Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới vùng sinh thái ven bờ biển thuộc các t...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới vùng sinh thái ven bờ biển thuộc các tỉnh ven biển đồng bằng sông hồng

.PDF
218
22
77

Mô tả:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Trường Đại học Thủy lợi --------o0o-------- BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình Nông thôn mới vùng sinh thái ven bờ biển thuộc các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Hằng Nga Hà Nội, 1-2008 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Trường Đại học Thủy lợi --------o0o-------- BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình Nông thôn mới vùng sinh thái ven bờ biển thuộc các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Chủ nhiệm đề tài Trường Đại học Thủy Lợi ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga Các thành viên tham gia 1. Phan Văn Yên -ĐHTL 2. Nguyễn Việt Anh –ĐHTL 3. Giang Thị Thu Thảo-ĐHTL 4. Nguyễn Thị Thu Trang - ĐHTL 5. Hoàng Thái Đại- ĐHTL Địa chỉ liên hệ : 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội Hà Nội, 1 – 2008 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Trường Đại học Thủy lợi --------o0o-------- BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình Nông thôn mới vùng sinh thái ven bờ biển thuộc các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Hằng Nga Hà Nội, 1-2008 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Trường Đại học Thủy lợi --------o0o-------- BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình Nông thôn mới vùng sinh thái ven bờ biển thuộc các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Chủ nhiệm đề tài Trường Đại học Thủy lợi ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga Các thành viên tham gia 1. Phan Văn Yên -ĐHTL 2. Nguyễn Việt Anh –ĐHTL 3. Giang Thị Thu Thảo-ĐHTL 4. Nguyễn Thị Thu Trang - ĐHTL 5. Hoàng Thái Đại -ĐHTL Địa chỉ liên hệ : 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội Hà Nội, 1 – 2008 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Trường Đại học Thủy lợi --------o0o-------- BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình Nông thôn mới vùng sinh thái ven bờ biển thuộc các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Chủ nhiệm đề tài Trường ĐHTL Ths.Nguyễn Thị Hằng Nga Hà Nội, 1 – 2008 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Trường Đại học Thủy lợi --------o0o-------- BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình Nông thôn mới vùng sinh thái ven bờ biển thuộc các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Hà Nội, 1 – 2008 BÀI TÓM TẮT 1. Mục đích Đề xuất xây dựng mô hình nông thôn mới vùng sinh thái ven bờ biển thuộc các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế xã hội vùng nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định 2.2. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế bền vững vùng Nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu-Nam Định (phát triển các ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và làm muối) 2.3. Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch nhà ở và cơ sở hạ tầng vùng nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định (giao thông nông thôn, thuỷ lợi phục vụ Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản,phát triển mạng lưới điện, các công trình phúc lợi khác, hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường ) 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu điển hình chọn điểm nghiên cứu tại vùng Nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu – Nam Định - Khảo sát thực địa các mô hình phát triển kinh tế, nhà ở và cơ sở hạ tầng vùng Nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu – Nam Định - Điều tra thu thập số liệu, tài liệu về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu – Nam Định - Phỏng vấn điều tra nông hộ theo các nhóm hộ điển hình về đầu tư và thu nhập từ các ngành sản xuất - Hội thảo lấy ý kiến của dân, cán bộ địa phương về các mô hình phát triển kinh tế - Phương pháp nghiên cứu nội nghiệp xử lý phân tích số liệu 4. Kết quả đạt được Mô hình nông thôn phát triển bền vững vùng ven biển Huyện Hải Hậu là một mô hình phát triển tổng hợp, giải quyết được mối quan hệ hài hoà trong phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đã góp phần giải quyết được những vấn đề bức xúc hiện nay của vùng Nông thôn cả nước nói chung, vùng ven biển nói riêng, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí nông thôn. Những nội dung cụ thể đã được thực hiện trong đề tài gồm: - Đánh giá được thực trạng điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường vùng sinh thái ven biển Huyện Hải Hậu. Đây là vùng có vị trí địa lý kinh tế tương đối thuận lợi, đất đai có độ phì khá, rất thích hợp cho các loại cây trồng nhiệt đới phát triển, thảm thực vật tự nhiên khá phong phú, đặc biệt là thảm thực vật ven biển với hệ sinh thái rừng ngập mặn, tài nguyên động vật mang tính chất độc đáo của vùng cửa sông, ven biển, có vị trí giáp biển, nguồn lợi thuỷ, hải sản khá phong phú, nhiều bờ biển đẹp là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch. Bên cạnh đó, những khó khăn của vùng là hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Do sức ép của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội, cùng với sự khai thác tài nguyên quá mức và những tác động tiêu cực của con người đã và đang gây ra những biến đổi xấu đến môi trường đất, nguồn nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của vùng. - Đề tài cũng tiến hành đánh giá thực hạ tầng cơ sở phục vụ sinh hoạt trong khu dân cư nông thôn. Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ phân bố hợp lý, tương đối hoàn chỉnh đến từng thôn, xóm. Hầu hết các tuyến đường đã được rải nhựa, bê tông hoặc lát gạch thuận tiện đi lại trong cả 4 mùa. Tuy nhiên, giao thông phục vụ nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển Hải Hậu còn nhiều vấn đề tồn tại lớn do chưa được quy hoạch và quan tâm đúng mức. Việc đi lại trong khu vực nuôi trồng thuỷ sản còn rất khó khăn chủ yếu là đi theo bờ bao của các đầm ao và kênh mương, dễ gây ra cấyt lở và hư hại các công trình nuôi thuỷ sản. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung tương đối hoàn chỉnh xong hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất thuỷ sản. Hệ thống kênh mương phục 2 vụ nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống sông ngòi tưới tiêu cho lúa, manh mún, chưa được đầu tư đúng mức. Công trình nhà ở hầu hết đã kiên cố, nhà cấp 4, nước sinh hoạt chủ yếu dùng giếng khoan, chất lượng chưa đảm bảo, một vài nguồn nước nhiễm As. Vấn đề vệ sinh môi trường còn nhiều nổi cộm, rác thải sản xuất và sinh hoạt chưa có bãi xử lý, thoát nước trong các hộ gia đình chủ yếu thải ra đồng ruộng. - Đề tài đã đề xuất được phương án quy hoạch sử dụng đất đai bền vững cho vùng ven biển: Đất sản xuất Nông lâm nghiệp chiếm 61,38 %; đất phi nông nghiệp chiếm 38,62% diện tích tự nhiên. - Giải pháp thâm canh cây trồng ngắn ngày được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai theo FAO, gồm LUT 2lúa – 1màu; lúa chất lượng cao; lúa đặc sản có thu nhập trên 40 triệu đồng/ha; lúa - thuỷ sản kết hợp; có thu nhập trên 60 triệu đồng/ha. - Các phương án phát triển kinh tế đặc thù cho vùng ven biển còn có Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ theo hình thức thâm canh và bán thâm canh thay nước không tuần hoàn với hệ thống thuỷ lợi phù hợp góp phần tăng nhanh giá trị thu nhập của ngành. Công nghệ làm phơi nước được áp dụng với các công trình thuỷ lợi phục vụ cho phát triển đồng muối góp phần thay đổi thực trạng hiện nay đối với nghề muối của vùng, số lượng và chất lượng muối của được cải thiện đủ sức cạnh tranh với các vùng khác trong xu thế hội nhập. - Đề tài cũng tiến hành nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển bền vững vùng ven biển huyện Hải Hậu bao gồm: Quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, cầu cống... đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Đề xuất quy hoạch phát triển và nâng cấp các công trình thuỷ lợi vùng nuôi trồng thuỷ sản và làm muối Đề xuất các giải pháp quy hoạch nhà ở hợp lý để phòng tránh thiên tai bão lũ và bảo vệ môi trường Giải pháp quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn cho vùng là giếng khoan sâu trên 100 m, sử dụng nước ngầm, có các công trình xử lý Giải pháp vệ sinh môi trường gồm có: môi trường sản xuất nông nghiệp bảo vệ đồng ruộng, đề xuất diện tích đất xử lý nước thải và rác thải. Các công 3 trình vệ sinh trong nông hộ gồm nhà xí 2 ngăn, hố xí tự hoại dội thấm, hố xí tự tiêu và hầm khí biogas. Đề tài cũng đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác đào tạo Đại học và Sau đại học chuyên ngành hạ tầng và phát triển nông thôn của Trường Đại học Thủy lợi. Tuy nhiên, đây mới là nghiên cứu bước đầu, những đề xuất mới mang tính tổng quát. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về các lĩnh vực cụ thể như nghiên cứu quy hoạch xây dựng các điểm dân cư ven biển phòng tránh thiên tai... Mỗi vùng nông thôn ở các vùng sinh thái khác nhau đều có những nét đặc trưng riêng, do vậy cần có điều kiện nghiên cứu để xây dựng các mô hình nông thôn tại thuộc các vùng sinh thái khác, như vùng đồi núi, vùng đồng bằng thâm canh nông nghiệp, vùng sinh thái ven đô.... 4 BẢN ÐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2007 VÙNG VEN BIỂN HUYỆN HẢI HẬU - TỈNH NAM ĐỊNH Tỷ lệ 1:125000 MN C M NC XÃ HẢI LỘC LUC ONT ONT LUC Đông Tiến LUC Hải Phương Xuân Hoa ONT Trần Phú LUC Đông Châu MNC Xã Đông Hải MNC Nam Châu XÃ HẢI TÂY Tây Cát Xã Hải Lý LUC LUC MNC LUC ONT ONT LMU LMU MNC Tang Văn Quang Trung ONT BắcSơn Xã Hải Chính XÃ HẢI XUÂN MNC Phố Văn Lý LMU LMU Trung Chiêu Tây Sơn ONT Sơn Đông Xuân Hải ONT LMU ONT XÃ HẢI CƯỜNG LMU Duyen Hồng Việt Tiến ONT Xã Hải Triều LUC TSN LMU Tây Tiến LMU LMU N MNC TS Tân Hùng Xuân Đai ODT SON TSN XÃ HẢI CHÂU BIỂN ĐÔNG MNC MNC Xã Hải Hòa LUC Vân Đình ODT LUC ODT LUC ODT M Đại Thanh NC Xuân Trung LMU Xuân An ODT MNC TSN LUC MNC ODT TT Thịnh Long HUYỆN TRỰC NINH Nam Thịnh MNC ODT CHÚ DẪN: ODT BHK ODT BHK BHK ODT LUC Đất chuyên trồng lúa nước BHK Đất bằng trồng cây hàng năm khác Quốc lộ LMU Đất chuyên làm muối Tỉnh lộ TSN Đất chuyen nuôi trồng thuỷ sản Địa giới hành chính xã II.ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP ONT Đất ở tại nông thôn ODT Đất ở tại đô thị DTS Đất trụ sở cơ quan, tổ chức DSN Đất công trình sự nghiep QPH Đất quốc phòng ANI Đất an ninh SKK Đất khu CN SON Đất sông, ngòi, kênh, rạch MNC Đất có mặt nước chuyên dụng RPT Đất có rừng trồng phong hộ UBND Huyện Địa giới hành chính huỵên I.ĐẤT NÔNG NGHIỆP Huyện lộ hiện trạng TT Cồn Tên Thị Trấn Đường liên xã Xóm 2 Tên Thôn xóm Trường học Bệnh Viện, Trạm y tế Nhà thờ Đinh Chùa Đập Sông, suối, kenh mương BCS UBND Xã Đất bằng chưa sử dụng ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta với trên 70% dân số là nông dân, cho đến nay nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vùng nông thôn rộng lớn chiếm ¾ lãnh thổ là địa bàn hoạt động của nhiều cộng đồng cư dân và nhiều ngành kinh tế khác nhau. Nông thôn Việt Nam giàu tiềm năng đất đai, động thực vật, rừng biển và con người…có ảnh hưởng to lớn đến bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, đảm bảo cho việc phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Trong những năm vừa qua, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được về phát triển kinh tế xã hội nông thôn, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, nông thôn nước ta còn thể hiện nhiều tồn tại. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, sự phát triển của nhiều vùng nông thôn tiềm ẩn nhiều yếu tố đáng lo ngại. Quá trình phát triển nông thôn mang nặng tính tự phát ở nhiều nơi đã và đang phá vỡ sự cân bằng về môi trường sinh thái cũng như cảnh quan. Điều kiện ăn ở và sinh hoạt của người dân nông thôn chưa được chú ý đúng mức. Tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. Bản sắc truyền thống của nhiều vùng đang bị mai một. Ở nhiều vùng nông thôn văn hóa gắn bó cộng đồng từng bước bị phai nhạt. Thể chế nông thôn chưa được phát triển phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như giải quyết các xung đột quyền lợi trong cộng đồng. Những yếu tố trên nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến mâu thuẫn, ngăn cách ngày càng lớn trong nông thôn, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và phát triển, và tiềm ẩn sự bất ổn chính trị - xã hội ở khu vực nông thôn cũng như trên phạm vi cả nước. Trước những thách thức đó, đòi hỏi phải có những phương thức phù hợp để điều chỉnh quá trình phát triển nông thôn ổn định, hài hoà, hạn chế suy thoái môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Do vậy, quá trình phát triển nông thôn không chỉ nhấn mạnh đến phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, phải có sự chú ý đúng mức đến phát triển xã hội, nâng cao điều kiện sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần cho người dân nông thôn, giữ gìn được bản sắc của mỗi vùng, khôi phục và phát triển những làng nghề truyền thống, xây dựng đời sống văn hoá mới, phát huy tinh thần chủ động tự vươn lên của người dân nông thôn, tạo sự gắn bó người dân và cộng đồng để từng bước nâng cao vai trò của cộng đồng trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Xuất phát từ đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất và triển khai mô hình phát triển nông thôn bền vững là hết sức cần thiết nhằm giải quyết những yêu cầu của cuộc sống đặt ra, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về xoá đói giảm nghèo, giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn với thành thị. Vùng Nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định là một trong những vùng kinh tế đặc thù nằm trong khu vực nông-ngư nghiệp trù phú, gần các trung tâm công nghiệp-đô thị, văn hoá, chính trị, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước, nằm ở cửa ngõ giao lưu trong nước và quốc tế, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để phát triển dịch vụ du lịch, có khả năng mở rộng diện tích do đất bồi (ven sông) và lấn biển (ven biển), có khả năng nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản (nước ngọt, nước mặn và nước lợ). Nhóm nghiên cứu đề tài đã quyết định lựa chọn vùng Nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định để xây dựng mô hình Nông thôn phát triển bền vững, làm cơ sở cho việc nhân rộng áp dụng mô hình cho các vùng khác có điều kiện tương tự. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề xuất xây dựng mô hình nông thôn mới vùng sinh thái ven bờ biển thuộc các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu - Địa điểm: Do thời gian có hạn, đề tài chọn khu vực nghiên cứu là vùng ven biển Huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định để nghiên cứu điển hình để từ đó cơ sở nhân rộng cho các vùng nông thôn ven biển khác. - Thời gian nghiên cứu: Năm 2007 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đánh giá thực trạng vùng nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định 2 - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng biển Hải Hậu – Nam Định - Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái của vùng - Thực trạng cơ sở hạ tầng trong khu dân cư ( ytế, trường học, giao thông, điện, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường) - Đánh giá thực trạng phân bổ dân cư trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường 2.2. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kinh tế nhằm phát triển bền vững vùng Nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu-Nam Định - Quy hoạch sử dụng đất - Quy hoạch phát triển các ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và làm muối 2.3. Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch nhà ở và cơ sở hạ tầng vùng nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định - Quy hoạch phát triển nhà ở - Quy hoạch phát triển Hệ thống giao thông nông thôn - Quy hoạch phát triển thuỷ lợi phục vụ Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản - Quy hoạch phát triển mạng lưới điện - Quy hoạch phát triển các công trình phúc lợi khác - Quy hoạch phát triển hệ thống cấp thoát nước trong khu dân cư - Quy hoạch vệ sinh môi trường Nông thôn. 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu điển hình chọn điểm nghiên cứu tại vùng Nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu – Nam Định - Khảo sát thực địa các mô hình phát triển kinh tế, nhà ở và cơ sở hạ tầng vùng Nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu – Nam Định - Điều tra thu thập số liệu, tài liệu về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Nông thôn ven biển Huyện Hải Hậu – Nam Định - Phỏng vấn điều tra nông hộ theo các nhóm hộ điển hình về đầu tư và thu nhập từ các ngành sản xuất - Hội thảo lấy ý kiến của dân, cán bộ địa phương về mô hình phát triển kinh tế được đề xuất trong đề tài - Phương pháp nghiên cứu nội nghiệp xử lý phân tích số liệu 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 1.1. Khái niệm và các vấn đề nghiên cứu của PTBV Sau chiến tranh Thế giới lần thứ 2, Thế giới bước sang giai đoạn phát triển nhanh nền kinh tế. Trong các thế kỷ công nghiệp hoá ở thời kỳ cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, các nước công nghiệp Châu Âu đã có những bước phát triển nhảy vọt. Các nước công nghiệp này đã dùng vũ lực để xâm chiếm các nước nhỏ và nghèo để vơ vét tài nguyên phục vụ cho sự phát triển của mình. Cuối cùng Thế giới đã hình thành hai cực của sự phát triển: các nước công nghiệp gọi là các nước phát triển và các nước đang phát triển là những nước nghèo. Những nước phát triển nhờ có tiềm lực về kinh tế, khoa học, công nghệ, vì thế đã khai thác tài nguyên một cách mạnh mẽ, sản xuất nhiều hàng hoá chiếm lĩnh thị trường thế giới, tiêu thụ nhiều năng lượng, nguyên vật liệu và lương thực, thực phẩm của thế giới. Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, họ cũng sản sinh ra một khối lượng khổng lồ các chất thải. Ngược lại, các nước đang phát triển nói chung còn nghèo, mặc dù đã có những bước tăng trưởng kinh tế- xã hội đáng kể trong vài thập kỷ cuối thế kỷ 20. Những nước ĐPT tuy chiếm đa số nhân khẩu của thế giới nhưng về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và sản sinh chất thải thì đều thấp hơn nhiều so với các nước PT. Số liệu của những năm 80 cuối thế kỷ 20 cho thấy: - Các nước PT tuy chỉ chiếm 25% dân số thế giới, nhưng tiêu thụ: + 75% tổng năng lượng tiêu thụ trên thế giới; + 79% chất đốt thương mại; + 85% sản phẩm gỗ; + 75% sản phẩm kim loại; + 6% lương thực, thực phẩm. Và họ thải ra: + 75% tổng lượng CO2; + 75% tổng lượng chất thải rắn. ở thập kỷ 90, số liệu của UNDP cho thấy: năm 1997, Etiopia là nước có mức tiêu thụ năng lượng theo đầu người thấp nhất, chỉ đạt 0,294 TOE (tấn dầu quy đổi), chỉ bằng 1/5 mức trung bình của thế giới và so với Hoa Kỳ, nước có mức 4 cao nhất là 7,96 TOE thì mức tiêu thụ năng lượng của Hoa Kỳ cao gấp 27 lần so với Etiopia. Về tiêu thụ thịt theo đầu người năm 1998, mức trung bình thế giới (37 kg) cao gấp 12 lần so với mức thấp nhất là Băngladet (3kg), còn mức cao nhất là Niu Dilân (137 kg) thì cao gấp 45 lần so với Băngladet. Trải qua thời kỳ tăng trưởng nhanh như vậy đã làm cho môi trường và công bằng xã hội mất thế cân bằng. Môi trường trở thành vấn đề toàn cầu. Công bằng xã hội bị phá vỡ không chỉ trong 1 quốc gia mà còn trên toàn thế giới, tạo nên các khu vực giàu có và khu vực nghèo khổ. Với những lý do trên, từ hơn 2 thập kỷ qua, phát triển bền vững đã trở thành xu thế thời đại và nhiệm vụ quan trọng của mọi quốc gia trên thế giới. Vì vậy phát triển bền vững đã trở thành trào lưu mang tính toàn cầu. Năm 1987 (Brundtland- 1987), Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển WCED (World Commision on Environment and Development) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển bền vững (lâu bền) là phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Về mặt nào đó, định nghĩa này tưởng chừng như chỉ nặng về bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững. Vào thời điểm đó, sau gần 20 năm (từ đầu thập kỷ 70) phát triển nhanh nền kinh tế nhờ những thành tựu vĩ đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thế giới đã có sự tăng trưởng nhảy vọt về kinh tế, nhưng đồng thời cũng đứng trước nguy cơ không kém phần quan trọng: dân số, tài nguyên và môi trường. Để có sự phát triển nóng của thời kỳ 1970- 1990 các nước công nghiệp đã khai thác tài nguyên một cách ồ ạt nhờ trình độ tiên tiến về KHKT và công nghệ của mình. Điều này đã dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường không chỉ trong ranh giới từng quốc gia mà mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển đã kêu gọi các quốc gia hãy phát triển một cách bền vững và đã đưa ra định nghĩa về sự phát triển bền vững nêu trên và các chương trình hành động cụ thể cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong thực tế, tại Hội nghị thượng đỉnh Rio De Janeiro- 1992 tại Braxin, Liên hiệp quốc đã nêu ra rằng bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và bình đẳng xã hội là ba yếu tố cơ bản tương tác chặt chẽ với nhau của sự phát triển bền vững. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững ở Johanesburg năm 2002, tư tưởng này được phát triển thành các chủ trương và biện pháp mới cho các quốc gia trên 5 thế giới. Hội nghị này khẳng định rằng các vấn đề về môi trường trên thế giới là hậu quả của việc bùng nổ dân số toàn cầu, của việc tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên, của các mục tiêu kinh tế ngắn hạn, của việc chỉ chú trọng đến lợi nhuận bất chấp phí phạm các nguồn lực tự nhiên và tình trạng bất công xã hội, phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Như vậy việc nghiên cứu phát triển bền vững phải đồng thời nghiên cứu trên 3 phạm trù lớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu môi trường và mục tiêu xã hội. Có thể sơ đồ hoá mối quan hệ giữa các vấn đề nghiên cứu phát triển bền vững theo sơ đồ 1.1: Mục tiêu kinh tế T¨ng tr­ëng cao, æn ®Þnh PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Môc tiªu x· héi Môc tiªu MT C¶i thiÖn x· héi C«ng b»ng x· héi Ph¸t triÓn NNL C¶i thiÖn CL MT, b¶o vÖ MT, TNTN Sơ đồ 1.1: Quan hệ của 3 phạm trù trong nghiên cứu PTBV 1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để có sự phát triển bền vững, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của thế hệ hiện tại, các nước phải có những chương trình phát triển kinh tế riêng của mình. Nhưng để phát triển kinh tế, đòi hỏi phải khai thác tài nguyên. Tài nguyên thiên nhiên gồm 2 dạng: tài nguyên tái tạo (Renewable Resources) và tài nguyên không tái tạo (Unrenewable Resources) . Đối với loại tài nguyên không tái tạo, trong khi khai thác chúng cho mục tiêu phát triển, cần phải tìm 6 kiếm các nguồn tài nguyên khác để thay thế chúng thông qua các tiến bộ KHKT và công nghệ. Đối với tài nguyên tái tạo- là loại tài nguyên đặc biệt quan trọng cho phát triển lâu bền, cần phải được khai thác dưới ngưỡng tái tạo. Công ước khung của Liên hiệp quốc về thay đổi khí hậu toàn cầu đã được thông qua tại Hội nghị Rio nêu rõ: “Các nước có chủ quyền trong việc khai thác tài nguyên theo các chính sách về môi trường của mình, miễn là phải dựa trên cơ sở lâu bền và không làm phương hại đến môi trường của các nước khác hoặc của các khu vực ngoài biên giới của nước mình”, “Các quốc gia đang phát triển cần đặt ưu tiên cho việc phát triển kinh tế lâu bền và xoá đói nghèo, cả hai điều đó là quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến những thay đổi khí hậu”. Tăng trưởng kinh tế phải được nhìn nhận theo 2 phạm trù: - Tăng trưởng kinh tế về mặt số lượng (theo chiều rộng) là thêm vốn đầu tư, tuyển nhiều lao động, mở rộng đất trồng trọt, tăng đàn gia súc, gia cầm, phát triển công nghiệp…Tăng trưởng kinh tế về mặt số lượng được đánh giá qua tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng GDP/đầu người hàng năm hoặc từng thời kỳ. - Tăng trưởng kinh tế về chất lượng (theo chiều sâu) là hợp lý hoá đầu tư, hạ thấp chỉ số ICOR (chỉ số về suất đầu tư để tăng thêm một đơn vị GDP), cơ cấu lại sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến thân môi trường, hiện đại hoá quản lý, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm, tạo thương hiệu sản phẩm, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành và cả nền kinh tế. Ngắn gọn hơn, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu chính là chất lượng của sự tăng trưởng. 2. Bảo vệ môi trường Qua các Hội nghị thượng đỉnh về PTBV, LHQ có các chủ trương về bảo vệ môi trường gồm: - Tiết kiệm năng lượng, bớt dùng các nguồn năng lượng không thể tái tạo, tăng cường dùng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. - Chống hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. - Bắt buộc giảm rác thải và phát triển một hệ thống quản lý các chất liệu trên toàn cầu. - Loại bỏ các sản phẩm hoá học nguy hiểm, độc hại, nhất là chất CFC (Chlorofluorocarbones) là chất phá huỷ tầng ozon, các chất hữu cơ lâu tan có thể lan toả trong không khí, gây ô nhiễm môi trường. 7 - Kiểm kê và bảo vệ sự đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu, chia sẻ công bằng lợi ích từ việc khai thác sự đa dạng sinh học. - Bảo vệ các nguồn nước, đất, rừng, biển và bầu khí quyển của trái đất, chống mọi sự ô nhiễm và phá hoại. Một quốc gia, một lãnh thổ, một vùng được coi là PTBV khi đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ môi trường trên đây (chỉ xét riêng về khía cạnh BVMT). 3. Mục tiêu xã hội Khi định nghĩa về sự phát triển, Raanan Weitz (1995) đã nêu: “Phát triển là một quá trình làm thay đổi mức sống của người dân và phân phối công bằng những thành quả của phát triển trong xã hội”. Như vậy mục tiêu lớn nhất của phát triển là giảm nghèo đói và cải thiện cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên điều không kém phần quan trọng là sự công bằng xã hội: mọi người đều có quyền hưởng thành quả của sự phát triển tuỳ theo mức độ cống hiến của mình cho sự phát triển đó. Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của LHQ (2000) đã xác định các mục tiêu về công bằng xã hội (lấy năm 1990 làm điểm xuất phát), gồm: - Đến năm 2015 giảm 1/2 tỷ lệ dân có thu nhập dưới 1 đô la Mỹ/ngày và đang phải chịu nạn đói. - Đến năm 2015 tạo điều kiện cho tất cả trẻ em được tốt nghiệp bậc tiểu học. - Đến năm 2015, giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. - Đến năm 2015, giảm 1/2 tỷ lệ dân số không được sử dụng nguồn nước sạch. - Đến năm 2020, cải thiện rõ rệt cuộc sống của ít nhất 100 triệu người hiện đang sống trong các khu nhà ổ chuột. - Muộn nhất đến năm 2015, xoá bỏ bất bình đẳng giữa các giới ở tất cả các cấp học. Để thực hiện được những mục tiêu trên, LHQ đã đề ra các chủ trương xây dựng một quan hệ đối tác mới giữa các quốc gia, nhằm thiết lập một hệ thống thương mại và tài chính đa phương mở, cam kết ủng hộ và thực hiện sự PTBV, đấu tranh chống nghèo đói, hỗ trợ các nước đang phát triển vốn và công nghệ, giảm và xoá nợ cho các nước nghèo, … 1.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững 1.2.1 Các tiêu chí đánh giá sự tăng trưởng kinh tế - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 8 - Tổng thu nhập quốc dân (GNP) - Sản phẩm quốc dân thuần NNP ( Net National Product) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế - GNP (GDP) trên đầu người - Tổng sản phẩm quốc nội điều chỉnh (ANP) - Tổng thu nhập quốc dân bền vững SNI 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển xã hội HDI (Chỉ số về phát triển con người – Human Development Index): Là chỉ số đánh giá khái quát của sự phát triển loài người, đánh giá thành tựu bình quân của một đất nước trong 3 phạm trù cơ bản của sự phát triển con người. HDI = 1/3 (chỉ số tuổi thọ trung bình) + 1/3(chỉ số giáo dục) + 1/3(chỉ số GDP) Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã công bố các chỉ số nhằm giúp các quốc gia Đông Nam Á xác định tiến bộ của họ theo hướng các mục tiêu phát triển bền vững. Các chỉ số gồm có quy mô dân số, mức sống, khả năng tiếp cận với nước sạch… 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá sự bền vững về môi trường Độ che phủ rừng Các phát tán ô nhiễm không khí Số lượng các loài đang bị đe dọa 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NÔNG THÔN VEN BIỂN 2.1 Khái niệm vùng nông thôn Khác với thành thị, nông thôn là địa bàn sinh sống và làm việc của một cộng đồng chủ yếu là nông dân, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển, trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn ở thành thị. Tuy nhiên khái niệm trên cần được đặt trong điều kiện không gian và thời gian nhất định của từng vùng, từng địa phương. Đối với nước ta hiện nay nông nghiệp vẫn đang đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, địa bàn nông thôn càng trở nên đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vai trò, vị trí của nông thôn trong sự nghiệp phát triển thể hiện các mặt như sau: 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan