Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỰ ĐỘNG HÓA QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG THIẾT KẾ ĐƯỜ...

Tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỰ ĐỘNG HÓA QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG TÀU THỦY

.PDF
41
219
56

Mô tả:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỰ ĐỘNG HÓA QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG TÀU THỦY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA MÁY TÀU BIỂN THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỰ ĐỘNG HÓA QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG TÀU THỦY Chủ nhiệm đề tài: ThS. PHAN TRUNG KIÊN Thành viên tham gia: ThS. TRƯƠNG TIẾN PHÁT Hải Phòng, tháng 6/2016 [Type text] [Type text] [Type text] MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ............................................................ 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ............................. 1 3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu, kết cấu của công trình nghiên cứu ....................... 4 5. Kết quả đạt được của đề tài ............................................................................ 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ỐNG TÀU THỦY ... 5 1.1. Các hệ thống đường ống cơ bản trên tàu thủy ............................................ 5 1.1.1. Các hệ thống ống trong buồng máy ...................................................... 5 1.1.2. Các trang thiết bị trên đường ống ....................................................... 14 1.2. Thiết kế hệ thống đường ống tàu thủy ...................................................... 14 1.2.1. Bản vẽ thiết kế hệ thống đường ống ................................................... 14 1.2.2. Các tài liệu cần sưu tập trước khi thiết kế hệ thống ........................... 15 1.2.3. Các bước thực hiện ............................................................................. 15 1.2.4. Các công việc liên quan sau khi thiết kế hệ thống đường ống ........... 19 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VBA ................................................................ 21 2.1. Giới thiệu về VBA trên Autocad .............................................................. 21 2.2. Giới thiệu về VBA trên Excel ................................................................... 21 2.3. Một số khái niệm và cú pháp lập trình ...................................................... 21 2.3.1. Cấu trúc chọn lựa IF : ......................................................................... 21 2.3.2. Cấu trúc DO WHILE ... LOOP :......................................................... 22 2.3.3. Cấu trúc FOR … NEXT ..................................................................... 22 2.3.4. Hàm Str (Number) .............................................................................. 23 [Type text] [Type text] i [Type text] [Type text] [Type text] 2.3.5. Hàm Chr(CharCode) ........................................................................... 23 2.3.6. Hàm Len (String) ................................................................................ 23 2.3.7. Hàm Ltrim (String) ............................................................................. 23 2.3.8. Hàm Rtrim (String) ............................................................................. 23 2.3.9. Hàm Trim (String) .............................................................................. 23 2.3.10. Hàm Left (String,n)........................................................................... 23 2.3.11. Hàm Right (String,n) ........................................................................ 23 2.3.12. Hàm MID (String, Start, [Length]) ................................................... 23 2.3.13. Hàm Space (Number) ....................................................................... 24 2.3.14. Hàm String (Number, Character)...................................................... 24 2.3.15. . Hàm InStr (Start, String1, String2, Compare)[/b] .......................... 24 2.3.16. Hàm Ucase (String)........................................................................... 24 2.3.17. Hàm Lcase (String) ........................................................................... 24 CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỆ THỐNG ............................. 25 3.1. Các dữ liệu đầu vào và bản vẽ demo ........................................................ 25 3.2. Chức năng của chương trình ..................................................................... 26 3.3. Tiến hành lập trình và kết quả của chương trình ...................................... 26 3.4. Sơ đồ thuật toán ........................................................................................ 28 3.5. Giải thích sơ đồ khối ................................................................................. 28 3.6. Code lệnh .................................................................................................. 29 3.7. Hướng dẫn cài đặt ứng dụng, cách sử dụng, tính năng, phạm vi sử dụng 29 3.7.1. Hướng dẫn cài đặt ứng dụng ............................................................... 29 3.7.2. Hướng dẫn sử dụng ứng dụng............................................................. 29 3.7.3. Phạm vi sử dụng.................................................................................. 32 [Type text] [Type text] ii [Type text] [Type text] [Type text] KẾT LUẬN ......................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 34 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 35 [Type text] [Type text] iii [Type text] [Type text] [Type text] DANH SÁCH HÌNH ẢNH Hình 1: Bản vẽ sơ bộ hệ thống vận chuyển dầu đốt Hình 2: Bản vẽ chi tiết sơ đồ hệ thống vận chuyển dầu đốt Hình 3: Bảng thống kê tên van Hình 4: Quy viết cách tên van trên bảng tên Hình 5: Hệ thống làm mát nước ngọt Hình 6: Giao diện chương trình với tên các nút bấm Hình 7: Giao diện hướng dẫn Hình 8: Sơ đồ khối Hình 9: Form chính của phần mềm [Type text] [Type text] iv [Type text] [Type text] [Type text] DANH SÁCH THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt CAD: Computer Aided Design VBA: Visual Basic for Application [Type text] [Type text] Trang 2 4 v [Type text] [Type text] [Type text] MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, các kỹ sư thiết kế ngày nay đã được sự hỗ trợ của các phần mềm. Công việc thiết kế được tự động hóa hoàn toàn hoặc một phần. Trên thị trường xuất hiện rất nhiều phần mềm chuyên dụng hỗ trợ cho thiết kế cho ngành đóng tàu, được xây dựng trên nền tảng có sẵn hoặc phát triển độc lập với nhiều tính năng khác nhau, phục vụ cho việc thiết kế công nghệ với nhiều tính năng ưu việt, tính tự động hóa cao, hầu hết các công đoạn về thiết kế, quản lý vật tư vật liệu đều được tích hợp trong phần mềm. Hiện tại các nhà mày đóng tàu lớn trên thế giới đã áp dụng những công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất vào quá trình thiết kế và đóng tàu, đặc biệt là đóng tàu. Ở Việt Nam các nhà máy đóng tàu cũng bắt đầu tiếp cận với các công nghệ này trong vòng ít năm trở lại đây. Để đáp ứng và bắt kịp sự phát triển của công nghệ đóng mới thì tự động hóa thiết kế cũng có những bước đột phá lớn. Trong các công đoạn của quá trình thiết kế công nghệ ống việc quản lý thiết bị đường ống trong quá trình thiết kế nguyên lý cũng như thiết kế công nghệ và quan trọng, tính chất công việc tỉ mỉ, chiếm nhiều thời gian đòi hỏi tính chính xác cao. Việc thực hiện công đoạn này một cách thủ công dễ xảy ra nhầm lẫn, dẫn đến sự lãng phí về tiền bạc cũng như thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Vì vậy việc: “Nghiên cứu xây dựng chương trình tự động hóa quản lý thiết bị trong thiết kế hệ thống ống tàu thủy” là vấn đề rất cần thiết. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Việc áp dụng tự động hóa trong thiết kế đóng tàu có thể chia làm 2 xu hướng 1. Mua, sử dụng các phần mềm chuyên dụng có sẵn trên thị trường. 2. Tự phát triển phần mềm, xây dựng chương trình ứng dụng trong thiết kế phù hợp với qui trình và cách thức hoạt động của cơ sở sản xuất.  Một số phần mềm tự động hóa chuyên dùng trong thiết kế tàu hiện có trên thị trường [Type text] [Type text] Trang 1 [Type text] [Type text] [Type text] Trong ngành đóng tàu hiện nay có nhiều phần mềm chuyên ngành Một số phần mềm nổi tiếng trong ngành đóng tàu:  Aveva Marine (Aveva Marine là một tổ hợp phần mềm dạng CAD/CAE/CAM của AVEVA Group, Vương Quốc Anh. Tổ hợp phần mềm này hỗ trợ tất cả các khâu trong toàn bộ vòng đời của một con tàu, từ ý tưởng tới thiết kế, đóng, bảo dưỡng, sửa chữa, hoán cải, cho đến lúc tàu hết hạn sử dụng.  AVEVA MARINE được đánh giá là tổ hợp phần mềm mạnh nhất trong nhóm các phần mềm chuyên dùng cho thiết kế và đóng tàu.  Nupas Cadmatic (Nupas-Cadmatic là sản phẩm phần mềm dạng CAD/CAE/CAM của NCG, Hà Lan và Elomatic Group, Scandinavia.  Ship Constructor (ShipConstructor là sản phẩm phần mềm CAD/CAE/CAM của ShipConstructor Software Inc. Canada. Lấy phần mềm AutoCAD của hãng AutoDesk làm nền hoạt động, ShipConstructor hỗ trợ khá toàn diện việc thiết kế tàu.  Mastership (Mastership là sản phẩm phần mềm dạng CAD/CAM của MasterShip Software BV, Hà Lan. Là phần mềm hỗ trợ cho kiến trúc sư hàng hải và kỹ sư kết cấu tàu trong hai công đoạn là thiết kế vỏ và chế tạo chi tiết kết cấu (không hỗ trợ phần Máy tàu).Về thực chất cũng giống như ShipConstructor, MasterShip là một ứng dụng chạy trên nền là phần mềm AutoCAD của hãng Autodesk, do đó việc tương thích và linh hoạt trong trao đổi thông tin được kế thừa từ AutoCAD  Một số hạn chế khi áp dụng phần mềm tự động hóa chuyên dùng trong thiết kế tàu: Bên cạnh những khả năng xử lý và giải quyết khối lượng công việc lớn, khối lượng dữ liệu và thông tin cần trao đổi phong phú, mang lại những tiện ích thì phần mềm tự động hóa chuyên dùng trong thiết kế tàu có một số hạn chế sau: Giá thành phần mềm cao: đòi hỏi các công ty nhà máy muốn sở hữu các phần mềm này phải đầu tư một khoản tiền không nhỏ. Điều này rất khó thực hiện với đa số các nhà máy, công ty thiết kế. Nhân lực sử dụng phần mềm có kinh nghiệm và chuyên môn tốt: việc triển khai tận dụng hết các công dụng và tính năng của phần mềm cũng đòi hỏi một đội ngũ [Type text] [Type text] Trang 2 [Type text] [Type text] [Type text] nhân lực có chuyên môn tốt, và đồng đều thì mới có thể kết hợp khai thác tốt được phần mềm. Tốn nhiều thời gian đào tạo và làm chủ phần mềm: Các phần mềm này thường có nhiều modul tích hợp và liên kết chặt với nhau, nên đòi hỏi người thiết kế trong các bộ phận phải có kiến thức cơ bản về tổng thể quá trình thiết kế (ví dụ thiết kế máy phải hiểu về kết cấu và thiết kế phần vỏ tàu) thì mới có thể phối hợp sử dụng chung phần mềm. Do đó cũng tốn nhiều một thời gian đào tạo đội ngũ nhân lực sử dụng phần mềm. Cách thức quản lý thiết kế chưa phù hợp: Tại các cơ sở thiết kế khác nhau, thì qui trình triển khai công nghệ cũng khác nhau do đó khi triển khai sử dụng ứng dụng phần mềm có thể sẽ phải thay đổi một phần hoặc toàn bộ cách tổ chức các bộ phận trong hệ thống, về nhân sự, về quản lý, điều này cũng là một phần gây trở ngại trong việc sử dụng và khai thác hiệu quả các phần mềm chuyên chuyên dụng. Do vậy xu hướng các công ty thiết kế tàu tự xây dựng và phát triển phần mềm hay các chương trình tự động hóa trong thiết kế sẽ phù hợp với qui trình làm việc của chính các công ty góp phần từng bước tiến hành tự động hóa thiết với chi phí nhỏ hơn rất nhiều so với việc mua phần mềm chuyên dụng sẵn có. Các cơ sở sản xuất hoàn toàn có thể chủ động về mức độ tự động hóa, quy mô tự động hóa một phần hay toàn bộ quá trình thiết kế tùy thuộc vào đặc trưng công việc cụ thể đảm bảo cho sản phẩm đầu ra của quá trình thiết kế. Tại các bộ phận khác nhau có thể triển khai và áp dụng các chương trình tự động hóa khác nhau phù hợp với công việc cụ thể, do đó đảm bảo tính linh hoạt. 3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ▪ Nghiên cứu quy thiết kế hệ thống đường ống trên tàu thủy. ▪ Trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn, tiến hành xây dựng chương trình tự động hóa thống kê, quản lý thiết bị đường ống, phục vụ cho quá trình thiết kế và chuẩn bị thi công đường ống. Do thời gian và khả năng thực hiện có hạn; đề tài tập trung đề cập nghiên cứu các đối tượng sau: [Type text] [Type text] Trang 3 [Type text] [Type text] [Type text] Nghiên cứu công nghệ VBA Automation để trao đổi dữ liệu giữa MS Excel và AutoCAD Xây dựng chương trình tự động hóa trên ứng dụng nền Autocad và MS Excel thống kê, kiểm soát các van, ống được trang bị trên đường ống trong thiết kế hệ thống ống tàu thủy. 4. Phương pháp nghiên cứu, kết cấu của công trình nghiên cứu Trong đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đó là: ▪ Thống kê, phân tích số liệu. ▪ Phân tích, so sánh, phân loại. ▪ Xây dựng và thử nghiệm chương trình 5. Kết quả đạt được của đề tài  Ứng dụng Autocad và Excel trong tự động hóa thiết kế.  Định hướng khả năng mở rộng bổ xung các tính năng mới, các công cụ tiện ích cho Autocad và Excel bằng ngôn ngữ lập trình VBA  Chương trình hoàn thiện có thể áp dụng vào thực tế sản xuất tại các công ty thiết kế tàu thủy. [Type text] [Type text] Trang 4 [Type text] [Type text] [Type text] CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ỐNG TÀU THỦY 1.1. Các hệ thống đường ống cơ bản trên tàu thủy 1.1.1. Các hệ thống ống trong buồng máy 1.1.1.a. . Các hệ thống của nồi hơi: Bao gồm: - Hệ thống cung cấp hơi nước; - Hệ thống hơi hồi; - Hệ thống cấp nước và hệ thống tuần hoàn nước nồi. 1. Hệ thống cung cấp hơi nước: Hệ thống hơi nước lấy hơi từ nồi hơi phụ và nồi hơi khí xả: nồi hơi phụ cung cấp hơi khi tàu đỗ tại bến và ở các chế độ tải bé, còn nồi hơi khí xả cung cấp hơi ở chế độ khi Máy chính hoạt động từ 50% tải trở lên. Hệ thống hơi nước thông thường có các chức năng sau: - Hâm cho hệ thống nhiên liệu; - Hâm cho hệ thống lọc dầu nhờn và lọc dầu đốt; - Hâm cho hệ thống vệ sinh và hệ thống sinh hoạt; - Hâm cho cửa thông biển đối với các tàu hoạt động trong vùng biển lạnh.. 2. Hệ thống hơi hồi: Sau khi đã thực hiện xong việc hâm, các đường hơi hồi được dẫn về bầu làm mát nước ngưng để ngưng tụ, sau đó nước ngưng tụ được dẫn về két tầng (Cascade tank), trong két này người ta đặt các tấm lọc, sau đó nước được dẫn tới bơm nước cấp trở lại cho nồi hơi. 3. Hệ thống cấp nước và hệ thống tuần hoàn nước nồi: Nhiệm vụ của hệ thống cấp nước là hút nước từ Cascade tank cấp lên cho nồi hơi. Mực nước trong trống hơi dao động theo mức thay đổi của tải. Để duy trì mực [Type text] [Type text] Trang 5 [Type text] [Type text] [Type text] nước dao động trong giới hạn nhỏ, hoạt động của bơm nước cấp được liên hệ với thiết bị kiểm soát nước nồi qua 02 cách: - Bơm hoạt động liên tục nhưng độ mở của van cấp được điều chỉnh. - Bơm hoạt động theo kiểu tự động bật - tắt (Auto start/stop) theo độ cao thấp của mực nước nồi. Nước cấp cho Cascade tank từ bình Hydropho nước ngọt qua van được điều chỉnh thông qua cảm biến dạng phao (float switch). Nhiệm vụ của hệ thống tuần hoàn nước nồi là hút nước trong bầu nồi đẩy qua bộ hâm tiết kiệm để tận dụng nhiệt sau đó đẩy quay trở lại bầu nồi. 1.1.1.b. Hệ thống không khí nén Hệ thống không khí nén bao gồm: - Hệ thống không khí khởi động; - Hệ thống không khí điều khiển; - Hệ thống không khí phục vụ nhu cầu chung. 1. Hệ thống không khí khởi động: Thông thường máy chính và máy đèn được khởi động bằng khí nén. Khí nén được máy nén khí nén vào 02 bình chứa chính dùng cho khởi động máy chính, và 01 bình chứa phụ dùng cho khởi động máy đèn. Hệ thống không khí khởi động của các động cơ diesel hiện đại thường sử dụng Hệ thống khởi động 2,45 MPa (25Kg/cm2) hoặc 2,94 MPa(30 Kg/cm2). Các máy nén thường trang bị bầu tách dầu, nước trên đường khí nén trước khi vào các bình chứa khí nén. Các bình chứa khí nén thường trang bị van xả nước trang bị cho đường gió khởi động; Trang bị thiết bị báo động khi áp lực trong bình khí nén thấp.. 2. Hệ thống không khí điều khiển: Không khí nén sau khi qua van giảm áp được lọc ẩm và tách các tạp chất để sử dụng cho các hệ thống điều khiển của tàu. Các Hệ thống điều khiển này bao gồm: [Type text] [Type text] Trang 6 [Type text] [Type text] [Type text] - Hệ thống điều khiển của máy chính. - Hệ thống điều khiển của máy đèn. - Hệ thống điều khiển của các máy lọc. - Hệ thống điều khiển của nồi hơi. - Hệ thống điều khiển của các bầu làm mát dầu nhờn và nước ngọt.. Hệ thống này đòi hỏi độ tinh khiết của khí nén tránh làm hư hỏng các cơ cấu thừa hành trong các thiết bị điều khiển. Vì thế thường lắp bầu tách ẩm và thiết bị sấy khô khí nén (control air dryer). 3. Hệ thống không khí phục vụ các nhu cầu khác: Không khí nén sau khi qua van giảm áp được sử dụng cho các nhu cầu khác của tàu. Các nhu cầu khác bao gồm: - Đóng khẩn cấp các van của các két dầu đốt; - Mở van thông biển của bơm cứu hoả dự phòng; - Dùng cho còi hơi; - Vệ sinh van thông biển; - Vệ sinh chi tiết trong xưởng thợ; - Hâm cửa thông biển cho các tàu chạy ở vùng biển lạnh.. Đóng khẩn cấp các van của các két dầu đốt: Mở van thông biển của bơm cứu hoả dự phòng: Có thể trích 1 đường khí nén điều khiển riêng từ bình chứa khí của Hệ thống đóng khẩn cấp các van của các két dầu đốt, hoặc từ một bình khí nén riêng đặt ngoài BM dùng cho việc này, bình này thường đặt cùng chỗ với bơm cứu hoả dự phòng. 1.1.1.c. Hệ thống dầu đốt Hệ thống bao gồm: - Hệ thống vận chuyển dầu; - Hệ thống lọc dầu; [Type text] [Type text] Trang 7 [Type text] [Type text] [Type text] - Hệ thống cấp dầu; - Hệ thống xả dầu (drain.system). 1. Hệ thống vận chuyển dầu: Dầu đốt được nhận từ bờ qua các mặt bích ở 02 bên mạn, được chuyển tới các két đáy đôi. Thông thường dầu đốt được bơm chuyển lên két lắng, sau đó qua các máy lọc dầu và chuyển lên các két trực nhật của máy chính, máy đèn và nồi hơi. Dầu DO có thể chuyển trực tiếp lên két trực nhật không qua lọc. Việc bố trí đường ống phải đảm bảo sao cho bất kỳ bơm nào cũng có thể chuyển dầu từ bất kỳ két nào. 2. Hệ thống lọc dầu: Các tàu hàng cỡ lớn thường dùng máy chính có thể chạy bằng dầu FO, thông thường trang bị 02 máy lọc. Các máy lọc thường trang bị bơm hút và bơm đẩy ngay bên trong máy. Dầu đốt được hút từ két lắng, qua bầu hâm vào máy lọc. Tại đây dầu đốt được phân ly: dầu sạch được bơm lên két trực nhật, còn cặn bẩn được đưa về két dầu cặn. 3. Hệ thống cấp dầu: Nhiệm vụ của Hệ thống cấp dầu là hút dầu từ các két trực nhật, đẩy qua các phin lọc cấp cho máy chính, máy đèn, nồi hơi và thiết bị đốt rác. 4. Hệ thống xả dầu: Phải có khay hứng dầu rò rỉ hoặc thành quây đủ chiều cao đặt dưới các thiết bị liên quan với FO như các động cơ diesel (trừ máy chính), các bơm, các bầu hâm, bầu lọc và các két FO đặt cao như két lắng hoặc két trực nhật. Phải có thiết bị tiêu thoát dẫn FO rò rỉ về két thải. Phải trang bị thiết bị xử lí dầu thải. 1.1.1.d. Hệ thống dầu bôi trơn Hệ thống bao gồm: - Hệ thống vận chuyển dầu; - Hệ thống lọc dầu; [Type text] [Type text] Trang 8 [Type text] [Type text] [Type text] - Hệ thống cấp dầu; - Hệ thống dầu bôi trơn ống bao; - Hệ thống xả dầu. 1. Hệ thống vận chuyển dầu: Dầu nhờn (LO) qua các mặt bích nối bờ được tải đến các két dự trữ và két lắng thông thường theo nguyên tắc trọng lực. Dầu nhờn từ các két này được chuyển xuống các két tuần hoàn (sum.tank) cũng theo nguyên tắc này. Dầu nhờn từ các két sum.tank được chuyển lên két lắng và chuyển lên bờ theo bơm vận chuyển dầu. 2. Hệ thống lọc dầu: Nhiệm vụ của Hệ thống lọc dầu là đảm bảo chất lượng của LO trong quá trình bôi trơn máy. Việc lọc dầu bôi trơn có thể theo 02 cách : lọc toàn bộ hoặc lọc liên tục. 3. Hệ thống cấp dầu: LO từ sum.tank được bơm LO của máy chínhhút qua lưới lọc số1, đẩy qua bầu sinh hàn, qua lưới lọc số 2 và cấp vào máy. Thông thường ở các máy chínhcông suất lớn thì sử dụng hình thức các te khô, khi đó sum.tank được bố trí ở đáy đôi và là một phần của kết cấu thân tàu. Thường có 03 cách bôi trơn cho tua bin: - Hệ thống bôi trơn độc lập; - Hệ thống bôi trơn dùng chung với máy chính; - Hệ thống tự bôi trơn. Hệ thống bôi trơn độc lập: Trong Hệ thống này thì Hệ thống bôi trơn cho tua bin độc lập hoàn toàn với Hệ thống bôi trơn cho máy chính. Nghĩa là nó có sum.tank, bơm LO, bầu làm mát và phin lọc riêng. Hệ thống bôi trơn dùng chung với máy chính: Trên đường ra của LO sau bầu làm mát LO của máy chínhtrích một đường đi bôi trơn tua bin. Hệ thống tự bôi trơn: Trong Hệ thống này có trang bị bơm cấp dầu ở cả 2 phía tua bin và máy nén. [Type text] [Type text] Trang 9 [Type text] [Type text] [Type text] Trong hai hệ thống đầu phải có két áp lực để bôi trơn cho tua bin để tránh hiện tượng mất dầu LO phá hỏng bạc của rô to tua bin trong trường hợp sự cố khi bơm LO bị dừng hoặc khi máy chínhdừng khẩn cấp mà rô to vẫn quay do quán tính. 4. Hệ thống dầu bôi trơn ống bao: Hiện nay các tàu hàng cỡ lớn thường sử dụng bạc trục chân vịt bằng white metal ngâm trong LO. Hệ thống dầu bôi trơn ống bao bao gồm đường dầu bôi trơn cho bạc ống bao và đường dầu cấp cho bộ làm kín phía trước và phía sau cho ống bao. 5. Hệ thống xả dầu: Phải có khay hứng dầu rò rỉ hoặc thành quây đủ chiều cao đặt dưới các thiết bị liên quan với LO như các bơm, các bầu làm mát, các bầu lọc và các két LO. Phải có thiết bị tiêu thoát dẫn LO rò rỉ về két thải. Phải trang bị thiết bị xử lí dầu thải. - Các bầu lọc dầu dùng trong Hệ thống bôi trơn cho máy chính, hệ trục chân vịt và hệ truyền động của chúng phải có khả năng làm vệ sinh được mà không phải ngừng cấp dầu bôi trơn đ• được lọc. - Phải đảm bảo khả năng báo động và tự động dừng động cơ khi áp lực LO thấp. 1.1.1.e. Hệ thống nước ngọt làm mát Hệ thống nước ngọt làm mát bao gồm: - Hệ thống nước ngọt làm mát máy chính; - Hệ thống nước ngọt làm mát máy đèn; - Hệ thống nước ngọt làm mát cho các nhu cầu khác. 1. Hệ thống nước ngọt làm mát máy chính: Thông thường Hệ thống được khép kín trong chu trình: máy chính- Bơm nước ngọt làm mát - Bầu làm mát nước ngọt - máy chính. Hệ thống làm mát máy chínhthông thường là hệ thống LM 2 vòng: Nước biển làm mát nước ngọt - Nước ngọt vào làm mát cho máy chính. [Type text] [Type text] Trang 10 [Type text] [Type text] [Type text] Hiện nay một số máy chínhhiện đại sử dụng hệ thống LM 3 vòng: Nước biển làm mát nước ngọt nhiệt độ thấp - Nước ngọt nhiệt độ thấp vào làm mát cho nước ngọt nhiệt độ cao, làm mát khí tăng áp, làm mát LO - Nước ngọt nhiệt độ cao vào làm mát 2. Hệ thống nước ngọt làm mát máy đèn: Tương tự như Hệ thống của máy chính, cũng là chu trình khép kín: máy đèn Bơm nước ngọt làm mát - Bầu làm mát nước ngọt – máy đèn. máy đèn phải có bơm làm mát chính và bơm dự phòng đủ sản lượng để làm mát cho máy đèn ở công suất liên tục lớn nhất. 3. Hệ thống nước ngọt làm mát cho các nhu cầu khác: Bao gồm việc làm mát cho máy nén và các thiết bị phụ khác. Các máy nén của các tàu đóng mới hiện nay thường làm mát bằng nước ngọt. 1.1.1.f. Hệ thống nước biển làm mát Hệ thống nước biển làm mát bao gồm: - Hệ thống nước biển làm mát máy chính; - Hệ thống nước biển làm mát máy đèn; - Hệ thống nước biển làm mát cho các nhu cầu khác. 1. Hệ thống nước biển làm mát máy chính: Thông thường thực hiện theo vòng tuần hoàn sau: Van thông biển - Bơm làm mát nước biển chính - Bầu làm mát LO - Bầu làm mát khí nạp - Bầu làm mát nước ngọt - Van hoà trộn - Van xả mạn. Tuy nhiên một số tàu có thể bố trí các thiết bị trên kiểu song song. Với mục đích tăng nhiệt độ nước biển vào làm mát người ta bố trí van hoà trộn trên đường xả mạn. 2. Hệ thống nước biển làm mát máy đèn: Có hai kiểu của hệ thống: [Type text] [Type text] Trang 11 [Type text] [Type text] [Type text] - Trong quá trình hành hải lấy nước biển từ đường làm mát của máy chính, còn khi đỗ bến lấy trực tiếp từ van thông biển. - Trong suốt quá trình đều lấy trực tiếp từ van thông biển. 3. Hệ thống nước biển làm mát cho các nhu cầu khác: Bao gồm làm mát cho điều hoà không khí, làm mát máy lạnh, máy nén.. 1.1.1.g. Hệ thống nước ngọt phục vụ Nguồn nước ngọt cung cấp cho hệ thống là từ các két nước ngọt dự trữ, và từ máy chưng cất nước ngọt. Thường có 2 hệ thống riêng là đường nước ngọt phục vụ chung và đường nước uống. Đi kèm hai hệ thống này là các bơm nước uống và bơm nước ngọt; Bình hydropho nước uống và bình hydropho nước ngọt; Két nước uống và két nước ngọt. Bơm nước uống hút nước ngọt từ két nước uống bơm lên bình hydropho nước uống qua bộ xử lý và cấp lên cho các khu vực nhà bếp và các bình nước uống trong khu vực sinh hoạt, cửa BM và xưởng thợ. Bơm nước ngọt hút nước ngọt từ két nước ngọt bơm lên bình hydropho nước ngọt cấp lên cho các khu vực và thiết bị sau: Các bồn rửa mặt và nhà tắm trong khu vực sinh hoạt, nhà vệ sinh, các két gi•n nở, két nước cấp cho nồi hơi, các máy lọc.. Một số tàu sử dụng đường nước biển riêng phục vụ cho các nhà vệ sinh, đi kèm theo nó là bơm nước biển và bình hydropho nước biển. 1.1.1.h. Hệ thống hút khô Hệ thống hút khô có nhiệm vụ hút nước la canh từ các hố hút khô của hầm hàng và BM. Các phần tử cơ bản của hệ thống bao gồm: - Các bơm hút khô; - Các hố hút khô; - Các đường ống hút khô; - Thiết bị phân ly dầu nước; - Các chi tiết phụ khác.. 1.1.1.i. Hệ thống ba lát [Type text] [Type text] Trang 12 [Type text] [Type text] [Type text] Nhiệm vụ của hệ thống ba lát là bơm nước vào và ra khỏi các két ba lát, két FPT và két APT phục vụ cho quá trình hành hải của tàu. Thường bố trí 01 bơm ba lát và các bơm cứu hoả cũng như bơm dùng chung cho hệ thống. 1.1.1.j. Hệ thống ống hơi dầu và ống khí xả Để đảm bảo an toàn phòng chống cháy, các ống thông hơi của các két dầu đốt và dầu nhờn, các két dầu nhờn tuần hoàn của máy chínhvà máy đèn trong BM được dẫn lên hộp hơi dầu. Hộp hơi dầu thường bố trí trên ống khói. Các ống thông hơi của các két dầu đáy đôi thường dẫn lên boong hở. Hệ thống khí xả có nhiệm vụ dẫn khí xả của máy chính, máy đèn, nồi hơi, thiết bị đốt rác.. thải ra khí quyển. Trên đường ống khí thải thường bố trí bầu tiêu âm và thiết bị dập tàn lửa. Về nguyên tắc các đường ống khí thải của các thiết bị được nối riêng rẽ. XI. Hệ thống chữa cháy bằng nước Nguyên lý của Hệ thống chữa cháy bằng nước là làm lạnh đám cháy. Các phần tử cơ bản của Hệ thống gồm: Bơm chữa cháy; Bơm chữa cháy sự cố; Đường ống cứu hoả chính; Các đường ống nhánh; Các họng cứu hoả; Các rồng cứu hoả. 1.1.1.k. Hệ thống chữa cháy cố định bằng CO2 Nguyên lý của Hệ thống chữa cháy cố định bằng CO2 là làm ngạt đám cháy. Hệ thống này áp dụng cho cả không gian của buồng máy và khoang hàng của tàu General cargo và Bulk carier. Các phần tử cơ bản của Hệ thống gồm: Các chai CO2 ; Van điều khiển; Các vòi phun CO2; Hệ thống đường ống. 1.1.1.l. Hệ thống thoát nước mặt boong Hệ thống thoát nước mặt boong phải thoả m•n (13.4 P5). 1.1.1.m. Hệ thống nước thải vệ sinh [Type text] [Type text] Trang 13 [Type text] [Type text] [Type text] Hệ thống nước thải vệ sinh (sewage system) có chức năng chống ô nhiễm biển gây ra do nguồn nước thải từ tàu theo Công ước MARPOL. 1.1.2. Các trang thiết bị trên đường ống Ngoài các thiết bị chính, tùy thuộc vào tính năng và loại công chất trong hệ thống đường ống, các trang thiết bị trang bị cho đường ống rất đa dạng về chủng loại, tính năng tác dụng khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu về chức năng của hệ thống, các yêu cầu của quy phạm, yêu cầu của chủ tàu. Ví dụ, các thiết bị đo mức, đo nhiệt độ, áp suất, bầu lọc, đồng hồ đo lưu lượng, thiết bị cảnh bảo nhiệt độ, áp suất sai khác,.. 1.2. Thiết kế hệ thống đường ống tàu thủy 1.2.1. Bản vẽ thiết kế hệ thống đường ống Bản vẽ hệ thống đường ống là một trong các tài liệu quan trọng trong thiết kế hệ động lực trên tàu thủy, bắt buộc phải được phê duyệt bởi cơ quan đăng kiểm, và được chủ tàu quan tâm xem xét trước khi triển khai công nghệ. Trên bản vẽ thiết kế hệ thống đường ống thể hiện các chi tiết sau đây: - Hướng đi của công chất. - Kích thước, quy cách của đường ống - Loại vật liệu của ống - Các thiết bị trong hệ thống ( bơm, két, máy lọc..) - Các thiết bị phụ tùng đường ống (van, bích nối..) - Các thiết bị chỉ báo, cảnh báo ( nhiệt độ, áp suất, lưu lượng..) - Các yêu cầu về thử thủy lực đường ống. Trên tàu các bản vẽ được tách ra theo từng hệ thống riêng theo chức năng và loại công chất chạy trong ống được đặt tên và đánh số hiệu theo quy ước của cơ quan thiết kế. Yêu cầu về biểu diễn trên bản vẽ: - Tên bản vẽ thể hiện tính năng chính của hệ thống - Đường nét thể hiện đường đi của ống rõ ràng - Ghi rõ hướng đi của công chất bẵng mũi tên - Đánh số thứ tự các ống kèm theo kích thước ống - Chỉ rõ kí hiệu ống bọc cách nhiệt (nếu có) [Type text] [Type text] Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan