Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài ng...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở việt nam

.DOC
121
330
51

Mô tả:

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, nội dung nghiên cứu xuất phát từ yêu cầu thực tế trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Kết quả trình bày trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trước đây./. Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Văn Hữu 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và TS. Nguyễn Danh Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, các thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sỹ. Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng Cục thống kê và Văn phòng Phát triển bền vững thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án tiến sỹ. Tôi xin trân trọng cám ơn Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Vụ Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nơi tôi đã và đang công tác tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa đào tạo tiến sỹ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới cơ quan, thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè những người luôn bên cạnh động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới sự giúp đỡ quý báu đó./. Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013 NGHIÊN CỨU SINH Lê Văn Hữu 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG 1 2 7 LUẬN ÁN MỞ ĐẦU 9 Chương I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Một số khái niệm, quan điểm liên quan đến phát triển bền 11 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 1.5. vững và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững Quan điểm về con đường phát triển bền vững hiện thực Bối cảnh thực tiễn phát triển bền vững trên thế giới Một số nguyên tắc phát triển bền vững cơ bản Khái niệm về ngưỡng phát triển trên con đường tiến tới phát 11 11 12 21 22 1.6. triển bền vững Khái niệm về các thông số, chỉ tiêu/chỉ thị và chỉ số phát triển 22 2. bền vững Kết quả nghiên cứu về phân loại các chỉ tiêu phát triển 24 3. bền vững Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững trong 24 đó có lĩnh vực về sinh thái và tài nguyên sinh vật Thế giới Các nước trong khu vực Tổng quan về phương pháp tổng hợp, phân tích và kinh 24 26 30 3.1. 3.2. 4. nghiệm xây dựng các chỉ tiêu, chi số phát triển bền vững, trong đó có liên quan đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên 4.1. 4.2. 4.3. 5. sinh vật Thế giới Nhóm các nước phát triển Nhóm các nước đang phát triển lân cận Tổng quan nghiên cứu về phát triển bền vững về sinh thái 30 32 34 34 và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam Chương II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. 2. 3. Đối tượng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu 36 36 36 4 3.1. Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu và số liệu đã có 36 3.2. liên quan đến PTBV ở Việt Nam Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu và số liệu thực 38 3.3. địa tại tỉnh Bình Thuận Phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài 38 3.4. nguyên sinh vật Phương pháp tính toán các chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài 38 3.5. nguyên sinh vật Phương pháp chuyên gia 38 Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.2. 1.2.1. 1.2.2. 571.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam và tỉnh 40 Bình Thuận Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của Việt Nam Đặc điểm kiện tự nhiên Đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận Đặc điểm tự nhiên Đặc điểm kinh tế Đặc điểm văn hóa - xã hội 40 40 43 46 46 50 55 .3. 2.1.X Xây dựng các nguyên tắc đánh giá về phát triển bền vững sinh ây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái thái và tài nguyên sinh vật 58 5 và tài nguy ên sinh vật ở Việt Nam 2. 2.2. Đề xuất hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và 64 2.3. tài nguyên sinh vật ở Việt Nam Phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững 66 về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 2.3.1. Phương pháp tính toán hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững 66 về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam 2.3.2. Xây dựng phương pháp tính toán các chỉ số đánh giá tính bền 68 2.4. vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật (ISDEBR) Ứng dụng phương pháp xử lý thống kê hiện đại để tính toán 76 2.5. chỉ tiêu và chỉ số phát triển bền vững So sánh các ưu và nhược điểm giữa phương pháp xử lý thống 78 kê cổ điển và phương pháp xử lý thống kê hiện đại trong việc tính toán chỉ tiêu, chỉ số đánh giá tính bền vững về sinh thái và 3. tài nguyên sinh vật Kết quả thử nghiệm hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững 80 4. về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại tỉnh Bình Thuận Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp thực hiện phát 91 triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt 4.1. Nam Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và 91 4.2. 4.3. 4.4. môi trường Tăng cường đầu tư nguồn lực Hợp tác quốc tế Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc đưa ra quyết 91 92 93 định, quản lý và cung cấp tài chính 6 4.5. Giải pháp thực hiện có hiệu quả phát triển bền vững về sinh 93 thái và tài nguyên sinh vật 1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh 99 2. thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam Nghiên cứu, xây dựng phương pháp tính toán các chỉ tiêu, 99 chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh 3. vật ở Việt Nam Nghiên cứu và thử nghiệm hệ thống chỉ tiêu phát triển bền 4. vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở tỉnh Bình Thuận 99 Đề xuất giải pháp thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguy ên sinh vật ở Việt 99 7 Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 101 106 CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN CSD ESI ESIVN ISDEBR Tiếng Anh: Hội đồng phát triển bền vững thế giới (thuộc Liên Hợp Quốc) Chỉ số phát triển bền vững về môi trường Chỉ số phát triển bền vững về môi trường của Việt Nam Chỉ số phát bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật Indicator of Sustainable development in Ecology and GDP GNP HDI-UNDP NCSD Biological Resources Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm quốc gia Chỉ số phát triển nguồn nhân lực của UNDP Hội đồng phát triển bền vững quốc gia (thuộc các nước) 8 OECD PPP RESI RESIVN REESI REESIVN Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Sức mua tương đương (về tiền tệ) Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên của Việt Nam Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường của ISDEBRVN Việt Nam Chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật SS UN UNDP UNEP UNESCO ở Việt Nam Chất rắn lơ lửng Liên Hợp Quốc (LHQ) Uỷ ban phát triển Liên Hợp Quốc Uỷ ban môi trường Liên Hợp Quốc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của thuộc Liên Hợp VOC Quốc Chất hữu cơ bay hơi ANQP BOD5 BVMT CNH COD ĐTH GTVT HĐH KH&ĐT KT-XH LHQ NĐPTNước Tiếng Việt: An ninh quốc phòng Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 20 0C, trong 5 ngày Bảo vệ môi trường Công nghiệp hóa Nhu cầu oxy hóa học Đô thị hóa Giao thông vận tải Hiện đại hóa Kế hoạch và đầu tư Kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc Nước đang phát triển phát triển NPT PTBV TN&MT Phát triển bền vững Tài nguyên và môi trường 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã thấy, mỗi một đất nước, quốc gia trên thế giới đều đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu. Do đó, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và phát triển các ngành công nghiệp nặng là điều tất yếu [26].Vì vậy, hiện nay hầu hết tất cả các nước phát triển và đang phát triển đều đang đứng trước một thực trạng chung là khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học, môi trường sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả là thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lụt, hạn hán diễn ra ngày càng phức tạp và dữ dội. Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trên thế giới và các tổ chức môi trường thế giới như UNCEP, IUCN, WWF,UNEP… đã vào cuộc để nghiên cứu làm giảm thiểu sự suy thoái môi trường, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái. Đồng thời tổ chức các cuộc hội nghị lớn trên thế giới về vấn đề môi trường toàn cầu và phát triển bền vững nhằm kêu gọi các nước cùng cam kết thực hiện quy ước chung về sự phát triển bền vững [14]. Để đánh giá sự phát triển bền vững của một vùng hay một quốc gia, các nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu và xây dựng các hệ thống chỉ tiêu bao gồm cả về lĩnh vực môi trường, kinh tế - xã hội, tài nguyên sinh vật. Tuy nhiên, ở mỗi vùng khác nhau thì hệ thống chỉ tiêu này cũng khác nhau và mức độ quan trọng cũng khác nhau [20]. Việt Nam là một nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với sự thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở những vùng đất thấp phía Nam đến các đặc điểm mang tính chất cận nhiệt đới ở các vùng núi cao phía Bắc. Thêm vào đó, Việt Nam có nhiều dạng địa hình khác nhau tạo điều kiện cho sự đa dạng sinh vật và phong phú tài nguyên [45]. Vì vậy, để đánh giá một vùng, một khu vực hay toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có phát triển bền vững hay không là rất khó khăn và phức tạp. Mặt khác, việc đánh giá sự phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang là vấn đề rất mới. Có thể khẳng định rằng, hiện nay ở Việt Nam, trong khu vực và thế giới chưa có 10 công trình nào đi sâu nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật [9,10,12,13,23,24,30,32,33,34,42,45, 46,50]. Xuất phát từ yêu cầu thực tế hiện nay trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường hiện nay, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xây dựng mới hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. - Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đây là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật. Kết quả của công trình là cơ sở khoa học, có tính thực tiễn cho việc đánh giá mức độ phát triển bền vững của các vùng, các tỉnh và toàn lãnh thổ Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. 11 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Một số khái niệm, quan điểm liên quan đến phát triển bền vững và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững 1.1. Khái niệm phát triển bền vững Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đưa ra một định nghĩa chính thức về khái niệm phát triển bền vững nhân loại trong Thiên niên kỷ thứ ba như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại, mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai” [20]. Xét theo phạm trù triết học, thì khái niệm phát triển bền vững là tư tưởng nhận thức con người tự sinh (the human freely autogenous ideas), có nội dung tư tưởng và triển khai thực hiện thực tiễn có thể biến đổi rất sâu sắc theo các quy mô phạm trù, phạm vi tác động trực tiếp, gián tiếp và liên đới, phụ thuộc vào các điều kiện phát triển thực tiễn cụ thể hoá xem xét, đồng thời; có các tiêu chí định tính và định hượng hoá một cách rất cụ thể cho sự thành đạt các mục tiêu phát triển bền vững tự định đã đặt ra. Tuy nhiên, trên thực tế đây là loại tư tưởng khó hấp thụ và khó triển khai thực tiễn một cách hiệu quả do nó tự nhiên có những cản trở nội tại và khách quan, cũng như do các mẫu thuẫn cơ bản phát sinh tất yếu trong lịch sử phát triển nhân loại, mà trước hết là mâu thuẫn cơ bản phát sinh giữa nhu cầu phát triển xã hội và khả năng đáp ứng, rồi đến các mâu thuẫn cơ bản giữa các lợi ích về thể chế - kinh tế - xã hội và môi trường theo cơ chế thị trường. Một số nội dung phân tích cụ thể về vấn đề lý luận PTBV như được trình bày sau đây. 1.2. Quan điểm về con đường phát triển bền vững hiện thực Tinh thần cốt lõi của Bản Tuyên ngôn Rio De Janeiro năm 1992 và Chương trình Nghị sự 21 là sự chung sức và đồng lòng ở quy mô toàn cầu để thực hiện một sự phát triển lâu bền, khi nhân loại phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của sự nghèo khó, đói kém, bệnh tật, thất học và sự suy thoái của các hệ sinh thái, vốn là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng của sự sống trên hành tinh chúng ta [19]. Trong đó, một thách thức to lớn cho tất cả các quốc gia là làm sao giải quyết một 12 cách cân đối hài hoà giữa phát triển và môi trường, tức là vừa phải khai thác tài nguyên, thải ra chất thải, vừa phải bảo vệ và quản lý tốt các hệ sinh thái, cải thiện chất lượng môi trường. Trong khi đã nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao tại Hội nghị LHQ Rio De Janeiro năm 1992 về Môi trường và Phát triển, thì triết lý tư tưởng “Phát triển bền vững” vẫn còn đang gây tranh cãi, vì còn có những nhận định cho rằng tư tưởng ấy rất hay nhưng trong thực tế khó thực hiện, thậm chí chỉ là một ảo tưởng. Cách nhìn bi quan về ngưỡng phát triển và PTBV này phần nào được củng cố thêm, bởi những kết quả không mấy khả quan trong việc thực hiện Chương trình Nghị sự 21 tính cho đến thời điểm hiện nay [46]. Trong thực tế của nhiều quốc gia cái vòng luẩn quẩn “nghèo khó - suy thoái môi trường” vẫn còn là một hạn chế rất lớn trên con đường phát triển. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh Trái đất, gọi tắt là Rio - 92 tại Rio de Janeiro đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển và Chương trình nghị sự 21, đây là một kế hoạch chi tiết về tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy công bằng xã hội và bảo vệ môi trường [45]. Năm 2012, Hội nghị thượng đỉnh Trái đất, gọi tắt là Rio + 20 cũng tổ chức tại Rio de Janeiro, Tổng thư lý LHQ Ban ki - moon đã tuyên bố “đặt thế giới vào con đường phát triển bền vững và phổ quát, trong đó các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và phúc lợi được cân bằng” [46]. Nhìn chung, quan điểm chủ đạo của các quốc gia thành viên LHQ là bất chấp những hạn chế, cản trở và trở ngại còn tồn tại hoặc mức độ thành công còn khá khiêm tốn trong việc triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 21, thì các quốc gia vẫn lựa chọn con đường phát triển bền vững, bởi đó là con đường có tính nguyên tắc duy nhất nếu các quốc gia thực sự muốn phát triển lâu bền để đạt tới các ngưỡng phát triển tiến bộ và văn minh nhân loại mới. Vấn đề còn lại là tìm kiếm được các phương tiện và công cụ thật hiệu quả cho việc tổ chức thực hiện nó. 1.3. Bối cảnh thực tiễn phát triển bền vững trên thế giới Bối cảnh PTBV đặc thù trên thế giới là sự phát triển không đồng đều giữa các nước, khu vực và đó là một nguyên nhân chính đang cản trở việc thực hiện 13 thành công các mục tiêu PTBV và Chương trình Nghị sự 21 của Thế giới một cách hiệu quả cao, cho nên vấn đề PTBV cần được xem xét trên góc độ các nước phát triển và các nước đang phát triển như dưới đây [45,46]. 1.3.1. Sự phát triển không đồng đều trên thế giới Từ nhiều thế kỷ trước đây, nhất là trong các thế kỷ CNH ở thời kỳ Cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, trước hết là tại Châu Âu, các nước công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ, rồi dùng vũ lực xâm chiếm và vơ vét tài nguyên thiên nhiên của các nước khác để làm giàu cho mình. Rốt cục, sau hơn 300 năm phát triển bành trướng tự phát và cục bộ, trên thế giới đã hình thành một cục diện phát triển rất không đồng đều, bao gồm chủ yếu hai nhóm nước là: những nước công nghiệp phát triển (hay nước giàu) và những nước đang phát triển (hay nước nghèo). Những NPT có tiềm lực mạnh về kinh tế, khoa học và công nghệ, cho nên khai thác được nhiều tài nguyên, sản xuất ra nhiều hàng hoá chiếm lĩnh thị trường thế giới, tiêu thụ nhiều năng lượng, nguyên vật liệu và lương thực - thực phẩm, đồng thời trong quá trình sản xuất và tiêu dùng chính họ cũng làm phát sinh ra một khối lượng khổng lồ các loại chất thải. Ngược lại, các NĐPT mà đa số trong vài thập kỷ cuối của Thế kỷ 20 mới vừa thoát khỏi ách nô lệ - thống trị thực dân, nói chung còn nghèo và rất nghèo, mặc dù đã có những mức tăng trưởng nhất định về kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Những nước này tuy chiếm đa số trong nhân khẩu thế giới, nhưng về các mặt sản xuất, tiêu thụ và sản sinh các loại chất thải đều nằm ở mức thấp hơn gấp nhiều lần so với các NPT trên thế giới. Trong khoảng thập kỷ 80, người ta đã tiến hành nghiên cứu, đúc kết và đưa ra một số tổng kết tổng hợp về thực tiễn phát triển thế giới chính như sau [45]: (a). Các NPT tuy chỉ chiếm 25% dân số thế giới, nhưng tiêu thụ: - 75% tổng năng lượng tiêu thụ trên thế giới. - 79% chất đốt thương mại. - 85% sản phẩm gỗ. - 75% sản phẩm kim loại. - 6% lương thực, thực phẩm. 14 Và họ thải ra: - 75% tổng lượng CO2. - 75% tổng lượng chất thải rắn. (b). Tính theo đầu người, một người dân của các NPT so với một người dân của các NĐPT, thì tính theo hàng năm có số liệu so sánh ở mức trung bình như sau: - Tiêu thụ giấy gấp 14 - 16 lần. - Tiêu thụ thịt gấp 6 - 52 lần. - Tiêu thụ năng lượng gấp 10 - 35 lần. - Tạo ra chất thải gấp 10 lần. (c). Trong khi các NĐPT với trên 4 tỷ dân, chiếm 75% dân số thế giới, vẫn nằm ở tình trạng đói nghèo và lạc hậu, với các con số thống kê như sau: - Hơn 1 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ. - 1,75 tỷ người lớn mù chữ. - Hơn 150 triệu trẻ em thiếu dinh dưỡng. - Khoảng 1,5 tỷ người không được chăm sóc sức khoẻ. - 2,8 tỷ người không có điều kiện vệ sinh. Ngay như đến cuối thập kỷ 90, tức là đã trong những năm cuối cùng của Thế kỷ 20, thì tình hình này cũng chưa có biến chuyển gì tốt hơn và chưa có sự thay đổi đáng kể, bởi vì các mức chênh lệch nêu trên vẫn còn rất lớn. Thí dụ: - Về tiêu thụ năng lượng tính theo theo đầu người, thì mức tiêu thụ thấp nhất (năm 1997) của Ê-tiôpia là 0,294 TOE (tấn dầu quy đổi) và nếu so với mức trung bình của thế giới thì chưa bằng 1/5. Còn nếu lấy mức cao nhất của Hoa Kỳ (Châu Mỹ) là 7,96 TOE, thì mức này gấp 27 lần so với Ê-tiôpia (Châu Phi). - Về tiêu thụ thịt tính theo đầu người (năm 1998), thì mức trung bình thế giới là 37 kg cũng gấp mức thấp nhất của Băng-ladet (3 kg) là 12 lần; còn mức cao nhất của Niu - Dilân (137 kg) cũng cao gấp hơn 45 lần so với con số của Băng-ladet. - Tuy nhiên, do những nguyên nhân trong lịch sử phát triển và nhất là do tình trạng phát triển không đồng đều, sự bất bình đẳng và bất công xã hội trong trật tự kinh tế thế giới cũ và mới, các quốc gia nhìn chung có thái độ và trách nhiệm khác nhau đối với sự PTBV của toàn cầu. 15 1.3.2. Thái độ và hành động của các nước đối với phát triển bền vững Theo tinh thần của Bản Tuyên ngôn Rio De Janeiro năm 1992 và Chương trình Nghị sự 21, có thể nói ngắn gọn là: “Tất cả các nước đều có trách nhiệm làm sao cho sự phát triển của mình là lâu bền, không gây tổn hại cho nước khác; các nước đều có trách nhiệm làm cho sự phát triển chung là lâu bền, trong đó các NPT phải có trách nhiệm nhiều hơn, đi đầu và phải giúp đỡ các NĐPT về mặt con người, tri thức kỹ thuật, thị trường, công nghệ và tài chính”. Người ta cũng đã kêu gọi và tuyên truyền tất cả các nước phải thay đổi lối sản xuất và tiêu dùng hiện nay (hoặc còn gọi là phương thức), tránh tiêu xài và phát thải quá đáng, quá mức [26]. Thừa nhận rằng, trong hơn thập kỷ qua nhất là sau Hội nghị LHQ Rio De Janeiro năm 1992, sự quan tâm tới môi trường được thể hiện rõ trên toàn thế giới và trong mọi quốc gia, trước hết do lợi ích của chính mình và do đòi hỏi của dân chúng, vì mọi người đều ngày càng nhận thức rõ hơn về hậu quả của các hoạt động của con người đối với môi trường [46]. Ví dụ: đã có rất nhiều nỗ lực ở các NPT nhằm giảm mức độ ô nhiễm không khí như: các quốc gia ở Bắc Âu, Tây Âu, Ấn Độ đang tăng nhanh tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng gió trong tổng sản lượng sản xuất về năng lượng. Các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường được sử dụng ngày càng nhiều hơn. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng cũng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Tỷ lệ các chất thải được sử dụng, tái chế cũng tăng lên đáng kể, v.v... Sinh thái công nghiệp được áp dụng ngày càng phổ biến. Một vấn đề chung được đặt ra cho tất cả các nước là: làm thế nào để có và thiết lập được mối quan hệ hài hoà giữa các nhu cầu tăng trưởng KT-XH và bảo đảm ANQP với khả năng BVMT và PTBV. Như chúng ta đã thấy, muốn tăng trưởng KT-XH và bảo đảm ANQP tất nhiên sẽ phải khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên hơn và cũng sẽ phát thải nhiều hơn, mà đương nhiên chu trình phát triển đó sẽ gây nên các tác động tiêu cực tới môi trường và làm suy giảm năng lực PTBV. Tại các NĐPT, mối quan hệ giữa nghèo khổ và suy thoái môi trường đã tạo nên vòng luẩn quẩn cho sự phát triển với rất ít tiến bộ và văn minh xã hội, tuy có thể đạt được một mức độ bền vững động (nguyên thuỷ hoặc biến đổi tự nhiên) nào 16 đó. Bởi vì, trong điều kiện đó các nước sẽ phải sống dựa nhiều vào vốn thiên nhiên và bị hạn chế bởi thiếu tri thức kỹ thuật, thiếu vốn, thiếu công nghệ,... cho nên năng suất và hiệu quả lao động thấp, dẫn đến tình trạng sử dụng năng lượng và nguyên liệu với hiệu quả rất thấp, nên sẽ càng tốn nhiều tài nguyên cho sinh nhai và phát triển, trong khi đó nếu phát sinh các vấn đề môi trường cấp bách sẽ có nhiều vấn đề không tự xử lý được và phần lớn đều là sự phó thác vô trách nhiệm cho “khả năng tự làm sạch” của môi trường tự nhiên, mà điều đó có thể gây ra các mức quá tải khác nhau cho hệ thống TN&MT, .v.v... Thậm chí, tại nhiều nơi người dân sẽ phải tìm mọi cách để sinh nhai và sinh sống được, nhất là tìm đến phương thức đơn thuần là khai thác tài nguyên và môi trường một cách sơ khai và rất kém hiệu quả, dẫn đến khả năng tàn phá tài nguyên và môi trường như một kết cục có tính tất yếu. Vì vậy, con đường phát triển thoát nghèo duy nhất là phải tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện quá trình CNH, HĐH và ĐTH, gây ra các vấn nạn ô nhiễm môi trường cấp bách, cho nên xét cho cùng vấn đề ở đây là cần phải tăng trưởng KT-XH và bảo đảm ANQP sao cho phù hợp với các khả năng có thể dành cho việc bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên, không gây nên các ảnh hưởng có tính chất “sốc và đột biến” đối với môi trường, tức là mức độ ảnh hưởng tới môi trường là có thể chấp nhận được, có khả năng phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường một cách dễ dàng [20]. Đây thực chất chỉ là một giải pháp có tính chất cuối cùng, buộc phải áp dụng khi không còn phương sách nào khác và giống như một sự chấp nhận được cái giá phải trả cho phát triển KT-XH ở một khuôn khổ khá hài hòa, trong đó ý tưởng của việc xác định “mức độ chấp nhận được” sẽ được đề xuất ở những phần sau. Tại các NPT, cũng không thể chỉ nói một cách đơn giản là: “Vì vấn đề môi trường sẽ phải giảm tốc tăng trưởng”, mà ngược lại sẽ vẫn cần tiếp tục tăng trưởng như đầu tàu của nền kinh tế thế giới. Nếu không, điều này sẽ hạn chế chính sự phát triển của các nước nghèo do tính chất ngày càng phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế có xu thế toàn cầu hoá. Mặt khác, chính sự tăng trưởng và phát triển nói chung tại các NPT cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc triển khai rộng rãi các công nghệ thân thiện môi trường và góp phần giải quyết các vấn đề môi trường 17 chung của thế giới. Vấn đề ở đây là phải có sự thay đổi trong lối sản xuất và lối sống, chứ không chỉ đơn thuần là chú ý tới gia tăng về số lượng. Cần phải quan tâm nhiều đến chất lượng và xây dựng mô hình PTBV phù hợp trong các điều kiện phát triển quá độ. Đối với tất cả các nước (kể cả các NPT và NĐPT) đều phải xây dựng và thực hiện mô hình PTBV của riêng mình, tất nhiên là phải chú trọng và cụ thể hoá những đặc điểm khác nhau, nhất là tầm quan trọng, quy mô và khả năng đáp ứng BVMT. Thí dụ: các NPT thường đặt ưu tiên cho các vấn đề môi trường “nóng” trên toàn cầu, kết hợp vấn đề suy giảm tầng ôzôn và việc xử lý các loại chất thải độc hại, trong khi đó các NĐPT lại đặt ưu tiên cho việc thoả mãn những nhu cầu cơ bản để duy trì và từng bước phát triển, cải thiện cuộc sống con người. Tuy nhiên, để xây dựng và thực hiện mô hình PTBV có thể đề ra một số nguyên tắc chung, như: - Phải đặt con người vào trung tâm của mọi suy nghĩ và cân nhắc quyết định. Dù là mô hình nào và dù là ở cấp độ quốc gia hay quốc tế, mục tiêu cuối cùng vẫn phải là bảo vệ và cải thiện cuộc sống của con người, trong cả ngày nay và tương lai. Bảo vệ môi trường và tăng trưởng KT-XH, bảo đảm ANQP đều là các biện pháp cần thiết, chứ không phải là mục tiêu cuối cùng. Vậy nên, khi cân nhắc quyết định về mỗi chủ trương hay giải pháp, đều cần phải trả lời thoả mãn cho câu hỏi: nó sẽ tạo thêm hoặc sản sinh được lợi ích gì và phúc lợi gì cho tuyệt đại đa số nhân dân? Cho nên, đã có ý kiến cụ thể hoá khái niệm PTBV thực chất là sự phát triển bền vững về con người. Nếu suy nghĩ sâu sắc và vận dụng tốt nguyên tắc này, thì trong nhiều trường hợp có thể tránh được các thái độ cực đoan, cực hữu hay cực tả, hoặc quá coi trọng nhu cầu tăng trưởng hoặc quá coi trọng nhiệm vụ bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên, đồng thời sẽ bảo đảm được sự lồng ghép hài hoà giữa kinh tế, xã hội, thể chế và môi trường. - Dù ở các mức độ, điều kiện và khả năng quá độ khác nhau, các nước đều phải hướng tới việc sử dụng các công nghệ thân thiện môi trường. Vì có rất nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, cho nên công nghệ sử dụng hết sức đa dạng, nhưng yếu tố cơ bản và tiêu biểu nhất cho mọi công nghệ chính là khả năng sử dụng năng 18 lượng, nước và nguyên vật liệu thô như thế nào? Vì nó liên quan đến các chu trình sản xuất sản phẩm và phát sinh các chất thải khép kín. Ví dụ như: việc sử dụng khí thiên nhiên, công nghệ sạch về đốt than, xăng không pha chì và các bộ biến đổi xúc tác,... có thể giảm tới 99% sự phát thải các hạt bụi gây ô nhiễm không khí; hoặc việc sử dụng nước theo chu trình khép kín từ chỗ sử dụng tuần hoàn trong công nghệ sẵn có, đến việc tái sử dụng nước thải thông qua quá trình xử lý hợp tiêu chuẩn, sẽ làm giảm đến 90% tình trạng ô nhiễm các nguồn tiếp nhận; hoặc như việc áp dụng công nghệ sinh thái công nghiệp sẽ tiết kiệm rất lớn các nguyên vật liệu thô và giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm. - Đặc biệt có chỉ tiêu rất đáng chú ý, là lượng năng lượng sử dụng cho một đơn vị sản phẩm. Thí dụ, để sản xuất ra 100 USD của GNP, thì Nhật Bản cần 15 kg dầu quy đổi, trong khi đó ở Đức là 29, Mỹ là 38, Canada là 54 kg. Nếu tất cả các NPT đều đạt hiệu suất sử dụng năng lượng như Nhật Bản, thì tổng năng lượng sử dụng trên thế giới sẽ giảm 2.343 triệu tấn dầu quy đổi, tức là bằng 36% tổng năng lượng tiêu thụ. Như vậy, có thể tư duy được ý nghĩa của vấn đề kèm theo, đó là sự giảm bớt sử dụng tài nguyên, hạ giá thành sản phẩm và giảm bớt các tác động tiêu cực đến môi trường, cũng như các đầu tư cần thiết cho BVMT [39]. - Trong các quyết định, nhất là đối với các chủ trương đầu tư quan trọng hoặc các chính sách chủ yếu về sử dụng tài nguyên, phải tìm cách phản ánh được các giá trị của môi trường, kể cả cái giá phải trả cho sự bồi hoàn, khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường. Thông thường, các nhà kinh doanh và quản lý không mấy chú ý đến các giá trị của tài nguyên và môi trường, mà trong đó có những dạng tài nguyên và môi trường thậm chí được coi như của “trời cho”, tự do sử dụng và khai thác một cách vô tội vạ. Hành động này có thể mang lại nhiều lợi ích nhất thời cho một số nhóm người, hoặc thậm chí cho vài mươi thế hệ, song sẽ mang đến những tổn thất không thể kể xiết cho cả xã hội hoặc cho các thế hệ tương lai, tức là cho sự phát triển lâu bền. Qua kết quả nghiên cứu năm 1990 tại Trung Quốc, sự suy giảm về tài nguyên thiên nhiên đã gây tổn thất ít nhất lên tới 65,7 tỷ NDT. Cũng trong công trình nghiên cứu đó, các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây nên đối với toàn xã hội được ước tính ít nhất là 29,7 tỷ NDT. Như vậy, tính gộp cả hai yếu tố tài 19 nguyên và môi trường, cái giá phải trả có thể ít nhất là 95,4 tỷ NDT và chiếm tới 8 10% GDP năm đó của Trung Quốc (tỷ giá năm 1990, 1 USD ≈ 8 NDT) [47]. - Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải bồi hoàn” được rất nhiều nước áp dụng, có thể giúp việc giải quyết một cách hợp lý hơn những mối quan hệ mâu thuẫn giữa KT-XH và môi trường và cho chúng ta một cách nhìn đúng sự thật hơn về tăng trưởng KT-XH và định hướng cho việc BVMT vì mục tiêu PTBV. Bên cạnh đó, nguyên tắc này giúp cho việc thay đổi nhận thức cần thiết về BVMT và PTBV, vì nó quan hệ trực tiếp đến vấn đề xác định rõ trách nhiệm và lợi ích trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực tài nguyên và môi trường, việc tổ chức sản xuất để tìm kiếm lợi nhuận, cũng như đối với lối sống và trách nhiệm pháp lý trước xã hội khi gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường. - Mô hình PTBV hiện thực phải mang tính triết lý xã hội sâu sắc và phải có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân trong mọi khâu của quá trình quyết định và thực hiện, vì đơn giản là PTBV quan hệ tới lợi ích lâu dài của toàn xã hội. Một quyết định dù ở cấp độ nào, hoặc một dự án dù ở quy mô nào, nếu không có sự tham gia của người dân một cách thích hợp, thì cũng không thể xem xét toàn diện và đầy đủ các vấn đề, đồng thời khó có thể đi tới những giải pháp thoả đáng được. Khi thực hiện, người dân là người được hưởng lợi gián tiếp hoặc trực tiếp, cũng như phải gánh chịu những tác động môi trường tiêu cực. Về tài nguyên thiên nhiên, các cộng đồng bản địa và địa phương còn có vai trò quan trọng, vì họ có tri thức và kinh nghiệm truyền thống trong việc khai thác, sử dụng và duy trì. Nếu họ có nhận thức đúng đắn và được tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, cơ chế và sự hỗ trợ các mặt, thì lợi ích thiết thân của họ sẽ gắn bó với tài nguyên thiên nhiên, họ sẽ thực hiện được vai trò làm chủ, kể cả vai trò kiểm soát đối với tài nguyên tại địa phương và như vậy sẽ đóng góp rất thiết thực cho PTBV. - Các mối quan hệ đa phương hay song phương giữa các NPT và NĐPT cũng phải thay đổi một cách căn bản, nếu như muốn bảo đảm PTBV cho mỗi quốc gia và cho toàn cầu. Bởi, như trên đã trình bày, có những vấn đề lớn về môi trường mang tính toàn cầu và đòi hỏi phải có sự cộng tác chặt chẽ giữa mọi quốc gia mới có thể giải quyết được. Cần phải làm rõ khái niệm: “Trái Đất này không thể trở thành 20 trong lành và an toàn cho mỗi người, nếu không có ý chí hợp tác của tất cả mọi người”. Cuộc đấu tranh cho một trật tự thế giới công bằng hơn, không chỉ có ý nghĩa chính trị, mà gắn kết mật thiết với xu thế PTBV trên thế giới. Nếu không chấp nhận cuộc cải cách này, thì cũng sẽ làm cho PTBV khó trở thành hiện thực. - Ngoài ra, các NPT cũng cần có nhận thức cao hơn về trách nhiệm, thực hiện nghiêm chỉnh những nguyên tắc đã ghi trong Tuyên ngôn Rio De Janeiro năm 1992, cũng như phải tăng cường giúp đỡ các NĐPT, ít nhất là về mặt tài chính và công nghệ. Song, đáng tiếc là gần mười năm sau Hội nghị LHQ Rio De Janeiro năm 1992, mọi sự tiến triển chưa đáng kể. Có thể nêu ra một số ví dụ điển hình nhất như [46]: - Việc tăng cường ODA được thực hiện chậm chạp và nhiều NPT chưa đạt mức 0,7% GDP như yêu cầu của LHQ. Tổng số ODA hàng năm đã từ mức 41,7 tỷ USD trong giai đoạn 1985 - 1987 tăng lên 63,1 tỷ USD trong giai đoạn 1995 - 1997, nhưng so với nhu cầu thì còn cách rất xa. Theo OECD, năm 2000 giá trị ODA của 22 NPT cho các nước nghèo tăng 5,6% so với 1999, đưa tổng số ODA lên tới 56,4 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ trọng viện trợ phát triển của các nước OECD so với GDP cũng chỉ tăng lên chút ít, từ 0,23 lên 0,24%. - Theo số liệu thống kê, thì có 04 nước cung cấp ODA nhiều nhất (về giá trị tuyệt đối và so với tổng ODA) là Nhật, Mỹ, Pháp và Đức với tổng số là 55,2 tỷ USD, đạt mức tỷ trọng ODA chiếm trung bình 0,26% so với GDP. Nhật Bản tuy cung cấp ODA nhiều nhất, đạt 15,3 tỷ USD, nhưng cũng chỉ bằng 0,35% GDP, tuy đã tăng khá so với trước (0,28%). ODA của Mỹ tuy đạt 9,1 tỷ USD, song ODA cũng chỉ bằng 0,1% GDP và là tỷ trọng thấp nhất so với các nước khác. Trong các năm 1985 - 1987, ODA của Mỹ đã là 9,361 tỷ USD, sau đó tụt xuống còn 7,874 tỷ trong các năm 1995 - 1997. Riêng Hà Lan và các nước Bắc Âu đều đạt hoặc vượt yêu cầu của LHQ, vì tỷ trọng ODA của Hà Lan, Thụy Điển là tương ứng với 0,79% và 0,7% GDP, Na Uy là 0,91% và Đan Mạch là 1,01%. - Như vậy, con đường triển khai PTBV hiện thực hoàn toàn không dễ dàng như việc ký kết các cam kết chung của các quốc gia, mà cần phải biết đấu tranh xoá bỏ các khoảng cách, khó khăn và trở ngại còn tồn tại vì mục tiêu PTBV mới có thể
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất