ dò tìm trong dòng traffic mang những dấu hiệu đáng nghi ngờ dựa trên kỹ thuật đối sánh mẫu hoặc phân tích hành vi bất thường. 7 1.3.2.3. Liên lạc Giai đoạn này giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống IDS. Việc liên lạc diễn ra khi Sensor phát hiện ra dấu hiệu tấn công hoặc Bộ xử lý thực hiện thay đổi cấu hình, điều khiển Sensor. Thông thường các hệ thống IDS sử dụng các bộ giao thức đặc biệt để trao đổi thông tin giữa các thành phần. Các giao thức này phải đảm bảo tính tin cậy, bí mật và chịu lỗi tốt, ví dụ: SSH, HTTPS, SNMPv3…Chẳng hạn hệ thống IDS của hãng Cisco thường sử dụng giao thức PostOffice định nghĩa một tập các thông điệp để giao tiếp giữa các thành phần. 1.3.2.4. Cảnh báo (Alert) Sau khi đã phân tích xong dữ liệu, hệ thống IDS cần phải đưa ra được những cảnh báo. Ví dụ như: + Cảnh báo địa chỉ không hợp lệ. + Cảnh báo khi máy cố gắng kết nối đến những máy nằm trong danh sách cần theo dõi ở trong hay ngoài mạng. 1.3.2.5. Phản ứng (Response) Trong một số hệ thống IDS tiên tiến hiện nay, sau khi các giai đoạn trên phát hiện được dấu hiệu tấn công, hệ thống không những cảnh báo cho người quản trị mà còn đưa ra các hành vi phòng vệ ngăn chặn hành vi tấn công đó. Điều này giúp tăng cường khả năng tự vệ của Mạng, vì nếu chỉ cần cảnh báo cho người quản trị thì đôi khi cuộc tấn công sẽ tiếp tục xảy ra gây ra các tác hại xấu. Một hệ thống IDS có thể phản ứng lại trước những tấn công phải được cấu hình để có quyền can thiệp vào hoạt động của Firewall, Switch và Router. Các hành động mà IDS có thể đưa ra như: + Ngắt dịch vụ. + Gián đoạn phiên. + Cấm địa chỉ IP tấn công. + Tạo log. 8 1.4. Phân loại một số kiểu giám sát Cách thông thường nhất để phân loại hệ thống IDS là dựa vào đặc điểm của nguồn dữ liệu thu thập được. Trong trường hợp này, các hệ thống IDS được chia làm các loại sau: + Host-base IDS (HIDS): Sử dụng dữ liệu kiểm tra từ một máy trạm đơn để phát hiện xâm nhập. + Network-based IDS (NIDS): Sử dụng dữ liệu trên toàn bộ lưu thông mạng, cùng với dữ liệu kiểm tra từ một hoặc một vài máy trạm để phát hiện xâm nhập. 1.4.1. Giám sát toàn bộ mạng (NIDS) Trong hình thức này NIDS xác định các truy cập trái phép bằng việc giám sát các hoạt động mạng được tiến hành trên toàn bộ các phân mạng của hệ thống, NIDS sử dụng bộ dò và bộ cảm biến cài đặt trên toàn mạng. Những bộ dò này theo dõi trên mạng nhằm tìm kiếm những lưu lượng trùng với những mô tả sơ lược được định nghĩa hay là những dấu hiệu. Khi ghi nhận được một mẫu lưu lượng hay dấu hiệu, bộ cảm biến gửi tín hiệu cảnh báo đến trung tâm điều khiển và có thể được cấu hình nhằm tìm ra biện pháp ngăn chặn những xâm nhập xa hơn. NIDS là tập nhiều sensor được đặt ở toàn mạng để theo dõi những gói tin trong mạng, so sánh với các mẫu đã được định nghĩa để phát hiện đó là tấn công hay không. 9 Hình 1.1: Mô hình triển khai hệ thống NIDS Ưu điểm + Chi phí thấp: Do chỉ cần cài đặt NIDS ở những vị trí trọng yếu là có thể giám sát lưu lượng toàn mạng nên hệ thống không cần phải nạp các phần mềm và quản lý trên các máy toàn mạng. + Phát hiện được các cuộc tấn công mà HIDS bỏ qua: Khác với HIDS, NIDS kiểm tra header của tất cả các gói tin vì thế nó không bỏ sót các dấu hiệu xuất phát từ đây. Ví dụ nhiều cuộc tấn công DoS, TearDrop (phân nhỏ) chỉ được phát hiện khi xem header của các gói tin lưu chuyền trên mạng. + Khó xóa bỏ dấu vết: Các thông tin lưu trong log file có thể bị kẻ đột nhập sửa đổi để che dấu các hoạt động xâm nhập, trong tình huống này HIDS khó có đủ thông tin để hoạt động. NIDS sử dụng lưu thông hiện hành trên mạng để phát hiện xâm nhập. Vì thế, kẻ đột nhập không thể xóa bỏ được các dấu vết tấn công. Các thông tin bắt được không chỉ chứa cách thức tấn công mà cả thông tin hỗ trợ cho việc xác minh và buộc tội kẻ đột nhập. + Phát hiện và đối phó kịp thời: NIDS phát hiện các cuộc tấn công ngay khi xảy ra, vì thế việc cảnh báo và đối phó có thể thực hiện được nhanh hơn. VD: một hacker thực hiện tấn công DoS dựa trên TCP có thể bị NIDS phát hiện và ngăn chặn ngay bằng việc gửi yêu cầu TCP reset nhằm chấm dứt cuộc tấn công trước khi nó xâm nhập và phá vỡ máy bị hại. 10 + Có tính độc lập với OS (Operating System) Nhược điểm + Hạn chế về hiệu năng: NIDS sẽ gặp khó khăn khi phải xử lý tất cả các gói tin trên mạng rộng hoặc có mật độ lưu thông cao, dẫn đến không thể phát hiện các cuộc tấn công thực hiện vào lúc “Cao điểm”. Một số nhà sản xuất đã khắc phục bằng cách cứng hóa hoàn toàn IDS nhằm tăng cường tốc độ cho nó. Tuy nhiên, do phải đảm bảo về mặt tốc độ nên một số gói tin được bỏ qua có thể gây lỗ hổng cho tấn công xâm nhập. + Tăng thông lượng mạng: Một hệ thống phát hiện xâm nhập có thể cần truyền một dung lượng lớn dữ liệu trở về hệ thống phân tích trung tâm, có nghĩa là gói tin được kiệm soát sẽ sinh ra một lượng lớn tải phân tích. + Không biết được các cuộc tấn công có thành công hay không. + Một hệ thống NIDS thường gặp khó khăn trong việc sử lý các cuộc tấn công trong một phiên được mã hóa. + NIDS cũng gặp khó khăn khi phát hiện các cuộc tấn công mạng từ các gói tin phân mảnh. Các gói tin định dạng sai này có thể làm cho NIDS hoạt động sai. 1.4.2. Giám sát máy tính đơn lẻ (HIDS) Bằng cách cài đặt một phần mềm trên tất cả các máy tính chủ, IDS dựa trên máy chủ quan sát tất cả những hoạt động hệ thống, như các file log và những lưu lượng mạng thu thập được. Hệ thống dựa trên máy chủ cũng theo dõi OS, những cuộc gọi hệ thống, lịch sử sổ sách (audit log) và những thông điệp báo lỗi trên hệ thống máy chủ. Trong khi những đầu dò của mạng có thể phát hiện một cuộc tấn công, thì chỉ có hệ thống dựa trên máy chủ mới có thể xác định xem cuộc tấn công có thành công hay không. HIDS thường được cài đặt trên một máy tính nhất định. Thay vì giám sát hoạt động của một Network segment, HIDS chỉ giám sát các hoạt động trên một máy tính. Nó thường được đặt trên các Host xung yếu của tổ chức, và các server trong vùng DMZ. thường là mục tiêu tấn công đầu tiên. Nhiệm vụ chính của HIDS là giám sát các thay đổi trên hệ thống, bao gồm: 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan